104.Tolland đi đi lại lại trong phòng thí nghịêm, ông cùng với Corky và Rachel đang đợi Xavia quay lại. Thông tin mới về các chrondrule cũng như những gì Rachel vừa kể lại đều rất đáng lo ngại.Giám đốc không trả lời máy.Có người cố tình xác định toạ độ của tàu Goya.- Chúng ta hãy bình tĩnh. - ông nói. - Chúng ta vẫn an toàn. Người phi công cứu hộ vẫn đang quan sát bằng radar. Nếu có kẻ nào đến đây thì chúng ta sẽ được báo trước để chuẩn bị ứng phó.Rachel gật đầu tán thưởng, dù vẫn rất lo lắng.- Mike, cái gì đây? - Corky hỏi, tay chỉ một màn hình máy tính Sparc đầy những sinh vật lạ lùng đang chuyển động nhịp nhàng sống động Thiết bị chụp ảnh mặt đáy bằng sóng siêu âm đấy. Tolland trả lời. - Dùng để quan sát mặt cắt của dòng hải lưu bên dưới đáy tàu cũng như những thay đổi nhiệt độ của đáy biển.Rachel trợn tròn mắt:- Chúng ta đang thả neo ngay bên trên những thứ này sao?Tolland buộc phải thừa nhận rằng quang cảnh này quả là hơi đáng sợ. Trên mặt biển là màu xanh lục cuộn sóng, nhưng sâu dần xuống dưới đáy, nước biển chuyển sang màu đỏ cam thật đáng sợ do nhiệt độ tăng lên. Gần đáy biển là xoáy nước cuồn cuộn đỏ rực.- Đấy chính là một megaplume đấy. - Tolland giải thích.Corky lẩm bẩm:- Trông y như một núi lửa ngầm dưới đáy biển.Về bản chất thì chính là nó đấy. Thông thường thì càng sâu xuống đáy đại dương, áp suất càng tăng lên, nhiệt độ càng giảm xuống. Nhưng tại đây, những điều kiện đó bị đảo ngược. Nước dưới đáy nóng và nhẹ hơn, nên nó nổi lên trên bề mặt. Trong khi đó nước trên bề mặt thì lại mát và nặng hơn, nên chìm xuống dưới để lấp vào chỗ trống đó. Đôi khi có những hiến tượng y hệt như bão nhiệt đới, nhưng ở trong lòng đại dương. Đó là những xoáy nước lớn rất mạnh.- Cái bướu lớn sát đáy biển là gì thế? - Corky chỉ tay vào vùng đáy biển khá rơng lồi lên như nhà mái vòm, phập phồng như cái bong bóng lớn. Tâm của dòng nước xoáy nằm ngay bên trên nó.- Chỗ lồi lên đó là vòm nham thạch. - Tolland nói. - Nham thạch phun ra từ đáy đại dương.Corky gật gù:- Trong như cái hậu môn khổng lồ.- Đó cũng là một cách so sánh.- Nếu nó phun trào lên thì sao?Tolland nhíu mày, ông nhớ lại sự kiện magma phun trào nổi tiếng năm 1986 ở vùng biển Juan de Fuca Ridge. Hàng ngàn tấn magma ở nóng 12 ngàn độ C bỗng bị phun vọt lên tận mặt biển, và lập tức tạo ra một xoáy nước xiết khổng lồ. Các dòng hải lưu trên biển lập tức chảy mạnh do xoáy lan lên tận mặt biển với tốc độ chóng mặt. Tối nay Tolland không muốn kể cho Corky và Rachel nghe những gì xảy ra tiếp sau đó.- Các vòm magma ở vùng biển Atlantic thường không đột ngột phun mạnh lên. - Tolland nói. - Nước lạnh liên tục chảy qua miệng vòm làm nó nguội đi, và đá cứng lại, khiến cho magma bị nén chặt bên dưới lớp đá cứng. Cuối cùng cả magma cũng nguội đi nốt, và xoáy nước cũng biến mất. Các vòm magma thường không có gì nguy hiểm cả.Corky chỉ quyển tạp chí cũ nhàu nát ai đó để ngay gần chiếc máy tính bên cạnh họ:- Thế chẳng lẽ Tạp chí Khoa học Hoa Kỳ đăng chuyện khoa học viễn tưởng hay sao?Tolland trông thấy trang bìa. Ông nhíu mày, chắc ai đó đã lấy cuốn tạp chí này từ tủ sách trên tàu Goya. Số xuất bản tháng Hai năm 1999. Trên bìa trước là tranh vẽ một tàu chở dầu lớn bị lọt vào giữa xoáy nước khổng lồ. Dòng tít chạy