Ai người biết chân thật là chân thật Phi chân là phi chân Và tôn vinh sự suy nghĩ đúng đắn đó Sẽ mau đạt đến cái chân thật.
Kinh Pháp Cú - 12 Sau Kristallnacht năm 1938, giữa những người Do thái ở Bá Linh có một câu chuyện tiếu lâm hay đưọc kể: Hai người Do thái đang đứng xếp hàng để xin hộ chiếu. Một người muốn đi Mỹ. "Còn anh định đi đâu", anh ta hỏi người bạn. Người kia trã lời: "Đến Thượng Hải". Người thứ nhất nói: "Xa dữ vậy sao?". "Xa tính từ đâu", người bạn trã lời. Đặc biệt người Do thái có biệt tài đó -có lẻ vì trong lịch sử, họ có quá nhiều những sự bất hạnh. Có hàng trăm câu chuyện cười về người di dân Do thái và những hoàn cảnh trớ trêu của họ. Như tôi đã nói, Thượng Hải lúc đó là chổ nương thân cuối cùng của người Do thái ở Châu Aâu. Phần lớn các nước khác đều đóng cửa biên giới. Uruguay gửi trả một thuyền đầy dân di tản trở về Đức. Mỹ và Uùc thì chỉ nhận vào một số công dân đặc biệt. Theo một ký kết hằng trăm năm về trước giữa Anh-Trung Hoa, Thượng Hải trở thành một thành phố tự do, nghĩa là ai vào cũng không cần hộ chiếu. Giữa những năm 1938-1941, hai mươi ngàn người Do thái đã đến lánh nạn tại đây. Một nơi rất xa quê hương, nhưng sau nầy chúng tôi biết rằng như thế cũng chưa xa đủ. Cha mẹ tôi đứng đợi dưới bến tàu khi chiếc Haruna Maru cập bờ. Khi nhìn thấy họ, một tảng đá -không, mười tảng đá- đang đè nặng trên tim tôi, bỗng biến mất. Cha tôi mặc chiếc áo khoác đen, ông vẫn thường mặc ở Bá Linh. Chúng tôi trèo lên hai chiếc xe kéo cùng với hành lý, có chiệc hộp đựng thuốc bằng vàng của cậu tôi ở Luân Đôn đưọc giấu kín trong đó. Trời rất lạnh; các ngọn gió rét mướt từ các thảo nguyên Mông Cổ thồi qua các đường phố Thượng Hải như cắt da. Dầu vậy, áo hai người phu kéo xe vẫn đẩm ướt mồ hôi, đến đổi giống như hơi nước thoát ra từ thân họ bay lên. Tôi không quen ngồi trong những xe kéo bằng người. Tôi đưọc biết rất ít người trong họ sống lâu, ai cũng chết vì nghề nghiệp. Nhưng đó là cách người ta kiếm sống ơ Thượng Hải. Không ai có thể thay đổi đưọc điều đó -nhất là tôi. Cũng may sau nầy người ta đổi qua người đạp xe (LND: dạng như xích lô). Chúng tôi đi qua khu vực dành cho người Pháp. Thượng Hải lúc đó là một cửa khẩu quốc tế tự do, có khu dành cho người Pháp, người Anh, Mỹ và Trung Hoa. Tôi nhận thấy đó là một thành phố tồi tàn trong một ngày mùa đông, chỉ trừ nơi có các ngân hàng, khu thương mại của người Anh thì khá hơn. Thật là một cảnh tượng lạ lùng, những đồ đạc quen thuộc ở một nơi xa lạ. Tôi cũng đưọc dịp sắm sửa từ cửa tiệm của cha. Quần áo tôi mang từ Bá Linh qua Aùi Nhĩ Lan, rồi từ Aùi Nhĩ Lan qua Trung Hoa đã trở nên quá ngắn, quá chật. Tôi không có bằng cấp, không học vấn, không có gì cả. Cha tôi gửi tôi đi học ở trường kinh doanh Thượng Hải. Oâng nói: "Nếu con đưọc học đánh máy, sẽ có ích cho con suốt đời". Đó là cái nhìn rất sâu rộng. Đến bây giờ, hằng ngày tôi vẫn còn ngồi làm việc với chiếc bàn máy. Ngoài ra