98. Khoảnh khắc đối mặt ánh tà dương

Dịch giả: Nguyễn An
83. Khoảnh khắc ham muốn không được thỏa mãn

° Ham muốn và gắng gượng là toàn bộ bản chất của con người.
° Chỉ cần loài người còn tồn tại, loài người sẽ không thể thỏa mãn, loài người vẫn phải phát triển, vẫn phải gắng gượng, sẽ có thể có đau khổ. Ðây là cái vĩ đại của loài người ở chỗ đó, cũng là cái bi tráng của loài người ở chỗ đó.
Ham muốn không được thỏa mãn, hầu như là một luận đề hài hước.
Ham muốn của con người vốn là vô bờ bến, không có điểm dừng. Ngoài những người ngốc và ngớ ngẩn ra, không có một ai có thể giữ được cảm giác thỏa mãn triệt để được lâu. Mặc dù người đời đều nói?người biết đã đủ bao giờ cũng vui?, mặc dù có người tự xưng anh ta tất cả đều rất thỏa mãn, nhưng ở nơi sâu thẳm trong lòng anh ta vẫn luôn tồn tại sự không thỏa mãn, băn khoăn và luyến tiếc thế này hoặc thế kia.
Sự nghiệp chưa xong, công việc nhân sự chưa làm trọn hết trách nhiệm, thân thể bệnh tật, tàn phế, sinh mệnh có hạn v.v... đều có thể tạo nên sự không thỏa mãn và luyến tiếc của con người. Bất kể sự nghiệp của anh ta làm được oanh liệt ra sao, bất kể anh ta đã cống hiến cho xã hội to lớn bao nhiêu, hiến dâng cho người khác bao nhiêu, đã hưởng thọ đến tuổi nào, đều như vậy cả.
Cái lớn nhất trên thế giới là đại dương, so với đại dương lớn hơn là bầu trời, so với bầu trời lớn hơn là lòng dạ con người.
Cho nên, chúng ta không có lúc nào thỏa mãn ham muốn. Cảm giác ham muốn không được thỏa mãn, trước sau đều đi cùng với mỗi một khoảnh khắc sinh mệnh của chúng ta. Chỉ có như thế, chúng ta mới là một người lành mạnh, một người bình thường. Bằng không, một khi có cảm giác thỏa mãn cuối cùng, chúng ta lại trở thành một thằng ngốc, một người ngớ ngẩn, một người chết.
Nhưng do tất cả mọi đau khổ của đời người, trừ những đau đớn về xác thịt ra, phần nhiều đều bắt nguồn từ ham muốn, ham muốn không được thỏa mãn tạo thành vấn đề nhân sinh nghiêm túc nhất.
Cho nên làm sách lược các khoảnh khắc của đời người, chúng ta đặc biệt cần thiết nêu câu nói sau để thảo luận:
Ham muốn và gắng gượng là toàn bộ bản chất của con người. Ðời người giống như chiếc con lắc đồng hồ đung đưa qua lại giữa đau khổ và buồn tẻ. Trên thực tế, đau khổ và buồn tẻ chính là hai bộ phận cấu thành cơ bản nhất của đời người.
Lời nói này đã từng được người ta trích dẫn ra vô số lần. Xin đừng nên đem nó giải thích một cách hời hợt là cái gọi là chủ nghĩa bi quan. Các nhà triết học lĩnh hội trực tiếp ham muốn không được thỏa mãn là sự theo đuổi của đời người, có theo đuổi thì có sự gắng gượng. Như vậy hình thành bản chất nhân sinh chạy nước rút tích cực, cố gắng đọ sức. Cuộc đời như thế đương nhiên không giống như suốt ngày thảnh thơi an nhàn trên bãi cỏ xanh như đệm để tắm ánh nắng vàng của mặt trời. Người này đang phấn đấu, phấn đấu tất nhiên kèm theo giãy giụa của đau khổ, nhất là lúc con người suy nghĩ lại điều mình từng nghĩ, việc mình từng làm, đôi khi cũng không tránh cảm thấy những đau buồn của cô đơn và mệt mỏi.
