Ngày 14-1-1929 lực lượng Chu Đức-Mao xuống núi, chỉ vài ngày trước khi căn cứ của họ bị Tưởng tấn công. Khi tin tức căn cứ của họ bị tấn công, và vợ Chu Đức bị chặt đầu tới tai, thì ông này mất hết tinh thần. Đây là cơ hội bằng vàng cho Mao lật Chu Đức mà nắm gọn luôn vừa đảng vừa quân sự. Chu Đức cũng không chống đối gì.Tháng 3 năm đó Mao tấn công và thành công chiếm được Tinh Châu, một thành phố khá lớn và giàu có. Quân đội Mao lần đầu tiên được phát quân trang.Tháng 6 cùng năm Thượng Hải gửi tới một nhân viên tên Liu An-gong để nắm vị trí thứ 3, sau Mao và Chu Đức. Thế nhưng với An-gong bên cạnh, Chu Đức đã thách thức vai trò lãnh đạo của Mao. Vì hầu hết quân sĩ đều theo Chu Đức, Mao bị loại ra khỏi ban lãnh đạo một lần nữa trong một cuộc bỏ phiếu.Phải giã từ bộ chỉ huy, nhưng không chịu thua, Mao chờ đợi cơ hội. Ngày 10-7, khi đại hội đảng vừa bắt đầu khai mạc thì Mao tung tin là quân chính phủ đang tới đánh. Các đại biểu nhanh chóng giải tán, thế là Mao cho người điền vào các chỗ trống và bỏ phiếu bầu người của Mao vào các chức vụ quan trọng. Để trả thù Chu Đức, Mao bí mật liên minh với một sĩ quan của Chu Đức là Lâm Bưu, và cuối tháng 7-1929 khi quân Tưởng tới đánh thì lực lượng của Lâm Bưu thay vì tới họp mặt với Chu Đức theo kế hoạch để chống Tưởng, đã rút đi theo Mao. Chỉ còn lại với một nửa quân đội, Chu Đức chỉ đành nhờ Trung ương đảng tìm biện pháp giải quyết. Vận may một lần nữa lại đến với Mao vì lúc đó Stalin đang sợ hãi phong trào Trotsky mà giáo sư Trần Độc Tú, sáng lập viên ĐCSTQ, là một thành viên đắc lực. Trần Độc Tú một thời là người đỡ đầu của Mao, nên Stalin quyết định ra mặt ủng hộ Mao, vì sợ nếu không thì Mao sẽ theo Trần Độc Tú mà gia nhập phe Trotsky. Chu Đức đành viết thư mời Mao trở lại ghế lãnh đạo, và dĩ nhiên một người như Mao thì phải để Chu Đức khẩn khoản năn nỉ nhiều lần trước khi cho phép Chu Đức được gửi quân tới đón về.