NGƯỜI CHỦ CHÂN CHÍNH
Quân địch mở cuộc tấn công vào kinh thành nọ. Tường cao, hào sâu, kẻ địch chỉ bao vây chưa làm gì được. Bọn con buôn giàu có tự cho mình là chủ của kinh thành, chỉ đạo mọi việc của nhà nước. Bọn chúng tụ tập nhau bàn kế chống giặc, tất nhiên tiền là trên hết, hơn cả vận mệnh của kinh thành. Gã lái buôn gạch nghĩ thầm: “Thời cơ vớ bở đã đến”. Và gã phát biểu:
– Cần phải xây bốn bức tường bằng gạch bao quanh kinh thành cho chắc, cho cao: Đó là giải pháp bảo vệ chắc chắn nhất?
– Thôi đi ông! – Gã lái buôn gỗ phản đối – Tường gạch thì đi đến đâu. Phải đào lũy, cắm cọc gỗ thì bố giặc cũng không vào lọt.
Gã lái buôn kêu to:
– Ý kiến hai vị đều không đúng cả. Chỉ cần có những kiện bông đắp quanh kinh thành, bức tường nhẹ mà đạn bắn không thủng. Thử hỏi xem có bức tường nào nhanh, tiện lợi và cản giặc tốt hơn thế?
Bọn chúng cãi nhau để làm sao bán hết hàng và lãi càng nhiều. Càng cãi nhau càng không chịu nhau. Giặc lọt vào kinh và thế là nhân dân buộc phải vùng lên đánh giặc, dẹp tan kẻ thù.
Lúc đó mới hiểu ai là người chủ chân chính của kinh thành.