- 8 -
CUỘC HỘI THẢO TRÊN BẾN SÔNG

    
ỗng nhiên ông già được mơi tham dự cuộc hội thảo. Các sinh viên của giáo sư Văn chỉ nghe Sơn kể lại sơ sơ chuyện truyền thống chiến khu Ð đã mê ông già ngay. Thế là đích thân giáo sư Văn phải đến làm quen với người chiến sĩ lão thành ấy.
Ông già đến, gặp ngay các kỹ sư người Liên Xô đang ngồi nói chuyện vui vẻ với các sinh viên địa chất. Chị Lút-mi-la thấy ông già đến vội đứng dậy bắt tay ông. Chị nói với một nụ cười rất tươi:
-Không ngờ chúng tôi lại được dự một buổi họp mặt của ba thế hệ nối tiếp nhau trên vùng đất sắp mọc lên nhà máy thủy điện. Thế là chúng ta có đại diện cho một quá khứ hào hùng đánh Pháp, đánh Mỹ của Trị An, chúng ta cũng có đại diện cho lớp người hiện tại đang góp sức xây dựng nhà máy thủy điện, đó là kỹ sư trẻ, những người thợ trẻ Việt Nam và các kỹ sư Liên Xô, các sinh viên Việt Nam và chúng ta còn có đại diện của lớp người sẽ kế tục sự nghiệp của chúng ta trong tương lai, đó là bé Sơn.
Mọi người quay nhìn bé Sơn làm em đỏ mặt. Giáo sư Văn giới thiệu “ông già” với các bạn Liên Xô rồi tiếp tục phần việc của mình với cây thước và tấm bản đồ móc trên một nhánh cây.
-Tôi xin được phép tiếp tục. Lúc nãy tôi đã trình bày đến phần cấu trúc nền móng đập. Năm 1933, một nhà địa chất lỗi lạc của Pháp là Saurin đã khảo sát và định tuổi đá của Trị An là 100 triệu năm. Ðến năm 1980 thì viện định tuổi của Liên Xô đã xác nhận điều này và còn xác nhận thêm là chiều dày của đá phiến và đá cát ở đây là từ 2000 đến 3000 mét. Với một chiều dày như vậy thì đập thủy điện Trị An của chúng ta quả là đã có được một nền móng đá trầm tích vững chắc và bình ổn.
Sự vắng mặt của đá vôi cũng là một thuận lợi rất cơ bản trong việc xây đập vì đá vôi chính là ung thư của đất, nó dễ dàng bị nước mưa phá hủy, tạo thành những khoảng trống giữa lòng đất đá và gây ra những vụ sụp đổ khủng khiếp đã từng xảy ra trong lịch sử địa chất thê giới. Như trường hợp đập Malpassé của Pháp. Do việc điều tra cơ bản về cấu trúc nền móng không chu đáo nên không phát hiện ra sự có mặt của đá vôi trong vùng khiến cho đập bị sụp đổ. Trường hợp đập Fréjus lại là sự sụp đổ của một trái núi do đất bị sạt lở. Trái núi đổ xuống hồ chứa tạo nên một đợt sóng thần làm trôi cả một ngôi làng đông dân trong thung lũng.
Sơn ngồi nghe say sưa. Ðó là những điều nó chưa từng được nghe nói tới bao giờ. Ngồi giữa cuộc họp này, nó cảm thấy mình trở nên rất quan trọng vì rõ ràng là ở đây người ta nói toàn là những chuyện to lớn vĩ đại, chuyện dời non lấp biển, chuyện xẻ núi lấp sông. Một phần vì ham thích, một phần vì đã được Phượng giảng giải cho hiểu những nét chính về địa chất và thủy điện cho nên khi nghe giáo sư Văn nói nó cũng hiểu được phần nào. Ðến khi kỹ sư Liên Xô lên nói thì nó ngổi chồm tới. Ðây là lần đầu tiên trong đời nó nghe một người nước ngoài nói chuyện mà có thông dịch cho nó hiểu hẳn hoi. Người thông dịch ấy lại chính là Phượng nên nó càng khoái. Sơn vừa nghe vừa nhìn miệng người nói:
-Trên thế gian này ngày nay thủy điện đóng một vai trò rất quan trọng. Hiện nay, ở Liên Xô thủy điện chiếm 20 phần trăm tổng số sản lượng điện cả nước. Hiện nay đập thủy điện cao nhất thế giới là của nhà máy thủy điện Nurếch ở nước Cộng Hòa Tatgikixtan Liên Xô, cao 300 mét. Trước đây đập cao nhất thế giới là đập Ðích-xen của Thụy Sĩ cao 285 mét. Các bạn nên nhớ rằng, Thụy Sĩ là nước có hệ thống thủy điện quimô nhất thế giới với 99,5 phần trăm số điện sử dụng là thủy điện.
