Sáng nay bà Thanh bảo Phúc ra chợ phụ Tâm trong khi bà đi công chuyện. Bà nhìn con, lòng đau mà không nói. Con bé mất ăn mất ngủ vì cái tính ngông của nó, cái tính không bị khuất phục…
Xét ra thằng Nguyên có nhiều cái được. Ngay việc làm con bé thay đổi tính tình cũng là một việc không đơn giản rồi. Người muốn đốn ngã “Gỗ Mun” nhà bà. Bà buồn cười khi nghĩ đến điều ấy. Bọn trẻ ngày nay lắm điều kì lạ, con gái bà cũng thuộc loại đặc biệt chớ không vừa gì, nó muốn tên con trai phải quì lạy nó. Nhưng nó gặp phải tay sừng sỏ, nó đau khổ thì nó mới lớn ra. Và chính chắn vững vàng trong cuộc sống hơn.
Bà biết Nguyên có tình ý với con bà. Không yêu ai lại còng lưng đẩy xe ba bánh ấy… Nguyên không dứt được con bé, tự ái đã làm nó chùng chân…
Thở dài, bà Thanh với tay lấy chiếc nón lá đạp xe ra đường. Dạo này Diệp Thơ cứ đòi má mua một chiếc chaly. Thơ mê chiếc xe này lắm, nhất là xe màu trắng. Cô thường trầm trồ:
- Con gái mặc áo dài chạy xe chaly dễ thương phải biết.
Hôm nay bà Thanh định hốt nốt phần hụi sắm xe cho con. Dù sao hết năm nay nó cũng tốt nghiệp đại học, đi dạy chắc không gần nhà, có chiếc xe cũng đỡ mệt.
Rồi bà lại nghĩ tới, nghĩ lui. Trong ba chị em, Thơ là đứa hay đua dồi, ích kỉ và ham mê vật chất. Bà đã nhiều lần rầy con về cái câu tuyên bố “sẽ lấy chồng giàu” của nó nhưng bà vẫn không an tâm. Đôi lúc bà nghĩ: “Con Thơ mà yêu ai, nó yêu bản thân nó thì có”. Tình yêu của Diệp Thơ phải đi đôi với vật chất, nó chẳng bền lâu nếu một ngày nào đó cái chỗ dựa giàu sang kia sụp đổ.
Nếu mua xe, đố đứa nào rớ vào được của cái Thơ. Bà Thanh thấy lòng mình trĩu xuống vì một chút buồn. Cha mẹ sanh con, trời sanh tánh. Bà và ông Triệu đâu có ai có cái tính bo bo ích kỉ thế đâu nhỉ?
°
*
Tâm lắc đầu nhìn Phúc:
- Làm gì mà như mất hồn. Thối tiền lộn rồi bán lộn nữa. Để đó chị bán cho, phụ coi hàng thôi.
Phúc chống tay, một lát sau cô bỗng hỏi:
- Chị Tâm nè, hình như má chị không ưng anh chàng “vết chân tròn” phải không?
Tâm không trả lời, Phúc thấy chạnh lòng quá đỗi. Cô phụ chị khiêng thùng bột giặt dưới sạp lên
- Chị Tâm, kể cho em nghe đi. Bữa hổm chị hứa đó.
- Con nhỏ này, lâu rồi mà vẫn còn nhớ
- Lâu như vậy thì kể sẽ dài hơn, nhiều tình tiết hơn, hấp dẫn hơn, kể đi. Từ đâu chị quen anh ta?
Tâm chắc lưỡi, cô trầm ngâm hồi lâu rồi nói:
- Chị quen anh ấy cũng ba năm rồi chớ ít gì. Hôm đó chị đi học muộn nên nhờ thằng Thiên chở. Cái thằng chạy xe ẩu tả hết biết.
- Đụng xe hả?
- Không phải. Nó chạy lạng qua lách lại khiến chị ngồi phía sau làm rơi chiếc dép da. Chị kêu nó ngừng lại mà nó có nghe đâu, đến lúc vòng trở lại chỗ rớt dép thì đã mất tiêu,
Phúc nhìn chị Tâm, cô háo hức chờ xem:
- Ai lấy vậy chị?
- Lúc ấy chị cũng có biết ai mà nhanh dữ vậy. Chị đang đứng một chân bên lề đường muốn khóc vì tức, thì trong nhà sát lộ, một con bé rất dễ thương cầm dép của chị đem ra. Nó bảo con Minô nhà nó tha vào. Thấy chị đi kiếm, chú Khanh nó bảo đem ra trả cho chị. Chị và mang dép vào vừa nhìn theo tay con bé. Chị thấy một người đứng trong nhà sau cửa sổ nhìn ra.
- Đẹp trai hôn?
- Run thấy mồ, chị đâu thấy rõ.
- Rồi sao nữa?
Mắt Tâm xa xôi như đang nhớ về những hình ảnh êm đẹp của một thời đã qua
- Mỗi ngày đi học ngang chị để ý đều thấy anh ta đứng ở khung cửa sổ. Thế là bao nhiêu thứ trong hồn chị bắt đầu lộn xộn, giống như em bây giờ vậy đó.
Phúc chớp mắt nhìn chị Tâm:
- Em khác chị à nha…
- Một hôm, thằng Thiên đem về một chồng sách giải thi tốt nghiệp, rồi thi vào đại học, … đủ thứ. Nó bảo của anh Khanh cho mượn. Chị cảm động lắm nhưng tức tức… Anh ta không hề bước chân ra khỏi nhà, không hề nói với chị một câu, chỉ đứng một chỗ mà nhìn ra, chị làm sao biêt được anh ấy muốn gì. Chị tỏ vẻ trách thì thằng Thiên cho chị biết anh Khanh là thương binh, cụt hết một bàn chân.
Phúc im lặng. Dù cô đã bíêt phong phanh chị Tâm yêu một người thương binh, nhưng khi nghe chị kể cô vẫn thấy nao lòng.
- Từ hôm ấy chị không ngủ được. Chị khóc nữa. Chị đã nói với anh ấy câu nào đâu, thậm chí chưa nhìn rõ mặt mũi ảnh ra sao nữa thế mà chị đau lòng không chịu nổi. Có lẽ lâu nay chị sống trong mộng tưởng. Bây giờ mộng tan rồi chị bị sốc chăng?
Thở dài, Tâm kể tiếp:
- Sáng hôm sau chị bảo Thiên đem trả lại chồng sách nhưng nó không chịu. Theo nó, chị làm hư vậy là ác lắm. Chị suy nghĩ rất nhiều, rõ là lương tâm chị không cho phép chị xa lánh anh ấy. Thế là chị đánh bạo tới thăm anh Khanh, vì chị biết anh ấy không bao giờ tìm đến chị trước. Khi đó chị hành động vì lòng nhân đạo nhưng dần dần chị đã yêu anh ấy.
- Chị yêu bằng cả trái tim lẫn lí trí phải không chị Tâm?
- Chị không biết nữa. Nhưng mẹ chị bảo chị bị anh Khanh mê hoặc, bà không đồng ý…
- Anh ấy có làm gì không?
- Năm nay anh thi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, khoa Hoá thực phẩm.
Phúc thở hắt ra:
- Thế thì hay quá rồi. Hôm nào chị phải dẫn em đến thăm ảnh mới được.
Tâm cười buồn buồn:
Nguyên cười bí ẩn:
- Em đoán xem. Người ta bảo anh giống cha ở cái miệng cười khinh mạn.
Ngẫm nghĩ một hồi, Phúc đành chịu thua:
- Ai vậy anh? Em không tài nào đoán ra.
- Anh cho em tiếp tục lục soát trí nhớ và trí tưởng tượng của mình. Bao giờ tuyên bố thua thì sẽ bị phạt.
- Rồi sao anh lại về với ông bà nội?
- Khi anh nói sẽ vể ở chung. Ba anh chỉ cười, ông không hỏi và anh cũng không nói tại sao. Cái cười của ba anh là cái cười của người như lâu nay chịu đựng một nỗi oan ức nay đã có người cảm thông. Ông nói với anh: “nhà này là nhà của con. Mẹ con là người có nhiều tham vọng và sống bằng ảo tưởng, ngay cả trong tình yêu cũng thế, bà thích chinh phục và thích sự hào nhoáng. Rồi mẹ con sẽ khổ”. Lúc đó anh im lặng… Đâu phải mình mẹ anh khổ, anh và ba anh có ai sung sướng đâu?
