Mây Chiều
Chương XXII

Đường về tỉnh, bây giờ mới để ý xe của Khế len lỏi giữa những xe máy, xe tải xuôi ngược, che đậy bịt bùng. Chốc cái bạt lại tốc lên. Những tủ lạnh, quạt điện, máy khâu, các máy móc gì nữa, quần áo vải len sặc sỡ. Thấy nói ngoài khơi biển Diêm Điền có một cái chợ trời, tàu các nước chở hàng lậu đến đậu từng đám. Hàng trăm thuyền ra rút hàng suốt đêm.
Cái năm tôi qua thành phố Đaét Salam nước Tandania, trên vỉa hè người đứng bán từng đống xống áo cũ, hết mốt. Tôi về đã viết một bài báo chễ riễu châu âu đương mở mang công nghiệp tống phế thải sang thị trường châu á, châu Phi. Nhưng ở Việt Nam không thèm những cái bần mắt ấy. Bây giờ thì những cái bẩn mắt ấy tràn khắp chợ thì quê ta.
Viết đến đây, tôi vẫn đương ở Đà Lạt. Tháng chín, thành phố cao nguyên mưa và lạnh. Tôi không đem theo áo ấm, cháu My xuống chợ mua cho ông cái áo bludông vải xám có dọc kẻ đen như áo tù. Tôi đương mặc cái áo ấm cu người mới ta ấy và ngồi viết. ở đây nhiều người đã phất lên, cũng như mụ Sự kia béo mầm chỉ nhờ những cái ôi thối của thiên hạ. Lại những tình cờ, phải chăng. Những sa sút của Sự, ngày tàn tạ của Vêrônica, cái chết của Madari, bước đường phiêu bạt không thể định trước của Platôn Thành, ông Ngải vẫn ngồi ở búi tre lép, không biết đến bao giờ.
Đường tấp nập đông, khi trở về bao giờ cũng ngỡ như nhanh hơn. Chẳng mấy lúc đã qua phố huyện.
Khế tự dưng hỏi tôi- câu hỏi như kết luận những quan sát của Khế từ hôm qua.
Bác là nhà báo à?
- ừ
- Nhà cháu ngày trước cũng có người đăng báo, bác biết không?
- Tôi biết thế nào được!
- Bài báo Bà ký Đường ấy mà!
Tôi giật mình, nhúc nhích cả sợi dây chằng ngang lưng. Cái truyện ngắn của Nguyễn Khắc Mẫn đăng báo Ngày Nay, một chuyện có thật. Tác giả đã đi hát ả đào phố huyện Vũ Tiên đầu tỉnh. Nhà hát bà ký Đường được tiếng không phải vì sang, vì người đẹp hát hay mà vì nó không giống kiểu các nhà hát khác.
Ông ký làm sư lục lộ, kém mắt, bị mất việc. Ông ký về mở nhà hát, làm kép đàn, bà ký và cô con gái hát. Nhà hát bà ký Đường không nuôi đào rượu hầu hạ ôm ấp khách. Không có chầu mặn chè chén và khách ngủ lại đêm. Hát chầu chay xong, chi tiền rồi- khách ra về. Được tiếng mà lại vắng khách, cái nhà hát còm cõi ấy.
Ông Dương một ta giỏi võ làng tôi, chủ xe ôtô con thỏ Mỹ Mâm thuê đứng chùm du côn tranh khách đường Thái Bình- Hà Nội. Chúng tôi hay xuống chơi với ông, có khi dăm bứa nửa tháng. Tôi kể ông nghe cái truyện ngắn Bà ký Đường. “ừ, có cái nhà hát bà ký Đường. Chỉ nghe hát suông rồi cút, chán bỏ mẹ. Chúng mày muốn đi thì tao cho đi". Ông Dương bảo thế.
Rồi tôi được rõ hơn lai lịch nhà hát này cũng không phải chỉ một màn “chán bỏ mẹ", như ông chùm du côn làng tôi nói khinh thế. Hát cô đầu phố phủ, phố huyện ở đâu cũng tẻ nhạt- dẫu sao cũng chỉ là nơi chốn ăn chơi cò con của mấy ông chánh lý có việc quan, những đám kiện cáo bên nguyên bên bị có máu mặt lên công đường và những dịp sưu thuế. ở Vũ Tiên, đất này có nghề nhà trò hát cứa đình cửa đền, đến mùa đám thứ thì đi hát thờ, có khi gặp dịp vào hát trong dinh quan bố, quan thương, quan án. Đã tàn tạ rồi, nhưng còn giữ lề. ả đào Vũ Tiên vẫn có nếp, còn kiêng: hoa là huê, lễ là lỡi, liễu thì hát là lão... còn giữ hơi giữ tiếng con nhà nòi họ Tam, họ Ngàn tử xưa nghề hát.
