Những phong trào chính trị ở Việt Nam thời kỳ trước Thế Chiến II Tình hình chính trị trong những năm 1920 và năm 1930 Trong tám mươi năm Pháp thống trị Việt Nam sản lượng gạo đã không tăng tính trên mẫu Anh, nếu so với cùng độ mầu mỡ đất đai của Việt Nam, năm 1940, là mức thấp nhất trên thế giới. Dân số Việt đã tăng gấp hai lần mức tăng của sản lượng gạo từ vùng đất canh tác mới. Như vậy, việc Pháp xưng tụng rằng chủ nghĩa Đế Quốc của họ đã nâng mức sống của người Việt Nam là không đứng vững, đã không có bằng chứng nào cho thấy họ đã cải thiện chế độ ăn uống của nhân dân, hoặc giải quyết vấn đề nạn đói thường xuyên xảy ra. Trong thực tế, những người nông dân nông thôn vào những năm 1940 đã có hoàn cảnh xã hội khó khăn hơn so với tổ tiên của họ, trong đó xã hội phong kiến tiền thuộc địa với nền kinh tế tự cung tự cấp đã cung cấp tốt hơn cho nhu cầu cơ bản của [tổ tiên] họ về mặt chính trị, kinh tế và xã hội. Hơn nữa, chủ nghĩa trọng thương mới của Pháp, trên thực tế, đã giao cho Ngân Hàng Đông Dương một vai trò quan trọng trong chính sách thuộc địa [của Pháp]. Ngân Hàng này là một độc quyền của Pháp, gần như là một ảnh hưởng không may cho Việt Nam như những người cộng sản đã mô tả nó; ít nhất, với chính quyền thuộc địa, nó [Ngân Hàng Đông Dương] bảo vệ vị trí kinh tế Pháp thông qua việc ngăn chặn tính di động về xã hội và chính trị của Việt Nam. Người Việt được tham gia hợp pháp những doanh nghiệp trong nước với rất nhiều yếu kém, và được làm tất cả ngành nghề trừ ngành ngoại thương. Trước thế chiến II rất ít tác giả không phải là người Pháp đã mô tả chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam như được mô tả bởi Karl Marx. Ví dụ, quan chức người Mỹ gốc Áo, Joseph Buttinger, đã mô tả những đặc trưng của xã hội và chính trị Việt Nam vào cuối những năm 1930 như sau: “Sự nghèo khổ là rất cao cho hầu hết các nông dân và tất cả các tá điền, không chỉ nạn nhân mãn xảy ra ở Bắc và Trung Kỳ, mà còn ở Đàng Trong, nơi được coi là phong phú hơn nhiều so với bốn quốc gia Đông Dương khác, nó [Đàng Trong] đóng góp 40% ngân sách chung. Gánh nặng kinh tế của nhà cầm quyền Pháp, theo một nhà văn người Anh đương đại, chủ yếu là nằm trên vai của nông dân, và nhu cầu tài chính, với tỷ lệ sinh sản ngày càng tăng, dẫn đến sự nghèo khổ ngày càng tăng của nông thôn, một quá trình minh họa bằng thực tế rằng nợ nông thôn tại Nam Kỳ một mình tăng từ 31 triệu đồng bạc Đông Dương năm 1900 lên đến 134 triệu đồng trong năm 1930. "Tuy nhiên không có phán quyết nào nghiêm trọng cho sự thất bại của người Pháp về việc chống lại đói nghèo ở nông thôn hơn một báo cáo khô khan của một cơ quan Pháp về điều kiện sống ở Việt Nam. “Đó chỉ là trong những thời gian lao động nông nghiệp bận bịu nhất [mùa cấy, gặt]", E.Lerich đã viết như thế trong một nghiên cứu được công bố vào năm 1942, có nghĩa là chỉ một phần ba của năm và đặc biệt là khi thu hoạch, người dân có đủ để ăn. “Nỗ lực đầy đau khổ của người nông dân, một người Việt Nam yêu dân tộc thuần phục [trong guồng máy] đã viết trong những năm 1920, không được trả công bằng cuộc sống no đủ, vì vậy anh ước mơ được “hạnh phúc hơn, công bằng hơn”. Không thể nghi ngờ rằng chắc chắn anh ta đã hành động. Nhưng những gì những người dân tộc chủ nghĩa đã không nhìn thấy vào những năm 1930, là người nông dân đã rất sẵn sàng ra khỏi giấc mơ để xông vào hành động. Lúc ấy họ sẽ lắng nghe bất cứ phe phái nào có nhà lãnh đạo đã sẵn sàng lấy đấu tranh cho người nghèo làm cương lĩnh chính trị. Thật không may, điều này chỉ được nắm bắt bởi những người cộng sản. Khi họ tuyên bố rằng cuộc đấu tranh cho độc lập có thể có ý nghĩa cho người nghèo chỉ khi độc lập nhằm mục đích cải thiện điều kiện xã hội của họ [người nghèo], những người cộng sản đã giành chiến thắng vòng đầu trong cuộc chiến giành phần lãnh đạo với phe quốc gia chủ nghĩa. “ 2/ Cộng sản, tuy nhiên, không phải chỉ là phong trào chính trị Việt Nam duy nhất tích cực tìm cách thay đổi m Mao bùng phát không gì kiểm soát được ở Trung Hoa lục địa, và vào giữa năm 1949 vị trí của phe Quốc Gia đã không còn đứng vững. "Thất bại" của viện trợ Mỹ - danh từ mà các nhà phê bình trong Quốc hội dùng - tình trạng cũng không ít khẩn cấp hơn so với Âu Châu với vụ nổ hạt nhân đầu tiên của Liên Xô vào tháng Chín, năm 1949, đã hướng hành động của Quốc hội về các Luật về viện trợ quân sự. 76/ Ngày 06 Tháng 10 năm 1949, Quốc hội đã thông qua Chương trình Quốc Phòng Hỗ Trợ Lẫn Nhau (MDAP) thông qua đó vũ khí, trang thiết bị quân sự Mỹ và hỗ trợ đào tạo có thể được cung cấp trên toàn thế giới cho việc phòng ngự tập thể. Trong phân bổ đầu tiên dưới MDAP, các nước NATO đã nhận được 76% của tổng số, và Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ (chưa NATO thành viên), 16%. 77/ Tuy nhiên, Hàn Quốc và Philippines chỉ nhận được viện trợ khiêm tốn, và các nhà lập pháp rõ ràng có ý định trong Luật là nhằm đảm bảo việc phân bổ tiếp theo đối với an ninh tập thể ở Á Châu. Đoạn mở đầu của Luật không chỉ được hỗ trợ NATO, nhưng báo trước [sự thành hình] Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á: “Một đạo luật Thúc Đẩy Chính sách Ngoại giao và Cung Cấp cho Quốc Phòng và Thịnh Vượng Chung của Hoa Kỳ bằng cách hỗ trợ quân sự cho cho quốc gia nước ngoài đã được phê duyệt ngày 6 Tháng Mười, năm 1949. “Hãy để nó được ban hành bởi những Đại Diện của Thượng viện và Hạ Viện Hoa Kỳ trong kỳ họp Quốc Hội chung [ở đây], đạo Luật này có thể được trích dẫn như là ‘Luật Hỗ Tương Quốc Phòng năm 1949. ' “ĐƯỜNG NÉT VÀ TUYÊN BỐ CỦA CHÍNH SÁCH “Quốc hội Hoa Kỳ tái khẳng định chính sách của Hoa Kỳ là nhằm đạt được hòa bình và an ninh quốc tế thông qua Liên Hợp Quốc sao cho các lực lượng vũ trang không được sử dụng trừ trường hợp vì lợi ích chung. Từ đó, thấy rằng những nỗ lực của Hoa Kỳ và các nước khác nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh là những mục đích của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Quốc Hội yêu cầu các biện pháp hỗ trợ bổ sung dựa trên nguyên tắc là [phải] luôn luôn tự giúp mình một cách có hiệu quả và [phải] giúp đỡ lẫn nhau. Những biện pháp này bao gồm việc cung cấp viện trợ quân sự cần thiết để cho phép Hoa Kỳ và các quốc gia khác cống hiến cho các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc tham gia hiệu quả vào các thoả thuận cho việc phòng thủ riêng và tập thể để hỗ trợ những mục đích và nguyên tắc này. Trong khi cung cấp những hỗ trợ quân sự như thế, chính sách của Hoa Kỳ vẫn là tiếp tục nỗ lực tối đa để có được thỏa thuận với Liên Hiệp Quốc về việc cung cấp các lực lượng vũ trang như đã dự tính trong Hiến chương và về các thỏa thuận nhằm kiểm soát các vũ khí hủy diệt hàng loạt và về các quy định phổ quát và tài giảm vũ khí, bao gồm cả lực lượng vũ trang, dưới những biện pháp đầy đủ để bảo vệ các quốc gia tuân thủ chống lại những vi phạm và trốn tránh [trách nhiệm]. "Quốc Hội từ nay ủng hộ việc thành lập một tổ chức chung bỏi các quốc gia tự do và các dân tộc vùng Viễn Đông phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc để xây dựng một chương trình