Chữ Trí

Trí là gì?
Là phân biệt được lẽ thị phi, thấy rõ được cơ đắc thất.
Kẻ nhân mà có trí thì thiên hạ được nhờ.
Kẻ gian ác mà có trí thì thiên hạ bị nguy, không nhiều thì ít.
Lã Bất Vi đời Chiến Quốc là một tên buôn vàng ngọc, sang nước Triệu gặp công tử nước Tần là Dị Nhân sang Triệu làm con tin. Vua Triệu đày Dị Nhân ra ở Đông Thành. Bất Vi về hỏi cha:
- Trong nghề buôn, thứ gì lợi nhất?
- Buôn vàng ngọc lợi nhất.
Bất Vi lại hỏi:
- Còn buôn vua có lợi chăng?
Người cha cười:
- Làm sao buôn được thứ ấy?
Bất Vi thưa:
- Giúp cho một người lên làm vua cai trị nước, rồi ta hưởng lợi. Như thế là buôn vua.
Người cha cười lớn:
- Được thế thì lợi gấp nghìn lần buôn các món hàng khác. Nhưng tìm đâu cho ra con người ấy?
Bất Vi liền kể lại việc Dị Nhân bị an trí, rồi đem trăm nén vàng đến kết thân cùng Công Tôn Kiến là người vua Triệu sai canh giữ Dị Nhân.
Qua một thời gian đi lại, Bất Vi được tiếp kiến Dị Nhân. Hai bên đãi nhau như chỗ quen biết cũ. Một hôm Bất Vi nói nhỏ cùng Dị Nhân:
- Vua Tần nay đã già. Người yêu nhất của vua là Hoa Dương phu nhân. Hoa Dương vốn không con, sao Điện Hạ không nhân lúc này trở về Tần, xin thờ phu nhân làm mẹ, để mai sau nối nghiệp nhà Tần?
Dị Nhân ứa nước mắt nói:
- Tôi chẳng dám mong điều đó, song mỗi khi nhắc đến quê hương, lòng tôi như lửa đốt. Chỉ hiềm nỗi không biết làm cách nào để thoát thân mà thôi.
Bất Vi nói:
- Tôi dẫu nghèo, nhưng nguyện đem nghìn vàng sang Tần bàn với Hoa Dương phu nhân để lập kế đưa Điện Hạ về nước. Ý Điện Hạ nghĩ sao?
Dị Nhân đáp:
- Nếu được như ý muốn của ngày thì sau này xin nguyện chung hưởng phú quí.
Bất Vi đưa cho Dị Nhân năm trăm nén vàng, dặn phải mua chuộc kẻ tả hữu. Đoạn mang vàng ngọc sang Tần, lập kế vào yết kiến Hoa Dương phu nhân.
Được nhiều châu báu lại nghe được nhiều lời phải trái của Bất Vi, Hoa Dương phu nhân bằng lòng nhận Dị Nhân làm con rồi tìm cách tâu cùng vua Tần phong làm Đích Tử.
Bất Vi trở về nước, mang lễ vật đến yết kiến Công Tôn Kiên để mượn cớ báo tin cho Dị Nhân biết. Dị Nhân cảm tạ không hết lời.
Lúc bấy giờ Bất Vi có lấy một người thiếp rất đẹp, tên là Triệu Cơ, đã có mang hai tháng. Bất Vi tự nghĩ:
- Dị Nhân về nước tất được làm vua, nếu ta đem ả này dâng cho hắn, may sinh được trai, thì đứa bé sau này sẽ nối ngôi. Như thế giang san họ Doanh sẽ về nhà họ Lã.
Bèn bày tiệc mời Công Tôn Kiên và Dị Nhân đến nhà thiết đãi. Lại cho Triệu Cơ ra dâng rượu. Phần bị an trí lâu ngày thiếu thốn, phần nhan sắc của Triệu Cơ làm say lòng, Dị Nhân bèn xin Bất Vi cho xin nàng làm vợ. Bất Vi làm bộ giận, để cho Dị Nhân phải xin lỗi, rồi mới nhận lời.
Dị Nhân thương yêu Triệu Cơ hết mực. Được hơn một tháng Triệu Cơ nói với Dị Nhân rằng mình đã có thai. Nào biết đó là hòn máu của Bất Vi, Dị Nhân hết sức mừng rỡ. Sau Triệu Cơ sanh đặng một trai đặt tên là Triệu Chính.
Ba năm sau vua Tần đem quân sang đánh Triệu. Bất Vi nói cùng Dị Nhân:
- Vua Triệu bị vua Tần đánh sẽ giận Điện Hạ thì sao? Chi bằng bỏ trốn về nước.
Dị Nhân nói:
- Việc này xin nhờ tiên sinh tính giúp cho.
