Tôi muốn dành những trang cuối của cuốn sách nhỏ này để nói lên những suy nghĩ của mình về thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975 lịch sử, thắng lợi của hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc. Thắng lợi mùa Xuân năm 1975 là thiên anh hùng ca vĩ đại nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, xét về cả bề rộng, chiều sâu, tầm cao và sức nặng. Âm vang của nó đã vượt qua mọi không gian và sẽ tồn tại mãi với thời gian. Nó chứng minh một cách hùng hồn lòng yêu nước, chí quật cường, óc thông minh và tài thao lược của dân tộc Việt Nam ta trong sự nghiệp đấu tranh cứu nước. Sau 10 năm, nhìn lại càng thấy thắng lợi của quân và dân ta trong mùa Xuân năm 1975 như một viên ngọc quý, càng mài càng sáng. Với chiến công thắng Mỹ, thế hệ chúng ta ngày nay không những đã kế tục một cách xuất sắc sứ mệnh thiêng liêng chiến thắng giặc ngoại xâm của ông cha ta thuở trước, mà còn hoàn thành triệt để cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng nhân dân lao động trên cả nước ta. Thắng lợi đó mở đường cho công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, một chế độ xã hội tốt đẹp nhất, tiên tiến nhất trong lịch sử dân tộc và cả trong lịch sử loài người. Nếu bằng thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã đổi đời lần thứ nhất, từ người nô lệ thành người tự do thì ba mươi năm sau, với đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhân dân ta lại đổi đời lần thứ hai, từ người dân một đất nước chia đôi, núi sông ngăn cách, thành người chủ tập thể của cả giang sơn một dải, Nam Bắc một nhà. Thắng lợi mùa Xuân năm 1975 là một bước phát triển nhảy vọt vĩ đại chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Nó kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đầy hy sinh gian khổ đã kéo dài hàng trăm năm, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của dân tộc ta trong Mùa Xuân 1975 đã từng làm nức lòng hàng triệu người trên thế giới. Báo chí thế giới ngày ấy từng mô tả: Khi lá cờ cách mạng Việt Nam tung bay trên "dinh Độc Lập" ở Sài Gòn, chính là lúc "cơn bão lửa" chiến tranh 20 năm trên hành tinh chúng ta vừa tắt, cũng chính là lúc một làn gió trong lành lan nhanh, lan xa khắp bốn biển, năm châu, đến với từng người, từng nhà. Từ đất nước Triệu Voi, Chùa Tháp láng giềng, gần gũi, đến hòn đảo Cuba anh hùng, chiến trường Ni-ca-ra-goa rực lửa, ở châu Mỹ La-tinh cách nửa vòng trái đất, đến đất nước Ăng-gô-la, Mô-dăm- bích ở châu Phi xa xôi; từ tất cả các nước anh em bầu bạn đến mọi người vùng của các nước trong thế giới phương Tây, hàng triệu người dân bồi hồi, xúc động trước "sự kiện kỳ diệu của một dân tộc kỳ diệu", hân hoan chia sẽ niềm vui toàn thắng của Việt Nam, coi thắng lợi đó như của cả loài người tiến bộ và như của chính mình. Đồng chí Phi-đen Ca-xtơ-rô khẳng định: "Thắng lợi của Việt Nam là một trong những sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử cận đại, sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, sau chiến thắng chủ nghĩa phát xít". Thắng lợi mùa Xuân năm 1975 là một thực tế hùng hồn phủ định "tính bất khả chiến thắng của đế quốc Mỹ", chôn vùi cái huyền thoại về "Sức mạnh vô địch của không lực Hoa Kỳ", đồng thời cũng là lời kết luận cuối cùng cuộc tranh cãi dai dẳng nhiều năm ở nhiều nước trên thế giđi chung quanh vấn đề "Ai sẽ thắng, ai sẽ thua ở Việt Nam?". Tôi còn nhớ, hồi đó trong bài Việt Nam, nhà thơ Đức Clao Bu-phê viết: "Sau những phát súng cuối cùng, Lũ chuột cống đã tìm đường tháo chạy, Sài Gòn lại trở về, Mảnh lưới thù bốc cháy, Một khoảng không gian rộng mở đến khôn cùng Trước nhân dân rất đỗi anh hùng! … Việt Nam, trong âm vang, đã và đang lớn hơn tầm một đất nước. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng là thắng lợi chưng của cách mạng thế giới. Ba dòng thác cách mạng của thời đại luôn luôn là nguồn cổ vũ và tiếp sức lớn lao đối với cách mạng Việt Nam; thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã góp phần làm mạnh thêm và thúc đẩy ba dòng thác cách mạng của thời đại. Trước các dân tộc trên hành tinh này, nhân dân Việt Nam nhận rõ sứ mệnh thiêng liêng của mình trong cuộc đụng đầu lịch sử với tên đế quốc đầu sỏ; phong trào cách mạng thế giới cũng dành bao tâm trí và sức lực, góp phần đánh quy kẻ thù số 1 của cả loài người ngay trên tuyến đầu Việt Nam. Nếu trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô đã cứu nhân loại khỏi hoạ phát xít thì ngày nay, với chiến thắng lịch sử của mình Việt Nam đã cống hiến cho các dân tộc trên thế giới một kinh nghiệm thực tế về quyết tâm chiến đấu và khả năng chiến thắng đế quốc Mỹ, tên đế quốc hung hãn nhất của thời đại. Nói đến tầm vóc thắng lợi của dân tộc Việt Nam cũng tức là nói đến tầm cỡ "thất bại chưa từng có trong lịch sử 200 năm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ", thất bại của một tên đế quốc đầu sỏ từng giày xéo lên non sông đất nước của bao dân tộc. Năm đời tổng thống Mỹ nối tiếp nhau điên cuồng tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam với biết bao hy vọng lớn lao. Nhưng với 6 - 7 triệu lượt binh sĩ Mỹ và một đội quân tay sai đông hơn một triệu tên, với hàng chục triệu tấn bom đạn và hàng trăm tỷ đô-la(1), với cả những bộ óc từng được coi là "thông minh