tự giúp đỡ và hợp tác lẫn nhau thiết kế để phát triển kinh tế và ấm no xã hội cho họ cũng là để bảo vệ các quyền cơ bản và quyền tự do, và bảo vệ an ninh và Độc Lập của họ. “Quốc Hội nhận thấy rằng phục hồi kinh tế là điều cần thiết cho hòa bình và an ninh quốc tế và phải được ưu tiên rõ ràng. Quốc Hội cũng nhận ra rằng sự tự tin ngày càng tăng của các dân tộc tự do trong khả năng của mình để chống lại sự xâm lược trực tiếp hoặc gián tiếp và việc an ninh đất nước được bảo tồn sẽ thúc đẩy sự phục hồi và hỗ trợ cho ổn định chính trị.” 78/ Trong khi Quốc hội đang bàn cãi về MDAP [An Ninh Hổ Tương] thì các thành viên của Hội Đồng An ninh Quốc gia đã được Bộ trưởng Quốc phòng yêu cầu xem xét lại chính sách của Mỹ đối với Á Châu. Tháng 6 năm 1949, Bộ Trưởng đã lưu ý rằng ông đã: “…ngày càng lo ngại...trước của chủ nghĩa cộng sản trên...các khu vực lớn của thế giới và đặc biệt là sự thành công của cộng sản tại Trung Quốc …” “Một mục tiêu quan trọng trong chính sách của Mỹ, như tôi hiểu, là ngăn chận cộng sản để làm giảm mối đe dọa đối với an ninh của chúng ta. Hành động của chúng ta ở Á Châu nên là một phần của một kế hoạch cẩn thận, chú tâm và toàn diện để thúc đẩy mục tiêu đó.” 79/ Nghiên cứu của NSC [Ủy Ban An Ninh Quốc Gia] để đáp ứng yêu cầu của Bộ Trưởng [Quốc Phòng] là đáng chú ý vì những tham chiếu cụ thể hiếm có vào Đông Dương. Nhân viên nghiên cứu tập trung chủ yếu vào cuộc xung đột giữa các lợi ích của các Thủ Đô Âu Châu và nguyện vọng Độc Lập của người dân Á Châu. Trích lục sau đây là từ một phần của nghiên cứu liên quan đến Đông Nam Á: “Cuộc xung đột hiện nay giữa chủ nghĩa thực dân và độc lập bản địa là yếu tố chính trị quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Kết quả cuộc xung đột này không chỉ là sự phân rã của đế quốc Âu Châu trong khu vực mà còn là sự lớn mạnh về ý thức chính trị và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc trong dân chúng các nơi. Ngoại trừ Thái Lan và Philippines, các nước Đông Nam Á không có nhà lãnh đạo nào đang chịu trách nhiệm thi hành quyền lực [của Nhà Nước]. Câu hỏi liệu một quốc gia thuộc địa có thể thích hợp cho việc tự quản lý, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thích đáng trong thực tế chính trị. Thực sự vấn đề là dường như liệu các nước thuộc địa có khả năng và quyết tâm tiếp nối thực hiện những luật lệ của nước ngoài [chủ thuộc địa] thay thế cho những gì [lực lượng nhân sự chẳng hạn] đã bị mất cho các chính quốc [về lại]. Nếu là thế, độc lập cho nước bị thuộc địa là giải pháp thực tế duy nhất dù cho việc quản lý tồi tệ đất nước sẽ nảy sinh. Một giải pháp cho sự bất ổn, nếu nó phát sinh, phải được tìm kiếm trên một con đường không phải là chủ nghĩa đế quốc. Trong mọi tình huống, cuộc xung đột thuộc địa - dân tộc đã tạo ra một vùng đất màu mỡ cho các hoạt động lật đổ của cộng sản, và rõ ràng là Đông Nam Á là mục tiêu của một cuộc tấn công phối hợp được hướng dẫn bởi điện Cẩm Linh [Kremlin]. Trong khi tìm cách giành quyền kiểm soát khu vực Đông Nam Á, điện Cẩm Linh thúc đẩy một phần bởi mong muốn có được các tài nguyên của Đông Nam Á và các trục lộ giao thông và từ chối cho chúng ta xử dụng chúng. Nhưng lợi ích chính trị mà Liên Xô sẽ tích lũy từ việc cộng sản hóa thành công Đông Nam Á cũng có ý nghĩa tương đương. Việc bành trướng của chính quyền cộng sản ở Trung Quốc tiêu biểu cho một thất bại chính trị đau thương cho Mỹ; nếu Đông Nam Á cũng bị cuốn hút bởi chủ nghĩa cộng sản thì chúng ta sẽ phải gánh chịu một thảm bại chính trị lớn, hậu quả sẽ được cảm nhận trong suốt phần còn lại của thế giới đặc biệt là ở Trung Đông và sau đó nguy ngập cho Úc. Hoa Kỳ nên tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của mình hướng tới giải quyết cuộc xung đột dân tộc - thuộc địa một cách sao vừa đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc xung đột dân tộc - thuộc địa trên cơ sở một ổn định chính trị và sự đề kháng với cộng sản, và tránh làm suy yếu các cường quốc thực dân là đồng minh phương Tây của chúng ta. Tuy nhiên, phải nhớ rằng truyền thống thuộc địa lâu dài ở Á Châu đã làm cho các dân tộc trong khu vực nghi ngờ về ảnh hưởng của phương Tây. Chúng ta phải tiếp cận vấn đề từ việc xem xét quan điểm của người Á Châu trong chừng mực có thể và nên tự hạn chế đi đầu trong các phong trào mà nguồn gốc nhất thiết là Á Châu. Do đó, việc chúng ta quan tâm là sẽ khuyến khích, ở bất cứ nơi nào có thể, các dân tộc Ấn Độ, Pakistan, Philippines và các nước Á Châu khác đứng ra lãnh đạo giải quyết các vấn đề chung của khu vực.... "Hoa Kỳ có lợi ích trong việc sử dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm lâu năm của những người bạn Âu Châu của chúng ta, và ở mức độ có thể, làm bất cứ điều gì để tranh thủ sự hợp tác của họ trong các biện pháp được thiết kế để kiểm soát sự lây lan ảnh hưởng của Liên Xô ở Á Châu. Nếu có thể được thuyết phục để các thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung Anh, đặc biệt là Ấn Độ, Pakistan, Australia và New Zealand cùng tham gia với Vương quốc Anh và Hoa Kỳ trong việc thực hiện các biện pháp xây dựng hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóa, kết quả chắc chắn là sẽ nằm trong lợi ích của chúng ta. Không chỉ Hoa Kỳ sẽ có thể giảm bớt một phần gánh nặng, sự hợp tác của các quốc gia da trắng của Khối Thịnh Vượng Chung sẽ ngăn chận bất kỳ mối nguy hiểm tiềm năng nào làm tăng thêm sự phân cực [giữa các nước] da trắng. " 80/ Ngày 30 Tháng 12 năm 1949, Hội đồng An ninh Quốc gia đã gặp gỡ dưới sự chủ tọa của Tổng Thống Truman để thảo luận về nghiên cứu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia [NSC – National Security Council], và đã phê duyệt những kết luận sau đây: “Để làm cơ sở thực hiện các mục tiêu của mình, Hoa Kỳ nên theo đuổi một chính sách về Á Châu có gồm các mục sau: Hoa Kỳ phải để lộ ra sự đồng tình [của mình] về những nỗ lực của các nhà lãnh đạo Á Châu nhằm hình thành các hiệp hội khu vực của các quốc gia không cộng sản, ở những khu vực khác nhau của Á Châu, và nếu trong diễn trình việc thành lập các hiệp hội có khả năng thành công, Hoa Kỳ cần phải được chuẩn bị, nếu được mời, để hỗ trợ các hiệp hội đó để thực hiện những mục đích của họ trong những điều kiện cũng là lợi ích của chúng ta. Các nguyên tắc sau đây sẽ hướng dẫn hành động của chúng ta trong lĩnh vực này: Bất kỳ liên kết được hình thành phải là kết quả của một mong muốn chính thống về phía các quốc gia tham gia hợp tác cùng có lợi trong việc giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của khu vực. Hoa Kỳ không được nắm phần chủ động trong giai đoạn đầu của sự hình thành các hiệp hội mà vấn đề là dùng các quốc gia Á Châu để thúc đẩy tham vọng của Hoa Kỳ. Các hiệp hội, nếu nó là một lực lượng có tính xây dựng, nó phải hoạt động trên cơ sở hỗ tương và tự lo liệu trong tất cả các lĩnh vực để quan hệ đối tác thực sự có thể tồn tại dựa trên sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Việc Hoa Kỳ tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào trong việc xây dựng những hiệp hội như thế nên [được làm] trong