Chương 8

      hắc lại việc Zơ-râm khi trốn chạy vào rừng, cô không phải chạy đi đâu xa, mà chạy sang ngọn núi có cái hang dơi để nhìn về làng Dơi rõ ràng hơn. Thế nhưng, ở đó cô gặp được hai người mà trước đó mấy ngày họ đi tìm.  Hai người đó không ai khác, đó là ông già La- Hú và bà Bru-ra.
 Người Nu-Cao chẳng còn mấy người. Lần theo giấu vết của họ, người ta chỉ biết được vài người cũng hoà nhập với các bộ tộc khác, theo phong tục của bộ tộc khác và nhanh chóng biến mất khỏi miền rừng núi Trung Du. Thỉnh thoảng ai đó có nhắc đến họ, nhưng chỉ như một ký ức xa xưa nào đó mà thôi. Không làm sao có thể biết được bà Bru-ra được cứu sống như thế nào? Bà không nói được, người Nu- Cao không có chữ viết còn tiếng Kinh bà hiểu thì lại không nói được. Mọi người chỉ biết mang máng rằng sau khi lính Mỹ đem xác giấu vào cái hang, thằng em còn lại sốt ruột và may sao gặp một người bộ tộc khác. Nó đòi đi tìm và hình như là nhờ vậy mà họ tìm thấy được tốp lính Mỹ tàn sát người bộ tộc Nu-Cao, rồi giấu vào hang.
Khi bọn lính rút đi, hai người lẻn ra mở hang và xem xét coi còn ai sống sót. Lúc vào hang thì thấy Bru-ra động đậy, nên mang ra ngoài tìm lá cây vò nhét vào hai chổ chảy máu trên cổ. Họ đốt các xác chết thành tro, rồi lấp miệng hang lại và mang vác Bru-ra về gần nơi tạm trú. Ở đó chăm sóc theo cách của rừng rú, thay phiên nhau tìm lá cây rừng, vậy mà lành lặn và cũng như mọi chuyện đều qua đi theo thời gian và họ lấy nhau sinh ra được...Zơ Râm. Thời gian trôi qua lặng lẻ trong rừng, thỉnh thoảng nghe tiếng bom đạn rền vang thì họ sợ hãi. Cho đến khi miền Nam được giải phóng, họ không biết đó là việc gì và những người đàn ông thì lần lượt bệnh tật mà chết. Bru-ra bỏ con lại để theo những người bộ tộc, còn mình đi tìm cái ăn dưới miền xuôi như mọi người chỉ bảo. Tuổi tác, làm bà quên hết mọi việc.
 
Thoáng gặp, Zơ-râm không biết đó là ai. Hai người lãng vảng ở cái hang đó để làm gì và họ như có ý định đi về làng Dơi.
-  Có người bị bắt trói!- Zơ râm nói tiếng dân tộc, tiếng nói của người Nu-Cao.
 
 Khi đó, bà Bru-ra nghe giọng thân quen mắt ngời sáng lên, nhưng bao năm bà xa đứa con yêu quí của mình đi xuống miền xuôi nên không nhận ra Zơ-râm được nữa. Song bà có nghe ấm lòng vì có người nói tiếng dân tộc mình, bà nghe và bà hiểu, mặc dù bà không thể trả lời. Khi còn ở phòng răng Ơn Hòa, chính vì ông già La-hú cất giọng nghe thân quen đó làm bà nhớ lại thân phận mình. Ông già La-Hú làm xong mấy cái răng, là người giao thiệp nhiều nên trí nhớ ông vẫn còn minh mẫn. Ông hẹn bà Bru-ra theo ông trở lại vùng rừng núi, bà Bru-ra tức khắc theo ông ngay.
 
