Hồi 8
Sư đồ đến Triều châu báo oán
Bạch xà lại Kim sơn cầu phong

Nói về Lâm Thắng biệt thầy ra khỏi lao, về thưa cho mẹ hay, rồi lập tức ra đi, hai ngày mới đến tỉnh thành, vào chùa Tây thiền, thấy Chí thiện thiền sư, liền quì lạy rồi nhào lăn dưới đất mà khóc, Chí Thiện đở vậy hỏi ra mới biết là Huỳnh khôn bị hại còn giam nơi tử khám thì lấy
làm thương xót khôn cùng, rồi dắt Phương Thế Ngọc, Hồ Huệ Càng và Lâm Thắng, thẳng qua Triều châu.
Nguyên có học trò của Chí Thiện chỉ có Hồ Huệ Càng biết việc và thảo thuận với thầy còn Phương Thế Ngọc thì thuở nhờ có tẩm gân cốt, tập luyện tay chân nhuần nhả, tánh ý thông minh nên Chí Thiện thương hơn đã truyền dạy các món mầu nhiệm, nên lúc nầy đem theo, còn Lâm Thắng thì dắt đường. Bốn thầy trò đi đến Triều châu trời vừa tối, vào nhà Lâm Thắng làm lễ ra mắt lão mẫu rồi dùng cơm tối, nghĩ đó một đêm, qua ngày thứ Lâm Thắng dắt mấy thấy trò đến ngục huyện Hải Dương dọ các nẻo cho biết rồi trở về.
Khi ấy Chí Thiện dạy Lâm Thắng cuối giờ ngọ vào ngục cho Huỳnh Khôn hay trước, và đem theo mười lượng bạc mua đồ ăn dọn một tiệc đải quân coi khám cho say, đặng dễ tính công việc. Qua giờ thân Lâm Thắng vào khám cho thầy hay trước, rồi trở ra nói với quân coi khám rằng:
- Thầy tôi cám ơn anh em có lòng tử tế, nên dạy tôi đem mười lượng bạc, mua đồ dọn tiệc đải anh em ăn cho hĩ hạ.
Các người coi lao nói:
- Như Lâm huynh vậy thật là tử tế, thầy mắc nạn học trò lo lắng như thế thật là ít có. Ðang khi ăn uống thì Lâm Thắng lấy lòng nưng đở khuyên mời, lúc gần say lại bõ mông hãn dược vào nên các quân coi khám đều say mê, đến canh hai Chí Thiện leo nóc nhà nhảy xuống bẻ gông và xiềng tay chân cho Huỳnh Khôn rồi đồng nhãy lên nóc nhà lẹ như vượn, nhẹ nhàng không ai hay, còn Lâm Thắng về đem mẹ đi ở chổ khác.
Khi ấy năm người ra khỏi thành nhắm đại lộ thẳng về tĩnh thành.
Rạng ngày quân coi khám tỉnh say mới hay Huynh Khôn đã trốn rồi, thất kinh chạy báo quan huyện hay.
Quan Huyện quở trách, liền cho tờ tập nả bốn phía, lại tra ra mới biết là Lâm Thắng đầu mưu việc ấy, bèn niêm phong nhà cửa Lâm Thắng lại, và cũng tư tờ cho các Châu Huyện tìm bắt nghiêm nhặt, nhưng mà lúc đó mồng một tháng giêng nhằm ngày Tết nên có rộng dễ một chút.
Nói về năm người về đến Tây Thiền tự nhằm ngày mồng chín tháng giêng trong chùa đều ra mừng rỡ.
Huỳnh Khôn vào lạy tạ ơn thầy cứu mạng rồi làm lễ các đồ đệ.
Khi ấy Lâm Thắng nói:
- Lũ gian phu dâm phụ ấy rất nên đại ác, phải tính báo cừu mới đặng.
Huỳnh Khôn thưa cùng Chí Thiện rằng:
- Xin thầy vì đệ tử ra ơn báo cừu giùm, kẻo tôi mắc tờ tập nã nghiêm nhặt, không dám về. Chí Thiện nói:
- Ta cũng bằng lòng đi giùm cho ngươi một phen nữa, nhưng mà phải đình lại trong vài ngày nữa cho nguôi bớt việc tra xét rồi sẽ đi cũng không muộn gì, vậy thì ngươi ở lại đây dạy học trò thế cho ta . (Nhơn Huỳnh Khôn cũng là gịáo đầu nên việc võ nghệ sánh với Chí Thiện thì bằng nhau, lại sức lực mạnh hơn, nên các học trò đều bằng lòng).