quan điểm là hoàn thành mục tiêu cơ bản của chúng ta ở Á Châu và đảm bảo rằng bất kỳ hiệp hội nào được thành lập sẽ phù hợp với Chương VIII của Hiến chương Liên Hợp Quốc liên quan với các thỏa thuận khu vực. Hoa Kỳ nên xếp đặt để phát triển và tăng cường an ninh của khu vực để chống lại những xâm lược từ bên ngoài hoặc lật đổ từ bên trong của Cộng sản. Các bước đi nên đưa vào tính toán bất kỳ những gì mang đến lợi ích an ninh cho Á Châu, sự an ninh có thể phát triển từ một hoặc nhiều nhóm địa phương. Hoa Kỳ dựa vào sáng kiến riêng của mình nên bây giờ: Cải thiện vị trí của Hoa Kỳ đối với Nhật, Ryukyus [quần đảo có đảo Okinawa] và Philippines. Rà soát chặt chẽ sự phát triển của các mối đe dọa xâm lược Cộng sản, trực tiếp hoặc gián tiếp, và chuẩn bị sẵn sàng để trợ giúp trong phương tiện của chúng ta để đáp ứng các mối đe dọa này bằng cách cung cấp hỗ trợ về chính trị, kinh tế và quân sự và tư vấn cho ở đâu mà thật sự cần thiết, để bổ sung sức đề kháng cho các chính phủ khác trong và ngoài khu vực có nhiều liên quan trực tiếp hơn. Phát triển các biện pháp hợp tác thông qua các thỏa thuận đa phương hoặc song phương để chống lại việc Cộng sản âm mưu lật đổ nội bộ. Thẩm định ý thức và sự phát triển lành mạnh của các thỏa thuận an ninh tập thể của Á Châu, mang trong tâm trí những cân nhắc dưới đây: Sự miễn cưỡng của Ấn Độ vào thời gian này về việc tham gia vào bất kỳ hiệp ước an ninh chống Cộng nào và và việc này sẽ có ảnh hưởng trên một số các quốc gia khác ở Á Châu. Cần thiết phải giả định rằng bất kỳ thỏa thuận an ninh tập thể có thể có là được xây dựng dựa trên nguyên tắc hỗ trợ lẫn nhau và có sự mong muốn được chứng minh và khả năng chia sẻ gánh nặng bởi tất cả các nước tham gia. Sự cần thiết của việc đảm bảo rằng bất kỳ thỏa thuận an ninh nào như thế, sẽ phải phù hợp với những mục đích của bất kỳ hiệp hội khu vực nào mà có thể đã được hình thành theo khoản 3-a trên đây. Sự cần thiết đảm bảo rằng bất kỳ sự sắp xếp an ninh nào như thế sẽ phải phù hợp với quy định tại Điều 51 của Hiến chương liên quan đến quyền tự vệ cá nhân và tập thể.Hoa Kỳ nên khuyến khích việc tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho việc phục hồi kinh tế và phát triển trong một Á Châu không-Cộng sản, và sự hồi sinh của thương mại theo con đường đa phương, và không phân biệt đối xử. Các chính sách kinh tế của Hoa Kỳ nên được điều chỉnh sao cho phù hợp để thúc đẩy việc phát triển ở các nơi có điều kiện sẽ góp phần ổn định chính trị ở các quốc gia thân hửu ở Á Châu, nhưng Hoa Kỳ nên cẩn thận tránh nhận lãnh trách nhiệm về chuyện ấm no và phát triển kinh tế của châu lục đó.... [ghi chú người dịch: 4 điểm d,e,f,g không thấy có trong tài liệu mà tiếp thẳng tới điểm h. dưới đây] “h. Hoa Kỳ nên tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của mình ở Á Châu hướng tới giải quyết cuộc xung đột dân tộc - thuộc địa theo cách nào mà có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của phong trào dân tộc đồng thời giảm thiểu sự căng thẳng cho các cường quốc thực dân là đồng minh phương Tây của chúng ta. Nên dành một sự chú ý đặc biệt cho vấn đề của Đông Dương của Pháp và nên thực hiện những hành động nhằm làm cho Pháp cấp bách loại bỏ những rào cản để có được Bảo Đại hay lãnh đạo dân tộc phi cộng sản nào khác mà họ đã được một sự ủng hộ với tỷ lệ đáng kể của người dân Việt.... “i. Tích cực cân nhắc những phương cách để cho tất cả các thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung Âu Châu có thể tham gia một vai trò tích cực hơn trong việc hợp tác với Hoa Kỳ ở Á Châu. Sự hợp tác tương tự phải được mở rộng, trong phạm vi có thể, đến các nước không-Cộng sản khác có quyền lợi ở Á Châu. “j. Thừa nhận rằng các chính phủ không cộng sản của Nam Á đã t của ĐCSĐD, và bắt đầu nhấn mạnh về một đường lối độc lập, cách mạng nhiều hơn. Phe Trốt Kít nội bộ lại chia thành hai nhóm: Nhóm "đấu tranh" và nhóm "Tháng Mười", khác nhau chủ yếu là ở mức độ đồng tình hợp tác với ĐCSĐD. Năm 1937, một ứng cử viên Trốt Kít, Tạ Thu Thâu, cùng với một nhà lãnh đạo ĐCSĐD, Nguyễn Văn Tạo, được bầu vào Hội đồng thành phố Sài Gòn. Năm 1939 phe Trốt Kít đã kéo lại với nhau thành một bên, và năm đó một người thuộc phe Trotskyite đã giành 80% phiếu bầu trong một cuộc bầu cử ở Nam Kỳ - một thất bại nghiêm trọng cho lãnh đạo ĐCSĐD bởi Nguyễn Văn Tạo từ đó lập ra một nhánh đảng cộng sản khác. Sự chia rẽ trong phong trào cộng sản của Việt Nam trong những năm 1930, cũng như sự việc ĐCSĐD sẵn sàng tiếp thu học thuyết [Cộng Sản] là điều ghê gớm cho cả Pháp và giai cấp tư sản trong mục tiêu ngắn hạn, điều hiển nhiên sau đây trong báo cáo "Cương Lĩnh của Mặt Trận Dân Chủ Thời Kỳ (1936-1939) " do Nguyễn Ái Quốc (bí danh của Hồ Chí Minh) trình bày vào tháng Bảy năm 1939: Trong thời gian này, Đảng không thể đưa ra những đòi hỏi quá cao (độc lập dân tộc, quốc hội, v.v…). Làm như vậy là đi vào gian kế của phát xít Nhật. Chúng ta chỉ nên đưa ra những yêu cầu về các quyền dân chủ, tự do tổ chức, tự do hội họp, tự do báo chí và tự do ngôn luận, lệnh ân xá chung cho tất cả các tù nhân chính trị, và đấu tranh cho việc hợp pháp hoá của Đảng. Để đạt được mục tiêu này, Đảng cần phải phấn đấu để tổ chức rộng rãi Mặt trận Dân chủ. Mặt trận không chỉ ôm hôn người Đông Dương mà còn nhân dân tiến bộ Pháp cư trú ở Đông Dương, không chỉ người lao động mà còn là giai cấp tư sản dân tộc. Không thể có bất kỳ liên minh hay nhượng bộ nào với nhóm Trotskyite. Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để làm họ phơi mặt ra như là tay sai của phát xít và tiêu diệt chúng về chính trị. Để tăng cường và củng cố lực lượng của mình, để mở rộng ảnh hưởng của chúng ta, và làm việc hiệu quả, Mặt trận Dân chủ Đông Dương phải giữ liên lạc chặt chẽ với Mặt trận Bình Dân Pháp vì họ cũng đấu tranh cho tự do, dân chủ, và có thể giúp đỡ chúng ta rất nhiều. Đảng không thể yêu cầu Mặt trận công nhận quyền lãnh đạo của Đảng [trên Mặt Trận]. Thay vào đó [Mặt trận] phải tạo hình ảnh theo đó chính Đảng như là người chịu hy sinh lớn nhất, hoạt động và trung thành nhiều nhất. Chỉ thông qua cuộc đấu tranh và công việc hàng ngày mà mà quần chúng sẽ thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng và từ đó [Đảng] có thể giành được vị trí lãnh đạo. Để thể thực hiện nhiệm vụ này, Đảng phải chiến đấu không khoan nhượng chủ nghĩa bè phái và hẹp hòi và tổ chức học tập có hệ thống chủ nghĩa Mác-Lênin để nâng cao trình độ văn hóa và chính trị của các đảng viên và giúp cán bộ không phải là đảng viên nâng cao trình độ của mình. Chúng ta phải duy trì liên lạc chặt chẽ với Đảng Cộng sản Pháp. Ban Chấp hành Trung ương phải giám sát báo chí của Đảng để tránh những sai lầm về kỹ thuật và chính trị. (Ví dụ, trong cuốn tiểu sử đồng chí R được xuất bản, báo Lao Động đã tiết lộ địa chỉ và nguồn gốc của mình, v.v… Nó cũng đã đăng tải mà không bình luận bức thư của ông này khi nói rằng chủ nghĩa Trốt Kít là một sản phẩm của một sự khoe khoang, vv..). " 9/ Đảng cần phải giữ một thái độ khôn ngoan, linh hoạt với giai cấp tư sản, phấn đấu để đưa họ vào