Năm sau, tôi học trường Nguyễn ái Quốc, cùng tổ với kỹ sư canh nông Ngô Tấn Nhơn. Anh Nhơn là người đã cùng đoàn cán bộ đi tham quan Quảng Tây. Bạn đưa đến một cánh đồng thí điểm cấy dày. Nhưng ruộng đã gặt, được nghe báo cáo xem ảnh và trông gốc rạ chi chít liền như trải chiếu. Bạn trình bày có kỹ thuật mới sang năm bình quân mẫu sẽ trăm tấn, bây giờ cho ruộng luân canh bỏ hóa để đất được ngủ, được thở vụ sau càng tốt hơn nữa. Anh Nhơn cười hiền lành: “Các đồng chí ấy và chúng tôi đều ước vọng như người nông dân xưa nay ước vọng. Đi tham quan về, tôi làm báo cáo và kế hoạch. Trên nhận xét con số chỉ tiêu còn thấp còn bảo thủ. Vừa đi tham quan nơi tiên tiến nhất, không thể xoàng thế. Tôi nâng 4 triệu lên 6 triệu tấn gẩn gấp ba. Ra hội nghị, nống lên nữa, thành 7 triệu ở các cuộc họp xóm, xã, tổ sản xuất, tôi đã dự lắm cuộc thi đua đặt mức. Cũng như các cuộc họp anh Nhơn kể lại, làm ăn còn trông vào ngày mưa ngày nắng mà đâu cũng thế, cứ sôi nổi nhận văng mạng thật cao, càng cao, ở xã, rồi lên huyện, lên tỉnh lại đun lên. Thả sức ganh nhau, rồi chẳng làm được cũng thôi. Bỏ vì được hạt thóc còn “trông trời, trông đất, trông mây” cứ ước thế vầy, mất gì.” Tổ ông Thông mượn được miếng ruộng vài thước vuóng rồi xin mạ về cắm liền tù tì. Ngày ngày tát nước, bỏ phân, ú phân xanh, cả phân tươi. Cây lúa chen chân lên, cũng xanh mỡ mượt mà, nhưng lúa xít gốc, nóng hầm hập, hút nước tợn quá. Phải kế hoạch quạt cho lúa mát, vào làng mượn chiếc quạt thóc cánh phẳng nặng như cái cùm- ở trên báo đã nói lúa cấy dày lên, nóng phải quạt, kinh nghiệm canh tác đấy. Quạt vài hôm, lay thử, cả khóm lúa bềnh ngã ngửa, lá vàng ỏng, thối rễ. Ông Ngải kết luận hộ. “Các anh chơi trò trẻ ranh". Rồi những năm sau, Phùng Quán còn đi lao động dài hạn, ngắn hạn ở những nông trường Đông Hiếu, Tây Hiếu và đâu đâu nữa không biết, nhưng mà đợt này một nhóm có hai chúng tôi, kể ra tổ trưởng Thông cũng khéo xếp. Một mình tôi thì nên cơm cháo sao được, lại chỉ mồm miệng đỡ chân tay. Nhớ hôm ấy có mấy chén rượu suông. Hồi này Thông cũng chưa uống mấy, nhưng máu nát rượu thì sẵn, không vì uống nhiều hay ít, chỉ cầm chén ngùi hơi men đã ngà ngà rồi. Thông đứng dậy, chân la đà. Phùng Quán giơ tay: Anh để em đỡ. Thông quắc mắt: “Tao vừa công bố mày với ông Hoài một nhóm, tao có say đâu". - “Anh cứ vịn vai em cho chắc". Thông quát: “Ông mà phải để cho Nhân Văn giắt à?” Tôi nhớ một hôm ở cơ quan 84 Nguyễn Du, có liên hoan cuối năm, bấy giờ chỉ có rượu mùi, chẳng biết Thông uống thế nào, đến lúc ra cửa, Quán dìu một bên. Thông vùng tay ra, cũng nói một câu ấy: Tao mà... tao mà... Chẳng biết Thông nhớ không. Chắc là không, nên mới nói