Họ trở lại nơi mình sinh ra và tìm kiếm lại cái hang mà ông già La Hú vô thức hại cả một bộ tộc Nu-Cao. Bà Bru-ra không nhớ được câu chuyện của mình, nhưng bà nhìn vào trong cái hang kia như là một nơi từng cưu mang mình. Sau bao nhiêu năm trời rời khỏi nơi đây, bà Bru-ra không còn khái niệm nào về vụ thảm sát trước đây. Ông già La-Hú cố tình đưa bà về lại đây, nhưng ký ức xa xưa không còn trong tâm trí bà nữa. Bà đi theo ông già La-Hú vì như vậy bà nghe trong lòng có gì đó ổn thỏa. Về lại với rừng núi, như là trong huyết quản nhận thức rằng như đã về lại mái nhà xưa của mình. Ông già La-Hú biết bà Bru-ra đã quên mọi thứ, không làm sao cho bà nhớ được một tí ti nào. Ông cay đắng vì như tội lỗi của mình, giờ như đã bị xóa sổ. Ông muốn cho bà nhớ lại khoảng khắc đó, nói gì về nó nhưng rồi bà không nhớ được một chút nào. Ông trực rơi nước mắt, vì mọi thứ đã xóa khỏi ký ức của một nhân chứng sống và ông lúng túng là không biết nên khơi gợi lại hay mặc kệ cho mọi chuyện cứ lùi xa theo thời gian. Ông cảm thấy ân hận và mong ai đó nói là mọi việc xảy ra đều do ông nhưng rồi ông cũng không muốn ai nhắc lại việc đó...
 
 Về lại với núi rừng, ông già La-Hú còn đầy mặc cảm tội lỗi với bà Bru-ra. Mấy ngày ở lại đây, hai người phải sống lang thang và tối thì lại trú trong cái hang tối mà không thấy khó khăn nào. Hôm nay, hai người sang ngọn núi, nơi đó họ từng hội tụ và giờ người ta gọi là làng Dơi. Chưa đi được bao xa, thì thấy Zơ-Râm la hét hoang mang và gặp hai người xin cứu giúp ai đó.
 
 Zơ-râm tóc tai rối bời, giọng khàn cả cổ. Ông già La- Hú cũng nghe rõ ràng và cũng còn nhớ được tiếng nói dân tộc Nu-Cao, nhưng bao năm trời âm sắc đã đổi khác nhiều nên ông chỉ biết mang máng là cô gái cần có sự giúp sức nào đó từ họ.
 
 Cả ba người thả sức xuống ngọn núi, để rồi trèo lại lên ngoài rìa làng Dơi. Ông La- Hú thành thạo đường đi nước bước, còn bà Bru-ra thỉnh thoảng nhìn ngắm khắp nơi như cố đoán là bà đang ở đâu đó. Tới nơi cái cây John bị trói, ông già La-Hú sượng lại vì trông thấy một người da trắng.
 
  Năm xưa, người da trắng từng bắt ông hả miệng đổ nước đầy vào, bắt ông chỉ ra Charlye và ông phạm phải một sai lầm lớn nhất trong đời mình. Từ đó, ông ở ẩn khắp trong những cánh rừng thưa thớt người, rồi xuống cận núi Bà-Nà sinh sống. Đôi lúc ông bắt gặp những người da trắng đi du lịch, nhưng người da trắng đối với ông như đồng nghĩa với một tội ác nào đó. Giờ đây nó vẫn không phai trong ký ức, cho nên khi nhớn nhác thấy John thì ông vội vàng muốn rời đi nơi khác ngay.
 
  Lúc này, chỉ còn bà Bru-ra dám đứng đấy với Zơ-râm. Bà nhận ra con người da trắng này từng làm đỗ tháo đồ đạc ở phòng răng Ơn Hòa. Bà còn nhớ anh ta có ánh mắt đỏ hồng, bà cũng nhận ra cái nhìn sáng hoắc ấy khi quét dọn ngoài sân. Cái nhìn thiện cảm hiền từ đó bà còn khắc sâu trong tâm trí, hoặc là có gì đó giữa hai người giữ bà lại. Bà thấy nó hết sức ngọt ngào.
 