Sơn suýt kêu lên vì khoái chí. Nó kề tai Phượng nói nhỏ:
-Vậy thì Thụy Sĩ đâu có cần dùng xăng. Chắc xăng ở đó rẻ lắm hả chị Phượng?
Phượng nhéo lưng thằng bé một cái rồi cười, không ngờ từ chuyện thủy điện nó lại liên tưởng tới giá xăng.
Ðồng chí kỹ sư Liên Xô lại nói về một công trình thủy điện lớn khác đang được xây dựng của Liên Xô.
-Chỉ cách đập Nurếch – đập cao nhất thế giới hiện nay – có tám chục kilômét, chúng tôi đang xây dựng một nhà máy thủy điện khổng lồ, đó là nhà máy Rôgunxcain với đập chắn nước cao 350 mét, trữ lượng nước là 13 kilômét khối và công suất lên tới ba triệu rưỡi KW.
Sơn lại ồ lên. Nó nói với Phượng:
-Vậy là lớn gấp ba lần rưỡi nhà máy thủy điện Sông Ðà của mình.
-Ðúng đấy. Và lớn gấp mười lần Trị An.
-Dễ sợ.
Sơn lại hỏi nữa nhưng Phượng ngăn em lại để dịch. Thực ra thì Phượng dịch cũng không trôi chảy lắm vì chị học tiếng Nga chỉ mới hơn bốn năm ở đại học. Tuy vậy, chị vẫn truyền đạt được gần hết ý của người kỹ sư bạn.
Phần nói chuyện của người kỹ sư Liên Xô mất đúng một tiếng đồng hồ. Mọi người giải lao bằng nước ngọt, mít và đu đủ chín. Trong lúc ăn, Phượng đến bên “ông già” và nói nhỏ với ông:
-Lát nữa bác kể chuyện về chiến khu Ð cho tụi cháu nghe. Các chuyên gia Liên Xô cũng rất muốn nghe.
Ông già nói:
-Tôi kể chuyện không có đầu, có đuôi. Hay là để cho Sơn nó kể đi. Nó kể chuyện khá lắm.
Phượng nói:
-Chính bác kể mới hay. Bác cứ kể y như kể với Sơn vậy là hay lắm rồi.
 

Truyện Cùng Tác Giả Cõi Về Giữa cơn gió lốc Kẻ Tử Đạo Cuối Cùng Lạc Đường Một Chuyến Đi Xa Nổi Loạn Nữ Quái Rồi Đến Rồi Đi lên những cái lưng sáng bóng như gương. Ánh nắng dọi vào bọt nước long lanh như những chùm đèn lấp lánh. Dòng nước vẫn cứ dồn tới, dồn tới và dâng lên, dâng lên cao. Mặt hồ hiện ra trong xanh, xanh biếc như bầu trời buổi trưa mùa hạ. Mặt hồ phẳng lặng êm ả. Hòn đảo thần tiên nổi lên với những ngọn cây sơn cao vút, những thảm cỏ nhung mượt mà quanh các lối đi trải nhựa đen bóng. Hoa nở từng vùng quanh các ghế đá, các sân chơi. Hoa nở vàng rực, hồng tươi, tím ngắt. Phong lan không treo trên mái nhà mà mọc tự nhiên trên cây. mọc đầy trong rừng thưa. Nhà thủy tạ mái lợp ngói bằng sứ men xanh màu rêu. Con nai nhỏ đứng ngơ ngác bên dòng suối róc rách. Thấy Sơn đến nó chạy lại, dụi đầu vào lòng em. Sơn vuốt ve nó một lát thì mẹ nai dẫn lũ con ở trong rừng thưa bước ra theo sau là con sư tử lớn như con bò mộng. Thấy sư tử đến Sơn buông nai con ra và chạy lại phía nó. Sư tử hỏi:
-Em thấy lũ con ta đi đâu không?
-Không. Sơn đáp. Hãy đến chỗ cầu tuột xem.
Thế là Sơn dẫn con sư tử đến chỗ cầu tuột xây bằng đá cẩm thạch đen láng có vân tím. Quả nhiên mấy con sư tử con đang chơi cầu tuột ở đó. Sư tử cha không lại bên con mà nằm khuất sau một gốc cây dầu to khổng lồ mà nhìn chúng chơi đùa. Sơn đến bên cạnh sư tử, em ngồi xuống lấy lược chải bờm cho sư tử và hỏi:
-Bác có cần nhổ tóc bạc không?