Mặt trận, thuyết phục những người có thể thuyết phục được và vô hiệu hóa những người mà có thể vô hiệu hóa được. Chúng ta phải bằng mọi cách tránh để họ ở bên ngoài Mặt trận, vì sợ rằng họ rơi vào tay kẻ thù của Cách Mạng và gia tăng sức mạnh của bọn phản động. Vào tháng Tám năm 1939, tuy nhiên, liên minh Hitler, Stalin được ký kết, và các tháng tiếp theo tất cả các nhóm cộng sản, cả trong nước và thuộc địa, đã bị người Pháp nguyền rủa. Tại Việt Nam, các tổ chức cộng sản một lần nữa hoàn toàn bị phá hủy bởi cảnh sát, nhóm Trốt Kít là đặc biệt đau khổ. 10/ Chỉ một chi bộ bí mật của Đảng CSĐD là còn sống sót. Đảng CSĐD đã [sống sót] qua được nhiều cuộc thanh trừng của Pháp vào những năm 1930 - 1932 và năm 1939 - 1940 chứng tỏ sức mạnh của nó, mức độ thanh trừng tương tự đã làm suy yếu VNQDD và tất cả các đảng chính trị cách mạng Việt Nam khác. e;t tuyên truyền chống Mỹ. Rõ ràng đây không phải là do sự thiếu hiểu biết về đường lối của đảng hiện nay. Dường như nó tiêu biểu cho một niềm hy vọng, một phần của Hồ Chí Minh là ông vẫn có thể được Mỹ hỗ trợ hay ít nhất là sự chấp nhận chính phủ Việt Minh đang dưới sự lãnh đạo của mình. Bằng chứng cho thấy niềm hy vọng này đã giảm bớt trong một chỉ thị địa phương của đảng ngày trong tháng 11 năm 1948, nói rằng hoạt động tuyên truyền chống Mỹ nên được tiến hành trong nội bộ đảng và bằng lối rĩ tai trong nhân dân nhưng chưa [tới lúc] đưa ra trên đài phát thanh, báo chí hay trong các bài phát biểu công cộng... “Đối đầu với các lực lượng Pháp là khoảng 75.000 binh sĩ Việt Nam đủ mầu sắc chính trị khác nhau, phần lớn là dưới sự lãnh đạo của cộng sản. Có khá nhiều bằng chứng do Pháp cung cấp về các ủy viên chính trị cộng sản và đã được mở rộng đến cấp đại đội. Chắc chắn rằng yếu tố kỷ luật của cán bộ công sản là yếu tố lớn nhất trong việc duy trì sức sống và sự đoàn kết của kháng chiến. Trong việc này, họ đã hưởng lợi rất nhiều từ sự do dự và không có niềm tin và các hành động khủng bố của quân đội Pháp. "Mặc dù thỉnh thoảng có vài vụ phản bội hay đào ngũ, không có dấu hiệu làm suy yếu quy mô khả năng hay tinh thần của kháng chiến Việt Nam. Trong nhiều vùng rộng lớn dưới sự kiểm soát của kháng chiến rất thiếu các đồ xa xỉ và thuốc men. Nhưng họ hoàn toàn tự cung tự cấp về những nhu cầu cơ bản và quản lý một cách khá tốt, theo như một vài bản báo cáo nhận đươc. Họ tiếp tục xây dựng một nguồn cung cấp tiếp liệu và tân binh mà giới hạn chỉ là con số các vũ khí có sẵn. “Mặc dù có những tin đồn về một hiệp ước ký giữa Cộng sản Trung Quốc và Hồ Chí Minh, và đã có một viên tướng Cộng sản Trung Quốc và nhân viên của ông ta có mặt ở vùng Việt Bắc, có ít bằng chứng, như đã nêu ra, rằng Trung Quốc đã có bất kỳ sự giúp đỡ nào đáng kể cho kháng chiến. Các nguồn tin của Pháp cảm thấy rằng có rất ít nguy hiểm của một đạo quân thứ 5 Cộng sản Trung Quốc tại Nam Kỳ, hoặc do lời mời gọi từ phía Hồ Chí Minh với quân đội của kẻ thù lâu đời của đất nước vào Đông Dương thành hiện thực, mặc dù họ có chung sự liên kết cộng sản. Tuy nhiên tất cả các ý kiến tham khảo từ quân đội Pháp đều cảm thấy rằng một cuộc xâm lược quy mô lớn của Trung Cộng sẽ làm cho hầu hết Bắc Kỳ, nếu không phải là tất cả, không đứng vững về mặt quân sự. "Trong nhiều tháng qua, các nhà quan sát cảm thấy rằng lực lượng kháng chiến đã không đưa ra nỗ lực tối đa của họ, có lẽ bởi vì các nhà lãnh đạo đang chờ đợi kết quả của cuộc đàm phán chính trị đang diễn ra giữa Phủ Cao Ủy, Chính phủ Pháp và các yếu tố Xuân-Bảo Đại. Nếu tiến trình này bi đổ vỡ, kháng chiến sẽ được tăng cường bởi sự gắn kết của các yếu tố trung lập hoặc thân Pháp. Nếu các cuộc đàm phán thành công, quân đội kháng chiến chắc chắn sẽ là yếu tố chi phối trong bất kỳ hình thức chính phủ tự trị nào của người Việt Nam..." 58. / Báo cáo mở rộng về thông tin tình báo của Bộ Ngoại Giao [Mỹ] về "sự sắp xếp chính trị của phe Quốc gia Việt Nam" 59 / tháng Mười năm 1949, nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Minh: "Liên minh Việt Minh (Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội), hoặc Việt Minh, là tổ chức chính trị có ảnh hưởng nhất trong Chính phủ Việt Nam [VNDCCH].. Đó là nhóm chính trị duy nất có tổ chức mở rộng xuống tân đơn vị làng nhỏ nhất. Thành viên của nó bao gồm cả cá nhân và đảng phái thí dụ như Đảng Xã hội Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam, v.v… Là một Liên minh, nó tập trung với nhau một liên minh rộng rãi gồm nhiều khuynh hướng chính trị từ phe quốc gia ôn hòa đến người cộng sản giáo điều. Nó khá giống với Trung Hoa Quốc Dân Đảng trong thời gian 1924-1926, khi những người cộng sản và Tưởng Giới Thạch hợp tác trong phong trào dân tộc Trung Quốc. “Ban Chấp hành Việt Minh, hoặc Tổng Bộ [Việt Minh], là điểm tập trung quyền lực thực sự trong lãnh thổ Việt Nam. Tờ báo chính phủ có ảnh hưởng, tờ Cửu Quốc, là cơ quan của Tổng Bộ và tiêu biểu đường lối của chính phủ. Một phần lớn của các thành viên Tổng Bộ được tin là thành viên trước đây của Đảng Cộng sản Đông Dương đã giải thể. Trong phong trào dân tộc đại chúng, những người cộng sản chắc chắn là yếu tố chính trị đoàn kết chặt chẽ nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản, nhưng có uy tín lớn như một nhà lãnh đạo dân tộc giữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Ông có một nhân cách chính trị nổi bật ở Đông Dương. Ông cố giảm nhẹ các kết nối quá khứ cộng sản của mình, nhấn mạnh khía cạnh dân tộc của chương trình của mình, và là phổ biến được coi là một người đứng trên mọi đảng phái. “Việt Minh kiểm so&aacuTại điểm khởi đầu của Chiến tranh thế giới thứ II, đảng CSĐD đã hưởng được một sự độc quyền thực sự giữa những phe [Việt Nam] dân tộc chủ nghĩa có tổ chức, một vị trí có được là do (1) sự tàn nhẫn của người Pháp trong việc loại bỏ sự cạnh tranh [giữa các đảng phái], (2) cộng sản có kỷ luật, huấn luyện cao, và nhờ đó, có khả năng sống sót; (3) chiến lược và chiến thuật của cộng sản nhằm đấu tranh với chính quyền thực dân Pháp và việc huy động dư luận quần chúng là tốt hơn, và (4) sự khoan dung của "Mặt Trận Bình Dân" của cộng sản xuất phát từ sự thắng thế của cánh Tả tại Pháp trong những năm giữa của 1930. Pháp, bằng cách chối bỏ các đảng phái Việt Nam dân tộc chủ nghĩa ôn hoà, phân cực tình cảm chính trị của nhân dân bản xứ, và đã mời gọi nhân dân dành sự hỗ trợ rộng rãi của họ cho những giải pháp mạnh bạo và triệt để hơn của Đảng CSĐD.. Thế Chiến Thứ II và Việt Minh (1) Thành lập Phong Trào Thanh Niên Ngay sau khi Pháp bại trận tháng Sáu năm 1940 Nhật lập tức đưa ra đòi Pháp cho Nhật vào chiếm đóng Đông Dương. Ngày 9 tháng Sáu 1940, Nhật trao cho Pháp cái đầu tiên trong một chuỗi tối hậu thư được gửi dồn đến, sau những bước đi sai trật của chính phủ Vichy, trong một sắc lệnh ký ngày 2 tháng Chín 1940, bởi Thống Chế Pétain, chỉ đạo cho chính quyền Pháp tại Đông Dương thương thảo những điều khoản cho phép quân đội Nhật có thể vào Đông Dương và [được quyền] xử dụng các căn cứ quân sự ở đây. Trong vòng một tháng, Hải Quân Nhật phô diễn ở bờ biển vịnh Bắc Kỳ, và thực tế Bắc Kỳ đã bị quân