Xuân dương nép sát vào người bà, gió thổi thốc vào nhà rất mạnh, làm bung hết mái tôn thấp lè tè. Vào khoảng thời gian đó, cả nước đang bước vào mùa mưa nhưng Nghệ An chưa có lấy một giọt. Thỉnh thoảng vài cơn lốc đi qua làm sập nhà, trong đó có nhà của bà Xuân Dương. Căn nhà được cứu trợ trong đợt bão lũ năm rồi, giờ tốc mái trơ trọi. Mưa chưa tới nhưng đã thấy khổ rồi...- Xuân Dương đi làm lương không nhiều, không biết làm sao để bà bớt khổ. Cô thấy là mình cố công tìm viên ngọc, ít ra là nói với bà bán đi kiếm tiền xây nhà. Người anh trai đi lao động xuất khẩu sang tận các nước UAE (Các tiểu Vương Quốc Ả - Rập Thống Nhất). Vài năm trước anh mình gặp tai nạn và mất...Xem như thông tin về viên ngọc rất khó biết được đích xác. Hồi đó nó nghe nó là con trai trưởng, nên nó sẽ giữ viên ngọc. Cái thằng nó nóng nảy, lấy viên ngọc đi cất giấu đâu không biết. Bà cứ nghĩ đằng nào nó cũng được viên ngọc ấy nên không truy tìm, mãi khi đi xuất khẩu lao động...rồi gặp chuyện chẳng lành. Có khi nào lúc đi, anh ấy mang theo sang đó? Bà cũng không rành... Mấy ngày sau chưa toan tính được điều gì, nghe Thế Nhân điện thoại đòi ra chơi. Cô phát hoảng vì nhà nghèo mà còn bị tốc mái, thế nhưng Thế Nhân nói mình đang trên xe lửa. Nếu không ra đón mình anh chắc phải đi làm ruộng thuê, chứ không biết ở đâu. Chú đi làm ruộng thuê đi, sung sướng lắm. Cho hiểu nổi khổ người Nghệ An... Làm như mình không biết cày bừa vậy! Nhổ cỏ lúa một thời... Giỏi thì làm, sao lại đi viết văn... Khi Xuân Dương đón Thế Nhân ở ga xe, cũng còn trách cứ như vậy. Vừa ghé Nghệ An, Thế Nhân cảm nhận ngay ở đây con người thật còm cõi. Làng quê thiếu vắng bóng dáng thanh niên, bọn trai trẻ đi tìm công việc ở thành thị. Còn lại những người già nua. Nơi nào cũng giàu có, người Nghệ An thật khổ...Người Nghệ An chỉ được một cái là làm thay đổi lớn. Từ đời nhà Hồ đến giờ, mọi cuộc thay đổi đều mang bóng dáng của người Nghệ An. Vua Quang Trung từng ghé đây chiêu mộ người để tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh, có điều nghe chuyện hai người gánh một người ngủ, rồi thay phiên nhau là không thể thực hiện được được. Sao lại không được? Dương xem, thứ nhất là nhóm cơ bắp thường xuyên cho việc khuâng vác khoảng 30kg. Nay bổng đột ngột gánh một người nặng trung bình 55kg, chắc chắn là chỉ đi được 2km là cùng, còn có thể bị đuối cơ và chỉ có nghỉ cả ngày hôm đó mới có thể nhấc 5kg trong thời gian 1 phút. Việc gánh một người ngủ, đương nhiên là chậm hơn đi một mình (không thể chạy, vì phối hợp việc chạy giữa hai người và 1 người nằm trên võng rất khó). Thuở đó đường xá không thể hơn đường Trường Sơn của bộ đội ta, mà bộ đội ta gánh thương binh cũng gặp rất nhiều phiền phức. Những người bộ đội gánh thương binh cũng không tin là thay phiên nhau gánh một người ngủ là giải pháp tốt cho việc tiến quân nhanh, vì đồi núi nhấp nhô người nằm võng dễ vướng lại. Lại thêm việc số cân của mỗi người mập ốm khác nhau, cao thấp khác nhau. Hai người ốm gánh một người mập sẽ phát sinh mâu