Tiếng kiểng hai giờ chiều thúc tù nhân dậy đi hành dịch làm cho Tân cũng phải giật mình dậy theo, mặc dầu mắt còn cay thèm ngủ nữa. Từ hôm di chuyển vào lao xá Đà Nẵng, Tân vẫn không được đi làm các sở ngoài, phải ở lại trại như một số anh em “ba nha” bị án lưu vô hạn định. Dù thèm ngủ nhưng cũng không được phép nằm lại ở buồng vì còn phải để cho “cỏ-vê” làm vệ sinh và còn phải bị lão đội Phó đi kiểm soát. Có người khuyên Tân không nên ngủ trưa nhiều. Thứ nhất là vì không đi làm để vận động chân tay được, chỉ ăn cơm gạo máy và đi quanh trong trại nầy thì dễ mắc bệnh tê bại. Thứ hai là nếu ngủ trưa nhiều thì tối khó ngủ và nếu thao thức một mình trong đêm có thể buồn đến thối ruột được. Họ rủ Tân thức để đánh bài hay hút thuốc phiện, nhưng cả hai món ấy Tân đều sợ nên phải cố tránh xa. Tân cũng kiếm việc làm phụ để vận động, ví dụ như bữa củi cho nhà bếp, súc hồ chứa nước cho anh em đi làm về tắm. Nhưng càng ngày Tân cứ thấy mình béo ra, da thịt trắng như bủng. Chân tay bắt đầu nặng nề khó chịu. Lắm lúc đứng hay ngồi lâu thì máu tụ Ở chân làm ống chân phù lên và nếu ấn ngón tay quanh mắt cá hay gần đầu gối lại thấy móp từng lỗ sâu. Vài anh em đi làm ở ngoài về thương tình bới cho Tân những viên thuốc vitamine, hay ít quả cà chua sống, quả chanh để kiếm chất sinh tố. Nhưng chất bổ không thấm vào đâu trước sự tàn phá của bệnh tật. Tân đã đến cái trình độ quên tất cả. Không mong đợi tin tức gia đình, không hy vọng được gọi đi lấy cung để bước ra khỏi nhà lao một lúc, dù là ngắn ngủi, không tính ngày mãn tù được bởi vì chính Tân, Tân cũng không biết mình bị án gì và phải tù bao nhiêu lâu! Những lời của cha khuyên nhủ như những chiếc đinh đóng chặt cuộc đời Tân vào trong khung cảnh nhà lao nầy. Hai lần trông thấy hai người tù gì chết vì tê bại, và được theo dõi cái chết chầm chậm từng ngày, Tân lại càng tự kỷ ám thị và tưởng tượng mình cũng đang đi lần đến cõi chết! Ông già Luân ở gần khám của Tân thật là tội nghiệp! Ông ta chịu đựng nổi mười tám năm trời ra vào Côn Đảo để rồi trong chuyến đi ĐàNẵng lại phải chôn thân ở cồn cát miền nầy. Hình ảnh ông già quắc thước, râu tóc bạc phơ, suốt ngày ngồi chẻ tre và đan rổ ở một góc sân lao, không bao giờ Tân quên được. Chân ông ta cứng dần, bước đi lắc nhắc, đầu gối không cử động. Một buổi sáng ngủ dậy ông ta không đi được nữa. Người ta chỉ thấy ông ấy bò từ chỗ này đi chỗ khác một cách khổ sở nhọc nhằn. Vài tháng sau ông ta chết. Tử thi đặt trên ghế dài phơi sương cả đêm để đợi bác sĩ khám nghiệm. Buồn cười nhất là sáng hôm sau những thầy chú đi điểm danh đã phải đếm đi đếm lại hai, ba lần mà vẫn thấy thiếu mất một mạng. Không ai tìm ra được nguyên do cho đến khi có người chỉ cái xác ông già Luân chưa chôn mới nhớ là ông ta đã trốn khỏi trần gian mà đề lao quên chưa gạch sổ khai trừ! Bốn phạm nhân đẩy chiếc xe hai bánh, chở xác ông Luân bó trong manh chiếu rách. Mui xe làm bằng gót giống như cái hòm có sơn vẽ màu sắc. Vài bạn đồng