THIÊN THỨ HAI
ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC TÀU
CHƯƠNG THỨ SÁU
SỰ TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO VÀ ĐẠO GIÁO

Trong hai chương thứ ba và thứ tư, ta đã xét qua hai bộ Tứ thư và Ngũ kinh nói về học thuyết Nho giáo là cái đạo giáo được Việt Nam tôn sùng nhất. Nhưng trừ Nho giáo ra, người nước ta còn chịu ảnh hưởng của hai tôn giáo khác nữa là Phật giáo và Đạo giáo, mà cả hai tôn giáo ấy cũng từ nước Tàu, hoặc gián tiếp, hoặc trực tiếp, truyền sang ta. Vậy ta phải xét quả chủ nghĩa hai tôn giáo và sự truyền bá hai tôn giáo ấy trong nước ta như thế nào?
Phật giáo.
Phật tổ. Người sáng lập ra Phật giáo (hoặc Thích giáo là Tất Đạt Đa, họ Cồ Đàm (Gotama), thuộc dòng Thích ca hoặc Thích già (Sakya); bởi thế ta thường gọi ngài là Thích ca mâu ni (Sakya Muni) (mâuni: tịch mịch, lặng lẽ). Ngài sinh ở thành Ca-tỳ-la (Kapilavastu) ở phía bắc Ấn độ, vào thế kỷ thứ VI và mất vào khoảng năm 480 tr.T.L nghĩa là ở đồng thời với Đức Khổng tử. Ngài là con một nhà quí tộc, có vợ con, nhưng thấy sự khổ sở của người đời, bỏ cả quyền vị phú quí, đi tu trong sáu năm, sau ngài tỉnh ngộ, tự xưng là Như lai (1), rồi đi thuyết pháp các nơi để truyền đạo giáo của ngài. Đời sau gọi ngài là Phật (2) và tôn ngài là ông tổ Phật giáo.
--
(1) Như lai: Bậc giác vi như, kim giác vi lại, nghĩa là: vốn biết là như, nay biết là lai (đạo viên tập)
(2) Phật, hoặc Phật đà hoặc Bồ đề (chữ Phạn là Bouddha) nghĩa là giác (biết): một là tự giác (tự mình tỉnh ngộ), hai là giác tha (thuyết pháp để cứu độ người khác), ba là giác hành viên mãn (sự biết và làm đều trọn vẹn)
--
Chủ nghĩa của đức Thích ca.
A) Đức Thích ca nhận thấy cuộc đời là khổ ải tức là biển khổ (sinh, lão, bệnh, tử, v.v.) mà người ta bị trầm luân nghĩa là chìm đắm trong đó. Sự khổ ấy, không phải một kiếp nầy phải chịu mà hết kiếp nầy sang kiếp khác, cứ sinh tử, tử sinh mãi mà chịu nỗi khổ ấy không bao giờ thôi: tức là người ta phải ở trong vòng luân hồi nghĩa là cái bánh xe xoay hết vòng lại trở lại mãi. Cái nghiệp ta chịu kiếp nầy là cái quả của công việc ta về kiếp trước mà những công việc của ta về kiếp nầy lại là cái nhân của nghiệp ta về kiếp sau, thế là ta cứ phải chịu sự nghiệp báo (karma) ấy mãi.
B) Cái nguyên nhân của sự khổ là gì?
Chính là lòng tham muốn của người ta: tham sống, tham sướng, tham mạnh.
C) Vậy muốn diệt khổ nghĩa là dứt hết nổi khổ não thì phải tiêu trừ lòng ham muốn không để cho còn một chút nào. Muốn thế, phải dốc chí tu hành, chánh tâm theo đạo để cắt đứt những cái nhân duyên nó ràng buộc mình ở trần thế. Khi đã diệt được sự khổ rồi, tức là được giải thoát, nghĩa là ra khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo, không sinh không tử nữa mà tới cõi Niết bàn (Nirvana).
