ản tự khai ngắn nhất của Lương Việt Cương.Sơ yếu lý lịchHọ và tên: Lương Việt CươngSinh năm: 1945Sinh quán: miền Bắc Việt NamNơi đăng ký hộ khẩu thường trú: miền Nam Việt NamNghề nghiệp: Dạy họcBị bắt ngày: 6-11-1975Can tội: Yêu tự do, dân chủ.Từ năm 10 tuổi trở lại, tôi còn bé không biết gì cả. Từ 10 tuổi đến 18 tuổi, tôi vẫn chưa biết gì cả. Từ 18 tuổi trở lên tôi biết nhiều thứ và chống nhiều thứ. Tôi chống chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm; tôi chống bọn tướng lãnh quân phiệt; tôi chống chế độ độc tài Nguyễn văn Thiệu; tôi chống bất công, tham nhũng, áp bức, bóc lột và mọi cơ cấu bịp bợm của chính sách Mỹ và lũ tay sai. Tôi chống chiến tranh, bọn thụ hưởng chiến tranh và bọn làm giàu nhờ chiến tranh. Bây giờ, tôi chống Cộng sản vì yêu tự do, dân chủ và vì tất cả những gì mà tôi chống trước đây.Đề lao Gia Định, 10-1-1976Lương Việt CươngNgười công an chấp pháp cầm bản tự khai của Lương Việt Cương nhét vào trong tờ bìa đỏ sau khi đọc xong. Ông ta nhìn tên phản động đối diện mình như muốn ăn tươi nuốt sống. Tên phản động tỉnh bơ vấn thuốc rê đốt, hít, nhả khói khét lẹt căn phòng làm việc nhỏ bé ở khu A. Hắn có khuôn mặt hao hao Nguyễn Khánh. Đương đầu với cán bộ chấp pháp, hắn vừa kiêu ngạo, vừa xấc xược. Thái độ của hắn lộ rõ rệt vẻ khiêu khích. Thái độ ấy bắt nguồn từ lòng khinh bỉ kẻ chiến thắng của dân Sài gòn. Trước ngày sang trang lịch sử phản phúc, người Mỹ đã đánh bóng cộng sản quá kỹ và dọa dân miền Nam quá nhiều. Rốt cuộc, nhìn rõ Cộng sản, người ta thấy nó chẳng đáng gì. Và người ta khinh bỉ nó. Người ta khinh bỉ nó ngoài đời. Người ta còn khinh bỉ nó ở trong tù, khi nằm xó tối cachot, tay chân bị nó siết còng.Vung trái đấm đập bàn cho hả giận, người công an chấp pháp rít qua kẽ răng:- Anh ngồi làm việc cho nghiêm túc!Tên phản động liệng điếu thuốc, dùng chân dí mạnh rồi ngẩng mặt nhìn thẳng vào quyền uy của chế độ:- Tôi đã báo cáo anh rồi, mông tôi đầy mụn ghẻ mủ, tôi không thể ngồi ngay ngắn được.- Ngồi ngay ngắn. Anh nhớ rằng anh đang làm việc với người đại diện của đảng, nhà nước và nhân dân.- Đồng ý. Nếu đảng của anh hẹp hòi với cả những mụn ghẻ mủ thì tôi ngồi ngay ngắn. Sự đau đớn ở hai cái mông tôi đánh giá lương tri của chủ nghĩa.- Tôi cấm anh nói cái giọng điệu đó, giọng điệu của bọn phản động cộng lưu manh.- Vậy tôi không làm việc với anh.- Anh tưởng anh ngoan cố nổi mãi à?