Nhật tràn vào từ miền Nam Trung Hoa, những điều khoản đòi hỏi bởi Nhật đều được thỏa mãn. Người Pháp đã cai trị Việt Nam như chủ nhà chứa chấp Nhật cho đến năm 1945, nhưng đầu lê ngọn súng của Nhật đã làm chủ quyền của Pháp trở thành danh nghĩa. Dưới chính quyền Vichy, Phó đô đốc Jean Decoux [Toàn Quyền Đông Dương 1940-45] đã đưa ra một thứ dân tộc chủ nghĩa lạ thường của Pháp ở Đông Dương đề cao địa vị người khách [Nhật] của họ, ca tụng chức năng giám hộ của Pháp trên Việt Nam, và đóng cửa bất kỳ nhượng bộ nào cho nguyện vọng độc lập chính trị cho người bản xứ. Trên tất cả, họ đã cố gắng bảo tồn ảo tưởng rằng người Nhật được đóng quân ở Đông Dương là với sự cho phép của họ. Đô đốc Jean Decoux cho rằng: “Một quốc gia không phải là nước bị chiếm đóng nếu nó còn giữ quân đội riêng và hoàn toàn chủ động trong các vận động của nó, nếu chính phủ và tất cả các guồng mày công quyền vẫn còn đang hoạt động một cách tự do và không bị trở ngại, nếu những dịch vụ công cộng và đặc biệt là cảnh sát và lực lượng an ninh vẫn còn vững chắc trong tay quyền tự chủ và ngoài tất cả các can thiệp của nước ngoài.´ 11/ Tuy nhiên, sự ra sức nhấn mạnh của chính phủ Vichy trên hai chữ "tự do" của ho chỉ làm nản lòng những người Việt yêu nước đã đưa bàn tay hợp tác của họ [cho Pháp]. Điều hiển nhiên đã sớm rõ là chế độ Decoux là phục vụ mục đích của chính sách Nhật, và được "tự do" cho đến mức độ nào người Nhật muốn. Đầu năm 1941, Nhật tán thành Thái Lan trong cuộc xâm lược Lào và Cam-pu-chia. Pháp đã thành công quân sự trong việc ngăn chặn người Thái, nhưng Nhật, yêu cầu Thái Lan phải hợp tác cho Nhật [mượn đường] vào Mã Lai Á, buộc người Pháp giao cho Thái Lan tất cả các lãnh thổ mà Nhật muốn. Ngày 6 tháng, năm 1961, một loạt hiệp ước thương mại quốc tế Pháp-Nhật đầu tiên đã được ký có tác dụng chuyển giao từ Pháp cho Nhật tất cả các lợi ích khai thác của doanh nghiệp Pháp thuộc địa, mà Đông Dương được nhận trở lại những hàng hóa như nó đã thường nhận được qua thương mại từ Pháp. Lực lượng vũ trang Nhật được [Pháp] giao cho toàn bộ máy của đất nước, và sau ngày 07 Tháng 12 năm 1941, Decoux đã tuyên bố Đông Dương là một phần của "Khối Thịnh Vượng Đại Đông Á." Việc Nhật vào Đông Dương đã khởi động, trong năm 1940 và năm 1941, các cuộc khởi nghĩa người Việt chống Pháp, [và Pháp] lúc này càng tỏ ra đàn áp nhiều hơn và trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Hơn nữa, một số nhóm Việt Nam dân tộc chủ nghĩa từ lâu đã nhìn về Nhật để giúp giải phóng đất nước của họ. Những người cộng sản có vẻ như chưa dám quyết định vì sợ nguy cơ của một cuộc nổi dậy sớm khác. Trong khi có vẻ như là Trung Ương đảng CSĐD đang chỉ đạo các cấp thừa hành kềm chế bạo lực, những người cộng sản, đầu tiên ở Nam Kỳ, và sau đó ở Bắc Kỳ, đã lãnh đạo cuộc nổi dậy vũ trang. Kết quả là thảm khốc cho phe kháng chiến. Người Nhật, dù có vẻ đã khuyến khích các cuộc nổi dậy ở mức mà họ [Nhật] có thể, chọn đứng qua một bên trong khi người Pháp đã nhanh chóng phản ứng và trấn áp dã man người Việt. 12/ Nhiều người lãnh đạo trong hàng ngũ đảng CSĐD và hàng ngũ quốc gia khác đã chết trong chiến đấu, hoặc bi chế tài khắc nghiệt của hệ thống tư pháp Pháp tiếp sau đó. Kết quả của các cuộc nổi loạn năm 1949 và 1941 là một cuộc thanh trừng khác của Pháp, đã đẩy các lực lượng quốc gia Việt đi lưu vong. Trong khi vẫn có những hoạt động bí mật quy mô nhỏ tại Việt Nam, bộ phận chính bị buộc phải dời ra nước ngoài, chủ yếu là Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Năm 1946, chính phủ Việt Nam đã xuất bản một tờ truyền đơn thừa nhận mình nợ Trung Quốc: “Vì vậy, vượt vào miền nam Trung Quốc đã trở thành điển hình cho tất cả người làm cách mạng Việt Nam. Đó là nơi sinh của phong trào cách mạng Việt Nam, là căn cứ mà từ nơi đó ta đã chỉ đạo tất cả các hoạt động cách mạng, vượt ra “ngoài biên giới" - trên lãnh thổ Việt Nam của chúng ta" 13/ Động cơ của Trung Quốc tài trợ cho phe quốc gia Việt Nam là bao gồm một mong muốn có được tin tức tình báo về các lực lượng Nhật ở sườn phía Nam của họ, và để đánh phá Nhật thông qua phá hoại và các hoạt động khác ở Đông Dương, cũng có thể có một ý đồ chính trị về lâu dài sau khi chiến tranh chấm dứt Trong tháng 5 năm 1941, người đứng đầu đảng CSĐD Nguyễn Ái Quốc - người sau đó được gọi là Hồ Chí Minh - đã triệu tập Hội nghị lần thứ Tám của Ủy ban Trung ương (ĐCSĐD) để biểu quyết sự hình thành của một tổ chức thống nhất trong một mặt trận mới mà người Việt yêu nước có nhu cầu tham gia để chống Nhật và chống Pháp đều có thể tham gia. Cuộc họp của Đảng đã được theo sau bởi một "đại hội" người Việt Quốc Gia, những người mới đây đã thoát khỏi quê hương, hay những người đã lưu vong nhiều năm, cũng có đại diện của hội "Cứu Quốc” của công nhân, nông dân, chiến sĩ, phụ nữ và thanh thiếu niên - hầu hết trong số đó là do người của đảng CSĐD tổ chức và thống trị. "Đại hội" thông qua khuyến nghị của các nhà lãnh đạo ĐCSĐD, và thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, mà sau đó được gọi tắt là Việt Minh. Nguyễn Ái Quốc được bầu làm Tổng thư ký của Việt Minh, và hầu hết các vị trí chủ chốt đã được giao cho các thành viên (ĐCSĐD). Nguyễn Ái Quốc đã ban hành một lá thư kêu gọi nhân dịp này, bao gồm những điều hấp dẫn sau đây: "Đồng bào cả nước! Hãy mau chóng vùng lên. Chúng ta hãy theo tấm gương anh hùng của nhân dân Trung Quốc. Hãy mau chóng tổ chức các Hội Cứu Quốc chống Pháp và Nhật. "Hỡi các bô lão! "Hỡi các nhân sĩ! "Mấy trăm năm trước, khi đất nước của chúng ta đang bị đe dọa bởi cuộc xâm lược của Mông Cổ, các bô lão của chúng ta dưới triều đại nhà Trần đã đứng lên phẫn nộ và kêu gọi con em gái của họ trong cả nước tcùng đứng lên muôn người như một để giết chết kẻ thù. Cuối cùng họ đã cứu dân tộc khỏi vòng nguy hiểm, và tên tuổi hào hùng của họ đã được lịch sử hậu thế ghi nhận. Các bô lão và các nhân sĩ của nước ta nên theo gương tổ tiên chúng ta trong nhiệm vụ vinh quang cứu nước. “Người giàu, binh sĩ, công nhân, nông dân, trí thức, nhân viên, người buôn bán, thanh niên, và những phụ nữ nhiệt tình yêu nước chúng ta! Tại thời điểm hiện tại, giải phóng dân tộc là vấn đề quan trọng nhất. Hãy đoàn kết lại với nhau! Muôn người như một, đồng tâm đồng sức, chúng ta sẽ đánh đuổi Nhật và Pháp và bọn chó rừng của chúng để cứu nhân dân trong tình hình dầu sôi lửa bỏng hiện nay. “Đồng bào yêu quí! “Cứu Nước là chính nghĩa chung của toàn dân tộc chúng ta. Mỗi người Việt phải tham gia nó. Người có tiền sẽ đóng góp tiền của mình, người có sức mạnh sẽ góp phần sức mạnh của mình, người có tài năng cống hiến tài năng của mình. Tôi thề sẽ dùng tất cả khả năng khiêm tốn tôi để cùng tham gia với đồng bào, và tôi đã sẵn sàng cho một sự hy sinh cuối cùng. “Các người kháng chiến cách mạng! "Giờ đã điểm Hay đưa cao các biểu ngữ nổi dậy và hướng dẫn nhân dân trong cả nước để lật đổ Nhật và Pháp! Tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc vang dội trong tai của các bạn, máu của tổ tiên anh hùng của chúng ta đã hy sinh cuộc sống đang chảy cuộn trong tim của các bạn! Tinh thần chiến