Lớp học có vẻn vẹn 30 học sinh nhưng có đến gần 10 quốc tịch khác nhau. Hiệu trưởng là người Úc. Giáo viên là tập hợp “ liên hiệp quốc “, trong đó người Việt chiếm khoảng một phần năm. Học sinh được dạy bằng hai ngôn ngữ Việt – Anh và thụ hưởng phương pháp giáo dục tiên tiến. Chẳng hạn trong giờ địa lý thay vì hướng dẫn theo cách cổ điển thì cô Linda Martin đã dùng phấn đủ màu vẽ chi tiết bản đồ nước Mỹ giữa sân. Các em xác định ví trí mỗi bang bằng cách đứng vào những điểm đánh dấu trong bản đồ. Địa lý là môn học nhàm chán, khó nhớ nhưng với cách dạy sinh động này đã gây hứng thú cho học sinh, các em tiếp thu bài rất nhanh và in sâu vào óc không thể nào quên. Học phí được thanh toán bằng đô la, tất nhiên với cái giá không rẻ một chút nào. Trong số 5 học sinh người Việt thì 3 em là con quan chức cao cấp, 2 là con của giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn có tầm cỡ. 25 học sinh còn lại đều là con em của các cán bộ lãnh sự, tham tán thương mại, tùy viên quân sự hay các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại thành phố. Trong đó có 4 em là người Hàn Quốc, 3 Trung Quốc, 1 Pháp, 2 Mỹ, 2 Úc, 3 Nhật và nhiều quốc gia khác... Tuần trước gia đình em Natasa, người Nga, đã kết thúc thời gian công tác tại Việt Nam trở về Maxcơva nên lớp còn lại 29 em. Cả bọn chưa hết buồn thì ngay chiều hôm đó đã có đứa thế chỗ. Một thằng bé da đỏ với đôi mắt hoang dại như sói rừng. Rụt rè. Nhút nhát. - Ồ, một bạn da đỏ. Như vậy lớp học của chúng ta đã có đủ 4 màu da! – Học sinh Trung Quốc reo lên. Cha nuôi của nó, ông Brown, là nhà kinh doanh hàng nội thất cao cấp, ngoài 60 tuổi mà chưa có gia đình. Cách đây 1 năm, trong một lần đi săn ở Mêhicô, ông đã phát hiện ra nó đang sống chung với bầy sói. Thằng mọi da đỏ di chuyển bằng cả tứ chi, hoàn toàn không hiểu và biết nói tiếng người. Âm thanh từ cổ họng phát ra tựa như tiếng sói tru. Nó chỉ khoái khẩu món thịt sống. Và chỉ thích cưỡi truồng. Nó là một con sói phải mang lốt người! Sau hơn 10 tháng được “ thuần hóa “, cái phần Người trong nó dần dần được đánh thức, tuy vẫn còn e ngại trước đám đông. Khi sang Việt Nam ông Brown mang nó theo. Và đó cũng là nguyên nhân nó có mặt tại lớp học này. Vượt qua những rào cản ban đầu, bọn trẻ nhanh chóng kết bạn và chơi thân với nhau. Tonny ( tên thằng mọi da đỏ ) là cậu bé đáng yêu. Tâm hồn trong sáng không có chỗ cho sự ích kỷ, lòng thù hận. Nó rất nhanh nhẹn. Và có thể leo trèo như sóc và nhảy rất xa loài chuột túi. Đặc biệt đánh hơi rất tài. ( cô giáo bảo đấy là những tinh hoa cậu ta tiếp nhận từ cuộc sống hoang dã ). Chính vì thế mà điểm các môn thể dục thể thao bao giờ nó cũng đạt điểm mười. Tonny khỏe nhất lớp và cũng là đứa tối dạ nhất. 3 + 3 = 6, cả lớp đáp ngay khi cô giáo vừa đưa ra đề toán. Còn nó phải suy nghĩ suốt buổi học. Nó hoàn toàn không hiểu những từ nhân cách hóa và cứ thắc mắc những bậc thang ở hồ bơi dùng để làm gì trong khi nó có thể trèo lên một cách dễ dàng? Buổi tối bọn trẻ kể nhau nghe truyện cổ tích “ Mụ phù thủy với cây chổi thần “ một cách say sưa thì Tonny ngơ ngác nói: - Có chuyện đó nữa à? Làm sao chổi có thể bay được? Phi cơ mới bay được chứ! À, tớ hiểu rồi. cây chổi có lắp động cơ máy bay phải không? Trong đầu nó là miền đất hoang sơ chưa có bất kỳ hạt giống kinh nghiệm