cảnh, đồng bệnh bước lắt nhắt theo xe để tiển đưa kẻ xấu số, và tưởng đến ngày mình được ra cửa lao trên chiếc xe ấy. Tân rùng mình, đứng dậy uốn mình và ngáp dài. Xương sống kêu răng rắc như củi khô gãy. Hai đầu gối tê tệ Tân thử bước đi và cố bước dài. Từ ngoài cổng chánh có tiếng gọi chuyền vào đến sân. Tân lắng nghe nhưng rồi lại tiếp tục công việc đang làm. Tiếng gọi to hơn. Những tiếng chuyền vào rõ ràng hơn: - Tân! Nguyễn Tân ấy! Ra văn phòng gấp! Tân vụt chạy vì quá mừng. Lại có tiếng từ cữa sổ văn phòng: - Lấy đồ mà về? Cái mệnh lệnh có một mãnh lực phi thường làm cho bao nhiêu bệnh tật đều tiêu tan trong giây lát. Những anh em khác sửng sốt nhìn Tân ra cổng, ngạc nhiên và ghen tức trước sự may mắn của người bạn đồng cảnh ngộ. Tân hạ vành mũ phía trước trán để che đỡ chói vì ánh nắng gay gắt ban chiều đập ngay vào mặt. Chiếc khăn gói đeo vắt ngang lưng, nước sơn dầu xanh trên mũ cối, bộ áo quần bẩn thỉu và đôi xăng đan đã mất quai để biến thành dép thường, tất cả chừng ấy bề ngoài cũng nói lên cho mọi người biết là Tân là tên tù vừa mãn. Tân dừng chân bên đường lấy mảnh giấy phóng thích ra xem lại từng chữ và lẩm nhẩm tính: - Sáu tháng mười tám ngày! Thế là gởi tạm theo như lời lão trưởng đồn Hương Thủy bảo. Nếu giam thật thì không biết đến bao giờ! Tân mân mê mảnh giấy ấy và cảm thấy quý nó hơn là mảnh bằng lúc Tân vừa thi đỗ lần đầu tiên trong đời. Xuống xe ở đầu cầu An Cựu Tân mới biết là mình sống và mình dại. Nhưng Tân lại nghĩ: - Có khôn mà đi xe hàng cũng chẳng chạy đâu ra tiền! Giá lúc đi, bị phục kích ngay trên đèo thì thật là uổng mạng! Ai lại lăn vào giữa đám công voa nhà binh để xin đi quá giang bao giờ. Nếu không chết tại chỗ thì cũng bị bắt cầm tù và mãn tù bên nầy để vào tù bên kia giới tuyến thì cũng chẳng thú vị gì! Tân đi bách bộ qua chiếc cầu gỗ cũa công binh mới làm lại sau khi chiến tranh. Phong cảnh xưa không có gì thay đổi lắm. Giòng sông An Cựu vẫn “nắng đục mưa trong” và im lìm như không chảy. Chợ hơi vắng vì có lẽ chỉ đông vào buổi sáng. Vài người phu xe kéo mời Tân nhưng Tân từ chối khéo, ra vẻ nhà gần và không thích đi xe. Qua khỏi khu phố ra đến đồng An Cựu, con đường dầu thẳng tắp đưa đến tận đầu thành phố Huế. Nhà cửa không mọc thêm mấy. Bên tả, đại lộ Thiên Hựu. Nhìn ngọn nắng xế chiếu lên mầu sơn vôi vàng của tòa lầu trường cũ, Tân nhớ lại những ngày đi học. Giờ nầy là giờ ra chơi buổi chiều và Tân thường thích đá banh ở sân cỏ sau trường bên cạnh đồng lúa, biết đâu bây giờ cũng có bầy trẻ khác đang nô đùa và biết đâu trong đám ấy cũng có một thằng Tân khác đang vui sống tuổi thợ Thằng Tân ấy sẽ lớn lên và một ngày nào đó cũng sẽ xách gói mãn tù về đi lang thang qua cánh đồng An Cựu nầy! Vào đến đầu thành phố cũng vẫn những công sở như xưa: bót cảnh sát trung ương, nhà ngân hàng, gara xe hơi, phố xá. Người ta qua lại có vẻ tấp nập, khác hẳn với những ngày mới hồi cư. Cầu Trường Tiền đang sửa chữa nên khách bộ hành phải qua