Ba anh có rất nhiều nhân tình. Ông bảo không lấy vợ nữa, sống như ông hiện sống thích hơn nhiều, khỏi ràng buộc hay trách nhiệm với một người nào cả. Ông lo cho anh tương đối đầy đủ về vật chất. Sau khi tốt nghịêp phổ thông, anh chẳng chịu học tiếp cứ ở nhà lao vào các cuộc chơi thoả thích. Ngôi nhà của ba rất rộng và đầy đủ tiện nghi. Ông thường về khuya và ít khi nào về một mình. Anh cũng có những thú tiêu khiển riêng của mình.
Nguyên ngừng lại nhìn Phúc, anh hơi ngập ngừng một chút rồi nói tiếp:
- Anh thường uống rượu lạ…
Nguyên nhìn Phúc, khó khăn lắm anh mới nói tiếp:
- Anh không biết phải nói sao cho em hiểu, vì em còn thơ ngây quá. Em khó thông cảm và khó có thể tưởng tượng ra anh như thế nào vì em là con gái nữa…
Phúc cố bình thản dù trong lòng cô đang xung đột dữ dội vì những lời Nguyên kể. Cô nhìn anh buồn buồn:
- Em đang nghe để hiểu anh hơn mà…
- Em buồn vì em nghĩ khi đến với em, anh đã là một người quá tệ?
Phúc lắc đầu khổ sở:
- Đừng nói anh… Hãy kể tiếp đi, dù có thể chuyện của anh làm em khóc vì… vì…
- Vì thương thân?
Phúc im lặng. Nguyên thở hắt ra:
- Anh nghĩ em sẽ ngồi nghe hết để có một phán đoán về anh. Em sẽ không khóc đâu phải không, “Gỗ mun”?
- Ngày tháng cứ thế trôi qua. Anh càng lao vào những ham hố tầmthường anh càng thấy bế tắc, anh luôn mangmột mặc cảmkì lạ với bản thân, với mọi người. Anh thấy mình lạc lõng giữa đám đông vì cái mặc cảm của mình. Mỗi lần nhận tiền từ tay ba anh, anh luôn nghĩ như được bố thí từ tay một người dư giả. Anh không bao giờ thoải mái như lúc sống vớimẹ anh. Cũng có thể người đàn ông chỉ cảm thấy mình mãi mãi là đứa con nít trước người mẹ. Còn đối với người cha, họ lại tự cho rằng họ cũng là một người đàn ông. Mà người đàn ông này phải nhận của bố thí từ tay người đàn ôngkhác thì thật là khó coi, dù người ấy là cha của mình.
Phúc bất bình:
- Sao anh lại tự ái lạ thế? Cha mẹ phải có bổn phận và trách nhiệm.
Nguyên mỉa mai:
- Trách nhiệm đối với bản thân mình cha mẹ anh còn quên lãng thì nói chi đến anh?
Phúc nhăn mặt:
- Nguyên! Anh lại quá khích! Em không thích nghe anh nói về ba mẹ mình như vậy đâu.
Nguyên cố chấp:
- Mà sự thật là như vậy. “Gỗ mun” à! Em hạnh phúc được lớn lên trong một gia đình mà cha mẹ em thật tuyệt vời. Anh đến phụ Khải một phần cũng vì anh thích cái không khí gia đình ấm cúng đó. Emđâu hiểu được nỗi giày vò khổ sở khi hình ảnh đẹp đẽ của mẹ mình bỗng chốc tan vỡ ra sao? Đó là sự mất mát mà suốt đời không gì bù đắp được.
Phúc nhỏ nhẹ:
- Ai cũng có những lần vấp ngã. Mình là con đâu có quyền phán đoán cha mẹ.
Nguyên lắc đầu:
- Em khuyên những lời của người đang hạnh phúc tự cho mình là suy nghĩ đúng trước cái bất hạnh mà em chưa bao giờ biết tới.
Phúc cảm thấy tự ái, cô nghĩ: “Có lẽ mình chưa hiểu chút gì về Nguyên như anh thường nói. Nguyên có bao giờ nguỵ biện không?” Cô buồn bã nhìn những trái sơri đo đỏ trên cành đong đưa…
-Em còn thích nghe anh nói tiếp không Phúc?
Cô bừng tỉnh:
- Có chứ! Anh kể đi.
- Phúc này! Em phải hiểu rằng anh bao giờ cũng dành cho cha mẹ mình một tình cảm, nhưng chắc chắn tình yêu đó không thể nào trọn vẹn như em. Anh nói về gia đình mình để em hiểu và để em tự suy nghĩ.
Mắt Nguyên buồn buồn:
- Biết đâu rồi em sẽ thấy không còn hợp với anh nữa.
Phúc im lặng buồn bã nghe Nguyên nói:
- Một lần nọ, cha anh nói một câu ngắn khi ông đưa cho anh một xấp tiền khá dầy. “Muốn sung sướng và muốn ngẩng cao đầu với mọi người không phải chỉ có tiền là đủ. Dòng họ này không có những thằng đàn ông thất học”. Lúc đầu anh rất bực bội, nhưng nghĩ lại anh thấy ông nói đúng. Ông ăn chơi, bê tha và đa tình nhưng ông là người học giỏi, có tài, mọi người ít ai dám coi thường ông. Ngay bản thân anh, anh cũng có chút e dè khi đứng trước ông. Phải đó là mặc cảm tự ti không nhỉ? Hay đó là đặc điểm cố hữu của hai cha con anh. Tự cao. Không muốn thua ai.
Bắt đầu từ đó anh lặng lẽ tìm đến các trung tâm luyện thi đại học, mua sách về học lại. Anh bỏ học cũng gần hai năm, anh nhất định phải đậu vào một trường đại học nào đó. Chuyện đó cũng chẳng khó khi anh đã quyết. Cha anh lúc này cũng tỏ vẻ rất mừng. Ông bỗng nhiên trở nên gần gũi với anh hơn. Việc anh thi đậu đại học Bách Khoa là ngùôn vui lớn đối với ông.
Cơ sở tin học của ba anh ngày một phát triển. Ông có nhiều phụ tá và nhân viên:
Nguyên chợt cười:
- Em học tin học ngay trung tâm tin họccủa ba anh đấy.
- Chị khổ tâm lắm, Phúc à. Nhưng chị đã quyết đi theo con đường chị đã chọn.
- Thế… má em có nói gì không?
- Cô Thanh hứa sẽ năn nỉ má chị, rồi phụ chị chuỵên buôn bán riêng…
- Đúng là má em “hết sảy”
Tâm nhăn mặt:
- Nói như thế bị rầy mấy lần mà vẫn chưa chừa
Tinh quái nhìn Phúc, Tâm trêu:
- Nè, chị thấy anh chàng Nguyên hay hay đấy chớ…
Phúc lắc đầu:
- Người ta có người yêu rồi
- Hồi nào? Ở đâu? Ai?
Phúc bối rối:
- Làm gì chị hỏi dữ vậy?
Tâm nghiêm nét mặt:
- Đã yêu thì không nên tự ái, nhất là con gái đừng xem mình quá cao, cũng đừng tự hạ mình quá thấp. Chị thấy anh Nguyên thất điên bát đảo vì Phúc bao nhiêu đó đủ rồi.
Phúc ngạc nhiên:
- Chị nói vậy nghĩa là sao? Chị biết gì…
- Có Phúc không biết chớ trong nhà ai cũng thấy…
Phúc nạt ngang:
- Mọi người đoán thế chớ có gì đâu
Tâm cười:
- Ừ! Cho em chối. Ngoài miệng chối đây đẩy chớ trong bụng thì cứ cầu xin “Con quì lạy chúa trên trời, sao cho con lấy được người con yêu”
Phúc buồn bã:
- Đừng nói nữa, chị Tâm. Người ta coi em như trò đùa,,, Và em cũng đã quên rồi, chị nhắc chi nữa.
Tâm nhìn Phúc, gương mặt cô bé trông dễ thương và đăm chiêu kì lạ
°
*
Diệp Thơ buồn bực đẩy mạnh cánh cửa vào phòng khách. Cả tuần nay cô không muốn gặp Dương. Cô dặn cả Mai và Phúc, nếu Dương có tìm phải nói không có cô ở nhà.