Nhảy vào trong loại cám dỗ nào đây - trong đêm tối vắng vẻ tĩnh mịch, trong vùng hoang dã mênh mông lặn lội, tìm tòi, sáng tạo, trong gió to sóng dữ giương lên cánh buồm của cuộc đời, xông về phía bờ bên kia, để thực hiện giá trị của sinh mệnh. Như thế có thể huy hoàng vĩ đại, nhưng là đau khổ. Trong ánh trăng lờ mờ cùng với bạn tình đi dạo quanh hồ dưới rặng liễu rủ, trong khách sạn quay, đèn đỏ rượu xanh, vai tựa gối kề ngồi xem ca múa nhẹ nhàng. Thế là mãn nguyện, nhưng cuối cùng lại rơi vào tẻ nhạt. Chọn lựa sao đây để cho một ham muốn nào đó được thỏa mãn? Nhảy vào trong quyến rũ nào đây?
Ðây chẳng phải chính là toàn bộ việc chạy nước rút và gắng gượng của sinh mệnh trong chúng ta sao?
Có thể mỗi thứ đều có một loại thỏa mãn riêng. Khi một người rơi vào việc tiêu khiển và hưởng thụ đến cực độ, không biết chiều nay ở đây chiều mai ở nơi nao, không biết mặt trời và mặt trăng vẫn đang mọc lên và lặn xuống, không biết sáng tạo vì cái gì, không biết giá trị của sinh mệnh ra sao, anh ta không thể có cái đau khổ của buồn tẻ, vô vị, anh ta đang thỏa mãn. Ðó là sự thỏa mãn của buồn tẻ, vô vị. Cũng như thế, khi một người gánh vác sứ mạng cứu vớt nhân loại, toàn tâm toàn ý lao vào tìm tòi và sáng tạo, suốt ngày bận bịu, đêm ngày cảnh giác, anh ta không thể có cảm giác đau khổ, anh ta là thỏa mãn, đó thực là sự thỏa mãn của sáng tạo.
Ðương nhiên, sự thỏa mãn của hai loại đó đều là bề ngoài, là tạm thời, trên thực tế đều không thể thỏa mãn chân chính, không thể có thỏa mãn cuối cùng. Người sáng tạo đem sinh mệnh giao phó cho sáng tạo hoặc đến chết mới thôi. Người quá thanh nhàn vừa đành chịu đêm dài đằng đẵng, năm tháng dài lê thê, lại vừa sợ thời gian ngắn ngủi hoặc tìm Tiên đan để kéo dài sinh mệnh.
Khi ham muốn không được thỏa mãn, ai cũng đều bị giày vò và đau khổ. Chỉ có ham muốn lớn nhỏ khác nhau đem chia đời người thành thấp cao, sang hèn. Do đó cùng với ham muốn không được thỏa mãn chúng ta lại từ đây nhìn nhận ra sự sai khác lớn lao của con người, nhìn ra sự sai khác lớn lao của quan niệm giá trị con người, nhìn ra sự khác biệt to lớn của con người có tác dụng hay không, có cống hiến hay không, có ý nghĩa hay không đối với xã hội. Chúng ta cũng có thể từ đây thấp thoảng thăm dò sự khác biệt to lớn của thế giới nội tâm của người ta đối với sự thể nghiệm của sinh mệnh.
Xã hội loài người có thể dùng văn minh thay cho dã man, từ hoang dã đi tới hiện đại hóa, cũng ở chỗ toàn thể loài người không ngừng vì ham muốn không được thỏa mãn gắng gượng mà thúc đẩy tới thành công. Mà sự gắng gượng của loại không thỏa mãn này tất nhiên là sự gắng gượng của sáng tạo không ngừng, sự đau khổ của sáng tạo không ngừng quyết không thể là sự đau khổ của buồn tẻ, vô vị. Cho nên nói, người thỏa mãn của buồn tẻ vô vị là sâu mọt của xã hội.