thuẫn: nặng mà còn ngủ nhiều. Trong quan hệ lâu dài chắn chắn sẽ phát sinh mâu thuẫn, phân bì nhiều ít. Hai người gánh một đoạn đường đều mệt như nhau, vậy tới phiên ai ngủ đây? Còn gươm đao, súng ống thì như thế nào? Chứ chất đầy thêm vào võng sẽ quá tải, vận hành lâu dài khác, vận hành quá tải máy móc người ta còn không muốn cho quá 2 giờ chứ đừng nói gì tới con người.Tại sao không cho cột thừng vào các chú voi, mỗi người nắm lấy dây chạy theo cũng đở phải tiêu hao năng lương nhiều. Học lịch sử có thắc mắc này nọ, nhớ mới dai... Cũng phải, nhìn lịch sử thấy Người Nghệ An làm thay đổi người khác, còn mình không mấy được thay đổi... Tìm cho ra viên ngọc là sẽ thay đổi, trách hoài cũng vậy. Nhìn cảnh núi non mờ mờ xa xa, Thế Nhân rất thích. Nói bỡn cợt với Xuân Dương: Làm cỏ lúa, ngước nhìn lên thấy núi thật dễ chịu...Hơn là nhìn cánh đồng bát ngát, nhổ cỏ không biết chừng nào dừng. Thế mà dám nói nhổ cỏ lúa một thời... Chiều về, người cha lùa đàn trâu về chuồng cho Xuân Dương cột. Thế Nhân nhìn ông tiều tuỵ lòng không nén được cảm động, cũng tiếp ông một tay cho xong công việc, rồi kể chuyện hồi nhỏ mình cũng từng “một thời” cỡi trâu. Hồi nhỏ, thấy ai cỡi trâu như một vị anh hùng. Sau học lịch sử thấy Đinh Tiên Hoàng cũng cỡi trâu, mà sau này biết cũng có mấy vị anh hùng cỡi trâu. Hay mình chừa lại con trâu cỡi thử. Chú có dám cỡi không? Chứ Dương thấy chú còn ưa không nổi, mấy con trâu đó làm sao ưa chú. Vậy Dương đi chung với chú. Thay vì ở thành phố mình dạo phố bằng xe tay ga, chú đèo Dương bằng trâu. Người cha không quan tâm, vào nhà tìm cơm ăn. Từ ngày thằng con trai ông mất, cảm giác như hụt hẫng, việc gì cũng hời hợt. Mặc xác Thế Nhân mang con trâu trở lại đồng, còn Xuân Dương đang nhìn quanh xem có ai nhìn thấy mình hay không? Đợi Thế Nhân ngồi đường hoàng trên lưng, tay cầm chắc dây lèo, cô nhảy phọt lên ngồi phía sau ôm chặt. Thế Nhân thúc gót vào vai con trâu, nó đi không nhanh nhưng người đi bộ không thể theo kịp. Thế Nhân cho rằng nếu không tìm thấy viên ngọc thì duyên nợ văn chương của mình cũng tàn, khái niệm một tác phẩm quanh viên ngọc như tiếng “lốc cốc” trong đầu bảo rằng sẽ có tác phẩm đâu đó. Người viết văn đôi lúc rất hay chán nản, muốn viết cũng không biết viết gì. Niềm hy vọng của anh gởi vào việc tìm kiếm Viên ngọc Triều Nguyễn, dù có thật hay không nhưng niềm tin của anh chỉ còn trông cậy vào việc đó. Thỉnh thoảng người viết văn có chút ý nghĩ hoang tưởng, anh về Nghệ An tìm gặp Xuân Dương.Hai người vô tư đến với nhau là do một sự trùng hợp hoặc do “ý trời” cũng nên, thành ra Xuân Dương có phần nào đó nhớ lại hình vẽ đôi chút. Mấy ngày này nghe nóng nực, nhưng trong lòng của cô còn nóng nảy hơn thời tiết miền Trung nắng gió khắt khe. Cô cảm nhận mình có một cái gì đó rối ren trong lòng. Đó là thổn thức của người con gái thơ ngây, nhưng thổn thức việc đó đâu có xấu. Cảm giác yêu đương cho con người dại khờ, nhưng cũng có khi cho sự phấn chấn vô bờ. Có thể nói là vì yêu, được yêu nên Xuân Dương kích