lại đúng thế. Quán ngồi lặng im, vẻ mặt buồn, nhìn Thông đi ra. Chúng tôi bàn việc làm hố phân. Cái sự người say không cho là mình say, mà cũng không hẳn là say, bởi vì sáng kiến do tổ trưởng Thông nảy ra bảo tôi và Quán làm một hố phân, không phải chúng tôi đã nghĩ ra. Hai người một hố phân xanh. Các nhóm khác hình như cũng làm thế. Hố phân chúng tôi đào ngoài góc vườn chè. Ông Ngải hỏi: “Các anh làm gì đấy?” - Hố phân xanh ạ! Ông Ngải không nói gì. Quán đi mượn thêm một chiếc mai về cho tôi. Quán nói: - Anh thì trình độ hon em, anh là nhóm trưởng. Nhưng việc này thì em xin chỉ huy anh. Lệnh của em là: em đào, anh hất đất lên. Đúng quá, vừa sức chân tay tôi, không thể còn ý kiến vào đâu được. Quán phạt cỏ, làm dấu xới một vòng tròn to bằng cái miệng giếng, rồi bắt đầu thúc lưỡi mai, nhanh nhẹn điệu nghẹ. Hai tay nhấc cán, bàn chân dận lên thành lưỡi, bầy đất lên. Nhưng đất vụn ra, tôi không lùa mai hất được. Tôi lấy tay bốc, nhưng một lúc vẫn chưa được bốc, chỉ đất cằn lăn ra nham nhở từng đám. Quán bảo: “Không cần bốc vội, đợi dào quành thế này cho thành miệng hố đã". Thì tôi cũng biết thế và ngồi tỳ khuỷu tay lên đầu gối, đợi. Ông Ngải đi đâu về, ra vườn, đứng nhìn Quán cởi trần hì hục đào. Ông Ngải chép miệng: - Đào thế thì đến hai phiên chợ Diêm cũng chưa được cái hố đâu. Quán hỏi lại, giọng rụt rè, không rành rõ tự tin như lúc nay giảng cho tôi: - Ông bảo phải đào thế nào? Hố ủ phân chỉ như miệng cái thúng, đào đâu to như cái giếng thế. Khoét hũm trước, bằng cái đấu thôi. Xắn ra từng phía mới được. Rồi ông Ngải cầm mai, đẩy chân một cái, chỉ ba bốn nhát, đất đã lên từng vốc. Quán đứng nhìn ông Ngải, gật gù: “Được rồi, cháu sáng mắt ra rồi, cụ ạ. Không phải chỉ anh mới có năm xe chữ, em chẳng mẹt chữ nào mà cũng suông cả. Trí thức tiểu tư sản không bằng cục cứt thật. Cụ ra ví dụ thế đủ rồi, để cháu làm tiếp. Nhưng ông Ngải đương thuận tạy cứ đào, hai chúng tôi bốc liền liền lên. Quán cứ tắc lưỡi: trí thức, trí thức... ông Ngải thúc mai phăm phăm, vừa chuyện vừa hỏi: ông phó cạo ngoâi đê bảo ông Ngọc mới được sang nước Tiệp Khắc về. Đã mấy năm trước, hội sân khấu cử Chu Ngọc đi tham quan nước Tiệp. Chắc Chu Ngọc đã khoe với ông phó cạo. - Vâng ạ. - Thảo nào, ông ấy đi cả ngày, không xếp ải, không đào hố phân như các anh. Cán bộ to mới được thế. Quán nói: - Không phải đâu. Ông ấy cũng bằng cháu thôi. - Cán bộ cốp là bác Thông, bác Thông chúng cháu cũng lao động cả ngày đấy. Lao động là vinh quang, ông Ngọc ông ấy lười ạ. - Thế hai bác đã được đi nước Tiệp Khắc chưa? Quán cười to: - ồi, ăn thua gì. Chỉ đi nửa buổi đã đến nước Tiệp Khắc, bằng từ đây xuống Diêm, à xa hơn một tý. Bác Thông