(Tai Ngon hay là Tingan) tạo lập từ năm 1778(Đề Ngạn)"Sài Gòn" do người Tàu lập ra nay biến thành Chợ Lớn.Vị trí của cái chợ này sở dĩ có là vì:Ngoài duyên do đã nói ở trang 44 (tài liệu Francis Garnier rút trong Gia Định Thông chí), còn có những nguyên do sau đây:a. Duyên do chính trị:Khu vực người Tàu lựa may thay lại trúng ngay giữa khu vực Miên (vùng Phú Lâm) và khu vực Việt (Vàm Bến Nghé chợ Bến Thành); bất ngờ đây là vị trí "trái độn” giữa hai khu Miên - Việt. Ngày sau, đức Cao Hoàng xây thành 1790 cũng lựa chỗ cách xa xóm Miên cố ý để xóm Tàu ở giữa làm trung gian.b. Duyên do kinh tài:Đây là duyên do quan trọng nhất. Chợ Lớn ở đầu những mối đường thuỷ, một xuống Lục Tỉnh, một lên Nam Vang, một mối là ngả lên Cù lao Phố (Biên Hoà) và một mối theo biển trực chỉ ra Huế. Duyên do kinh tế nhồi thêm duyên do địa lợi. Danh từ “Đề Ngạn” (đọc giọng Tàu là Tai Ngòn, Tin Gan). Thầy Ngồnn rất có thể là đầu mối đẻ ra hai chữ “Sài Gòn".Trước năm 1914, trên con đường Trần Hưng Đạo còn nhiều ruộng nước ao lầy. Sài Gòn và Chợ Lớn là hai khu riêng biệt, ở giữa là một cái bưng nước đọng khởi đầu từ nhà ga đại lộ Lê Lợi và đại lộ Nguyễn Huệ, đầu kia phía Chợ Lớn chót bưng là đầu đường Đồng Khánh (Thuỷ Binh cũ, rue de Marins). Năm 1916, Pháp lấp bưng, đổ đất bồi làm đường “Ba Mươi” (tức Galliéni cũ, nay là Trần Hưng Đạo). Năm 1928, đường Galliéni vừa trải đá xanh lên trên lớp đá đỏ và bắt đầu được tráng nhựa. Hai bên đường còn nhiều thửa ruộng hoang vu, chiều chiều trời gần mưa, tiếng dế, tiếng ễnh ương ri rít huềnh hoang, khó biết đây là trung tâm đô thành hoa lệ. Nhà lụp xụp không hàng lối, mái lá mái tôn (tôle), dân lao động chen chúc, gái ăn sương đủ hạng. Đầu 1929 có đèn điện giăng giữa chia con đường làm hai chiều lên xuống. Đường xe điện đặt trung tâm đại lộ, đến năm 1953 mãn hạn giao kèo khai thác mới chịu dẹp. Năm 1954, gỡ đường rầy và lấp nhựa san bằng. Phía sau đình Tân Kiểng, gần trụ sở cố vấn quân sự Mỹ đóng (SAMIPIC cũ) và chỗ nhà ga Pétrus Ký đầu đại lộ Cộng Hoà (nay là Nguyễn Văn Cừ) còn gò cao nghều nghệu: đây là nền cũ xóm Khmer, nếu đào bới ắt gặp đồ cổ tích Miên chắc hẳn.Một di tích chót, xóm Galliéni cũ vừa mới lấp gần đây. Ấy là khúc Rạch Bà Đô đụng với đại lộ Trần Hưng Đạo và đại lộ Cộng Hoà (NVC). Chỗ này trước đây còn là một đường sình lầy nước hôi thúi bỏ hoang. Nay lấp đi, đường sá thêm vẻ đẹp và hợp vệ sinh, nhưng tránh không khỏi động lòng hoài cổ.