a. Thành lập nước Cộng Hòa. Ngày 26 tháng tám [1945] trong một buổi lễ tại Huế, Hoàng Đế Bảo Đại đã từ bỏ quyền lực của mình để giao [ấn kiếm] cho đại diện của Hồ Chí Minh. Ông nói về "lực lượng dân chủ hùng mạnh ở phía bắc của Vương quốc của chúng ta", và sợ rằng "xung đột giữa miền Bắc và miền Nam có thể không tránh khỏi." Và để tránh một cuộc xung đột như vậy, và không để cho kẻ ngoài lợi dụng cuộc đấu tranh nội bộ để có cơ hội xâm lược [đất nước], ông đã chấp nhận trở thành một "công dân tự do của một quốc gia độc lập". Bảo Đại đã kêu gọi tất cả các đảng phái và phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như gia đình Hoàng Gia tăng cường và hỗ trợ không ngại ngùng Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa để củng cố nền Độc Lập Dân Tộc của chúng ta. 33 / Bảo Đại lấy lại tên Vĩnh Thụy, và chấp nhận danh hiệu "Cố vấn chính trị tối cao" trong chính phủ Hồ Chí Minh '. Ngày 02 tháng 9, 1945 - ngày Nhật ký kết các thủ tục đầu hàng, Hồ tuyên bố thành lập một nhà nước mới, đưa ra "Tuyên ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà " sau đây: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. “Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. “Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở trung, nam, bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. “Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. “Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. “Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. “Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. “Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. “Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật vào. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. “Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng dã man bán nước ta hai lần cho Nhật. “Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. “Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên bái và Cao bằng. “Tuy vậy, đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày mồng 9 tháng 3, Việt minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị, dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa. “Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. “Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp. “Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập! “Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. b. Độc Lập chết yểu ở Nam Kỳ. Ngày 02 Tháng Chín 1945, Nam Việt Nam chìm trong rối loạn chính trị sâu sắc. Sự sụp đổ liên tục của Pháp, sau đó là Nhật, tiếp theo bởi các xung đột giữa các phe phái chính trị ở Sài Gòn đã được kèm với bạo lực lan rộng ở nông thôn. Cao Đài thành lập một nhà nước tại Tây Ninh, Hòa Hảo đã thành lập thủ đô tại Cần Thơ, nổi loạn của nông dân bùng lên, và một số cán bộ nông thôn và địa chủ đã bị sát hại. Ngày 02 Tháng 9, bạo lực ở Sài Gòn đã lấy mất mạng sống của một linh mục Pháp ngay trên ngưỡng cửa nhà thờ, một số người Pháp khác, và một số người Việt Nam. Nhà của người Pháp bị đập phá, và một bầu không khí căng thẳng sợ hãi đã trùm lên thành phố. gày 12 tháng 9 năm 1945, quân đội Anh đầu tiên đến Sài Gòn - một tiểu đoàn lính Gurkha, họ đi kèm với một đại đội lính Pháp [tự do]. Tướng Douglas D. Gracey, chỉ huy, đến ngày 13 tháng 9. Trước khi khởi hành từ Ấn Độ, Gracey đã thông báo rằng: Vấn đề chính quyền ở Đông Dương là độc quyền của Pháp. Kiểm soát dân sự và quân sự bởi người Pháp chỉ là vấn đề một vài tuần." 35/ Rõ ràng là tướng Gracey đã nhận chỉ thị từ Bộ Tư Lệnh Đồng Minh ở Đông Nam Á giới hạn nhiệm vụ của mình trong việc giải giáp người Nhật, và chắc chắn đã không yêu cầu ông ta thực hiện việc sửa đổi hệ thống chính trị của Việt Nam. 36 / Nhưng trên thực tế, Tư Lệnh Gracey đã sử dụng quân đội và vị trí của mình để lật đổ Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ. Cả phe Cộng sản hay phe Quốc Gia người đều không quan tâm đến chỉ huy người Anh. Ngày 10 Tháng 9, Việt Minh đã chấp nhận cải tổ Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ, trong đó Trần Văn Giàu đã được thay thế bằng Chủ tịch Phan Văn Bạch, một người quốc gia độc lập nổi bật, và thành viên ĐCSĐD chỉ chiếm có bốn trong mười ba ghế của Ủy Ban. Gracey dường như coi Chính phủ Việt Nam với thái độ khinh thị, nếu không nói là khinh miệt, không phải vì mầu sắc chính trị của nó, nhưng bởi vì nó thiếu thẩm quyền từ Pháp, và bởi vì rối loạn dân sự mà nó đang lãnh đạo. Chỉ huy người Anh đã ra lệnh Nhật phải hỗ trợ trong việc giữ gìn trật tự, và chỉ đạo việc giải giáp người Việt Nam, cả hai chỉ thị đều bị bỏ lơ, nhưng đã góp thêm vào sự căng thẳng đang tăng. Thái độ của lực lượng chiếm đóng đã củng cố vị trí của nhóm Trốt Kít. Nhóm này đã lên án Việt Minh, ĐCSĐD, và Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ như là một "chính phủ dân chủ tư sản, mặc dù có những người cộng sản nắm quyền," và chỉ trích bất kỳ nỗ lực hợp tác với quân Đồng Minh. Liên đoàn Trotskyite Quốc tế Cộng sản kêu gọi vũ trang nhân dân, và kích động dân chúng chống lại người Anh. Bắt đầu từ ngày 12 tháng 9, cảnh sát Việt Nam ở Sài Gòn đã phát động một chiến dịch bạo lực để đàn áp Trốt