ngang qua bức tranh: VÒM MAGMA - SÁT THỦ NGẦM DƯỚI ĐÁY ĐẠI DƯƠNG?Tolland cười lớn, rồi nói át đi: Tình huống này thì lại khác. Bài báo đó nói về những vòm magma ở những khu vực hay có động đất cơ. Đó là một giả thuyết rất được ưa chuộng vài năm trước về tam giác quỷ Bermuda, để giải thích cho sự biến mất của tàu bè. Về mặt kỹ thuật mà nói thì nếu có động đất dưới đáy đại dương, thì vòm magma này có thể phun ra rất nhiều nham thạch, và xoáy nước có thể lớn đến nỗi… anh cũng biết rồi đấy…- Không, chúng tôi không hề biết gì hết. - Corky nói.Tolland nhún vai:- Nó sẽ lan đến tận mặt biển.- Kinh quá, thật may là chúng ta đang ở trên tàu.Xavia quay lại, tay cầm mấy tờ giấy:- Các vị đang chiêm ngưỡng đáy đại dương đấy à?- Vâng, đúng thế! - Corky chua chát - Mike đang giải thích với chúng tôi rằng nếu cái vòm này phun trào thì chúng ta sẽ bị dòng nước xiết hút thẳng vào tâm xoáy nước khổng lồ,.- Dòng nước xiết thôi à? - Xavia lạnh lùng chỉnh lại. - Giống bị xả xuống một cái toa lét khổng lồ thì đúng hơn.Trên boong tàu Goya, viên phi công trên chiếc trực thăng cứu hộ đang chăm chú quan sát màn hình radar MES. Anh ta đã nhìn thấy ánh mắt sợ hãi của Rachel, và cũng đang thầm cảm thấy bất an. Rõ ràng là Rachel Sexton đã tỏ ra rất lo lắng khi yêu cầu anh bật máy quét radar lên để quan sát tất cả những vị khách không mời muốn tiếp cận tàu Goya.Cô ấy sợ ai thế không biết, anh ta băn khoăn.Trong phạm vi mười dặm kể từ vị trí của tàu Goya, không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cả trên biển lẫn trên trời. Cách họ tám dặm có một con tàu đang đánh cá. Thỉnh thoảng lại có một chiếc máy bay sượt qua rìa màn hình rời mất hút phía xa.Người phi công thở dài, đưa mắt nhìn mặt biển cuộn sóng xung quanh thân tàu. Thật kỳ quái, cứ như thế con tàu đang chạy hết tốc lực chứ không phải là đang bỏ neo nữa.Anh lại quay sang nhìn màn hình radar, đầy cảnh giác.105Trên tàu Goya, Tolland vừa giới thiệu Xavia với Rachel.Nhà địa chất học trên con tàu càng lúc càng cảm thấy băn khoăn về những người đang đứng trong phòng thí nghiệm lúc này. Thêm vào đó, thái độ nôn nóng muốn kết thúc công việc thật nhanh để rời khỏi con tàu của Rachel càng khiến cô thấy không thoải mái.- Cứ từ từ, Xavia, - Tolland bảo cô. Chúng tôi cần phải biết mọi thứ.Xavia bắt đầu nói, giọng chắc nịch:- Trong đoạn phim tài liệu của mình, Mike, anh nói rằng những chrondrule chỉ có thể xuất xứ từ vũ trụTolland thấy tim thắt lại vì sợ hãi, chrondrule chỉ có thể bắt nguồn từ trong vũ trụ, NASA đã nói với mình như vậy mà.- Nhưng theo một trong những tài liệu này, Xavia giơ cao tập giấy trên tay - thì điều đó không hoàn toàn chính xác.Corky trợn tròn mắt.- Dĩ nhiên điều đó là chính xác!Xavia quắc mắt nhìn ông ta, tay vung vẩy mấy tập tài liệu.Năm ngoái, một nhà địa chất học trẻ tuổi ở Trường Đại học Drew đã sử dụng một loại người máy mới để tiến hành thăm dò vỏ trái đất ở vực ngầm Mariana, sau đó đưa lên được một khối đá mềm có những phần tử về thạch học cực kỳ khác thường. Nhìn bề ngoài thì rất giống các chrondrule. Anh ta đặt tên cho chúng là "những khoáng chất plagiocla thể vùi" - những túi kim loại cực nhỏ hiển nhiên là đã trở nên tái đồng đẳng khi phải chịu áp suất cực cao dưới đáy đại dương. Tiến sĩ Pollock rất kinh ngạc khi thấy những túi kim loại này trong đá đại dương, và ông đã đưa ra giả thuyết hoàn toàn mới để giải thích cho hiện tượng đó.Corky lẩm bẩm:- Dĩ nhiên là thế chứ còn gì!Xavia không thèm đếm xỉa đến nhà cổ sinh học.