Bất Vi bèn lấy vàng bạc đút lót cho quân tướng giữ cửa thành và nói dối rằng:
- Tôi từ Dương Địch sang đây buôn bán, đem cả gia đình theo, chẳng may gặp quân Tần kéo đến vây thành lâu quá, nay đem hết tiền vốn dâng cho ngài, chỉ xin ngày tha chúng tôi ra ngoài thành để được về Dương Địch,
Viên tướng giữ thành chấp thuận. Lã Bất Di bảo Dị Nhân lo sắp xếp hành trang, rồi bày tiệc mời Công Tôn Kiên đến và nói:
- Tôi trở về Dương Địch. Chút tình quen biết lâu nay, tôi xin dâng chén chia phôi.
Đoạn ép Công Tôn Kiên uống đến say mèn. Đến nửa đêm, Dị Nhân đổi lốt, lẩn trong đám tôi tớ Bất Vi mà trốn đi.
Bất Vi đưa Dị Nhân ra khỏi thành thì gặp tướng Tần. Quân Tần áp lại bắt. Bất Vi chỉ Dị Nhân nói rằng:
- Đây là Vương Tôn nước Tần, bấy lâu làm con tin ở nước Triệu, nay thoát được. Các ngươi nên trình lại chủ tướng.
Thế là cả đoàn được đưa đến chủ tướng rồi được đưa về bái yết vua Tần.
Dị Nhân được phong làm thái tử.
Bất Vi được cấp hai trăm mẫu ruộng và một toà nhà ở Đông cung để dạy dỗ Thái Tử.
Được ít lâu Lã Bất Vi lập mưu đầu độc vua Tần. Dị Nhân đứng chủ tang rồi lên nối ngôi hiệu là Trang Tương Vương, tôn Hoa Dương phu nhân lên làm Hoàng Thái Hậu, lập Triệu Cơ làm Hoàng Hậu, Triệu Chính làm Thái Tử, và phong Lã Bất Vi làm thừa tướng, tước Văn Tín hầu, ăn lộc mười vạn nóc nhà ở Lạc Dương và Hà Nam.
Bắt chước chánh sách của Mạnh Thường Quân, Tín Lăng Quân, Bình Nguyên Quân, Lã Bất Vi đặt ra tân quán để thu hút tân khách làm vai vế cho mình. Các anh hùng hiệp sĩ hơn vài ngàn người đến làm xá nhân. Sau Triệu Chính nối ngôi vua. Bất Vi vẫn giữ ngôi Thừa Tướng, lại được gọi là Thượng Phụ.
Từ một tên lái buôn mà đem mưu trí buôn vua bán chúa, làm nên đến vạn hộ hầu, kể cũng đã hết sức giỏi.
Đó là mưu trí của kẻ gian hùng.
Thật là thâm độc.
Nhưng dù thành tựu mỹ mãn, sự thành công vẫn không lâu dài: Rốt cuộc Lã Bất Vi bị vua Tần là con ruột, đày ra Hà Nam, buồn bã uống thuốc độc mà chết.
Cổ nhân dạy rằng:
- Độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch cũng to lớn bấy nhiêu. Còn mưu trí sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu.
Chuyện của Lã Bất Vi chứng minh lời dạy của cổ nhân vậy.

Truyện Những Tấm Gương Xưa Mục Lục Miếng Ăn Lời Nói Lưỡi Không Xương Nói Tỷ Dụ Chữ Trung Chữ Hiếu Chữ Trí Đức Dũng Thanh Liêm Lòng Tham Đức Nhẫn Nhục Lễ Độ Đãi Ngộ Xét Người Vì Nghĩa Công Quên Thù Riêng Vì Thích Hạc Mà Bị Mất Nước Thuật Lãnh Đạo Giải Oan Trị tội người Thilộc nuôi dưỡng).
- A ý khúc tùng, hãm thân bất nghĩa. (Dựa theo ý muốn của cha mẹ để làm điều vạy, tức là hãm cho mẹ vào điều bất nghĩa.)
- Bất thú, vô tử, tuyệt tiên tổ tự. (Không cưới vợ, không có con, làm dứt nồi giống tổ tiên.)
Điều thứ ba, theo thầy Mạnh Kha thì là điều bất hiếu lớn nhất. (Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại). Nhưng ngày nay không còn thích hợp nữa. Vậy xin miễn bàn. Còn hai điều trên thì việc " Hãm thân bất nghĩa " là tội bất hiếu " Bất di bất dịch", và việc "Bấc vị lộc sĩ " có bất hiếu hay không còn tùy trường hợp, xưa cũng như nay.