Kít, trong đó nhiều nhà lãnh đạo Trotskyite đã thiệt mạng. Trong các khu vực nông thôn, đánh nhau đã nổ ra giữa quân đội Việt Minh và các lực lượng của đạo Cao Đài và Hòa Hảo. Bạo lực lây lan giữa nội bộ người Việt đã là vô ích hơn nữa những cố gắng nhằm tập hợp các phe phái Việt Nam, và làm lo âu tăng cao trong số người phương Tây đang sống Sài Gòn. Ngày 17 tháng 9 năm 1945, Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ kêu gọi một cuộc tổng đình công để phản đối việc Đồng minh thiếu hợp tác, và bắt giữ khoảng mười sáu người Pháp. Người Pháp sau đó đã thúc bách Gracey cho phép họ bước vào lập lại trật tự. Ngày 19 Tháng Chín, "Ủy viên" Pháp cho Nam Kỳ, Cedile, thông báo rằng sẽ không có cuộc đàm phán với Việt Nam cho đến khi nào trật tự dân sự được khôi phục. Ngày 20 Tháng Chín, Tướng Gracey đình chỉ tất cả các tờ báo tiếng Việt, và nắm giữ lực lượng cảnh sát Việt Nam. Ngày 21 tháng 9, thiết quân luật được tuyên bố, cấm tất cả các cuộc biểu tình, và cấm người Việt Nam mang bất kỳ loại vũ khí gì, kể các các gậy tre [tầm vông]. Ngày 22 Tháng 9, người Anh thả một số khoảng 1.400 lính nhảy dù Pháp bị Nhật giam giữ bên ngoài Sài Gòn, và toán lính này tức thời tràn vào thành phố đánh bất cứ người Việt Nam nào mà họ có thể bắt giữ. Vào buổi sáng của ngày 23 tháng 9, quân Pháp chiếm các trạm cảnh sát, bưu điện, và các công trình công cộng khác, và bắt đầu bắt giữ các chính trị gia và các công chức Việt Nam, mặc dù các thành viên của Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ đã trốn thoát. Ghi nhận chính thức của Anh viết rằng: "Thực đáng tiếc cho cách thức mà qua đó cuộc đảo chính được thực hiện, cùng với những hành vi của các công dân Pháp trong buổi sáng Chủ nhật, ngày 23 tháng Chín, hoàn toàn chắc chắn rằng sẽ có các “biện pháp trả đủa" có thể được thực hiện bởi người An Nam [Việt Nam]. Đáng tiếc là cái xúc đông của công dân Pháp, sau khi tất cả đã phải chịu nhiều đau khổ dưới tay của người An Nam trong những tháng qua, đã làm họ lấy cơ hội này để thực hiện những hành động trả thù mà họ có thể làm được… Người An Nam đã bị bắt giữ không có lý do khác hơn.họ là người An Nam, sau khi bị bắt họ đã bị đối xử, tuy không chủ động tàn bạo, nhưng bằng những bạo lực không cần thiết ". Ngày hôm sau, người Việt Nam tấn công lại: đời sống kinh tế của Sài Gòn bị tê liệt bởi các cuộc đình công, và ban đêm nhiều nhóm Việt Nam - chủ yếu từ một giáo phái xã hội đen gọi là Bình Xuyên - đã bắt đầu một loạt tấn công vào các tiện ích công cộng. Ngày 25 Tháng Chín, trong cuộc tấn công một khu dân cư Pháp, hơn 100 người phương Tây đã bị giết, và nhiều người khác bị bắt làm con tin; ngày 26 tháng 9, chỉ huy của cơ quan O.S.S [Mỹ] tại Nam Kỳ đã bị giết. Như vậy, cuộc chiến Đông Dương đã bắt đầu tại Nam Kỳ vào cuối tháng Chín, năm 1945, và máu của người Mỹ đã đổ ra trong giờ mở cửa. Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ đã ban hành một tuyên bố lên án các hành động của Anh: "Đóng của báo chí đang nhất trí bảo vệ sự độc lập của Việt Nam, khiến chúng tôi không... kiểm soát và chỉ đạo ý kiến cho công chúng tại một thời điểm mà đám đông đã bực tức bởi những hành động khiêu khích của người Pháp... quân đội Anh, để thực hiện nhiệm vụ giải giáp các lực lượng Nhật, đã không cần phải giải giáp vũ khí lực lượng cảnh sát của chúng tôi và ngăn chặn chính phủ của chúng tôi như họ đã làm Tuy nhiên, chúng tôi đã chứng minh bằng những hành động của chúng tôi rằng chính phủ của chúng tôi là bằng hửu nhất với mong muốn được đưa ra tất cả các hỗ trợ có thể để quân đội Anh hoàn thành nhiệm vụ của họ. 38/ Vào thời điểm đó, ĐCSĐD ở Nam Kỳ đang ở một vị trí đặc biệt mong manh. ĐCSĐD - cốt lõi của Việt Minh - đã cho phép Liên Đoàn Độc Lập được phép là cánh tay của quân đội Đồng Minh, và hợp tác hỗ trợ người Anh và ân xá cho người Pháp. Đảng đã thực hiện, thông qua Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ, trấn áp nhóm Trốt Kít. Rõ ràng việc biện minh cho một chính trị hòa hoản, ủng hộ trật tự công cộng, và các cuộc đàm phán với Pháp -- bởi ĐCSĐD, bởi Việt Minh hay do Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ - là khá vô ích. Hơn nữa, ĐCSĐD dường như đã được đảm bảo bởi cộng sản Pháp rằng họ sẽ không nhận được sự giúp đỡ nào từ Đảng anh em ở nước ngoài. Một phóng viên Mỹ ở Sài Gòn đã được xem một tài liệu ngày 25 Tháng Chín, 1945,: "... Tư vấn cho người Cộng sản An Nam [Viet Nam] phải biết chắc rằng, trước khi họ hành động quá vội vàng, cuộc đấu tranh của họ phải đáp ứng các đòi hỏi về chính sách của Liên Xô". Cảnh báo rằng bất kỳ cuộc phiêu lưu quá sớm trong việc độc lập cho An Nam có thể không phù hợp với quan điểm của Liên Xô. Những quan điểm cũng có thể bao gồm việc Pháp là một đồng minh vững chắc của Liên Xô ở Âu Châu, trong trường hợp này, phong trào độc lập An Nam sẽ là một sự bối rối [cho Liên Sô]. Vì vậy, cấp bách là các đồng chí An Nam phải giữ một chính sách "kiên nhẫn.". Khuyên họ đặc biệt chờ đợi sau khi có kết quả của cuộc bầu cử ở Pháp, đến tháng tiếp theo, vào tháng Mười, khi có thêm sức mạnh của đảng cộng sản [Pháp] để có thể đảm bảo cho An Nam giải quyết tốt hơn. Trong khi