Ngày tháng như thoi đưa, lật bật đã đến mồng một tháng hai, Chí Thiện sữa soạn hành lý, dắt Thế Ngọc và Lâm Thắng ra đi, nhằm lúc trọng xuân trời mưa dầm dề, đường đi bất tiện, bèn quá giang ghe Lão Long nhắm đường Kỳ Lãnh thẳng đến Long Xuyên, qua khỏi bải sông, đi hơn nữa tháng mới đến Triều châu, thầy trò lên bờ đi đến núi Trưước Chi, chùa Thanh Trước. Nguyên chùa này cũng là chùa Thiếu Lâm chia ra, chủ trì tên là Ngộ Không huề hượng, khi ấy có tiểu sai vào báo, các đồ đệ ra rước Chí Thiện vào làm lễ rồi, Ngộ Không hỏi:
- Sư huynh ở đâu vân du đến đây, còn hai người nầy có phải là học trò chăng? Tôi có nghe rằng: Huỳnh Khôn bị vu cáo về tội chứa ăn cướp, ngày mồng một tháng giêng đã trốn rồi, nên Huyện quan có tư tờ tra bắt phải chăng?
Chí Thiện gật đầu, nói nhỏ các chuyện cho Ngộ Không hay.
Ngộ Không cả mừng nói:
- Mã Xuyến Quần là đồ cẩu đầu đáng ghét, năm trước nó mong lòng giựt ruộng chùa nầy, may nhờ có quan Thái thú là người thanh liêm có quen với tôi nên bõ qua việc ấy, như sư huynh muốn giết nó thì phải cẩn thận mới đặng.
Chí Thiện gặt đầu rồi qua ngày sau đi cùng Lâm Thắng đến nhà Mã Xuyến Quần và Huỳnh Khôn mà dọ đường sau trước cho thuộc, rồi trở về chùa cơm nước xong xuôi, bèn dắt Thế Ngọc và Lâm Thắng đến nhà Huỳnh Khôn trước rồi ba người nhãy tường đạp vách vào thì nhằm lúc canh ba, không có Mã Xuyến Quần ở đó, Cam thị và Ngọc Lan đang ngủ nghe thất kinh lật đật dậy thì Thế Ngọc và Lâm Thắng đã giơ đao ngay đầy, hai nàng hồn vía bay mất, cầu xin dung mạng.
Lâm Thắng nạt, nói rằng:
- Nếu bây nói lớn tao giết lập tức.
Bèn kéo thẳng ra trước, Chí Thiện hỏi rằng:
- Vậy chớ ai biểu hai đứa bây vu cáo cho Huỳnh Khôn độc thủ, vậy chớ ban đầu ai dụ dỗ bây với Mã Xuyến Quần hòa gian cùng nhau, phải khai cho thật.
Chị em Cam thị thấy có Lâm Thắng thì không dám giấu, bèn kể hết đầu đuôi gốc ngọn hai cô vải là họ Trương và họ Lý dụ dổ và Mã Xuyến Quần xúi vu cáo cho Huỳnh Khôn các chuyện, rồi cúi lạy xin dung mạng.
Lâm Thắng mắng rằng:
- Ta với bây không phải là thù oán chi, còn bây với thầy ta lá nghỉa lẻ đâu lại ra độc oán dường ấy, vậy thì gan dạ bây ra thể nào?
Nói rồi cùng Thế Ngọc kéo hai nàng ra lắt thịt, phân thây, rồi cùng lấy hết vàng bạc lận vào lưng, lại lấy máu viết lên tường bốn câu thơ như vầy:
Dâm phụ dạ mong độc dữ thay
Nên ta lắt thịt trả thù nầy
Huyện quan có hỏi ra người giết
Lâm Thắng, Huỳnh Khôn chẳng phải ai
Việc xong ba người nhãy lên tường thẳng đến nhà Mã Xuyến Quần, vừa đến cửa, bị chó sủa vô không đặng, Lâm Thắng bèn lấy bánh có trộn tóc, quăng cho chó ăn không sủa nữa, rồi nhãy lên nóc nhà nhắm ngay nhà thính mà xuống, xảy gặp quân tuần canh, vừa muốn la lên, Thế Ngọc cầm dao giơ ngay mặt, nói rằng:
- Nếu mầy la thì ta giết., vậy chớ bây giờ Mã Xuyến Quần ở tại đâu?
Quân canh thưa rằng:
- Chủ tôi đang ở tại Mẫu đơn đình ăn uống vui chơi cùng các ái thiếp.
Thế Ngọc hỏi:
- Mẫu đơn đình chổ nào?