ngồi tàu bay nửa tháng mới sang đến nước Liên Xô. Hôm nào cụ cứ hỏi chuyện bác ấy xem.. - Ô là vậy! ôi a ồ... Chẳng mấy lúc đã rõ ra cái hố sâu, tròn vành vạnh ông Ngải vào lấy cái sảo cho chúng tôi khiêng đất đổ đắp vào cáe gốc cây chè. Ông Ngải nói: “Đất tường, đất vách ám khói bồ hóng ủ phân chóng ngấu. Sẵn cái mai, bếp nhà tôi có mảng tương ám khói đã đổ một vì, tôi đợi có rơm thì lấy bùn ao đắp tường mới, các anh đem đất ấy ra mà lót hố phân.”Quán xua tay: - Không, không, cụ ạ. - Đất có hơi bếp, ngưòì ta gánh ra ruộng tốt như bỏ phân ấy mà. - Thôi, thôi. Tổ trưởng đi kiểm tra lại bảo chúng cháu ăn gian đem lót đất dưới đáy cho chóng đầy hố thì chết cha. - Đất vách bếp khác... - Các ông cán bộ to không biết đất nào vách bếp vách chuồng trâu đâu. Cháu lạy cụ. Tôi chen vào: - Mà hố chóng đầy thì chóng hết việc, lại phải đào hố khác, vẽ chuyện. Chán chuyện chúng tôi. Ông Ngải cười hiền lành, không nói nữa. Ông ra ngồi hút thuốc bên búi tre lép. Ông quay mặt vào bảo: “Nghỉ tay ra uống nước". Rồi ông vào trong bếp bưng ra nồi nước chè buổi sáng còn ông ăn ngữ ba bát cơm. Ông chỉ nghiện thuốc lào và nước chè vò. Sáng sớm, ông làm hết hai ấm chè tươi đặc rồi ra làm đồng, đến trưa về mới ăn cơm. Mặc cả nhà ăn sớm, từ thuở trẻ, ông Ngải cơm nước thế, đã quen lệ. Chặp tối, từ trên đê lộc cộc xuống một cái xe ba gác người đẩy người kéo, người bắt bánh chờ đồ đạc và máy “chớp phim”. Đội chiếu bóng huyện được lệnh cho ưu tiên về phục vụ hơp tác xã thí điểm. Hai cái xe phủ bạt ni lông xanh, dây chằng như buộc con trâu, phía dưới hở ra một hàng đít phuy xăng sơn hắc ín và những cạnh hòm gỗ vuông. Ngoài nóc bạt cài chiếc loa thiếc to bằng cái thùng và một bu gà, tiếng nhiếp nhiếp cả gà con, không biết là để thịt hay gà đàn nuôi. Mỗi xe, một người xách lúc lắc cái đèn bão, cứ hô tiến lên, tiến, tiến lên mỗi chỗ đường lồi lõm ổ trâu. Đội chiếu bóng của huyện, của tỉnh lưu động qua các làng, đem đến những máy móc và phim ảnh các nơi mà nhiều người trong làng chưa bao giờ được xem và cái gì mới cũng thấy là lạ. Hôm vừa rồi, hiệu chụp ảnh ở chợ Diêm bán được mấy chục chiếc anh một nữ diễn viên Liên Xô, ông thợ dã khêo tô mặt mộc thành mạt son phấn, váy áo sặc sỡ. Thanh niên bá vai hỏi nhau: “Mua ảnh em chăn ngựa chưa", ý nói ảnh cô giáo trong phim Tiếng hát người chăn ngựa mới chiếu mấy đêm ở bãi chợ. Ba tối liền, các phim Tống Cảnh Thi, Tiếng hát người chăn ngựa, người các làng về xem ngồi kín mặt ruộng đồng cao. Ông Ngải đi xem, còn tôi nằm trong chõng cạnh bụi tre lép, dưới ánh trăng suông, ngoài chân đê.. nghe loa hát đồng ca Hò kéo pháo, tiếng máy phành phạch, tiếng người thuyết minh sang sảng, thánh