- 4 -
VÙNG BIỂN MẤT TÍCH

    
hượng biến thành một người kể chuyện cổ tích. Ðối với Sơn đây là một chuyện lạ không thể nào tưởng tượng nổi. Một chuyện cổ tích không giống chuyện “Con Tấm con Cám”, không giống chuyện Thánh Gióng hay Aladin và cây đèn thần. Ðây là chuyện cổ tích xưa nhất, thuở trái đất chưa có con người, chỉ có cây cối, đất đá và một số sinh vật sống dưới nước.
Một điều khác lạ nữa là câu chuyện cổ mà Phượng kể không phải là chuyện thần thoại hoang đường mà là chuyện có thật.
-Cách đây khoảng 200 triệu năm. Phượng kể, vùng thác Trị An này là một cửa biển. Lúc ấy nơi đây chưa có đá, chưa có rừng cao như bây giờ. Một vùng sông nước lợ tiếp giáp với biển nhưng lại chưa có các loài cá loài tôm, cua như bây giờ. Những thủy sinh vật lúc ấy cũng chỉ là mấy con sò, con ốc nhỏ có những tên khoa học rắc rối. Ngoài ra còn có một sinh vật biển hình dáng như cái hoa cúc nở, có con nhỏ như cái móng tay, có con lớn như một cái đĩa bàn. Nhưng dù lớn hay nhỏ nó cũng có hình một cái hoa cúc sắc sảo, đẹp đẽ. Tên sinh vật ấy là con Cúc Ðá.
Sơn đang chăm chú nghe chợt kêu lên:
-A. Vậy thì đây không phải là vết chân ngựa thần mà là con Cúc Ðá.
-Ðúng. Nó là con Cúc Ðá.
-Nhưng sao nó không ở dưới nước như chị nói mà nó lại lơ lửng trên không như thế này?
-Ban đầu thì nó cũng ở dưới nước, nhưng rồi một chuyển động dữ dội của vỏ trái đất xảy ra, nó co lại. Lớp bùn sình và cát ở cửa biển bị nén ép lại rất mạnh. Con Cúc Ðá bị vùi trong bùn và cũng bị nén lại. Vậy là cả cái vùng cửa biển này bỗng chốc biến thành một vùng đá cứng nằm giữa những lớp đá gồ lên thành đồi, thành rừng. Và con Cúc Ðá của em, sau những lần chuyển động kế tiếp, lại bị đẩy lên tận trên cao.
Sơn nghe rất chăm chú nhưng lòng cứ băn khoăn. Em hỏi:
-Nhưng sao chị biết là chuyện đó xảy ra cách đây hai trăm triệu năm?
-Có nhiều cách để biết. Ví dụ như phương pháp đồng vị phóng xạ. Nhưng cách ấy em chưa hiểu được đâu. Chị chỉ nói đơn giản rằng người ta có thể căn cứ vào sự có mặt của con Cúc Ðá mà biết được tuổi của đá… Bởi vì sinh vật này chỉ xuất hiện cách đây khoảng hai trăm triệu năm mà thôi, sau đó bị diệt chủng luôn. Do đó hòn đá chứa nó bên trong phải có tuổi tương đương với nó. Hơn thế nữa, con Cúc Ðá là một sinh vật sống ở vùng ven biển, do đó người ta có thể kết luận vùng Trị An này lúc ấy là vùng ven biển cũng giống như vùng huyện Duyên Hải của ta bây giờ.
Sơn lại hỏi:
-Thế dòng sông này ở đâu mà ra?
-Dòng sông Ðồng Nai xuất hiện sau này, nhỏ tuổi hơn con Cúc Ðá của em rất nhiều. Nó chỉ mới ra đời cách đây chừng một triệu năm. Phát nguyên từ cao nguyên Lâm Viên ở Ðà Lạt chảy xuống Long Khánh, La Ngà, Vĩnh An, Ðịnh Quán rồi tới đây, uốn éo lượn vòng theo những chỗ trũng của mặt đất. Nó chảy trên những nền đá. Tại vùng Trị An này lòng sông là cả một nền đá phiến dày hàng ngàn mét, vững chắc vô cùng. Em có thấy những mẫu đá khoan được người ta để trong cái chòi gần trường em đó không?
