ức ngồi ở nhà thầy giáo, ngắm nghía các đồ đạc. Nhà thầy cũng vẫn không bày biện, trang hoàng, bẳng một thứ gì quý giá cả. Ngày trước, Đức chưa biết nhận ra như thế, Đức càng cảm động.Độ gần mười một giờ, ông giáo Chính về.Đức vui vẻ đứng dậy, chạy ra đón. Đức thấy ngoài cửa, đến hàng ba bốn chục học trò bé ngấp nghé nhìn vào, chỉ trỏ và nói nhỏ với nhau.Thầy giáo mời Đức vào và gọi người nhà đưa nước.Đức nói:- Bẩm thầy, con xin phép thầy cho con chào cô con.Ông giáo cười, lắc đầu, đáp:- Thôi, không cần, nhà tôi không dám.Nhưng Đức cố nói, nên ông giáo cho mời bà giáo ở trong nhà ra. Đức chắp tay, vái chào:- Lạy cô ạ.- Không dám, lạy quan lớn.- Bẩm cô, con là học trò cũ của thầy con đây ạ.Bà giáo ngạc nhiên, nhìn ông giáo. Ông giáo gật đầu, đáp:- Phải, quan huyện trước học tôi, nay đã đỗ đạt, làm nên, bây giờ ngài về chơi với tôi.Bà giáo cười, đáp:- Vâng. Thế thì quý hóa quá.Rồi nói vởi Đức:- Xin quan lớn miễn trách, ban nãy chúng tôi không dám ra chào quan lớn, vì chúng tôi tưởng là khách lạ.- Bẩm cô, con đã được thầy con vẫn coi con là học trò, vậy con xin cô cũng cứ gọi con bằng anh cho con được hả dạ. Con là thằng Đức, ngày trước được thầy con nuôi đấy ạ.Bà giáo bẽn lẽn, không hiểu:- Thế ạ?Đức nói:- Bẩm thầy cô, nhờ ơn thầy cô, nay con được bổ tri huyện ở Hà Đông. Con mới tiếp nghị định hôm qua. Mai con phải đi làm việc. Nên con vội về đây chào mừng thầy cô, vì con sợ sau này con bận việc không về được thì con ân hận.Bà giáo lễ phép, vui vẻ đáp:- Tôi mừng quan lớn.Nói xong, bà giáo đi vào. Đức hỏi thầy:- Bẩm thầy, cô con có biết chuyện con không ạ?Ông giáo cười, lắc đầu:- Không, mà tôi vẫn yên trí rằng ông cũng không biết.Đức cảm động, suýt rơi nước mắt:- Nếu vậy, thầy thật là một người ít có. Con không biết lấy gì báo đáp công thầy được. Xin thầy gọi con là anh để con vẫn được thầy nhận là học trò.Thầy nhũn nhặn, nói ngượng nghịu:- Có gì! Công anh học tập nhiều chứ.Rồi Đức kể rõ câu chuyện từ khi xa cách thầy đến nay, những khi viết thư đi các nơi để hỏi thăm tin thầy, cùng là một hôm xem mục “Bá cáo việc riêng”.Đức vừa nói đến đấy, thì mâm cơm dọn ra ghế ngựa. Thầy giáo giơ tay mời Đức rồi thở dài:- Tôi thấy anh được như thế này, tôi lại buồn cho tôi, và giận thằng Phú nhà tôi quá.Đức nói:- Bẩm thầy, con định về hầu thầy, và nhân tiện, muốn biết anh con bây giờ ở đâu?Bà giáo xới cơm xong, Đức bắc ghế ngồi dưới. Ông giáo mời Đức lên trên, nhưng Đức nhất định không dám ngồi ngang với thầy.Ông giáo lại thở dài, nói:- Tôi không ngờ đâu nó hư, anh ạ.- Dạ, bẩm thầy, ngày con học thầy thì anh con học lớp nào ạ.- Không, nó theo chú nó, học ở Nam Định, thỉnh thoảng mới về đây. Nó ở trường Cao đẳng tiểu học đỗ ra thì vào học ban Mỹ thuật trên Hà Nội.- Tiếc rằng con không biết mặt anh con.Bà giáo nhanh nhẩu đứng dậy, lấy tấm ảnh treo ở tường, đưa cho Đức và nói:- Đây, nó đây.Đức ngắm tấm ảnh chụp cả gia đình nhà thầy giáo. Đức muốn xin để làm kỷ niệm, nhưng ngặt vì trong ảnh ấy có cả một người con gái, nên Đức giữ ý, không dám nói. Thầy giáo bảo:- Con bé này là em nó, tên là con Mai, hiện nay học năm thứ tư trường nữ Sư phạm. Tôi chỉ được có hai em thôi.- Dạ, bẩm thầy, hiện nay anh con ở đâu ạ?- Nào tôi biết đâu!Bà giáo cảm động, chép môi, nói:- Có con hư, thật là xấu hổ!Ông giáo buồn rầu, tiếp:- Phải, vả tôi có muốn đăng báo như thế làm gì! Nhưng vì những chỗ quen biết tôi, họ nể tôi, nên cứ cho vay mượn nhiều quá. Tôi sợ nó quá dại dột không biết nghĩ, rồi để mãi tai vạ cho tôi. Thế mới biết bạn bè làm ích cho nhau thì khó, chứ làm hại nhau rất dễ. Nó hư vì bạn đấy, anh ạ.