- Không ngoan cố gì cả, tôi muốn làm việc với người có học, anh vô học, anh thù hằn cả mụn ghẻ! Anh cứ yên tâm, chế độ của anh cho can phạm cái quyền khiếu nại. Điều này không có nghĩa là chế độ dân chủ đâu mà để kiểm soát xem anh có hối lộ can phạm không, có thi hành sai chính sách không. Tôi sẽ không khiếu nại mà chỉ hỏi cấp lãnh đạo của anh để biết mụn ghẻ mủ có phải là tù nhân tư tưởng, tù nhân chủ nghĩa, tù nhân giai cấp.Người công an chấp pháp bỏ ra khỏi phòng. Ông ta khép cửa sổ, cửa ra vào kín mít. Một mình Lương Việt Cương ngồi trên ghế gỗ bên trong. Tên phản động trán cao, mắt ốc nhồi thừa hiểu, bên ngoài, mấy thằng công an quản giáo đang canh chừng mình. Đã có chủ ý, tên phản động không thèm đứng dậy, không thèm thay đổi tư thế ngồi liền liền như có mặt công an chấp pháp. Hắn ngồi ngay ngắn, ngồi nghiêm túc. Thoạt đầu, hai mông hắn đau buốt. Dần dần bớt đau vì những mụn ghẻ mủ đã vỡ. Mủ thấm ướt quần và dính lớp nhớp lên mặt ghế, lên bộ mặt của chủ nghĩa Cộng sản. Tên phản động Lương Việt Cương đã chế ngự được nỗi đau tầm thường. Hắn cảm giác thoải mái và vấn thuốc hút lia lịa. Lần đầu tiên, từ ngày bị bắt, chấp pháp gọi hắn ra làm việc. Người ta nhốt hắn ở cachot số lẻ Sở Công An thành phố đúng hai tháng. Hắn bị còng chân bằng còng số 8 nhãn hiệu USA. Nhờ bạn tù cachot “phổ biến” cách tự mở khóa, hắn đã dùng que diêm xin cai ngục mồi thuốc lá để nậy chốt an toàn và có những đêm ngủ chân không. Bạn tù cachot, đêm khuya, tỉ tê với hắn rằng, đã tới Sở Công An là không lo bị tra tấn. “Nó chỉ tra tấn đầu óc mình thôi”. Ngày 6 tháng 1 năm 1976, hắn rời quán trọ Sở Công An sang khách sạn Đề Lao Gia Định. Hắn chớm ghẻ ở cachot Sở Công An, qua đây ba ngày thì ghẻ mủ bộc phát nhanh chóng. Khắp mông, khắp đùi toàn những mụn vàng đầu đen. Hôm nay, hắn ra khỏi cachot khu A đi làm việc.Ở đề lao Gia Định, không một tù nhân nào bị tra tấn bằng đòn công an, cảnh sát cổ điển cả. Nhưng có những thứ còng siết vào cánh tay tính từng giây. Đến giây thứ 50 thì chết. Thường, tới giây thứ 20, can phạm đã gật đầu hứa khai hết sự thật. Đòn tra tấn này dành cho những can phạm lý lịch mơ hồ. Khách hàng của đòn này đa số là nhân viên tình báo không hề ký tên thật trong sổ lương của Tổng Nha Cảnh Sát, của Trung Ương Tình Báo và tàn quân bắt được trong rừng. Những kiểu còng treo người hàng tháng, ở đề lao Gia Định không hiếm. So với khám Chí Hòa, đề lao Gia Định “lý tưởng” gấp bội. Công an chấp pháp không đánh đập can phạm lúc hỏi cung. Can phạm có quyền khước từ khai báo và có quyền xin làm việc với chấp pháp khác. Đã không ai dám khước từ hoặc bướng bỉnh với chấp pháp, trừ những cô cậu sinh viên, học sinh của Sài Gòn can tội phản động và trở thành khách hàng “đắt giá” của khách sạn Đề Lao số 4 đường Phan Đăng Lưu, Gia Định. Tên phản động Lương Việt Cương không sợ bị tra tấn. Hắn đã nếm đòn của mật vụ Dương văn Hiếu, của cảnh sát Mai Hữu Xuân, của cảnh sát đặc biệt các triều