nhất" trong Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, chúng dồn các sư đoàn mạnh và binh khí kỹ thuật ra vòng ngoài hòng ngăn chặn và đẩy lui các mũi tiến công của ta. Lực lượng dù và biệt động quân ở tuyến ngoại vi Sài Gòn còn yếu vì đã bị tổn thất nặng, tổ chức xộc xệch, binh lực phân tán để đối phó trên nhiều hướng, dễ bị cô lập, bao vây, chia cắt. Nhìn vào thế chung, địch đang trong quá trình bị thiệt hại nặng, tan rã lớn, tinh thần và sức chiến đấu đã bị sa sút nghiêm trọng. Nhưng trên chiến trường Nam Bộ và riêng trên mặt trận Sài Gòn - Gia Định, hai quân đoàn 2 và 4 nguỵ chưa bị đánh đau nên chưa bị hỗn loạn, tan rã. Cần dự kiến chúng còn có khả năng ngoan cố chống cự hòng kéo dài đến mùa mưa. Về phía ta, trước hết anh Khánh giới thiệu tóm tắt đội hình các binh đoàn chủ lực đã triển khai trên các hướng. Trên hướng tây-bắc, hướng tiến công chủ yếu, từ ngày 25, Quân đoàn 3 đã chuyển các sư đoàn và binh khí kỹ thuật sang phía tây sông Sài Gòn. Trên hướng bắc, Quân đoàn 1 đã triển khai xong lực lượng ở nam Sông Bé. Trên hướng đông, từ trưa ngày 26, Quân đoàn 2 đã hoàn thành chiếm lĩnh trận địa. Quân đoàn 4, sau khi giải phóng Xuân Lộc, đã khẩn trương triển khai đội hình chiến đấu ở nam, bắc đường số 1. Ở hướng tây và tây- nam, mặc dù gặp khó khăn trong việc đưa lực lượng vào vị trí tập kết, Đoàn 232 (được tăng cường sư đoàn 9, trung đoàn độc lập 16 của Miền và được sư đoàn 6 của Quân Khu 7 phối thuộc), đã đưa các đơn vị vào khu vực tập kết. Tiếp đó, anh Khánh đi sâu giới thiệu các đơn vị chủ lực tại chỗ tham gia chiến dịch. Trong thế chung của cuộc tiến công chiến lược, tù đầu tháng 4, Bộ tư lệnh B2 đã điều chỉnh bố trí theo yêu cầu tác chiến tạo thế trước mắt và theo phương án tiến công vào Sài Gòn. Về tác chiến tạo thế ở phía nam và tây-nam, chủ lực của Miền và của Quân khu 8 đã áp sát đường 4 và các huyện ven đô ; ở phía bắc và tây-bắc, ta đã áp sát Tân Uyên, Gò Dầu, Củ Chi; ở phía đông, áp sát Trảng Bom, Hố Nai và căn cứ Nước Trong. Các lực lượng đặc công, biệt động và lực lượng thành đội Sài Gòn đã đứng sẵn ở ven đô, áp sát các mục tiêu được phân công. Đó là 6 đoàn đặc công (tương đương 6 trung đoàn), từ trước vẫn bám vững địa bàn vùng ven và liên tục hoạt động trong vùng sau lưng địch; là 4 tiểu đoàn và nhiều đội biệt động ở ngoại thành, 60 tổ hoạt động ở nội thành; ngoài ra còn khoảng 300 quần chúng vũ trang và lực lượng quần chúng đông đảo do các đội biệt động tổ chức và chỉ huy; là các đại đội tiểu đoàn tập trung của thành đội và hai trung đoàn 1 và 2 Gia Định, bố trí ở tây và tây-bắc thành phố; là các đơn vị lực lượ ng vũ trang các tỉnh miền Đông Nam Bộ đang bám sát và tiến công, bao vây địch trên các địa bàn chung quanh Sài Gòn, sẵn sàrtg phối hợp với chủ lực để giải phóng địa phương mình. Hàng trăm cán bộ, kể cả cán bộ quận, thành và hàng trăm đội viên vũ trang đã vào đứng chân ở các lõm chính trị để cùng với các tổ chức Đảng chỉ đạo hướng dẫn Đoàn thanh niên và các đoàn thể khác, chuẩn bị cho quần chúng vùng ven và nội đô nổi dậy phối hợp khi chủ lực tiến công. Thế đứng của lực lượng vũ trang tại chỗ của ta ở Sài Gòn và vùng chung quanh là thế bao vây, cô lập Sài Gòn chia cắt lực lượng địch ở bên trong với bên ngoài, sẵn sàng cùng với các binh đoàn cơ động thọc vào nội đô. Thế đứng đó có được là do thế chung của cuộc tổng tiến công chiến lược tạo nên. Thế đứng đó của lực lượng vũ trang cũng chính là chỗ dựa cho quần chúng sẵn sàng nổi dậy. Tóm lại, lực lượng ta ở vào thế áp đảo địch. Ta vừa có các quân đoàn chủ lực mạnh, sung sức (so sánh: địch 1, ta 3), vừa có lực lượng tại chỗ dồi dào, đều khắp, bố trí áp sát địch từ nội đô ra tuyến ngoài. Lực lượng lãnh đạo ở cơ sở và lực lượng chính trị quần chúng đều đã sẵn sàng. Bộ tư lệnh chiến dịch đã cân nhắc và chọn 5 mục tiêu quan trọng nhất mà ta phải nhanh chóng đánh chiếm bằng được: sân bay Tân Sơn Nhất là căn cứ không quân lớn nhất cuối cùng của nguỵ, là đầu mối giao thông đường không cuối cùng giữa Sài Gòn với bên ngoài; bốn mục tiêu khác trong thành phố (bộ Tổng Tham mưu nguỵ, dinh tổng thống, biệt khu thủ đô, tổng nha cảnh sát) đều là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của bộ máy chiến tranh, là những cái "huyệt" hiểm yếu nhất trong cơ thể đã suy nhược cao độ của chế độ tay sai ở Sài Gòn. Mất 5 vị trí đó quân nguỵ sẽ như rắn mất đầu, toàn bộ hệ thống phòng ngự và bộ máy kìm kẹp của chúng sẽ tan rã. Quần chúng sẽ nổi dậy phối hợp với chủ lực. Chiến dịch sẽ kết thúc nhanh chóng với thắng lợi trọn vẹn. Về cách đánh, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương: Trước hết hình thành thế bao vây, cô lập triệt để bọn địch trong thành phố Sài Gòn và vùng chung quanh, cả về đường bộ, đường không và đường thuỷ. Sau đó, trên từng hướng, sử dụng lực lượng thích hợp, đủ sức bao vây, chia cắt, tiêu diệt địch bên ngoài, đồng thời sử dụng một bộ phận quan trọng lực lượng hình thành những mũi đột kích mạnh của binh chủng hợp thành, thọc sâu, đánh thẳng vào trung tâm thành phố, đánh chiếm ngay 5 mục tiêu đã được xác định. Từ đó toả ra phối hợp với các đơn vị đặc công, biệt động, các lực lượng an ninh chính trị, tự vệ thành phố và quần chúng nổi dậy, đánh chiếm tất cả các mục tiêu quân sự, chính trị kinh tế trong thành phố. Phối hợp với các mũi đột kích của chủ lực, bộ đội đặc công, biệt động và lực lượng vũ trang tại chỗ sẽ đánh chiếm và làm chủ các cấu tham gia khống chế sân bay và các trận địa pháo địch, cùng quần chúng nổi dậy đánh chiếm các mục tiêu đã được phân công, giữ vững các lõm chính trị trên đường tiến quân của chủ lực. Bị ta phối hợp trong ngoài cùng đánh, cả bằng tiến công và nổi dậy, dịch sẽ không thể ngăn chặn và làm chậm bước tiến của ta ở vòng ngoài, không kịp phá các cầu lớn trên sông Đồng Nai và sông Sài Gòn trên hướng đông và các cầu trên các hướng khác. Chúng cũng không thể co cụm về giữ các mục tiêu, các nhà cao tầng và các khu phố đông dân để cùng lực lượng của chúng trong thành phố kéo dài chống cự với ta. Chiến dịch sẽ kết thúc nhanh và ta sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất về tính mạng và tài sản của nhân dân trong thành phố. Buổi chiều, hội nghị nghe đồng chí đại biểu Tổng cục Chính trị trình bày kế hoạch công tác chính trị trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng này, công tác chính trị có vai trò quan trọng đặc biệt. Lần đấu tiên, nửa triệu quân ta tham gia chiến dịch, tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, tiến công vào một thành phố lớn nhất ở miền Nam, sào huyệt cuối cùng của địch. Công tác chính trị phải làm cho toàn quân quán triệt sâu sắc quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị là tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch, giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, trên cơ sở đó mà xây dựng cho toàn quân một ý chí quyết chiến quyết thắng, một tinh thần đoàn kết nhất trí cao độ. Bộ tư lệnh chiến dịch đã ra bản chỉ thị về công tác chính trị. Bản chỉ thị đã được phổ biến xuống từng cánh quân, nói rõ ý nghĩa chiến dịch quyết chiến chiến lược cuối cùng, những nhân tố thắng lợi của chiến dịch mang tên Bác, nhằm động viên trách nhiệm và lòng tin tưởng của cán bộ và bộ đội, xây dựng quyết tâm thỉ đua giành thắng lợi lớn nhất, nhanh nhất, giáo dục tinh thần đoàn kết hiệp đồng giữa các đơn vị, các quân chủng, binh chủng, giữa chủ lực và địa phương, giữa các lực lượng vũ trang với đảng bộ và chính quyền địa phương, giữa bộ đội và nhân dân. Bản chỉ thị nêu rõ yêu cầu khắc phục mọi biểu hiện do dự, chần chừ, ỷ lại hoả lực, ỷ lại vào đơn vị bạn cũng như biểu hiện chủ quan, đơn giản, dẫn đến những tổn thất đáng tiếc và mọi biểu hiện cục bộ địa phương, thiếu khiêm tốn, tranh công đổ lỗi. Chỉ thị cũng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm chấp hành tốt kỷ luật chiến trường và các chính sách, nhất là chính sách chiến lợi phẩm, chính sách thương binh, từ sĩ, chính sách tù hàng binh. Cuối cùng, đồng chí đại biểu Tổng cục Chính trị đọc lời động viên của Quân uỷ Miền đối với bộ đội, ghi ở cuối bản chỉ thị công tác chính trị. "Chúng ta phải mang lá cờ Quyết chiến quyết thắng của Bác cắm lên thành phố quang vinh mang tên Bác, lấy thành tích chào mừng kỷ niệm lần thứ 85 ngày sinh của Người". Được biết, kèm theo bản chỉ thị công tác chính trị, cơ quan tuyên huấn mặt trận còn cho phát hành rộng rãi "7 lời dạy của Bác Hồ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968"(1) và lời dạy của Người năm 1954 khi bộ đội vào tiếp quản các thành phố ở miền Bắc. Tiếp đến là báo cáo về công tác chuẩn bị bảo đảm vật chất kỹ thuật cho chiến dịch. Các đồng chí đại biểu Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kỹ thuật cho biết: Điểm nổi lên là ngay trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, ta đã phát huy sức mạnh của cả ba nguồn bảo đảm: chi viện của hậu phương lớn miền Bắc, hậu cần tại chỗ và tận dụng chiến lợi phẩm. Với hai trục đường vận chuyển chiến lược Đông và Tây Trường Sơn được củng cố và mở rộng, bảo đảm vận chuyển bằng xe cơ giới với tốc độ nhanh, với đường ống dẫn dầu đã kéo dài thêm về phía nam, với việc khôi phục và sử dụng các đường 14 và đường 1, với lực lượng và phương tiện vận tải tăng cường cho các binh đoàn xe thuộc Bộ tư lệnh 559, với việc tận dụng đường biển và đường không, chỉ trong một thời gian ngắn, 10 vạn tấn hàng đã từ hậu phương lớn được đưa cấp tốc vào chiến trường. Hậu cần Miền, sau khi được tăng cường về lực lượng, tổ chức và phương tiện, đã mở thêm hành lang về các hướng (hướng đông: Long Khánh, Bà Rịa; hướng tây: Bến Cầu, Kiến Tường, bắc lộ 4). Quá trình tiếp nhận chi viện của hậu phương lớn và huy động lực lượng tại chỗ cũng là quá trình hình thành hệ thống kho tàng trên các hướng cơ động. Cán bộ và chiến sĩ hậu cần Miền đã mưu trí "lót ổ" hàng ngàn tấn lương thực, đạn dược, rải ra trong các lõm du kích trên các địa bàn cơ động theo hướng tiến vào Sài Gòn. Thuốc nổ, súng đạn đã được cất giấu ở các vùng ven đô, sát các sân bay, bến cảng, kho tàng của địch và cả ở ngay nội thành, gần các mục tiêu quan trọng, sẵn sàng bảo đảm cho các lực lượng biệt động, đặc công hoạt động. Ở đồng bằng sông Cửu Long, ở miền Đông Nam Bộ và cả vùng chung quanh Sài Gòn, từ vùng giải phóng đến vùng còn do địch kiểm soát, nhân dân đã góp sức người, sức của chi viện cho bộ đội. Gần 10 ngàn tấn lương thực, thực phẩm được huy động tại chỗ đã bảo đảm nửa nhu cầu của các cánh quân tham gia chiến dịch. Trên những địa hình ruộng lầy hoặc có nhiều sông rạch bao quanh, từ phía tây đến phía nam và đông-nam Sài Gòn, hàng vạn dân công và hàng trăm