thót. Giữa mấy đêm vui, ngoài đồng nhiều thửa ruộng vẫn đương gặt và ban quản trị họp khuya bàn những chuyện gấp. Khi giáp hạt, cái đói và cái ăn kề nhau, nhà nào cũng nháo nhác, nhưng năm nay có hợp tác, có tổ, cái lo được đem ra đình, ra trụ sở. Hai cái xe ba gác của đội chiếu bóng lạch cạch chuyển sang làng khác rồi. Xẩm tối, các xã viên đã đến đông đủ Chúng tôi đi họp, có tổ trưởng Thông và một cán bộ ban công tác nông thôn không biết huyện hay tỉnh cũng dự. Mỗi một cái đèn hoa kỳ trên đầu bàn đằng kia, cả gian nhà hũ nút tối lem nhem như trong chuồng trâu. Các bà, các chị bó gối ngồi lố nhố dưới đất. Một anh dáng chừng thông tin xã, nói to: - Các bác văn nghệ ra cho một bài nào. - Phải đấy! Ai đi hò lờ.. Bí thư Sự hét: - Đây là các bác nhà văn, nhà báo, không phải văn công. - Thì cũng là văn báo, văn công cả! Một người ngồi đằng giáp tùờng bỗng lên một câu hò lơ lẩy Kiều. - Nhà báo à? Báo cô báo cậu! Đội trời đạp đất ở đời, Ai đi hò lờ. Họ Từ tên Hải vốn người ăn không Hò lơ hó lơ hò lừ... Quán ghé tai tôi: - Tên ấy xỏ chủng mình. Tôi phải ra trổ một bài đập lại.Tôi kéo Quán ngồi xuống. Bí thư Sự tinh ý quát: - Không được hát mất lập trường. Câm cái mồm! Nhiều ngườì vỗ tay, cười ầm. Không biết cười cái gì. Thật quái, rồi cái năm tôi học trường Nguyễn ái Quốc, đi với anh Thử cùng tổ về tìm hiểu một hợp tác xã nông nghiệp ở Trôi Gối vùng các huyện Đan Phượng và Hoài Đức. Chúng tôi qua cánh đồng, Thử có cái đài Orion đeo bên nách, hát eo éo. Một anh đương cuốc ruộng, ngẩng đầu lên, hát đúng cái câu lẩy Kiều có chữ “ăn không". ở đâu cũng có người làm, người chơi, những ví von xỏ xiên sao khéo bay xa thế. Rồi vào cuộc họp ngay ngắn. Bí thư kiêm chủ nhiệm bắt đầu nói, giọng đều đều như đọc giấy: thóc đương gặt, chưa lên sổ sách, không được hoang mang. Thóc chưa về nhà nhưng thóc đã được quảy về sân kéo đá, thóc chạy đâu, thóc mất đâu mà nháo lên. Một bà vừa bước vào, nói ngay: “Mua xi măng chưa, trám xi măng vào mồm người ta ấy à? Thấy mùa màng thóc lúa không ra sao thì phải sốt ruột chứ". Chủ nhiệm lại nói, xung quanh lại to nhỏ lầm bầm. Có lúc ồn lên như sắp cãi nhau, nhưng không, cứ vừa to tiếng lại vừa pha trò thế thôi. Đảng viên Quốc trình bày cái thắc mắc của mình, nhưng nay đã ổn. Trong góc nhà có tiếng chép miệng, kháy: - Anh chẳng ổn thì ai ổn. Anh ổn là phải. Chủ nhiệm Sự nói: - Năm nay, chắc rồi tôi cũng thiếu, nhưng... Cái bà nói mua xi măng lúc nãy, đốp ngay: - Anh thiếu, đố anh dám thắc mắc. - Tôi không thắc mắc lung tung! - Tưởng tôi thắc mắc lung tung a? Có ở đây đông đủ cả nhà, là trong nhà, tôi nói toạc ra thế chứ làm người phải có ăn có nghĩ chứ. Nhà tôi ngay bên đường