Thế giới mênh mông, đời người trên chặng đường khác nhau, không những chỉ sản sinh hai tính chất cầu mong và gắng gượng hoàn toàn khác nhau, mà còn sinh ra những cuộc đời khác nhau về chất. Với tiền đề cùng chung tính chất, do các nguyên nhân phức tạp của chủ quan hoặc khách quan, cũng sản sinh ra cầu mong và gắng gượng có cung bậc hoặc mức độ khác nhau, từ đó sản sinh ra cuộc đời có giới hạn khác nhau. Người ta thông thường theo thuyết năm loại nhu cầu của Abraham Maslow là sự phân chia rõ ràng nhất đối với tầng nấc ham muốn, tức cái gọi là nhu cầu no ấm và ngủ; nhu cầu an toàn, nhu cầu quy thuộc về quần thể, được yêu; nhu cầu tự tôn trọng; nhu cầu tự thực hiện và sáng tạo. Thực ra, năm loại nhu cầu cũng có thể khái quát thành hai loại, tức là hai loại nhu cầu trước thuộc nhu cầu thuộc tính tự nhiên của con người, ba loại nhu cầu sau mới là nhu cầu thuộc tính xã hội của con người. No ấm, ngủ và an toàn, động vật cũng có những nhu cầu này. Nếu như sự cầu mong của một người chỉ dừng lại ở hai loại này, chỉ vì hai loại này không được thỏa mãn mà gắng gượng, thì giới hạn cuộc đời của anh ta vẫn chỉ dừng lại ở tầng nấc của đại tự nhiên, còn chưa trở về hoài bão của con người. Chỉ có quy thuộc, được yêu, tự tôn trọng, tự thực hiện và sáng tạo mới là mong cầu của con người chân chính, gắng gượng vì ba loại này không được thỏa mãn mới là gắng gượng của con người chân chính. Còn có người khác cho rằng quy thuộc và được yêu kiêm cả thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội.
Có người gọi là thỏa mãn có thể chỉ là dừng lại ở sự thỏa mãn của tính thuộc tự nhiên. Chúng ta có thể nói, đó là một loại thỏa mãn ngu muội.
Ở xã hội lý tưởng tương lai mà chúng ta hằng mơ ước cầu mong, suốt đời vì nó phấn đấu, xã hội mà tiềm lực của loài người được phát huy đầy đủ, nhân tính được huy động ở mức độ lớn nhất, liệu vẫn phải có gắng gượng của ham muốn không được thỏa mãn không? Câu trả lời khẳng định là:
Chỉ cần loài người còn tồn tại, loài người sẽ không thể thỏa mãn, loài người vẫn phải phát triển, vẫn phải gắng gượng, sẽ có thể có đau khổ. Cái vĩ đại của loài người là ở chỗ đó, cái bi tráng của loài người cũng là ở chỗ đó.

Truyện 98. Khoảnh khắc đối mặt ánh tà dương Lời nói đầu I- Màn mở đầu 2. Khoảnh khắc phát hiện mình lớn lên trông xấu xí 3. Khoảnh khắc phát hiện mình ngu đần 4- Khoảnh khắc tự cảm thấy tốt đẹp 5- Khoảnh khắc tâm tính xốc nổi không chuyên 6- Khoảnh khắc chọn định khoa, ngành học 7- Khoảnh khắc thành tích học tập giảm sút 8- Khoảnh khắc hỏng thi 9- Khoảnh khắc sa vào lưới tình 10- Khoảnh khắc chọn định bạn đời!!!5963_87.htm!!! Đã xem 1690623 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch Giả: Zhang Zi Wen
86. Khoảnh khắc bị người khác giới cám dỗ

--!!tach_noi_dung!!--
° Bất cứ cái gì cũng đều có thể bị sắc dục hủy diệt sạch sành sanh bắt đầu từ cái liếc nhìn đưa tình.
° Chỉ cần bạn là một con người, một người có máu có thịt, có tình có nghĩa, trước mặt người khác giới, bất cứ lòng tự tin mù quáng không bị cám dỗ nào đều có thể bất lực.