 Một lúc sau, ông già La-Hú kéo đám dân làng ra đó. Ông hỏi chuyện mọi người và biết là John bắt gái làng đi mà không có lễ cưới hỏi nào. Ông già La-Hú vẫn không dám đến gần John, mà ông chỉ đứng phía ngoài la thét cho bà Bru-ra nghe:
-  Thằng đó phải cưới nó người ta mới thả ra...
 
  Trí nhớ của bà Bru-ra rất tệ, bà vẫn không biết Zơ-Râm là con của bà. Bà cứ cỡi trói cho John và ra điệu bộ gì đó, mà chỉ có ông già La-Hú hiểu.
 
 Ông ta tức giận lắm, nhưng vẫn cứ chấp nhận theo ý bà. Ông trình với mấy người đứng quanh ông:
-  Bà ấy nói là thả ra, thì làm cái tục cưới đó thôi mà...  
 
John lúc này được tháo dây và mang máng một điều: " À! Thì ra họ đang thiết lập một tục lệ mà mình không biết. Đó là tục cưới xin".
-  Tôi phải làm sao đây?- John cố gắng phân giải bằng vốn tiếng Kinh mà mình biết.
 
Ông già La-Hú giữ khoảng cách khá xa với John và ông như quay đi nơi khác nói với ai chứ không phải với John:
-  Phải làm tục cưới...
 
 Ông già La-Hú cũng hết sức ngạc nhiên, không biết tại sao mình đang muốn hắn bị trói, rồi giờ thì lại muốn nói cho hắn được thả. Mọi việc do bà Bru-ra, ông chìu theo ý muốn của bà ấy mà thôi. Không biết tại sao, ông vẫn mang máng chuyện năm xưa trong lòng, vẫn xem người da trắng thường làm ra những việc tội lỗi. Cỡi trói và làm đám cưới với Zơ-Râm, ông nghĩ cũng không hay... Dân làng bắt họ phải làm lễ cưới, vì xưa nay tục lệ phải có đám cưới, không thể như vậy được.
 
Bây giờ, John kẹt vào một thế bí. Chuyện năm xưa im ỉm đã đành, lại phải đối phó với cuộc hôn nhân hết sức trớ trêu sắp tới. Anh không thể lấy đứa em cùng huyết thống. Đương nhiên, ánh sáng văn minh và cuộc sống nghiêm túc của Mỹ anh đã hiểu biết cặn kẻ. Người bộ tộc đã hiểu rõ đôi chút "ánh sáng văn minh", rằng Người Trong Một Nhà Không Được Lấy Nhau. Thế nhưng, người trong bộ tộc Nu-Cao đếm lại chẳng còn bao nhiêu người, quanh qua quẩn lại cũng chỉ bấy nhiêu. Những người Nu-Cao chẵng còn mấy người, được nhà nước tập trung lại theo "Chương trình Bảo vệ Môi trường sống" của Unessco, không được vào rừng nữa. Họ muốn di trì nòi giống...
 
John vở lẽ rằng người trong các bộ tộc phao tin rằng anh sẽ làm những việc tốt cho dân làng, rằng sẽ đem đến sự phồn vinh cho nơi đây và rằng buôn làng sẽ được xây dựng mới hơn để sinh hoạt. Nay thì được người da trắng tìm đến và lấy một người con gái làm vợ, là một hạnh phúc lớn cho những người bộ tộc. Buôn làng sẽ được tiền nong sửa chữa nhà cửa lại, bởi vì họ được ông già La-hú nói rõ như vậy:
-  Bây giờ mọi người đã biết thụ hưởng cuộc sống, thèm có tivi và cũng thèm được chiếc xe máy chạy tung tăng. Đó là lý do vì sao họ bắt anh phải làm lễ cưới, vì cô dâu chú rễ phải có quà cho mọi người chứ không phải ngược lại.
 
 John miễn cưỡng gật đầu, chứ không biết là tiếp tục sẽ là những gì tiếp theo.  
 
