Truyện Cổ Tích Nhận lầm con - Truyện cổ Phật Giáo - Etruyen.com

Nhận Lầm Con

Có một chàng ngu kia sinh được đứa con trai, chăm chút thương yêu như ngọc như ngà. Một buổi sáng anh chàng đi ra chợ sớm, ở nhà lửa bốc cháy nhà và người ta bồng đứa con anh chạy mất, lúc trở về thấy nhà cháy, anh không tiếc, anh chỉ cuống cuống lên khi không thấy con. Một người láng giềng ức đoán chỉ vào thây của một kẻ bất hạnh đã cháy thành than và bảo: “Con anh chết cháy đây rồi”. Thế là anh chàng tin ngay là thật, khóc than kể lể khôn xiết, rồi may một cái túi vải vuông bỏ nắm tro tàn vào đó mang luôn bên mình không lúc nào rời. Rồi cứ đinh ninh rằng con mình đã chết cháy, và nắm tro bên mình là xác con, không biết con mình hiện giờ đang còn sống.

Một buổi kia được thả, đứa con về gõ cửa kêu cha. Anh chàng buồn quá đóng cửa ngồi trong nhà, nghe gõ cửa hỏi vọng ra:

- Ai gọi đó?

- Con đây.

- Con, tôi đâu dám! Con tôi chết đã ba tháng rồi.

- Không, con còn sống đây mà, mở cửa cho con vào!

- Láo, cút đi! Con tao đã chết, mày là ai, đến đây nhận hảo thế? Cha con gì?

Ðứa con nằn nì ngoài cửa mãi, người cha ngồi trong nhất định không mở cửa. Cuối cùng nó đành khắc khoải ra đi. Thương hại cho anh chàng! Cha con không nhận, lại nhận bị xương khô!

- Người ngu tự biết mình ngu, nên biết người ấy có trí;

- Người có trí tự cho là có trí, nên biết người ấy ngu nhất trên đời.

- Người ngu cố chấp sự hiểu biết của mình là đúng, nên không bao giờ chịu thừa nhận những điều hiểu biết của kẻ khác.  Vì thế, không bao giờ họ đạt đến được chân lý.

 

Máu Sanh Linh Không Rửa Sạch Tội Lỗi Của Người (^)

 

Kinh thành Ba La Nại đang sống trong những ngày bối rối.

Khắp nơi, khắp nơi, những lễ đàn được dựng lên cao vọi. Tiếng nguyện cầu như muốn vượt mấy từng trời. Nhưng thuốc thang cũng đã nhiều, cầu đảo cũng đã lắm mà có ăn thua gì đâu?

Hôm nay cũng như mọi hôm, hoàng cung vẫn rộn ràng lo lắng. Mạng sống của Hoàng thái hậu như treo đầu sợi tóc. Thần chết chắc đang cầm lưỡi hái đợi chờ đâu đây. Bọn cung nga thế nữ vẫn túc trực đó, vẻ mỏi mệt hiện rõ trên nét mặt. Không biết họ thức trọn mấy đêm rồi?

Quốc vương Hòa Mặc thì như trong giấc mộng. Cứ nhìn gương mặt mẹ mình ngày một teo gầy lại, nhà vua thấy lòng tơi bời từng đoạn, cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa. Cung nga thế nữ mà làm chi? Lầu son gác tía mà làm chi? Nhà vua thấy có thể bỏ tất cả, hy sinh tất cả, miễn là mẹ mình được sống.

Tất cả những danh y trong nước đều đã được vời. Nhưng người nào cũng lắc đầu ái ngại. Vô kế khả thi. Hơi thở của mẫu hậu càng lúc càng khò khè, ngột ngạt. Ôi còn chi đau đớn hơn cảnh một người con hiếu đang thấy mẹ mình chết dần mà không làm sao cứu được!

Cuối cùng nhà vua cho triệu tất cả những vị Phạm Chí xa gần về để hỏi nguyên nhân và phương pháp chữa bệnh cho mẹ mình. Họ đã về đầy đủ rồi đó, nhưng nào ai có ý kiến gì đích xác đâu? Người thì bảo Thần sông, kẻ thì bảo Thần núi. Họ đổ lỗi cho trăng sao trời đất… Thế rồi, đến khi nhà vua thiết tha xin phương pháp điều trị thì yên lặng. Im lặng nặng nề ngự trị… Ai dại gì mà bày tỏ cái bất lực của mình?

Bỗng một Phạm chí, có lẽ lớn tuổi nhất, đứng dậy bấm tay chiêm quẻ rồi trân trọng trả lời:

- Tâu đại vương, nguyên nhân bệnh trọng của Hoàng thái hậu cũng chẳng có gì khó hiểu. Âm dương không hòa hiệp, thiên địa quỷ thần trách móc, Hoàng thái hậu lại mắt phải hung tinh, trách gì không yểu mệnh? Muốn khỏi, nhất định phải tìm đủ một trăm súc vật khác giống để tế đất trời. Ðại vương và Hoàng thái hậu cũng phải đến tại lễ đàn cần đảo thì mới mong bảo toàn mạng sống và được bình an.