Ông Doãn Thuần đời Tống, lúc nhỏ học Trình Di, thường chỉ cốt theo nghề khoa cử. Có một khoa tiến sĩ, ông đã vào đến kỳ Văn sách, đầu bài ra có câu " Tru Nguyên Hựu chư thần " nghĩa là " giết các bề tôi đời Nguyên Hựu ", ông bỏ đề tài không làm, đi ra. Khi về thưa cùng thầy:
- Từ nay con không đi thi Tiến sĩ nữa.
Ông không đi thi nữa là vì đầu bài ra trái ngược với lẽ phải. Bởi bầy tôi đời Nguyên Hựu vốn là người tài đức, mà lại bảo đem giết, như thế ý muốn cho kẻ thi đỗ sau này ra làm quan phải bác đời vua trước để nâng cao đời bấy giờ là đời Tĩnh Khang lên.
Ông Trình Di vẫn biết như thế, nhưng lại bảo:
- Nhà ngươi còn mẹ già kia mà?
Doãn Thuần về trình cùng mẹ việc thi cử và lời thầy dạy. Bà mẹ nói:
- Ta muốn con lấy điều phải mà nuôi ta, hơn là lấy bổng lộc không ra gì mà nuôi.
Ông Trình Di nghe được, khen rằng:
- Hiền thay! Bà mẹ như thế!
Như thế là ông Doãn Thuần tuy " gia bần thân lão " mà " bất vị lộc sĩ ", vẫn được khen là người có hiếu. Cho nên chỉ xét ở bề ngoài mà bảo là Hiếu hay Bất Hiếu tưởng không khỏi bị sai lầm.
Xưa nay có lắm người ăn ở với cha mẹ rất có hiếu, nhưng rồi không trọn đạo hiếu suốt đời, như Dĩnh Thúc Khảo.
Dĩnh Thúc Khảo làm quan phong nhân ở ấp Dĩnh rất có hiếu.
Trịnh Bá, vì mẹ làm việc phạm pháp, rối loạn triều chính, bắt đem an trí tại ấp Dĩnh và thề: " Không xuống suối vàng, không gặp nhau". Sau hối hận nhờ Dình Thúc Khảo bày mưu gặp lại mẹ.
Để tỏ lòng biết ơn, Trịnh Trang Công phong Dình Thúc Khảo làm quan Đại Phu cùng Công Tôn Yết chưởng quản việc binh quyền.
Mười một năm sau, vua Trịnh hợp với Tề, Lỗ ở đất Thới Lai để mưu việt đánh nước Hứa.
Để biểu dương lực lượng Trịnh Trang Công bày cuộc duyệt binh trước tôn miếu. Nhà vua lại chế ra một lá cờ bằng gấm, mỗi bề dài một trượng hai, cán dài hơn ba trượng, gọi là cờ "Mâu Hồ", cắm trên một cỗ xe rất lớn. Trang Công truyền rằng:
- Nếu ai cầm cờ Mâu Hồ đi lại hai vòng thì được lãng chức tiên phong, và được thưởng chiếc lộ xa.
Một viên đại tướng là Hà Thúc Doanh bước ra, cầm cờ đi lại ba vòng, rồi cắm vào xe như trước. Ai nấy điều khen. Hà Thúc Doanh vừa tiến đến tạ ơn Trịnh Bá để lãnh thưởng thì Dĩnh Thúc Khảo nhảy ra nói lớn:
- Cầm cờ mà đi có chi là lạ. Tôi có thể vừa đi vừa múa nữa kìa.
Dứt lời, xăn tay áo, nhổ cán cờ lên múa tít như một cây trường thương. Lá cờ lúc mở lúc cuốn, khi dọc khi ngang, trông rất đẹp mắt. Mọi người đều kinh phục. Trịnh Bá mừng rỡ phán:
- Khanh quả là một hổ tướng, đáng lãnh ấn tiên phong và được thưởng chiếc lộ xa.
Trang Công dứt lời thì một thiếu tướng mặt như dồi phấn, bước ra chỉ Khảo Thúc và nói:
- Hãy khoang lấy xe. Ta đây lại không múa nổi cây đại kỳ ấy sao?
Nói rồi nhảy đến giật cây cờ. Nhưng Khảo Thúc lanh lẹ, một tay cầm cờ, một tay lôi chiếc xa lộ, chạy như gió. Thiếu tướng cầm kích đuổi theo, nhưng đến đại lộ theo không kịp, hầm hầm tức giận trở lui
Thiếu tướng ấy là Công tử Ất tức là Tử Đô, một thanh niêm đẹp trai nhất thời Đông Châu. Trang Công rất yêu quí. Để hoà giải đôi bên, Trang Công bèn tặng cho Tử Đô một chiếc xe khác. Nhưng Tử Đô căm thù Khảo Thúc và quyết tâm trả thù.
Mùa thu năm ấy, binh ba nước kéo nhau đi đánh nước Hứa.