Cô còn nhớ tối hôm ấy cô đã chuẩn bị khá đẹp để đón Dương. Ngồi chờ Dương mà cô vẫn có những toan tính trong đầu. Cô muốn Dương sẽ tiến hành cưới hỏi trong năm nay. Anh đẹp trai, con nhà giàu, thiếu gì người muốn gả con cho anh. Mẹ Dương lại quan hệ làm ăn rộng, con gái nhà giàu nhưng học ít đâu phải thiếu. Họ sẵn sàng tung tiền ra để mua chồng cho con. Còn cô, gia đình cô nề nếp nhưng đâu có nền vàng như thiên hạ. Mà con gái chỉ có một thời, qua rồi đâu trở lại được…
Thơ định tối nay sẽ bàn với Dương nhiều chuỵên quan trọng. Thế nhưng chờ mãi chẳng thấy Dương đến. Nóng ruột, cô ra ngồi trên chiếc xích đu dưới gốc mận.
Bao giờ Thơ cũng thích ngồi đong đưa trên chiếc ghế này cũng như bao giờ cô cũng thích thả trôi những câu lấp lửng với đàn ông.
Mọi thứ bấp bênh đều có sức quyến rũ của nó. Trong tình yêu cũng thế, câu nói lơ lửng dễ khiến đàn ông sa bẫy. Nụ cười e ấp sẽ gợi cảm biết bao. Mắt liếc sẽ đa tình hơn mắt nhìn thẳng vào người đối dịên. Cô đã nghiên cứu, chuẩn bị và đã thấy kết quả của những thứ đong đưa, lưng chừng, bấp bênh mà cô đã dùng như một thứ vũ khí.
Cuối cùng Dương cũng đến, anh đi chiếc xe đạp lạ hoắc, ủ rũ như con mèo mắc mưa. Như linh cảm được một điều gì bất ổn. Thơ thoảng thốt:
- Xe đâu mà anh đi xe đạp?
Dương ngồi yên nhìn Thơ, anh không trả lời mà đặt câu hỏi khác:
- Em mãi mãi yêu anh hả Thơ?
Thơ bặm môi rồi dè dặt:
- Sao lại nhìn em như vậy? có chuỵên gì nói cho em nghe đi.
Dương châm một điếu thuốc, chậm rãi nhả khói lên không:
- Mất hết rồi. Mẹ anh bị vỡ hụi. Nhà cửa, đồ đạc bị niêm phong. Anh bây giờ không nhà cửa, không tài sản gì hết Thơ à.
Thơ ngồi thẫn thờ trên ghế nhưng không cảm thấy lòng cô thương hại hay lo lắng gì cho Dương cả. Ngược lại, cô bỗng thấy ghét anh quá mức. Anh đã phá tan cái giấc mộng lâu nay cô đã ôm ấp, phá tan không chừa chút gì cả.
Bàng hoàng, cô nắm chặt hai bàn tay vào nhau rồi khóc. Những giọt nước mắt thương thân của cô rơi xuống làm Dương cảm động đến mức anh hối hả ôm cô vào lòng. Vứt điếu thuốc, anh vuốt ve Thơ rồi chậm nước mắt cho cô:
- Đừng khóc nữa Thơ, anh vẫn còn là của em. Anh vẫn còn việc làm. Anh vẫn tiến hành cưới hỏi trong năm nay như trước kia mình đã bàn tính. Không bao giờ anh làm khổ em, biết không?
Thơ thiểu não nhìn Dương. Anh ngây thơ quá. Anh không hiểu gì cô cả. Dẫu sao anh cũng là mối tình đầu thơ mộng của cô, cô cũng đã yêu anh với những cái anh đã có. Những thứ tiện nghi ấy giờ đã mất đi rồi.
Thơ thở dài. Cô đau khổ vì biết mình đang thất vọng ghê gớm. Dương sẽ không là của cô nữa. Cô đau khổ với ý nghĩ của mình. Nhưng cũng nhờ ý nghĩ đó, cô bớt ghét Dương và cảm thấy thương hại anh.
Dương nâng cằm Thơ lên. Trong bóng tối, cô vẫn thấy mắt anh long lanh, môi anh ấm áp. Nhưng cô chợt nhận ra nụ hôn này không còn làm cô đắm say khao khát như những nụ hôn mà Dương từng hôn cô trước đó. Có phải tại nụ hôn này không có gì để đảm bảo cho những nụ hôn tiếp theo sẽ ngọt ngào nếu cô vẫn còn là của anh? Không! Cô phải lấy chồng giàu kia…
°
*
Do phải thay đổi chỗ ở rồi lo cho mẹ đang bị tạm giữ. Dương ít lui tới nhà Thơ.
Anh gày đi thấy rõ, là con một gia đình giàu quen được nuông chiều từ nhỏ, bây giờ chỉ còn một mình, Dương hụt hẫng trước cuộc sống thiếu thốn về vật chất và sụp đổ về tinh thần. Chỗ dựa mong manh và duy nhất của Dương bây giờ là người cha ở Mĩ. Ông đã bỏ mẹ con Dương ra nước ngoài và đã có một gia đình với một đời sống mới. Thỉnh thoảng ông cũng gửi tiền về cho Dương.
Dương vừa viết một lá thơ dài kể lể mọi sự với cha, anh đang hi vọng ông sẽ gởi cho anh một số tiền kha khá. Dương sẽ nhờ người ta lo liệu trong ngoài cho mẹ anh được tại ngoại.
Thơ cứ than thở với Dương là cô sắp thi tốt nghiệp nên bận rộn bài vở quá không có thời gian cùng Dương lo
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Đoạn Kết
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
!!!8251_8.htm!!! chạy những việc cần thiết hco mẹ anh. Rồi dần dần, cô tự rút mình ra khỏi sự ràng buộc của Dương đối với cô. Tìm Thơ vài lần không gặp, Dương có vẻ buồn buồn nhưng không nói ra.
Hôm nay đến tìm lại không có Thơ ở nhà, Dương định về nhưng Mai giữ anh lại. Mai vẫn nhẹ nhàng, tế nhị nhưng cô không giấu được cái bứt rứt trong khi nói chuyện với Dương.
Nhẹ nhàng đẩy li La hán quả về phía Dương, Mai hỏi:
- Nhà anh Dương được cơ quan cấp cho ở đầy đủ tiện nghi không?
Dương lắc đầu:
- Chỉ là cái phòng thôi, Mai ạ. Rồi anh phải sắm sửa nhiều thứ lắm. Tội nghiệp Thơ, anh không muốn Thơ cực khổ vì thiếu thốn. Anh phải làm sao mua được những thứ tịên nghi mà hồi nào đến giờ Thơ thường ao ước. Khổ nhất là nhà cửa. Anh bây giờ không nhà, không cửa, Mai à.
Mai ngập ngừng nhìn Dương:
- Bởi vậy nên chị Thơ cố gắng học dữ lắm, anh Dương ạ. Chị bảo rằng đậu khá một chút may ra xin được việc ở gần nhà, có vậy mới đỡ đần anh chút ít.
Dương trầm tư đốt thuốc:
- Thơ có nói gì nữa không Mai?
Bối rối, cô nói trớ đi:
- À! Chỉ bảo em ráng làm việc nhà giúp chỉ. Dạo này chị Thơ đi học nhóm rồi ra thư vịên nữa nên anh ít gặp được chỉ là vậy đó.
Đắn đo một chút, Mai nói:
- Bác gái độ rày ra sao hả anh Dương?
Thở dài, Dương đáp:
- Bán hết đồ đạc, nhà cửa có lẽ trả đủ nợ. Mấy hôm nay mẹ anh được tại ngoại, đang ở chung với anh.
Đột nhiên Dương đứng dậy:
- Thôi anh về. Mai nói với Thơ có học cũng nhớ giữ gìn sức khoẻ.
Mai đưa Dương ra cổng. Cô trở vào cũng thấy buồn lây cái buồn của Dương. Cô nghĩ về tình yêu của cô, người yêu của cô.
Không như Thơ, cô quan niệm tình yêu đúng đắn hơn nhiều.
Trước hết người cô yêu phải là người yêu cô nồng nhiệt và trung thành hết mực với cô. Mai là người chừng mực trong tình yêu. Bao giờ cô cũng đòi hỏi sự tuyệt đối. Có lẽ Mai quá khe khắt đó, nhưng ít có ai không ích kỉ khi yêu lắm.
Mai cầm cây chổi tàu cau ra quét lá. Mấy hôm nay Phúc lười nên ngoài sân lá vàng rụng hơi nhiều, những chiếc lá vàng héo úa, quắt queo nằm úp mặt trên đất trong buồn làm sao. Tiếng chổi sột soạt vang lên không gợi được cái gì ngoài nối nhớ nhung, xa vắng
Tiếng Thơ từ nhà bếp vọng ra:
- Ông Dương về lâu chưa Mai?