Quân canh thưa:
- Ở sau vườn bông đi khỏi nhà thính nầy thì thấy cửa ngỏ là chổ đó, xin hảo hớn dung mạng tôi.
Thế Ngọc liền bảo nó dắt đi chỉ, đến cửa ngỏ liền chém bõ đó, ba người thẳng ra sau vườn, thấy có một tòa bát giác đình, đèn đuốc sáng rực rỡ, nghe tiếng cười giởn chẳng dứt, liền phá cửa vào gặp một đứa a huờn liền giết rồi chạy thẳng đến, thấy Mã Xuyến Quần cùng hai người ái thiếp đều lòa thể cùng nhau, dâm lạc rất nên xấu hổ.
Mã Xuyến Quần lúc ấy đà xoàng xoàng, ngó thấy ba người cầm đao thương thì thất kinh, lật đật lấy ghế ngồi mà đở, còn hai người ái thiếp vừa la đặng vài tiếng, kế bị Thế Ngọc và Lâm Thắng chém chết. Còn Chí Thiện thì nhãy lại chém Mã Xuyến Quần, chớ chi Mã Xuyến Quần không say và có binh khí gì thì còn đở gạt đặng một ít hiệp, ngặt không có mà lại bị ba người hiệp lực chém, nên sao cự cho lại, bèn kêu hai tiếng:
- Cứu mạng.
Rồi bị ba người áp chém, bầm như tương, ba người lấy vàng bạc chạy ra, kế có hơn vài trăm gia đing hô lên áp vây phủ.
Khi ấy Chí Thiện thấy có binh vây, liệu ra lén không đặng, liền lật lưng lấy diêm sanh và những đồ dẫn hỏa mà đốt cái đình tử, ngọn lửa phát lên rần rần, rồi ba thầy trò áp đánh quân gia trang, giết hơn mười người, còn bị thương tích cũng hơn vài mươi, quân gia thấy thế dữ tợn đều vỡ tan không dám vây nữa, ba thầy trò mới ra khỏi chạy về Thanh Trước tự, thay đổi quần áo vấy máu, rồi lấy đồ hành lý từ biệt Ngộ Không huề thượng xuống ghe mà về tỉnh thành.
Sáng ra làng xóm đều tiếp cứu, thì ba thầy trò đã đi mất rồi, còn người trong nhà thì lo chửa lửa và lượm mấy thây bị giết, thì thây Mã Xuyến Quần và hai người cơ thiếp cháy ra tro, kế đi báo quan đến khán nghiệm.
Ngày ấy quan Huyện Hải Dương đặng tờ cáo rằng:
- Cả nhà Huỳnh Khôn đều bị giết.
Ðang đi tra xét, thấy trên vách tường có đề một bài thơ, liền sao lục vào án, kế đặng tờ cáo nhà hay, rồi tư tờ và đồ hình rao khắp bốn phương, ai bắt đặng Huỳnh Khôn và Lâm Thắng thì sẽ trọng thưởng, việc ấy còn lưu lại đó.
Ðây nói về ba thầy trò qua cuối tháng hai mới về đến Tây Thiền tự, rồi thuật hết các việc đó lại.
Khi ấy Huỳnh Khôn mới biết là hai mụ vải mưu sự, thì lấy làm giận, rồi lạy tạ ơn Chí Thiện và hai vị sư đệ. Khi ấy Chí Thiện đem những vàng bạc đã lấy của gian phu dâm phụ giao cho Huỳnh Khôn thì Huỳnh Khôn không chịu lảnh.
Chí Thiện nói:
- Ta thấy nhà ngươi nữa chừng thất ngẫu nên mới lấ đem về cho ngươi, chớ ta là người tu hành nhận những đồ đó làm gì, thuở nay ngươi theo ta đã lâu, vậy ngươi không biết lòng ta ra thế nào sao?
Các đồ đệ cũng tiếp khuyên giải nói:
- Như sư huynh không chịu lấy thì mích lòng thầy mà lại ra sự bất nghĩa.
Huỳnh Khôn chối từ không đặng phải lấy cất, rồi thưa rằng:
- Ðồ đệ còn một chút việc nữa chưa yên lòng, xin thầy ra ơn ráng giúp.
Chí Thiện nói:
- Việc chi con nói ra, điệu thầy cũng như cha con, cần gì phải dùng theo tình khách làm chi.
Huỳnh Khôn thưa:
- Hai mụ vãi ở Nga Mi tự thật là độc ác, hại hai thầy trò tôi cho đến gia tán nhơn ly, thiếu chút nữa thì tánh mạng không còn, nhờ có thầy cứu mới khỏi, nay khó dung chúng no đặng, vậy xin thầy nhân tiện về Thiếu lâm tự, đến đó giết chúng nó luôn thể .
