Ông biết, hoặc không biết đến cái phương pháp tuyên truyền nổi tiếng của Gơben (người Đức): "Nói một lần không nghe thì nói mười lần. Mươiứ lần không nghe thì trăm lần. Trăm lần không nghe thì hàng ngàn lần. Cuối cùng thì người ta sẽ nghe", điều đó không quan trọng. Hoặc cái chuyện mẹ ông Tăng Sâm, người nước Phi, thời Chiến Quốc bên Tàu, lần đầu nghe người ta nói Tăng Sâm giết người thì dứt khoát không tin, nhưng đến lần thứ ba, đang dệt vải, bà đã phải "sợ cuống, quăng thoi, trèo tường chạy trốn?" ông có biết rành hay không cũng chẳng hề gì. Nhưng rõ ràng những tấm biển bằng tôn, nền xanh chữ trắng trên đó kẻ hai ba chữ rõ to, treo, dán nhan nhản khắp nơi, trên cao, dưới thấp, bên phải, bên trái, đầy vẻ mỹ quan, ở trong khuôn viên nhà trường đã nói lên rằng ở đây ông đã áp dụng và khai thác tối đa cái phương pháp giáo dục học trò bằng biện pháp thông tin lặp đi lặp lại như đã nói ở trên.Những dòng chữ được nhắc đi nhắc lại ấy là "Chăm chỉ", "Siêng năng", "Trật tự", Không xả rác" v.v? Có hằng trăm câu như thế.Tôi nghĩ, trong các biện pháp đã đưa trường THCS Quang Trung (Gò Vấp - TPHCM) trong 15 năm qua từ ngôi trường bình thường trở thành trường tiên tiến cấp Thành phố nhiều năm liền, hẳn có biện pháp này, mặc dù điều này không được ghi trong báo cáo của nhà trường.Người nhiệt tình sử dụng biện pháp này là thầy hiệu trưởng Trần Văn Triệu.