Lời Bạt

Kết thúc tiểu thuyết lịch sử hiện đại Người Bình Xuyên theo kiểu “cuộc chiến đấu còn đang tiếp diễn” chắc chắn làm nhiều bạn đọc không hài lòng: người đọc muốn biết số phận của các nhân vật trong truyện ra sao. Vậy xin viết thêm vài trang để “bổ túc hồ sơ lý lịch” một số nhân vật.

*

Sáu năm sau ngày giải phóng, anh Hai Vĩnh – Đại tá Cục phó Cục Xây Dựng Kinh tế Quân khu 7 – đưa tác giả đi thăm phần mộ ông và bà Tám Mạnh nằm trên miếng vườn nhà ở cuối đường Chánh Hưng, phường 7, quận 8.
Dưới bóng dừa mát rượi, hai ông bà nằm song song bên nhau, như lúc sống đã cùng ra Rừng Sác, lên núi Nứa, tập kết ra Bắc rồi trở về Nam đáo lại quê nhà. Trên phần mộ ông Tám bia có đề:
Ông Nguyễn Văn Mạnh
(Nhân sĩ miền Nam)
Sinh năm 1888 tại xã Chánh Hưng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn.
Đảng viên Cộng sản năm 1944.
Từ trần ngày 22-12-1976
Hưởng thọ 88 tuổi.
Bia bà Tám như sau:
Bà Hùynh Thị Đào.
(Cán bộ Mặt trận Tổ quốc Trung ương)
Sinh năm 1894 tại xã Phước Long, huyện Nhà Bè, tỉnh Gia Định.
Từ trần ngày 17-10-1981
Hưởng thọ 88 tuổi.
Như vậy, ông và bà Tám đã chứng kiến ngày huy hoàng của đất nước sau bốn mươi năm tranh đấu của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đứng nhìn khá lâu chân dung hai ông bà, tôi có cảm tưởng như thấy phản phất một nụ cười mãn nguyện, cái mãn nguyện của những người tìm được con đường đi đến nơi về đến chốn, tuy lắm chông gai nhưng cũng đầy hương sắc.
Anh Hai Vĩnh đưa tôi về xã Long Kiểng, nơi chôn nhau cắt rún của anh. Chúng tôi đã dừng lại ngã ba Nhơn Đức, nơi anh lập thành tích đánh tan ba tên du đãng để nhảy lên chức anh chị trong vùng. Nhắc lại chuyện xưa, anh đăm chiêu và tôi hiểu anh nghĩ gì: “Nếu không có Đảng…” Cố nhiên là chúng tôi dừng lâu tại cầu Rạch Đỉa là nơi diễn ra mối tình đầu của thầy Hai Vĩnh và cô Tư Xóm Cỏ.
Bà con trong vùng tranh nhau mời “chú Hai” vô nhà uống nước. Nhiều người ngỏ ý “thành tích chiến đấu suốt hai mùa kháng chiến, Hai Vĩnh phải lên tướng mới đúng”. Trước tình cảm đặc biệt của bà con, anh chỉ mỉm cười khiêm tốn. Trên đường về, anh nói nhỏ với tôi:
- Lên tới tá là đụng trần nhà rồi. Bởi vì văn hóa mình kém, lại kẹt lý lịch Bình Xuyên…
Tôi nghĩ thầm:
“Phải cố hoàn chỉnh Người Bình Xuyên để giúp mọi người hiểu rõ tập thể những kẻ giang hồ yêu nước mà Hai Vĩnh là một trong những người tiêu biểu nhất.

*

Về nhà, anh giới thiệu tôi với cô Tư Xóm Cỏ - nay đã có cháu nội. Hai anh chị mỉm cười khi tôi gợi lại mối tình đầu ở nhà máy xay Sáu An. Cô Tư Xóm Cỏ tiết lộ một bí mật lý thú:
- Hồi đó ông yếu nhớt vì mang chứng hút. Nhờ cú đá của tôi mà ổng bỏ hút đi học võ.
Thì ra nạn nhân của cô Tư Xóm Cỏ tại nhà mày ngày ấy không phải là anh thợ máy mà chính là chàng Hai Vĩnh. Lai càng độc đáo: một ngọn cuớc mà nên vợ nên chồng, lại nên nghiệp lớn. Người Bình Xuyên có khác!