đó, minh thị đề xuất việc cử một sứ giả không chỉ để liên lạc với Đảng Cộng sản Pháp, nhưng cả với người Nga để tự mình làm quen với triễn vọng của các sự kiện sắp tới. " 39/ Cho dù hoàn cảnh có thuận lợi hay không, cuộc xung đột đã nổ mạnh ở Nam Kỳ. Vấn đề đặt ra cho những người cộng sản là làm thế nào để trả lời, và dường như lãnh đạo của họ đã xác định rằng bạo lực là chọn lựa duy nhất. Và để lấy lại vai trò lãnh đạo phong trào quốc gia, họ phải làm cho Việt Minh thành đối tác quan trọng nhất trong chiến tranh, là kẻ thù không nhân nhượng với Pháp. Tướng Gracey, bị thúc hối bởi Đô Đốc Lord Mountbatten thuộc Bộ tư lệnh Đồng minh, đã nỗ lực để thực hiện một thỏa hiệp với Việt Minh, và đã thành công đạt được một thỏa thuận ngừng bắn vào ngày 02 tháng 10. Nhưng điều này đã bị phá vỡ một cách nhanh chóng vì sự đối mặt hung bạo của cả hai bên [Pháp và Việt Minh]. Quân tiếp viện của Pháp dưới quyền Tướng Leclerc bắt đầu đổ vào Sài Gòn, củng cố quyết tâm của Pháp. Một đại diện chính phủ Hồ Chí Minh từ Hà Nội đến để củng cố vị trí của Việt Minh với câu chuyện về uy thế của Việt Minh ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Người Pháp đã tìm cách thương lượng trên tiền đề rằng họ sẽ cai trị, và sẽ cho phép một số người Việt được tham gia [chính quyền], Việt Minh yêu cầu trở lại nguyên trạng trước ngày 22 tháng 9, và cuối cùng là Pháp sẽ phải rút [khỏi VN]. Ngày 09 Tháng 10 năm 1945, Pháp và Anh đã ký kết một thỏa thuận tại London, theo đó người Anh chính thức công nhận chính quyền dân sự Pháp tại Đông Dương là chính quyền hợp pháp duy nhất từ phía nam vĩ tuyến thứ mười sáu. Ngoại trưởng Ernest Bevin mô tả cho Quốc Hội [Anh] về tình trạng rối loạn và cướp bóc ở Việt Nam, và những khó khăn sinh ra bởi các cuộc đụng độ giữa quân đội Pháp dưới quyền chỉ huy của Gracey và các lực lượng Việt Nam. Nước Anh, ông tuyên bố, sẽ hỗ trợ vận chuyển tới Việt Nam đủ quân Pháp để cho phép họ có thể tiếp nhận từ Gracey, và chính sách tạm thời của Anh là sẽ hỗ trợ cho việc "hợp tác chặt chẽ và thân thiện giữa các chỉ huy của Anh và Pháp." 40/ Ngày 11 Tháng 10, các thỏa thuận ngừng bắn bị phá vỡ, và các cuộc chiến đấu đã trở lại. Ngày 25 tháng 10, quân Pháp dưới quyền Tướng Leclerc đã tấn công về phía nam từ Sài Gòn đến Mỹ Tho, vốn là thủ đô tạm thời của Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ, và sau chiến thắng ở đó, đã tiến phía tây bắc vào Tây Ninh, nơi mà họ chinh phục Cao Đài. Việt Minh đã mở một chiến dịch du kích làm chậm lại rất nhiều đà tiến quân của Pháp, và chứng minh ngay tức thì là cả sức mạnh không quân lẫn thiết giáp của Pháp cũng không đủ để bình định so với kẻ thù đầy quyết tâm. Nhà báo nổi tiếng người Pháp, Philippe Devillers, người đi cùng đợt đánh phá ban đầu của Leclerc, đã viết rằng: "Từ nay công tác bình định đất nước đã cho thấy một khía cạnh khác là nó sẽ không bao giờ để mất một lần nữa: để được mãi mãi đã đặt thành một vấn nạn. Thình lình Việt Minh xuất hiện vào ban đêm bắn vào một ngôi làng được bảo vệ bởi những trạm gác của chúng ta... để kéo lực lượng phòng vệ về một bên trong khi bên phía kia [làng] họ đốt nhà và giết chết tất cả những người [mà họ] nghi ngờ. Nếu chúng ta rời bỏ một khu vực, tin tưởng rằng nó đã được bình định, thì họ sẽ nối gót chân chúng ta và khủng bố lại sẽ bắt đầu. Chỉ có một cách phòng vệ là tăng thêm và củng cố các đồn bót, trang bị vũ khí và đào tạo dân làng để họ tự vệ có tổ chức và giác ngộ thông qua việc làm triệt để về thông tin và chính sách. "Nhưng chuyện này đòi hỏi phải có quân lực và vũ khị Số cần thiết không phải là 35.000 quân (số này đã giao cho Leclerc) nhưng 100.000, và Nam Kỳ không phải là vấn đề duy nhất." 41/ Chính phủ quốc gia ở Miền Bắc, 1945 – 46 Chính Phủ ngày 2 tháng 9 năm 1945 Khác với Nam Kỳ phải đối mặt với Pháp trong mùa thu năm 1945 vấn đề nổi bật là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ Hà Nội Hồ Chí Minh khẳng định quyền thống trị trên toàn cõi Việt Nam, nhưng thách thức đối với thẩm quyền Pháp, họ chỉ cai trị trên thực tế ở An Nam và Bắc Kỳ. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không hoàn toàn là Việt Minh cũng không phải là cộng sản. Mặc dù sinh lực và sáng kiến là của Việt Minh, nhưng thực tế chính trị nổi bật của cuộc sống ở miền Bắc Việt Nam là đã bị quân đội Quốc Dân Đảng Trung Quốc chiếm đóng, và sự hiện diện của Trung Quốc đã buộc Hồ Chí Minh và Việt Minh phải ủng hộ Việt Nam Quốc Dân Đảng để thích ứng với Trung Quốc, và trì hoãn chính sách của Trung Quốc trong nhiều khía cạnh khác. Số quân Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam không được biết đến một cách chính xác, Tổng số đã bi che khuất không chỉ bởi các báo cáo không đầy đủ, mà còn do cách Quốc dân Đảng sử dụng những con đường chuyển quân thông từ Vân Nam và Quãng Châu qua những tuyến đường đến nơi khác của Trung Quốc. Pháp ước tính cao tới 180.000, nhưng lực lượng chiếm đóng Trung Quốc bản thân có thể độ khoảng 50.000. 42/ Ngay cả khi có ít quân đội nước ngoài cũng sẽ gây quá tải nghiêm trọng cho Bắc Việt Nam, vì vụ mùa năm nay xấu, và thương mại bị chiến tranh làm xáo trộn, nạn đói tràn lan. Hầu hết quân đội Trung Quốc là vô kỷ luật và kém trang bị, sống, cực chẳng đả bị đưa ra khỏi [biên cương] tổ quốc [của họ]. Sự sách nhiểu kiểu nông dân của họ đã khuấy động lại hận thù truyền thống của người Việt đối với người Trung Quốc - oán giận không được kềm chế bởi lòng biết ơn đối với Trung Quốc như người giải phóng, kể từ khi người Việt Nam tin rằng họ đã được Việt Minh giải phóng. Và tội lỗi của quân đội Trung Quốc lại được khớp với bộ Tư Lệnh tối cao của Trung Quốc, các lãnh chúa đã kịp thời bắt đầu cướp bóc miền Bắc Việt Nam. Tỷ giá chính thức của đồng đô la của Trung Quốc đã được đưa ra quá cao để trao đổi với tiền tệ Việt Nam, làm trầm trọng thêm lạm phát đã nghiêm trọng, và mở ra triển vọng mới cho thị trường chợ đen. Giới đầu cơ Trung Quốc bắt đầu mua với một quy mô lớn các doanh nghiệp và bất động sản của Pháp và Việt Nam. 43/ Khi quân Trung Quốc tiến vào miền Bắc Việt Nam, họ lật đổ chính phủ Việt Minh địa phương, và thay thế chúng với các nhóm VNQDD và Đồng Minh Hội, nhóm Phục-Quốc cướp quyền ở những nơi khác. Được hỗ trợ bởi quân đội Trung Quốc, và được tài trợ bởi Trung Quốc, VNQDD và Đồng Minh Hội đã mở báo chí, và đã phát động một chiến dịch tấn công chính trị chống lại Việt Minh và chính phủ VNDCCH. Hậu quả là tình hình ở miền Bắc Việt Nam vào mùa thu năm 1945, được mô tả trong hình 4. Trên thực tế sự hiện diện của Trung Quốc đòi hỏi Hồ Chí Minh phải thận trọng trong việc đối phó với các nhóm đối thủ quốc gia. Tại sao Trung Quốc chỉ cần đơn giản lật đổ chính phủ của Hồ Chí Minh để ủng hộ liên minh VNQDD / Đồng Minh Hội mà họ không làm là điều không biết được. Dường như một bên là do chuyện mua chuộc bằng tiền, một bên là vai trò của Chiang Fa Kue và các sứ quân khác đã được hưởng lợi trực tiếp từ "tuần lễ vàng" chính thức của VNDCCH vào tháng Chín, năm 1945, trong đó nhà nước kêu gọi công dân cống hiến vàng vụn để "đóng góp tài trợ để cứu quốc”. "44/ Được biết chiến dịch này đã thu góp khoảng 800 cân vàng và 20 triệu đồng bạc Đông Dương, và VNDCCH nhận được từ các sứ quân, bên cạnh sự làm lơ, là những vũ khí thuộc sở hửu của người Nhật - một báo cáo cho biết con số gồm 40.000 vũ khí, bao gồm súng cối, pháo, và 18 xe tăng. 45/ Nhưng Hồ Chí Minh và Việt Minh buộc phải vượt xa hơn việc hối lộ. Trong việc thành lập chính phủ ngày 02 tháng chín năm 1945, họ đã cẩn thận để chính trị gia không Việt Minh tham gia, và giữ 6 đại diện (ĐCSĐD) trong 16 chỗ của nội các. Ngày 23 Tháng 10, Việt Minh đã ký một hiệp ước với một nhóm ly khai của Đồng Minh Hội, tự nhận là vì lợi ích của cuộc đấu tranh chung chống lại những nỗ lực tích cực của thực dân Pháp, để bảo vệ sự tự do và độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" 46 / Tuy nhiên, các nhóm khác của Đồng Minh Hội và VNQDD vẫn tiếp tục tấn công Việt Minh, tạo nên một điểm đặc thù về sự thống trị của cộng sản. Hồ Chí Minh và ĐCSĐD sau đó đã quyết định một động thái quyết liệt. Sau hội nghị ĐCSĐD ba ngày "từ ngày 9 đến 11 tháng 11 năm 1945, lãnh đạo ĐCSĐD đã ban hành những điểm sau đây: Xét rằng, trong khi xem xét bối lịch sử, cả hai mặt quốc tế và quốc nội, giờ phút hiện tại chính là một dịp đặc biệt cho Việt Nam dành lại Độc Lập toàn vẹn của mình; Xét rằng, để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam rộng lớn này, một liên minh quốc gia được hình thành không có sự phân biệt giai cấp và đảng phái các bên là một yếu tố không thể thiếu; Với mong muốn chứng minh rằng những người cộng sản, cho đến nay họ vẫn là những chiến sĩ tiên phong để bảo vệ nhân dân Việt Nam, luôn luôn sẳn sàng chấp nhận những hy sinh lớn nhất đối với việc giải phóng dân tộc, luôn luôn hành động để đưa các lợi ích của đất nước lên trên lợi ích giai cấp, và từ bỏ lợi ích của Đảng để phục vụ nhân dân Việt Nam; Để loại tất cả những hiểu lầm, trong và ngoài nước, những hiểu lầm có thể cản trở việc giải phóng đất nước của chúng ta, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc họp vào ngày 11 tháng 11 năm 1945, đã quyết định tự nguyện giải thể Đảng Cộng sản Đông Dương. Những người theo chủ nghĩa cộng sản mong muốn tiếp tục nghiên cứu lý luận của họ sẽ liên kết với Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Đương Tháng 11 năm 1945 47 Việc giải thể của ĐCSĐD bị phản đối bởi Trần Văn Giàu và những người khác từ Nam Kỳ nơi mà ĐCSĐD chứ không phải là Việt Minh là tổ chức chính trị chính trong nhân dân nhưng quan điểm của Hồ đã thắng thế. Đương nhiên, Hồ cũng bắt buộc phải thỏa mãn yêu cầu liên tục của phe đối lập được có đại diện trong chính phủ để sắp xếp các cuộc bầu cử quốc gia vào tháng 1 năm 1946. Tuy nhiên vì sợ Việt Minh đã dành phần thắng trong các cuộc thăm dò dư luận và sức mạnh được tôn trọng rộng rãi của nó, VNQDD và Đồng Minh Hội vào ngày 23 tháng 12 1945 đã đàm phán với Việt Minh một thỏa thuận về số ghế không qua bầu cử là 50 cho VNQDD và 20 cho đại biểu Đồng Minh Hội trong tổng số 300-360 thành viên của Quốc hội. 48 / Các cuộc bầu cử đã được tổ chức công khai như dự kiến tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ và bí mật tại Nam Kỳ. Trưởng nhóm O.S.S. của Mỹ tại Hà Nội từ 22 tháng 8 đến ngày 12 tháng 12 năm 