Những người bạn mới

    
hà chị Cả nằm trên đường Khổng tử, con đường cũng tương đối rộng rãi nhưng vắng vẻ, Yến phải đi bộ một đọan khá xa qua hai ngã tư mới đến chợ Mới Nha Trang, ngôi chợ khá đông đúc, có lẽ hình thành từ một chợ tự nhóm chớ không phải là chợ do nhà nước xây cất như chợ Đầm. Và lại phải đi thêm một đọan đường dài nữa thì mới đến bãi biển, ở đó Yến mới có thể đón xe xuống sở. Con đường tuy xa nhưng đặc điểm là rất sạch sẽ chớ không phải bùn xình lầy lội như ở Sài gòn. Có lẽ vì đất ở đó là cát. Lủi thủi đi trên con đường mà hình như chỉ có một mình mình đi, Yến nghe ngao ngán làm sao. Chả bù những ngày ở Sài Gòn, bước ra cửa chạy vèo là đến sở.Trong giây phút này lời bài ca: “ Ơ hay tại sao ta ở chốn này.. của Trịnh Công sơn thật là hợp cách và thấm thía làm sao. Yến không biết mình phải mất bao nhiêu phút để ra đến bãi biển, nhưng Yến biết rằng: “rất mỏi!” Tuy nhiên, ra đến đây rồi thì khung cảnh biển buổi sáng làm cho Yến quên hết những nhọc mệt mà mình vừa trãi qua. Yến muốn đi bộ để ngắm cảnh ở đây, nhưng không thể nào kịp với đọan đường gần 3 cây số. Yến phải lên xe lam thôi để đến sở đúng giờ. Yến rất hồi hộp với nhiệm sở mới, và tự nghĩ mình có phải gặp những kẻ hắc ám mà xếp mình đã hăm he từ mấy hôm trứơc không? Nếu họ thật sự như vậy thì làm sao mình chịu nỗi. Nhưng vốn vĩ là một lọai người không chùn chân trước bất kỳ một sự khó khăn nào, nên Yến lại tỉnh táo xuống xe và bước vào nơi làm việc mới. Hôm nay Yến mặc chiếc áo dài màu tím than, màu tím mà Yến thích nhất. Trời vẫn là một trời mây giăng xám của những ngày cuối thu. Gió biển thổi nhẹ làm tà áo Yến phất phơ và Yến cảm thấy vui hơn trong nắng sáng. Với mái tóc dài chấm vai, dáng dóc dễ nhìn, và bước đi nhẹ nhàng như sương khói từ xa người ta đã có thể có thiện cảm với Yến, và Yến lại có giọng nói êm ái dịu dàng, kèm theo một nụ cười hiền hậu nên rất dễ thân thiện. Và có lẽ những yếu tố đó đã giúp cho Yến không mấy khó khăn trong việc chinh phục cảm tình những bạn bè mới chung quanh mình. Tất cả rồi cũng trở thành dễ thương với Yến...Tuy nhiên, khác với những người bạn ở Sài gòn, ở đây trong mắt họ Yến là một người trưởng thành...
Ngày một rồi ngày hai, vẫn con đường dìu dịu nắng vì trời thu Yến như rút dần khỏang cách và không còn cảm thấy xa mấy. Một bác xe ôm chạy dọc dọc theo Yến mời đi xe...Yến quay qua cười với bác cám ơn và chối từ:
- Cháu làm công chức, lương ít lắm cháu đi xe ôm là hết tiền lương luôn đó.
Lúc đó Taxi ở những tỉnh như thế lại không có, và xe ôm là một thứ xa xỉ mà chỉ có những cô gái bán rượu, cặp bồ với mấy ông Mỹ mới có tiền đi thôi. Ông ta nài nỉ mãi Yến không đi.. ông đành - ông đường ông, Yến đường Yến. Mấy hôm sau Yến lại gặp ông ta trên đường, ông lại mời Yến lên xe và Yến lại mĩm cười từ chối. Thế rồi đến một hôm, Yến dậy trể, và Yến không còn kịp giờ để đi nữa. Yến đã đón ông để đi. Ông chở Yến đến sở, Yến trả tiền, nhưng ông không lấy bảo rằng chở giùm Yến thôi. Vùng vằng mãi cũng kỳ, Yến đành cám ơn và đi vào sở. Thế là coi như hai chú cháu quen nhau. Mấy lần sau gặp lại ông nói với Yến rằng:
- Cô đừng ngại, nếu ra đây không gặp tôi thì thôi, nếu gặp tôi thì tôi cho cô quá giang một đọan ra biển và cô đón xe đi xuống sở, như vậy thì cô không phải ái ngại gì cả. Chỉ là tiện đường cho cô quá giang thôi.