- Chừng mười phút
- Hú hồn! Tí nữa đụng ổng rồi…
Mai khó chịu trước sự thay đổi gần như trâng tráo của Thơ. Cô xẵng giọng:
- Trốn với tránh. Em thấy chị làm sao ấy.
Ngồi xuống chiếc xích đu của mình, Thơ bĩu môi:
- Yêu nhau mà phải sống kiểu một gian phòng tập thể và hai trái timm vàng đối với chị là chuỵên khủng khiếp.
Chớp chớp hàng mi cong, Thơ nói tiếp:
- Một phòng lớn chia ra thành nhiều phòng nhỏ bằng những tấm vách mây bồ, ván ép… Đêm nằm trở mình đã làm láng giềng thức giấc làm sao người ta sống được nhỉ?
- Yêu nhau thì sống được chớ sao không?
- Rồi còn con cái, bạn bè nữa. Nói như em giống như khi yêu người ta sống bằng nước lã.
- Trên đời này cũng không thiếu người sống tạm băng nước lã để giữ lòng thuỷ chung…
- Rồi sau đó đưa nhau ra toà li dị.
Thơ nhún vai nói tiếp:
- Thà chia tay nhau trước như câu thơ “tình chỉ đẹp khi còn dang dở” thấy thi vị hơn.
Mai làm thinh. Cô không muốn tranh lụân nữa. Rõ là Thơ không muốn tiếp tục một cuộc tình một thời đắm say đầy hãnh dịên của mình vì chàng hoàng tử bỗng chốc trở thành kẻ tịên dân. Chuỵên tình của Thơ cũng giống như truỵên ngàn lẻ một đêm. Cô đã sắp xếp mối tình ấy lại cùng với cuốn truỵên thần thoại đầy những phép màu biến hoá vàng bạc, đền đài huyền bí để sống thật với mình, một cô gái mang tham vọng sẽ trở thành bà hoàng.
Phúc lững thững trong bếp đi ra, tay bưng một cốc chè, miệng nhai nhóp nhép. Ngồi xuống xích đu, cô đưa tô cho Thơ. Múc một muỗng chè cho vào miệng, Thơ cằn nhằn:
- Lúc nào cũng bỏ nhiều nước cốt dừa. Ăn vào một chút no hơi ợ toàn mùi xà bông.
Tỉnh bơ, Phúc lấy lại tô chè chuyển qua cho Mai. Cô nói:
- Một là tại bụng chị xấu, hai là tại chị xấu bụng. Chớ cỡ bụng em hả? Ăn hết nước cốt dừa cũng chẳng nhằm nhò gì.
Mai cười thầm trong bụng: “bà Thơ chỉ có con Phúc là trị được thôi”
Thơ nhìn Phúc:
- Cho một muỗng chè mà mai mỉa thế hả con khỉ kia? Đừng lộn xộn, chị đi guốc trong bụng em nè.. Làm sao em no hơi hay ợ mùi xà bông cho được vì “lòng em chôn một khối tình, chỗ đâu mà để cho sình, cho sình…”
Phúc vừa ăn thêm một muỗng chè nữa vừa nhắc tuồng:
- Chỗ đâu mà để cho sình hả Dương?
Rồi cô và Mai phá lên cười một cách thoải mái. Phúc tấn công Thơ:
- Chị Thơ, em nói rồi nhe. Ngoài anh Dương ra, em không chịu ai làm anh hai em đâu à nhe. Chị đừng đào huỵên mối tình này để khai sinh mối tình khác.
Thơ nhíu đôi mày cong:
- Ăn với nói, chị chưa có ý định gì cả. Em nói vậy là sao hả Phúc? Nhỏ không được chen vào chuỵên người lớn đâu
Phúc gõ gõ cái muỗng lên miệng tô:
- Lúc thì bảo: Phúc lớn rồi, phải dịu dàng ý tứ. Lúc lại bảo: Phúc còn nhỏ không được chen vào chuỵên người lớn. Vậy em lớn hay nhỏ tuỳ theo lúc, rồi tuỳ theo quyền lợi của chị và nhịêm vụ của em phải không nào?
- Hỗn vừa thôi, đợi má về rồi…
- Thua người ta rồi đem má ra hăm doạ, làn này em sẽ mách má chuỵên chị xù đẹp anh Dương thử coi má nói sao
- Em nói với má làm chi? Chuỵên của chị do chị quýêt định, vả lại chị với ảnh có ràng buộc gì với nhau đâu?
Phúc cãi bướng:
- Vậy sao hôm đám giỗ chị giới thịêu ảnh với mọi người? Chớ không phải tại bây giờ anh Dương không còn hội tụ đủ các tiêu chuẩn của chị?
Mai nghiêm mặt gọi:
- Phúc! Không được quá quắt như vậy đâu. Em không có quyền xét đoán chị Thơ. Vì em nhỏ hơn chỉ và chuỵên này thì đúng là do hai người với nhau, em hay má cũng là ngoài cuộc
Thơ nhìn lên những chùm mận trắng như tơ, cô nhỏ nhẹ:
- Em còn ngây thơ lắm, Phúc à. Xét lại, chị có làm điều gì không phải với anh Dương đâu? Nhưng chị hiểu, từ từ thì chị với anh cũng chia tay vì anh Dương không sống khổ cực được, chị cũng thế. Hai người dở chịu cực phải sống chung trong nỗi khổ không tránh được thì trước sau gì cũng tan vỡ. Thôi, thà chị mang tiếng phụ ảnh cũng được.
Phúc chẳng nói chẳng rằng, cô thầm nghĩ với chính mình: “Sao chị Thơ giả dối thế? chị có thể từ bỏ tình yêu một cách dễ dàng vậy sao?”
Lòng Phúc nhói lên một chút đớn đau. Các giai điệu bài hát “The name of the game” mà Nguyên hay huýt gió lại vang lên trong tâm hồn cô.
°
*
Phúc đang cặm cụi nạo dừa dưới bếp chợt có tiếng chuông ngoài cổng leng keng. Cô định đứng dậy ra mở cửa thì ông Triệu đang ngồi uống cà phê bên bàn gần đó bảo:
- Để ba
Ông nhanh nhẹn lên nhà trên rồi bước ra sân:
- À! Vào chơi Lâu quá mới gặp cháu.
Phúc tò mò lắng nghe… Tiếng hắn ta. Đúng là giọng trầm ấm của Nguyên:
- Bác về lâu chưa ạ?
- Bác về hôm qua. Sao, độ này khoẻ không?
Phúc nghe tim mình đập mạnh. Tiếng chân ông Triệu trở vào rồi giọng ông vang lên:
- Phúc ơi!
Cô thót ruột ngừng tay:
- Dạ!
- Cho ba hai li nước chanh.
Đúng là cũng lâu cô không gặp Nguyên.
Cô không muốn nghe nói gì về Nguyên. Anh ta gần như mất tích, nhưng thật mâu thuẫn Nguyên chỉ mất tích ngoài đời, còn trong tim Phúc anh nghiễm nhiên là một vết thương không lành.
Phúc đứng dậy, cô làm một li chanh tươi và một li chanh muối. Phúc thở dài, chẳng hiểu sao cô nhớ cả sở thích của Nguyên. Vừa đập đá, cô vừa ngóng cổ lên lầu kêu Mai:
Mai không xuống mà đứng ngay cầu thang hỏi vọng tới:
- Gì vậy Phúc?
- Bưng giùm em hai li nước cho khách của ba.
- Em bưng đi, chị đang mặc áo ngủ, mất công thay ra nữa.
Phúc để hai li nước lên hai cái đĩa trắng, rồi để cả hai vào cái khay đỏ. Cô cẩn thận để thêm một thố đường nhỏ. Cô làm nhâm nha, chậm rãi như cố ý chờ xem có ai đó không để cô nhờ… Cuối cùng, cô chạy đến chiếc gương trong nhà tắm nhìn gương mặt mình.
Cô là chuyên viên những việc vặt mà nên bao giờ có khách cô cũng là người bưng nước. Ấy vậy mà lần này cô lại khó khăn khổ sở. Tiếng ông Triệu lại vang lên:
- Phúc ơi!
Cô vội bưng khay nước ra, cô tránh nhìn mặt Nguyên. Cô đặt li nước chanh tươi trước mặt ba mình, li chanh muối trước mặt Nguyên. Đã bưng nước ra thì phải mời khách, nếp gia đình cô là thế. Phúc nghe giọng mình lạ lùng:
- Mời ba uống nước… Mời anh Nguyên uống nước
- Cảm ơn Phúc
- Này con gái, sao lại một li chanh tươi, một li chanh muối thế?