đò ngang. Tân đang bỡ ngỡ không biết giá tiền đò bao nhiêu và trả tiền cho ai thì có tiếng gọi từ dưới sông: - Anh kia có đi không thì mau lên! Tân vừa chạy vừa sờ túi áo xem lại những đồng bạc lẻ. Tân là người cuối cùng lên con đò đã nặng trĩu. Mọi người đều đổ dồn nhìn về phía Tân. Có lẽ họ tìm thấy ở nơi Tân một vẻ gì khác thường của một tù nhân mới mãn chăng! Tân cảm thấy nóng bừng cả mặt, khó chịu và không dám nhìn lại một người nào. Đò quay mũi Tân được thấy lại bến Tòa khâm cũ. Sáu tháng trước đây Tân đã xuống bến nầy vào một buổi sáng sớm để xa Huế. Giờ đây Tân trở lại vào một buổi chiều trời còn hanh nắng. Thiên hạ có vẻ ăn diện hơm dạo nào. Cảnh tưng bừng náo nhiệt đã trở lại giữa kinh độ Tân như một kẻ lạc loài sống lại mười năm trước, giữa cái xã hội xa hoa phù phiếm. Tân cũng liếc nhìn trong đám đông xem có ai là kẻ quen thuộc nhưng không thấy. Mỗi nét mặt đều lạ đối với Tân, lãnh đạm, xa cách. Đò cập bến, Tân nhảy xuống trước và đứng lại giả vờ sửa đôi dép để cho người ta đi lên trước. Ở đầu đường có trạm cảnh sát. Hình như họ xét giấy những người bộ hành. Nhưng họ không xét tất cả mọi người. Có những bà son phấn mỹ miều, nước hoa thơm phức, áo quần sặc sỡ, có những ông diện hào nhoáng, đi qua tự nhiên. Họ lục xét những gánh gồng, những kẻ quê mùa có vẻ đa nghi từ quê vừa lên tỉnh. Tân chưa biết mình sẽ có bị xét hay không. Tân giữ bình tĩnh đi thẳng qua trạm không thèm nhìn vào. Một tiếng gọi giậ t: - Ê anh kia! Anh đội mũ xanh kia! Vào đây! Tân biết là họ gọi mình. Nhưng Tân bất bình vì cái giọng hách dịch. Đến gần trạm thì Tân nhận thấy rõ một người vận thường phục đứng cạnh ông cảnh sát. Nhìn mặt người nấy, Tân mường tượng như là đã gặp ở đâu rồi nhưng không nhớ rõ. Oâng cảnh sát hỏi: - Cho xem giấy căn cước. Tân thành thật trả lời: - Dạ tôi chưa có căn cước. Người mặc thường phục như sáng mắt ra, vẻ mặt tươi hẳn lên tiến đến gần Tân. Tân đã nhớ ra hắn. Hắn là một thằng bạn học cùng trường nhưng khác lớp. Hắn hỏi: - Anh ở bên kia về phải không? - Vâng! Hắn xây qua viên cảnh sát, nói như ra lệnh: - Vậy thì giữ lại làm thủ tục điều tra. Tân biết là hắn tưởng chớp được miếng mồi ngon, Tân định tiếp tục giả vờ xem hắn sẽ đưa đi đến đâu nhưng rồi lại tự bảo: - Hắn sẽ gởi tạm vào nhà lao nào vài tháng nữa thì phí cả thì giờ. Tân chậm rãi rút trong túi ra mảnh giấy chứng thư phóng thích và nói: - Thưa ông tôi về hơn nửa năm và thủ tục điều tra cũng đã mất hơn sáu tháng rồi! Hắn đọc kỹ giấy tờ với vẽ bực tức, tiếc rẻ và cố trì hoãn như để tìm một mưu kế gì. Viên cảnh sát nói với hắn: - Người ta đã ở tù hơn sáu tháng, còn đòi bắt nữa à? Hắn nguýt một cái và xoay về phía Tân: - Liệu mà đi xin giấy tờ đi chứ ra đường láng cháng bị bắt lại cho mà xem! Đừng tưởng ở tù ra là yên đâu. - Thưa thầy tôi mới ở Đà Nẵng được ra hôm qua và trở về đây sáng naỵ Tôi chưa về được đến nhà nên mới phải dùng giấy nầy. - Tôi biết nhà anh ở Nam Giao tại sao lại đi về hướng nầy? - Vâng