Quốc vương như người sắp chết khát bỗng gặp nước lành . Tình thương mẹ cộng thêm lòng mê tín dị đoan khiến nhà vua không suy nghĩ gì thêm trước khi thi hành ý kiến của Phạm chí. Một trăm sinh mạng đã được đổi lấy một mạng trong hy vọng.

Bầy súc vật được xua ra lễ đàn một cách tàn nhẫn. Có ai nghe tiếng kêu than của những kẻ vô tội sắp phải bị hành hình? Có những con cừu non biết mình sắp chết, cố dừng lại không chịu bước. Có những con bò cứ ngoái đầu trở lại, nước mắt chảy ròng ròng. Những bọn lính thì có kể gì cả. Chúng lấy roi dài quất vùn vụt vào thân đàn thú, lấy đá ném vào những con nào đi chậm nhất. Ðã có những vết máu hồng hoen trên đường cỏ.

Xa giá cũng theo sát bầy thú vật. Hoàng thái hậu thì mê man trong chiếc xe lắc lư trên đường đá sỏi. Quốc vương Hoà Mặc thì luôn luôn nhìn ra ngoài, xem thử đã đến lễ đàn chưa? Lúc xe vừa ra khỏi cửa thành thì bỗng nhà vua giật mình nhỏm dậy. Có cái gì uy nghiêm trên nét mặt của đại sĩ đang đứng chận giữa đường. Ðôi mắt sáng ngời làm cho ta mến phục, y vàng giản dị nhưng lại có tính cách siêu phàm.

Quốc vương bước xuống xe. Ngài ngạc nhiên thấy đoàn hầu cận của mình không biết đã quỳ rạp xuống từ lúc nào. Có những lời chúc tụng vang vang, không phải cho một vị quốc vương, nhưng mà cho một đấng vô cùng cao trọng. Ngài bỗng thấy sợ sệt. Không, Ðạo sĩ có gì hung dữ đâu. Ðó là cái run sợ của một đứa con thơ trước mặt mẹ hiền. Rồi riú ríu chân, Vua cũng quì xuống. Muôn miệng một lời tung hô vang dậy: Kính chào Ðức Thế Tôn!

Vâng chính là Ðức Thế Tôn, Ðức Phật Thích Ca. Cảm thông nỗi đau thương của một trăm sanh linh vô tội sắp phải bị hành hình, Phật đã từ Tịnh xá Kỳ Hoàn nước Xá Vệ, trèo đèo vượt núi về đây gieo mầm chân lý. Phật đỡ Quốc vương dậy và hỏi lý do việc cầu đảo. Quốc vương rơm rớm nước mắt trả lời:

- Bạch Thế Tôn, mẹ con lâm trọng bệnh đã lâu, không thang thuốc gì cứu khỏi. Nay theo lời Phạm chí con định dùng tinh huyết của một trăm con súc vật khác giống mà tạ lễ với trời đất. Kính lạy đấng Ðiều Ngự xin Ngài hãy chỉ đường vạch lối cho con.

Một con cừu nhỏ lê chiếc chân vấy máu đến ép mình vào chân Ðức Phật, như để tìm một nguồn che chở thiêng liêng. Phật cúi nhìn và để một bàn tay lên đầu con thú nhỏ. Ôi cử chỉ mới dịu dàng và êm ái làm sao. Mắt cừu nhỏ gặp mắt Phật long lanh rồi nhỏ lệ. Cả đàn thú cũng ngước đôi mắt ướt hướng về Phật như muốn nói lên những điều oan ức, bất công.

Ðức Phật trả lời:

- Này Quốc vương, không nên theo những lời mê hoặc. Không một ai, dù là thiên thần quỷ vật, có thể ban phúc hay giáng họa cho người. Ta quyết định đời ta theo đúng luật nhân quả. Muốn được mùa nông dân phải cày sâu cuốc bẩm, muốn giàu sang phải bố thí cho kẻ nghèo hèn, muốn sống lâu phải thực hành Từ bi và không sát hại. Không ai có thể chối cải điều đó.

- Nhưng bạch Thế Tôn, thiên địa quỷ thần là những kẻ có quyền phép, ta có thể nhờ họ giúp ta?

- Này Quốc vương, người có thích mặc chiếc áo sơ sài của hành khất không? Người có tham bữa ăn tồi tàn của lớp cùng dân?… Chư thiên cũng thế Quốc vương ạ. Vốn là hạng người phát tâm theo mười điều thiện, khi mạng chung, họ đã được sanh lên một trong ba mươi sáu cõi trời. Ở đó có cung điện huy hoàng, có cung nga thế nữ hần cận, y thực tự nhiên có… nào họ có cần chi những thứ đồ tạ lễ của Quốc vương, khi lấy huyết một trăm sanh mạng để mưu cầu  hạnh phúc cho một người? Quốc vương thật đã làm một việc thiếu suy xét, mà chỉ tin theo lời đường mật của những tà sư. Tội đó lớn lắm.