- Tiến sĩ Pullock khẳng định rằng loại đá đó được hình thành trong môi trường biển có áp suất cực lớn. Áp suất đó khiến những tảng đá có sẵn bị biến chất, cho phép một số kim loại khác nhau trong thành phần của nó chảy ra.Tolland trầm tư. Vực ngầm Mariana sâu tới mấy dặm, một trong những địa điểm mà hầu như chưa được giới khoa học để tâm nghiên ứu. Mới chỉ có một vài tàu thăm dò không người lái được thả xuống độ sâu đó, và chưa xuống đến đấy đã bị nát vụn. Áp suất nước trong vực ngầm đó cực lớn - ba mươi sáu ngàn pound trên một xăng ti mét vuông so với hai mươi tám pound trên mặt biển. Các nhà hải dương học vẫn còn hiểu biết rất ít về các thực chất khác nhau tồn tại ở độ sâu đó.- Tức là tiến sĩ Pullock cho rằng vực ngầm Mariana có thể tạo ra những tảng đá có các phần tử trông giống chrondrule à?- Lý thuyết này vẫn còn khá mơ hồ. - Xavia nói. - Thực ra người ta vẫn chưa chính thức công bố lý thuyết này. Tháng trước, do tình cờ tôi đã tìm được những ghi chép cá nhân của tiến sĩ Pullock khi đang tìm tài liệu về những tương tác của đá nóng chảy để chuẩn bị cho bộ phim mới của chúng ta về vòm nham thạch. Nếu không thì tôi cũng chẳng thể nào biết được.- Lý thuyết này chưa được công bố là vì nó quá ngớ ngẩn. - Corky nói. - Phải có nhiệt lượng thì mới có được các chrondrule. Không cách gì áp suất nước lại có thể làm biến đổi những cấu trúc nội tại của đá được.- Áp suất mới là yếu tố quan trọng nhất trong các biến đổi địa chất trên hành tinh chúng ta. - Xavia phản bác. - Ông đã bao giờ nghe nói tới đá biến chất chưa? Địa lý học nói đấy.Corky giận tím mặt.Tolland nhận thấy Xavia có lý. Dù nhiệt năng quả thực đóng vai trò nhất định trong sự hình thành của một số loại đá biến chất trên trái đất, đa số các loại đá biến chất được hình thành dưới tác động của áp suất. Các vỉa đá sâu trong lòng trái đất chịụ áp lực lớn đến nỗi chúng tương tác với nhau như những chất lỏng sệt chứ không phải như những loại đá cứng, trở nên đàn hồi và trải qua những thay đổi về hoá học. Tuy nhiên, giả thuyết của tiến sĩ Pullock mới chỉ là suy đoán mà thôi.- Xavia này, tôi chưa bao giờ nghe nói đến chuyện chỉ cần áp lực nước cũng đủ để làm thay đổi đặc tính hoá học của một tảng đá. Là nhà địa chất học, cô nghĩ thế nào?- Thực ra mà nói thì… - Xavia vừa nói vừa lật giở tập tài liệu - có vẻ như áp suất của nước không phải là yếu tố duy nhất. - Cô tìm thấy trang tài liệu liên quan và đọc từng chữ một. - Vỏ trái đất ở đáy vực ngầm Mariana, ngoài lực thuỷ tĩnh cực lớn, còn phải chịu sức ép của các lực kiến tạo của một khu vực đang lún dần.Dĩ nhiên rồi, Tolland thầm nghĩ. Vực ngầm Mariana, ngoài việc chịu áp lực của khối nước sâu chín dặm, còn là khu vực đang sụt lún nằm đúng trên vết đứt gãy của trái đất, nơi đĩa Pacific và đĩa Indian trôi theo hai hướng ngược nhau và đâm vào nhau. Nhiều lực ép kết hợp với nhau chắc chắn phải tạo ra áp suất rất lớn. Và bởi khu vực này rất xa xôi và nguy hiểm, nếu như các chrondrule thực sự được hình thành ở đó thì số người biết hiện tượng đó cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.Xavia vẫn đang đọc tiếp.