Bối rối, Phúc đứng làm thinh. Mắt cô chạm phải mắt Nguyên. Anh đang cười thật tươi, nửa đùa nửa thật:
- Phúc biết cháu thích chanh muối…
- Không phải đâu, tại hết chanh tươi rồi.
Phúc bướng bỉnh cãi lại rồi vội vã bước vào nhà. Mai đã xuống bếp, cô đang đãi vỏ đậu xanh. Phúc cằn nhằn:
- Không chịu xuống sớm bưng nước cho ba…
- Mà khách nào vậy?
- Oan gia…
Phúc vừa vắt nước cốt dừa vừa nghe tiếng ông Triệu sang sảng ở nhà trên. Không biết hai người bàn luận vấn đề gì mà ông lại hứng chí đến thế? Chị Mai cứ tủm ta tủm tỉm cười:
- Coi bộ ba hợp với oan gia của em
Phúc bực bội:
- Sao lại của em?
- Chớ có ai phong cho hắn “chức” oan gia, ngoài em ra?
Phúc không trả lời. Cô cứ lo ra mãi vì tiếng Nguyên thỉnh thoảng vang lên… Hình như hai người nói về võ thuật. Đúng “gu” của ba cô rồi. Hắn biết võ nên mới bắt nạt cô. Đêm đó, cũng tại Phúc chủ quan… Lần sau thì đừng hòng… Phúc quay lại phía Mai:
- Bổn phận của em nạo dừa, vắt nước cốt, xong rồi. Em đi à nhe!
- Đi đâu chớ?
- Lên lầu nghe nhạc…
Nói xong Phúc chạy tuốt lên lầu… Một lát sau, cô nghe tiếng Nguyên nói chuỵên với chị Mai dưới bếp. Cô ngồi bó gối ở đầu cầu thang lắng nghe xem người ta nói gì. Nguyên hỏi thăm mọi người, trừ Phúc… Phúc buồn buồn nhưng cô hi vọng rằng Nguyên sẽ nhờ chị Mai gọi cô xuống… Chắc chắn cô sẽ chạy ra ngồi kế bên anh và cô sẽ nói hết những nỗi ân hận lẫn yêu thương của mình với anh.
Nhưng Nguyên về rồi mà Phúc vẫn còn ngồi thừ ra ở những bậc thang…
Mai đem đến cho cô một băng nhạc:
- Nguyên gửi cho em…
- Em có nghe một “chữ” nào tên em đâu?
- Cần gì phải có “chữ” nào tên em. Nhìn nè, hắn ta viết tựa bài hát độc đáo thật chứ? Nghĩa là gì, “Gỗ mun”?
Phúc cầm băng nhạc trên tay. Hàng chữ cùng với những nét đưa lên bay bướm của những chữ cái làm cô xúc động: “Baby, I love you” rồi phía mặt B cũng ghi một hàng rõ hơn mặt A nữa: Baby, I love you.
- Rõ rồi nhé, chị dốt Anh văn lắm nhưng cũng hiểu sơ sơ, anh chàng muốn nói rằng, “Baby, anh yêu em”.
- Chỉ là tên một bài hát mà chị Mai
- Mở nghe thử coi, Phúc
Phúc không giấu được xúc động. Cô lặng đi trong tiếng hát của người ca sĩ… Suốt cuộn băng chỉ độc nhất bài “Baby, I love you want to me” khi thì giọng nam, lúc giọng nữ, rồi lời Việt, lời Pháp, hoà tấu, không lời…”
Mai gật gù:
- Anh ta cũng có công sưu tầm đó chớ… Mà sao em giận dai vậy, “Gỗ mun”?
- Ai giận hồi nào?
- Xí! Không giận mà không bao giờ muốn thấy mặt…
Phúc nuốt cục nghẹn ở cổ xuống. Vậy là “ông ta” kể chuyện đêm hôm ấy cho mọi người nghe rồi. Cô nhìn Mai:
- Ai nói với chị vậy, chị Mai?
Mai cười cười:
- Hỏi chi vậy? Cái quan trọng là em có giận hay không thôi?
- Hoàn toàn không. Em không muốn khổ vì hắn. Em thấy Nguyên coi thường em quá, em không bằng lòng.
Mai dịu giọng:
- Khi đã chấp nhận yêu phải dẹp tự ái, phải nhường nhịn và phải khôn ngoan.
- Nhưng người ta không có yêu em.
Rồi cô kể cho Mai nghe chuyện gặp Nguyên chở người khác. Mai an ủi em mình:
- Chị có nghe anh Khải nói, đó là bạn của Nguyên.
Phúc bĩu môi:
- Bạn gì mà ngồi tình dữ vậy?... Lúc đầu em còn buồn, giờ thì hết rồi. Người như thế có gì đâu mà buồn.
Mai nhịp chân theo điệu nhạc:
- Thật không đó? Đôi lúc chị lại thấy em chanh chua quá cỡ, lúc lại thấy em ngu cũng quá cỡ. Đàn ông, ten nào cũng tự ái, tự cao, tự đại cả. Và bao giờ họ cũng muốn hơn đàn bà cả. Phải khéo léo, Phúc ạ. Chớ mới thấy người ta chở một cô gái đã đoạn tuyệt thì mất luôn.
- Nhưng mà hắn ta chỉ muốn…
Phúc ngượng ngùng, cô không dám kể với Mai chuyện Nguyên đã thô bạo hôn cô…. Mai vẫn vô tình:
- Chị thấy hôm nào Nguyên đến em nên ra chơi. Ai lại trốn tuốt trên lầu như vậy hoài coi sao được.
Chiều đến. Phúc đưa Khải một tờ lịch vừa xé… Trong tờ lịch, cô ghi vỏn vẹn tên một bài hát khác “Thank you for the music” (cám ơn âm nhạc). Cô nhờ Khải đưa cho Nguyên rồi cô âm thầm chờ đợi… nhưng Nguyên không đến. Ôi, ai mà giải thích cho được trái tim của con người ta chứa đựng những bí ẩn gì?
°
*
Hôm nay Phúc vào võ đường hơi trễ. Cô hối hả thay võ phục rồi ra sân khởi động… Đưa mắt rảo một vòng, Phúc thoáng thấy thầy Phương đang đứng với hai người đàn ông xa lạ, ba người đang trò chuyện rất vui vẻ, cô nghĩ thầm:
- Lại có người tham quan võ đài nữa…
Rồi chẳng bận tâm, cô ráng hít đất cho đủ số lần yêu cầu của phụ tá. Thầy Phương mời khách ngồi rồi ra sân tập. Tiếng ông vang lên sang sảng:
- Chuẩn bị!
Tất cả các võ sinh răm rắp làm theo hiệu lệnh của ông. Phúc có cảm giác nhột nhạt như có đôi mắt nào đang nhìn cô. Phúc quay đầu sang trái, đúng như trực giá của mình, cô thấy một trong hai ông khách đang chăm chú nhìn cô, khi thấy cô nhìn lại, ông ta khẽ gật đầu. Không hiểu sao cô cũng mỉm cười và gật đầu đáp lễ.
- Hoài Phúc, chú ý nhé!
Tiếng thầy Phương vang lên làm Phúc đỏ mặt, cô hơi hất chiếc cằm bướng bỉnh lên rồi chăm chú đi tiếp bài quyền.
Đợt bệnh vừa rồi làm Phúc lỡ dịp thi lên đai, các bạn cùng sắc đai nâu cấp I đã lên được đai đen. Phúc buồn lắm, độ sau này nhiều lúc cô lơ là, nếu không có ba cô động viên chắc Phúc đã bỏ:
- Phúc, Sơn ra sân.
Phúc hơi ngạc nhiên, cô nghĩ thầm:
- Trời đất! Mình mà đấu với ông Sơn? Chắc chết. Bộ bữa nay thầy “đì” mình vì cái tội dám cười với khách sao mà? Cô bình tĩnh, chững chạc bước ra sân. Võ đường có tiếng xôn xao rồi im phăng phắc. Ai chẳng biết Sơn “lì”, người có tiếng ác đòn và háo thắng.
Thầy Phương bước đến ngồi kế hai bên ông khách. Anh Trí, phụ tá của thầy bước ra sân tập làm trọng tài.