1945 trong một cuộc trao đổi với Bộ Ngoại giao ngày 30 Tháng 1, 1946 mô tả tình hình chính trị ở Bắc Việt Nam như sau: “Tướng Gallagher đã chỉ ra rằng chút tình yêu giữa Trung Quốc và Pháp đã bị mất, rằng sự hiện diện của nhóm người Mỹ ở Hà Nội đã hạn chế hành động mà Trung Quốc chống Pháp và bản thân ông đã tác động [tướng] Lữ Hán (Tư Lệnh Tối Cao lực lượng vũ trang Trung Quốc ở Đông Dương) để mang Sainteny và Hồ Chí Minh ngồi lại với nhau và đã đối đầu với cả hai người này với một chỉ thị mạnh mẽ buộc [cả hai] phải thi hành. Sự tồn tại của một khoảng trốn ở phía Bắc với việc cả quân đội Pháp cũng như Trung Quốc vắng mặt hiện nay là vô cùng nguy hiểm để [cơ hội] cho An Nam phản ứng mạnh mẽ chống lại tất cả người Pháp trong khu vực, những người đang bất lực trong việc tự bảo vệ bản thân. Để đạt thành công người Pháp sẽ cần một lực lượng đủ để dàn trải trên toàn bộ phía bắc. Một hoặc hai sư đoàn Pháp hiện đại, theo ý kiến của Tướng Gallagher, có thể đánh bại An Nam. “Trả lời cho câu hỏi liệu Pháp có thể làm gì nhiều hơn là chỉ chiếm các thành phố lớn, ông thừa nhận rằng người Việt sẽ còn có núi rừng và tiếp tục chiến tranh du kích. Ngay cả ở Sài Gòn, ông đã chỉ ra những điều còn xa hòa bình mặc dù Anh và Pháp tuyên bố ngược lại. Thiết lập kiểm soát của Pháp có thể được đẩy nhanh nếu họ đã có thể không vận quy mô lớn trên toàn miền Bắc. Tuy nhiên, người Việt được tổ chức tốt và cho đến nay chỉ vũ trang tốt bằng vũ khí nhỏ mặc dù họ không có hải pháo cận duyên và có thể có một ít pháo binh. “Câu hỏi đặt ra là liệu phái đoàn Pháp tại Hà Nội trong thực tế, là người đàm phán với Hồ Chí Minh. Tướng Gallagher trả lời rằng Chính phủ Việt Minh Lâm Thời lúc đầu sẵn sàng đàm phán, sau đó vào tháng Mười, sau khi tuyên bố của De Gaulle về chính sách thuộc địa của họ [Pháp]. Người Việt từ chối đàm phán với Pháp và đã phản ứng mạnh mẽ chống lại tất cả các công dân Pháp tại Hà Nội. Trung Quốc có thể thành công trong việc đưa ra một chính phủ người Việt ít chống Pháp để đàm phán để đi tiếp. Tất cả những nỗ lực của Pháp để kích thích một cuộc cách mạng cung đình để chống lại Hồ đã được không thành công. Hồ tự than sẽ không bàn cải với Pháp. Việt Minh rất mạnh và bất kể có những thay đổi bề ngoài trong Chính phủ lâm thời Hồ vẫn đứng đằng sau bất kỳ diễn tiến nào của phong trào [kháng chiến] Việt Nam. Tướng Gallagher nói rằng Sainteny đã nói với ông rằng, ông ta hy vọng thỏa thuận hòa bình giữa Pháp và Việt Nam có thể đạt được bằng thương lượng. “Tướng Gallagher đã được hỏi chính quyền Việt Minh sẽ hiệu quả như thế nào với sự không có mặt của các lực lượng Pháp hay Trung Quốc như hiện nay. Ông trả lời rằng nhìn chung, ông rất ấn tượng về hiệu quả rõ rệt của chính quyền Việt Nam. Họ có những nhân viên có khả năng nhiệt tình và trẻ, nhưng lại có quá ít người trong số đó. Bất cứ với trình độ kỹ thuật nào, họ đều thiếu khả năng về điều hành và kinh nghiệm khi [được biết] các dịch vụ kỹ thuật tại Hà Nội, lúc đầu chạy rất tốt, nhưng dần dần tệ đi. Nhân viên được đào tạo [để làm việc] cho chính phủ và ở cấp thành phố đang thiếu. Tướng Gallagher có ý kiến là Việt Nam chưa sẵn sàng cho một chính phủ tự lực và chính thức, nếu cạnh tranh với các quốc gia khác họ sẽ bị mất thua mất áo như chơi. Tuy nhiên, nhu cầu độc lập đang lan rộng và ngay cả trong các ngôi làng, nông dân đều tham khảo ví dụ của Philippines. “Tướng Gallagher đã được hỏi liệu Việt Nam hiểu được thực tế về khả năng của mình để đứng lên chống lại quân lực Pháp. Trong khi họ quá nhiệt tình và quá ngây thơ, ông cho biết, điều đó có thể vượt qua sự hiểu biết của họ. Họ mạnh mẽ trong những cuộc diễu hành và nhắc đi nhắc lại là sẵn sàng ‘chiến đấu tới người cuối cùng’ nhưng họ sẽ bị tàn sát và họ đã được báo cho biết và có thể họ đã biết điều đó. Việt Nam không có một lực lượng nào tương xứng với các lực lượng có vũ khí hiện đại ngay cả khi bản thân họ cũng có một ít mà họ có thể có, từ khi Trung Quốc không tìm thấy pháo binh và nhiều súng phòng không Nhật có vẻ như đã hoàn toàn biến mất. Đại diện Quân đội Hoa Kỳ không bao giờ hiểu được về mức độ vũ khí của Việt Minh. Chắc chắn là Trung Quốc không chuyển vũ khí của Nhật cho họ. Trước Ngày Chiến Thắng, chắc chắn Nhật đã vũ trang và huấn luyện nhiều người Việt Nam. Một vị tướng Nhật tuyên bố họ đã thực hiện [cướp chính quyền từ tay Pháp] ngày 09 tháng 3 chỉ đơn giản là vì người Pháp không còn có thể kiểm soát Việt Nam, nhưng tuyên bố này Gallagher đã đánh giá như là một lời nói dối. Ông đã nghe nói rằng dưới danh nghĩa trang bị vũ trang cho cảnh sát thi hành công vụ tại Hà Nội, người Nhật đã thực sự vũ trang cho ba đội ngũ riêng biệt bằng cách giải tán từng nhóm vũ trang, và trang bị và đào tạo lại một nhóm mới. Hơn nữa, Việt Nam đã mua vũ khí của Nhật từ các kho vũ khí đã được mở. Tướng Gallagher không biết liệu có hay không việc Tai Li (Phó Giám đốc Văn phòng điều tra, thống kê, Ủy ban Quốc gia Trung Quốc Nội vụ quân sự) đã gửi vũ khí cho Việt Minh. "Tướng Gallagher được hỏi liệu sự hiện diện của con tin Pháp ở miền Bắc sẽ hạn chế các lực lượng Pháp khi họ đi vào khu vực. Ông này chỉ ra rằng chỉ có một vài thường