Về Sài Gòn mấy ngày, anh không biết đào đâu ra tiền. Trong khi đó công việc viết bài, đâu phải cứ cuối xuống là viết. Anh thực sự bí lối, thôi phải im lặng thôi, hoặc cố mua vé số hy vọng may ra có tiền chuyển khoản cho Xuân Dương. Anh lần lựa trên mạng tìm hiểu lại lịch sử, thói quen này bắt đầu có từ khi đi Huế về. Đọc lại những nhân vật qua nhiều triều đại, bây giờ anh quan tâm nhất là thời triều Nguyễn. Anh nghĩ mình phải làm cái gì đó cho Xuân Dương nể hơn, phải hiểu biết sâu rộng chắc là phải kính phục kiến thức uyên thâm của mình. Việc đó thì dễ dàng rồi, đọc nhiều sẽ hiểu nhiều. Lại thêm trí tưởng tượng rộng thênh thang của mình, xem như đó là một “tài liệu” quí. Còn hiện tại, vấn đề chính mà mọi cặp tình nhân đều lo âu, đó là tiền… Tiền thường bị ghép vào thói hư đạo đức, nhưng quả là không có tiền để duy trì môi trường yêu đương cũng không được. Không lẻ đạp xe đạp từ Sài Gòn ra Huế, ngồi chuyện trò uống nước trà ở nhà trọ công nhân rồi về. Anh thực sự khó nghĩ, nhớ lại tờ giấy nháp của chị Thanh sao lại rơi vào mình, giận hết sức. Anh mò mẫm vào mạng nhưng trí tưởng tượng cứ nghĩ về kinh thành Huế, nghi là thời kỳ biến động thay đổi giữa các vua thế nào người ta cũng chôn giấu báu vật đâu đó trong kinh thành…Biết đâu lại chính mình tìm ra. “Không lẻ lúc đi, vua Hàm Nghi chôn trong kinh thành Huế…Ý này hay à nha! Ai mà không tin tưởng ngày mình được trở về. Việc còn lại là chôn ở đâu trong kinh thành? Còn kho báu được mọi người kháo rằng chôn ở Minh Hóa Quảng Bình, còn mình nghĩ mấy bà phi để lại Quảng Trị thì chôn ở đó cho mấy bà dùng chứ…Đàn bà thường là những người giữ tiền”. Tìm ra không?…Giờ tiền không có thì cũng bó tay…Mà ai biết được đâu, biết đâu nghĩ bậy mà có thực thì sao? Nhưng cũng nên nhớ là có một người sống hai mươi năm ở Quảng Bình tìm kho báu, thất bại dẫn tới nợ nần chồng chất…Nhưng mình tìm viên ngọc thôi mà… Thỉnh thoảng anh nghe hoan hĩ, nhưng rồi mặt mày bí xị nhớ lại thực tế mình đang khó khăn. Mấy ngày sau, việc đi Huế lại thèm như một cơn khát nước. Anh bắt đầu cảm thấy khó chịu, vì một tháng ai mà đi du lịch hai ba lần. Đang định ghé lại Hội Nhà Văn tâm sự với các anh rằng, mình đang chuẩn bị viết một đề tài về Huế. Ấy là cái cớ ngụy biện cho lòng mình đừng rắc rối, chứ ai hỏi chừng nào đi Huế thì anh gãi đầu: Chờ chừng nào đủ tiền vé đi máy bay. Sao không đi xe lửa cho nhẹ tiền vé…- Nhà văn LHN hỏi anh. Đi xe lửa chỉ tốn thời gian, lại mệt. Ra đó còn nhiều công việc phải làm… Anh nói vậy chứ thực ra đi xe lửa không oai, mấy cặp yêu đương tuổi 9x cũng thường đi như vậy không lẻ mình không bằng. Tụi nó còn thăm nhau như cơm bữa, còn mình chỉ vài lần trong tháng cũng là tiết kiệm lắm rồi. Vả lại mình đi công chuyện mà, mình đi tìm viên ngọc. Thế là anh tự nhũ là mình có công tác, rằng mình tìm hiểu chi tiết Huế để viết văn, rằng mình đi tìm viên ngọc thời triều Nguyễn. À! Thì ra là vậy- Nhà văn LHN nhìn Thế Nhân, tuy mình không qua trường lớp nhưng đã có tác phẩm được giải thưởng và có tên tuổi trong giới văn học. Còn Thế Nhân có bằng cấp nhưng lại quá khờ khạo trong việc sáng tác- Hãy giữ thói quen viết! Tôi học trường Viết văn ra mà, nên không cần lắm đến những lời nhắc nhở. Tôi ý thức được rằng văn học vẫn còn trường tồn nhưng người vướng vào nghiệp văn thì bao giờ cũng khổ. Hôm tôi nhờ cậy viết bài chào mừng “Thăng Long 1000 năm” ra sao rồi? Viết bài cũng phải xem xét lại lịch sử chứ! Đương nhiên… Tôi cũng nghiên cứu lại lịch sử đó chứ…Nhưng rồi thấy kỳ quá nên nghĩ không viết là hay hơn. Cái gì mà kỳ... Năm 2010 chúng ta chuẩn bị ăn mừng 1000 năm việc dời đô của vua Lý Thái Tổ. Hà Nội ngày nay rất nhiều công lao của thời nhà Lý, hoàn toàn tôi không bát bỏ việc đó. Vấn đề là chúng ta quên xem xét lại biến cố trước đó, vào năm 1009 đến nay cũng là 1000 năm. Vì sao từ dòng họ Lê chuyển sang họ Lý quá đơn giản, mà trước đây việc chuyển đổi một họ làm vua là chuyện “kinh thiên động điạ”. Cho nên, cái chết đột ngột của Lê Long Đĩnh cảm giác có vấn đề. Lăng kính người hiện đại cảm giác như có cái gì đó ẩn chứa bên trong, nhất là ngành công an điều tra chắc chắn có vài điều nghi vấn. Nghi vấn gì nữa đây? Lịch sử là khối kiến thức ghim vào tim óc người ta rồi, thay đổi một sự kiện là làm rối loạn mọi thứ lên