đại Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn văn Thiệu. Hắn đã rắc cơ man là kỷ niệm trong các nhà tù Việt Nam qua các chế độ. Bây giờ, hắn ngồi đây, ngồi làm tan những mụn ghẻ mủ nhớp nhúa trên khuôn mặt của chủ nghĩa ưu việt nhất loài người!Người công an chấp pháp đã trở lại. Cửa sổ mở tung. Ông ta nhìn tên phản động ngồi nghiêm túc, mỉm cười tự mãn:- Vậy là chúng ta làm việc được rồi.Tên phản động lắc đầu:- Không, tôi không thích làm việc với anh.- Tại sao?- Vì anh không đủ tư cách làm việc với tôi.- Anh biết chấp pháp là gì không?- Biết. Chấp pháp là “thần tượng” của tù nhân, tha hay nhốt là do chấp pháp. Ở tù lâu hay về sớm là do chấp pháp. Nhưng chấp pháp của ăn trộm, ăn cắp, lường gạt thôi. Đã không có chấp pháp của tôi. Tôi hả, người có thể tha tôi, có đủ tư cách tha tôi chỉ là sự giải thoát dân tộc toàn diện sắp bùng nổ.- Khi ấy anh ở đâu?- Ở nhà tôi với vợ tôi, với bạn bè tôi hoặc tôi ở dưới mộ.- Được, anh thích xuống mộ thì anh sẽ xuống mộ. Anh tạm về biệt giam suy nghĩ thêm.Lương Việt Cương từ từ đứng dậy. Hắn nghe rõ một thứ âm thanh như âm thanh băng keo scotch lột ra khỏi thùng carton. Hắn nhìn người công an chấp pháp, chỉ tay vào mặt ghế:- Đó, cái đó cũng là một dấu ấn của thời đại mà con người thù hằn cả mụn ghẻ.Lương Việt Cương theo tên công an quản giáo về cachot. Hắn được hưởng chế độ còng rất hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tên phản động nằm dài, hai chân luồn vào hai khoen còng có móc luồn ra ngoài tường cachot. Hai gót chân hắn chạm sát tường bên trong. Người ta khóa phía ngoài. Với kiểu còng cộng sản, tên phản động đành nằm trên bục xi măng suốt ngày đêm, không trở mình cũng không ngồi dậy được. Hai bữa cơm, người ta mở còng cho hắn ăn uống, đi ỉa, đi đái vào cái thùng đạn đại liên Mỹ khoảng mười lăm phút mỗi lần. Không có ống nước dẫn vào cachot loại nhốt thứ bất trị nên không có tắm rửa. Không có luôn thuốc ghẻ lở. Không có gì cả. Lương Việt Cương bị đầy đọa, bị hình phạt của thù hận của chủ nghĩa biến thành một con chó ghẻ lở nhầy nhụa máu mủ tanh tưởi trên bục xi-măng nhà tù cách mạng, nơi mà không ai dám đòi “cải thiện chế độ lao tù”, không ai dám ví nó với chuồng cọp Côn Sơn. Nơi ấy, bút mực của bọn nhà báo Mỹ diễn tả như một lớp học phục hồi phẩm cách làm người. Nơi ấy, thiên kiến và sự khờ khạo của thế giới đã giết chết lương tri của họ. Nhưng, nơi ấy, một người Việt Nam vì chiến đấu cho quyền sống con người, cho tự do, dân chủ đang can đảm chịu đựng âm thầm và kiêu hãnh. Cái gì sẽ nở rộ từ máu mủ khô quánh đũng quần người tù nhân tư tưởng Việt Nam? Chưa ai biết. Chắc chắn, sự can đảm chịu đựng trong cô đơn của anh ta đã định nghĩa con người và phẩm cách của nó.Hai tuần lễ sau, người ta mở còng cho Lương Việt Cương, dẫn hắn đi tắm gội, liệng cho hắn cục xà phòng và bộ quần áo tù màu cháo lòng. Người ta đưa thuốc ghẻ cho hắn bôi, cho hắn uống. Rồi người ta làm việc với hắn bằng cung cách mới. Công an chấp pháp già dặn hơn, nhã nhặn hơn, nồng nhiệt hơn.