tôi cũng học kế toán, tốc ký, nhờ đó, sau nầy tôi có thể kiếm sống nuôi gia đình trong bao nhiêu năm. Buổi chiều, sau giờ học, tôi đi chơi tennis. Trong một thời gian ngắn ở Thượng Hải, tôi đã có thể sống tự do, yêu đời như thuở nào. Vào tháng 12, 1941, chiến tranh bùng nổ ở Thái Bình Dương. Nhật chiếm Thượng Hải cũng như một số nơi khác. Vào tháng 2, 1943, họ ra nghị quyết: Người di tản Aâu châu -có nghĩa là người Do thái- phải bị hạn chế trong khu vực thành phố Hongkew; một khu ổ chuột, không có tường rào, nhưng đầy dây kẽm gai, và phải chịu sự cai trị của lực lượng quân sự Nhật bản. Đó là do áp lực của chính phủ Đức. Nhật là đồng minh của Đức, và đối với Đức quốc xã, Thượng Hải cũng như bao nhiêu chổ khác, không phải là quá xa đển nổi họ không thể với tới, người Do thái sống ở đó cũng không thể tránh khỏi sự trừng phạt của họ. Đối với chúng tôi, điều đó có nghĩa là phải lại từ bỏ nhà cửa, công việc kinh doanh. Cha tôi lần nữa lại bị cướp mất đi cơ hội kiếm sống. Tôi tin rằng điều đó ảnh hưởng rất lớn đến người. Vì giờ, cha tôi không còn trẻ nữa. ly pha lê. Cũng nhờ bán dần những thứ nầy mà chúng tôi có thể nuôi sống mình. Con số trẻ em chết ở Hongkew vì môi trường thiếu vệ sinh, không có sữa, lên rất cao. Vào các ngày lể, chúng tôi mới dám mua khoảng hai mươi gram pâté hay một lạng càphê. Chúng tôi phải trả giá rất đắc cho những thứ nầy. Cha tôi có một tấm bản đồ dán trên tường, trên đó ông đánh dấu những bước tiến của quân đội Đồng Minh bằng những cây kim nhỏ. Chúng tôi không đưọc có radio. Nhưng đám con trai tự ráp radio lấy, và dấu dưới nệm. Nhờ vậy, chúng tôi đưọc biết quân Mỹ đã tiến đến đâu, và hy vọng là cơn ác mộng sẽ sớm chấm dứt. Một ngày kia bom nổ ở khu ổ chuột. Nghe một tiếng động lớn, tôi chạy ra trước cửa nhà. Trước mắt tôi là một người quen, anh ta như bị đất chôn vùi, rồi tiếp theo một tiếng nổ lớn nữa, một cột đất, và người đàn ông biến mất. Lúc đó, lần đầu tiên trong đời, tôi hỏang sợ đến mất cả tự chủ. Tôi cứ hét lên, không thể ngừng đưọc cho đến khi cha tôi tát cho tôi một cái. "Chúng tôi không làm đưọc gì cả đâu, hãy im ngay!", cha tôi quát. Từ đó không bao giờ tôi hoảng loạn như thế cả -tánh cách của tôi không giống như thế. Nhưng những gì tôi đã chứng kiến thật quá sức chịu đựng của tôi. Tôi vừa đứng cạnh một người, rồi ngay trước mắt tôi, anh biến ra thành những mảnh vụn. Anh là một nhạc sĩ trong các quán càphê Do thái. Tôi vẫn thích nghe anh chơi nhạc. Rất nhiều trái bom đã nổ trong ngày hôm ấy, rất nhiều người bị giết. Con đường trước cửa nhà tôi, máu chảy như nước mưa. Quân đội Mỹ định đánh phá đài phát thanh của Nhật, nhưng bị chệch mục tiêu. Có lẻ từ kinh nghiệm đó, tôi trở nên không còn sợ hãi sự chết nữa. Từ lúc đó, tôi không còn lo sợ không biết mình sẽ sống hay chết. Người ta sống phút nầy, phút sau đã chết. Tôi đã biết điều đó rất sớm. Vào tháng 8, 1945, trước khi trái bom nguyên tử nổ ở Hiroshima, Nagasaki