đấy. Biết vậy rồi nhưng tôi định không nói ra, mặc dù vậy đối anh là người thân tình, có muốn nghe tôi hết không… Vậy thì nghi vấn nào đâu? Thứ nhất, cho dù Lê Long Đĩnh là một ông vua sa đoạ. Khi ông đột ngột mất thì những người họ Lê khác đâu? Không lẽ họ toàn là những người sa đoạ tất cả, mà phải là Lý Công Uẩn- Một người chỉ là chức quan Điện Tiền chỉ huy sứ, tựa như người cai quản quân cận vệ nội thành. Đâu dễ gì Lý Công Uẩn hiền đức lại được ngai vàng. Lê Long Đĩnh bị kết án là dâm ô và tàn ác, có phải chăng đó là sự biện hộ của nhà Lý? Vì thay đổi một dòng họ để làm vua, thời đó đâu có đơn giản. Nhìn lịch sử trước đó, thái hậu Dương Vân Nga muốn nhường ngôi cho Lê Hoàn, góp công đánh giặc Tống. Thế mà triều thần gồm ông Nguyễn Bặc và Đinh Điền bắt cóc ấu chúa để gây áp lực và bị gọi là làm loạn. Việc thay đổi họ này lên thay họ khác làm vua cũng là chuyện bình thường thời phong kiến. Đồng ý là như vậy, Nhưng nếu như không có biến cố thay đổi triều Lê thay sang triều Lý, thì không có nghi vấn về cái chết của Lê Long Đĩnh và những lời dèm pha “đóng đinh” nhà vua vô độ. Lê Long Đĩnh mất đột ngột cũng có thể coi đó là một cái chết tự nhiên. Đằng này không thấy một người họ Lê nào lên thay, trong khi đó người nhà họ Lê vẫn còn nhiều.Cho là Lê Long Đĩnh là vị vua tàn bạo, dâm dục thì còn biết bao người họ Lê khác tốt hơn nhiều? Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long phải chăng là có uẩn khúc, có phải là không chịu nổi lời lẻ “búa rìu” của dư luận tại Hoa Lư- Nơi nhà Đinh nhường ngôi cho nhà Lê một cách hợp pháp. Một khi đổi họ vào thời phong kiến là việc tày trời, tại sao từ thời nhà Lê sang nhà Lý quá dễ dàng như vậy. Giải thích với người dân như thế nào đây, nhất là khía cạnh lịch sử được ghi như thế nào để có lý do xác đáng nhất. Lý do Thái hậu Dương Vân Nga nhường ngôi cho Lê Hoàn vì giặc Tống, còn Lý Công Uẩn hay nhất là người chửi rủa cái ác, thì người ấy tựa như là người rất hiền lành? Ấy vậy là biến cố trước đó phải xem qua? Năm 2009 là 1000 năm Lê Long Đĩnh mất và nhà Tiền Lê rơi vào tay nhà Lý. Có khi nào Lê Long Đĩnh là Minh Quân lại bị xuyên tạc? Và bị lịch sử đóng đinh là ông vua sa đoạ tàn ác, ta không cần thiết phải xét đoán lại? Nếu như vậy quả là oan ức cho một người quá, về mặt nhân tâm thì thế nào? Chứ việc chửi rủa thì dễ rồi, 1000 năm nay người ta đã làm việc đó…rất dễ. Nói thì dễ, phải có bằng chứng chứ? Những bằng chứng sau đây cho thấy có khả năng, vua không phải là người sa đoạ. Bởi vì Lê Long Đĩnh là con thứ 6 của vua Lê Hoàn, mà lúc còn sống nhà vua có ý chọn lên kế vị. Không lẻ Lê Hoàn, một người được Thái Hậu Dương Vân Nga trao ngai vàng và đánh tan giặc Tống lại mù mờ việc chọn người nối ngôi. Còn những đứa con trai kia đâu sao không ngấp nghé, mà phải là Lê Long Đĩnh cùng tranh tài với người anh trai trưởng. Cuối cùng, Lê Hoàn bỏ ngỏ việc đó vì quan triều thần can gián: Thái tử phải là con trai trưởng. Khi Lê Long Việt lên làm vua, có ý sợ và cầu hoà nhà Tống. Chắc chắn đó là biểu hiện mà Lê Hoàn khi chưa băng hà không mong muốn, tựa như đánh đổ công lao của ông cả…Cho nên, Lê Long Đĩnh giết anh vì hoàn toàn trái ý vua cha? Khi ông làm vua cũng vài lần thân chinh ra biên cương nghinh chiến với quân Tống. Việc giết chóc ấy được lịch sử tả lại là phải nhờ phường trộm cướp, còn Lý Công Uẩn ôm xác người anh tiếc nuối khóc thương, nên Lê Long Đĩnh phong chức cho Lý Công Uẩn? Thật lạ là, vì sao Lý Công Uẩn có mặt lúc đó, rồi sau đó lại được Lê Long Đĩnh thăng chức? Giữa hai người có mối liên kết chính trị nào không? Để rồi sau đó Lý Công Uẩn bị hất cẳng, cuối cùng cũng kịch bản giết anh thì thực hiện với Lê Long Đĩnh? Vì Lê Long đĩnh đột ngột mất nên Lý Công Uẩn lên thay. Cái chết đột ngột ngày nay cũng có khi bình thường, nhưng công an xét thấy ai thụ hưởng cái chết ấy thì sẽ đưa vào diện “nghi vấn”. Thành ra, việc Lê Long Đĩnh mất đột ngột và Lý Công Uẩn được hưởng quyền lợi cao nhất trong thời ấy, liền bị ở vào diện “nghi vấn” cũng là thường tình. Bất cứ ai có chút biết xét đoán cũng không khỏi nghĩ như vậy. Ngày nay, việc tranh chấp quyền bính chính trị từ thời phong kiến ai cũng rõ. Nắm quyền bính trong tay và được làm vua là điều con người thời đó sẵn sàng tranh giành ngai báu. Vì được làm vua là