đấu của nhân dân đã được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trước mặt các bạn! các bạn hãy mau chóng đứng lên! Hãy đoàn kết với nhau,cùng thống nhất hành động của các bạn để lật đổ Nhật và Pháp. “Cách Mạng Việt-Nam sẽ chiến thắng! I. B. TÍNH CHẤT VÀ SỨC MẠNH CỦA VIỆT MINH TÓM TẮT Một trong những chủ đề thường xuyên được dùng để chỉ trích chính sách của Mỹ tại Việt Nam là, từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, [Mỹ] đã thất bại không nhận ra rằng Việt Minh là cỗ xe chính yếu cho chủ nghĩa dân tộc Việt Nam và chính nó, trên thực tế, đã kiểm soát và quản lý hiệu quả trên toàn cõi Việt Nam. Bằng chứng trên các vấn đề như việc được lòng dân và [khả năng] kiểm soát là luôn luôn có phần đáng nghi ngờ - đặc biệt là khi giao dịch với một đất nước kỳ lạ như Việt Nam vào một thời điểm khi mà những gì người Mỹ biết về nó [VN] phần lớn là phụ thuộc vào nguồn tin từ Pháp. Măc dù như thế, một số khái quát có cơ sở có thể được đúc kết. Thứ nhất, Việt Minh là nguồn lực chính của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam và [là lực lượng đấu tranh chính] chống thực dân Pháp. Có nhiều nhóm khác cũng tranh đấu cho Độc Lập của Việt Nam nhưng không đủ sức cạnh tranh [với Việt Minh] trên quy mô quốc gia. Điều đúng nữa là Đảng Cộng Sản Đông Dương [ĐCSĐD] có kỷ luật, tổ chức tốt, lãnh đạo giỏi là yếu tố để kiểm soát Việt Minh. Tuy nhiên, Đảng Cộng Sản Đông Dương về con số lại không phải là đa số trong tổng số các thành viên hoặc trong lãnh đạo của tổ chức [Việt Minh]. Khoảng cách giữa sự kiểm soát và con số này có thể được giải thích bởi hai yếu tố: (a) chiến lược của Cộng Sản là thống nhất các yếu tố dân tộc để đạt được mục tiêu trước mắt là Độc Lập và (b) các thành phần khác của Việt Minh đã khá lớn, đủ để xé lẽ toàn bộ phong trào. Nói cách khác kể từ Chiến tranh thế giới thứ II, ĐCSĐD là đủ mạnh để dẫn dắt, nhưng không [ở vị thế] thống trị phe Việt Nam Quốc Gia. Thứ hai, Việt Minh có đủ uy tín và hiệu năng để biến mình thành một chính phủ cho toàn Việt Nam, một chính phủ có thể mở rộng quyền lực của mình trong cả nước sau chiến tranh thế giới thứ II – ngoại trừ trở ngại là do Pháp muốn khẳng định lại [vị trí của mình], và trong một mức độ thấp hơn là do đối lập chính trị của người bản xứ tại Nam Kỳ. Việt Minh lúc nào cũng mạnh hơn ở Bắc Kỳ và An Nam [miền Trung] so với miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, hình như có khả năng là trong sự vắng mặt của người Pháp, thông qua chính phủ mới thành lập của họ, ở miền Bắc, Việt Minh đã đè bẹp các nhóm dân tộc bản địa, tôn giáo,. và các phe đối lập khác trong thời gian ngắn. Chủ nghĩa Quốc Gia Việt Nam đã phát triển thành ba loại đảng phái chính trị hay phong trào: Phe chủ trương Cải Cách. Dựa trên một số ít ỏi trong số những người Việt Nam ưu tú có học, các đảng này cho rằng mình đại diện cho đông đảo nông dân - ngoại trừ trong ý nghĩa theo lối “cha mẹ” dân như quan lại như ngày xưa. Nói chung, họ chủ trương cải cách các mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam để thành lập một quốc gia [Việt Nam] độc lập và thống nhất, nhưng không phải nhằm cắt đứt các liên kết có lợi với chính quốc [Pháp], cũng không muốn làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu xã hội Việt Nam. Các thành viên bao gồm nhiều người không chê vào đâu được và có tinh thần quốc gia như Ngô Đình Diệm – nhưng cũng có một số là cơ hội chủ nghĩa và tham nhũng. Phe cải cách sau đó càng ngày càng mất uy tín vì đã hợp tác với Nhật trong Thế chiến II. Chính phe Cải Cách đã tạo cơ sở cho "giải pháp Bảo Đại" mà Pháp và Mỹ bị cuốn hút vào cuối năm 1940. Các Gíáo Phái. Nam Kỳ - và gần như chỉ có ở đây - trong những năm 1930 đã xuất hiện giáo phái tôn giáo chỉ huy lòng trung thành vững chắc của hàng trăm ngàn nông dân. Hai trong số này - Cao Đài và Hòa Hảo - khao khát quyền lực về Đạo cũng như về Đời, dàn trải các lực lượng vũ trang, và thành lập chính quyền địa phương riêng. Họ phản đối cả hai quyền bá chủ chính trị và văn hóa của Pháp, và sự thống trị của các đảng phái khác ở Việt Nam. Một số trong họ đã hợp tác công khai với Nhật trong khoảng 1940-1945. Vì những nhóm này mang tính tôn giáo và địa phương, mọi so sánh họ với các đảng phái khác đều không chính xác. Những phong trào này được đánh giá trong một chừng mực nào đó là một thể loại rất riêng của chủ nghĩa dân tộc so với Bắc Kỳ hay Trung Kỳ. Phe phái Cách Mạng. Còn lại rất nhiều phe phái chính trị Việt Nam rơi vào các thể loại mang tính cách mạng: họ đã ủng hộ Việt Nam độc lập tách khỏi Pháp và trong một mức độ nào đó tổ chức triệt để lại chính thể Việt Nam. Màu sắc chính trị của họ dao động từ [1] màu đỏ đậm Trốt Kít mà Sài Gòn là trung tâm (Trốt Kít là những người đ&atili tình hình thế giới và trong nước - để lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân ta đến thắng lợi. Đó là đảng Lao Động Việt Nam. Về thành phần, đảng sẽ thu nhận những công nhân nhiệt tình và giác ngộ, nông dân, trí thức. Về lý thuyết, nó tuân thủ chủ nghĩa Marxism Leninism, về kỷ luật đảng có một kỷ luật sắt... " Như thế, Việt Minh đã chấm dứt không còn là một Liên Minh quốc gia không cộng sản. I. B Tham Khảo Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Praeger, 1967, 2 vols), I, 172-174. Ibid. Dữ liệu chính trị về Việt Nam rút ra chủ yếu từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, sự sắp xếp chính trị của phe Quốc gia Việt Nam (Văn phòng nghiên cứu Tình Báo, Báo cáo số 3708, ngày 01 Tháng 10 năm 1949), passim Ibid., trang 138 và kế tiếp Ibid. Ibid. trang 31-32 Ibid., trang 136 Ibid, trang 138 Ber nard B. Fall, ed., flo Chi Minh on Revolution (New York: Praeger,1967 ), 130-131. The Hitler-Stalin Pact was signed in August, 1939. On 26 September 1939, France outlawed the Communist Party. Ibid., and Buttinger, ~ cit., I, 224-226. Ibid., 236-250. Ibid., 242-244. U.S. Dept of State, Political Alignments..., op. cit., 58. Fall, ed., Ho Chi Mirili on Revolution, op. cit., 133-134 George Modelski, "The Viet Minh Complex," in Cyril E. Black and Thomas P. Thorton, eds., Communism and Revol ution (Princeton: Princeton University Press, 1964), 189-190. Cf. Bernard B. Fall, The Two Viet- Nains (New York: Praeger, 2nd Edition, 1963 ), 62. Vo Nguyen Giap, People's War, Peo~le's Army (Hanoi, 1961), 75, quoted in ibid. U.S. Dept of State, Political Alignments..., op. cit., 60. Fall, The Two Viet-Nams, op. cit., 62-63.U.S. Dept of State, Political Alignments..., Ope cit., 54-55 Ibid. I. Milton Sacks, "Marxism in Vietnam," in Frank N. Trager, ed., Marxism in Southeast Asia (Stanford: Stanford University Press, 1959), 150. 22. Modelski, l oco cit., paraphrasing the official Vietnamese Communist Party history, Thiry Years of Struggle of the Party. 