cái, ai đi qua chẳng tạt vào nhờ điếu thuốc, chén nước vờ xem con gà con qué dò la. Người kẻ bãi hỏi tôi năm nay thế nào, tôi chỉ vào đống thóc thuế anh Sự gửi, tôi bảo thóc nhà được chia đợt đầu, chưa kịp cân lại. Còn nữa, còn nữa. ối, đầu vụ mà hợp tác tống đến lắm thế. Đứa nào bảo tôi ăn nói phá hoại, hả? Thời này, không phải thời cải cách, vu oan giá họa cho người ta không được đâu. Lắm cái biết rồi, hỏi không để làm gì, cũng cứ hỏi, như phải có thắc mắc, có hỏi mới là đi họp. - Chia cho vài hạt thóc thế thì làm sao tôi nuôi con tôi. Không nuôi trẻ con nữa à? - Nhà ai chẳng cõ trẻ con, chưa có hợp tác thì vẫn phải nuôi trẻ con chứ! Bà ấy còn làu bàu nói một mình. Có người thì thào bà lão ban chiều dắt cháu vào ăn cỗ cơm mới nhà ông đảng viên Dũng vừa xuống thành phần không vào hợp tác, chắc lại mới nghe ông ta thổi cho mấy câu bất mãn bất mèo. Mấy khi có cán bộ trên về và thế nào ông cán bộ cũng phát biểu và nói dài. Đã quá mười giờ, lại giơ tay hùng hổ sang mục đích ý nghĩa đông xuân năm nay quan trọng đến kinh tế, chính trị ra sao. Cả loạt người ngồi xa đã tựa vào tường, ngủ từ bao giờ. Có bà ngủ gật giật mình ngồi chồm hỗm lên, hỏi: - Ông này lắm lời nói đến sáng chắc? Cán bộ nói: - Không nói đến sáng đâu. Điều thứ năm là... Cán bộ làm vẻ bình tĩnh nhưng bị câu hỏi sống sượng trắng trợn, cũng mất đà thao thao, nhụt giọng dần, rồi đột nhiên ngồi xuống. Cuộc họp cũng phải gác mấy việc, chỉ còn bàn làm mạ. Lại cãi cọ lao xao. Việc làm, việc thi đua bao giờ cũng nói hăng, dẫu đương còn thắc mắc bề bề. Và ồn nhất là lúc gắp thăm chia ba chiếc lưõi cày 51 chủ nhiệm mới sắm về. Cái hố chúng tôi đã đào xong, sâu bằng chiếc vại, bây giờ đến công tác làm phân. Quán hỏi: - Thế nào? Anh chàng hỏi cốt để khơi ra rồi lại nói: - Việc này lại đến Quán ra tay thôi. Hôm nọ xuống Diêm đấy, Quán đã cắt nghĩa cho mọi người biết ngọn nguồn hạt muối và nghề làm muối. Anh lại quên rồi. Không phải chỉ tát nước biển lên phơi nắng thì ra muối. Tháo nước mặn vào, vừa phơi vừa pha, đến lúc bỏ hạt cơm vào mặt nước, hạt cơm chìm là được. Lấy nước cái chan lên mặt ruộng xi măng, hơi nước bay dần đi còn lại hạt muối, hạt vuông mặt nhỏ là muối tốt, thế, thế... - Quán nói thạo thế, chúng ta sẽ ở lại Diêm Điền, xin đi thực tế đợt nữa làm công nhân nghề muối. Quán cười hố hố. Doạ chơi đấy thôi. Để anh thấy Quán lãnh đạo làm hố phân này là đích đáng. Ngày ở bộ đội, làm cả một trăm hố phân cho đại đội, chả là tăng gia đơn vị riêng mà. - Tớ vẫn làm theo Quán phân công đấy thôi. Được rồi. Thế thì bây giờ, tính... Chúng tôi ngồi hai bên hố, ngắm nghía, còn khoái cái công trình mới, đã quên mất nếu ông Ngải không đào thử