 Buổi tối họ tổ chức nhảy quanh đám lửa cháy và còn được đánh cồng chiêng. Mọi người nắm tay vừa hát vừa múa cùng nhau, còn được đi trên lửa hồng. Bọn con trai thì sặc sụa vì rượu cần, cố bày ra những thứ mà họ cho là hay nhất. Ông già La-Hú bao lâu nay rời xa nơi này, tập tục không giống như những gì có trước đây nhưng món rượu hút từ cái cần tre là món khoái khẩu ông nghiện nó từ lâu. Ông quên hận thù và cứ uống lấy uống để, còn John có uống vài ngụm nhưng chưa quen. Anh chàng da trắng được chăm sóc hết mình, buôn làng cũng mong được cải thiện từ mối quan hệ đó nên không ai dám làm mít lòng John.
 
  Ông La-Hú thả cần ra rồi cười hề hà, vỗ đùi đen đét. Ông ta ôm cổ John như là một thằng bạn, rồi ông chạy nhảy lung tung trên đám lửa hồng bằng chân và bảo John làm theo y hệt.
 
  Đêm kéo dài và tiếng cười đùa cũng giảm dần. Một số về nhà ngủ, một số mè nheo với ông La-Hú và bà Bru-ra nằm ngay tại bếp lửa. John và Zơ-Râm cũng ở lại, tựa như niềm vui của đôi uyên ương là bất tận.
 
 John ở lại là để cố tìm cách kể lại câu chuyện của mình, nhất là kể rõ cho bà Bru-ra biết rõ mình là ai. Nhưng tiếng nói giữa các vùng miền khác nhau, chỉ hy vọng ông già La-Hú là người biết tiếng người Kinh (John biết lấp bấp) và mấy tiếng nói như chim của người dân tộc Nu-Cao để thông dịch. Song tất cả không thể, vì nhiều thứ và John nghĩ khi khác mình sẽ trình bày rõ ràng hơn. John quay sang Zơ-râm, nhún vai tỏ ý ngủ ngay tại nền đất này thôi. Zơ-Râm ngu ngơ làm theo và cái chuyện "động phòng" đúng như hủ tục bị khất lại.
 
  Bà Bru-ra cũng thả mình nằm xuống nghỉ, đầu gối lên một khúc gỗ. Bà không hay ông La-Hú uống quá nhiều, cháy cả ruột cháy cả gan. Ông ho một tiếng lớn, hàm răng ông mới vừa làm bay luôn vào trong đám lửa cháy, rồi ông hộc máu đầy miệng và giãy đành đạch...
 
Đó là đêm cuối cùng của ông già La-Hú ở núi rừng, mọi người nằm đó không ai hay một tí gì. Tới sáng mới biết, một trong những con người của bộ tộc nguyên sơ cuối cùng, vĩnh viễn hòa nhập vào nơi mình từng sinh sống và những chuyện oan ức của một bộ tộc bị thảm sát đã không còn dịp để phơi bày ra ánh sáng nữa.
 
 Đám ma của ông già La-Hú đơn giản, người ta đốt ông trong đám tro củi của đám cưới hồi tối qua. Bà Bru-ra cũng không biết khóc lóc, ai cũng nghĩ ông ấy là chồng của bà. Song, sau đó bà có khóc nấc lên là vì không biết giờ đây sống giữa núi rừng với ai, bà chỉ biết vậy chứ không còn biết thêm gì nữa.
 
  John nhìn ngọn lửa lách tách, cho đến khi mọi thứ đều tan biến thành tro bụi. John tới cạnh định an ủi bà, nhưng bà Bru-ra không hiểu được tiếng anh nói. Zơ-Râm thì tru tréo, nguyền rũa chuyện gì đó...Giờ đây thì cô biết được mình là con của bà, nhưng khái niệm mẫu tử không khắc sâu đậm vào trí óc của những người quen sống du canh du cư. Cô hoang mang cho thái độ của John, như sẳn sàng làm gì tất cả những gì đó cho bà Bru-ra hơn là cho cô. Nhất là sau đó, bà Bru-ra lửng thửng hướng mắt sâu về cánh rừng, tựa như bà lại phải lang thang sống một mình ở đó. John cứ bám theo bà, không muốn rời xa một bước, để mang bà về lại làng.
 