ghe, thuyền, ca nô đã được huy động phục vụ chiến dịch. Số chiến lợi phẩm thu được của địch trên chiến trường Nam Bộ trong mùa mưa, cũng như các trang bị kỹ thuật thu được ở Tây Nguyên và các tỉnh ven biển miền Trung được khẩn trương đưa vào làm tăng thêm sức mạnh về trang bị của các binh đoàn chủ lực và các quân chủng, binh chủng kỹ thuật tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Kết thúc báo cáo, đồng chí đại biểu Tổng cục Hậu cần vui vẻ nói: - Xin báo cáo thêm với các anh, nỗi băn khoăn của chúng ta về đạn lớn đến nay được giải quyết. Đạn thu được trong tháng qua rất nhiều, trước mắt đã đủ cho trận quyết chiến. Đó là chưa kể số đạn ta sẽ thu được trong quá trình diễn biến chiến dịch, cũng chưa kể số đang được tiếp tục đưa vào bằng cả đường biển và đường bộ để bảo đảm liên tục chiến đấu nếu chiến dịch kéo dài. Hội nghị trao đổi ý kiến về cách hiệp đồng giữa Bộ Tổng Tham mưu và các tổng cục để cùng nhau theo dõi và giúp trên chỉ đạo trong quá trình diễn biến chiến dịch. Do có ý kiến hỏi và tôi thấy cũng nhân cuộc họp đông đủ này mà thông báo để anh em nắm vững được tình hình Đoàn cán bộ của Bộ Tổng tư lệnh cử vào chiến trường và về việc sử dụng không quân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Ngoài số cán bộ đi với Đoàn A.75 đã cùng anh Dũng từ Tây Nguyên vào B2 từ đầu tháng 1, mới đây, để giúp Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ đạo công tác chuẩn bị chiến đấu, thêm một đoàn cán bộ được Bộ cử vào chiến trường. Ngoài số cán bộ đầu ngành hoặc có kinh nghiệm công tác của Bộ Tổng Tham mưu và các tổng cục, trong đoàn còn có nhiều cán bộ chỉ huy các quân chủng, binh chủng. Đó là các anh Doãn Tuế, Tư lệnh Pháo binh; Lê Xuân Kiện, Phó tư lệnh Thiết giáp; Nguyễn Chí Điềm, Tư lệnh Đặc công; Trần Quang Hùng, Phó tư lệnh Phòng không - Không quân; Hoàng Niệm, Phó tư lệnh Thông tin; Phan Khắc Hy, Phó tư lệnh Đoàn 559. Nhớ lại hôm gặp và trao nhiệm vụ cho đoàn, anh Văn đã thay mặt Quân uỷ Trung ương nói rõ quy mô to lớn của chiến dịch và những nội đung cần nghiên cứu để thiết thực giúp đỡ Bộ tư lệnh chiến dịch trên các mặt tổ chức chỉ huy, công tác chính trị, hậu cần kỹ thuật. Chiến dịch quy mô 4-5 quân đoàn với nhiều binh khí kỹ thuật, tiến công địch trong một thành phố lớn, yêu cầu hiệp đồng rất cao, trên một không gian rất rộng, rất nhiều vấn đề mới được đặt ra và phải được giải quyết trong một thời gian ngắn để không lỡ thời cơ chiến lược, chiến dịch. Từ việc cơ động binh khí, khí tài, cơ động bộ đội trên địa hình nhiều sông ngòi, kênh rạch, việc chi viện hoả lực của pháo binh trên nhiều hướng, đến việc tiếp quản một thành phố mấy triệu dân đã trải qua nhiều năm dưới chế độ Mỹ-nguỵ, tất cả những vấn đề đó yêu cầu phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, nắm vững khoa học và nghệ thuật quân sự và vận dụng trong từng tình huống cụ thể của từng binh chủng, quân chủng để giúp Bộ tư lệnh chiến dịch trong chỉ đạo chuẩn bị và thực hành chiến dịch. Đến nay, trước khi mở màn chiến dịch, qua tin tức chúng tôi nhận được, Đoàn cán bộ của Bộ đã "miệng nói tay làm" cùng các đồng chí cán bộ các ngành của B2 vượt lên mọi khó khăn, góp phần vào công tác chuẩn bị để bộ đội sẵn sàng nổ súng. Việc dùng máy bay chiến đấu trước và trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn là vấn đề được chúng tôi ở cơ quan Bộ trao đổi ý kiến nhiều lần với các anh ở B2 để cùng nhau thực hiện. Vừa qua, hải quân đã cùng bộ đội Khu 5 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Còn không quân nên sử dụng thế nào, đó là vấn đề được đặt ra để suy nghĩ. Với một lực lượng không quân không lớn, những năm vừa qua, máy bay chiến đấu của ta tập trung chủ yếu vào việc đánh trả máy bay địch để bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc. Nhưng đến nay, tình hình đã khác. Ngày 7 tháng 4, anh Lê Ngọc Hiền điện ra cho biết: ở Nha Trang, Cam Ranh, ta thu được một số máy bay chiến đấu. Anh đề nghị cho người vào tiếp thu và nghiên cứu sử dụng. Hôm sau, có tin trung uý phi công Nguyễn Thành Trung, một đảng viên của ta hoạt động bí mật trong không quân nguỵ, lái máy bay F.5E của địch, ném bom dinh tổng thống nguỵ rồi hạ cánh an toàn xuống sân bay Phước Long. Chúng tôi trong Bộ Tổng Tham mưu trao đổi ý kiến và nhất trí đề đạt với Quân uỷ: Ta đã giải phóng được nhiều sân bay, thu được nhiều máy bay địch, đã có những sĩ quan không quân ra hàng ta, như trường hợp viên trung tá ở Đà Nẵng. Cần nghiên cứu sừ dụng số phi công này vào việc huấn luyện các sĩ quan lái của ta cũng như việc bảo quản máy bay, quản lý sân bay và dùng máy bay địch tham gia chiến dịch sắp tới. Chúng tôi nghĩ, nhân lúc địch đang rối loạn này mà ta dùng máy bay của chúng đánh vào một số mục tiêu ở Sài Gòn, nhất là đánh căn cứ Tân Sơn Nhất, sẽ tác động lớn đến tinh thần quân địch. Anh Thọ và anh Dũng cũng đề cập vấn đề này. Các anh đề nghị giao cho Nguyễn Thành Trung chỉ huy số phi công nguỵ đã sang hàng ngũ ta hướng dẫn các chiến sĩ lái của ta dùng máy bay A.37 và F.5E của địch đánh địch. Ở Đà Nẵng, ta thu được một số F.5E còn tốt, có thể tổ chức thành một phi đội để sử dụng ngay. Sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Quân uỷ, anh Khánh chỉ thị cho Bộ tư lệnh Phòng không-không quân cho chiến sĩ lái và kiểm tra kỹ thuật