con cháu mấy đời còn được trị vì trên ngôi báu…Ít nhất là được một thời, người có quyền bính cận kề với ngôi báu đều nghĩ như vậy. Còn các vị quan hầu cận, tâu trình được vua tâm đắc, thì bổng lộc mấy đời con cháu cũng được hưởng theo. Nếu như người đó bị hất cẳng, có khả năng làm loạn. Việc xét đoán thứ nhất tương đối chấp nhận những ý kiến của anh, vậy còn việc xét đoán tiếp theo là như thế nào? Việc xét đoán thứ hai là đền thờ trong nhân gian. Nếu như một vị vua dâm ô, tàn ác ít khi được nhân dân xây đền thờ. Có khi họ dựng cột bia ghi tên, cầm đất đá mà ném cho bỏ ghét. Trong khi đó, ở Hoa Lư có mấy đền thờ vẫn ghi công cán và thờ phụng Lê Long Đĩnh. Những việc tàn ác vua làm, chắc chắn không có tượng hiền lành như một vị Phật được. Những lời sử thi hoàn toàn vô lý, một khi đã tàn ác rồi, bảo thầy chùa ngồi róc miá trên đầu. Vua nào rãnh mà phải làm việc đó, lại tàn ác rồi mà còn giả vờ rớt dao cho thầy bị chảy máu rồi cười. Trong khi mình đã giết chóc trăm người rồi, vô lý quá. Lại thêm muốn hại người thì muốn giết giờ nào mà không được, vì là vua nên việc đó đâu có khó. Thế mà lịch sử ghi lại Lê Long Đĩnh giết người khó quá: Phải đợi khi thuỷ triều xuống đẩy mấy tên giặc bị bắt trong các trận đánh vào lồng tre, rồi đợi thuỷ triều lên…mất cả ngày? Còn người khác vua muốn hại bằng cách đợi leo lên cây, rồi sai người đốn hạ để người đó ngã xuống mà chết. Một cái cây người nào leo lên được ít nhất cũng nửa thân người, lén hạ cây đó chắc chỉ một riù? Còn việc xét đoán nào nữa không? Nhà văn LHN thấy cũng có lý, nên cứ để Thế Nhân cứ mộc mạc: Tóm lại, việc lật đổ ngôi đổi họ, cũng thường tình trong thời phong kiến. Ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam. Đời vua sau sẽ trách mắng đời vua trước nhu nhược, tham lam độc ác và nhất là dâm ô…Chắc chắn là như vậy, để nhân dân ghét bỏ vua cũ và tránh sự chống đối nào đó. Lý Công Uẩn đáng tin hơn vì ông là ông vua sau và thành công trong việc quản lý nhà nước sau này, điều đó đã làm nhiều người khen ngợi. Thật xứng đáng…Nhưng, nếu ta vẫn có một ông vua bị phế truất mà cũng đôi lần chống giặc ngoại xâm được “khen ngợi”, sao ta không làm. Dù sao cũng đã làm vua và là tổ tiên của ta mà, cũng đôi lần đánh giặc bảo vệ non sông bờ cõi cho tới ngày nay. Việc họ này thay đổi họ kia cũng thường tình, không lẻ bênh vực một họ này phải chửi mắng họ kia mới chấp nhận được sao…Chỉ mong sao, Lê Long Đĩnh là vị vua bình thường. Tổ tiên ta bình thường thì trong dòng máu ta cũng bình thường, lịch sử ghi nhận thêm một vì vua anh minh sao ta không làm. Ngoài ra, coi chừng ta lao vào cuộc phĩ báng một vì vua tốt, dìm một nhà vua tốt vào những điều không có thực…Oan ức ngàn năm nay thì sao? Tựa như câu chuyện một người thật thà, không hề nói dối điều gì, nhưng khi chết dưới âm phủ cũng bị cắt lưỡi vì nói theo những điều không có thực. Dưới con mắt của một con người hiện đại, chú ý: Kịch bản Lê Hoàn được thái hậu Dương Vân Nga nhường ngôi, cộng với kịch bản giết anh chiếm ngôi của Lê Long Đĩnh. Có phải chăng đó là luật nhân quả của trời đất dành cho nhà Tiền Lê. Nói đến đó, hai người nhanh chóng hướng về một góc riêng, rồi cũng nhanh chóng mỗi người lo việc riêng của mình. Đây là việc xem ra cũng rất hệ trọng với người đương đại, cho nên phải là nhà nghiên cứu thuộc loại sừng sộ có uy tín mới dám tuyên bố trái lại các quan điểm trước nay. Quả là, Thế Nhân có chút hồ đồ. “ Cuộc vận động, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. Thế Nhân được giải nhất, và một số những người tham dự khác đều cùng ra Huế tham dự lãnh giải.…Ngoài ra còn một nhóm những người viết văn đi lãnh giải. Ra Huế, Thế Nhân nhận phòng ở cùng “sếp”, là nhà văn LHN xong là mất dạng. Tất cả đều biết chuyện Thế Nhân đi tìm viên ngọc, mấy tay nhà văn trò chuyện, cũng không tránh được bàn tán về việc tìm kiếm. Có cô bé sinh viên nào đó học ở Huế, vẽ hình viên ngọc gì đó, làm anh ta rất quan tâm. Chắc chắn anh ta luôn đi cạnh kề với cô gái đó rồi. Nhiều khi tìm thấy viên ngọc tên tuổi vang danh còn hơn là phải gò lưng viết, mà viết thì đôi khi in ấn xong cũng đã lỗ vốn… Khách quan mà nói, cái tai hại của một cô sinh viên đại học vẽ bừa lên tờ giấy nháp, đã lôi kéo mọi người vào một cuộc chơi. Những người sinh viên thường hay lấy tập