nhà tôi ở Nam Giao nhưng bị Tây chiếm rồi. Tôi phải về nhà vợ tôi. Hắn lẩm bẩm như nguyền rủa ai và không thèm đáp lại lời chào của Tân. ° Tân bước vào sân nhà, e ngại. Không biết sau sáu tháng đi vắng đã có những gì thay đổi mà cảnh trí đến nổi tiêu điều hoang vắng quá! Tân không dám lên tiếng và chỉ mong trông thấy bóng dáng một ai quen thuộc để xác định cho chắc chắn là nhà mình. Cái địa chỉ của cha Hường cho Tân biết khi Tân ghé lại nhà hỏi tin tức, tuy rõ ràng nhưng Tân vẫn không tin là đúng. Từ lúc thuê nhà nầy thì Tân đã bị bắt rồi và cũng không ai cho biết cả. Tiếng mõ đều đều ở nhà ngang vọng lại đánh nhịp cho câu kinh công phu chiều của bà Aùn làm cho Tân hơi vững tâm một chút. Tân bảo thầm: - Tội nghiệp cho mẹ! chắc chiều nào cũng không quên cầu cho mình chóng được tha! Tân vào đến mái hiên mà vẫn không thấy một bóng ai trong nhà. Bước thẳng vào phòng khách, đi ra cửa sau xuống nhà bếp, con chó Vàng nằm ở sân sau mới lên tiếng sủa. Hường đang lấy áo quần phơi ở cuối vườn bỏ chạy ra giữ chó. Tân mừng rỡ ôm chầm lấy Hường: - Em ơi! - Anh!... Anh về hồi nào? - Hôm qua. - Em không ngờ anh về! Sao anh không báo trước? - Để cho em ngạc nhiên mới thú vị. Báo trước làm gì. Tân hỏi thăm qua loa tin tức ở nhà. Còn Hường thì vui mừng quá sức tưởng chừng vừa chết đi sống lại. Bà Án nghe chó sủa và tiếng ồn ào ở nhà trên cũng thu dọn sớm. Tân chạy đến cầm tay mẹ. Bà Án cười trong nước mắt bảo Hường: - Con đi mời cha con về. Cha con qua chơi bên bác Phủ. Và quay lại phía Tân: - Tội nghiệp! Cha con trông con lắm đó! Con được tha hôm nào? - Hôm qua mẹ ạ! Con về sáng nay theo đoàn xe nhà binh. - Thôi con hãy vào nhà rửa mặt thay quần áo cho mát mẻ. Bà Án vừa nói vừa đi đến bàn Phật hạ những quả cam, mận, chuối để mời Tân. Ông Án tất tả chạy về nhà lên tiếng: - Thằng Tân đâu nào? Tân mừng rỡ bước đến chào chạ Ông Án vò đầu con mình tưởng chừng như sống lui hai mươi năm đứng trước con vừa lên bảy. Ông hỏi: - Lúc con bị đưa vào trong ấy có khổ lắm không? - Dạ có đỡ hơn ở Lao Thừa Phủ một chút nhưng sống trong tù thì chẳng có chỗ nào là khỏi khổ. - Ngày Ba về nhà, mấy ông bạn có lui tới hỏi thăm. Ba có gặp lão chánh Mật thám. Lão ta tỏ ý ngạc nhiên vì chờ đợi Ba chạy xin cho con nhưng thấy Ba không nói gì cả. Hôm trước đây gặp lại lão ta hỏi: “Theo ý ông thì con ông bị bắt như thế đã đủ đền tội chưa? Ba trả lời: “ Đối với một người cha thì đứa con bao giờ cũng vô tội và giam một ngày cũng đã quá đáng rồi. Tùy ông muốn tha thì nó nhờ, không thì thôi”. Ba không muốn năn nỉ con ạ! - Thảo nào thứ năm tuần trước ông ta vào tìm con trong nhà lao đễ hỏi thăm. - Chắc là lại muốn đưa ra một mưu mẹo gì đây. Lần trước họ đã mời Ba ra làm việc lại mà Ba không nhận. Ba biết nếu Ba chịu ra làm việc từ lúc ấy thì con đâu đến nỗi cực. Nhưng Ba chắc con cũng không đổi cái sung sướng của con bằng cái khổ tâm nhọc trí của Ba. - Lắm lúc con thấy con đang còn yếu hèn lắm và con lại ân hận! Tân