- Anh bớt ghẻ chưa?Người chấp pháp ân cần h. Cậu hình tưởng anh trai cậu, 18 tuổi, tham dự các trận Cầu Quay chống liên quân Anh Pháp Ấn, trận Rạch Đỉa, Bình Xuyên... A, một thời hào hùng của tuổi trẻ đi làm lịch sử. Cậu rất tiếc mình không trưởng thành trong tiếng súng Nam bộ. Cậu ao ước có ngày gặp gỡ anh Hai. Và, như cha mẹ cậu, như họ hàng cậu, như những người miền Nam chân thật còn nhấp nhổm hào quang kháng chiến, cậu vọng tưởng xa xôi, cậu mong Mỹ sớm cút, Ngụy sớm nhào.Mỹ đã cút năm 1972. Ngụy đã nhào năm 1975. 30 tháng 4 là ngày vui ở gia đình Nguyễn Khánh Long. Cậu chờ anh Hai cậu về. Tháng 5. Tháng 6. Tháng 7, một người anh họ của cậu về. Người này tập kết ra Bắc năm 1954 cùng anh Hai của Nguyễn Khánh Long. Anh ta xâm nhập miền Nam năm 1966 và hoạt động ở cục R. Anh ta là cán bộ cấp cao của ngành công an tình báo.- Anh Hai tôi không về được.Nguyễn Khánh Long kể chuyện với một người tù ở phòng 3 khu C1 đề lao Gia Định.- Tại sao? - Người tù hỏi.- Anh họ tôi bảo anh tôi không có đường về, không bao giờ có đường về nữa. Anh tôi đã ly khai hàng ngũ tập kết, chống lại đảng và nhà nước từ năm 1958. Hiện nay, anh tôi đang chiến đấu ở miền thượng du Bắc bộ và được đồng bào sơn cước nuôi dưỡng. Anh tôi đã muốn về từ năm 1958, bây giờ, anh tôi còn muốn về. Anh tôi phải chiến đấu để về. Anh tôi bị lừa gạt niềm tin. Anh tôi trở thành kẻ thù của đảng và nhân dân! Anh họ tôi nói thế.- Rồi sao nữa?- Rồi tôi cũng bị lừa gạt niềm tin. Cả nhà tôi bị lừa gạt niềm tin. Cả nước bị lừa gạt niềm tin.- Và đó là lý do em chiến đấu?- Vâng. Tôi chiến đấu để có đường cho anh tôi vê, cho nhiều người về.- Em khai với công an như thế?- Vâng. Có sợ gì mà không khai sự thật. Mình người đàng hoàng mà, anh!- Công an tỏ thái độ gì khi nghe em khai?- Nó đánh tôi thừa sống thiếu chết ở quận Nhà Bè. Nó đưa tôi lên Sở Công An thành phố, tống tôi vào cachot, còng tay treo tôi hai ngày đêm. Rồi nó bịt mắt dẫn tôi tới đề lao Gia Định. Tôi nằm cachot 11 tháng liền.- Làm cách nào em có K54 và giấy giả?- Tôi đã toan tính trước nên tôi lợi dụng lúc anh họ tôi ngủ, tôi cuỗm cả súng lẫn túi đựng giấy tờ của y. Y là kẻ thù của anh tôi, của tôi, chưa giết y là phúc cho y rồi. Cuỗm xong, tôi chuồn luôn, không về nhà nữa. Tôi sang Sài Gòn sống với bạn. Chúng tôi tổ chức Phục Quốc. Nhóm tôi có thằng khắc con dấu tài tình, có thằng mạo chữ ký thật giỏi, có thằng làm nghề in. Chúng tôi in thẻ hành sự của công an tình báo, thẻ đảng viên, giấy công tác và thẻ phục quốc. Chúng tôi còn định in bạc giả nữa.