nháp chơi đánh ca-rô trong lúc rỗi rãi, cũng có người vẽ hình ai đó đang yêu đương mà như truyện tranh hài, thì tờ giấy nháp vẽ viên ngọc của cô Xuân Dương thật tai hại. Viên ngọc vua Hàm Nghi có thật hay không? Có trời biết… Đầu tiên là Thế Nhân, anh ta là người rất giỏi lịch sử cho nên căn cứ vào lịch sử rồi anh ta tin. Từ lâu người ta đã nghe chuyện vua Hàm Nghi để thất lạc ấn tín, và trong dân gian còn lưu truyền có cả một kho báu mà tới nay chưa ai tìm thấy. Câu chuyện đầu đuôi thế nào mà anh dứt khoát là có kho báu? Bắt đầu từ năm 1883 nhé! Khi vua Tự Đức băng hà, hai ông Tôn Thất Thuyết và Nguyễn văn Tường muốn tìm vị vua kế vị chống Pháp. Thế nhưng thay cả ba vua trong vòng ba tháng, gồm vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc đều sợ Pháp nên Vua Hàm Nghi mới mười ba tuổi được chọn. Sau khi đánh nhau ở đồn Mang Cá, rồi chạy ra thành Quảng Trị. Vua để ba bà phi lại, rồi mang theo rất nhiều vàng bạc châu báu tiếp tục chạy ra Quảng Bình… Việc này ai mà không biết! Tiếp tục anh nghe nè! Khi vua ở Quảng Bình có ra bờ suối tắm. Tắm xong thì gặp mưa liền chạy nhanh vào chòi một người họ Đặng, thấy một người con gái rất xinh đẹp đang ngủ. Vua động lòng ôm hôn, rồi tặng nàng một viên ngọc. Hai người trao nhau yêu đương hẹn hò gặp lại. Sau đó, nhà vua bị tên Trương Quang Ngọc phản bội, bị bắt đày đi Angiêri. Có thực không vậy…Anh ta tìm hiểu được tình huống ấy à? Sao ta không phụ giúp gì đó. Thế Nhân gặp tay Việt Kiều Pháp, vì mình không đủ tài chính để lo liệu việc tìm ra viên ngọc, nhưng người viết văn thì lì lợm chỉ thích hoạt động độc lập. Thực sự anh ta là một con người có tài…Nhưng vì những người viết văn có tính quá ư là độc lập… Có lẽ anh ta không nói thật với anh chàng Việt kiều Pháp. Việc làm sai lệch lịch sử là cố tình đánh lừa người đó, một mặt vì đã lỡ lời thì cách duy nhất là đặt thêm tình tiết bà Phi họ Đặng. Tay Việt Kiều không biết đâu mà lần… Chỉ những người giỏi lịch sử như Thế Nhân thì may ra. Viên ngọc thật giả thế nào đó, do một người trong Hội Nhà Văn tìm kiếm thì nên phụ giúp và đưa viên ngọc về với di sản văn hóa Huế, nên Hội Nhà Văn thấy mình không thể ngoài cuộc. Hội Nhà Văn không phải đánh giá thấp những người trẻ tuổi mới ra trường, thực sự là vì muốn có kế hoạch sao cho Thế Nhân ở lại Huế tìm kiếm viên ngọc. Nhóm chúng ta giờ đã ở Huế (để giúp đở anh ta), cùng nhau tìm kiếm viên ngọc. Ngoài ra, chúng ta cần tránh mất một nhân tài văn học, lôi kéo anh ta trở lại con đường sáng tác. Cần tránh hiểu lầm sau này, tránh cho anh ta nghĩ mình luôn bị theo dõi mà không chịu sáng tác nữa… Ông sao mà cứ dùng từ “tránh” hoài. Tránh chỗ khác, không thôi trời đánh ông tránh không kịp… Trời có đánh thì cũng tránh bữa ăn chứ. Thế Nhân được mọi người khen ngợi, hẹn ngày hôm nay nhận giải khao anh em một chầu. Nhà văn LHN mừng cho anh, còn anh thì bình tĩnh cho biết sẽ viết một tiểu thuyết ngắn về một phát hiện khác. Trước sự khen ngợi của mọi người, Thế Nhân hứng chí khoa trương: Mình đã tìm hiểu cuộc đời Bác rất kỹ, có một khoảng thời gian cuối năm 1910 và đầu năm 1911. Chưa có một nhà sử học nào kết luận được Bác vào Sài Gòn khoảng tháng nào? Từ đó, mình tìm thấy một dữ kiện nhân chuyến đi Huế lần trước. Tài liệu của Việt Nam Airline, xem qua có một cuộc trình diễn máy bay của Van Den Borg cuối năm 1910. Vậy nên mình viết một tiểu thuyết ngắn, Nguyễn Tất Thành gặp Van Den Borg. Mình đọc cho các cậu nghe qua nhé! Van Den Borg và Nguyễn Tất Thành. Thời gian Pháp chiếm đóng Đông Dương, thường qua lại là những con tàu tư nhân, mang lương thực thuốc men cũng như nhu yếu phẩm cần thiết cho chính quyền cai trị thuộc địa. Trong số những con tàu ấy, một lần vô tình chở hai người đặc biệt. Một người con gái con củangài Toàn Quyền Đông Dương và một viên phi công người Bỉ tên là Charles Van Den Borg. Tiểu thư đứng trước mũi tàu, còn anh thì lau chiếc máy bay cho sạch bóng. Lúc ấy, chiếc máy bay không hẳn là niềm kêu hảnh của riêng anh, mà còn cho cả nước Pháp. Van Den Borg không biết tiểu thư đứng trước mũi tàu là con gái của quan Toàn quyền, người chủ con tàu giữ kín không cho một người nào trên con tàu có thể biết được. Anh vừa lau vừa huýt sáo, thỉnh thoảng ngắm nhìn chiếc váy áo bay phất phới trước gió. Nàng ngắm nhìn hoàng