Chí Thiện nói:
- Trương Tịnh Diên và Lý Tịnh Ðiêu là hai đứa cẩu đầu làm cho nhơ nhuốc đạo ta, phá hư Phật pháp lúc ấy cũng muốn giết luôn cho rồi, đặng trừ hại cho con gái đờn bà xứ ấy, ngặt việc kia người ta đang tìm kiếm nghiêm nhặt nên mới trở về, nay lòng đồ đệ không yên, vậy ta phải đi giùm cho một lần nửa, không ngại chi, chỉ lo việc thầy trò ngươi, quan quân truyền lịnh tầm nã nghiêm nhặt lắm, mà chổ nầy đây thì cách đó không xa, vậy phải sửa soạn về Phước Kiến ở tại Thiếu Lâm tự trốn mới đặng. Còn phần các học trò thì chưa học đặng phép mộc nhơn, mộc mã, vậy để ta dắt hết qua Triều châu, tính công việc ấy xong rồi, sẽ trở về Thiếu Lâm tự.
Các đệ tử nghe nói đều nguyện đi theo.
Khi ấy Huỳnh Khôn và Lâm Thắng sửa soạn qua ngày hai mươi tám tháng hai từ tạ thầy và các học trò lên đường.
Ðến mồng một tháng ba nầy, Chí Thiện cả thảy là mười một người, sữa sang hành lý xuống ghe Lão Long mà đi, trọn mười ba ngày mới đến Triều châu vào chùa Thanh Trước.
Ngộ không huề thượng ra tiếp rước, rồi nghĩ thầm rằng:
- Chí Thiện lúc nầy dắt học trò theo nhiều, không biết có việc chi nha đây.
Bèn hỏi rằng:
- Sư huynh về chưa đặng bao lâu, lại đem các vị sư điệt theo có việc chi chăng?
Chí Thiện đáp rằng:
- Ta muốn đem chúng nó về Thiếu lâm tự đặng học tập phép mộc nhơn, mộc mã, sẳn dịp ghé đây đặng tính việc khác nữa, trong vài ngày sẽ đi.
Bèn kề tai nói nhỏ, Ngộ Không nghe trong lòng có ý phiền, không biết làm sao, rồi dạy đồ để dọn cơm tối đải đằng.
Qua giờ thân Chí Thiện dặn các học trò đừng ra đường chơi, rồi dắt Thế Ngọc đến Nga Mi am dọ đường, thấy cửa am thấp, rồi trỡ về chùa thay áo quần đen, buộc dây tơ, đi giày da nhỉ thẳng đến am, lúc ấy trời mưa lâm râm, trăng lu phải lúc làm đặng, thầy trò vào thành, đêm ấy trong thành có bày cuộc hát bóng, lại có nhiều chổ hát theo bổn địa và kinh ký. Tô châu rất nên vui, thầy trò mặc đồ đen nên coi bất tiện. Ðến canh ha hai thấy trò nhảy lên nóc chùa ở đó rình nghe, hai cô vải nói chuyện với nhau rằng:
-Việc Huỳnh Khôn may không ai biết ta hôn dụ, nếu biết thì lũ ta đả làm quỉ không đầu rồi. Người kia lại nói:
- Cũng bởi bọn ta thường ngày thành tâm khẩn cầu, nên nhờ ơn Bồ tát phò hộ mới khỏi, mà cũng chưa chắc, tưởng lại hai đứa mình từ vào cữa phật đến nay, trừ ra cầm dao cắt cổ chúng thì không có, chớ còn những việc dâm đạo tà gian, mưu tài hại mạng không biết là bao nhiêu mà kể, nên mới tích trử vàng bạc ngày nay được chừng ấy ; ví lẻ trời báo ứng rõ ràng thì không lấy làm tin.
Lại nghe người kia nói:
- Ừ, nói như vậy nhằm lắm, chớ mỗi việc cư giử lương tâm theo lẻ trời, thì cơm chẳng ăn làm chi nghĩ cho kỷ, tu nhơn tích đức già đời cũng chết, hung hăng tàn bạo tận số cũng không còn, miễn là vật chi hễ làm cho kín đáo thời thôi. Vì hai mụ vải nầy rất nên độc ác mới buông lời nói làm vậy.
Khi ấy thầy trò Chí Triện trên nóc chùa nghe hết các chuyện thì nghĩ thầm rằng:
- Thật là quân đại ác, dẫu ngày nay không giết nó thì nó còn hại nhiều người khác nữa.
Kế hai mụ vải tắt đèn đi ngủ.