và chiến tranh chấm dứt, cha tôi bắt đầu bị đau vì những điều kiện sống khốc liệt. Bác sỉ chẩn đoán ông bị sỏi thận, và buộc phải giải phẩu. Vì thế cha tôi đi đến bịnh viện. Dỉ nhiên, mọi phương tiện trong bịnh viện cũng chưa đưọc hoàn bị, nhưng chúng tôi ai cũng nghĩ là ông sẽ qua khỏi. Vào ngày dự định mổ thì cha hơi sốt nhẹ. Cuộc giải phẩu phải đình lại. Hôm sau tôi vào thăm cha. Một vị bác sĩ đã gặp riêng tôi, nói: "Cha cô sẽ không qua khỏi cuộc giải phẩu nầy đâu". Lúc ở trong bịnh viện, cha bị nhiễm trùng não lây từ một người lính Nhật đã đưọc mang vào trong tình trạng bịnh sắp chết. Không có thuốc chữa cho bịnh nầy. Lúc đó chưa có những thứ như penicillin. Tôi vào phòng thăm cha. Oâng đang nằm trên giường, có vẻ rất yếu. Có lẻ cha biết mình sẽ không qua khỏi. Có lẻ những người sắp chết đều biết. Cha rất tỉnh táo. Tôi nói với cha: "Cha ơi, con sẽ trở lại ngay. Con sẽ đi kêu Mẹ". Nói rồi tôi chạy như điên về nhà, nước mắt tuôn đầy trên mặt. Khi trở lại bịnh viện, tôi cố đút cha ăn vài muổng súp. Cha tôi đã không còn nuốt đưọc nữa. Nhưng cha rất bình tĩnh. Cha nói: "Con biết cha thương con đến dường nào!". Cha chúc tôi tất cả mọi điều tốt đẹp nhất trong đời và nói sẽ tiếp tục lo lắng, bảo vệ tôi. Tôi hoàn toàn không thể chịu đựng nổi. Tôi không thể chấp nhận việc cha sắp ra đi -chỉ vài ngày trước đây thôi, cha vẫn còn là người khỏe mạnh. Sự ra đi của cha là một mất mát thật sự đối với tôi. Cái chết của nạn nhân chiến tranh đã là một cú sốc, nhưng sau đó cha tôi vẫn đứng cạnh tôi, để khuyên tôi bình tĩnh. Đối với tôi, cha là điểm tựa của cuộc đời tôi. Tôi đứng bên ngoài nghe Mẹ nói lời từ gĩa với cha. Một vài người bạn thân cũng đến. Rồi cha nhắm mắt. Tôi không thể khóc nữa. Phải thật lâu sau, tôi mới có thể khóc đưọc. Năm ngày sau đó, chiến tranh chấm dứt. Cha tôi đã mong đợi hoà bình biết bao nhiêu, nhưng ông đã không còn sống để đón hoà bình. Mẹ tôi như tê liệt, bà không còn làm gì đưọc nữa. Tôi phải lo tất cả, từ đám táng đến ổn định lại cuộc đời chúng tôi. Quân đội Mỹ tiến vào Thượng Hải. Những người lính GI phát kẹo cho chúng tôi. Nhưng ngay họ cũng không thể cho đưọc chúng tôi một căn hộ. Chúng tôi phải tiếp tục sống trong hai căn phòng tồi tệ đó. Tất cả đều đã mất. Vài tháng sau, mẹ tôi lập gia đình với một người bạn từ thời thơ ấu ở Bá Linh. Oâng ta cũng sống trong khu ổ chuột nầy. Từ đó trở đi, tôi hoàn toàn cô đơn, không cha, không mẹ -vì bà đã dành hết mọi tình cảm cho cuộc hôn nhân mới. Tôi không thể hiểu đưọc điều đó. Tôi nghĩ là mẹ cần có thời gian để quên nổi đau mất chồng. Nhưng giờ tôi có thể nhìn sự việc dưới khía cạnh khác. Mẹ tôi là người đàn bà hiền hậu, nhưng bà rất yếu đuối, sợ hãi. Bà không thể tự lo cho cuộc sống của mình, cũng như nhiều phụ nữ khác thuộc thế hệ của bà. Bà cần có ai đó để bảo vệ, che chở. Tôi đã hai mươi hai tuổi, và trở nên khá xinh đẹp, nếu tôi có thể nói thế từ những bức ảnh tôi còn