nhìn mình trong gương và cứ thấy hai má càng ngày càng phúng phính, trắng bũng, bệnh hoạn. Suốt ngày không ra được khỏi nhà vì ông Aùn không đồng ý, những hễ sờ đến quyển sách chưa đọc hết một trang là mắt đã lim dim buồn ngủ. Tân ngủ không biết chán mà vẫn luôn luôn thấy thèm ngủ. Lắm lúc Tân tự thấy mình sống như một con vật, chỉ biết ăn và ngủ, không có một sinh hoạt gì hữu ích cho gia đình hay xã hội. Tân bàn với Hường: - Anh phải kiếm một việc gì làm để sống chứ cứ kéo dài cuộc đời ở không thế này thì chẳng khác gì ở tù! - Ba me chưa bằng lòng cho anh đi làm vì sợ thời cuộc chưa ngã ngũ ra sao và anh bị liên lụy nữa thì khổ. Anh không thể ở nhà một ít lâu nữa sao? - Không thể ở thêm một ngày nào nữa. Tân có hỏi ý kiến ông Án nhiều bận. Ban đầu ông ngăn cấm nhưng dần dần chỉ ngần ngại và dặn: - Ừ thì con muốn kiếm việc làm cũng được. Nhưng mà phải thận trọng trong lúc giao du với bạn bè đó! Tân làm đơn xin Hội đồng Chấp chánh cho mở một lớp Tư Thục Sinh ngữ. Một tuần sau đơn đưa lên đến ông Phó Chủ tịch và sau khi được vào trình diện Tân bị từ chối khéo. - Xét khả năng thì anh đủ sức dạy song còn lý lịch hạnh kiểm nữa. Anh phải có đủ điều kiện đó mới mở lớp được. Bây giờ chính phủ có nhiệm vụ bảo đảm quyền lợi cho dân. Việc đi dạy là một việc quan trọng. Giáo sư không đủ điều kiện thì có thể làm hại dân chúng. Tân rút hồ sơ ra đi lang thang một dạo, vì dư biết rằng lý lịch hạnh kiểm của một thằng mới ở tù ra thì đen thui như tối ba mươi. Tân không dám nói sự thật lý do bị từ chối cho Hường biết vì sợ đàn bà dễ buồn và thất vọng. Một vài người bạn cũ lớp Tiền Tuyến tìm đến thăm Tân và đề cử Tân dạy môn vũ khí cho Trung Tâm huấn luyện Binh sĩ của Hội đồng mới thành lập. Tân cười thầm trong bụng: - Dạy sinh ngữ mà còn lo sợ đầu độc dân trí, thì dạy vũ khí ai mà tin mình được. Nhưng Tân cũng nhắm mắt để cho bạn bè tiến cử xem đi được đến đâu. Những giờ huấn luyện tại đồn lính khố vàng cũ trong thành nội làm cho Tân nhớ đến thời kỳ sinh hoạt ở trường Tiền Tuyến, những buổi chiều học súng, phải xếp hàng đi vào đây để mượn súng Mousqueton của lính nhà vuạ Học xong phải trả súng lại và trở về trại cầm súng gỗ. Giờ nầy Tân lại nghiễm nhiên được làm Huấn luyện viên vũ khí. Bạn bè của Tân tin tưởng rằng Tân thừa sức để dạy môn này vì Tân đã trải qua một thời kỳ kinh nghiệm ởû các xưởng sữa chữa vũ khí. Nhưng hai mươi tám ngày sau khi nhận chức chưa được lãnh trọn tháng lương đầu tiên thì Tân nhận được giấy mời ra khỏi trường và lý do “thừa người “. Tân cầm mảnh giấy, nhìn kỹ chữ ký của ông “Giám đốc Huấn luyện Binh sĩ cuộc” là một người bạn tản cư ở đồn điền ông Aám và thở ra chán nản: - Biết trước thế nào cũng phải bị đuổi, nhưng không ngờ đuổi vào một giờ như thế này. Đi dọc theo con đường ra cửa Hiển Nhơn, Tân nhìn lại một lần cuối những Trung đội đang tập súng trên sân cỏ. Tân cảm thấy ray rức vì ngọn nắng khắt khe xoi bói của mặt trời chiều. Tân tưởng như sau lưng mình