hôn, mặt trời lóng lánh nằm thành vệt dài. Thỉnh thoảng đưa tay kéo lại tóc theo chiều gió bay, đó là lúc Van Den Borg bắt gặp được một nửa gương mặt tươi tắn. Anh đâu biết đó là con của một vị quan to, anh chỉ nhìn nàng với cái nhìn tình tứ thiếu cẩn thận. Đôi lúc tự hào quá đổi, chính vì là người phi công của chiếc máy bay ấy, cũng chính là nghề bay mạo hiểm làm cho nhiều cô gái cảm kích, nên đôi phần kêu ngạo trước một người đẹp cho dù có nét kêu xa quí phái tạo một khoảng cách với những người dân giả bình thường như anh. Van Den Borg huýt sáo, vừa lau chiếc cánh vừa nheo mắt “nhìn” vệt nắng. Phần tiểu thư Collet (1) không phải không nghe tiếng réo rắt của bài nhạc trên môi Van Den Borg. Nhưng vì là con gái cưng của quan toàn quyền nên không hề tỏ vẻ thái độ quan tâm nào trước mặt một chàng trai cũng kêu kỳ kêu ngạo như mình. Song thực ra, nàng biết Van Den Borg là một chàng trai lái phi cơ ấy, nên đứng trước mũi tàu có phần nào khiêu khích anh. Cô tiểu thư đang tuổi yêu đương, nhẹ nhàng ngắm hoàng hôn nhưng nghe thoáng sau gáy ánh nhìn. Nàng cố tình yểu điệu, cố tình mỉm cười với ánh mặt trời méo mó trên biển. Đôi lúc ngoái nhìn lại, nhưng nàng cho Van Den Borg biết chẳng qua là gió làm rối tung tóc nàng và cần phải làm thế để chỉnh sửa lại cho mềm mại mà thôi. Nàng tưởng thế thôi, chứ Van Den Borg biết tỏng là nàng làm dáng, biết rất rõ ràng nàng đang tuổi dậy thì nên rất là đỏng dảnh. Nhưng chẳng khi nào Van Den Borg biết nàng là con của vị quan đứng đầu ở miền đất Đông Dương. Nếu như anh biết, chắc chẳng khi nào duyên số hai người gắn bó sau này. Chính vì vậy mà Van Den Borg bạo dạn tiến đến phía sau nàng, thở hắt vào sau gáy và chống tay lên thành lang can mũi con tàu. Anh ngắm nghía hoàng hôn, anh chưa chịu nhìn nàng thầm nghĩ: “Nàng đẹp quá!” Nàng quay mặt đi, vì như có kẻ phá bĩnh vào bức tranh đẹp mà nàng chiêm ngưỡng. Van Den Borg biết ngay là người đẹp nào cũng thế, phải làm duyên làm dáng, phải kêu ngạo và nếu như anh lên tiếng ngay là có thể nàng sẽ bỏ đi. Tuy vậy! Hoàng hôn không đẹp bằng một người con gái… Tiểu thư Collet cũng có nghe chút chạnh lòng, dáng vóc của chàng phi công hết sức lay động. Van Den Borg mới vừa hùng dũng hiên ngang bao nhiêu, tự dưng dũng khí của một chàng phi công kêu hảnh tiêu tan mất. Nhưng sự yếu đuối đó đổi lại, bộc lộ tính chân thật của một người đang yêu. Tựa như trong văn thơ của Shekespeare, Collet cảm thấy bồi hồi khôn tả, mình cũng không còn mạnh mẽ, cứng rắn như lúc nảy. Hai người nhìn nhau thật sâu đậm, không còn kiếm cớ nhìn mặt trời nữa. Ánh mặt trời dù thế nào cũng chói loà, mắt người không thể nào chịu đựng được quá mấy giây. Nàng quên mất mình là một tiểu thư, nàng hỏi anh: - Tu t'appelles comment? (Anh tên là gì?). (D) - Je suis VAN DEN BORG, je viens de Belgique. (Van Den Borg quốc tịch Bỉ). - Comment fais-tu? Est ce-que tu emportes l'avion pour exécuter? ( Anh làm việc thế nào? Anh mang máy bay đi biểu diễn?). - Biensûr! (Tất nhiên là thế). - Comment vis – tu? (Làm sao có thể sống được?). - Je viens a`la Singapore pour participer à la foire-exposition de l'aviation! et toi? (Tôi đến Singapor, để tham dự Hội trợ triển lãm Hàng không! Còn Em?) - Je m'appelle Collet, la fille du mandarin plénipotentiaire de l'océan sud, je vais à AN NAM ( c' est à dire: ancienne vietnamien) pour voir mon père. C'est bien si tu peux aussi aller à SaiGon! mon père a parlé c'était un territoire romanesque! ( Em tên là Collet, là con gái của quan Toàn Quyền Đông Dương, đến An Nam thăm cha. Ước gì anh cũng đến Sài Gòn, một miền đất nghe cha nói rất thơ mộng). Van Den Borg trầm ngâm một chút, bây giờ anh mới cảm giác ngài ngại rụt rè nhiều hơn. Nàng là con gái của quan Toàn Quyền ư? Anh bối rối và cảm giác như mình hơ hớ việc gì đó. Van Den Borg rút cổ lại, càng thiếu tự tin thì tiểu thư càng thấy chàng đáng yêu hơn. Nàng thầm thì (Elle pale a` voix très basse): - Est ce – que tu vas à Sai gon? (Anh đến Sài Gòn chứ?) Van Den Borg làm sao có thể lắc đầu để từ chối lời nồng ấm ấy. Anh quá ư hiểu rằng, thời cơ không thể nào có lần nào nữa.