giữ lại. Có thể bức ảnh cũng đã đưọc tôn tạo, vì trong đó lông mi của tôi dài một cách giả tạo. Nhưng cũng có thể nói tôi là một thiếu nữ khá xinh đẹp. Một ngày kia tôi gặp một người đàn ông lớn hơn tôi mười bảy tuổi. Oâng cũng là người Do thái từ Đức đến; tên ông ta là Johannes. Có điện, nhưng nước thì chỉ có ở phía sân sau nhà. Chúng tôi có một lò sưởi nhỏ để sưởi ấm. Nhưng không bao giờ tôi đốt đưọc lò sửơi, vì thế nhà tôi lúc nào cũng lạnh vào mùa đông. Chồng tôi có phần hùn với người em họ ở một xưởng may áo chemise, làm ăn cũng khá. Tôi tìm đưọc việc, làm thư ký cho quân đội Mỹ đang đóng ở đây, đưọc hai trăm đô một tháng. Đó là một số tiền rất lớn ở Trung Hoa, có thể nuôi cả gia đình hai mươi nhân khẩu. Nghĩa là chúng tôi trở nên khá giả hơn. Tôi đưọc quyền mua sắm đồ ở PX, cửa hàng chỉ dành cho nhân viên sở Mỹ. Có rất nhiều thứ ở đó, thí dụ như kem đánh răng, sà-phòng thơm, kem bột. Tôi còn mướn đưọc một amma, bà vú Trung Hoa. Tôi học đưọc ít tiếng Thượng Hải từ bà, thứ tiếng địa phương mà người nơi khác không thể hiểu đưọc. Khi tôi sanh Irene, con gái tôi vào năm 1947, bà vú giúp tôi rất nhiều. Việc nặng nề khó nhọc nhất là bà giúp tôi giặt bao nhiêu tả ở sân sau nhà. Hầu hết người Do thái sống trong các trại tập trung ở đây đều muốn đưọc qua Mỹ. Người Mỹ cũng chấp nhận chúng tôi, nhưng giấy tờ hành chánh thì quá nhiêu khê. Các chuyến đi Mỹ phải đi cùng với quân đội Mỹ trên các chiến hạm, chúng tôi chờ đợi đến vô vọng. Mẹ tôi và chồng bà đưọc đi trước cả chúng tôi. Cuối cùng khi quân đội của Mao Trạch Đông tiến vào Thượng Hải, lúc đó mới tới lượt chúng tôi. Chúng tôi rời Thượng Hải trên chiến hạm cuối cùng vào năm 1949. Những ai không lên đưọc chuyến tàu đều bị bắt lại. Như thế tôi vẫn còn may mắn. Như tôi đã may mắn đưọc lên chuyến tàu cuối cùng đưa trẻ con ra khỏi Đức vào năm 1939. Các chiến hạm có thể chứa khỏang từ một ngàn rưỡi đến một ngàn tám người, đàn ông đàn bà ở riêng. Chúng tôi gồm sáu người mẹ và sáu em bé ở trong một cabin. Mấy đứa bé như đã hợp đồng, không khóc cùng một lúc, mà cứ hết đứa nầy khóc thì đến đứa kia. Chúng tôi hầu như không thể chợp mắt đưọc. Dầu gì chúng tôi cũng trên đường vượt Thái Bình Dương! Trên đường đến San Francisco! Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi nhìn thấy chiếc cầu Golden Gate, đẹp tuyệt vời qua lớp sương sớm. Trên bến, một ban nhạc đang chơi bài hát nổi tiếng: "San Francisco, hãy mở cầu Golden Gate". Lần nữa, một cuộc đời mới lại bắt đầu. Không biết đã bao nhiêu lần như thế rồi? Dần dần tôi học đứng trở dậy trên đôi chân mình khi vấp ngã, giống như thằng người đồ chơi mổi lần bị đấm ngã, lại chồi trở dậy. Giờ tôi là một phụ nữ đã có chồng con, hai mươi sáu tuổi, vẫn chưa có giấy tờ hợp pháp, nhưng đã có chút đỉnh tiền dể dành. Tuy nhiên tôi có cảm giác như cũng chưa đưọc yên: còn cứ phải chống chọi với bao nghịch cảnh, và phải cắn răng chịu đựng. Nhưng để làm gì chứ?