dân Pháp đã được di tản bằng đường hàng không. Tất cả các phần còn lại, bên cạnh một số 5.000 quân Pháp đã bi giải giáp vẫn cần được di tản. Trung Quốc không thể đưa chúng ra và thậm chí liệu tướng Lữ Hán có muốn cho phép di tản họ đến bán đảo Đồ Sơn không? Sự hiện diện của họ đã liên tục cản trở việc ảnh hưởng lên Sainteny. Khi được hỏi liệu Việt Nam sẽ cho phép các Pháp kiều được sơ tán, Tướng Gallagher trả lời rằng họ sẽ cho phép nếu người Trung Quốc vẫn còn đó, nhưng những công dân Pháp sẽ là một vấn đề thực sự nếu người Trung Quốc đã bỏ đi. Các nhóm quân đội Mỹ đã gây áp lực đáng kể vào Trung Quốc để họ cho phép bất kỳ sự tự do nào cho tất cả thường dân Pháp ở Hải Phòng, Huế và các trung tâm khác ngoài Hà Nội. Tuy nhiên, Trung Quốc và Pháp đã một mình tự sắp xếp để vận chuyển các lô hàng thực phẩm từ phía Nam. Nhóm người Mỹ, tình cờ đã phải can thiệp để ngăn chặn người Pháp độc quyền về thực phẩm, thực phẩm được phân phối bởi quân đội Mỹ. Các công dân Pháp có thể được sơ tán từ Hòn Gai và Đà Nẳng bởi Hoa Kỳ khi người Nhật đã bị loại bỏ, nếu người Trung Quốc tập trung họ [Pháp kiều] tại các cảng đó. Tuy vậy, Tướng Gallagher ghi nhận rằng điều đó sẽ đặt chúng ta ở một vị trí làm việc chống lại phía Việt Nam. “Ban đầu Tướng Gallagher giải thích, người Pháp hy vọng Hoa Kỳ đóng vai trò tương tự ở phía Bắc như người Anh đã làm ở phía Nam [hổ trợ cho Pháp]. Khi họ thấy chúng ta trung lập, họ đã trở thành càng ngày càng đối kháng nhiều hơn và đã làm mọi thứ có thể để thuyết phục người Mỹ dành ưu tiên cho vị trí của người Pháp. Họ đã không đánh giá cao sự giúp đỡ thực tế mà người Mỹ đã cung cấp cho tù nhân chiến tranh và một số dân Pháp dưới hình thức thực phẩm, trợ giúp y tế và những thứ khác. Việt Nam, ban đầu cũng dự kiến sẽ được Mỹ giúp, nên triệt để truyền bá Hiến chương Đại Tây Dương và các tuyên bố về ý thức hệ khác. Vai trò trung lập của chúng ta như vậy đã là một sự thất vọng cho cả hai bên “Tại thời điểm hiện tại, đài phát thanh Hà Nội được điều khiển bởi người Trung Quốc để có thông tin liên lạc giữa Hà Nội và Sài Gòn. Một nhóm liên lạc quân sự và dân sự người Anh đã được gửi đến Hà Nội và [ngược lại] đối tác Trung Quốc được gửi về Sài Gòn. Người Anh tại Hà Nội bước đầu đã có tiến bộ với Trung Quốc, nhưng Tướng Gallagher hiểu rằng từ lúc đó họ đã có nhiều thắng lợi hơn… “Quân đoàn 60 của Trung Quốc ở phía Nam của khu vực Trung Quốc [tức phía Nam biên giới VN-TQ] và quân đoàn 93 xung quanh Hà Nội, cả hai tổng cộng khoảng 50 ngàn quân, đã được yêu cầu tập trung để tiến về Mãn Châu, nhưng liệu họ có thực sự di chuyển ra khỏi hoặc không phải là Tướng Gallagher đã không biết. Vào tháng Mười Hai, tuy vậy, quân đoàn 53 của Trung Quốc đã bắt đầu đến từ Vân Nam và có lẽ được đưa vào để thay thế cho hai quân đoàn kia. “Tướng Gallagher lưu ý những trái mìn từ trường chưa được hoàn toàn tháo gỡ ít nhất là từ các cảng phía Bắc và các mối đe dọa của mìn từ trường sẽ tiếp tục ngăn cản người Pháp thực hiện các hoạt động đổ bộ quân đội ở quy mô lớn trong những khu vực đó. Ông cảm thấy rằng giao thông thường xuyên bằng đường sắt giữa Sài Gòn và Hà Nội có thể không được mở ra trong vòng một năm nữa” (°trích lục từ Biên bản ghi nhớ về cuộc thảo luận của ông Richard L. Sharp Phòng Nội vụ của Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao ngày 30 Tháng 1, 1946;) Đầu 1946, Hồ Chí Minh đã cố gắng mang Ngô Đình Diệm vào chính phủ của ông, nhưng Diệm, có anh trai là Ngô Đình Khôi đã bị giết bởi Việt Minh, từ chối. Trong tháng hai, các cuộc tấn công vào Hồ từ phái tả cộng sản và phe quốc gia không phải là Việt Minh đạt một cường độ cao đến nỗi có báo cáo là Hồ đã đề xuất việc từ chức của mình, và hình thành của một nhà nước theo Bảo Đại. 49 / Với giải pháp Bảo Đai, Hồ cảm thấy, sẽ không chỉ xoa dịu kẻ thù nội bộ của mình, mà còn cải thiện vị thế của VNDCCH với cả Mỹ và Pháp: Hồ đã gửi Hoa Kỳ một loạt kêu gọi quốc tế hóa Việt Nam mà không ai trả lời; và với Pháp Hồ đã mở các cuộc đàm phán hướng tới một VNDCCH độc lập được Pháp bảo vệ và công nhận [tức nằm trong Liên Hiệp Pháp]. (2) Chính phủ ngày 02 tháng 03 năm 1946 Phiên họp tháng Giêng của Quốc Hội, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã phê duyệt một chính phủ VNDCCH mới trong phiên khai mạc. Trong số 12 thành viên của chính phủ, chỉ có 2 thành viên cộng sản nhưng 3 là VNQDD và 1 là Đồng Minh Hội, Chủ tịch vẫn là ông Hồ, nhưng Phó Chủ tịch của ông là lãnh đạo của Đồng Minh Hội, và các Bộ chủ chốt về Nội vụ và Quốc phòng đã dành cho những người trung lập. Ngay từ đầu Chính phủ mới phải đối mặt với khủng hoảng trong quan hệ với Pháp. Mặc dù các hoạt động "bình định" của Tướng Leclerc ở miền Nam Việt Nam đã không đạt được những kỳ vọng, quân và khí tài của Pháp đã vận chuyển đến Đông Dương với số lượng đủ cho họ có những dòm ngó đưa hoạt động ra miền Bắc Việt Nam. Đồng thời, Pháp tiến hành đàm phán với Trung Quốc, tìm cách cho Trung Quốc rút quân ra khỏi miền Bắc Việt Nam và với VNDCCH tìm kiếm các thỏa thuận để họ chấp nhận việc có mặt của các lực lượng Pháp. Trong khi đó, người Anh đã rút khỏi Nam Kỳ, vào ngày 04 Tháng ba 1946, Bộ Tư