Chúng tôi được lang võ sư Dương dẫn đến nhà hát bà ký Đường. Đúng như Nguyễn Khắc Mẫn đã tả trong cái truyện ngắn. Nhà phố huyện, vườn thưa hai bên bờ rào. Mái ngói, vách dứng chát vôi cát. Có hai gian, gian ngoài làm nhà hát. Ông ký khoảng trong ngoài năm mươi, người gầy kheo khư, cổ lộ hầu, áo the khăn xếp. Ông ngất ngư nghiêng ngả cả người vớt hai bàn tay khô đét nắn phím gảy tửng tửng cây đàn đáy ba dây. Võ sư Dương kể lão ký Đường nghiện nặng, trước làm cai phu sở đạc điền ca đát, người ta gọi tôn lên chân ký lục. Nhà hát tiêu sơ thế này đào đâu ra tiền mua thuốc ty, lão chỉ nuốt sái, càng gầy rộc, mà lại hay ghen, bởi vì bà ký Đường còn mẽ người, bà vấn khăn sa tanh bỏ tóc đuôi gà, ngồi xếp thẻ hai đầu gối quần lĩnh. Tiếng hát khi thánh thót khi dịu dàng trong khổ phách mau thưa. Chúng tôi đã cơm rượu từ chiều ngoài hàng ở bến xe, như mọi khi. Tôi không biết cầm roi chầu, nhưng cũng nghe biết ông Dương say cứ gõ tom chát loạn xạ. Cả nhà có ba người đều phục dịch vào hầu chát. Cô con gái vừa đun nước, lại mời nước. Cô mặc áo the nâu, cô còn nhỏ nên vấn khăn lượt chưa bỏ đuôi gà. Cô hát hàng hoa nhẹ nhàng đỡ mẹ những bài dễ, khi mới khai trống chầu, nào Bầu trời cảnh bụt... nào Hồng hồng Tuyết tuyết... Cô bé chừng mười ba mười lăm tuổi, người mỏng như cái đóm, lại có cái tên ngồ ngộ, cô Thẹn.
Tôi cũng chỉ đi “che tàn” theo ông du côn cho biết, nhớ đâu được cái nhà hát sài đẹn này. Tối hôm ấy ông Dương cũng chỉ đánh trống nghe hai ba bài rồi kéo chúng tôi về. Bây giờ bỗng dưng nghe nói tên “bà ký Đường”, lại đương về qua Vũ Thư rồi...
- Bà ký Đường là thế nào với Khế?
- Bà cháu, ông ạ. Bà cháu mất đã lâu, cháu cũng không biết mặt.
- Mẹ cháu tên là Thẹn, phải không?
- ối giời ôi! Sao ông biết tên cúng cơm của mẹ cháu, sao...
Mặc cho anh chàng cứ kêu giời rồi sao... sao..., tôi không trả lời. Có gì mà trả lời, những chuyện nhà trò cô đầu đã xếp xó, như tuổi cậu này bấy giờ còn ở trên trời dưới âm phủ mô tê nào, biết đâu được.
Chao ôi, lại một tình cờ giữa đường...
Về đến thị xã, Khế ôm nhất định chưa nhận tiền công tôi trả mà nằng nặc “mời bác vào nhà cháu... mời ông... Ông ở chơi với bà cháu, với vợ chồng cháu, mai hẵng về. Mà bây giờ đã trưa rồi, ông cũng đến đi tìm nhà trọ chứ đi đâu".
Khế đoán đúng, tôi đã tính ra cầu Bo lại vào những cái hàng cơm chứa trọ trên bến. Thế là tôi theo Khế về nhà ở phố huyện cũ. Có lẽ vẫn chỗ cái nhà hát bà ký Đường năm xưa mà tôi không thể nhận ra.
Khế sắm nắm đi, lúc đèo lúc dắt, hớn hở ra mặt.
Tôi cũng chẳng có kỷ niệm gì ở đất này, chuyện “bà ký Đường” thì vì Khế nói đến mà nhớ. Có lẽ mỗi khi qua Vũ Hiên, Thư Trì lại nhớ anh bạn vong niên Vũ Đình Cự nhà vật lý chất rắn cự phách đã cùng anh em trổ tài hiện đại kết hợp với thủ công phá thuỷ lôi Mỹ thả vây cảng Hải Phòng. Chẳng biết anh chàng đã lấy vợ chưa, hay không. Và tôi nhớ bài thơ Xuân Diệu vàng ngời những vườn hoa ngâu chín làng Thuận Vi.
Biết đâu Khế chẳng nghĩ ráng mẹ Khế gặp tôi thì có thể hai cụ đã thế nào với nhau ngày trước.
Ôi, tôi lại nhớ chuyện Hoàng Trung Thông viết bài giai thoại trên báo Văn Nghệ về Hoàng Trung Thông và Nguyễn Tuân sang chơi Lỗ Khê huyện Đông Anh.
Lỗ Khê, một làng nghề ả đào. Nguyễn Tuân hỏi thăm một danh ca có tiếng ngày trước hát ở Khâm Thiên, người làng này. Bà con nói cụ nhà trò ấy mất rồi.