-
Thấy dáng dóc ông hiền lành, Yến nghĩ chắc không có gì đâu? Nghĩ là nghĩ vậy nhưng ở giữa chốn xa lạ này làm sao biết chắc được mọi việc như thế nào!
Tuy nhiên gặp riết rồi cũng quen và thỉnh thỏang ông lại cho Yến quá giang. Yến mong rằng ông là một người tốt, và Yến rất vui vì mình gặp được những người tốt bụng như vậy. Ông hỏi Yến làm lương có đủ sống không? Có muốn đi dạy học thêm không? Ông có quen với mấy gia đình cần người dạy kềm trẻ,Yến rất muốn làm thêm cho vui và kiếm thêm ít tiền, nhưng trong lòng cũng hơi e ngại...vì không biết người ta có thật với mình không hay là một cái bẩy được giăng, và Yến đành từ chối.
Chị Cả lấy lại một căn phòng mà trước đây cho một me Mỹ mướn với giá cao, và giao nó lại cho Yến. Căn phòng nhỏ thôi với một cái giường, một bàn viết, và một tủ áo. Như vậy cũng quá đầy đủ với Yến rồi. Mỗi ngày chị luôn chờ Yến về ăn cơm chung, các con của chị cũng rất thích Yến và chúng thường quay quần bên Yến vào buổi tối. Yến nhớ có lần, Hoa con chị Cả bưng tô cơm đến ngồi kế bên Yến và nói:
- Chị ơi! Hôm nay má kho cá mẹn chèn hà!
Yến thương giọng nói trọ trẹ của chúng, và những tâm hồn ngây thơ chân thật.
Với lý lịch trong hồ sơ những người bạn cùng sở biết Yến là người Sài Gòn,
Họ thắc mắc tại sao Yến đang làm ở Sài Gòn lại đổi ra đây, Yến nói Yến thích sống một mình, và xin đổi ra đây cho yên tỉnh. Họ không tin lời Yến – có thể là họ đang nghĩ Yến là một cô gái phóng túng thích sống tự do thỏai mái xa rời sự kềm hảm của gia đình hoặc đổi ra đây theo ai đó! Yến không muốn mình là con nai tơ trước họ, nên lúc nào Yến cũng tạo cho mình một nét đường hòang vững chãi để không ai hòng “dụ dỗ”. Và Yến vui với họ trong một giới hạn để tránh những bước lầm lỡ sa chân. Yến có nhiều mộng ước cho tương lai, cho sự nghiệp, và Yến nghĩ mình sẽ đạt được điều mình ước mơ...
Trong một chuyến công tác, Yến theo một tóan người ra đảo, Quyền là trưởng nhóm, trông Quyền cũng phong nhã, điển trai lắm, giọng nói lịch sự nhẹ nhàng. Một chuyến đi thật nhiều ấn tượng, Bọn Yến đến đó để cắt tóc, phát thuốc, xà bông cho những người dân nghèo trên đảo. Việc làm thật ý nghĩa, khi tàu vừa cặp bến những đứa trẻ mặt mày đen đủi vì nắng gió, tóc thì khô xoắn lại có lẽ do hơi nước biển, bu theo bọn Yến. Bọn Yến đã cắt tóc và phát cho chúng cùng gia đình một ít vật phẩm cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Buổi chiều đứng trên mũi tàu hướng về đất liền Yến hít thật sâu những luồng khí mát trong lành của biển khơi. Yến cảm nhận cuộc đời mình đang nhấp nhô như con thuyền trên sóng. Quyền luôn theo sát Yến chuyện trò. Quyền chỉ về hướng một đảo ở tít đằng xa và kể cho Yến nghe về cuộc sống của lòai chim mang tên Yến. Đấy là lần đầu tiên Yến được biết về điều đó và nghe thương những cánh chim đó làm sao? Quyền kể rằng đảo đó rất xa bờ, muốn đến đó chơi cũng phải mất nửa ngày và không thể nào về kịp, địa thế của đảo rất hiểm trở và cũng chính vì thế mà lòai chim Yến đã chọn làm nơi xây tổ. Chim yến mẹ phải bay xa có khi đến hàng trăm cây số để kiếm ăn cũng như mang mồi về cho con. Để tạo nên những tổ ấp ủ con thơ, yến mẹ đã phải nhả bọt từ trong miệng mình để bện tổ. Bay đi rồi bay về vượt qua bao trùng dương gió bảo nhưng cánh yến vẫn dang rộng và tìm về bên con. Nhưng con người cho rằng tổ yến ăn rất bổ, họ đã đến đó khai thác, và Yến đã mất những cái tổ cho con mình, thế là yến lại miệt mài bện cái tổ khác, và cứ thế đến khi cạn dòng sinh lực chỉ còn là máu và tổ yến bấy giờ là huyết yến và họ cho rằng đấy mới chính là cái quí nhất. Sức chim yến mẹ đến lúc rồi cũng cùng cực và rồi một ngày cũng phải gục chết ở một ghềnh đá hay trên một đường bay chưa trọn chuyến. Yến cảm thấy con người thật tàn nhẫn...