và chỉ vẽ cho thì còn loay hoay đến sang năm cũng chưa chắc được cái hố nhép. - Bây giờ tính... Theo lệnh tôi. Nhóm ta thi đua với các nhóm. Sáng mai triển khai ngay hai công tác: đi gắp phân và bẻ lá ủ phân. Nhặt phân, gắp phân, gánh phân không phải việc của anh, mà anh cũng không làm nổi. Tôi phân công anh đi các bờ bụi bẻ lá ủ. Nhớ cái lá nào ngấu được, lá rền đất, dây mảnh bát, lá xoan. Đừng rước về lá tre, lá duối ủ một năm không ngấu không tơi thì chết dở. - ừ mà tớ không biết gánh. Tớ như anh cu đảng viên Dũng trong làng đem hai cái vai thờ ở tỉnh về. - Ai sinh ra mà đã biết gánh, lại gánh phân. Nhưng Quán đã sinh ra là bộ đội thì biết hết, làm hết. Rồi Quán về, vừa đi vừa hát thật to. Như diễu cợt, như quá vui, không biết bài chòi hay hát dặm, chắc lại một câu Quán vừa nặn ruột ra- giọng Huế nghé ngọ lai lai. Trời mưa, trời gió đùng đùngCha con ông Sùng đi gánh cứt trâu... Sớm hôm sau, tôi ra ngoài tha ma cuối đồng. Đã để ý trên bụi móc diều ở đấy leo bùm tum chằng chịt những dây lá mảnh bát, mảnh cộng, dây tơ hồng. Ngày còn ở làng, tôi hay đi ngắt lá mảnh bát về nấu canh láo nháo, canh cua, tôi vẫn thuộc rau má, rền cơm, rau sam, mùng tơi- những lá nào người ăn được thì chắc chóng ngấu, không như lá tre, lá duối dai hơn giấy dầu bọc xi măng. Quán ở trong xóm đằng kia đi ra, gánh đôi quang lồng một, hai thanh tre gắp phân đặt trên mặt sọt. - Không được hả? - Không được là thế nào! Kết quả buổi khai trương vượt mức. Đổ vào hố rồi. Ra giúp ông anh đây. Bỏ đống lá vào sọt này, tôi quảy về cho. Mỗi buổi sáng, công việc nhóm tôi như vậy. Có hôm Quán xong việc ra sớm, tôi còn đương leo trên bụi duối, cắt dây mảnh bát. Quán quăng cái quang gánh, ngồi phệt xuống đám cỏ trên nấm mả nhà người ta. Quán kể nông nỗi đi gắp phân như là đọc một mẩu chuyện trên báo. Các đường ngoắt ngoéo trong xóm trổ ra cổng đồng còn tối đất. Những con trâu, con bò ra ruộng làm sớm, thói quen tự nhiên tới rệ cỏ ven hào nước thì đứng lại ỉa. Đến khi sáng hẳn, trẻ con trong xóm mắt nhắm mắt mở lốc nhốc kéo ra, ngồi bĩnh đấy. Hai thanh tre của Quán mở ra gắp lên sọt tuốt cả phân trâu, phân người. Tìm ra những con đường phân này cũng chẳng phải tài giỏi riêng Quán, mà sáng nào cũng có người nhặt phân từ các ngõ xóm ra cổng đồng, đi muộn có khi hết. - Lá khoai lang ủ phân tốt, xuống lấy thêm vài nắm. Quán xua tay: - Đừng mó dái ngựa! Rau lang người ta cho lợn. Anh chưa bị vố nào à? Cục cứt ở trong ruộng người ta cũng không được đụng vào. Sáng nay thôi, tôi hót bãi phân dưới ruộng, một tên đến sừng sộ ngay. Con trâu hay thằng người ỉa ruộng tôi làm là phân của nhà tôi, anh lên đường cái mà hót. Luật đất đai đã nói đất