- D'accord! (Đồng ý…). Sau khi đã đồng tình đến Sài Gòn, lộ trình trong đầu thay đổi ngay tức khắc. Vả lại, anh không còn nghỉ ngợi nhiều về đất nước Singapor mà anh định đến, mà vì người con gái mới gặp làm anh choáng ngợp và yêu ngay tự lúc nào. Sau khi hoàng hôn tan biến, bóng đêm đến trước mũi tàu. Gió sương tan tác vào mặt nghe lành lạnh, hai người vừa nói chuyện vừa rời mũi tàu. Cả hai đều có cảm giác sung sướng, cùng đi ăn tối và bàn bạc việc biểu diễn máy bay tại Sài Gòn. Cuối năm 1910, Sài Gòn lúc ấy đã hiển hiện là một trung tâm thương mại sầm uất, một vài con đường có đèn điện soi rọi sáng rực các toà nhà mang lối kiến trúc Gô-loa. Người bản xứ hiền lành chăm ngoan lao động, người Quảng Đông buôn bán giỏi ít nhiều làm cho Sài Gòn có nét đa văn hoá. Người Pháp mua hàng của người bản xứ không phải là ít, còn người bản xứ cảm phục khoa học công nghệ của người Pháp. Pháp chiếm nước Việt và cai trị rất hà khắc, nhưng ở Sài Gòn người Pháp xem ra có phần nới lỏng việc cai trị người bản xứ. Gần như đó là miền đất hứa, nên Sài Gòn dần dần trở thành một trung tâm mậu dịch tự do. Người người đổ xô về đó sinh sống, trong đó có một người nổi tiếng sau này tên là Nguyễn Tất Thành. Khoảng tháng tám (2), sau khi trường Dục Thanh nghỉ hè. Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn bán báo, nhờ nghề này mà anh Nguyễn mau chóng nắm bắt được thông tin người Sài Gòn sinh hoạt thế nào và cũng nắm bắt được cách truyền đạt thông tin trên mặt báo. Báo chí đăng tải thông tin có cuộc trình diễn máy bay tại Trường đua Phú Thọ, Nguyễn Tất Thành biết được thông tin ấy qua mặt báo, đương nhiên không bỏ lở dịp may hiếm có đó. Anh lặn lội từ chợ Bến Thành (lúc này chưa xây mới), một mạch đến Trường Quần Ngựa Phú Thọ, nơi trình diễn máy bay. Nơi đây, bà con đã đến đông chật cứng từ lâu rồi (3). Nguyễn Tất Thành người gầy, cố gắng vào trong để nhìn qua chiếc Farman 2, đang nằm trên đường đua để lấy đà cất cánh. Van Den Borg sinh năm 1874, cha là người Bỉ và mẹ là người Pháp. Chiếc Farman 2 lúc này được xem là tiên tiến nhất thời đó, anh cùng với một người thợ máy định chở nó sang Singapore và trên đường đi thì gặp con gái của ngài Toàn Quyền Đông Dương. Anh đem lòng yêu mến, rồi quyết định trình diễn bay tại Sài Gòn. Đó là vào ngày 15 tháng 12 năm 1910, nằm trong khuôn khổ “Đại tuần lễ Hàng Không tại Nam kỳ” (Grande semaine d’ Aviation). Sau này được ghi nhận là lần đầu tiên ở châu Á(4). Vèo một cái, chiếc Farman 2 lượn trên đầu mọi người. Làn khói để lại thành một dãi lụa mềm mại. Những người An Nam cầm chiếc nón lá vẫy vẫy reo hò, với sự cảm phục cộng với niềm tự hào mà loài người đạt được. Quả là họ rất cảm kích Van Den Borg, cảm kích những người châu Âu tài giỏi. Sau mấy lần khuất bóng phía các tán cây, chiếc máy bay quay lại rền vang trên bầu trời. Lúc này, Van Den Borg điều khiển máy bay chao nghiên, rồi ngữa. Bên dưới hết sức âu lo cộng với vỗ tay tán dương những kiểu bay hết sức mạo hiểm đó. Nguyễn Tất Thành cũng rất hân hoan trong lòng, thành quả loài người đạt được tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, là niềm tự hào chung của nhân loại. Vấn đề cốt lõi là làm sao sang Pháp học tập họ, song không được quên người Việt Nam mình đang chịu nỗi nhục mất nước. Khác với nhiều người chỉ reo hò, Nguyễn Tất Thành cũng vẫy tay cảm kích, nhưng trong lòng boăn khoăn nghĩ ngợi nhiều điều. Người Pháp làm ra chiếc máy bay bay lên được, tại sao người Việt Nam rồi cũng sẽ được cất cánh. Chiếc máy bay bay đầu tiên ở châu Á, thì tại sao nước Việt ta không độc lập đầu tiên ở châu Á. Nguyễn Tất Thành nghĩ muốn làm được độc lập dân tộc, phải tìm một con đường cứu nước cho dân tộc. Độc lập dân tộc rồi, thì người Việt Nam sẽ được bay lên như Van Den Borg mà thôi. Một lúc sau, Van Den Borg đáp xuống Trường đua ngựa Phú Thọ. Anh mở cửa, rồi đứng lên nhìn về khán giả. Mọi người bổ nhào tới muốn cầm tay anh chúc tụng, cảm xúc của mọi người trào dâng tới tột đĩnh. Van Den Borg nhìn tiểu thư cùng với ngài Toàn Quyền, vừa leo xuống nụ cười rạng rỡ trên môi. Trong đám đông, Nguyễn tất Thành nhỏ nhắn đứng trầm ngâm bịn rịn khá lâu. Những ngày sau đó, hai dắt tay nhau đi dạo, nói cười líu lo. Khi Colette vào một cửa hàng thử đồ, Van Den Borg đứng bên ngoài đợi. Định châm thuốc hút nhưng không có diêm. Nguyễn Tất Thành may mắn gặp hai người trên đường phố, anh vừa đến giúp anh ta việc đó. Van Den Borg sẵn gặp người bản xứ tốt bụng, liền vài câu thăm hỏi.