có bóng người đang theo dõi và chung quanh mình là cả một tấm lưới dày bao phủ. Đoạn đường đời trước mặt không có lấy một vì sao nào chiếu để hướng dẫn đến một tương lai sáng lạn. Hường hỏi: - Sao hôm nay anh về sớm vậy? Anh bị gió phải không, sao mà xanh thế? Tân không chuẩn bị câu trả lời nên có vẻ lúng túng: - Không! anh không sao cả. Có lẽ say nắng một tí. À anh không đi làm nữa em ạ! Hường lộ một nét buồn đột ngột. Tân an ủi: - Nhưng lo gì! Mình sẽ kiếm việc khác. Không làm việc nhà nước thì ta kiếm việc riêng vậy. - Em chỉ lo thất nghiệp mãi không đủ tiền nuôi con thì khốn! - Em trù tháng nào sanh? - Tháng tự Mà hôm nay gần hết tháng giêng rồi. - Oái! Trời sinh vui trời sinh cỏ lo gì! Tân tự dối lòng để an ủi vợ, nhưng kỳ thật Tân cảm thấy lo hơn lúc nào hết, bởi vì Tân sắp có thêm một trách nhiệm nặng nề ngày giờ nào Hường sinh đẻ. Tân đếm từng giờ phút để chờ đợi cái giấy phép cho mở một tiệm sửa chữa Cơ khí Tổng quát. Lúc đầu Tân định xin mở tiệm sửa máy móc xe cộ. Về sau găïp ông bạn góp phần một cái máy tiện khá tốt cho nên mới nảy ra ý định chế tác các bộ phận cơ khí. Tân xây đắp một cái mộng khá to tát, đi từ một xưởng Cơ khí bình dân nhỏ bé đến một Cơ xưởng rộng lớn có hàng trăm thợ với hàng chục chiếc máy khoan bào, tiện, phay, xoáy. Tân tưởng tượng đến một quy chế cho đám thợ của cơ xưởng mình, có cư xá riêng, trường học và nhà thương riêng. Xưởng sẽ cho con em của thợ vào tập sự để bảo đảm tương lai của họ và trau dồi nghề nghiệp để tiến thân. Hàng năm sẽ có những cuộc vui cho con em của công nhân, những ngày lễ riêng của cơ xưởng để phát thưởng cho những người thợ xuất sắc. Tân mơ ước quá xa xôi và trong đầu óc còn mường tượng bức ảnh đám công nhân hãng Saint Etienne trong giờ tan sở, bức ảnh Tân đã được xem ở trang bìa lưng của quyển sách quảng cáo Cơ xưởng Saint Etienne. Người phát thư đưa đến một phong thư bảo đảm cho Tân. Ở góc phong bì có dấu của Tỉnh đường Thừa Thiên. Tân hồi hộp mở ra và sau khi đọc qua hàng chữ rất vắn tắt, bao nhiêu mộng ước đều tan theo mây khói. Tỉnh đường không chấp thuận cho phép Tân mở cơ xưởng. Tân nghĩ: -Sao mình lại ngu xuẩn đến thế! Nội cái tên Tân của mình đi đến đâu là xã hội ghê sợ đến đấy rồi. Qúy hồ được sống yên thân là may, còn đòi hoạt động gì nữa! Tân trao cho vợ xem lá thư từ chối của Tỉnh đường và sẵn sàng câu an ủi: - Không làm chủ được, không làm công chức được thì mình sẽ xin làm công của hãng tư vậy. Không làm thầy được thì anh sẽ xin làm thợ, xem thử còn ai cấm anh chăng! Tân nhìn Hường ngồi im lặng và nói tiếp: - Nếu xã hội có nhiều kẻ bất mãn là cũng tại vì những chế độ yếu hèn như thế này. Mình đã thành thật trở về tìm chính nghĩa mà không ai hiểu mình. Đời xưa còn bỏ nước nầy đi sang nước khác được, bây giờ thì biết đi đâu! Cái đơn xin phép mở xưởng Cơ khí của Tân bị từ chối thì cũng lá đơn ấy khi đổi tên Nhung lại được chấp thuận dễ dàng mau chóng. Tân ngạc nhiên vì Nhung cũng bị bắt như Tân