Quân Hứa không dám ra đánh, đóng cửa thành cố thủ. Binh Trịnh cống thành rất gắt. Muốn tranh công cùng Tử Đô, Khảo Thúc nổ lực xông vào vòng vây, tay cầm cờ Mâu Hồ, tay cầm trường thương, nhảy phóng lên mặt thành. Vừa đeo thù riêng, vừa sợ Khảo Thúc đoạt mất công lao, Tử Đô bèn lắp tên lén một phát. Khảo Thúc bị tên, té nhào xuống thành bỏ mạng.
Hà Thúc Doanh ngỡ Khảo Thúc bị giặc bắng, bèn lướt đến giật cây cờ, nhảy lên mặt thành, gọi to:
- Chúa công đã lên rồi.
Quân Trịnh hăng hái đua nhau nhảy theo lên, mở tung cửa thành chiếm được nước Hứa.
Lữ Đông Lai bàn rằng:
" Nhờ lòng hiếu thảo Dĩnh Khảo Thúc nổi danh ở nước Trịnh. Dùng một lời nói làm cho Trang Công hồi tâm, khiến Trang Công nhớ đến mẹ. Điều ấy khá khen. Nếu biết suy xét lòng hiếu thảo đến cùng tột thì sẽ thấy tỏa ra khắp trời đất, đầy ngập cả bốn biển. Phàm về lý ở trong thiên hạ, không có gì ra ngoài đạo hiếu được. Như vậy tại sao khi sắp đánh Hứa, lại đi tranh giành một chiếc lộ xa để tự giết mình? Đáng tiếc thay!
Lúc vấn đáp với Trang Công thì ôn tồn hiền hậu, sao biết nhã nhặn như thế? Còn lúc tranh giành với Tử Đô thì giận dữ rồi cướp giật, sao lại hung tợn thế kia? Cũng trong thân một con người, tại đâu mà trước với sau khác hẳn nhau dường ấy? Đương khi dùng cơm với Trang Công thì tưởng nhớ đến mẹ, còn lúc diễn binh đánh Hứa thì không nghĩ đến mẹ cha? Như vậy trước thì nhớ, sau thì quên thì ra ngó thấy hình cha mẹ trong tô canh, mà không ngó thấy hình cha mẹ trong lộ xa!
Nếu Dĩnh Khảo Thúc đem lòng thờ kính cha mẹ để thờ kính tôn miếu thì có đâu dám tranh giành xe ở trước đại cung. Nếu Dĩnh Khảo Thúc biết suy lòng thờ kính cha mẹ ra cách nghiêm trị ba quân, thì khi nào dám tranh giành xe nơi đại lộ. Vì không biết xét suy, nên lúc đầu lãnh được tiếng khen là thuần hiếu, mà sau không tránh khỏi tiếng chê là " đấu ngận nguy phụ mẫu" (đánh lộn để lụy đến cha mẹ.)
Hoặc có người hỏi:
- Lúc đánh cùng nước Hứa, Dĩnh Khảo Thúc, quên mình nhảy trước lên thành, như vậy không phải suy rộng đạo hiếu sao?
Xin đáp:
- Tranh xe là việc riêng, tức là bất hiếu. Trèo trước lên thành là việc công, tức là hiếu. Tiếc mình là hiếu thờ cha mẹ. Quên mình là trung thờ vua chúa. Nhưng trung với hiếu nào phải hai đường?
Tăng Tử nói: " Lúc chiến đấu, thiếu dũng cảm là bất hiếu". Đó là can đảm của Khảo Thúc khi nhảy trước lên thành. Chính Tăng Tử gọi đó là hiếu. Nhưng Khảo Thúc chết vì thù riêng, chớ nào do việc công. Bởi đó mới tiếc dùm cho Khảo Thúc không biết suy lòng hiếu thảo ra cho đến chốn.
Xưa Tả Khâu Minh khen Dĩnh Khảo Thúc bằng mấy câu Kinh Thi:
- Lòng hiếu khôn cùng. Chia cho đồng loại.
Nay lại đem chuyện trên, thấy bỏ cất miếng thịt thì làm được, còn lìa bỏ trục xe lại không làm được! Coi vậy thì đạo hiếu của Dĩnh Khảo Thúc cũng có lúc cùng! Cảm hóa được lòng của Trang Công mà không cảm hóa được lòng của Tử Đô, coi vậy thì đối với đồng loại có khi cũng không chia sớt được! Nếu Dình Khảo Thúc ngâm đi ngâm lại đôi ba lượt hai câu khen tặng, chẳng biết có hổ thầm hay chăng?
Lời bàn thật là thâm thúy!
Và xem đó thì đạo hiếu rộng biết bao nhiêu! Lo cho tròn đâu phải dễ.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Diên Vy
Nguồn: Diên Vy
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 11 tháng 4 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--