nào. Một hôm trong giờ mỹ thuật, cô Susan nói: - Hôm nay các em hãy vẽ hình Thượng Đế. Sau 60 phút sẽ nộp bài. Em nào sáng tạo nhất sẽ được thưởng 1 hộp sôcôla! Trong khi bọn trẻ cắm cúi vẽ thì Tonny ngồi cắn bút chì. 30 phút trôi qua, vài đứa đã nhanh chóng hoàn thành “ tác phẩm “ của mình. Vỡ của nó vẫn trắng tinh không một nét bút. Hết giờ, cô giáo thu bài. Và sau đây là kết quả: Thượng Đế của các học sinh Việt Nam và Trung Quốc giống nhau như anh em sinh đôi. Thượng Đế được lấy từ nguyên mẫu lão Ngọc Đế trong bộ phim “ Tây du ký “ đã chiếu trên truyền hình cách đây nhiều năm. Lão Trời già vận y phục đời Đường. Chiếc mão đội đầu lòng thòng những viên ngọc trai. Râu cằm, ria mép mọc mất trật tự. Đặc biệt, gương mặt rất u tối. Thượng Đế của các em học sinh Hàn Quốc, Nhật bản cũng có điểm tương tự lão Ngọc Đế Trung Hoa, chỉ khác nhau ở trang phục truyền thống. Thượng Đế của các học sinh Anh, Mỹ, Đức...được bê nguyên xi từ tượng Chúa Giê-Su ở các nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhà thờ Tin Lành.. Tất cả các bức vẽ đều rất sống động. Rất đẹp. Cô Susan chán nản ném mạnh tất cả lên mặt bàn rồi thở dài thườn thượt: - Hoàn toàn chẳng có chút sáng tạo nào, tất cả những tác phẩm của các em đều được sao chép bằng trực giác kinh nghiệm đã trải qua. Cô rất thất vọng về điều này. Tonny, tranh của em đâu, sao cô không thấy? Thằng bé da đỏ rụt rè rút tay ra khỏi hộc bàn. Cô Susan đón lấy bức vẽ của nó từ tay đứa học sinh Trung Quốc ngồi bên cạnh. Cô giáo ngắm nghía một hồi lâu rồi thốt lên: - Sáng tạo! Sáng tạo! Hộp sôcôla thuộc về em Tonny! Thượng Đế trong suy nghĩ của thằng bé da đỏ là một khối đa giác kỳ lạ cùng những hoa văn sặc sỡ. Bọn trẻ rất ngạc nhiên khi lần đầu mục kích Thượng Đế không phải là những hình ảnh quen thuộc. Chúng cảm thấy thất vọng, bị sỉ nhục. Một học sinh người Hàn Quốc lập tức đứng dậy, phản ứng rất gay gắt. Nó cho rằng cô Susan đã thiên vị, không công bằng. - Thưa cô, không phải là Thượng Đế. Đây chỉ là bức tranh hổ lốn, được sáng tạo bởi một họa sỹ thiên tài có tên là Tonny. Bọn trẻ cũng nhao nhao lên. - Đúng thế cô ạ, chỉ là một khối màu nham nhở. Em có thể vẽ đẹp hơn thế nữa là.. - Chả trách cậu ấy được, bởi cậu ấy có nhìn thấy Thượng Đế bao giờ đâu. - Cô đã thiên vị với Tonny, bọn em không phục! Cô Susan nói: - Các em thân mến, sáng tạo là phải làm ra cái mới chứ không phải rập khuôn theo cái cũ. Tranh của các em rất đẹp, rất giống những gì cô đã từng nhìn thấy. Đó chỉ đơn là sự sao chép dựa vào kinh nghiệm mà thôi. Lớp trưởng nói: - Nhưng cũng nhờ vào kinh nghiệm mà ta đã sáng tạo ra cái mới đó thôi. Cô gái chủ nhiệm nói: - Các em đã nhận thức sai lầm mất rồi. Kinh nghiệm hoàn toàn không sáng tạo nên cái mới, mà ngược lại nó thui chột tất cả tư duy sáng tạo. Và các bức vẽ tiết học hôm nay đã nói lên tất cả. Đoạn cô Susan nhìn Tonny bằng ánh mắt trìu mến: - Chính vì thế, cô đánh giá cao bức vẽ của Tonny. Các em cũng nên lấy đó làm bài học cho những sáng tạo khác sau này. Cả lớp đồng thành nói: - Thưa cô, chúng em đã hiểu rồi ạ! Cám ơn Tonny! Hai tháng sau, trong đợt thi triển lãm tranh quốc tế thiếu nhi, bức “ Thượng Đế “ của thằng Tonny được tất cả các thành viên ban giám khảo nhất trí trao giải nhất vì những sáng tạo lớn lao. Thành phố Hồ chí Minh ngày 27/11/2005