- Merci… l'indigène qui a un bon coeur! ( cám ơn…người bản xứ hiền lành tốt bụng). - Oui! (Vâng).- Tu as volé très excellent! A la respectueuse admiration des indigènes! Monsieur, est ce-qu' ils peuvent voler? (Ngài bay rất giỏi, người bản xứ chúng tôi rất cảm phục. Theo ngài, người bản xứ có thể bay được không?) Van Den Borg ngạc nhiên trước câu hỏi ấy, nhưng liền gật gù:- Biensûr!tout le monde peut!mais doit apprendre la volée en France. (Mọi người đều có thể, nhưng phải sang Pháp học bay).- Nguyễn Tất Thành nghiêm nghị một đổi, liền tha thiết:- Mais,voulait voler libre,l'indigène doit avoir l'indépendant!(Nhưng phải có độc lập cho người bản xứ, ắt việc bay mới tự do). Van Den Borg ngạc nhiên nhìn Nguyễn Tất Thành từ đầu đến chân. Một con người nhỏ nhắn như thế, hiền lành như thế lại có chí khí. Van Den Borg gật gù ngầm ngợi khen, anh ta cũng lại nói:- C'était aussi cela que tu doit arriver en france, espèrer que tu pourrais parler la langue nationale aux français. (Điều đó cũng phải sang Pháp, hy vọng mới có thể nói tiếng nói dân tộc mình đến với người dân Pháp).- Comment pour aller en France? (Sang Pháp bằng cách nào?).- Tu peux descendre le navire de commerce et faire l'aide-cuisinier. A`Cette façon,tu vas quand même en France et ne coute pas beaucoup d' argent! (Có thể xuống tàu buôn Pháp xin làm phụ bếp, cách đó đến Pháp mà không tốn kém bao nhiêu).- Merci!...j`irai en France en y! (Cám ơn…Tôi sẽ sang Pháp bằng cách đó). Van Den Borg nhìn theo người thanh niên ấy, cũng tin anh ta sẽ làm nên điều gì đó nên chuyện. Còn mình thì muốn chung sống với Collet tại nơi đây suốt đời, đất Sài Gòn là một Hòn ngọc Viễn đông tươi mát. Ngày 5 tháng 6, Nguyễn Tất Thành xuống tàu La Touche Tréville sang Pháp. Bắt đầu một hành trình và sau này được ghi nhận là một hành trình cứu nước. Van Den Borg có trở về Bỉ tham gia thế chiến thứ nhất theo nghĩa vụ quân sự, sau khi chiến tranh chấm dứt liền trở lại đất Sài Gòn sinh sống với vợ đến cuối đời, mất vào năm 1958. Năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Hình ảnh của vị Chủ tịch, làm cho Van Den Borg ngờ ngợ ra người thanh niên năm xưa. Anh ta nghĩ, chắc bẫm là người thanh niên bán báo đó rồi. Sau khi đọc hết đoạn truyện ngắn mình sáng tác, một không gian trầm lắng lạ thường. Thoạt đầu, anh nghĩ mọi người cảm động nhớ về khoảng xa xưa đáng buồn của người Việt mất nước. Nhất là Bác Hồ thời trai trẻ cơ hàn nhưng vẫn cố hướng về con đường giải phóng dân tộc, quyết ra đi tìm đường cứu nước. Nhưng rồi buổi tiệc trĩu nặng hơn Thế Nhân nghĩ, mọi người không còn mấy quan tâm đến lời anh nói. Mẫu chuyện đó không hay là ở chỗ. Ai cũng biết Bác tự hiểu nổi khổ dân tộc, tự thân mình đi tìm đường cứu nước. Sao phải lại nhờ một anh phi công động viên. Các anh ơi! Bác Hồ là nguồn sáng tác vô bờ. Tôi thường nghĩ về Bác nên tôi cố tìm ý sáng tạo, tôi cố lấp đầy quãng đời của Người thật chu đáo. Mọi người vẫn không ai lên tiếng một lúc. Họ ái ngại nhìn nhau không dám cất lên tiếng nói nào. Một người bắt bẻ anh: Tên cô gái đó là Collet à? Không, vì các tài liệu không ghi nhận tên người con gái ấy, “Collet” là do tôi đặt. Đó…Cái việc mà anh tự đặt không khéo là người ta qui anh vào tội nói xấu lãnh tụ… Trời…Việc sáng tác dựa theo một tình tiết lịch sử, đâu có liên quan gì đến chính trị… Theo nhiều tài liệu, Nguyễn Tất Thành “có thể” vào Sài Gòn đầu năm 1911. Theo tôi, tháng 6 nghỉ hè, tháng 9 khai giảng mà không có đứng lớp khoá mới. Vậy Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn khoảng thời gian nghỉ hè của học sinh. Ai nói với anh là có một cuộc trình diễn máy bay ở Trường đua ngựa Phú Thọ. Theo tài liệu của Tuổi trẻ Onlin là ngày 10 tháng 12 năm 1910. Còn tài liệu của Việt Nam Airline thì là ngày 15 tháng 12 năm 1910. Tuy khác nhau một chút, nhưng cả hai tài liệu đều ghi nhận, đó là ngày máy bay cất cánh đầu tiên của Châu Á. Theo ghi nhận có đến gần 15.000 ngàn người đến đó xem biểu diễn. Một số người thở dài, họ chỉ chờ thời cơ ai nói không đúng thì họ lấy ý đó để tô hồng cho mình bằng việc đưa ra quan điểm chính trị có lợi cho công danh sự nghiệp của họ. Một người lớn lối lên tiếng: Cuộc đời của Bác từ trên xuống dưới rập khuôn không thể hiểu khác được…Chỉ có những người chống đối… Thôi, chúng ta đang ăn tiệc…Không bàn tới việc gì khác. Tôi không dùng tiệc của người không có quan điểm chính trị rõ ràng!