hoạt bộ não của mình đến tận cùng trong tâm thức. Trai gái ngày nay đèo nhau đi trên đời mới, du lịch. Còn hai người đi trên mình trâu, nhưng tình cảm họ rất thực...Mọi thứ chỉ là phương tiện, còn tình yêu mới là quí giá. Xuân Dương ôm chặt Thế Nhân, ốp má và nghe rõ ràng tiếng tim anh đập. Cô nhớ hồi bé anh trai từng cho cỡi, và chạy xồng xộc phía bờ rừng. Cô nhớ lại lúc đó anh mình mang theo một cái gối nhỏ, trong có một viên ngọc màu hồng. Cô cảm giác vật đó rất quí và được căn dặn rằng không được nói ai. Cô làm đúng y như vậy và giờ mình cũng chỉ nhớ mang máng là có lần anh trai mang cô đến một gốc cây đại thụ và chôn giấu nơi đó. Bỗng Xuân Dương rời Thế Nhân không ôm nữa, làm anh tiếc nuối: Sao vậy? Hình như đi đúng hướng anh trai Dương chôn viên ngọc... Bịa à! Không rõ có bịa không...Mang máng thấy quen quen. Có tiến tới bìa rừng đó không? Mấy cây đại thụ phía ngoài, trong là rừng. Ở đó có một ngôi mộ... Giờ này tối om, nhìn không rõ... Hay về mai ra đó...Hình như có một cái cây được anh ấy khắc chữ... Chữ gì... Không nhớ...Lúc đó không biết chữ... Bây giờ đi ra bìa rừng là nguy hiểm. Sáng mai đi tìm thử, quay về thôi... Không chắc là nhớ đúng không, quay về ăn cơm thôi... Như vậy đi. Sáng thức dậy, Thế Nhân phải tiếp lợp lại mái nhà. Cái khổ là anh cũng không mấy giàu có nên làm qua quýt, rồi không mấy ai còn tiền mua thêm vật liệu...Nhờ vậy mà Thế Nhân và Xuân Dương mới rãnh rỗi cỡi trâu ra bìa rừng. Ở lại người cha trông nôm vài con còn lại, ý nghĩ muốn bán vài con nhưng rất tiếc. Bởi vì mùa mưa tới, liệu nước dâng nhà trôi coi như tiêu mất mấy con trâu. Đang bận bịu lo nghĩ, ông nhìn ra cửa thấy Xuân Hồng cũng về và dẫn cả đoàn làm phim tới. Cô khoe: Ba biết là con được chọn đóng phim đó. Vậy à! Xuân Hồng không biết rằng, đoàn làm phim cố công theo dõi Thế Nhân ra tận Nghệ An. Viên ngọc mang đến cho ai giữ nó thành đạt, ai mà không ham. Đoàn làm phim dựng ngay hiện trường, quay cảnh nhà dột nát và mấy con trâu. Sau khi quay qua quít vài cảnh tại căn nhà dột nát, bà của Xuân Dương cũng không biết họ quay cảnh ấy để làm gì. Đoàn làm phim đòi thuê mấy con để cỡi và gởi cho nhà tiền mua kèo cột. Ông bố mừng rỡ chấp nhận ngay. Đâu khoảng mười lăm phút sau, ở nhà đang quây quần bàn chuyện với mấy người hàng xóm tới hỏi chuyện. Xuân Hồng lại tiếp đón mấy tay nhà văn, họ nói rằng họ muốn đi thực địa để viết truyện. Sao hôm nay lại nhiều người đến nhà ta thế, bà ơi đây đâu có heo hút đâu... Bà cảm thấy họ cố tìm anh chàng kia thôi, người đó là ai sao lại nhiều người tìm vậy. Lúc ở Huế, con nghe là đang tìm kiếm viên ngọc của vua Hàm Nghi gì đó...Mà họ Đặng đang giữ. Việc tìm viên ngọc, nhà nước không hề hay biết. Họ đang cố công tìm... Suỵt...Chuyện này rất hệ trọng, con không được nói ra cho ai biết. Xem ra, bà của Xuân Hồng lo bằng thừa. Mọi chuyện trong dòng tộc Họ Đặng ở Nghệ An đều biết, họ cũng đã đến cái nhà không nóc: Ta không hiểu sao? Lúc nhà có mái không ai đến, tốc mái thì lại nhiều người vào. Bây giờ, nhà đã trống trải, ai muốn nói gì đó nào? Bà à? Nghe nói rằng trong tộc nhà họ Đặng đang giữ một viên ngọc... Tộc họ Đặng phân ra nhiều nhánh rồi, họ Đặng này là do một người con gái truyền lại... Bà nói không ai hiểu hết, nhưng mọi chuyện ta tính lại sau. Còn cái việc viên ngọc gì đó, bà có biết không? Không biết!