Sau chuyến công tác đó Quyền thường hay gọi điện mời Yến đi chơi, Yến vờ như bằng lòng, nhưng chiều đến lại bảo là mắc bận. Quyền rũ rê dăm ba lần Yến luôn tìm cách từ chối vì Yến nghĩ có lẻ Quyền cho rằng Yến là người dễ tính, thích quay cuồng trong điệu nhạc, thích sống hết mình. Nhưng không phải như thế... và thôi. Yến vui thú với cuộc sống lầm lũi của mình.
Thắm thóat mà Yến sống ở đó đã được ba tháng. Chiều thứ bảy được nghĩ thay về nhà sớm Yến lại đi theo chị bạn xuống chợ Chụt chơi. Đây là một chợ cá của người dân ở đây. Cứ sáng sớm hoặc chiều đến ghe thuyền lại về và đem vào đây bán. Những con cá tươi roi rói với cặp mắt còn trong khe và da dẽ còn săn chắc, cá câu cũng có cá lưới cũng có. Yến thấy một con cá rất đẹp, màu sắc sặc sở, Yến hỏi, người ta bảo đó là cá cọp hay cá hổ. Rất độc và họ còn bảo rằng ở biển, cá càng sặc sở bao nhiêu thì càng độc bấy nhiêu. Đặc sản của vùng biển này là những con cá mú rất ngon. Người ta thường dùng nó làm món gỏi cá. Và ai đi đến Nha Trang mà không ghé cầu Hà Ra ăn gỏi cá là một thiếu sót lớn. Thế nhưng Yến và chị bạn lại xuống chợ Chụt ăn hàng chớ không phải mua cá. Ở đây có món bánh cuốn tráng nóng trát ít mở hành lên và chấm với: “mấm nêm” một món ăn không thể thấy ở Sài Gòn, một món ăn rất độc đáo. Cả hai làm một chầu no nóc rồi mới tan hàng. Về đến nhà chị Cả lúc đó là hơn 2 giờ. Yến nhìn thấy chị đang ngồi ở bàn cơm trông ngóng, Yến giật thót cả mình. Chị Cả hỏi:
- Sao em về trể quá vậy? Chị chờ em mãi chưa ăn cơm đây! Thôi thay đồ đi rồi ra ăn cơm.
-
Yến bàng hòang trước câu nói đó, và Yến cảm thấy hối hận vì mình đã không để ý đến những tình cảm thân thương mà họ giành cho mình. Nơi đây đâu phải là gia đình mình đâu! Tại sao mình lại được quan tâm đến thế! Yến không dám nói là mình đã ăn rồi, Yến xin lỗi vì về trể và lật đật thay quần áo rồi vào mâm cùng chị...
Càng ngày Yến càng có thêm bạn bè và họ đến chỡ Yến đi, Yến ngại quá, nhưng đi bộ trên đọan đường dài thì cũng không lấy gì làm sung sướng. Yến nghĩ đến chuyện dời chỗ ở đến gần sở, để khỏi phải từ chối những người bạn đến chỡ mình đi. Yến nghe luyến tiếc nơi này thật nhiều, nhưng biết làm sao đây vì đường quá xa...