của nhà nước, thằng cha lạc hậu thế mà mình phải chịu. Chúng tôi làm hố phân cùng lúc với mọi bộn bề của những buổi gặt chính vụ. Rồi ra cái xóm Đồng này hay hay dở không chỉ vì niêu cơm mỗi nhà trông vào, mà cả xã, cả hàng huyện đương nghe ngóng, tọc mạch về cái hợp tác xã thí điểm. Đã lên kế hoạch gặt trước trên ba mươi mẫu. Trời nắng thuận, lúa chín già mặt hạt thóc, đã được mấy mẫu sớm. Đợt này thu tiếp một lèo trên mười mẫu, còn bọn ruộng hom muộn để đến cuối tháng gặt nốt, chỉ ra đồng vài ba ngày là cùng. Công điểm gặt không sổ sách như công cày bừa đầu vụ mà cân thóc trả tạm ngay cuối ngày. Cả nhà cơm nước xong từ lúc còn tối đất. Ông Ngải thì ngồi uống nước, hai ấm đã kiệt. Đòn càn, đòn xóc, dây dợ, thừng chão đã cắm sẵn từ hôm qua ngoài ruộng. Giá như các năm trước chưa có tổ thì đã đi từ lúc sao mai còn lóng lánh đầu ngọn tre. Bây giờ các nhà gọi nhau i ới, đến sáng bạch ngoài mặt ruộng mới dần dần rộn tiếng cười nói rồi tiếng tay lúa chuyển rào rào. Tôi cũng ra ruộng với ông Ngải. Ông Ngải dạy tôi gặt như bảo trẻ con chơi. Ông Ngải bảo cách vun cây lúa, cắt quơ liềm, tôi nhận ra lý luận cái liềm, cái hái là những tay máy đầu tiên thay tay người. Hình như ăng Ghen nói tương tự thế. Tôi cười thầm tôi chưa đổ mồ hôi đã ra lý luận. Rồi tôi lại bực tôi tủn mủn hay chế diễu cả những việc giản dị. Đến những động tác phức tạp nữa thì tôi cũng im cắt nghĩa, tôi lại cười tôi Tôi gặt với ông Ngải, anh Sự và một lũ các cô Lẻn, cô Dăm, cô Vĩnh. Tay con gái thoăn thoắt, không quờ quạng như tôi. Nhưng tôi cũng không thấy ngượng. Tôi vơ bốn khóm lúa, hai đầu gối khuỳnh đỡ như kiệu quì. Tôi phải nhớ: tay cắt cất cao, chân cụp lại, duỗi ra, từng hiệp, từng hiệp. Có cô ngoảnh sang tôi, cười như nắc nẻ: “Anh Tư đừng lo, ông Ngải mà dạy cắt lúa thì chỉ nửa buổi anh đã hơn đứt chúng em". Các cô đùa như nói trêu trẻ con, chứ đòi nào tôi ví được với các cô gặt khoan thai như văn công múa. Tôi nhớ năm trước vào giải phóng Tây Bắc, ngẩn ngơ nhìn các cô gái Thái gặt ở Phù Yên, lưỡi dao cắt từng bông lúa nếp thu vào ống tay áo chàm, như nhìn cô tiên trên trời sa xuống. Hôm sau, gặt lúa dâu. Quán lại dạy tôi bài học khó hơn. “Biết gặt, biết bó, biết gánh, gánh không đổ, làm được ba cái biết ấy mới là thợ gặt". Tôi hỏi: - Quán thạo mấy biết? - Gặt và gánh. Còn bó thì chân đạp và đầu gối tỳ còn đuối, bó chưa chặt. - Tớ thì ông Ngải mới cho học quơ liềm. - Anh đích thực “họ Từ tên Hải vốn người ăn không” đã lâu rồi, chính phủ miễn cho anh chức nông dân. Chuyện vui, chuyện cười lao xao trong ruộng, chẳng mấy lúc đã cao ngộn những xếp lủa đầu bờ. Quán bỏ gặt lăng xang lên chen vào đám gánh. Quán nhanh nhẹn