*

Anh Bảy Rô đã thành “viên ngoại”, đúng như điều anh mơ ước thuở thiếu thời. Sau giải phóng, anh làm cán bộ công đoàn huyện Nhà Bè, ngụ tại ấp 3, xã Tận Thuận. Cơ ngơi của anh theo đúng công thức VAC (vườn, ao, chuồng) lại thêm ruộng rẫy nứa. Anh sống thoải mái “giàu sang thì không bằng ai, nhưng lai rai thì không ai bằng mình”. Xin giới thiêu sơ lý lịch của anh, như được ghi trong sổ hưu trí do Liên hiệp Công đoàn thành cấp: 33 năm 9 tháng công tác liên tục, thương tật 4/8 (theo sở trợ cấp thương binh). Đặc biệt có 13 năm 9 ngày ở các khám Chí Hòa, Phú Lợi và Côn Đảo từ 10-8-58 đến 9-10-71. (Ra đảo từ 65 đến 70). Trong đợt phát thẻ Đảng, anh Bảy được cấp thẻ đỏ với sự nhất trí cao của chi bộ.
Một trong những “công tác nổi” của anh Bảy là hằng năm đều đăng cai tổ chức liện hoan tất niên tại nhà, quy tụ đôi ba trăm bạn chiến đấu cũ, trong đó có hầu hết anh em Bình Xuyên còn sống sót đến ngày nay.
Trong năm năm liền, tác giả được mời đến chung vui tay bắt mặt mừng với anh Hai Vĩnh, Bảy Môn, Mười Lực, Năm Chảng, Năm Hồi, Ba Xuân, Sáu Tuấn, chị Mười Trí, Ba Rùm, Hai Bạc, Ba Chiêu, Sáu Nhuốc, Tám Tâm…
Có năm ban tổ chức mời được khách quý như thượng tướng Trần Văn Trà, thiếu tướng Lương Văn Nho, các đại tá Lâm Quốc Đăng, Lâm Văn Hậu, anh Cao Văn Bổ và các anh chị em thuộc Quân nhu Khu 7. Các cán bộ lão thành như các ông Bảy Trân, Bảy Khánh, Hồ Văn Lái cùng vui vẻ tới dự.
Anh Bảy Rô đã đưa tác giả đến nền nhà cũ của anh ở sát nền nhà ông Ba Dương, gần cầu Rạch Đỉa, nơi nhiều kỷ niệm vui buồn trong đời anh: đâm chết Ba Tần ở đó, làm bảo vệ cho anh Ba Dương cũng ở đó, dùng ong vò vẽ đánh tan bọn Chà chóp cũng ở đó. Trên con đường đá đỏ từ bến đò Long Kiểng chạy dài tới chợ Long Kiểng thỉnh thoảng chúng tôi gặp vài chiếc thổ mộ cổ xưa lộc cộc suốt quãng đường làng. Tôi hình dung một Bảy Rô mặc pyjama lãnh đen, đầu đội nón nỉ cũng màu đen, cặp nách con roi ngữa, nhanh nhẹn nhảy xuống đường, chân đi chữ bát, tay nằm gọng xe ra sức đẩy tiếp xe lên dốc cầu sắt. Anh đánh xe thổ mộ có máu cờ bạc và thích sanh sự này nếu không gặp sinh viên Thắng (bí danh Ba Trà) trong Khám Lớn năm 44 thì cuộc đời của anh sẽ ra sao?
Có lẽ vì mang ơn người thầy đầu tiên trong lýt-xê Khám Lớn mà cuộc liên hoan cuối năm (hay đầu năm) nào, anh Bảy cũng mang thiệp đến tận nhà anh Ba “mời cho được mới nghe”.
Tin mới nhất là năm rồi anh Bả
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • y được bầu làm chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống huyện Nhà Bè.

    *

    Về anh Mười Trí, nhiều bạn yêu cầu viết thêm, vì đây là nhân vật “có một không hai” trong giới giang hồ và giáo phái. Tác giả đã viết riêng về nhân vật “độc nhất vô nhị” này trong một tiểu thuyết lấy tên là Sư thúc Hòa Hảo.
    Trong phần cuối này, xin bổ túc vài chi tiết về anh Mười:
    Sau Đại thắng mùa Xuân, anh Mười đắc cử đại biểu Quốc hội cùng với anh Mười Tôn, đơn vị An Giang. Hai ông Mười là niềm hãnh diện chính đáng của đồng bào Hòa Hảo yêu nước không riêng gì trong tỉnh mà cả miền Tây.
    Thiếu tướng Tô Ký nêu ba đặc điểm của anh Mười như sau: “Chơi với Bình Xuyên mà không nhiễm Bảy Viễn, đi với Hòa Hảo mà không theo Huỳnh Phú Sổ, chơi với Cao Đài mà không theo Phạm Công Tắc”. Đó là bản lĩnh của anh Mười. Niềm vui của nhân sĩ Huỳnh Văn Trí là các con em đều học đến nơi đến chốn, đại học và trên đại học.
    Khi gặp nữ bác sĩ Huỳnh Trong, chủ nhiệm khoa sản tại bệnh viện Từ Dũ, tác giả chợt nhớ tới Giấc ngủ mười năm của Trần Lực (tức Bác Hồ) đã đọc hồi chín năm. Một người tù vượt ngục có bao giờ dám mơ ước con mình trở thành bác sĩ? Vậy mà anh Mười có đến hai người con bác sĩ (thêm Huỳnh Ri, anh hùng Cồn Cỏ) và còn nhiều được sĩ, kỹ sư…
    Còn chứng mình nào hùng biện hơn quyết định theo cách mạng của gia đình anh Mười? Chẳng những “không sợ mất gì cả, chỉ mất đi xiềng xích” (như Mác nói) mà còn bảo đảm tương lai cho con cái mình.
    Cái mất và cái được của giới giang hồ khi đi kháng chiến đã hiện ra, rõ như bang ngày.