- Người kia đứng lên và vẫn tiếp tục qui chụp Thế Nhân có lỗi lớn trong truyện ngắn ấy- Tiểu phẩm của anh chỉ là cố ý ca ngợi bọn ngoại bang… Sao hiểu như vậy được…- Anh phản ứng vài lời, tôi chỉ muốn kết hợp hai con người nổi tiếng lại, mà chỉ có văn học mới làm được. Nhưng Bác Hồ là vị anh hùng dân tộc, trong tim của mọi người…Anh không được đụng đến hình ảnh thiêng liêng của người. Một người trong bàn xen vào: Đúng rồi! Ở Việt Nam không như nước ngoài đâu. Cuộc đời của Bác đã được chính trị hóa. Không ai có thể thay đổi những tình tiết lịch sử, hay hư cấu khác hơn được. Thôi không cần tiệc tùng gì cả, đến đây ta dừng lại thôi. Họ để anh ngồi lại một mình, kéo nhau về cả. Bấy giờ Thế Nhân cảm thấy lo lo vì mình đã lỡ đọc tác phẩm đó cho mọi người cùng nghe. Những lý lẻ của anh không đủ sức để bênh vực mình, họ làm như là anh đang chống đối việc gì đó thì phải. Thực sự đó chỉ là một câu chuyện thôi mà, vì sao ở nước ngoài người ta nói đến cuộc đời các vị lãnh đạo còn đang đương nhiệm một cách thoải mái. Còn những câu chuyện ở Việt Nam được kể ra đều bị ghép vào thế “chính trị” hết cả, làm như thế không hay cho lắm. Thế Nhân nhớ lại An Toàn không dám nghe về cuộc đời Bác, đến độ cái tên hết sức quen thuộc lúc Bác còn trẻ là Nguyễn Tất Thành không biết là ai. Bây giờ viết văn người ta hay liên tưởng đến tù tội, vì sao nông nổi như thế nhỉ. Anh vẫn còn ray rức những lời đánh giá của những người bạn vừa rồi. Họ không hài lòng gì nhỉ, hay là họ sợ liên lụy nên bỏ về hết cả. Nhưng đây chỉ là câu chuyện của hai người nổi tiếng, được hư cấu lại mà thôi…Anh thực sự không hiểu vì sao mọi người tỏ vẻ có thái độ khinh khi với mình, thực là khi họ làm như vậy thì như mình có tội thật luôn vậy… “Chặc, không khéo là họ kháo ra là mình có ý nói xấu lãnh tụ”. Họ làm như vậy, thì sau này ai lại dám tìm hiểu về cuộc đời của Bác nữa. Họ mới là người có lỗi hơn mình đó chứ, còn mình vẫn là người có tâm tìm hiểu cặn kẻ từng giờ phút của Bác. Mình yêu quí Bác mới làm thế và bỏ công sức ra viết mất cả năm bài dự thi, giờ là truyện ngắn nhưng họ chỉ cần bác bỏ là coi như mình ở thế yếu. Mọi thứ đều do nhận thức số đông, một nhóm người đều qui tội cho mình như vậy, thì chắc là mình sẽ là người có tội. Cái đó vẫn thường hay xảy ra, không khéo mình còn bị theo dõi nữa là khác. Đi một vòng cho thư thái, nhà văn LHN đang đợi anh ở phòng, vừa gặp là ông đẩy luôn: Nói không hay về lãnh tụ à! Tôi sẽ đưa anh ta về lại cơ quan xử lý… Ở đời, người ta cố làm sao mình được chính xác. Trong khi đó, anh mới hiểu lưng chừng thì đã lao vào văn chương rồi, nên dễ gặp chuyện “binh đao”. Tôi biết anh phải tự chèo chống mọi việc, nhưng mình phải chính chắn trong tư tưởng, tránh viết các đề tài chính trị. Nếu anh không nghe, thì chắc là tôi không giữ anh trong Hội được nữa…Thôi ta ngủ nào. Thế Nhân gãi đầu, gãi tai leo lên giường nằm. Sự hoảng loạn của một người thiếu chính xác, cảm giác bất an và cho là ai ai cũng theo dõi mình: “Không lẻ người không được chính xác thì không có đất để dung thân”. Thế Nhân rầu rĩ: Cám ơn anh đã dẫn dắt em vào Hội. Bây giờ em không mấy hy vọng được kết nạp vào đấy được nữa rồi… Kết nạp vào Hội Nhà Văn rất khó. Lần này anh vi phạm một việc hết sức đáng ngại, tôi không biết phải xử lý anh thế nào đây… Nếu vậy! Ngày mai em sẽ về trước nhưng em sẽ lang thang đâu đó một thời gian. Nhà Văn LHN kéo tấm chăn dằn bụng, cái bụng căng phồng to tướng như muốn nổ tung ra. Mới đó, ông đã nằm thở phì phò. Cả đêm nằm cùng khách sạn với sếp không ngủ được, ông ấy ngủ ngáy như là sấm rền. Anh chịu trận mấy ngày nay, không biết vợ ông chịu đựng ông bao lâu nữa. Quả là chỉ lo cho mập trông sang trọng nhưng tiếng ngáy phì phò như bễ lò nung vôi thì không lo. Anh bực mình lấy gối đè phủ lên tai, nhìn hai môi ông phập phù trông phát chán: Đang theo dõi…anh ta…- Bổng ông mấp máy câu ấy. Tâm trạng của anh càng thêm bất an, đến cả lúc ngủ mà ông ấy cũng muốn “theo dõi” mình nữa. Tất cả những người xung quanh đều theo dõi mình, phải trốn chạy những tay điệp viên đó thôi. Anh nhăn nhó liếc sang giường của sếp, ngầm nghĩ mai trốn đi Nghệ An tìm kiếm Xuân Dương.