Khi bạn đang gió xuân đắc ý, mọi nguy cơ tiềm ẩn cũng từ xung quanh tứ phía, lặng lẽ không một tiếng động ùa đến với bạn. Trong đó sự quyến rũ của giới khác sẽ là một trong những nguy cơ đó. Tình yêu trai gái, vấn đề khó của đời người khó xử nhất bày ra trước mặt bạn.
Lúc đó, có thể là lúc bạn dễ dàng nhảy vào ngọn lửa tình nhất.
Sự nghiệp, thanh danh, tài sản của bạn hoặc quyền thế nhất định, đồng thời nhận được sự hâm mộ, kính phục và ghen tị của người ta, cũng tất nhiên có thể dẫn đến ấp ủ các loại động cơ thèm muốn người khác giới. Cô ta hoặc xuất phát từ bản năng tình dục, hoặc muốn từ bạn nhận được một số lợi ích nào đó hoặc cao thượng, hoặc ti tiện; thế là tìm cách gần gũi bạn, mạnh dạn phát ra cái liếc nhìn bạn. Xinh đẹp, sự thùy mị quyến rũ, liệu bạn có chịu nổi được không? Liệu có thể dựng lên được một phòng tuyến phòng chống tình dục lan tràn?
Bạn có lẽ vốn có một gia đình hạnh phúc mỹ mãn, vợ bạn dù không hoàn toàn đẹp lại đã gió mưa cùng thuyền với nhau đã 10 năm, 20 năm. Vượt qua sóng to gió lớn, băng qua thác ghềnh hiểm nguy, cô ta là trợ thủ số một của bạn, có nhiều khi thậm chí là trợ thủ duy nhất của bạn. Lúc này, khi bạn sắp sửa lái vào bến cảng, bạn lại vì nhìn thấy thế giới hoa lệ ở bên bờ kia mà đẩy cô ta rơi xuống nước chăng? Hoặc chuẩn bị để cô ta ở lại trên thuyền một mình lẻ loi vĩnh viễn, bạn chỉ một thân một mình lên bờ hưởng thụ thế giới, đi tìm nguồn vui mới khác?
Tất cả việc đó, luật pháp của ngày nay ở trước mặt bạn có lẽ cũng đành chịu bó tay, cần phải có lương tâm của chính bạn phát hiện và lý tính phán đoán. Nhưng trên điểm này, Thượng đế có khi có thể là công bằng. Bao nhiêu người vì túng dục tràn lan, hoang dâm trụy lạc mà ngấm ngầm bị diệt hết tài hoa, chôn vùi tiền đồ to lớn tốt đẹp một đời.
Trí tuệ, tài sản, địa vị, sinh mệnh, bất cứ cái gì cũng đều có thể bị sắc dục, bắt đầu từ cái liếc nhìn đưa tình, hủy diệt sạch sành sanh.
Hômerơ ba ngàn năm trước, trong sử thi của ông đã ám chỉ màn bi kịch này của loài người, Vương tử thành Troi là Palixư vì để được người đẹp mà không quản ngại vứt bỏ và làm mất lòng nữ thần trí tuệ Atenna và nữ thần tài phú Thiên hậu Hela. Mặc dù Vương tử Palixư thỏa mãn nguyện vọng được mỹ nữ Hy Lạp Hailun, nhưng đã gây nên công phẫn người các dân tộc Hy Lạp và từ đấy dần dần gây thành một cuộc chiến tranh thành Troi kéo dài tới 10 năm!
Ham mê sắc dục, phóng túng hoang dâm, thật ra không có liên quan với tình yêu chân chính. ở đây chỉ có ngang nhiên trác táng về nhục dục, về bản chất chẳng khác gì loài cầm thú. Những người lấy việc dâm ô làm vui là đang chà đạp lên sinh mệnh và nhân cách của mình, bất chấp đến cả đức hạnh của con người và văn minh. Một người hiểu biết tình yêu một cách chân chính, một người thật sự quân tử, không bao giờ để cho mình rơi vào trong vòng hoang dâm không có tình yêu. Ðến Van Gao, người đã từng điên cuồng gào thét: "Tôi muốn có một người đàn bà, nếu không thì tôi sẽ đông cứng lại biến thành một hòn đá" cũng cho rằng: "Cuộc sống không có tình yêu là một trạng thái của tội ác và không đạo đức".