Vừa chào nhau xong là Sơn ra đòn ngay. Anh ta tung đòn bạo thấy sợ. Từ nào đến giờ Phúc chưa song đấu với Sơn nhưng nhiều lần ngồi xem Sơn đấu với người khác. Phúc cũng đã nắm được cách đánh của anh ta. Mạnh bạo, ác nhưng cũng có nhiều đieể hở. Hôm nay điểm hở lớn nhất của anh ta là chủ quan, khinh địch. Anh ta khinh thường vì Phúc đúng là đàn em mình, ngoài ra anh ta còn muốn khoe tài với khách nữa. Lớn con, Sơn cao hơn Phúc gần cái đầu, nãy giờ Phúc chỉ thủ thế và đỡ đòn thôi. Ai cũng lo cho cô cả vì rõ đây là cuộc so tài không cân sức.
Sơn cười cười nhìn Phúc, đôi mắt anh ta lộ rõ vẻ tinh nghịch. Anh ta nhấp chân phải bất ngờ đá một cú Tollyo Chagi bằng chân trái, Phúc hoảng hồn thụt ra sau. Sơn lướt nhanh người dùng chân phải đá Apcha Pusgi vào người Phúc, cô gạt mạnh tay xuống, Sơn chỉ chờ có thế, anh rút chân lại, co tay thọc thẳng hai nắm đấm chính xác vào hai bên ngực cô. Phúc lùi lại, cô biết Sơn cố tình làm thế, đám võ sinh cười vang. Phúc đỏ bừng cả mặt, bụng tức điên lên “anh ta muốn bêu xấu mình đây”.
Phúc thận trọng dợm chân bước tới. Sơn quay lưng đá một cái, cô chỉ kịp nghiêng đầu thì gót chân anh ta đã quét gò má cô rát bỏng. Phúc bặm môi, Sơn nhìn cô với ánh mắt trêu chọc và nụ cười khi dẻ:
- Tấn công đi bé, thủ hoài vậy? Nếu nhường thì anh tiếp tục nha!
Sơn lại nhấp chân phải rồi bất ngờ đá Tollyo Chagi chân trái… Anh tiếp tục ra đòn như lần trước… Phúc tức lắm khi thấy cái nhìn của Sơn cứ nhắm vào ngực mình.
Sơn đã tính lầm, thay vì dùng tay đỡ như lúc nãy. Lần này Phúc dùng lóng bàn chân phải đá vào đầu gối anh ta rồi cô cắn răng, đạp thẳng chân vào bụng dưới của Sơn. Anh ta ngã phịch xuống đất. Phúc hoảng hồn đứng im nhìn anh Trí đỡ Sơn ngồi dậy. Anh ta lom khom ôm bụng, mặt tái mét.
Thầy Phương đến bên Phúc:
- Đòn đánh rất đẹp mắt nhưng phạm luật đấu. Em đánh đòn gì vậy, Hoài Phúc?
Cô bình tĩnh nhìn thầy:
- Dạ! Em đá đòn thiết tiêu cước của phái Thiếu Lâm.
- À! Ra thế. Học võ này lại đấu bằng võ nọ. Về chỗ đi.
Phúc bước vào căn tin. Thầy Phương và hai ông khách đã ngồi vào bàn:
- Ngồi đây, Phúc
Rất tự nhiên, Phúc kéo ghế ngồi xuống. Mắt cô chạm phải tia nhìn của người đàn ông lúc nãy.
Phúc kêu thầm:
- A! Mắt nâu
Đúng là mắt ông ta màu nâu khi cười có cái đuôi xếch lên trông rất đa tình. Gương mặt vuông đẹp cương nghị với bộ râu hàm dù đã cạo kĩ vẫn còn thấy xanh xanh quanh má.
Thầy Phương giới thiệu:
- Đây là chú Hoài Vũ, còn đây là chú Phạm Hiền. Hai chú là đạo diễn và cũng là bạn thầy.
Ngừng một chút, thầy Phương cười nói tiếp:
- Chú Vũ muốn gặp con đó Phúc. Bây giờ thầy ra sân, con ngồi tiếp chuyện với hai chú nhé!
Ngồi một mình với hai người lạ trong bộ võ phục, Phúc hơi lúng túng. Bên gò má hồi nãy bị Sơn đá trúng vẫn còn rát. Phúc có cảm tưởng cô đang bị người khác nhìn một cách săm soi như cô là một món hàng mà người mua cần chọn kĩ. Khó chịu, cô bướng bỉnh nhìn trả ông Vũ. Đôi mắt ông ta hay hay thật, giống mắt cô, mỉm cười, cô tự nhủ: “Có được một đôi mắt giống mắt mình cũng hiếm đấy”
- Năm nay Hoài Phúc bao nhiêu tuổi?
- Dạ, Phúc được hai mươi rồi ạ
- Phúc đang học ở đâu?
- Dạ, năm rồi rớt đại học. Phúc ở nhà học tin học, Anh văn và học ở đây.
Gật gù, ông Hiền hỏi thêm:
- Cháu không định học đại học tiếp sao?
- Cháu sẽ học tiếp nhưng cháu chưa biết chọn đại học nào vừa hợp với cháu vừa dễ đậu.
Ông Vũ đẩy li ca cao về phía Phúc rồi hỏi:
- Thế có bao giờ Phúc nghĩ mình là diễn viên màn ảnh chưa?
Phúc cười rất hồn nhiên:
- Chưa bao giờ vì diễn viên phải đẹp, và có tài. Đâu có ai xấu và dở như cháu…
Ông Hiền cười theo cô và ông lại đặt thêm một câu hỏi nữa:
- Họ tên cháu là gì?
- Lê Vũ Hoài Phúc. Tên rất con trai phải không chú?
Ông Vũ có vẻ thích thú, ông đùa:
- Vũ Hoài, Hoài Vũ, Hoài Phúc, chúng ta có bà con đấy cô bé. Sự lặp lại lí thú đấy chứ?
Trầm ngâm nhìn Phúc, ông Vũ nói:
- Nhìn Phúc sao chú thấy quen quá. Có lẽ nào chú đã gặp Phúc rồi? Hay ít ra cũng đã gặp một người nào đó rất giống Phúc…
Ngập ngừng một chút, ông hỏi tiếp:
- Mẹ Phúc tên gì?
- Dạ Nguyễn Thị Kiều Thanh, ba Phúc là Lê Khắc Triệu. Phúc còn hai người chị nữa.
Phúc liến thoắng:
- Chị Phúc đẹp lắm, có thể làm diễn viên được đó chú.
Ông cười:
- Không biết chị Phúc thì sao chớ Phúc thì làm diễn viên được đó.
Ông Hiền nói vào:
- Như vậy nhé! Tụi chú đang tìm một vai nữ trẻ, ngổ ngáo, biết võ. Chú thấy ở Phúc có được các yếu tố chú cần. Theo cháu nghĩ thế nào?
Phúc nghịch ngợm:
- Cháu thấy thích nhưng chưa dám nghĩ gì cả.
- Lém lắm! Vậy về nhà suy nghĩ đi.
- Chắc ba má cháu không đồng ý đâu.
Ông Vũ nhìn Phúc, đôi mắt nâu như khuyến khích cô:
- Thì Phúc thuyết phục, lời thuyết phục của cô con gái Út luôn có giá trị cao.
Ông Hiền nhìn đồng hồ:
- Chiều mai, vào giờ này, hai chú sẽ trở lại đây gặp cháu. Hi vọng là cháu sẽ làm việc với chúng tôi.
Phúc đứng dậy chào hai ông. Cô ra khỏi căn tin bước vào phòng thay đồ. Đầu óc suy nghĩ lung tung. Chuyện cũng bất ngờ và cũng vui. Đóng phim, cô biết mình không thích sự hào nhoáng nhưng nếu tìm được một việc nào đó về tài sắc của mình, phụ má chút đỉnh hay tự lo cho bản thân mình cũng rất tốt. Cô nghiêm chỉnh nghĩ:
- Mình sẽ thuyết phục ba má…
Cô hối hả đạp xe với ý nghĩ và sự háo hức chờ được người khác chấp thuận việc cô đã muốn.
Nhưng mọi việc đã không đơn giản như cô tưởng. Bà Thanh gạt ngay khi cô chưa nói dứt câu:
- Đừng bày đặt, tự nhiên đi chọn cái khó cho mình.
- Có gì đâu mà khó, má? Con lớn rồi, con cũng biết suy nghĩ chớ bộ. Má không tin con, tức là má khôngtin vào sự dạy dỗ của má bao nhiêu năm trời nay.