- Tổ chức của em đã hoạt động những gì?- In truyền đơn tố cáo sự lừa bịp của cộng sản, rải khắp Sài Gòn.- Gì nữa?- Chúng tôi mặc quần ao công an, xông vào trụ sở phường khóm, đốt hết hồ sơ, tài liệu của chúng nó. Chúng tôi rình bộ đội, công an đi lẻ phố vắng, cướp súng và đánh chúng ngã gục. Nếu cướp được nhiều súng đạn, chúng tôi sẽ tấn công Sở Công An.Người tù vấn cho Nguyễn Khánh Long một điếu thuốc rê Vĩnh Hảo. Dựa lưng vào tường, Long nhả khói thuốc nhớ những thằng bạn sống chết của mình chẳng biết trôi giạt đến nhà tù nào. Thằng thứ nhất có cái tên nghe đã... huy hoàng: Nguyễn Chiến Thắng. Biệt tài của thằng này là nghiên cứu chữ ký trên giấy tờ thật rồi ký trên giấy tờ giả y như thật. Nó đã ký hàng trăm chữ ký của Cao Minh Chiếm giúp các sĩ quan trốn học tập có giấy tờ học tập ba ngày của lính để tạm dung chờ vượt biên. Bực nỗi bố di tản bỏ lại gia đình, công an tịch thu nhà nó làm trụ sở, đổi cho mẹ con nó căn nhà nhỏ xíu trong hẻm, nó hận thù cộng sản và theo Nguyễn Khánh Long. Theo rồi nó mê say. Nó trách bố nó đánh giặc dở, bị đuổi chạy văng cả vợ con. Nó chán ngán cảnh sống tạm bợ không ngày mai. Lý tưởng đánh cộng sản hợp với nó. Và nó nhập cuộc. Nó luôn luôn đi đầu mỗi vụ cướp súng đạn. Nó khoái chơi tiêu trụ sở công an đồn trú nhà nó. Nguyễn Chiến Thắng bị công an quận 3 đánh gãy hai răng, vẫn ngậm miệng chịu đòn. Thằng thứ hai là Lê văn Chí. Miệng nó loe ra như miệng loa nên có hỗn danh là Chí loa. Bố nó có cái nhà in nhỏ ở quận 2. Nhà in đã bị kiểm kê, chờ tịch thu hoặc vào công ty quốc doanh. Anh nó đi cải tạo rồi. Chưa có tin tức về. Bố nó bảo anh nó muôn năm ở trại tập trung thôi vì anh nó là sĩ quan chiến tranh chính trị. Chí loa có một tương lai đầy hứa hẹn. Đậu tú tài xong, nó sẽ du học bên Mỹ về ngành ấn loát. Tốt nghiệp, nó sẽ về nước khuếch trương nghề in tồi tàn, sẽ xuất bản sách báo. Nó ôm mộng làm báo. Giai phẩm cuối năm của lớp do Chí loa viết, trình bày, sắp chữ và in một mình. Cuộc đời thay đổi cái rụp, mộng của Chí loa tan tành. Nó cay lắm, cay đủ thứ. Được Nguyễn Khánh Long “kết nạp”, nó nhận lời ngay. Nó muốn tạo dựng cuộc đời khác, nơi đó, ước mơ của nó không dang dở. Chí loa bí mật in thẻ, in truyền đơn. Khi nó bị bắt, công an tịch thu luôn nhà in của bố nó và bắt cả bố nó nữa. Thằng thứ ba là Phạm Tài, rất mả về nghề khắc dấu. Nó và Nguyễn Chiến Thắng là cặp bài trùng. Dấu đúng mà chữ ký không đúng là vất đi. Tài bị đuổi khỏi trường. Bố nó làm chức lớn trong ngành cảnh sát đặc biệt, bị bắt ngay đêm 30-4. Tự nhiên người ta