Chí thiện bèn nhảy xuống chém một đứa một đao, lại mổ gan ruột ra, rồi tuốt vào buồng thấy của bất nghĩa hơn ba ngàn lượng vàng, thì tính dùng của ấy giúp cho những kẻ nghèo, liền lấy trao lên cho Thế Ngọc rồi nhảy lên, đang lúc tối trời, ngó xa xa thấy một người đi như vượn nhảy, rắn thong, rất nên nhanh lẹ, không nghe động dạng.
Nguyên Chí Thiện có một cặp kiếng coi mắt để coi ban đêm nên thấy rõ ràng, thì biết là người đồng đạo bèn biểu Thế Ngọc đứng đó chờ, rồi nhảy tuốt theo.
Thấy người ấy nhảy xuống vào tại nha huyện Hải Dương, giây lâu lại nhảy lên nóc nhà chạy về phòng Ðạo thương Huệ triều, lại thấy một người đờn bà ra tiếp rước rồi người ấy thò tay vào túi lấy ra một cái ấn đồng trao cho người đờn bà đem cất.
Chí Thiện lấy làm lạ, bèn trở về chổ cũ nói các việc lại với Thế Ngọc, rồi hai thầy trò nhãy thành về chùa thì đà nữa canh năm.
Rạng ngày Chí Thiện nói với mấy người trong chùa rằng:
- Nay ta muốn lập tức khởi trình, ngặt hồi hôm thấy một việc rất lạ, nên ta phải nán lại vài bửa nữa coi việc ra thể nào, rồi sẽ đi cũng không muộn. (Việc nầy sau sẽ tiếp).
Thơ rằng:
Ba bận Triều châu trả oán thù
Giết yên gian phụ với dâm phu
Chỉ vì trộm ấn nên kỳ sự
Mới đăng cùng nhau khỏi tội tù
Nói về quan huyện Hải Dương tên là Thạch Kỷ, nguyên đêm trước vào lúc canh ba bị mất ấn, thì thấy kinh hồn vía, không biết vì cớ nào, rán sức tìm kiếm không đặng.
Kế có người đến báo rằng:
- Hai mụ vải ở Nga Mi am bị người ta giết và lấy hết vàng bạc. Bởi Thạch Tri huyện mắc rầu việc mình, nên đi tra xét không đặng bèn sai Lại Mục là Hà Phúc Trình đi khám nghiệm. Khi ấy quan Huyện lo lắng vô cùng, mới nghĩ lại Tri phủ là Vương Ðình Hòe, cũng là người địa phương, ở cùng nhau rất hậu, vậy đến đó lo tính coi có kế chi bảo toàn đặng chăng, liền lên kiệu thẳng đến nha môn vào thi lễ rồi thưa hết công việc ấy.
Vương thái thú nghe nói kinh tâm, bèn nói:
- Việc nầy phải lén thăm dò không nên tiết lậu, nếu quan trên hay đặng ắt là khó lắm, vậy phải trở về cáo bịnh, như trong huyện có iàm việc chi mà có ấn tín thì ta sẽ làm thế cho, còn việc ấy phải lén dọ như ra mối thì chịu chuộc nhiều tiền một chút, đợi trong mười ngày nữa sẽ hay .
Quan Huyện lạy tạ rồi trở về nhà.
Bây nói về chuyện Khâm sai án sát sứ quản binh bị tại Huệ triều tên là Lại Ðại Bàng. gốc đầu mục quân hải tặc, thuở nhỏ có học với đạo sĩ tại Võ Ðương sơn là Phùng Ðạo Ðức, nên võ nghệ cao cường, nay thấy chổ Huệ triều là nơi giàu có mới lo với quan trên đến đó trấn nhậm đặng thâu góp của dân nuôi quân trộm cướp.
Nguyên Vương thái thú là người hay thương dân như con, còn Thạch tri huyện tuy không phải quan thanh liêm cho lắm chớ cũng một người hay giữ phép, nên đem lòng giận mà ăn trộm ấn cho bỏ ghét, tại Tri phủ cũng một bụng với Tri huyện nên không báo cho quan trên hay việc mất ấn ấy, thì giận mà ăn trộm luôn ấn của Tri phủ nữa. (Nguyên Tri phủ thấy quan Huyện bị mất ấn, thì lấy ấn của mình cột vào lưng, không dám rời ra, ai ngờ quân của Lại Ðại Bằng có nghề giỏi lắm, đợi Tri phủ ngủ, lén vô cắt lưng mà lấy, khi ấy Huyện, Phủ đều mất ấn hết, lấy làm lo rầu vô cùng).