Bà Thanh khựng lại một chút. Con bé đáo để thật. Bà ôn tồn nói với con:
- Má muốn con học cho xong khoá tin học nâng cao này đi rồi anh Khải xin việc làm, công ty nó cũng đang cần người biết sử dụng máy vi tính. Chớ con định bỏ học để làm cái nghề biết có dài lâu không? Biết có làm được không? Diễn viên đâu có đơn giản. Phải có khả năng.
Anh Khải bênh Phúc:
- Dì Út ơi! Đạo diễn đã chấm, chắc người ta đã phát hịên được năng khiếu ở “Gỗ mun” rồi. Cứ cho nó đóng thử phim. Nhà mình có minh tinh màn bạc cũng lấy le với thiên hạ chút chút.
Thơ cũng chen vào:
- Đóng phim cũng phải lựa. Đâu phải vai nào cũng nhận? Ngang ngang ngổ ngổ như nó không biết vai nào cho hợp…
Bà Thanh phán câu cuối cùng:
- Để chờ ba về rồi tính. Mà má biết chắc chắn bà nội con không bằng lòng đâu. Tốt hơn là con nên từ chối từ đầu cho người ta tìm người khác.
Phúc buồn thiu ngồi xuống ghế salon. Cô cứ nhớ đến gương mặt ông Vũ và đôi mắt nâu ấm áp. Cô hơi lạ khi nghĩ rằng mình sẽ thật buồn nếu không gặp lại người đàn ông này.
Một tình cảm gì không rõ mới nhen lên trong lòng làm cô bâng khuâng. Người ta có thể một lúc nghĩ đến hai người đàn ông. Đó có phải là tình yêu không?
Anh Khải đã về rồi, cô bước ra sân khoá cổng lại. Cây ngọc lan cô mới trồng hôm nay đã có những cánh dài bé xíu toả ra mùi thơm dễ chịu… Cô bỗng nhớ là chiều nay cô không có ý trông chờ Nguyên như mọi bữa…
Điều khao khát duy nhất của cô hiện giờ là mơ ước được đóng phim.. Cô buồn buồn:
- Ôi! Sao má lạc hậu thế? Má cứ khư khư giữ cái suy nghĩ xướng ca vô loài từ ngày xa xưa nào xưa lắc…
Đến bên chiếc xích đu, cô nhẹ nhàng đong đưa… Cô nhớ lại câu chuyện ban chiều… Hình nưh ông ta thích gọi cô bằng tên chớ không thích gọi cô là cháu… Tự nhiên Phúc liên tưởng đến giọng rao vé số và bộ râu quặp của chú Tư thầy đơờ. Cô lắc đầu: Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Vớ vẩn vừa thôi, Phúc ạ!
Cô bước lên lầu mở cassette… Ít ra ngày mai cô cũng còn gặp lại ông ta một lần nữa.
Hôm sau, Phúc đến võ đường, vào căn tin cô chờ ông “đạo diễn”. Sơn “lì” ngồi với bạn ở phía trong gọi vọng ra:
- Phúc!
Phúc nhớ đến hôm qua, cô tức tối trong bụng nên trả lời cộc lốc:
- Gì?
- Anh xin lỗi. Hôm qua anh hơi mạnh tay.
Phúc kênh kênh:
- Nhằm nhò gì! Phải chi tôi là con trai thì anh mới danh dự. Đằng này đánh con gái thua đẳng cấp mình rồi xin lỗi… Nhưng tôi cũng cho anh hay, người được “lăng xê” không phải là anh đâu.
Sơn cười cầu hoà:
- Giận dữ vậy Phúc? Anh biết lỗi mà… Nè, Phúc! Giới thiệu anh với ông Vũ đi.
Phúc đoán không lầm. Dễ gì mà tự nhiên Sơn “lì” xuống nước với cô. Cô làm tỉnh:
- Chi vậy?
- Thì còn chi nữa.
Phúc thẳng thừng:
- Ông ấy biết anh rồi. Anh cứ đến gặp ổng. Tướng anh đóng phim chắc được…
Phúc cười:
- Tôi mà là đạo diễn, tôi chọn anh ngay…
Có tiếng xe ngoài sân. Phúc nhìn thấy chiếc xe du lịch màu trắng ngừng trước căn tin. Ông Vũ đang thong thả bước xuống. Hôm nay ông ta diện một chiếc áo sơ minh xanh nhạt ngắn tay, một chiếc quần jean muối tiêu trông rất trẻ trung và có gì đó hơi đỏm dáng. Ông vừa tháo mắt kinh mát cho vào túi áo vừa bước đến bàn Phúc ngồi. Ông nhìn Phúc không chớp mắt làm mặt cô đỏ lên:
- Uống chút gì cô bé nhé?
Rồi không đợi ý Phúc, ông gọi hai li café sữa đá. Giọng ông thân mật:
- Café sữa không làm cô bé mất ngủ đâu.
Khoanh tay trước ngực, ông nheo mắt nhìn Phúc:
- Phúc không từ chối cái nghề diễn viên chứ?
Phúc lắc lắc mái tóc ngắn:
- Tiếc là má Phúc bảo Phúc phải gặp chú ngay để chú có thời gian tìm người khác. Má Phúc không bằng lòng.
Ông Vũ hơi nhíu mày:
- Thế Phúc có thích đóng phim không?
- Dạ, thích chứ. Ít ra mình cũng sẽ là một người khác chớ không phải là mình, một con nhỏ đủ thứ cái dở.
Ông Vũ bật cười trước câu nói hồn nhiên của Phúc. Ông châm thuốc hút rồi nhìn ra sân như đang suy nghĩ một điều gì.
- Về nhà tôi nghĩ mãi mới nhớ ra là đã gặp Phúc ở đâu.
Cô tròn mắt ngạc nhiên nhìn ông:
- Gặp Phúc à? Gặp ở đâu hở chú?
Ông Vũ chớp mắt:
- Phúc rất giống một người bạn gái của tôi.
- Cô ấy hiện giờ ở đâu hở chú?
Ông Vũ thở dài:
- Cô ấy ở trong quá khứ của tôi… Hơn hai mươi năm rồi tôi không biết tin tức gì của cô ấy cả.
- Thế mà chú vẫn nhớ cô ấy?
Ông Vũ nhìn Phúc, đôi mắt ông xa xôi:
- Tôi nhớ tất cả những người con gái tôi đã gặp, đã có cảm tình…
- Chắc là thím phải khổ vì chú…
- Rất may, tôi vẫn là người cô đơn.
Phúc hơi ngạc nhiên nhưng cô im lặng không hỏi gì thêm ông ta nữa… Để làm gì? Cô buồn bã khi nghĩ đến phải chia tay với ông, một người lạ mà cô thấy có gì rất gần gũi với cô.
Ông Vũ uống thêm một ngụm café:
- Uống nước đi Phúc, suy nghĩ gì vậy?
Phúc nhìn ông Vũ:
- Chú Vũ à! Trong võ đường của thầy Phương có nhiều người rất giỏi, cháu chưa được một góc của các anh chị ấy.
Ông Vũ cắt ngang lời Phúc:
- Không phải giỏi võ là được, đó chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố…
Rít một hơi thuốc, ông liếc nhanh Phúc:
- Đi tìm diễn viên cho một phim nhiều khi khó gặp lắm dù diễn viên ấy chỉ đóng một vai phụ thôi. Phải nói là rất tiếc nếu Phúc không tham gia được.
Đột ngột, ông đề nghị:
- Tôi sẽ gặp ba má Phúc vào một ngày gần đây. Phúc cho tôi địa chỉ nhé? Còn bây giờ, Phúc có bận việc gì không?
- Dạ, Phúc được rảnh đến năm giờ
- Còn sau đó…
- Phải phụ đẩy xe ba bánh…
Ông Vũ trợn tròn mắt:
- Đẩy thuê à?
- Dạ, không phải. Phúc đẩy xe hàng từ chợ về nhà cho má.
- À! Cô bé giỏi đấy chứ. Tôi mời cô đến phim trường chơi cho biết.
Phúc buột miệng:
- Thích thật, nhưng Phúc đi xe đạp…
- Có gì mà khó, thảy vào cốp xe của tôi. Tôi cho cả cái xe của cô vào phim trường nữa. Chịu không?
Phúc như đứa trẻ hớn hở theo ông Vũ. Cô thích thú lên ngồi kế bên tay lái. Ông Vũ cho xe chạy từ từ ra cổng. Phúc hơi khựng lại một chút khi cô bắt gặp gương mặt tái nhợt của Nguyên. Nguyên đứng bên cổng võ đường với cái xe đạp không vè, không thắng của anh.