- Lực thuỷ tĩnh và lực kiến tạo kết hợp với nhau có thể biến vỏ trái đất ở khu vực đó chuyển sang trạng thái nửa lỏng, buộc các phần tử nhẹ hơn chảy ra biến thành các tinh thể trông giống chrondrule vốn được coi là chỉ có thể hình thành trong vũ trụ.Corky quắc mắt:- Không thể nào!Tolland đưa mắt nhìn ông ta:- Liệu có thể giải thích theo cách nào khác sự hiện diện của các chrondrule trong tảng đá mà tiến sĩ Pullock đã tìm được không?- Dễ thôi. - Corky đáp. - Pullock đã tìm thấy một tảng thiên thạch thật sự. Thiên thạch vẫn thường xuyên rơi xuống biển chứ. Pullock có thể không nghĩ đến điều đó vì sau thời gian dài, nước có thể ăn mòn mất lớp vỏ nóng chảy bên ngoài tảng đá đó. Và nhìn thoáng qua thì nó giống các loại đá thông thường khác. - Ông ta quay sang nói thêm với Xavia. - Tôi cho là gã đó không đủ thông minh và tỉnh táo để kiểm tra hàm lượng nickel đâu.- Thực ra ông ta đã làm điều đó. - Xavia bác bỏ, lại một lần nữa lật lật các trang tài liệu. - Pulllock đã viết thế này: "Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy hàm lượng nikel trong mẫu đá rơi vào tỉ lệ trung bình không thường gặp trong các loại đá mặt đất thông thường".Tolland và Rachel nhìn nhau, choáng váng.Xavia lại đọc tiếp:- Dù hàm lượng nickel không rơi đúng vào ngưỡng trung bình đặc trưng của thiên thạch, nhưng rất sát với tỉ lệ đóRachel tỏ ra rất quan tâm:- Gần đến mức nào? Liệu có thể nhầm thiên thạch với đá thường dưới lòng đại dương được không?Xavia lắc đầu.- Tôi không chuyên về thạch học hoá học. Nhưng tôi biết là còn có nhiều khác biệt về hoá học giữa tảng đá của Pollock và thiên thạch thứ thiệt.- Là những khác biệt nào vậy? - Tolland hỏi ngay.Xavia chăm chú xem những bảng biểu in trong tập tài liệu.Theo tài liệu này thì bản thân thành phần của các chrondrule cũng khác biệt. Có vẻ như tỉ lệ titan, zirconium khác nhau. Tỉ lệ này trong mẫu đá của ông ta gần như bằng không. - Cô ngước nhìn lên. - Chỉ có hai phần triệu.- Hai phần triệu! - Corky thốt lên. - Các thiên thạch có tỉ lệ cao hơn thế hàng ngàn lần!- Chính xác. - Xavia thừa nhận. - Vì thế cho nên Pollock mới tin rằng tảng đá mà ông ấy lấy được lên không phải là một thiên thạch.Tolland nhoài sang hỏi Corky:- NASA có kiểm tra tỷ lệ titan, zirconium trong tảng đá ở phiến băng Milne không?- Dĩ nhiên… là không. - Ông ta lắp bắp. – Không ai làm thế làm gì. Chẳng khác nào đã nhìn rõ một cái xe hơi rồi lại còn đi lấy thước để đo lốp xe xem đấy có đúng là ô tô không!Tolland thở dài, quay lại hỏi Xavia:- Nếu đưa cho cô một mẫu đá thì cô có thể xác định được các chondrule của nó có bản chất thiên thạch hay chỉ là tảng đá đại dương của Pollock không?Xavia nhún vai:- Chắc là được. Độ phân giải của kính hiển vi điện tử chắc đủ để xác định được. Nhưng chuyện thế này nghĩa là sao?Tolland quay sang bảo Corky:- Đưa cho cô ấy đi.Corky miễn cưỡng lấy mẫu đá trong túi áo ra đưa cho Xavia.Cầm miếng đá mỏng. Xavia nhíu mày. Cô quan sát lớp vỏ bị nóng chảy và mẫu hoá thạch trong lòng mẫu đá.- Chúa ơi! - Cô thốt lên, tay giơ cao mẫu đá. - Chẳng phải mẫu này được lấy từ…- Đúng thế đấy. - Tolland thừa nhận. - Chẳng may là đúng như thế.