Tóm lại, đức Phật cho đời người là khổ và mục đích lập giáo của ngài là cứu độ chúng sinh cho thoát nỗi khổ não (Xem bài đọc thêm số 1 và số 2)
Sự bành trướng của Phật giáo. – Sau khi Phật tổ mất, Phật giáo dần dần lan rộng:
A) Trong nước Ấn độ, thoạt tiên ở khu vực sông Hằng Hà (Gange) là nơi sinh trưởng của Phật tổ rồi đến khắp cả nước Ấn Độ (thế kỷ thứ III tr.T.L)
B) Ra các nước ngoài do hai đường:
1) Do đường bộ, sang các nước Trung hoa (thế kỷ thứ I, về đời nhà Hán), Cao ly (thế kỷ thứ IV), Nhật Bản (thế kỷ thứ VI), các xứ ở Trung Á như Tây Tạng, Mông Cổ (thế kỷ thứ VII).
2) Do đường thủy sang đảo Tích Lan (Sri Lanka), Nam dương quần đảo (Indes Néerlandaises)v.v.
Sự truyền bá Phật giáo ở nước Nam.
- Phật giáo truyền sang nước ta do hai cách:
A) Nhờ các vị sư Tàu sang tránh nạn ở Bắc kỳ, sau khi vua Hán Linh đế mất (189) trong khi nước Tàu có nội loạn (cuối thế kỷ thứ II và đầu thế kỷ thứ III):
B) Nhờ các vị sư người Thiên trúc: Khang cư, Nguyệt thị, Indoseythe (4) sang ở nước ta, hoặc đi qua nước ta để sang Tàu trong thế kỷ thứ III.
Xem thế thì biết Phật giáo sang ta hoặc theo cách trực tiếp từ Ấn độ sang, hoặc theo cách gián tiếp tự bên Tàu sang. Nhưng về sau cái ảnh hưởng Phật giáo Tàu mạnh hơn nên nay Phật giáo ở bên ta cũng theo phái Đại thừa (5) như ở bên Tàu vậy.
Lịch sử Phật giáo ở nước Nam.
Có thể chia ra làm ba thời kỳ:
A) Thời kỳ truyền bá (từ cuối thế kỷ thứ II đến cuối thế kỷ thứ VI, tự lúc nội thuộc nhà Hán đến hết đời Nam Bắc triều): nhờ các vị sư Tàu và thứ nhất là các vị sư Ấn độ mà Phật giáo dần dần truyền trong dân gian, nhưng chưa có tổ chức gì.
B) Thời kỳ phát đạt: (tự thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIV, từ lúc nội thuộc nhà Tùy đến cuối đời nhà Trần): trong thời kỳ này, có ba Thiền phái (6) kế tiếp nhau thịnh đạt ở nước ta.
1) Tự năm 580, vị sư người Tây trúc tên là TiniĐaLưuChi, đến ở chùa Pháp vân (nay thuộc tỉnh Bắc ninh) lập một Thiền phái thứ nhất ở nước Nam truyền được 19 đời (680-1216) trong các vị Pháp Hiền (+626), Đỗ Pháp Thuận (+990+, Vạn Hạnh (+1018), Từ Đạo Hạnh (+1122).
2) Tự năm 820, vị sư người Tàu tên là Vô Ngôn Thông đến ở chùa Kiến sơ (ở làng PHù đổng, huyện Tiên du, tỉnh Bắc ninh) lập một Thiền phái thứ hai truyền được 14 đời (820-1221) trong có các vị sư Ngô Chân Lưu (+1011) và vua Lý Thái Tôn (1000-1054).
3) Đến thế kỷ thứ XI, vị sư Tàu tên là Thảo Đường được phong làm quốc sư lập một Thiền phái thứ ba truyền được 5 đời (1069-1205), trong các vị vua nhà Lý: Thánh tôn (1023-1072), Anh Tôn (1136-1175), Cao tôn (1173-1210)
Trong thời kỳ nầy, đạo Phn="center" class="style5a">Đánh máy: Huyền Băng, Diên Vĩ
Nguồn: Nguồn: vnthuquan.net
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 27 tháng 6 năm 2007


---~~~mucluc~~~---