Lênh Đồng Minh vùng Đông Nam Á ra lệnh ngừng hoạt động ở Đông Dương [trước đây] là một vùng lãnh thổ trong phạm vị hoạt động của họ. Trong tháng Hai, người Pháp đã triển khai một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ chuẩn bị cho các hoạt động ở miền Bắc Việt Nam. Ngày 28 tháng 2, họ có được thỏa thuận Trung Quốc (từ ChunKing, không phải là Thống Đốc Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam) để chuyển sự chiếm đóng qua cho Pháp vào tháng Tư [1946]. Hồ Chí Minh, phải đối diện với sức mạnh quân sự Pháp và cuộc triệt thoái của Trung Quốc, và bị Liên Hiệp Quốc hay Mỹ từ chối cứu giúp, đã không còn phương tiện nào để đàm phán với Pháp. Hiệp định ký kết bởi Hồ với Pháp vào ngày 06 tháng Ba 1946 đã làm tổn hại tối đa uy tín rộng rãi của Hồ Chí Minh. VNQDD đã kịch liệt phản đối thỏa hiệp, và thậm chí cả các cuộc đàm phán với Pháp, nhưng Hồ đã cẩn thận mang đại diện phe đối lập vào các cuộc hội đàm với Sainteny, phát ngôn viên của Pháp, và Hiệp Định ngày 06 Tháng Ba đã được ký kết không chỉ bởi Hồ và Sainteny, mà còn bởi Vũ Hồng Khanh là lãnh đạo của VNQDD. Tuy nhiên, tình cảm chống Pháp đã dâng cao, và Hồ Chí Minh đã đưa tất cả uy tín của mình ra để ngăn chặn cuộc nổi loạn chống lại Việt Minh. Ngày 07 tháng 3, Hồ và Võ Nguyên Giáp bảo vệ Hiệp Định trước một đám đông cả 100.000 người tại Hà Nội, Hồ đã bảo đảm mọi người rằng: "Đồng bào biết rằng tôi thà chết còn hơn bán nước của chúng ta." 50 / Ngày 08 Tháng 3, quân đội Pháp đã đổ bộ vào Hải Phòng, và tái nhập vào Hà Nội mười ngày sau đó. Với sự trở lại của Pháp - Nội các liên minh của Hồ và chữ ký của Vũ Hồng Khanh trong Hiệp Ước ngày 06 tháng 3 không đứng vững - một số lãnh đạo VNQDD rút sự hỗ trợ của họ cho chính phủ Hồ để phản đối những gì họ gọi là chính sách "phò Pháp" của Việt Minh. Hoàng đế Bảo Đại rời nước vào ngày 18 tháng 3, ngày mà người Pháp vào Hà Nội. Hồ, sau đó, đả đi đến hợp nhất Việt Minh thành một tổ chức Mặt trận lớn hơn, bao quát hơn, củng cố bởi một số các bên của VNDCCH, và từ đó làm giảm bớt căng thẳng chính trị. Ngày 27 tháng năm 1946, sự hình thành của Mặt trận Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam - được gọi sau đó là [Mặt Trận] Liên Việt được công bố, để mang lại "độc lập và dân chủ.". Các nhà lãnh đạo nổi bật của tất cả các đảng phái chính trị đều nằm trong số những người sáng lập, và họ cùng nhau cam kết "bảo vệ quyền tự chủ của chúng ta, để sau đó đạt được Độc Lập hoàn toàn." 51 / Việt Minh, VNQDĐ, Đồng Minh Hội, Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ đều có chung mái che là Liên Việt, nhưng vẫn duy trì tổ chức riêng biệt. Trung Quốc rút quân Hiệp định giữa các bên trong Liên Việt sống, tuy nhiên, chỉ trong lúc người Trung Quốc vẫn còn ở miền Bắc Việt Nam. Mặc dù Hiệp ước Trùng Khánh về việc rút quân vào năm 1946, các lãnh chúa vẫn nấn ná ở lại để cướp bóc vào tháng Sáu. Ngày 10 tháng Sáu năm 1946, quân đội Quốc Dân Đảng Trung Quốc triệt thoái khỏi Hà Nội. Ngày 15 tháng 6, toán quân cuối cùng lên tầu tại Hải Phòng. Ngày 19 tháng 6, tờ báo Quí Quốc chính thức của Liên Việt đăng tải lời chỉ trích sắc nét tố bọn "phản động phá hoại của thỏa thuận tháng Ba," chỉa mũi dùi thẳng VNQDD. Khẳng định lại chính sách hợp tác với Pháp, chính phủ Việt Nam mời người Pháp tham gia trong một chiến dịch chống lại "kẻ thù của hòa bình.". Liên Việt được Pháp công nhận là [đối tác] Việt Nam duy nhất của họ nên sẵn sàng tham gia hổ trợ Một trong những chương đáng chú ý trong lịch sử bi thảm của dân tộc Việt đã xảy ra sau đó. Khi quân đội Trung Quốc vừa triệt thoái [khỏi Việt Nam], quân đội của Võ Nguyên Giáp của VNDCCH đã tấn công vào các khu vực chi phối bởi các Đồng Minh Hội, VNQDD, và Phục Quốc. Trong một loạt các cuộc đụng độ, họ đánh bại các băng đảng phái và lật đổ chính quyền dân sự do các đảng đối lập lập ra. Người Pháp không những chỉ cung cấp thiết bị, nhưng trong một số trường hợp đã thực sự phối hợp các lực lượng của họ, và hỗ trợ bằng pháo binh, với phe Việt Nam [VNDCCH]. Một số thành lũy giữ vững được hàng tháng – như Lào Kay trên biên giới Vân Nam vẫn còn trong tay VNQDD cho đến tháng mười một năm 1946 - nhưng vấn đề đã được quyết định trước cuối tháng Bảy. 52 / Vào ba ngày 11 đến 13 tháng Bảy, trong một loạt tấn công tại Hà Nội do lực lượng VNDCCH với hổ trợ của thiết giáp Pháp trong việc chiếm đóng trụ sở chính của các đảng đối lập và các nhà máy in và bắt giữ hơn 100 nhân vật chính trị. Cùng với đó, hầu hết của các nhà lãnh đạo đối lập trở lại từ cuộc sống lưu vong ở Trung Quốc gần một năm trước đó. Trong số này là Nguyễn Hải Thần của Đồng Minh Hội – từng là Phó Chủ tịch của Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường [Tam] của VNQDD - một cựu thành viên của ba phe ký Hiệp Ước ngày 06 tháng 3, đã từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao của Hồ và là một trong các nhà đàm phán Hiệp Ước. Phó Lãnh sự Hoa Kỳ tại Hà Nội đã đệ trình báo cáo sau đây lên Bộ Ngoại Giao [Mỹ] liên quan đến tình hình chính trị tại thời điểm đó: "Xin chuyển cho Tướng Marshall để thông tin. "Có ba đảng chính trị quan trọng ở Việt Nam. "Đó là Phong Trào Việt Minh, bao