vào Đà Nẵng. Chỉ trong mấy ngày, ta đã huấn luyện được 8 chiến sĩ lái và kiểm tra kỹ thuật được 4 máy bay A.37. Ngày 26 tháng 4, Bộ Tổng Tham mưu cho một tổ chỉ huy do anh Lê Văn Tri, Tư lệnh Phòng không-không quân dẫn đầu, vào sân bay Thành Sơn để chuẩn bị cho một phi đội A.37 xuất kích trong vài ngày tới. Trong khi đó, ở Đà Nẵng, ta tiếp tục huấn luyện các phi đội cường kích A.37 và tiêm kích F.5E, tiếp tục kiểm tra kỹ thuật số máy bay còn lại để sớm đưa vào sử dụng. Việc chọn thời cơ và chọn mục tiêu cho máy bay sẽ do anh Dũng và các anh trong đó chỉ thị trực tiếp cho anh Tri và bộ phận tiền phương của Phòng không-không quân ở Thành Sơn. Bộ Tổng Tham mưu đã cho đưa đài vô tuyến điện và một tổ cơ yếu để anh Tri liên lạc với Bộ tư lệnh chiến dịch. Về cách đánh, Bộ Tổng Tham mưu đã thảo luận với Bộ tư lệnh Phòng không-không quân. Mỗi lần xuất kích, chỉ nên dùng một biên đội với số lượng giống đội hình của không quân nguỵ. Trước hết, nên đánh vào bộ Tổng Tham mưu của địch và sân bay Tân Sơn Nhất. Từ sân bay Thành Sơn, bay thấp độ 300 mét, vào đến Xuân Lộc sẽ nâng độ cao vào đánh đúng mục tiêu. Đánh xong, bay ra hướng bắc để đánh lạc hướng địch rồi mới quay về Thành Sơn. Thế là đến hôm nay, ngày 27 tháng 4, một chủ trương mới, khá táo bạo đã được hình thành, với sự nhất trí giữa các anh trong Bộ tư lệnh chiến dịch và Bộ Tổng Tham mưu. Với trí thông minh và trình độ kỹ thuật vốn có, các chiến sĩ lái của ta đã nhanh chóng nắm được kỹ thuật máy bay địch và chắc chắn sẽ tạo nên một bất ngờ đối với quân nguỵ, cũng như đã từng làm cho giặc lái Mỹ bị bất ngờ khi chúng lao ra miền Bắc mấy năm trước. Trong cuộc họp hôm nay, khi nói về chủ trương dùng máy bay địch đánh địch, tôi nhắc Cục Tác chiến thông báo cho bộ đội ở phía trước, nhất là những đơn vị phòng không ven biển và cánh quân hướng đông, chú ý phân biệt máy bay của ta bay từ Phan Rang vào; nhắc Cục Cơ yếu và Thông tin bảo đảm việc liên lạc với đài của cơ quan chỉ huy tiền phương Phòng không-không quân. Cuộc họp bế mạc, tôi mời anh Nguyễn Duy Phê, Cục trưởng Cơ yếu ở lại báo cáo tóm tắt công việc của cục và riêng tổ cơ yếu thường trực trong Khu A. Cục mới hợp kiểm điểm đợt hoạt động trong hai tháng qua. Tôi muốn gặp anh chị em hai tổ cơ yếu và thông tin thường trực trước khi chiến dịch mở màn. Từ tháng 3, Văn phòng bố trí cho tổ làm việc ngay trong phòng của đồng chí Tổng Tham mưu trưởng, gần phòng họp của Quân uỷ Trung ương. Anh Dũng đang ở trong chiến trường. Phòng làm việc của anh vẫn bài trí như trước đây. Vẫn chiếc bàn to, trên có tấm bản đồ Đông Dương trải rộng. Vẫn mấy hàng ghế và hai tấm bản đồ thế giới và Đông Nam Á treo trên tường. Trời đã về chiều, một buổi chiều chủ nhật. Trừ các phòng trực ban còn mở cửa, trong khu "Nhà con rồng" đã vắng bóng người. Khi tôi và anh Phê đến, một số cán bộ và chiến sĩ cơ yếu, thông tin đã có mặt đông đủ. Tổ cơ yếu thường trực có năm người thì hai là nữ, Đặng Thị Muôn và Vũ Thị Trọng. Cô Trọng đã có một cháu nhỏ. Anh chị em cho biết: Công việc hết sức khẩn trương, từ khi chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu. Những bức điện luôn kèm theo những chữ "dịch ngay", "hoả tốc", "ưu tiên 1". Cái ký hiệu "TK" (thượng khẩn) đã bị đẩy lùi. Không còn ngày nào làm việc 10 giờ mà 14 giờ, 18 giờ và trực 24/24. Tổ mang cơm về ăn tại chỗ để tranh thủ thời gian làm việc. Trả lời câu hỏi của tôi, các đồng chí nói chân thật: - Báo cáo thủ trưởng, mệt thì mệt thật, nhưng rất vui. Tin chiến thắng dồn dập, càng dịch điện càng phấn khởi, quên cả mệt. Tôi thầm nghĩ: Đối với người lính, chiến đấu cho mục đích cao cả-vì độc lập tự do của Tổ quốc - thì tin chiến thắng luôn là một nguồn động viên vô giá. Phòng làm việc của tổ ở cùng dãy với phòng họp của Quân uỷ Trong những ngày qua, như đã thành lệ, cứ buổi sáng anh chị em lại thấy những chiếc xe qua cổng A, thấy các đồng chí lãnh đạo của Đảng, của quân đội đi vào căn phòng giữa. Và cũng đã thành lệ, cứ sau cuộc họp thường có những bức điện gửi vào chiến trường, bức điện chứa đựng trí tuệ tập thể Bộ Thống soái tối cao - Bộ Chính trị. Đã có sự phân công chuẩn bị sẵn trong tổ cơ yếu, có sự phối hợp giữa hai tổ thông tin và cơ yếu thường trực, làm sao có điện là dịch được ngay và thông tin chuyển được ngay. Phân đoạn thế nào, xử lý kỹ thuật thế nào để đảm báo bí mật, nhất là khi gặp những bức điện đài, có khi 15-20 trang. Có lúc đang dịch, anh chị em nghe tỉếng giày bước chậm rãi, đi đi lại lại ngoài hành lang. Rồi đồng chí Tổng tư lệnh bước vào. Đồng chí chữa một chữ, thêm một đoạn vào bức điện đang dịch. Tôi ngồi nghe anh chị em nói về tâm tư và công việc của mình một cách rất tự nhiên, thoải mái. Một đồng chí kể lại câu chuyện mới xảy ra cách đây ít ngày mà tổ cơ yếu ở cánh quân hướng đông vừa biên thư về cho biết. Bữa đó, một bức điện của đài "VF73" (đài chỗ anh Dũng) vừa chuyển đến. Cơ yếu dịch xong mang sang anh Tấn mà không biết rằng đó chính là bức điện mà Bộ chỉ huy cánh đông đang chờ đợi. Đọc xong bức điện, anh Tấn reo lên: "Hay lắm, rất tốt, rất kịp thời". Rồi anh bảo đồng chí Vũ Văn Cảnh, người vừa trao bức điện. - Cậu đưa sổ đây tớ ghi mấy chữ. Cảnh giở trang cuối của cuốn sổ chuyển điện. Anh Tấn viết: "Hoan nghênh các đồng chí cơ yếu, thông tin. Rất kịp thời. Ký tên Tấn". Tôi hỏi: - Thế