23. Bert Cooper, John Killigrevl, Norman La Charite, Case Studies in Insurgency and Revolutionary Warfare: Vietnam 1941-1954 (Washington: Special Operations Research Office, The American University, 1964), 87-88. Modelski, Ope cit., 189, quoting Thirty Years... Cooper, et al, 01). cit., 88-89. French sources estimated 50,000 Viet Minh in Tonkin as of August, 1944; U.S. Dept of State, Political Alignments..., op. cit., 61. Cooper, et al, loco cit Some French authors have been prone to credit the U.S. for Ho Chi Minh and the Viet Minh; e. g., Lucien Bodard, The Quicksand War (Boston: Little, Brown, 1967),221-222. The ranking American official in northern Vietnam in 1945, Brigadier General Philip E. Gallagher, has attested: "... throughout the months before the Japanese capitulation, O.S.S. officers and men operated behind Japanese lines, to arm, lead and train native guerrillas who were organized by the Viet Minh." (A situation report, undated, in the Gallagher Papers, quoted in Bert Cooper, John Killigrew, and Norman La Charite, Case Studies in Insurgency and Revolutionary Warfare: Vietnam 1941-1954 [Washington, D. C.: SpecialOperations Research Office, The American University, 1964]; 107.) But O.S.S. assistance to the Viet Minh-led guerrillas was quite limited, although it gave the Viet Minh the opportunity to proclaim that they were part of the Allied effort against the Japanese. Cf., Fall, Le Viet-Minh: La Republique Democratique du Viet-Nam [Paris: Librairie Armand Colin, 1962], 34. Fall, Two Viet-Nams, Op. cit., 66-71, details the case for the postwar American aid and comfort to the Viet Minh, which adds up to a more substantial charge but similarly is without foundation in the record. Quoted in ibid., 63. U.S. Dept of State, Political Alignments..., Ope cit., 66-67, quoting The Factual Record of the August Revolution (Hanoi, September, 1946). Fall, ed., Ho Chi Minh on Revolution, Ope cit., 141-142. Buttinger, Ope cit., I, 435-436. U.S. Dept of State, Political Alignments..., Ope cit., 146-147. Hammer, Ope cit., 104. Marvin E. Gettleman, ed., Viet Naill (New York: Fawcett, 1965),57-59. Buttinger, Ope cit., I, 325-327. Ibid., 328-331; Hammer, Ope cit., 115-116. Hammer, op. cit., 117, quoting Suprem~ Allied Command, Southeast Asia, Commission No.1, Saigon, Political History of French Indochina South of 160, 13 September - 11 October 1945. U.S Dept of State,.Political Alignments..., op. cit., 73-74. Hammer, op. cit., 117 Hammer, op. cit., 120. Buttinger, op. cit., I, 337 Buttinger, op. cit., 351-354. Ibid. Buttinger, OF' cit., 356, 634. Ibid; Sacks, 0p. cit., 157; Fall, ed., Ho on Revolution, op. cit., 146. Sacks, op. cit., 158. Ibid. U.S. Dept (·f State, Political Alignments..., 77-78. Hammer, op. cit., 150 Buttinger, OF' cit., 371-372. Ibid., 399-401; U.S. Dept of State, Political Alignments..., op. cit., ~ George A.. Carver ~ Jr., "The Faceless Viet Cong," Foreign Affairs (Vol. 44, No.3, Aprll, 1966 ), 350. Buttinger, Op. cit., I, 402-403. U.S. Dept of State, Political Alignments..., op. cit., 81-82. Fall, Two Viet-Nams, ~it., 131. Hammer, op. cit., 179. Pham Van Dong (presently Premier, then Vice President) announced in 1950 that promulgation of the 1946 Constitution had been postponed "because several of its provisions require for their application the cessation of the state of war," and in 1951, after Ho had openly aligned with the Sino-Soviet powers, the Viet Minh radio explained that "a gang of traitors" had been evolved in its formulation, and hence a "progressive character · Việt Minh được thành lập vào năm 1942-43 trong vùng núi phía bắc Hà Nội [Viê,t Bắc]. Chỉ sau khi mạng lưới chính trị của họ đã được cũng cố vững chắc, họ đã tung lực lượng du kích đầu tiên của họ vào trận chiến trong tháng 9 năm 1943. Các đơn vị đầu tiên của Quân đội Giải phóng Việt Minh đi vào hoạt động ngày 22 tháng 12 năm 1944, và có ít bằng chứng về tính quy mô lớn, có phối hợp của hoạt động du kích cho đến sau tháng 3 năm 1945. Vào cuối năm 1944, Việt Minh tuyên bố họ có tổng số 500 ngàn thành viên trong đó 200 ngàn ở Bắc Kỳ, 150 ngàn ở miền Trung Kỳ, và 150 ngàn ở Nam Kỳ. Cấu trúc chính trị và quân sự đáng kể của Việt Minh tiếp tục phát triển ở miền Bắc Việt Nam. Trong tháng 5 năm 1945, Việt Minh thành lập "vùng giải phóng” gần biên giới Trung Quốc. Khi chiến tranh [thế giới] đã gần đến kết thúc thì Việt Minh quyết tâm chiếm trước vùng chiếm đóng của Đồng Minh và thành lập ngay một chính phủ trước khi họ [Đồng Minh] đến. Khả năng của Việt Minh về chuyện này đã được chứng minh ở miền Bắc là tốt hơn hơn ở miền Nam. Trong tháng 8 năm 1945 ở miền Bắc lực lượng của Hồ Chí Minh cướp chính quyền từ tay Nhật và [ở Trung Kỳ] Bảo Đại bị ép buộc phải thoái vị và nhường quyền cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt).Tuy nhiên tại Nam Kỳ, Việt Minh chỉ đạt được sự kiểm soát mỏng manh ở Sài Gòn và các vùng lân cận. Tuy nhiên khi các đồng minh đến, Việt Minh đã là chính phủ trên thực tế ở cả hai miền Bắc và miền Nam Việt Nam: chính phủ Hồ Chí Minh ở Miền Bắc tại Hà Nội, và một "Ủy ban Kháng Chiến Nam Bộ" ở Sài Gòn mà trong đó thành phần ĐCSĐD chiếm ưu thế. Ngày 12 tháng 9 năm 1945, người Anh đã cho đổ một tiểu đoàn Gurkha và một đại đội quân Pháp Tự Do vào Sài Gòn. Các chỉ huy Anh nhìn Chính phủ Việt Nam với thái độ khinh thị vì thiếu quyền của Pháp và vì không có khả năng dập tắt các rối loạn dân sự ở Nam Việt Nam. Ở Sài Gòn Cảnh Sát đụng độ với nhóm Trốt Kít và ở các khu vực nông thôn đánh nhau đã nổ ra giữa quân Việt Minh và những người của Cao Đài và Hòa Hảo. Bạo lực đã làm các cố gắng kéo các phe phái Việt Nam về cùng với nhau ngày càng trở nên vô ích đã làm tư lệnh Pháp yêu cầu Anh cho phép họ nhập cuộc để lập lại trật tự. Sáng ngày 23 tháng 9, quân đội Pháp lật đổ chính phủ Việt Nam [ở Sàigon] sau một nhiệm kỳ chỉ có ba tuần. Ngôn ngữ chính thức mà Anh gọi đó là "không may" về phương cách mà Pháp thực hiện cuộc đảo chính mà họ "chắc chắn rằng sẽ có những biện pháp đối phó được thực hiện bởi [người Việt]...". Trả đủa từ phía Việt Nam là nhanh chóng và đầy bạo lực: hơn 100 người phương Tây đã bị giết chết trong vài ngày đầu và nhiều người khác bị bắt cóc. Ngày 26 tháng 9 chỉ huy trưởng của cơ quan OSS [của Mỹ] ở Sài Gòn đã bị giết chết. Do đó, chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất [với Pháp] bắt đầu tại Nam Kỳ vào cuối tháng Chín năm 1945 và máu của người Mỹ đã đổ ra trong giờ khai mạc. Tại Nam Kỳ vào thời điểm đó, ĐCSĐD đã ở một vị trí đặc biệt dễ bị tổn thương. ĐCSĐD đã cho phép Việt Minh đứng ra như là một cánh tay cho Đồng Minh, hỗ trợ hợp tác với người Anh và ân xá cho người Pháp. Đảng đã thực hiện, thông qua các Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ đàn áp các nhóm Trotskytes. Nhưng bạo lực đã làm suy yếu các vận động chính trị hòa hoãn để việc duy trì trật tự công cộng, và các cuộc đàm phán với Pháp. Hơn nữa, ĐCSĐD ở Sài Gòn đã được cộng sản Pháp đảm bảo rằng họ sẽ không nhận được sự giúp đỡ của các Đảng anh em ở nước ngoài. Cuộc đảo chính Pháp đã đẩy cuộc xung đột với người Việt Nam ở Nam Kỳ. Câu hỏi đặt ra trước những người cộng sản đã làm thế nào để giải quyết, lãnh đạo (ĐCSĐD) xác định rằng con đường bạo lực là chọn lựa duy nhất, và để duy trì vai trò lãnh đạo phong trào [giải phóng] dân tộc ở miền Nam