gồm cựu đảng Cộng Sản Đông Dương (đã tự giải thể chính thức ngày 30 tháng 11 năm 1945) và Đảng Dân Chủ con [sic] Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội thường được gọi là Đồng Minh Hội hoặc ĐMH và Việt Nam Quốc Dân Đảng. "Có nhiều đảng ly khai nhưng dường như một số là để phục vụ chủ yếu như phương tiện cho các tổ chức cướp giựt. "Cả hai Đồng Minh Hội và Quốc Dân Đảng dường như có sự hỗ trợ của Trung Quốc. Đa số thành phần tích cực hoạt động của Việt Minh bao gồm những cựu thành viên của đảng CSĐD. "Sức mạnh của Việt Minh dường như được lan rộng khắp miền bắc Đông Dương. Đồng Minh Hội và Quốc Dân Đảng kiểm soát lãnh thổ như Mong Cáy, Lạng Sơn và khu vực Vĩnh Yên. “Không có đảng Công giáo nào xuất hiện, người Công giáo cũng không ra mặt cam kết hỗ trợ cho bất cứ bên nào. Việt Minh đã có những bước đi cố gắng để được Công giáo hỗ trợ nhưng bị cho là quá cực đoan để được sự hợp tác đầy đủ từ phía nhà thờ. Trên cái nhìn thực tế là khi nhà thờ đã tuyên bố họ có cả triệu thành viên ở Bắc và Trung Kỳ (tỷ lệ lớn được gọi là "Kitô hữu nông dân"), là có vẻ như việc người Công giáo sẽ [xuất hiện] như một nhóm chính trị sẽ [không] còn lâu nữa ". (° điện tín, Hanoi 20 to State, 20 May 1946) Trong tháng Bảy, cùng một nguồn tin báo cáo rằng Việt Minh đã dần loại bỏ Đồng Minh Hội và VNQDD là những phe đối lập có tổ chức. (°°điện tín, Hanoi 69 to State, 26 May 1946) Hồ Chí Minh đã vắng mặt tại Việt Nam trong mùa hè và đầu mùa thu năm 1946, để tham gia ban đầu cuộc đàm phán Fontainebleau chết yểu và sau đó kết quả là, ông này đã ký giữ nguyên trạng với Pháp vào ngày 14 tháng 9, 1946. Trong lúc Hồ Chí Minh vắng mặt, Võ Nguyên Giáp - Quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – đã khống chế chiến trường chính trị Việt Nam, sắp xếp cho VNQDD và các bên "đối lập" khác được tồn tại – với việc giải giáp phù hợp và việc lèo lái các người quốc gia chịu hợp tác – trong vòng Liên Việt. Mặt Trận Liên Việt tiến hành một thứ "thống nhất" giả hiệu trong Mặt trận, và thắt chặt kiểm soát Mặt trận trong tay VNDCCH. Khi trở về Hồ Chí Minh, một phiên họp Quốc hội đã triệu tập, một chính phủ mới tổ chức lại được giới thiệu và bầu một hiến pháp mới. (4) Chính Phủ ngày 3 tháng 11 năm 1946 Quốc hội bầu vào tháng Giêng năm 1946 trong cuộc bầu cử mà sự trung thực là đáng nghi ngờ - được triệu tập tại Hà Nội vào cuối tháng Mười. Trong số các thành viên ban đầu, 291 đại biểu tự giới thiệu mình. Thành phần khai mạc gồm như sau: Các đảng phái chính trị trong Quốc hội VNDCCH 53/ ngày 28 Tháng 10, 1946 độc lập [không đảng phái] Dân chủ Xã Hội Mác Xít Liên Việt Đồng Minh Hội VNQDĐ Tổng cộng 90 45 24 15 80 17 20 291 VNQDD và Đồng Minh Hội, được phân bổ tương ứng 50 và 20 số ghế, do đó ít hơn 50% tổng số các đại biểu, và nhóm Mác Xít, là nhóm nhỏ nhất trong Quốc Hội, theo tất cả các bằng chứng còn hiện hửu, là nhóm có những hoạt động tích cực và có ảnh hưởng nhất. Trong hai tuần họp của Quốc Hội, một số thành viên đối lập đã bị bắt giữ và bị buộc tội hình sự. Khi phiên họp Quốc Hội bế mạc, chỉ còn 20 ghế cho Đồng Minh Hội và VNQDD, và trong số này, chỉ có 2 phiếu đăng ký không tán thành. Hiến Pháp mới, được phê chuẩn ngày 8 tháng 11 năm 1946 bởi Quốc Hội với 240-2 đại biểu tán thành, được ban hành với những cụm từ gợi nhớ những lời của Jefferson và Rousseau về một nhà nước bảo đảm những quyền tự do dân sự, khoanh định nhiệm vụ và quyền hạn của công dân, và quyền lực tối cao thuộc về Quốc Hội. Sau đó, Quốc Hội được hoãn cho đến cuối năm 1953, và không bao giờ có những chuyển động gì để chuyển đổi nó dưới hình thức pháp quy. 54 / Hiến pháp năm 1946 đã tuyên cáo Việt Nam là một nước Dân Chủ Cộng Hòa mà trong đó tất cả quyền lực thuộc về nhân dân "mà không phân biệt giai cấp, chủng tộc, tín ngưỡng, sức khỏe, hoặc xu hướng tình dục." Lãnh thổ của chúng ta bao gồm Bắc Kỳ tức miền Bắc Việt Nam (Tonkin), Trung- Bộ tức miền Trung Việt Nam (An Nam), và Nam- Bộ tức miền Nam Việt Nam (Nam Kỳ) là một và không thể chia cắt... thủ đô của Việt Nam là Hà Nội. " 55 / Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1946 không bao giờ đã được thể chế hóa, thay vào đó, do đòi hỏi cấp bách của cuộc chiến tranh với Pháp đã biến chính phủ thành một sự nối dài hành chánh của một bộ máy chính trị-quân sự với kỷ luật cực kỳ cứng nhắc đứng đầu là Hồ Chí Minh, và một bộ sậu gồm các cán bộ đồng chí cũ của mình từ Đảng Cộng Sản Đông Dương. 56 / Chính phủ đã được Quốc hội phê duyệt ngày 03 Tháng Mười Một 1946, tuy nhiên, vẫn bảo tồn được một bề mặt của một liên minh, mặc dù các vị trí chủ chốt trong nội các đã được lấp đầy bởi những người cộng sản, là một chính phủ gồm đủ thành phần: độc lập, dân chủ, xã hội và ngay cả một danh xưng VNQDĐ. Hình 5 trình bày các Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 1945-1949. Hồ Chí Minh trong suốt thời gian đó đã bảo toàn được liên minh, ít nhất chỉ là hình thức. Chính phủ VNDCCH năm 1949 vẫn còn bao gồm một số ít thành viên cộng sản và bao gồm một VNQDD và một Đồng Minh Hội. (Trong Biểu đồ tên Liên Việt bị bỏ qua, và thay thế bằng tên “Việt Minh” quen thuộc hơn; Việt Nam Quốc Dân Đảng là VNQDD.)