nhưng sao lại không có sổ đen. Hường góp ý kiến: - Anh bị sổ đen thui còn các anh khác chỉ bị den xám thôi! - Em có ân hận đã lấy phải một người chồng sổ đen thui không? - Nếu em ân hận thì giờ này em đâu còn ở bên anh! Tân đóng vai đốc công giúp việc trong xưởng của Nhung nhưng trên thực tế thì Nhung giúp việc Tân và chỉ để cái tên ở thẻ môn bài mà thôi. Dù muốn dù không ông bà Án cũng phải để cho Tân ra ở riêng tại xưởng để dễ coi sóc công việc. Những ngày đầu dọn ra ở riêng là cả một sự cực khổ cho Tân và Hường. Phần thì công việc chưa có, chỉ thấy tiền chi ra cho các khoản lặt vặt trong xưởng, phần thì lo mua sắm đồ dùng trong nhà. Túi tiền của gia đình gần cạn mà chưa thấy thu lợi tức. Thỉnh thoảng Bình lại thăm để đem tin tức nhà và bới cho vợ chồng Tân những lon gạo đã lấy ở nhà của mẹ. Cứ thế gia đình Tân cũng có thể cầm cự qua ngày cho đến khi guồng máy bắt đầu chạy. Ở xưởng tuy chật hẹp nhưng không khí tự do hơn ở trong gia đình. Tân cảm thấy đời sống thay đổi vì có một trách nhiệm và công việc làm hằng ngày. Hường nghĩ ra việc nấu cơm tháng cho anh em thợ để bù đắp cho đỡ vào ngân quỹ gia đình. Những bữa cơm bình dân tuy không cao lương mỹ vị, nhưng người thợ thuyền lao động, ăn một cách ngon lành sốt dẻo, lại điểm thêm những câu chuyện vui, những chuổi cười dòn làm cho Hường thấy sung sướng lây trong cảnh sống đại gia đình ấy. Bữa tiệc đầu tiên trong đời vợ chồng Tân từ khi ra làm ăn riêng là hôm cúng đầy tháng cho đứa con trai đầu lòng. Tân mời tất cả cơ xưởng và anh em bà con đến uống ăn mừng. Tân sung sướng vì đứa con đầu lòng, mặc dầu đã sinh ra trong lúc hàn vi cực khổ mà vẫn mạnh khỏe béo tốt. Tân hãnh diện vì trong tờ giấy khai sinh dã điền vào khoản “nghề nghiệp của cha“ hai chữ “thợ điện“ không hổ thẹn với lương tâm. Tân bảo với Hường: - Từ khi còn đi học anh đã yêu cái màu xanh của bộ áo quần công nhân. Hôm nay anh mãn nguyện vì đứa con đầu lòng của chúng ta đã ra đời trong không khí một cơ xưởng. Cha nó không phải là Bác sĩ, kỹ sư, ông Tham, ông Phán nhưng là một ông thợ điện, ý em thế nào? - Em không có ý gì cả. Miễn ông thợ điện ấy là của em mãi mãi. Thằng bé con tạt ngang vào cửa xưởng, trông thấy Tân hắn hỏi bằng một giọng rụt re ø: - Xin ãi ông có phải là ông Tân không? - Phải, em hỏi gì? Hắn móc túi áo một phong bì nhàu nát và mở ra xem lại cẩn thận trước khi đưa cho Tân. Hắn dặn: - Thứ ba em trở lại. Tân mời hắn uống nước nhưng hắn từ chối: - Bây giờ em còn phải đi nhiều chỗ khác nữa. À! Thưa ông có anh Linh ở nhà không? - Đây không có ai tên Linh cả. Hay là em muốn hỏi anh Nhung. - Dạ không! Anh Linh tuần trước lên trên chúng em, có bảo là ở xưởng này cơ mà! Tân hơi thắc mắc hỏi lại thằng bé: - Anh Linh nói giọng Quảng phải không? - Dạ phải. Hôm ấy cả hai anh Linh và Thắng đều lên trên ấy vui quá. - Nhà em ở đâu có xa không? - Dạ em ở trên khu cợ Cũng không xa lắm! Hắn chào Tân và thoăn thoắt bước ra nhanh nhẩu. Tân mân mê phong bì chẳng