- Bà của Xuân Hồng chối leo lẽo. Trở lại nói về Đoàn làm phim và những tay viết văn đang tiến về bìa rừng. Họ đã đã theo kịp Thế Nhân và Xuân Dương, nấp ở phía xa để theo dõi. Ống kính có thể ghi hình ảnh từ xa hàng chục mét, còn mấy tay nhà văn cũng phải đứng sau xem xét. Giống như ở phim trường thật, Thế Nhân và Xuân Dương là hai nhân vật chính. Việc dò tìm viên ngọc đang từng lúc gặp kết quả, Thế Nhân cảm thấy mình được “chì lẫn chài”. Trước khi đào bới, Thế Nhân tự nguyện với lòng rằng: Cho dù có gặp viên ngọc hay không gặp, có được Xuân Dương là anh toại nguyện lắm rồi. Chỗ anh ngồi là một cây trác mun, nó cao khoảng trên mười mét. Bóng mát và một cái gò, anh xoay lưng dựa vào đó: Dừng tay lại, anh nói chuyện với Dương chút đi...Chuyện tình cảm đó. Nói đi, con gái thích nghe mấy chữ tình cảm lắm... Dương nè! Mình đào bới chỗ này, chưa chắc gì gặp viên ngọc. Dù thế nào, anh cũng thấy Dương là viên ngọc của anh rồi. Thế Nhân làm bộ “yểu điệu thục nữ”, tựa như mình không mấy cần viên ngọc lắm, mình chỉ cần tình yêu đôi lứa là chính. Chú có yêu Dương không? Trời ơi...Quỷ sứ à! Bây giờ thấy yêu nhiều lắm đó. Mà quỷ sứ ơi sao không dám gọi một tiếng anh được à? Anh hay chú cũng vậy thôi, miễn sao yêu nhau là được... Yêu mà... Biết rồi! Mà nè! Còn nếu tìm được viên ngọc. Tụi mình lên núi ở, tìm rừng rú nào đó trốn tránh sự đời, chỉ hai đứa mình thôi nhen. Lên rừng rú ở với khỉ...Chú ở đi. Ai đời còn trẻ trung lên đó giam cầm mình... Hừ...Nói giỡn thôi mà. Ở Huế hay ở đây cũng được. Hai người trao đổi lời qua lại tình tứ, ánh mắt mê say đắm nhìn nhau. Mối tình đó không phải là một mối tình bi thương của sết-bia, cũng không phải là một Chuyện Tình Mùa Đông, càng không là Mùa Hạ hay Mùa Thu nào. Tuy rằng những lời không trau chuốt như phim ảnh, nhưng tình cảm thiết tha của họ đã được máy quay phim và những người viết văn nghe thấy. Tình yêu làm cho những người đang núp kia nghĩ lại, họ xúc động không muốn làm cho đôi tình nhân vỡ lỡ. Đôi khi những mối tình đến với nhau bằng một lý do gì đó là lạ, lý do tìm kiếm viên ngọc chẳng hạn. Câu chuyện viên ngọc từ thời xa xưa mang đến tình yêu của thời đại hôm nay, tình yêu ấy đang rộn rã trong lòng những con người yêu lịch sử. Cho dù năm tháng trôi qua, thứ tình cảm chỉ duy có ở con người vẫn luôn tồn tại. Máy quay phim và ánh mắt trìu mến từ những người có con tim biết cảm nhận vẫn đang theo dõi họ. Như là phim tình cảm thì phải có mấy pha “va chạm”. Khi ấy bỗng Thế Nhân choàng ôm Xuân Dương, ôm sát vào lòng mới nghe ấm áp và nghe choáng ngợp tận hưởng cảm xúc tràn ngập có thật mà mình dâng trào. Khi con người ta đến với nhau bằng tình cảm chân chính, dựa dẫm vào nhau rất thiết tha và mang