Việt Nam, họ đã làm cho Việt Minh trở thành kẻ thù không khuất phục trong việc thỏa hiệp với Pháp. Tình hình trên toàn cõi Việt Nam vào cuối thế chiến là rất lẫn lộn, không phải Pháp, cũng không phải là Việt Minh, hay bất kỳ nhóm nào khác thể hiện được rõ ràng là người có quyền lực. Trong khi Việt Minh dù ở xa vẫn là tổ chức Việt mạnh mẽ nhất, và trong khi họ tuyên bố đang cai trị cả Việt Nam, thì quyền lực của họ lại bị thử thách bởi Trung Hoa ở miền Bắc và bởi người Anh ở miền Nam. Vị trí của Pháp rành rành là mong manh hơn so với của Việt Minh cho đến ngày 09 tháng 10 năm 1945. Ngày đó, Pháp và Anh đã ký kết một thỏa thuận theo đó Anh chính thức công nhận chính quyền dân sự Pháp ở Đông Dương và nhượng quyền chiếm đóng từ phía Nam của vĩ tuyến 16 Pháp. Việc nhượng quyền ở miền Nam không phải là để cho một vấn đề thực tế [tái lập trật tự], [mà là để] đảm bảo quyền cai trị của Pháp. ở khắp Nam Kỳ. 20/ Tuy nhiên, bất cứ lợi thế gì có được trong ngắn hạn mà các nhóm này đã đạt được đối với người Pháp Vichy, việc hợp tác với Nhật bị ảnh hưởng về dài hạn đưa đến việc mất uy tín của họ trong mắt một số lượng đáng kể trong dân chúng Việt Nam, đưa phong trào của họ vào thế đặc biệt bất lợi trong cuộc cạnh tranh sau chiến tranh với Việt Minh, nơi còn lưu giữ được hào quang của đức tin vững chắc vào sức đề kháng chống lại tất cả sự thống trị nước ngoài. Trốt Kít Trong Nam Kỳ nhiều người cộng sản cấp tiến sống sót, và khi chiến tranh đang tiếp diễn, họ đã thành công tập trung ở vùng Sài Gòn. Năm 1944, nhóm "Tháng mười" công bố hình thành Liên Đoàn Cộng sản Quốc Tế, và tháng ba năm 1945, ban hành một bản tuyên ngôn lên án "chủ nghĩa Stalinists” của ĐCSĐD đã ủng hộ Đồng Minh, và những kẻ "phong kiến" cộng tác với Nhật: "Sự thất bại của chủ nghĩa đế quốc Nhật trong tương lai sẽ đưa người Đông Dương đến con đường giải phóng dân tộc. Giai cấp tư sản và phong kiến chịu thua phục vụ những người cai trị Nhật ngày hôm nay, sẽ phục vụ các nước đế quốc Đồng minh như thế. Bọn quốc gia trí thức tiểu tư sản, bởi chính sách vô bổ của họ, cũng sẽ không có khả năng lãnh đạo nhân dân đi tới chiến thắng cách mạng. Giai cấp công nhân, mà cuộc đấu tranh độc lập dưới lá cờ của Đệ Tứ Quốc Tế, sẽ có thể hoàn thành nhiệm vụ tiền phong của cách mạng. “Bọn Stalinists của Đệ Tam Quốc tế đã từ bỏ giai cấp công nhân để thảm hại nhóm mình với các đế quốc 'dân chủ'. Họ đã phản bội nông dân và không còn nói về vấn đề ruộng đất. Nếu hôm nay họ diễu hành với bọn tư bản nước ngoài, trong tương lai, họ sẽ giúp giai cấp bóc lột quốc gia để tiêu diệt những người cách mạng trong những giờ sau đó” 21/ Nhóm Trốt Kít "Đấu tranh" cũng tái xuất hiện vào Tháng Năm năm 1945, để tiếp tục cạnh tranh với phe "Tháng mười", nhưng cả hai đều ủng hộ cuộc cách mạng thế giới, một chính phủ công nhân-nông dân, trang bị vũ khí cho nhân dân, tước đoạt mọi quyền sở hữu về đất đai và công nghiệp. Điều có y nghĩa chủ yếu về việc làm họ chỉ làm suy nhược (ĐCSĐD) tại Nam Kỳ, và làm giảm hiệu quả của Việt Minh. Hoạt đông của Việt Minh ở Việt Nam ĐCSĐD, trái tim của Việt Minh, đã thông báo cho phong trào [Việt Minh] những bài học đau đớn học được trong cuộc nổi dậy năm 1930-1931, và 1940 - 41: (1) Tuy nhiên mong muốn những người đã cầm vũ khí, cuộc nổi dậy đã phải được [tổ chức] một cách chính xác về thời gian để khai thác tối đa cả hai việc: sự hỗn loạn trong hàng ngũ đối phương và sự hỗ trợ tối đa của những người chưa dấn thân [kháng chiến] (2) phải có chút tin tưởng vào những kẻ đào thoát từ lực lượng địch – phần còn lại phụ thuộc "chủ yếu vào đông đảo quần chúng"; (3) cơ sở hỗ trợ cho các hoạt động phải được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. 22 Theo sử liệu riêng của mình, ĐCSĐD đã bắt đầu chuẩn bị từ năm 1941 cho một cuộc tổng khởi nghĩa ở Việt Nam. Tại Nam Kỳ, cho đến tháng 4 năm 1945, ĐCSĐD tiếp tục hoạt động chủ yếu trong bí mật mà không quan tâm nhiều về các lớp phủ Việt Minh, ở Bắc Kỳ, tuy nhiên, tất cả các chủ trương của ĐCSĐD đều dưới danh nghĩa của Việt Minh. Suốt Việt Nam, ĐCSĐD đưa ra những hoạt động chính trị kiên nhẫn: phổ biến tuyên truyền, đào tạo cán bộ, thành lập một mạng lưới các tế bào đến tận thôn ấp. Uỷ ban Trung ương ĐCSĐD đã thông qua chương trình bốn điểm vào năm 1941 này: “1. Xây dựng thêm những tổ chức mới trong nhân dân, và củng cố những tổ chức đang tồn tại trong Việt Minh. 2. Mở rộng các tổ chức ở các thành phố. 3. Tổ chức dân tộc thiểu số trong Việt Minh.. 4. Hình thành các nhóm du kích nhỏ. " Việt Minh đặt ưu tiên cho nhiệm vụ chính trị trước các sứ mạng quân sự. Cán bộ nhiều lần đã gây ấn tượng về sự thiết yếu cần chuẩn bị kỷ lưỡng về chính trị và cơ sở vật chất cho chiến tranh du kích. Ngay cả khi sau này [chiến tranh du kích] được đồng tình ủng hộ, họ cũng phải phải đặt tin tưởng vào “số đông quần chúng”, vào sự tăng trưởng liên tục, tính di động cực cao, và tính thích ứng liên tục." 24/ Trong khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam [Việt Bắc] trên Hà Nội căn cứ thường trực đầu tiên của Việt Minh đã được thành lập vào năm 1942-1943. Sau đó là chính phủ [kháng chiến] bí mật gồm cán bộ Việt Minh, và đến tháng Chín, 1943, sau khi dân chúng đã được tổ chức tốt, địa phương tuyển chọn lực lượng du kích đầu tiên do Việt Minh bảo trợ. Không phải cho đến 22 tháng 12, năm 1944, là ngày mà đơn vị đầu tiên của Quân đội Giải phóng Việt Minh được tạo ra, nhưng có rất ít bình thành và lãnh đạo Việt Minh, và thành lập và cai trị VNDCCH. Trong khi thực dân Pháp tái xuất hiện ở miền Nam Việt Nam và một chính phủ [Việt] quốc gia ở miền Bắc Việt Nam được chính phủ Trung Hoa Quốc Gia bảo trợ dường như đang xảy ra, Hồ đã xác tín được [việc trên], Đảng đã rút vào bí mật và đi vào các thỏa thuận với Pháp: “Lenin nói rằng ngay cả khi phải thỏa hiệp với kẻ cướp mà tạo thuận lợi cho cách mạng, ông sẽ làm điều đó....” Nhưng lời giải thích không đứng vũng, Việt Minh không thể chối cãi được là một phong trào dân tộc chủ nghĩa, hợp lòng dân, và yêu nước. Nó cũng là phương tiện truyền bá nổi bật và thành công nhất của dân tộc Việt Nam trong những năm 1940. Trong một mức độ nào đó, họ [Việt Minh] luôn luôn là không cộng sản. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy, từ khi thành lập, Hồ Chí Minh và phụ tá của ông trong Đảng Cộng sản Đông Dương đã hình thành chiến lược, chỉ đạo hoạt động, và vận động mọi năng lượng của nó [Việt Minh] sao phù hợp với các mục tiêu riêng của họ - như sau đó họ đã tuyên bố. Cho rằng có thể có nhiều khi các thành phần không cộng sản của Việt đã chiếm ưu thế trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, chuyện này chỉ là suy đoán. Có vẻ như rõ ràng rằng, trong diễn tiến các sự việc, tất cả các phong trào dân tộc không cộng sản - cải cách, thần quyền, hoặc mang tính cách mạng – là quá địa phương, quá chia rẽ, hoặc quá tiêm nhiễm với các tổ chức Quốc gia Nhật hay Trung Quốc để có thể cạnh tranh thành công với ĐCSĐD để kiểm soát Việt Minh. Và không ai có thể cạnh tranh hiệu quả với Việt Minh trong việc lôi kéo tầng lớp nông dân Việt Nam.