Đêm ấy trời sầm sập mưa, Nguyễn Tuân uống rượu gõ chiếc đũa vào lưng cái bát làm trống cầm chầu và Nguyễn Tuân hát, nước mắt ứa ra. Hoàng Trung Thông đã viết lại cảnh ấy. Bạn đọc có thể ngậm ngùi với người đãng tử một thuở đưong khóc cố nhân.
Nguyễn Tuân bảo tôi:
- Tao có nhân nghì nhân ngãi gì với bà ấy đâu.
Biết thì hỏi thăm vậy. Nghe chuyện bả bị bắt lúc cải cách ruộng đất, bả đã thắt cổ chết thì tao nghĩ thương cho một cái tài hát kiếm được ít tiền tậu mấy sào ruộng lại phải chết vì cái tài ấy. Thương là thương thế!
Tôi hỏi:
- Hoàng Trung Thông không biết như ông?
- Nó biết. Nó cùng nghe mọi chuyện với tao. Nhưng nó viết thế thôi. ấy đấy!
Hai chữ “ấy đấy” ai hiểu thế nào thì mặc lòng.
Cái nhà của một người đi kiếm tiền ở nước ngoài về như Khế có đầu óc thu vén thật chỉn chu. Nhà một tầng- giàn hoa ti gôn đỏ hây trên đầu tường phủ xuống trước cửa, phảng phất dáng một căn nhà nghỉ ngoại ô Beclin- hay là tôi tưởng tượng ra thế, nhưng dẫu sao cũng là một gian phong quang, nhẹ nhõm được mắt.
Dắt xe vào giữa sân, Khế nói to:
- Bà ơi! Có khách.
Một bà lão ngồi cái chõng trong nhà ngước mặt ra. Cái nhìn của một người kém mắt, nghe cũng là nhìn, như ông Ngải.
- Ai thế?
- Chào cô Thẹn
Bà lão đứng lên, nghẹn ngào, mếu máo:
- Ông nào...
Trong khi Khế dựng xe vào tường hoa, hỏi mẹ:
- Nhà con trưa nay có về không?
- Có, nó vừa ra chợ.
Rồi Khế nói bô bô, như mọi việc đã xếp đặt cả.
- ối giời ơi, từ hôm qua đi với ông, con sướng quá. Các cụ ngày xưa cũng lắm chuyện chứ chẳng chơi. Thế nào con cũng phải giữ ông ở lại đây xơi cơm với bà cháu, với vợ chồng cháu. Mai con lai bố về tận đầu ngõ trên Hà Nội. Con phải bảo nhà con về sớm làm con vịt đánh chén mới được.
Rồi Khế vào trong nhà, nhấc điện thoại, gọi ríu rít.
Tôi nắm tay bà lão, đốt ngón tay lạnh ngắt- cái cô bé đun nước, mời nước, hát hàng hoa tiếng e é chua như mèo rên ngày xưa đây. Hàm răng móm làm cho môi và cằm rúm trũng xuống. Nước mắt bà lão chảy ra, không biết cái nước chết lưu niên ở hai con mắt lòa lúc nào cũng ràn rụa nhợt nhạt trên mí, hay là nước mắt. Cô Thẹn ấy nhỏ thó, gày rạc, cái bóng ngày xưa ngồi sau lưng bà ký Đường đợi hát đỡ mẹ, tiếng đàn đáy lắc lư.
Cô Thẹn ngày ấy đây. Bà lão vẫn nắm tay tôi cất giọng phều phào, rè rè:
Đến bây giờ mới thấy đây
Mà lòng đã chắc những ngày một hai
Câu Kiều này, đầu mùa đông 1959, Nguyễn Đình Thi đã ghi sổ lưu niệm bảo tàng L. Tôn Tôi trong điền trang Jasnaia Poliana ở Tu La.
Mỗi khi mơ màng lại cái chuyến về Thái Bình này, là thật hay chiêm bao. Hai câu lẩy Kiều tình nghĩa kia đã thấy ở Tu La hay đã nghe cô Thẹn, bà cụ Thẹn nghẹn ngào.
1997, Đà Lạt
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
CHIềU CHIềU
Tô HOài
NHà XUấT BảN hội NHà VăN
65 Nguyễn Du. Hà Nội- ĐT. 822235
Chịu trách nhiệm xuất bản:
NGô VăN pHú
Chịu trách nhiệm bản thảo:
BùI HòA
Biên tập.
VươNG TRí NhàN
Trình bày bìa:
- - - - - - - - - - - - - -
Sửa bản in:
NGUYễN SôNG ThAO
In 1. 000 cuốn, khổ 13x19cm tại Công ty In KHKT- Hà Nội.
Số in: 181- Giấy đăng ký kế hoạch XB số: 3l123lCXB
In xong và nộp lưu chiểu quí II năm 1999

Xem Tiếp: ----