-Nhổ đi. Sư tử đáp. Cho ta ngủ một lát, gió mát quá.
-Nhưng cho cháu hỏi một tí nhé.
-Gì đấy?
-Từ sáng giờ bác có gặp bà tiên trên đảo này không?
-Có. Bà ấy đang cho chim ăn trong rừng.
Bờm sư tử đã được chải gọn. Sơn mới nhổ được ba bốn sợi tóc bạc thì sư tử đã ngủ rồi. Lũ sư tử con thì nghịch quá, chúng lao cả xuống bể bơi, té nước và la lối, gầm lên như sắp vồ mồi. Sơn sợ tiếng gầm của chúng sẽ đánh thức sư tử già dậy, nhưng không, chính nó đang được ru bởi tiếng gầm ấm áp của đàn con…
Cơn gió lớn chợt đến, mang theo cả ngàn tiếng ríu rít. Sơn nhìn lên, không thấy bầu trời nữa vì bầu trời bị che bởi những cánh chim sơn ca, chim bồ câu, két xanh và cả chim sẻ. Phượng đẩy chiếc xe nhỏ chở con gấu con đang bú sữa bình từ trong rừng thưa đi ra. Lũ chim đậu xuống những thảm cỏ. Lông chim câu trắng như những khóm hoa lài, chim bói cá thì xanh như hoa bìm bìm và hoàng anh thì vàng rực như hoa cúc. Phượng đặt cái giỏ mây xuống bãi cỏ, ngắt một đóa hoa cẩm chướng cho chú gấu con. Chị chợt nhận ra Sơn đang ngồi bên sư tử già. Chị gọi Sơn lại. Sơn bỏ quên cái lược đồi mồi trên bờm sư tử. Em ngồi bên chân bà tiên tóc đen, nữ hoàng của hòn đảo thần tiên. Hai chị em ngồi nhìn gấu con bú và nghịch bứt từng cánh hoa cẩm chướng màu hồng ném xuống cỏ. Thình lình có con chim bay đến. Nó hỏi Phượng:
-Còn thóc không?
-Em mới đi đâu về đấy? Phượng hỏi.
Chim sẻ bé bỏng lúc nãy mãi đuổi theo con chuồn chuồn kim nhưng con vật mong manh kia lẫn mất trong đám lá khiến nó phải tìm kiếm. Sơn với lấy cái giỏ mây của Phượng. Còn mấy hạt thóc sót lại trong giỏ. Em lấy chúng ra. Hạt thóc tròn trĩnh, vàng óng nằm lăn trong lòng bàn tay Sơn.
-Ăn đi. Sơn bảo.
Chim sẻ bay lên đậu vào ngón tay út của Sơn và mổ từng hạt một.
-Em không ăn hết đâu. Chim sẻ nói.
Và nó chợt thấy trên tóc của Phượng cũng có một hạt thóc. Nó bay lên. Không đậu vào đâu cả, đôi cánh nó đập liên tục để cho thân mình nó nổi trong khoảng không khi nó nhặt hạt thóc trên mái tóc Phượng. Ðôi cánh của chim sẻ quạt mát đôi má cô gái.
Chim lại đậu xuống cỏ. Rồi chợt nhìn thấy một giọt sữa dính trên mép gấu con, nó lại bay lên uống một giọt sữa. Gấu con khó chịu xua nó đi nhưng bây giờ chim sẻ đã no nê, nó thích nghịch với gấu con. Nó bay vòng vòng quanh đầu chú gấu và đậu trên cái mũi đen láng bóng.
Hai chị em Phượng thích thú ngồi nhì chim sẻ nghịch.
Nắng chuyển sang màu hồng vào buổi trưa. Con tàu nhỏ sơn trắng vừa đến và kéo còi. Tiếng còi rè rè, trầm trầm đã đánh thức sư tử già dậy. Nhưng nó vẫn nằm im nhìn con tàu đi qua, nhìn những cánh buồm đỏ, trắng, hồng xuất hiện trên mặt hồ bao la. Những cánh buồm lướt gió đến rất nhanh. Ðàn sư tử con đã chạy ùa ra cà bờ hồ. Và trong khi chờ đợi những cánh buồm đến gần chúng tranh nhanh nhặt trái sung chín đỏ rụng đầy mé nước. Chúng cãi nhau, vật nhau ngã xuống nước ướt sũng.