Từ châu thân đấng Từ bi bỗng lóe lên muôn vàn ánh sáng, chiếu rực cả muôn loài. Tất cả chúng sanh trong ba đường sáu nẽo bỗng thấy hân hoan và thấm nhuần ánh đạo. Toàn thể hai trăm vị Phạm chí thấy mình lầm đường lạc lối. Họ vội vả cùng nhà vua xin Phật thâu làm đệ tử.

Hoàng thái hậu cũng thấy một sinh lực mới dào dạt chảy vào lòng. Bà đón nhận ánh sáng của chánh đạo, xả bớt lòng tham lam, phát tâm bồ đề, cầu đạo giải thoát. Liền đó bà thấy sức khỏe đã trở lại như xưa. Dưới chân cha lành, bà không ngớt lời chúc tụng.

Phật hiền từ nhìn đàn vật như an ủi, rồi theo lời mời của vua trở về cung.

Ðêm ấy, có một trăm sanh linh thoát khỏi hành hình oan uổng. Cũng trong đêm ấy ở miền biên giới Ấn Ðộ xa xôi, dân gian say sưa uống những lời thuyết pháp của Ðức Từ phụ. Lòng người rửa sạch oán thù, lũ cướp ác hung bỗng ghê bàn tay vấy máu của mình mà trở lại cuộc đời lương thiện. Chánh pháp tung ra, thấm vào từng bộ óc. Không còn cảnh chém giết ghê gớm, không còn người tin theo tà đạo.

Và non nước vui hưởng thái bình trong hào quang Từ bi và Trí tuệ.

Mục Lục Cổ Tích Công đức sám hối - Truyện cổ Phật Giáo Những người mù rờ voi - Truyện cổ Phật Giáo Hoàng hậu Vi Ðề với pháp môn Tịnh Ðộ - Truyện cổ Phật Giáo Nhân nào quả nấy - Truyện cổ Phật Giáo Ðâu là sự thật - Truyện cổ Phật Giáo Tình thương - Truyện cổ Phật Giáo Cây đèn kỳ lạ - Truyện cổ Phật Giáo Quỉ La Sát - Truyện cổ Phật Giáo Mụt ghẻ nói tiếng người - Truyện cổ Phật Giáo Phước báo của sự bảo vệ sanh linh - Truyện cổ Phật Giáo Nan Ðà Tôn giả - Truyện cổ Phật Giáo Nhận lầm con - Truyện cổ Phật Giáo Máu sanh linh không rửa sạch tội lỗi của con người - Truyện cổ Phật Giáo Công đức trì giới - Truyện cổ Phật Giáo Trọng Pháp - Truyện cổ Phật Giáo Lòng hiếu thảo của con chim Oanh Vũ - Truyện cổ Phật Giáo Một lòng vì đạo - Truyện cổ Phật Giáo Nai hiền - Truyện cổ Phật Giáo Năm giọt mật - Truyện cổ Phật Giáo Ðức Phật với con voi dữ - Truyện cổ Phật Giáo Công chúa Nhật Quang - Truyện cổ Phật Giáo Truyện con chó đói - Truyện cổ Phật Giáo Vua A Dục trở về với PG - Truyện cổ Phật Giáo Hoa sen trong người - Truyện cổ Phật Giáo Vui trong Ðau khổ - Truyện cổ Phật Giáo Người đẹp gieo cầu - Truyện cổ Phật Giáo Con sư tử trọng pháp - Truyện cổ Phật Giáo Nên thận trọng lời nói - Truyện cổ Phật Giáo Bán nghèo - Truyện cổ Phật Giáo Lỗi không phải tại thầy thuốc - Truyện cổ Phật Giáo Ðiều đáng lo nhất - Truyện cổ Phật Giáo Nước mắt mẹ hiền - Truyện cổ Phật Giáo Tai hại của tham ái - Truyện cổ Phật Giáo Vua Ưu Ðiền với pháp ly dục - Truyện cổ Phật Giáo Sáu giác quan tranh công - Truyện cổ Phật Giáo Lòng ích kỷ quá độ - Truyện cổ Phật Giáo Của tuy đất cát lòng con kính thành - Truyện cổ Phật Giáo Gần Phật và xa Phật - Truyện cổ Phật Giáo Một cuộc chiến thắng vinh dự - Truyện cổ Phật Giáo Quả báo của lời nói, hành động đâm thọc ly gián - Truyện cổ Phật Giáo Nàng kỹ nữ Phệ Sa - Truyện cổ Phật Giáo Vàng ngọc phải chăng là hạnh phúc - Truyện cổ Phật Giáo Oanh vũ cứu đàn - Truyện cổ Phật Giáo Tinh tấn vì đạo hay là Tôn Giả Phú Lâu Na - Truyện cổ Phật Giáo Công chúa Ly Cấu - Truyện cổ Phật Giáo Giao du cần chọn bạn - Truyện cổ Phật Giáo Tiếng đàn vi diệu - Truyện cổ Phật Giáo Hy sinh - Truyện cổ Phật Giáo Bớ người ta: “Ăn cướp” - Truyện cổ Phật Giáo Làm vua trong 7 ngày - Truyện cổ Phật Giáo

Xem Tiếp Trang 11