dồn Tài vào con đường chống đối. Và nó đã chống đối. Nó bị bắt cùng với Nguyễn Chiến Thắng.Bốn đứa: Nguyễn Khánh Long, Nguyễn Chiến Thắng, Lê văn Chí, Phạm Tài là bốn cái đầu của một tổ chức Phục Quốc. Bốn cái đầu chui vào tù hết, mỗi cái một nhà lao. Tới nay, hơn một năm rồi, bốn đứa chưa hề trông thấy mặt nhau. Nguyễn Khánh Long dập điếu thuốc. Cậu nhìn người tù lớn tuổi:- Anh nghĩ gì về chúng tôi?Người tù cười:- Nghĩ gì? Với các em, tôi lạc hậu rồi. Một người lạc hậu thì không có quyền nghĩ gì cả.- Nếu anh bằng tuổi tôi?- Tôi sẽ theo em.- Anh nói thật chứ?- Thật.- Anh muốn nghe chuyện tôi nữa không?- Muốn quá.- Tôi không biết kể, anh hỏi tôi trả lời nhé!- Ừ.- Anh hỏi đi!- Tại sao em bị công an Nhà Bè đánh? Em bỏ nhà đi hoạt động rồi mà.- Thằng anh họ tôi lấy tôi từ quận Tân Bình về. Hình ảnh, lý lịch tôi nó gởi cùng khắp các quận, phường. Nó đánh tôi kỹ nhất. Nó đánh tôi một trận đoạn tình nghĩa.- Tại sao bị bắt ở Tân Bình?- Tôi đi cứu một thằng trong nhóm. Nó khai tùm lum, tôi bị dính liền. Kế đó, ba đứa thân thiết của tôi dính. Rồi cả lũ. Anh thấy chưa, chúng tôi hăng say nhưng khù khờ dễ sợ.- Khi em bỏ nhà ra đi, em có nghĩ rằng em chiến đấu cô đơn không?- Còn ai dám chiến đấu nữa mà mình không cô đơn. Nhưng vào tù thì hết cô đơn.- Tại sao?- Vì gặp nhiều người giống mình. Anh thừa biết, tội phản động rặt bọn nhóc chúng tôi. Người lớn toàn tội cũ kỹ, tội vượt biên, tội trốn cải tạo, tội tư sản mại bản...- Nếu họ thả em ra, em làm gì?- Đó là vấn đề.- Vấn đề?- Phải. Nó quản lý tôi chặt chẽ, tôi hết cục cựa. Nó tống tôi vào thanh niên xung phong, tôi phải theo nó. Tôi sẽ buồn lắm. Vì thế, tôi rất sợ nó thả tôi. Tôi mong nó sớm cho tôi đi lao cải thật xa. Tôi không thể về bây giờ. Về bây giờ quê chết. Tôi thà ở tù suốt đời hoặc là về vinh quang. Họ hàng tôi đầy dẫy cách mạng, giải phóng, tôi không về để chúng nó chế nhạo tôi. Tôi muốn về để dẹp chúng nó.Người tù vấn cho Nguyễn Khánh Long điếu thuốc rê thứ hai. Anh ta quẹt diêm cho Long mồi thuốc. Rồi anh pha nước chanh mời Nguyễn Khánh Long uống.- Lần đầu tiên tôi biết một người tù không muốn về. Tôi rất xấu hổ vì tuổi trẻ ngày qua của tôi rỗng tuếch. Em đã nhìn rõ, rất nhiều thằng tù nằm thở dài suốt tháng, suốt năm. Ngày thăm nuôi, gọi tên nó có quà, mắt nó sáng rực, nó chạy nhảy loăng quăng. Quà vào, nó lục tung khoe khoang, ngồi ăn ngấu ăn nghiến, khinh bỉ người không ai thăm nuôi. Những thằng ấy thèm được tha lắm. Và ra ngoài chúng sẽ nói phét đã từng làm anh hùng trong tù và chửi người này hèn, người kia ăng ten. Em nhận xét đúng, tội của chúng nó đâu được phép phán xét ai. Tôi thành thật quý trọng em. Tôi nghĩ, với tâm hồn em, em sẽ về vinh quang. Nhưng mà cuộc chiến đấu còn dài lắm, còn gay go lắm. Nếu bốn mươi năm nữa mới có vinh quang, liệu em dám chờ để về không?Nguyễn Khánh Long dốc cạn ca nước chanh, đáp ngọt:- Tôi chống gậy trở về.