Con thuyền trắng cập bến và chú thuyền trưởng lên bờ. Theo sau là những chú thủy thủ. Họ tặng cho Phượng những vòng hoa và cho Sơn chiếc kèn đồng. Rồi họ đến và uống bia ở nhà thủy tạ.
Những chiếc thuyền buồm cũng cập bến.
Một trong những người lên bờ là ông Thái, cha Sơn, rồi mẹ Sơn. Cha Sơn ăn mặc giống chú thuyền trưởng và mẹ Sơn thì xách một cái giỏ đựng đầy trái cây. Gấu mẹ thì từ trên thuyền buồm đẩy nguyên xe trái cây xuống đảo. Nhưng gấu con không hề hay biết là mẹ nó đã trở về. Nó đang ngủ trong chiếc nôi nhỏ.
Ba má Sơn biếu Phượng những quả xoài chín vàng, những trái mận đỏ và đặt trên nôi gấu con một trái cam sành. Sơn theo ba má về nhà. Ðó là căn nhà ngói đỏ cất theo lối nhà sàn, nằm khuất dưới những tàng cây rậm rạp. Nhà Sơn bây giờ không trồng cây ăn trái nữa vì đảo thần tiên đầy những cây ăn trái, người dân ở đây và cả du khách từ khắp nơi trên thế giới đến, ai muốn ăn bao nhiêu thì ăn không mất tiền mua.
Một con tàu vàng lại vừa cặp bến, bỏ xuống một dàn nhạc đông người. Các nhạc sĩ, ca sĩ biểu diễn ngay trên bãi cỏ, chổ Phượng đang ngồi.
Ðàn chim của nữ hoàng đảo thần tiên bay lên. Và chia nhau đến đậu trên những cánh buồm. Chúng im lặng nghe dàn nhạc và các ca sĩ hát.
Ðêm xuống. Ngôi nhà Sơn rực rỡ muôn ngàn ánh điện. Khu công viên cũng sáng rực đèn màu. Ðèn treo trên cành cây như những chùm quả. Sơn đi trong rừng ban đêm với một chú voi con. Rừng đầy đom đóm nhưng từ ngày có thủy điện, đom đóm ở đây không chở ánh sáng trên lưng. Ðêm nay chúng rủ nhau bay đi ra công viên xem đoàn nhạc nhẹ thiếu nhi Liên Xô biểu diễn. Tất cả những đốm sáng trên lưng chúng đều cất ở nhà vì rừng rất sáng, công viên rất sáng và mặt hồ cũng đầy ánh sáng.
Giàn nhạc nhẹ nổi lên.
Sơn tỉnh giấc mà vẫn còn nghe tiếng nhạc.
Tiếng nhạc vang lên từ phía trường học, có cả tiếng trống lân nữa. Sơn nhảy qua mấy tảng đá và phóng lên bờ. Em theo lối mòn quen thuộc giữa các đám mì đi thẳng lên con lộ đất vàng. Tiếng trống lân thúc giục em.
Sơn đi như chạy. Pháo ở đâu nổ ran, giòn giã, thỉnh thoảng lại điểm những tiếng nồ đùng của pháo đại.
Ðến càng gần lễ đài tiếng nói nghe càng rõ hơn:
-Thưa các đồng chí. Ba công trình đường sắt Trảng Bom – Trị An, bến phà lâm trường Mã Ðà và tuyến đường dây dẫn điện Ða Nhim về Trị An là những thành tích mở đầu cho đợt một khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Trị An hôm nay….
Sơn dừng lại nghe một lát rồi lại đi về phía con lân đang múa. Nhưng em bổng dừng lại vì có tiếng ai gọi tên em.
-Sơn ơi.
Em ngó quanh, rồi chạy thẳng vô quán nước. Phượng ngồi một mình với lý đá chanh.
-Một chai nước ngọt.
Phượng gọi cho cậu em và kéo Sơn ngồi xuống. Sơn mừng quýnh, nói:
-Em tưởng chị về rồi. Sao chị không về?
-Công việc của chị chưa xong.
Sơn quên cả uống nước. Con lân đã đến trước cửa quán. Ðám đông đã đùn theo lân. Phượng choàng tay qua vai cậu bé:
-Con lân nó nhìn em kìa.
Quả thật con lân vừa quay lại nhìn Sơn, lúc lắc cái đầu.
 
ÐÀO HIẾU
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Tác giả: VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: đưa lên
vào ngày: 25 tháng 7 năm 2012

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---