    *

    Về nhóm nhân vật “đảo tuyến – nói theo giới sân khấu – xin phớt qua các anh Bảy Môn, Mười Lực,Năm Chảng.
    Cái “số” của anh Bảy Môn nằm gọn trong chữ “nhàn”. Anh tiếp tôi trong biệt thự chánh phủ cấp, tươm tất trong bộ pyjam ủi thẳng nếp, tóc chải láng bóng. Đem so với anh công nhân – thư ký hãng Caric Võ Văn Môn 40 năm về trước thì trung tá Bảy Môn, thành viên Măt trận Tổ quốc Việt Nam hiện anh không khác mấy.
    Nhắc lại chuyện xưa – đánh nhau với Hai Vĩnh theo yêu cầu của người khác – anh Bảy cười, lắc đầu: “hồi đó mình có biết gì đâu!...”
    Nói chuyện bây giờ, anh Bảy được anh em “chịu” về tám lòng bè bạn của anh đối với Mười Lực. Sau giải phóng, Mười Lực bị “thưa gởi” liên quan tới Cảng cá Chánh Hưng. Hay tin này, Bảy Môn chạy qua can thiệp với chánh quyền, anh đem sinh mạng chính trị của mình bảo lãnh cho người bạn năm xưa…

    *

    Sau ngày từ Côn Đảo về, Mười Lực “trụ bộ” tại Chánh Hưng. Hiện nay anh sống qua ngày với thùng thuốc lá bán lẻ. Niềm vui của anh là những năm tháng nắm Chi đội 3 ở Rừng Sác.
    Chuyến nhảy về thành theo Bảy Viễn đến này vẫn còn là mặc cảm tội lỗi ray rứt triền miên.
    Anh ngại tham gia các liên hoan tổ chức tại nhà Bảy Rô. Mà anh cũng có lý của anh: tôi đã không bắt tay anh khi Hai Vĩnh đèo anh tới. Tôi cũng buồn tiếc với anh cho tình đời: “đánh kẻ chạy đi” sao lại làm mặt là với người quay về?”

    *

    Anh Năm Chảng là một đảng viên được đưa về thành công tác. Anh không may mắn như Bảy Môn, không bắt được liên lạc với kháng chiến. Từ ngày được phóng thích khỏi Côn Đảo, anh sống ẩn dật như một “phó thường dân Nam Bộ”. Phương tiện sinh sống là quán cà phê nghèo chiếm một nửa gian nàh anh, kế bên mấy chòm mả đá, phía sau hãng cưa dưới dốc cầu Rạch Ong (xưa là hãng đóng tàu Nichina).
    Đôi mắt mờ vì chứng huyết áp, hai chân chậm, một hình anh trái ngược với anh chỉ huy trường Chi đội 2 nửa thế kỷ trước đây. Chuyện đánh Tây đã lùi về dĩ vãng, dù vậy nhắc lại chuyện xưa, trên đôi mắt tái thoáng nở nụ cười tươi. Đúng như nhà thơ Kiêng Giang nghĩ:
    Dĩ vãng là một nấm mồ
    Ở đây kỷ niệm đợi chờ hồi sinh…

    *

    Để chấm dứt, cũng nên nói “đá qua” nhân vật phản điện chính Bảy Viễn – mà nhiều anh em gọi là “Chàng Grigôri của vùng Bình Xuyên”. Vì nghĩ vậy nên số anh em này đề nghị không nên dùng từ “hắn” để gọi Bảy Viễn mà nên xài chữ “y”. Nhưng cũng có một số người trách tác giả viết nhiều về tên phản động, thậm chí còn tố tác giả “đề cao” no nữa!
    Vài anh em nhà văn đọc xong bảo “đọc xong, không ghét được Bảy Viễn, anh nên coi chừng…”
    Trăm người trăm ý, biết làm sao vừa lòng được hết! Ý đồ của tác giả là chọn trong giới giang hồ, nêu lên “cặp bài trùng” Mười Trí – Bảy Viễn; một người đi tới nơi còn một người gãy gánh giữa đường. Tại sao? Đó là chủ đề tư tưởng của người Bình Xuyên.
    Những năm tháng về chiều, Bảy Viễn sống lưu vong ở ngoại ô Paris, không ai đoái hoài, bi quan, thấy bỏ rơi, lại bị hai thằng điếm thúi Tài, Sang giả mạo chữ ký sang đoạt hết tài sản gởi trong nhà băng, kéo đài chuỗi ngày tàn trong ray rứt, sầu thảm; còn hình phạt nào cay độc hơn?
    Ngày Bảy Viễn nhắm mắt, chỉ một tờ lá cải nhét một cái “phi lê”, nhỏ xíu, cái mà nhà báo thường dành cho cho loại tin “xe cán chó”. Năm ấy là năm 1970…