Yến đã xin và được cấp một gian nhà gần cơ quan, thế là Yến chuyển đến đó. Yến từ giả chị Cả, từ giả những đứa em nhỏ bé dễ thường mà mình đã quen trong mấy tháng qua. Yến gởi chị Cả một số tiền và khi đi Yến kêu chị trừ tiền nhà rồi đưa lại phần dư cho Yến. Chị đã không lấy tiền nhà mà chị lấy tiền cơm một cách tượng trưng cho Yến đỡ ngại thôi? Yến có cảm tưởng như chị ấy là một người chị ruột thịt của mình, trong khi Yến có một người chị ruột nhưng đối với Yến thật là hờ hững. Và Yến không biết phải bồi đáp họ làm sao?
Gôm hết đồ đạc vào va ly, Yến chào chị mà bước đi như không đành. Chị bùi ngùi, mấy đứa em nhỏ cũng bùi ngùi, Yến hứa mỗi chúa nhật sẽ lên chơi cùng chị.
Bước vào căn nhà trống Yến có một cảm giác lạ làm sao, cảm giác như một con chim thật sự sổ lồng và đang tung cánh. Thời gian qua sống với chị Cả, Yến không thấy mình xa nhà, không thấy mình độc lập. Ở đây giây phút này Yến mới thấy mình có cả một khung trời riêng... Yến vất cái valy vào một góc, Yến vất túi xách ở một nơi và Yến ngồi phệt xuống sàn nhà, duỗi thẳng chân tay để tận hưởng cái cảm giác thỏai mái. Căn nhà tương đối khá rộng đối với một người độc thân như Yến, vì đây là nơi dùng để cấp cho những công chức có gia đình.
Có tiếng gỏ cửa, cốc.. cốc.., Yến ra mở cửa.. một người đàn bà trung niên với dáng dóc của người miền ngòai hơi vạm vỡ, nước da ngâm ngâm và đôi môi hơi dày thể hiện lọai người chất phát thật thà. Chị ấy ở nhà kế bên, vợ của một người làm chung sở Yến. Chị Nghiệp, chị hỏi thăm Yến, và mời Yến sang nhà chơi. Yến khép vội cánh cửa và sang đó làm quen với chị một lát. Chị khiêng cái hai cái bàn một lớn một nhỏ sang cho Yến, và trong ngôi nhà đó cũng đã có sẳn một chiếc giường nệm kiểu nhà binh. Vậy là Yến đã đầy đủ. Mấy hôm sau, Yến tự tạo cho mình một cái bàn bếp và Yến đã có một cái tổ cho riêng mình. Yến bắt đầu dọn những thứ mình đã sắm sửa cho những ngày định sống riêng với Ly, nào là 2 cái ly, 2 cái chén, 2 đôi đủa... và nhìn những thứ ấy Yến lại bùi ngùi. Ly hứa sẽ pha cà phê cho Yến vào buổi sáng, nhưng cô bé có pha được ly nào đâu? Cô bé đã đi về bỏ Yến ở đây một mình từ những ngày đầu mới mẻ. Tuy có thỏai mái với một sống riêng tư yên ổn, nhưng cũng hơi buồn vì sự vắng lặng thật sự của nơi mà buổi tối thật là im vắng, im vắng đến độ dễ sợ, vì phía trước tróng, phía sau trống. Nếu cần cái gì phải lên quán mua thì Yến phải gồng mình lấy hết can đảm để mà đi trong bóng đêm. Thỉnh thỏang Yến nghĩ đến những tình huống không hay xảy ra và mình phải đối phó làm sao? Cứ như là chuyện hit cóc... Nước ở đây rất cứng, Yến không thể uống được và chỉ uống tòan là nước có ga để giải khát. Và phải qua một thời gian dài nấu thức ăn bằng nước ở đó quen rồi Yến mới có thể uống nước đó đun sôi. Và đó là lý do mà giọng nói của người miền này cứng cứng giống như nước.
Thỉnh thỏang Yến vẫn nhận được thư Ly và Hòang, họ rất vui vì đã được mẹ Ly chấp nhận. Và mẹ Ly đã vào trường xin phép cho Ly học lại để thi cuối cấp. Như vậy mọi việc của họ đã tạm ổn. Vấn đề chỉ là gia đình của Hòang...