Nói về Chí Thiện thiền sư có lòng đi do thám thì biết Huyện, Phủ đều bị mất ấn, bèn đến huyện đường, biểu sai nha và thưa rằng:
- Có Chí Thiện thiền sư ở Thiếu Lâm tự đến xin ra mặt lão gia.
Lúc ấy Thạch tri huyện đang lo rầu, nghe sai nha vào thưa có Huề thượng đến, thì nghĩ có việc chi đây, trong lòng cả mừng, liền dạy mở cửa giữa, mặc áo đội mảo, bổn thân ra rước vào đại tràng, thấy Huề thượng đầu tròn, trán cao, mặt vuông, tác lớn mười phần chắc chắn, tuy đã hơn tám chục tuổi, mà hai con mắt như đồng linh, oai phong lẩm lẩm, tướng mạo đường đường, biết là người phi thường, liền bước tới cung tay xá mà nói:
- Tôi không dè Phật gia đến, tiếp rước chậm trể xin tha lỗi.
Chí Thiện cười nói:
- Tôi nghe Sứ quân và Thái Thú bị người ám hại nên đến giải cứu, nhưng chổ nầy không lẻ nói.
Bèn nắm tay Thạch Kỳ dắt vào hậu thính, phân ngôi chủ khách mời ngồi, kế quân thủ hạ dưng trà uống rồi, Chí Thiện biểu đuổi quân hầu lui ra đặng nói chuyện.
Quan Huyện dạy tùng nhơn lui ra.
Chí Thiện nói:
- Từ khi Huỳnh Khôn bị vu cáo cầm tại ngục thì ta đã ba phen đến Triều châu cứu đồ đệ,
và giết gian phu, dâm phụ cùng hai đứa tặc ni tại Nga Mi am, thấy Lại Ðại Bằng ăn trộm ấn đem về tại nhà, nay đến nói cho Sứ quân và Thái Thú hay, đặng đến bắt nó lấy ấn đem về đái công chuộc tội trước đặng chăng?
Thạch Kỳ thất kinh mà nói:
- Nguyên Lại Ðạo Thai là người đại đạo Hải Dương có công nên được thăng thọ bực ấy, lại ngày trước có đến mượn tiền lương trong kho, ta không chịu cho, nên thiết kế mà hại ta như thế. Nay nhờ Thiền sư nói mới hay, bằng không thì Thái Thú và tôi ắt tánh mạng không còn, còn việc Huỳnh Khôn thật tôi không rõ, mới bị can khúc làm vậy, Mã Xuyến Quân, Cam thị, Ngọc Lan và hai mụ vải thật quân độc ác chết đà đáng số, chớ Thiền sư có tội chi phòng ngại, vậy để tôi bẩm cùng quan Thái Thú, đặng hủy án ấy.
Chỉ lo việc Lại Ðạo Thai là bực thượng ti, nay không bằng cớ chi, làm sao dám đến nhà?
Chí Thiện nói:
- Vậy để lão tăng nầy đến ra mắt quan Thái Thú định một phép bắt đặng bắt nó đến đây tra xét.
Quan Huyện nói:
- Vậy thì Thiền sư và tôi đến đó toan liệu.
Bèn cùng Chí Thiện đi đến phủ.
Quan Thái Thú lật đật rước vào làm lễ mời ngồi rồi Thạch Kỳ thuật hết các việc thiền sư giết quân gian phu dâm phụ và việc Lôi Ðạo Thai ăn trộm ấn cho Tri phủ rõ, và nói:
- Tôi đã hứa lở với thiền sư rằng để tôi bẩm cùng ngài đặng xin hủy án sát nhơn ấy, Thiền sư
lại nói: Ðể đến cho giáp mặt ngài, đặng tính kế bắt Lại Ðạo Thai.
Tri phủ bèn bước đến xưng tạ xin Thiền sư bày kế.
Chí Thiện nói:
- Thái thú cũng rỏ biết Lại Ðại Bằng là người không tử tế thì ắt có nuôi quân phĩ đồ đạo tặc, nên thường nghe những nhà giàu bị trộm cướp hoài, mà tra xét không ra, còn Thái Thú và sứ quân mỗi lần đều có tư tờ cho nhơn dân ai bắt đặng kẻ gian thì sẻ trọng thưởng mà cũng không thấy ai bắt đặng món đồ tang nào, ấy có phải là tại nó yêm ẩm chăng? Vậy để thầy trò tôi chia ra bốn phía rình nhà nó ít đêm, hễ gặp đem đồ tang về thì bắt đến phủ đường tra xét thì rõ chiếc ấn tích nó để chổ nào, khi ấy sẽ bẩm với đại hiến hội đồng đến nhà nó xét thì chắc làm sao cũng đặng, Phủ, Huyện gặt đầu nói rằng:
- Thật là diệu kế, vậy chớ khá trể, xin phiền Lão thiền sư nội đêm nay cùng mấy vị cao đồ ráng tính chuyện ấy cho xong, ắt đặng trọng thưởng.