-Thấy. Sơn đáp. Ðá cứng, xanh lè.
-Người ta khoan sâu xuống tới cả ba mưới mét đấy. Toàn đá. Ngon lành lắm. Toàn bộ cái nền đá khổng lồ và vững chắc ấy là do bùn và cát ở vùng cửa biển này bị nén ép mà tạo nên cả. Em đã thấy mặt đất kỳ diệu chưa?
Sơn cười, thích thú:
-Lạ quá. Ở đây không ai biết những chuyện đó. Em phải kể cho má em nghe. Chắc má em ngạc nhiên lắm. À, mà chị có ghé Bến Nôm không?
-Có. Chị ghé đó mấy lần để khảo sát, trước khi khảo sát ở đây. Nhưng em muốn hỏi cái gì ở đó?
-Em thấy ờ Bến Nôm có nơi đất đỏ lòm. Sao kỳ vậy há? Cách nhau có hơn mười cây số mà đất ở đây lại vàng còn ở đó lại đỏ.
Phượng như chợt nhớ ra điều gì vội lấy sổ tay ra ghi rồi vừa ghi chị vừa nói:
-Ðất đỏ là đất ba-dan đấy. Em có nghe ngường thức khuya như thế nhưng không hề có cảm giác như vậy.
Phượng vẫn ngồi im nhìn ngọn đèn leo lét. Có lẽ cũng do ngọn đèn có thứ ánh sáng vàng yếu ớt này chăng? Chị đứng dậy và ra đứng ngoài hiên nhà. Sương xuống mênh mông trắng bạc cả rừng núi, cả trời đất. Làng xóm ngủ yên những mái tranh co ro những con thỏ con nằm tựa vào nhau quanh bếp tro đã tàn. Phượng ngạc nhiên không hiểu sao người dân quê ViệtNamlại có thể sống mãi một cuộc đời thầm lặng như thế. Có lẽ họ cũng tìm thấy được niềm hạnh phúc dưới mái tranh nghèo này, trong ánh đèn leo lét này, nhưng giá như nếu có thêm ánh sáng rực rỡ của những ngọn đèn nê-ông, những công viên tươi xanh, những khu giải trí, những ngôi nhà gạch tiện nghi sạch sẽ, giá như trẻ con được học trong những ngôi trường khang trang… thì hạnh phúc sẽ lớn hơn, đời sống sẽ phong phú hơn.
Ðàng kia, thấp thoáng bóng một người sinh viên đang ngồi gác cho đồng đội mình ngủ. Hình ảnh ấy đêm nay đối với chị đẹp như hình ảnh người chiến sĩ ngoài mặt trận. Phượng đứng âm thầm trong bóng tối của chái nhà nhìn anh đăm đăm, nhưng chị vẫn không nhận ra người ấy là ai mặc dù ánh thuốc lá cứ mỗi lúc lại ửng hồng lên trên khuôn mặt trẻ. Suốt dãy lớp học trống trãi xiêu vẹo kia, những tiếng thở đều đặn của các bạn nghe rất rõ, thỉnh thoảng có tiếng trở mình, tiếng nói mê của vài người và tiếng ho húng hắng của giáo sư Văn. Tất cả những tiếng động quen thuộc ấy làm lòng chị ấm áp dễ chịu. Phượng nhẹ nhàng bước vào nhà. Thành vẫn đang ngủ say, chị muốn đặt một bàn tay lên trán của bạn nhưng sợ Thành giật mình tỉnh giấc nên chị lẳng lặng bước về phía giường mình. Chị chui vào mùng, nằm xuống và bỗng nhiên nghĩ đến Sơn:
- Tội nghiệp thằng bé.