Phúc ngồi chết cứng trên ghế, cô chợt liếc nhanh ông Vũ, cô càng bối rối và ngạc nhiên hơn khi thấy mặt ông ta sa sầm lại và một tiếng “hừ” khô khốc đã vọt ra khỏi khoé miệng đang lạnh lùng mím chặt.
Phúc xoay đầu nhìn lại, Nguyên đứng đó nhìn theo chiếc xe. Tim Phúc đập mạnh, cô muốn chạy xuống với anh nhưng ngần ngại, chút tự ái cũ và tình thể hiện tại làm cô chùn chân. Có phải anh ấy tìm mình không? Len lén nhìn ông Vũ, cô thấy ông ta đã bình thản trở lại và đang chăm chú lái xe.
Cô bỗng thấy hết hứng thú đi với ông Vũ. Cô mong thời gian trôi thật nhanh để cô về nhà, biết đâu Nguyên đang chờ cô ngoài chiếc băng đá. Nguyên, em đã mong đợi anh biết bao. Cô cứ thầm nghĩ đến Nguyên suốt dọc đường và chẳng buồn trả lời những câu hỏi của ông Vũ. Một chút thắc mắc dấy lên trong cô. Tại sao ông ta có vẻ bực bội khi nhìn thấy Nguyên? Ông ta có biết gì về mối quan hệ giữa cô và Nguyên không? Mà nếu biết thì cũng đã sao?
Ông Vũ lịch sự đưa Phúc về trước cổng nhà, mắt ông nhìn Phúc quyến rũ:
- Chúc cô bé đêm nay có nhiều mộng đẹp…
Dắt xe vội vã vào trong sân, Phúc đã thấy Nguyên và Khải đang lui cui khiêng hàng vào bếp. Lòng Phúc rộn lên một niềm vui khó tả.
Anh Khải nhìn Phúc:
- Đi chơi dữ hé! Để anh đẩy xe một mình, khiêng hàng một mình…
Phúc lườm anh rồi cười thật tươi:
- Có người phụ anh rồi mà còn than!
Anh Khải đứng chống nạnh, hất hàm:
- Ê nhỏ! Ai chở em về vậy?
- À! Ông đạo diễn… Ông chở em về đến phim trường xem cho biết, rồi ổng chở về nhà để biết nhà….
- Chi vậy?
- Em đâu biết…
Nguyên nãy giờ lầm lì khiêng hàng bất chợt ngước lên nhìn Phúc. Cái nhìn như muốn nhắn nhủ và trách móc làm Phúc nao lòng. Khải nói:
- Để cho Phúc khiêng ba cái còn lại. Mày và tao nghỉ được rồi đó Nguyên.
Xoay sang Phúc, Khải nheo mắt cười trêu:
- Làm bù đi chị Hai… Phim video đang hấp dẫn trong nhà…
Rồi anh vừa cười vừa đi vào. Còn lại hai người, Phúc chẳng biết nói gì với Nguyên cả. Trên xe còn thùng xà bông sau cùng, Nguyên nhỏ nhẹ:
- Phúc để anh khiêng cho.
Lần đầu Nguyên xưng anh với mình, Phúc nghe sao mà ngọt đến mềm lòng. Cô lặng thinh chờ Nguyên khiêng thùng xà bông đi, cô đẩy xe vào nhà xe, Phúc đang loay hoay khoá cửa nhà xe thì Nguyên ra đến. Anh giúp cô bóp ống khoá. Buông ống khoá ra, Nguyên cầm chặt tay Phúc. Anh thở dài:
- Em khoá cả trái tim anh rồi, Phúc ạ!
Phúc bồi hồi, cô chẳng dám rút tay mình lại cũng không biết nói gì. Cô nhủ thầm: “Đừng ngang ngược nữa, đừng vờ vĩnh nữa “Gỗ mun” ơi! Phải chịu thua thôi…”
- Sao mình cứ chơi trò cút bắt như trẻ con thế. Em nghĩ gì về anh, nói cho anh biết đi Phúc?
Nguyên cảm thấy bàn tay Phúc run nhẹ trong tay mình. Nguyên trìu mến nhìn cô. Phúc chợt thấy mình yếu đuối như cánh hoa đồng thảo tim tím đang ngả nghiêng trước gió cuối sân, hình như cô sắp ngã vào lòng Nguyên như lần nào đó ảnh đã đưa tay ra đỡ cô… Phúc nóng bừng đôi má, cô ngước mặt nhìn Nguyên. Đôi mắt anh sao lạ lùng, hình như có ngọn lửa nhỏ, rất nhỏ đang sưởi ấm trái tim cô.
Phúc ấp úng:
- Em đang nghĩ, có phải anh đang đùa với em không? Anh đang muốn cho em phải khổ vì anh, phải không?
Tay Nguyên siết chặt tay Phúc hơn, giọng anh nồng nàn gấp rút:
- Anh tệ đến thế sao Phúc? Có thể anh quá nhiều thói hư tật xáu để chẳng xứng với em. Nhưng dù em nghĩ về anh như thế nào anh cũng phải nói là anh…
Phúc cuống quýt:
- Đừng… Anh đừng nói gì cả. Em sợ…
Nguyên ngạc nhiên:
- Em sợ gì?
Phúc bỗng rơm rớm nước mắt, cô chẳng ngờ mình có thể dễ khóc như vậy. Cô nhìn anh rưng rưng, Nguyên buông bàn tay chợt lạnh ngắt của Phúc, anh lặng lẽ cùng cô đến ngồi bên chiếc ghế đá giờ đã thân quen đối với cả hai người
- Nói đi “Gỗ mun”, em sợ gì?
Trái tim Phúc chợt trĩu xuống. Hình ảnh Nguyên và cô gái tóc dài anh chở hôm nào làm cô khổ sở. Cắn môi, Phúc dịu dàng nói:
- Em sợ lời anh sắp nói với em chẳng qua cũng chỉ là một thói quen.
- Thói quen à?
Mặt Nguyên hơi đỏ lên, nhưng anh bình thản lại ngay:
- Mọi lời nói về tình yêu đều giống nhau, đó có thể là thói quen. Còn tình yêu thì không. Dù có ái đó đã nói rằng: “người ta chỉ thật sự yêu một lần duy nhất, còn những lần sau đó chỉ là thói quen”. Anh thì ngược lại, anh có thói quen xấu là đã quen nhiều cô gái trước khi biết em, nhưng yêu thì duy nhất chỉ một lần mới đây thôi. Anh chưa hề nói một lời yêu nào cả đối với bất cứ ai. Có thể em không tin, điều đó không nghĩa lí gì khi anh đã thật sự yêu.
Thở dài, Nguyên cúi xuống nhặt một viên sỏi ném nơi góc sân:
- Cuối cùng em cũng đã biết lòng anh đối với em như thế nào, dù điều đó em sợ, không muốn anh nói ra.
Đến lượt Phúc bối rối, cô không nghĩ Nguyên sẽ nói như thế với cô. Ngại ngùng, cô nhìn ra xa. Rồi bỗng dưng cô rụt rè nắm lấy bàn tay Nguyên. Anh kéo đầu cô tựa vào bờ vai anh, xúc động. Lần đầu tiên trong đời cô đón nhận một cảm giác lạ lùng đang nhẹ nhàng len lỏi vào từng ngóc ngách của hồn cô. Đầu Nguyên nghiên xuống, tóc cô chạm nhẹ vào cằm anh…
Phúc đỏ mặt, một nỗi khát khao kì lạ làm người cô mềm đi. Thân thể rắn chắc của người con trai cô yêu phút chốc trở nên chỗ dựa thân thiết vô cùng đối với cô.
- Hoài Phúc!
Tiêng Nguyên tha thiết vang lên rất nhỏ bên tai cô. Phúc nhắm mắt lại úp mặt vào ngực Nguyên khẽ thở dài. “Gỗ mun” ơi! Mi đã thật sự bị đốn ngã rồi…”
Nguyên nâng cằm cô lên. Miệng anh hơi mỉm cười, đôi mắt thật sáng trên gương mắt hết sức nghiêm trang. Phúc hồi hộp chờ môi Nguyên… Nhưng rồi Phúc chỉ nhận được một nụ hôn rất nhẹ lên trán. Cô ngạc nhiên… Hơi dỗi chút xíu, cô chợt xấu hổ, phụng phịu, cô trề môi cong một cách nũng nịu. Ôi! Cô yêu anh biết bao!