Độc giả Thanh Mai khẳng định và cũng không quên kèm theo khuyến cáo “coi chừng nhiều chất độc trong đó”.

“Cơm” ăn thì bụng lúc nào cũng thấy ấm dạ, “cơm” cũng có thể yêu cầu rất nhiều món ăn cùng như cơm canh cua, cơm canh rau. Riêng loại canh thôi cũng có đến cả trăm loại canh chưa nói các loại thức ăn đã ăn đứt mấy cái “tái, nạm gầu”.

Ăn “phở” mà nói dù thế nào cũng không thể no bụng được và nhanh đói, mà đói thì làm được gì. Dù có cố ăn lấy vài bát “phở” thì bụng dạ làm sao mà yên ổn cho được.

Chưa kể “phở” phải là loại có “nhà, xe, có tiền” mới xài được phở “sạch” còn nếu như mà ăn bẩn kẻo mang bệnh vào thân, chưa biết bệnh dịch thế kỷ nào vào mình, có khi “bệnh tiêu chảy” đến ngay sau đó.

Chỉ tại cái lười, chứ nếu như “cơm” mà biết cùng kết hợp nấu thì ngon không gì sánh bằng. Ai bảo cứ để người nấu “cơm” nấu một mình mãi, bao nhiêu việc đổ lên cái đầu người nấu “cơm” thử hỏi bảo sao không cáu.

“Phở” xin thưa cũng làm từ “cơm” mà thôi, nhưng coi chừng nhiều chất độc trong đó.

Những người mà nói thích ăn “phở” thường xuyên là những người thất bại thảm hại đó, vì rằng không biết tự nấu “cơm” mà ăn, hoặc không biết cho thêm các thứ gia vị vào “cơm”. Người ta có cả trăm loại sách nói về các món ăn với “cơm”, nhưng nấu “phở” chỉ có một bài nói về cách nấu “phở” và nếu có công thức ở nhiều sách thì nội dung nó như nhau mà thôi.

Cái sự tẻ nhạt của “phở” so với “cơm” thì quá rõ.

“Cơm” tinh tế hơn “phở”, “cơm” cần đến cảm xúc yêu thương, còn “phở” thì không cần. Yêu “phở” giống như thú tính, còn yêu “cơm” mang nét nhân tính hơn. Với “cơm” an toàn và yên tâm hơn với “phở”.

Thật ra thì “phở” cũng muốn làm “cơm” thôi, nhưng sao “lại gạo” được nữa. Chỉ có “cơm” mới có thể biến thành phở chứ không có “phở” biến thành “cơm” được.

Do vậy vừa có thể ăn “cơm”, vừa có thể thưởng thức “phở” cũng không khó, vì “cơm” là vô biên và “phở” thì có hạn, do vậy lấy ít “cơm” thành “phở”, “cơm” thì có bao giờ hết. “Phở” hết tiền là hết liền.