- Nhỡ ngày mai có vinh quang, trở về em làm gì?- Đi học.- Không ra ứng cử dân biểu, nghị sĩ à?- Thứ đó không phải mục đích của tôi.Những người tuổi trẻ của thế hệ biết đau niềm đau bị lừa gạt niềm tin đều không ham quyền bính. Họ hiểu lúc nào họ cần tiêu pha nhiệt tình của họ và tiêu pha cho mục đích gì. Sự liều lĩnh, gan dạ của Nguyễn Khánh Long khác hẳn sự liều lĩnh của những tay giang hồ đâm thuê chém mướn. Đó là cung cách hành hiệp của hiệp sĩ, không phải dễ tìm thấy, dễ nhận ra. Thời đại nào cũng đầy dẫy đạo tặc và hiếm hoi hiệp sĩ. Giá trị tột đỉnh của người hiệp sĩ là hành hiệp trong cô đơn, là tuốt gươm dưới nắng, dưới trăng, rồi đi vào hiu quạnh. Đạo tặc thì ồn ào và chỉ rình tung ám khí trong bóng tối để ra ánh sáng vênh vang. Rất dễ phân biệt hành động của hiệp sĩ và đạo tặc, của người công chính và bọn giả hình. Nguyễn Khánh Long, Nguyễn Chiến Thắng, Lê văn Chí, Phạm Tài là những hiệp sĩ. Họ đã tuốt gươm, đã mua cho sự cần thiết của người khác trong gian nan, khốn khổ. Khi ấy, quần hào đã tan rã, cao thủ đã phong kiếm quy ẩn và đám ma giáo chạy trốn tới một nơi chốn mà kẻ thù không thể tìm kiếm, huênh hoang thách thức!Người tù lớn tuổi vỗ vai Nguyễn Khánh Long, thân mật:- Lịch sử này của các em, đất nước này của các em, hãy làm lại bằng tâm hồn ngọc của các em.Nguyễn Khánh Long mỉm cười, luôn luôn mỉm cười:- Anh nói cao xa quá, chúng tôi đâu có nghĩ ghê gớm thế, chúng tôi bình thường thôi.Người tù lớn tuổi nói:- Những người tưởng mình bình thường đều đã làm nên những việc phi thường. Bọn tưởng mình phi thường thì chỉ làm nên những việc tầm thường.Nguyễn Khánh Long im lặng. Cậu thả hồn theo khói thuốc rê. Khói thuốc dẫn cậu bay ra miền thượng du Bắc bộ. Nơi ấy, anh cậu đang tìm một lối về, một lối về đầy ắp ước mơ của đầu đời chiến đấu. Khói thuốc dẫn cậu trở lại một xóm quê Nhà Bè. Nơi ấy, cha mẹ cậu đang đợi hai đứa con cùng về. Rồi cậu sống với hiện tại, hiện tại của đề lao Gia Định, của cái vẻ bệ rạc trong cảnh đời xã hội chủ nghĩa âm u bao trùm khắp quê hương. Tuần lễ trước, công an chấp pháp gọi cậu ra làm việc. Nó dọ dẫm sự diễn biến của tâm hồn cậu. Nó tuyệt vọng vì tâm hồn cậu càng ngày càng khởi sắc. Người hiệp sĩ không bao giờ phải ăn năn sám hối. Người hiệp sĩ chỉ buồn vì chưa diệt hết đạo tặc cho đời sống mà đã bị trói tay. Nguyễn Khánh Long nhớ lời dọa dẫm của công an chấp pháp: “Anh thì cứ nằm đây, 20 năm nữa hãy tính chuyện về”. Cậu lẩm nhẩm: Ừ, 20 năm, có sao đâu.Và, cậu cười...