Chí Thiện từ tạ trở về Thanh Trước tự nói chuyện lại với các học trò, rồi sai Thế Ngọc núp phía
Ðông, Hồ Huệ Càng phía Tây, Lâm Thắng phía Bắc, còn mình thì phía Nam, bốn người đều có đem khí giới, dặn rằng:
- Hể thấy ăn trộm ra thì để cho nó đi rồi nom theo sau, chờ nó lấy đặng đồ tang đem về sẽ bắt giải đến phủ.
Ba đồ đệ vâng lịnh chia nhau núp các hướng đó quả thiệt đêm ấy bắt được hơn mười tên ăn trộm, liền giải đến nha Phủ, huyện hội đồng tra hỏi, mới biết chổ nó giấu ấn quan và tài vật, bèn lập tức sai người đến tĩnh báo cho quan trên hay, rồi nhóm các gia dịch đến nhà Lại Ðại Bàng, xét bắt thêm đặng mấy tên ăn trộm nữa, và hai cái ấn đó.
Khi ấy Vương tri phủ liền giao việc trong phủ tại cho Thạch tri huyện làm thế, rồi hiệp cùng thầy trò Chí Thiện đến bắt Lại Ðạo Thai giải chung với lũ ăn trộm và đồ tang đến tỉnh, liền nơi vào bẩm cho quan trên hay.
Quan trên thất kinh liền hội tam pháp công đồng lại mà tra xét, việc qua như vậy, làm sớ tâu
vua và điệu Lại Ðạo Thai về kinh trị tội.
Việc xong rồi, Tri phủ cùng thầy trò Chí Thiện trở về Triều châu, thì phủ huyện đền ơn, thầy trò Chí Thiền từ chối không chịu rồi từ tạ trở về Thanh Trước tự, từ biệt Ngộ Không huề thượng đặng trở về Thiếu Lâm tự tại Phước Kiến.
Ðây nói về Thanh thiên tử cũng Châu Nhựt Thanh đi đến Kim Lăng, chổ đó là gia quán của Nhựt Thanh.
Nguyên khi trước mẹ Nhựt Thanh cho Nhựt Thanh theo làm con nuôi Cao Khánh Nhơn thì bà ấy trở lại Kim Lăng mà ở.
Ðến nay Nhựt Thanh vào lạy mừng mẹ và hỏi thăm việc nhà xong rồi, vua cũng lấy lễ mà thăm viếng, rồi vào thơ phòng an nghĩ.
Khi ấy Nhựt Thanh thuật hết các việc đi đường và đã cưới vợ rồi cho mẹ hay, thì mẹ mừng
rỡ, qua ngày thứ Nhựt Thanh sữa soạn dọn cơm ăn uống xong rồi, đồng ra ngoạn kiển, xuống ghe nhỏ đến trước núi , bên mé sông có một cái chùa tên là Kim Sơn, rất nên đẹp đẻ, rồi đến trước đài Ngọc Thơ thấy đoàn ghe buôn qua lại hơn hai ngàn chiếc, xa xem sắc nước màu trời tốt tươi như vẻ, thật là cảnh chùa nầy mười phần xinh lịch, khi ấy vua hoan hỉ bèn lấy viết để bài thơ như vầy:
Sông lồng bóng nước mấy ngàn thu
Mây úp non cao nước chảy trôi
Muôn dặm Trường giang in ngọc đáy
Một vừng minh nguyệt chói kim cầu
Xa hơn Tây, Bắc ba ngàn cõi
Thế tước Giang Nam mấy chục châu
Tươi tốt khôn cùng là thắng cảnh
Duyên trời có phận mới lên chơi.
Vua làm thơ rồi vào chùa, thấy trước cửa có làm hai tướng đứng hai bên, trong cửa có bốn vị Tứ đại thiên vương, trong chổ đại hùng bửu điện, sơn vẽ rỡ ràng, tại Tây du lang có mười tám vị La hán thếp vàng, quét tước dọn dẹp sạch sẻ. Chủ trì là Ðạt Cơ lão hòa thượng, kéo một bọn chúng tăng ra làm lễ rước vào phương trượng mời trà nước xong xuôi, rồi bày dọn tiệc chay thết đãi.