Đức ngậm ngùi, im lặng nhìn thầy cô mà ái ngại thay.Ông giáo nói:- Khi em Phú nó học ở Hà Nội, thì nó bị chúng bạn rủ rê đi đánh bạc, rồi thành ra ham, Thua nhiều, lại mong gỡ, thành ra càng ngày nó càng gỡ vào! Nó không biết nghĩ. Tôi làm giáo học, lương hậu có được là bao, mà nó đánh đu với một lũ bạn con nhà giàu, rồi đua nhau chơi bời dại dột.- Bẩm thầy, hẳn anh con đã biết hối?- Nào tôi có biết đâu. Nguyên trước nó giấu diếm tôi. Nó đi vay những chỗ bà con quen thuộc, nơi năm chục, nơi một trăm. Tôi ở xa, không rõ. Rồi sau có người nói đến tai tôi. Tôi tra hỏi thì vỡ lở ra, tôi mới biết nó nợ nhiều quá. Tôi đã phải lấy nguyên một bát họ một nghìn để trả cho nó, mà vẫn còn thiếu tám trăm nữa.- Bẩm thầy, rồi làm thế nào ạ?- Giá tôi như người ta thì tôi cứ để mặc nó. Nó có thân thì nó lo. Để những chủ nợ làm tình làm tội cho nó biết thân. Nhưng tôi không nỡ. Vả những người ấy bảo rằng nó nói dối là vay cho tôi, và vì tôi mà tin nó, nên họ cứ đưa tiền cho nó một cách dễ dãi. Bởi thế, tôi càng không muốn phụ bụng những người ấy. Cho nên tôi nhận hết tất cả những món lặt vặt chưa trả được, tính ra vừa tám trăm đồng nữa.Đức thở dài:- Bẩm, rồi sau thế nào?- Rồi sau tôi phải viết văn tự vay hẳn một người một món là tám trăm để lấy tiền trang trải các món lặt vặt. Như thế, tức là tôi chỉ nợ một người mà thôi.- Bẩm, thầy vay từ bao giờ ạ?- Từ mùng một tháng Sáu tây vừa rồi. Tính đến mùng một tháng Sáu tây sang năm, vừa đúng một năm, lãi hai phân, thì thành ra chỉ kém vài đồng là đúng một nghìn.- Bẩm, thầy hẹn bao giờ thì trả?- Một năm.Đức lẩm bẩm:- Tám trăm vốn. Lãi hai phân một tháng. Mỗi trăm hai đồng lãi, thì tám trăm là mười sáu đồng lãi một tháng. Miười hai tháng thì tám trăm phải chịu một trăm chín mươi hai đồng?Rồi nói:- Bẩm, thế là chín trăm chín mươi hai đồng.- Phải, tôi đã chịu nhận cho nó từng ấy nợ. Song nó có biết thương tôi đâu. Nó vẫn chứng nào tật ấy. Bất đắc dĩ, tôi mới phải đăng báo.- Bẩm, có lẽ anh con còn nợ nữa chứ chẳng những tám trăm ấy mà thôi?- Chắc thế.- Hôm nay là mồng sáu tháng Chín tây. Vậy ra hơn tám tháng nữa, thầy lại phải lo một nghìn nợ nữa.Thầy giáo thở dài:- Tôi viết liều thế, chứ chắc gì tôi lo được, vì tôi còn phải đóng họ để trả cho nó một nghìn rồi.Đức im lặng ngẫm nghĩ, rồi nói:- Bẩm thầy cô, thầy cô cho phép con nói một câu. Hôm nay, may con về hầu thầy cô, con lại được thầy cô nói chuyện anh cho con nghe. Vậy con xin thầy cô một điều, là nếu thầy cô coi con như con, thì con xin thầy cô đừng nghĩ ngợi gì đến món nợ ấy nữa. Con xin hết sức thu xếp cho ổn thỏa.Ông giáo xua tay, lắc đầu, nói:- Không, không. Anh không nên thế.Đức nhăn nhó, nói:- Thầy cho con được gọi là chút ít đền ơn thầy.- Không, tôi biết bụng anh rồi. Mai anh đi làm, mà hôm nay, vì nhớ đến tôi, anh về đây chơi. Thế là anh làm cho tôi vui sướng, còn như chuyện nhà tôi thì tôi có bổn phận lo liệu lấy. Vả anh cũng có họ hàng thân thuộc, anh nên noi gương tôi mà cưu mang những người nghèo.Đức nằn nì đến thế nào, thầy giáo cũng nhất định từ chối. Đức buồn bực quá, đến nỗi chảy nước mắt.Đến chiều, sau khi Đức ra ga, ông giáo Chính nhớ đến con mà tủi thân, ngồi gục mặt một mình trước bàn giấy. Bà giáo cũng ngậm ngùi than thở, rồi sùi sụt khóc.Rồi, muốn cho khuây khỏa, ông giáo bèn kể lại chuyện Đức. Bà giáo ngẩn người ra nghe, và hỏi:- Anh ta thật là tử tế. Chẳng hay đi lấy vợ chưa?Ông giáo cười, đáp:- Chắc rằng chưa.- Giá trời se cho anh ấy lấy con Mai nhà này thì phải.Ông giáo lắc đầu, thong thả đáp:- Người ta là quan huyện, thiếu gì nhà giàu gọi gả con. Ai thèm để ý đến con nhà mình! Nghĩ làm gì chuyện ấy...