Cho nên nói, bi kịch chống lại không nổi sự cám dỗ của người khác giới mà để cho tình dục tràn lan không chỉ là bi kịch của tình cảm xung đột với lý tính, mà còn là bi kịch của cá nhân và xã hội, dã man xung đột với văn minh.
Sự xung đột của tình cảm với lý tính chỉ là một hiện tượng bề ngoài, thực chất của nó là ở chỗ tình dục đê tiện với lý tính tàn lụi, cả hai cái đều cùng chung một giuộc. Bởi vì tình cảm cao thượng thanh nhã không dẫn đến lý trí buồn chán. Mà lý tính kiên cường cũng không dẫn đến tình dục thấp hèn tràn lan. Kết quả của bi kịch là mình nhiều mà cả hai đều hỏng?. Một khi đã xác định được mục tiêu theo đuổi của mình, chọn đúng được nghề thích buộc mình vào chiếc lồng giam để nướng trên lửa khói.
Ngày nay, cá nhân và xã hội, dã man và văn minh vốn khó có thể tạo nên "xung đột". Loài người tiến đến ngày nay, năng lượng của cá nhân bạn so sánh với xu thế to lớn của xã hội thì có thấm vào đâu? Dã man liệu có còn năng lực để đấu chọi với văn minh được chăng? Rõ ràng là, chỉ cần bạn làm trái với đạo đức chung của xã hội, bạn sẽ có thể gặp phải sự phán xét và phủ quyết một cách không tha thứ, chịu sự khiển trách và đập trả lại của nền văn minh.
Ðể tránh sự phát sinh của bi kịch, trước sự cám dỗ của người khác giới, bạn phải đồng thời thức tỉnh tình cảm thanh cao và lý trí kiên cường. Bởi vì lúc này, bạn trước hết không thể lạnh lùng đến mức độ thiếu hẳn tình người, tức cay nghiệt khắt khe, như thế có thể làm cho tâm lý con người biến đổi. Ðược người khác giới coi trọng, mà bất kể anh ta (hoặc cô ta) có động cơ như thế nào, là cao thượng hay đê tiện, còn đối với cá nhân bạn để xét đều có thể xem là đắc ý và thỏa lòng, tự nhiên sẽ dẫn đến tâm tình vui vẻ, đó là lẽ thường tình của con người. Nhưng bạn nên lấy tình cảm của một người văn minh, thanh cao thuần khiết để đối mặt với sự coi trọng đến từ các loại động cơ khác nhau của người khác giới. Nếu như bạn không để cho tình cảm của mình sa ngã vào vũng lầy đê tiện, dù cho đối phương có động cơ không tốt cũng không thể làm cho bạn đi vào khuôn khổ. T 34- Khoảnh khắc chỉ muốn thành công và có lợi ngay 35- Khoảnh khắc lý tưởng xung đột với hiện thực 36- Khoảnh khắc cá tính trái ngược với hoàn cảnh 37- Khoảnh khắc cạnh tranh với người khác 38- Khoảnh khắc mạo hiểm tiến thủ 39- Khoảnh khắc cần phải tự hy sinh 40- Khoảnh khắc bị những việc ngoài bổn phận làm xáo trộn 41- Khoảnh khắc bị những việc vụn vặt bao vây 42- Khoảnh khắc do dự không dám quyết định 43- Khoảnh khắc cố chấp với thiên kiến 44- Khoảnh khắc cần phải phục tùng trái với lương tâm 45- Khoảnh khắc sinh ra tư tưởng ngại khó khăn 46- Khoảnh khắc sinh ra tư tưởng uể oải 47- Khoảnh khắc sinh ra tâm lý nhút nhát 48- Khoảnh khắc sinh ra tâm lý ỷ lại 49- Khoảnh