Thanh thiên tử lấy ra hai mươi lượng bạc mà cúng chùa, rồi ngồi đàm đạo chơi một hồi, vua thấy trời còn sớm, bèn dẫn Nhựt Thanh ra phía trước dạo theo chơn núi giải muộn.
Khi đi gần đến một cái tháp, xảy nghe gió thổi ào ào, khói bay mù mịt, trong khói ấy lại hiện ra một con rắn trắng rất lớn, mình dài hơn năm trượng, đầu to hơn thúng, miệng hả đỏ lòm, giương nanh múa vuốt bay đến.
Nhựt Thanh thấy vậy cả kinh chết giấc, còn vua thì lúc ấy cũng thất kinh, lật đật rút cây Long Tuyền kiếm, chăm chỉ ngó con quái ấy, thì thấy nó mọp sát đất, cất đầu gặt lên gặt xuống không thôi, dường như ra mắt bái yết vua. Khi ấy vua tĩnh ngộ, thầm nghĩ rằng:
- Chắc là con quái này đến cầu phong chi đây? Bèn cất tiếng hét lớn lên mà nói:
- Như muốn cho trẫm sắc phong thì hãy hiện nguyên hình đi.
Con quái ấy liền hiện ra một đạo cô, quì dưới đất cúi đầu cầu phong.
Vua bèn phong cho làm Chúa lôi phong tháp, lại tặng tên họ là Bạch thị phu nhơn, chưởng quản Kim sơn tự mà thọ hưỡng muôn dân tế tự. Khi ấy Bạch thị phu nhơn tạ ơn rồi đứng dậy hóa luồng gió bay đi, xảy có hai vị tiên đồng đánh nhạc làm lễ mừng nghinh tiếp về chùa ngụ làm thần.
Lúc ấy Nhựt Thanh vừa tỉnh dậy mở mắt ra thì không thấy yêu xà liền hỏi vua mới rõ là yêu đến cầu phong.
Lúc ấy trời đã chiều liền dắt nhau về chùa thì Hòa thượng ra tiếp vào đải cơm chay tại hậu liêu, vua nghĩ đó đến canh ba xảy có một luồng gió thổi ào đến, vua tĩnh giấc dậy ngó ra thấy một con cọp đen, trương nha trảo đến quì trước mặt làm cho vua cã kinh
Bạch xà đã chịu ơn vua tặng
Hắc hổ đến nhờ sắc đế phong
Nói về vua ở hậu liêu thức giấc vừa muốn tiểu, xảy thấy một con cọp đen quì mọp dưới đất cúi đầu, dường thể bái yết vua mà cầu phong.
Vua liền lấy tay chỉ cọp mà phán rằng:
- Ta phong cho ngươi là Trấn sơn hắc hổ tướng quân, hưởng muôn dân cúng quải. Hắc hổ liền gặt đầu tạ ơn vua mà đi.
Khi ấy vua đi tiểu rồi trở vào nghĩ đến sáng, dậy tắm rữa thay đổi quần áo tinh khiết rồi bước đến Hùng bửu điện bái yết phật Như Lai, tăng chúng kẻ đánh trống, người gióng chuông rất nên nghiêm chĩnh.
Khi ấy vua bái yết rồi trở vào phương trượng lót lùng một bửa cơm chay, rồi cùng Nhựt Thanh từ biệt Hòa thượng mà lên đường.
Lúc đi đường nghe thiên hạ nói:
- Chốn Anh võ viên rất nên vui vẻ.
Khi ấy Nhựt Thanh mới thuật chuyện lại cho vua nghe: Nguyên chổ ấy của Diệp Hoàng Cơ là em Diệp binh hộ lập ra để chứa cờ bạc, ỷ thế anh lại có nuôi thầy nghề võ vô số, hiếp đáp người lương thiện, dẫu có kiện thưa cũng không làm chi xuể.Quan viên lớn nhỏ thảy đều không dám nói thốt đến va, bất luận là ai hễ vào sòng cờ bạc đánh trúng không chung, bằng thua thì ních trót, còn ai muốn đánh mà không bạc, thì làm giấy thế gia viên điền sản, hoặc của cha mẹ hoặc của chú bác hay là anh em cũng đặng, liền trao bạc cho mà đánh, ra sòng rồi đi đâu mặc ý, nó cứ nhân lộc họ hàng mà đòi thì phải trả lập tức, cũng bởi ỷ quyền anh nó hiếp chúng như thế, nó tom góp những của phi nghĩa như vây nên mới ra cự phú, có tiền bạc xây cất ra một tòa huê viên mười phần huê mỹ, nay sẳn hai cha con ta cũng nên đến đó coi chơi cho biết.