lại tâm trạng gắn bó vô bờ. Ống kính ghi nhận cảm xúc thật của hai người, cho dù diễn viên đóng giỏi mấy cũng không thể nào bắt gặp cảnh thực ấy lần nào nữa. Xuân Dương không ngại đáp lại cái ôm ấy bằng nụ hôn, nghĩ giữa rừng già ai biết ai hay. Có biết chăng là thần rừng, núi non làm chứng...Họ đâu hay rằng, những người làm chứng toàn là những người trong lảnh vực nghệ thuật. Mấy người viết văn mặc dù nghe không rõ, nhưng cảm nhận tất cả những lời lẻ mà hai người đang nói trong hơi thở rung rinh như làn gió thổi qua môi họ. Nhà văn có một lần đi “thực địa”, lần này thấy cơ duyên vượt xa trí tưởng tượng của mọi người: Rằng tất cả những tình yêu đang xảy ra trên trái đất này đều đẹp, rằng nhịp đập yêu đương như một tiếng nói giao hoà lây lan ra mọi phía và vì rằng nó có một sự cuốn hút mạnh mẽ nên khi đôi lứa thành đôi thành cặp là ai cũng muốn chú ý đến. Sự dung tục nhỏ nhoi và thường thấy đây đó ở công viên, nhưng đối với hai con tim đang tiến lại gần nhau là một khoảng trời quí giá nhất mà họ có, quí hơn cả viên ngọc mà họ đang tìm kiếm đó nữa. Xuân Dương tranh thủ thời khắc yêu và được yêu ấy, cô không nghĩ mình còn là mình và cũng không nghĩ xa xôi, ngả vào lòng Thế Nhân như bao lâu nay chờ đợi khoảng khắc ấy, mà hình như con người ai cũng làm như vậy.Bây giờ việc tìm kiếm viên ngọc là thứ yếu. Đoàn làm phim và các tay viết văn ngồi lại với nhau, nhưng họ không bàn về kịch bản phim đang quay mà tranh cải một thôi một hồi: Lớn đầu mà còn rình... Gì, ống kính thì quay thôi, hơn là thay vì tưởng tượng thì các anh lại quan sát thực tế say sưa... Chuyện đó ai mà không thích xem, coi chừng làm ảnh hưởng tình yêu của bọn trẻ. Âu yếm nhau đâu được một lúc, mặt mày ai cũng lem luốc bụi trông như những chú hề. Thế Nhân muốn quay trở lại việc đào bới, Xuân Dương ngẫm nghĩ: Nói vậy thì khỏi phải đào bới nữa, yêu nhau rồi...cần gì viên ngọc. Khỏi sao được mà khỏi!- Thế Nhân phân trần- Có viên ngọc vẫn hơn. Thế Nhân để lộ tâm tính háo danh của mình, có lúc như không cần gì viên ngọc nhưng cũng có lúc thì lại muốn có. Một lúc cả hai trở lại việc đào bới, họ tìm thấy một cái bọc vải bằng vàng nhưng bên trong chỉ gối một nắm đất mà thôi. Tuy rằng tự hứa với lòng, cho dù đào lên có viên ngọc hay không? Thế Nhân vẫn yêu Xuân Dương như lòng mình đã có, song anh lại quày quả đứng lên đi một mạch ra khỏi bìa rừng. Bao nhiêu lần mong gặp viên ngọc, thì bấy nhiêu lần thấy toàn những vật dụng tầm thường, tựa như mình là người dễ lừa cho vui. Xuân Dương cầm bọc vãi đựng cục đất tròn, dắt trâu lẽo đẽo theo sau. Ngài ngại tựa như mình chỉ thích gạt gẫm chú ấy, lại muốn phân trần nhưng biết Thế Nhân không tin. Về tới nhà thì nghe Thế Nhân đã bến xe lửa để về thẳng Sài Gòn. Cô buồn nôn vì không hiểu nổi tâm tính của một con người, nói thẳng ra là tình cảm của họ. Người rũ rượi, như mất hết tình yêu thì mất hết cả nhựa sống. Yêu là gì? Mới đó còn hăng hái yêu đời, giờ như tan nát cõi lòng. Cô ước gì có viên ngọc để được một tình cảm mặn nồng của Thế Nhân.