thấy đề một chữ gì ngoài cái hình vẽ chiếc mũ dạ. Ngạc nhiên cho cái dấu hiệu dị thường ấy, Tân bóc ra đọc vội vã: “Tân ơi! “ Chắc mầy ngạc nhiên khi đọc thư nầy lắm. Tuần trước bọn Thu, Nhung lên chơi tao mới biết chỗ mầy ở. Hôm nay có thư cho mầy bắt liên lạc lại. Hiện nay tao đang ở khụ Cần xin mầy ít thuốc để hút. Mầy cũng biết là tao chỉ thích thuốc “ba con năm “ thôi nên ở đây làm sao có. Có sách báo ngoại quốc gởi cho tao một ít.. Long Tân cố đọc cho được những chữ cuối cùng bị bôi bỏ nhưng không tài nào đọc hết. Có những chữ B.U. Ô và sau đó là nét bút mực gạch qua lại rất dày. Đưa lên ánh sáng cũng không trông thấy gì cả. Tân đoán chừng có lẽ là chữ Buồn và tâm trạng của người viết thư là than thở nổi buồn nhưng rồi lại cố che dấu ý nghĩ mình. Tân vò nát bức thư nhìn quanh mình với vẻ ái ngại. Ngoài đường không còn ai qua lại gần đó nhưng Tân cũng lo sợ tưởng rằng hành vi ám muội của mình đã có người theo dõi. Tân nhớ đến Long thằng bạn cũ học cùng trường với vẻ thư sinh mặt trắng, môi đỏ, tóc quăn như tây lai. Lúc nhỏ đi học hắn sống sung sướng hơn các bạn bè cùng lớp. Chắc ngày giờ nầy hắn chịu cực khổ không nổi ở chiến khu nên mới xin tiếp tế những thứ xa xí phẩm đó. Tân phân vân vô cùng. Suy nghĩ kỹ thì Tân không tiếc gì một vài hộp thuốc hay sách vở cho bạn, nhưng Tân lo ngại một khi liên lạc được thì sẽ bị tiếp tục mãi và hễ “năng cầm dao có ngày đứt tay”. Tình cờ trong một giây phút Tân lại biết được hành vi bí mật của Nhung và Thụ Tân gật đầu lẩm bẩm: - Thảo nào mà lâu lâu lại thấy thằng Thu đến to to nhỏ nhỏ. Vừa rồi Nhung lại xin nghỉ cả tuần nói dối là về quê hỏi vợ. Phản ứng đầu tiên là giận. Tân cảm thấy sự che dấu của Nhung một khi đã làm cùng với nhau và ở chung một nhà, có một điểm gì không thành thật. Rồi Tân tự bảo: - Nhưng hắn làm thế là phải vì biết tâm địa người ta thế nào mà tin. Tân nghĩ rằng dù sao Nhung cũng có tự do của hắn trong tư tưởng và hành động. Tự nhiên Tân cảm thấy muốn gặp được Long. - Phải rồi! Có lẽ gặp Long mình sẽ sáng tỏ được phần nào những điều đang thắc mắc. Tại làm sao những thằng bạn tính tình quan liêu trưởng giả như Long mà lại chịu được cuộc sống ở khụ Chắc hẳn phải có yếu tố gì thúc đẩy hay thu hút. Tân muốn tỏ bày tâm sự của mình cho Long rõ để tìm một lối thoát. Tân bực tức và chán nản vì sự ghét bỏ của nhà cầm quyền ở thành đối với những kẻ đã trở về như Tân. Tân nóng lòng muốn biết những sự thật ở bên kia biên giới. Tân lại thấy thêm một lý do nữa: - Nếu biết được những nỗi khổ của bạn và có cách gì giúp đỡ thì Tân sẽ không phải là vô ích. Lòng thương hại lắng chìm từ lâu bỗng nhiên dâng trào bồng bột. Tân quên tất cả những sự căm tức của thời xưa để nuôi dưỡng lấy sự giận hờn cái thời đại mà Tân đang sống. Tân cương quyết đi mua cho Long rất nhiều thuốc men, sách báo và viết thư hứa hẹn một sự giúp đỡ tích cực bất cứ về phương diện gì. Tân mạnh dạn tự bảo: - Việc làm của ta chỉ vì tình bạn cao cả mà thôi!