khắc xuất hiện hành vi tự tư tự lợi 50- Khoảnh khắc theo đòi ăn chơi kịp thời 51- Khoảnh khắc bị phê bình khiển trách 52- Khoảnh khắc gặp bất hạnh ngoài ý muốn 53- Khoảnh khắc đau ốm liên miên 54- Khoảnh khắc thất nghiệp 55- Khoảnh khắc bị bãi miễn chức vụ 56- Khoảnh khắc sa ngã 57.Khoảng khắ cảm thấy cô lập không được viện trợ 58. Khoảnh khắc bị người khác mưu toan 59. Khoảnh khắc bản thân ở vào hoàn cảnh ác liệt 60. Khoảnh khắc bị bạn bè thân thích ruồng bỏ 61. Khoảnh khắc gặp thất bại 62. Khoảnh khắc nảy sinh ý nghĩ trả thù 63. Khoảnh khắc bỏ lỡ cơ hội 64. Khoảnh khắc cảm thấy bị kỳ thị 65. Khoảnh khắc sáng tạo thành quả không được thừa nhận 66. Khoảnh khắc gặp phải người khác từ chối 67. Khoảnh khắc gặp phải vu cáo hãm hại 68. Khoảnh khắc gặp đối xử thô bạo 69. Khoảnh khắc bị hiểu nhầm 70. Khoảnh khắc sản sinh nỗi buồn vô cớ 71. Khoảnh khắc thể nghiệm đau khổ 72. Khoảnh khắc sản sinh tâm lý tự ti 73. Khoảnh khắc cảm thấy phẫn nộ 74. Khoảnh khắc cảm thấy sống quá mệt mỏi 75. Khoảnh khắc làm những điều trái lương tâm 76. Khoảnh khắc mắc nợ tinh thần 77. Khoảnh khắc sản sinh tâm lý gặp may 78. Khoảnh khắc sản sinh tư tưởng chán nghề 79. Khoảnh khắc theo đuổi hư vinh 80. Khoảnh khắc niềm tin tốt đẹp tiêrong cả quá trình này, bạn phải để cho lý tính của mình trước sau đảm nhận vai trò của vệ binh - Nó là tôi tớ của bạn, lại là thần bảo hộ của bạn. Nó vừa không thể, cũng không cần phải can thiệp vào tình cảm vui vẻ thoải mái của bạn, lại quyết không để cho làn sóng điên cuồng của tình cảm phóng túng dẫn đến tràn lan thành tai họa.
Sweiger đối với Standar tuân theo đức hạnh tốt đẹp Ba tư cổ xưa đã nói: "Nó vẫn luôn phải dùng đầu óc thanh thản để suy nghĩ kĩ đối với sự dốc lòng khi say mê; nó là kẻ tôi tớ trung thành nhất của tình dục của mình. Nhưng do nó có lý trí, vì vậy lại là quân chủ của tình dục của mình. Muốn tìm hiểu lòng mình hãy phó thác cho tình dục bí ẩn của mình bằng sự cám dỗ ngon ngọt rồi dùng lý tính để đo lường độ sâu nó."
Ở đây có lẽ chẳng thiếu màu sắc tưởng tượng của nhà văn, song đích thực có thể làm quy phạm về phương tiện này của chúng ta.
Chỉ cần bạn là một con người, một người có máu có thịt, có tình có nghĩa, đứng trước mặt người khác giới, bất cứ lòng tự tin mù quáng không bị cám dỗ nào đều có thể bất lực. Bộ tướng vui tính An Ðông Ni, bản tính hám sắc, có thể vì đắm say nữ sắc mà bị chiến bại thân vong, còn quan chấp chính Klauđia nổi tiếng nghiêm túc khôn khéo cũng vì không chống nổi cám dỗ của nữ sắc mà bị đưa lên "đoạn đầu đài".
Cho nên, bạn phải luôn luôn cảnh giác.
--!!tach_noi_dung!!--

Sưu tầm : TieuBoiNgoan
Nguồn: Vnthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 27 tháng 10 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--