Thương người nghệ sĩ nghèo
Trong một cuộc thi sáng tác nhạc tòan quốc của chính quyền miền Nam thời trước 1975, nhạc sĩ Y Vân là người được hạng nhất, và nhạc sĩ Huy Lai là người được hạng nhì với bài Trường Ca Bạch Đằng Giang (không phải Bạch Đằng Giang). Tôi đã được nghe bài ca này, rất hay...Nhạc sĩ Huy Lai cũng là cha đẻ của nhạc phẩm “Sao anh lỗi hẹn”. Lúc đó, ông là nhạc sĩ không tên tuổi lại nghèo, nên ông đã đến nhờ ông Mạnh Phát, xem và tiến dẫn, ông Mạnh Phát đã giúp đở, sửa chấm phá một ít vào đó và cuối cùng tác phẩm được ra đời với tên tác giả là Mạnh Phát – Huy Lai mà đài phát thanh Sài gòn thường phát với giọng ca Thanh Tuyền. Có một lần ông đến khoe với tôi ông vừa sáng tác mấy bản nhạc mới, đó là bài, Phiên gác đêm xuân và Bóng đêm. Bài Bóng Đêm ông viết chỉ trong một phiên gác, nhưng rất hay, lời bài hát tôi còn nhớ man mán như thế này:
Lại đây bóng đêm,
Ngồi đây với tôi,
Mà nghe xót xa,
Thương sao thương cho một người
Mãi đơn côi.
Buồn nào hơn kiếp sống mãi đợi chờ,
Chỉ còn vui qua những phút ước mơ thôi!
Lại đây bóng đêm ngồi đây với tôi,
Mà nghe xót xa, thương sao thương cho đồng lọai.
Hận thù nào theo nhau tiếp nối bóng đêm ơi!
Chừng nào yêu thương mới đến với con người.
Tôi xin dâng hiến trọn tình này
Với hy vọng được sống trong lâu dài,
Tôi xin dâng híền trọn tình này,
Với ước vọng đẹp về tương lai..
 .
Tác giả Huy Lai
Ông có giọng ca rất trầm và ấm và đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ.. mặc dầu tôi rất nhỏ.
Ông cũng sáng tác được một số bài nhạc khác, nhưng lại phải bán bản quyền để hy vọng tác phẩm của mình được mọi người biết đến. Cái ước mơ của người văn nghệ sĩ là thế đó, muốn đem tim óc mình vắt thành thơ thành nhạc, cống hiến cho mọi người. Ông cũng thường chơi nhạc trong phòng trà Kim Sơn ngay góc đường Lê Lợi, gần chợ Bến Thành vào mỗi tối,. Cuộc sống tuy thầm lặng nhưng cũng vui...vì là đời nghệ sĩ thì như con tầm, cứ nhả tơ... nhả được, giăng được là coi như hòan thành sứ mệnh của trời.
Thế rồi bước ngoặc lịch sử đến. Cuộc đời văn nghệ sĩ của ông chấm dứt ở đó. Không thể sống ở Sài gòn, ông lui về vùng kinh tế mới Hà Tiên làm rẩy. Những đứa con quá nhỏ, gia đình ông lại không quen với cuộc sống trồng trọt, vất vả vô cùng. Gia đình ông bửa đói bửa no, ông lại bị lóet bao tử, nay đau mai mạnh, nhưng khi nước lủ đến ông vẫn phải lặn hụp trong nước cùng đứa con lên10 vớt củi trôi về bán, có lần đứa con nhỏ vuột tay khỏi bè tưởng chết, may sao cứu được. Cuộc sống đã vất vã lại càng thêm vất vả. Thỉnh thoảng lại bị giặc từ biên giới Kampuchia - Việt kéo đến bắt gia súc. Đến lúc không còn chịu đựng cơn đau được nữa ông phải lên TP.HCM cắt một phần bao tử và vội vã trở về khi vết thương mới có 10 ngày vì sợ bỏ vợ bỏ con. Lúc đó sức lao động của ông cũng không còn, ông kéo dài cuộc sống thêm được mấy tháng rồi cuối cùng chấm dứt ở vùng đất nghèo nàn đó, nghèo đến nổi chết chỉ có một chiếc chiếu quấn quanh rồi đem chôn. Lúc đó ai cũng nghèo hết, không ai có thể lo cho ai được...
Mười năm sau, tình cờ nghe một băng nhạc hải ngọai hát bài “Sao anh lỗi hẹn”, nhưng lại ghi tác giã là “Thùy anh”, Tôi buồn cho ông vô cùng vì đứa con tinh thần của ông cũng bị sang tên trước mắt công chúng mà không có giấy phép. Đời nghệ sĩ nghèo là vậy đó sao?
Huyền Băng