 Khoảng thời gian không lâu sau, những người Kinh mon men đến vùng sông Tranh khảo sát địa chất. Người ta dự định xây dựng nơi đây một con đập thủy điện, làng Dơi thuộc khu vực cần phải di dời. Người ta cắm một cái bảng viết to đùng: "Nơi đây, cấm sinh sống".
 
  Dân làng nhốn nháo, việc sống định cư mới hình thành, lại phải như trở lại việc du canh du cư. Mọi người tứ xứ khắp nơi về đây ở, gần như tự phát và có biết gì đến giấy tờ. Người ta căn cứ vào đấy, nên việc đền bù giải tỏa thường không thỏa đáng. Giờ đây, cái hang dơi bên kia núi là thích hợp và việc chuyển sang đó mọi người trông cậy vào John hơn là "nhà nước". John hứa đáp ứng tất cả các việc mà họ đòi hỏi, vì đây cũng là một bộ tộc cũng có mối tương đồng với bộ tộc của anh.  
 
John chấp nhận ngay việc mong muốn của mọi người và anh tiến hành ngay việc "tái thiết".
 
  Những ngày sau đó, buôn làng được xây dựng lại rất đẹp. Tạo ra một nhóm người bộ tộc mới và có cả John như thể một hợp chủng quốc. Họ ước ao cái gì cũng có, ngay cả một căn nhà Rông tuyệt đẹp chứa hết cả người trong làng.
 
 Mấy ngôi trường cũng mọc lên và thầy giáo cũng là John. Bây giờ John mới hiểu là người dân tộc miền núi tạp nhạp quá nhiều và tiếng nói khác nhau nhiều hơn mình tưởng. Vấn đề là buôn làng đang ước mơ, Zơ Râm đã lấy John thì phải có con và có đi Mỹ định cư không?
 
Có hôm điên tiết, Zơ Râm nắm kéo cái đủng quần của John. Cô lôi đi khắp cái làng mới, la thét om sòm để mọi người thấy chuyện. Bấy giờ, mọi người mới biết là John chưa hề quan hệ với Zơ-Râm, nên giờ đây cô làm cho John bẽ mặt mày. Cô chữi rũa:
-  Thằng này, không biết làm gì ráo...- Cô nói tiếng nói của người Nu-Cao.
 
 Sau đó mấy ngày, Zơ-râm buông thả theo con đập. Nhóm công nhân thu nhận cô để lo giúp mấy việc tạp nhạp. Mấy tay đàn ông xa nhà, họ lén lút làm bậy với Zơ-râm và nhanh chóng bụng mang dạ chữa. Đó không phải là một tai nạn, Zơ-Râm lại thấy đó là hạnh phúc.
 
 John cũng vậy. Tuy không phải con của mình nhưng anh vẫn chờ tới ngày khai hoa nở nhụy. Anh xây một nhà sàn, là để bà Bru-ra không đi lang thang. Giờ đây, bà thẩn thờ không còn hiểu biết chuyện gì nữa, chỉ có John cay đắng nhìn bà và mãi nghĩ ra cách để bà rõ nhưng hoàn toàn "bó tay". Bà Bru-ra chờ mong đứa cháu ngoại của bà sắp sinh, bà chỉ còn biết mang máng chuyện sinh nở. Mọi chuyện của quá khứ, bà Bru-ra không nhớ được một tí gì.  
 Mọi chuyện của quá khứ chỉ có John rành rẽ, cũng như tương lai...chỉ có John tỏ tường.
 

HẾT

 
Ngày viết 5/12/09  - ngày xong viết  31/3/2012

Xem Tiếp: ----