sắp tới, các đồng chí mong được dịch bức điện mang nội dung gì? Hầu như mọi người đều trả lời thống nhất: - Báo cáo, điện nói quân ta cắm cờ trên "dinh Độc Lập" ở Sài Gòn. Một sự mong đợi như sự mong đợi của tất cả mọi người, thật là chính dáng, tôi thầm nghĩ. Tôi nói tóm tắt về hoạt động vừa qua của Bộ Tổng Tham mưu đã góp phần vào thắng lợi chung của cả nước, về thành tích của các tổ cơ yếu hoạt động độc lập phục vụ phái đoàn quân sự bốn bên và các đoàn của anh Dũng, anh Thọ, anh Tấn và của các tổ cơ yếu và thông tin thường trực trong Khu A, về yêu cầu phục vụ chỉ đạo chỉ huy trong chiến dịch sắp tới. Phải làm sao để Bộ Chính trị và Quân uỷ kịp thời nắm từng bước phát triển của các cánh quân, của từng mũi tiến công vào sào huyệt cuối cùng của địch. Cuộc gặp gỡ thân mật, ngắn gọn kết thúc. Bắt tay anh chị em, tôi vui vẻ nhắc lại: - Bức điện mà tất cả chúng ta đang chờ, nhất định sẽ đến. Nhất định chúng ta sẽ toàn thắng. Đèn điện trong Khu A đã bật sáng. Tôi đi qua phòng trực ban tác chiến. Anh em đã tổng hợp xong tình hình nhận được trong ngày. Anh Khánh đang dùng điện thoại báo cáo tóm tắt tình hình với các anh trong Bộ Chính trị và Thường trực Quân uỷ. Từ 17 giờ ngày 26, cánh quân anh Tấn bắt đầu nổ súng tiến công khu căn cứ Nước Trong, các chi khu Long Thành, Đức Thạnh và thị xã Bà Rịa. Hướng tây-bắc, anh Vũ Lăng đang cho dùng pháo cối diệt các trận địa pháo địch và cho sư đoàn 316 chốt chặn ở Phú Mỹ, ở đông Trảng Bàng và cắt một số đoạn trên đường 22. Hướng tây- nam, anh Lê Đức Anh đã cho quân áp sát đường 10, chuẩn bị tiến công địch trên đường 4, chia cắt Sài Gòn với đồng bằng sông Cửu Long và mở đầu cầu qua sông Vàm Cỏ Đông, đưa lực lượng đột kích thọc sâu vào chiếm lĩnh vùng ven. Trên hướng bắc, sư đoàn 312 Quân đoàn 1 đang chuẩn bị tiến công địch ở Bình Cơ, Bình Mỹ, tạo thế cho toàn quân đoàn đánh chiếm Lai Khê-Bến Cát và đưa lực lượng đột kích vào triển khai ở vùng ven. Dự kiến sáng ngày 29, tất cả các hướng sẽ tiến công đồng loạt vào nội thành Sài Gòn. Anh Khánh chuyển điện của đồng chí Bí thư Quân uỷ Trung ương cho cánh quân hướng đông: 1. Thường xuyên báo cáo diễn biến tình hình hàng ngà='height:10px;'>
Mùa Xuân 10 năm trước, khi quân và dân ta đã giành được thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì Bác đã đi xa. Nhưng hồi đó cũng như mãi mãi sau này mỗi người Việt Nam chúng ta vẫn một lòng, một dạ đinh ninh: "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Suy nghĩ về thắng lợi kỳ diệu 10 năm trước là suy nghĩ về nhân dân ta, dân tộc ta, về những con người đã lập nên những chiến công kỳ diệu. Tâm hồn, cốt cách, tư chất của con người Việt Nam là những yếu tố tạo nên những chiến công, và mỗi chiến công giành được lại tô thắm thêm tâm hồn, cốt cách, tư chất của dân tộc Việt Nam ta. Với ý chí quật cường bất khuất, kết tinh của sức mạnh truyền thống "rời non lấp biển" hàng nghìn năm trước, sức mạnh đó lại được phát huy lên đến đỉnh cao, dưới ngọn cờ của một Đảng Mác- Lê-nin chân chính, dân tộc ta đã tiến những bước tiến thần kỳ: từ người dân nô lệ trở thành người làm chủ vĩnh viễn cả non sông gấm vóc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nói sao cho xiết đức tính cách mạng kiên cường và sáng tạo của đồng bào ta, dù ở tuyến lớn miền Nam ngày đêm đối mặt với quân thù hay hậu phương lớn miền Bắc ngày đêm xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội và chi viện miền Nam. Nhớ lại những năm ở chiến trường, được tiếp xúc với đồng bào miền Nam, cả ở vùng tự do và vùng địch kiểm soát, từ miền Trưng Trung Bộ đến miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, điều mà tôi ghi sâu trong tâm trí là tinh thần "một tấc không đi, một ly không rời", "tiếng hát át tiếng bom", là lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng tin vô hạn vào Đảng và Bác Hồ, vào anh bộ đội giải phóng, vào đồng bào miền Bắc, của người dân miền Nam. Còn đồng bào miền Bắc, sau những năm dài kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy được sống trong độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, nhưng trong những tháng năm đất nước còn bị chia cắt, hầu như không giây phút nào không nghĩ đến đồng bào miền Nam, đến cách mạng miền Nam, có Chắt chiu xây dựng cũng để dốc sức ra tiền tuyến, sẵn sàng cùng miền Nam ruột thịt đánh thắng quân thù. Không chỉ hàng ngàn, hàng vạn mà là hàng triệu người con ưu tú của hậu phương lớn đã lên đường vào Nam chiến đấu. Anh chị em sặn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Đã biết bao nhiêu đồng chí yên nghỉ vĩnh viễn trên dải đất miền Nam thân yêu, ở Trị Thiên hay Tây Nguyên, ở ven biển miền Trung hay miền Đông Nam Bộ, ở đồng bằng sông Cửu Long hay ngay giữa Sài Gòn - Gia Định. Còn biết bao đồng chí khác đã hy sinh một phần xương máu, rời khỏi chiến trường với những thương tích trên người, nhưng tiếng súng chiến thắng vừa dứt, đã lao vào cuộc đấu tranh mới để xây dựng và bảo vệ đất nước. Càng nghĩ lại càng thấy sự hy sinh của nhân dân cả nước cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thật là cao cả lớn lao. Sự hy sinh đó càng lớn lao, cao cả bởi cuộc đấu tranh của nhân dân ta không chỉ vì lợi ích của dân tộc mình mà còn vì lợi ích của cả loài người tiến bộ. Suy nghĩ về thắng lợi vĩ đại của chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam là suy nghĩ về vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang ta, của quân đội ta. Từ những ngày trứng nước, "như suối mới chảy, như lửa mới nhen", quân đội ta đã sớm được tôi luyện thử thách ngay trong ngọn lửa đấu tranh vũ trang cách mạng. Một đặc điểm nổi bật cửa quá trình hình thành và phát triển của quân đội ta là các cuộc đọ sức với quân thù luôn luôn diễn ra trong bối cảnh quân địch thường chiếm ưu thế về số quân và trang bị vũ khí kỹ thuật, khiến những người thiên về vũ khí luận thường không sao giải thích nổi: sao quân đội ta thắng, quân đội địch thua? Truyền thống trăm trận trăm thắng của quân đội ta bắt nguồn từ đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo sự sáng suốt, tài tình của Đảng, từ lòng trung thành vô hạn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và của Đảng kính yêu Đảng đã hun đúc cho quân đội một ý chí quyết thắng rất cao. Đảng lại chỉ cho quân đội biết đánh thế nào để thắng địch. Truyền thống trăm trận trăm thắng ấy đã nở hoa kết trái trên mảnh đất của chiến tranh nhân dân, trong mối quan hệ máu thịt giữa quân đội với nhân dân. Sinh ra và lớn lên trong sự đùm bọc của nhân dân, bộ đội ta thấy rất rõ, rất sâu lời Bác Hồ nhắc nhở: "Dễ trăm lần, không dân cũng chịu; khó ngàn lần, dân liệu cũng xong". Các thế hệ cán bộ và chiến sĩ quân đội ta, bằng cả mồ hôi, xương máu của mình, từ những năm 1944 -1945 đến 1974-1975 rồi 1984 -1985, bằng lòng dũng cảm và trí thông minh vốn có, đã sáng tạo và tích luỹ biết bao kinh nghiệm quý báu, cả trong xây dựng và chiến đấu. Những kinh nghiệm đó đã góp phần xứng đáng vào sự phát triển ngày càng hoàn thiện nền khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam, hiện đại, độc đáo. Đó chính là cái vốn quý vô giá, đã được kiểm nghiệm trên thực tế chiến trường mấy chục năm qua và đang được vận dụng vào nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Những suy nghĩ của tôi về quân đội luôn luôn gắn liền với những suy nghĩ về các cơ quan trong Tổng hành dinh, trực tiếp giúp Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương điều hành quân đội, chỉ đạo chiến tranh. Một trong những cơ quan đó là Bộ Tổng Tham mưu nơi mà tôi đã từng gắn bó nhiều năm tháng trong cả quá trình trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quần đội. Kể từ ngày 7-9-1945, Bác Hồ giao nhiệm vụ tổ chức Bộ Tổng Tham mưu, đến nay đã gần 40 năm. Cùng lớn lên trong mỗi bước trưởng thành của quân đội, Bộ Tổng Tham mưu đã cùng các tổng cục trong Bộ Quốc phòng có những đóng góp quan trọng trong chỉ đạo chiến tranh, chỉ đạo xây dựng quân đội. Thật đáng vui mừng và tự hào biết bao khi suy nghĩ về những đóng góp không nhỏ của cơ quan tham mưu chiến lươc trong suốt mấy chục năm qua, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự hướng dẫn, đìu dắt trực tiếp của Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng Tham mưu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cơ quan tham mưu cao nhất của toàn quân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng như trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhất là trong cuộc tiến công Đông Xuân 1953 -1954, cũng như trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Suy nghĩ về thắng lợi của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam, tôi thường suy nghĩ về đội ngũ cán bộ của Đảng. Thắng lợi của cách mạng và chiến tranh cách mạng gắn liền với sự trường thành về mọi mặt của đội ngũ cán bộ. Lý luận đã khẳng định và thực tế đã chứng minh, đường lối đúng đắn của Đảng chỉ trở thành thắng lợi hiện thực, thông qua trí tuệ và nhiệt tình của cán bộ. Chỉ riêng trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trước những khó khăn căng thẳng trong nửa đầu năm 1973, chính trái tim và khối óc của cán bộ các chiến trường, các địa phương, đã vận dụng sáng tạo chủ trương chiến lược của Đảng, làm xoay chuyển tình thế và đầu năm 1975, khi thời cơ lịch sử xuất hiện, lại cũng chính ý chí và tài năng của cán bộ các cấp, các ngành, các đơn vị, các cơ quan đã góp phần quyết định trong tổ chức thực hiện phương hướng "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", biến quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị thành hiện thực thắng lợi trên chiến trường. Thật đáng tự hào và tin tưởng biết bao, khi Đảng ta, Nhà nước ta, nhân dân ta, quân đội ta có được một đội ngũ cán bộ hùng hậu và vững mạnh, tuyệt đối trung thành, dũng cảm và tài trí như thế. Đó thật là một vốn quý của cách mạng và chiến tranh cách mạng nước ta. Cũng như trong các ngành khác của đất nước, quân đội ta hiện có ít nhất hai thế hệ cán bộ, chiến sĩ. Có lớp "tre đang già", bên cạnh một lớp "măng đã mọc". Làm sao lớp người đi trước hết lòng tin yêu và tạo điều kiện tốt nhất cho lớp người đi sau kế tục xuất sắc cả về phẩm chất chính trị và bản lĩnh chiến đấu; lớp người đi sau ra sức rèn luyện phẩm chất và tài năng, tôn trọng, học tập kinh nghiệm quý báu của lớp người đi trước, thấy rõ trách nhiệm trước lịch sử, không ngừng bồi đắp cho phẩm chất và bản lĩnh đó tốt đẹp mãi lên, để mỗi cán bộ, chiến sĩ ta luôn luôn xứng đáng là "Anh bộ đội Cụ Hồ". Và mỗi "Anh bộ đội Cụ Hồ" mãi mãi là niềm tự hào của mỗi gia đình, của mỗi người Việt Nam, như trong mùa Xuân lịch sử mười năm trước. Đó là yêu cầu của toàn Đảng, toàn dân và cũng là trách nhiệm của toàn quân, của mỗi quân nhân cách mạng chúng ta. Mùa Xuân toàn thắng của dân tộc ta đến nay đã được mười nâm. Trong mười năm ấy, trên đất nước ta lại diễn ra bao sự kiện lớn lao càng thể hiện rõ hơn, sáng hơn phẩm chất cao quý và sức mạnh vĩ đại của dân tộc ta. Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta từ Nam chí Bắc, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến rừng núi đã hân hoan, sung sướng biết bao khi trên đất lước ta đã sạch bóng quân xâm lược, và bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh hết sức nặng nề để tiến lên xây dựng đất nước giàu mạnh trong hoà bình, độc lập tự do và xã hội chủ nghĩa. Nhân dân ta càng sung sướng, hân hoan khi nhân dân hai nước Lào và Campuchia anh em láng giềng gần gũi, đã bao năm gắn bó với nhau "hạt gạo chia đôi, cọng rau bẻ nửa" trong đấu tranh cách mạng gian khổ, hy sinh, đã cùng Việt Nam giành được độc lập, tự do, đưa đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa. Song, dân tộc ta lại phải bước ngay vào cuộc đụng đầu lịch sử mới với thế lực phản bội, phản động tệ hại nhất ngày nay. Quân và dân ta lại phải cầm súng kiên quyết chống lại hai cuộc chiến tranh xâm lược ở hai đầu đất nước. Và, một lần nữa, dân tộc Việt Nam ta lại tỏ rõ quyết tâm chiến đấu và khả năng chiến thắng kẻ thù xâm lược mới, tỏ rõ tinh thần quốc tế vô sản thuỷ chung, trong sáng với hai dân tộc Lào và Campuchia anh em, đã cùng với lực lượng cách mạng chân chính Campuchia kịp thời cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng, cùng nhân dân các dân tộc Lào bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, chủ quyền dân tộc tạo nên thế chiến lược tốt đẹp và vững mạnh chưa từng có của cả ba nước anh em trên bán đảo Đông Dương. Thắng lợi vĩ đại của ta trong mùa Xuân lịch sử năm 1975 đã làm cho dân tộc ta mạnh hẳn lên. Qua lao động và chiến đấu trong mười năm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và làm nghĩa vụ quốc tế, dân tộc ta vượt qua được những thử thách mới - càng mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào từ trước đến nay. Chúng ta còn khó khăn - trước hết và chủ yếu về kinh tế, đời sống, cả khó khăn không tránh khỏi cũng như khó khăn không đáng có - nhưng dù khó khăn thế nào, sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta vẫn ở thế đi lên ngày càng vững chắc. Bởi vì ta đã có, đang có và sẽ mãi mãi có những điều cốt yếu nhất để "xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như Bác Hồ kính yêu từng căn dặn. Ta có đường lối cách mạng - cả đường lối chung, đường lối kinh tế và đường lối quân sự, cả đường lối đối nội và đường lối đối ngoại - rất đúng đắn, sáng tạo. Ta có sức mạnh "rời non lấp biển" của cả dân tộc với lòng yêu nước rất thiết tha, giác ngộ xã hội chủ nghĩa ngày càng sâu sắc, ý chí kiên cường và tài năng sáng tạo - cả lao động và chiến đấu - đã từng tôi luyện qua bao năm đấu tranh cách mạng, bao thử thách quyết liệt, đang làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa cả non sông đất nước. Ta còn có lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng hùng mạnh, với lực lượng vũ trang địa phương rộng khắp, mạnh mẽ và quân đội nhân dân gồm các quân chủng, binh chủng, các binh đoàn chiến lược chính quy hiện đại. Ta lại có thế mạnh, lực mạnh chưa từng có của liên minh chiến lược và chiến đấu của ba nước Đông Dương, sự đoàn kết chiến đấu và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, sự gắn bó khăng khít với sức mạnh vô địch của ba dòng thác cách mạng của thời đại. Năm nay quân và dân cả nước ta tổ chức những ngày kỷ niệm lớn. Mỗi ngày kỷ niệm đánh dấu một mốc quan trọng, có liên quan mật thiết đến đời sống chính trị của đất nước, của dân tộc. Đây là những dịp để mỗi chúng ta ôn lại quá khứ vẻ vang và hướng về tương lai tươi sáng, suy nghĩ về những mục tiêu phải đạt tới những việc cần phải làm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chú thích: (1) Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, Uỷ ban những người bạn Mỹ đã ra một bản tin đặc biệt nhan đề "Việt Nam và nước Mỹ 10 năm sau cuộc chíến tranh - hoà giải ở chỗ nào?". Bản tin đã thống kê những tổn thất do cuộc chiến tranh để lại cho nước Mỹ, trong đó có 57.692 lính Mỹ chết và 300.000 lính Mỹ bị thương, 100.000 người tàn tật hoàn toàn, hơn 274,4 tỷ đô-la đã chi phí trực tiếp cho cuộc chiến tranh, 41% số cựu binh Mỹ đang bị cầm tù hoặc đã bị cầm tù sau khi cuộc chiến tranh đã kết thúc và 40% số cựu binh Mỹ đang thất nghiệp. Rất nhiều cựu binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam tự sát, nhiều ngưởi khăc tàn tạ trong các bệnh viện tâm thần, trong khi đó ít nhất có 25 nghìn ngưới khác bị hậu quả chất độc màu da cam. Tỷ lệ ly dị, nghiện ma tuý của các cựu binh và tỷ lệ quái thai trong số con em họ sinh ra cao hơn nhiều so với người cùng thế hệ không tham chiến ở Việt Nam. Nếu kể cả số tiền chi phí cho những ngưởi bị thương, cho các sĩ quan về hưu và trả món nợ tích lại trong thời kỳ chiến tranh, thì tổng số chi phí cho cuộc chiến tranh lên tới 1.647 tỷ đô-la hoặc 19.965 đô la cho mỗi ngưởi đóng thuế ở Mỹ. (2) Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đổng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hết