quơ mấy cây lúa thành một khóm, ba bốn khóm ra một gồ, ba gồ một lượm, ba lượm một bó. Một đòn xóc hai bên sáu bó, khỏe thì tám. Một mạch thẳng về đến sân- gánh thóc không được đỗ, đỗ thì thóc rụng. Quán gánh con cón, như trai làng, hệt thợ gặt. Chẳng quẩn chân ai chút nào. Ông Ngải nói: “Anh Quán ở đây được. Đã vợ con chưa? Cô Hến kể: Bố tôi yếu rồi, chứ ngày trước ấy a! Nhà ăn thế anh đã bảo sớm, chứ khi chưa vào hợp tác, mẹ tôi thổi cơm từ canh hai. Hôm nào đi gặt mướn thì đến ruộng mới tỏ mặt người. Bố tôi ra đơm đó, nhấc lờ về, uống xong vò chè rồi đứng dậy ra ruộng còn tối đất. Buổi gặt về, chiều đứng im. Dòng sông và bóng bụi tre, bụi chuối lẫn vào nhau. Sao hôm vừa lặn, sao vược lên cùng chùm sao tua rua như một quang đèn treo trên đầu khoanh tre. Khéo nhỉ, sao tua rua mọc như thắp đèn đến sang canh đêm kéo lúa. Ngày trước, nhà giàu thuê thợ hay treo giải gặt đầu mẫu. Chủ ruộng đếm từng quảy về trước. Ai chẳng may cắt với ông Ngải thì biết trước là mất giải. Ông Ngải đã ăn giải cả chục gánh một buổi. Làm ruộng giỏi như ông Ngải, ngày ấy, khi ở xóm Đồng về, tôi đã viết một bài học văn cho học sinh lớp phổ thông miêu tả “Ông Sóng vò lúa”. Bàn chân to ngoàm nghiến từng lượm. Người làm ruộng không cày, không trâu, không kéo đá, cả đời chỉ cái cuốc và hai bàn tay, hai bàn chân với những nét ác liệt". Đến bây giờ tôi vẫn nhớ mùa gặt ấy- mà cô Hến nói bố tôi già yếu rồi, nhưng tôi trông ông vẫn như pho tượng đá không có tuổi, tay liềm thoăn thoắt, một chốc đã ôm cả hàng lúạ ra xếp xòe đuôi cá. Rồi ông lên bó, chân đạp đầu gối ấn, chiếc đòn xóc đâm ngọt xuống, nhắc lên, hai bó lúa ôm tròn hai đầu đòn như hai thớt cối đá. Buổi gặt chiều, nắng nhạt nhuộm phớt vàng lên ngọn tre rồi mờ dần như khói. Phía bờ sông đã ngấn lên một vảy mồng trăng đầu tháng. Ngoài đồng vãn người thì trong sân, mùi lúa chín, mùi hôi gà vịt ra rúc xốc thóc rụng, trong vách lom đom lửa bếp. Cơm xong lại hối hả đổ đi vò lúa, kéo lúa. Tập gặt, quẩn chân người ta, nhưng tôi đã xếp được, hai tay hai bên đặt bó lúa đều, kiểu vẫy đuôi cá vược cũng như ai. Nhưng chịu không bó được và thử nhấc cái đòn xóc, hai vai như sắp sụn xương. Thế đã là được, cũng không nghĩ thêm được câu lý luận nào nữa. Vừa buông tay liềm, nhìn xa đằng cánh đồng sâu đã thấy như chênh lên, mép ruộng nước loang loáng nổi hình người vai đeo thừng, tay chống gậy gò lưng kéo bừa. Các xứ đồng cao lại làm màu trồng khoai tây, Có mảnh đã xanh nhu nhú. Tiếng chuông chùa bên sông bỗng ngân lên giữa lặng im. Hai chiếc thuyền bỏ mui trong bến, lửa bếp ánh đỏ mặt nước. Những mẹt cau bà Ngải mới bổ phơi ngoài sân đã được cất vào nóc chạn. Miếng cau xếp dựng hạt cho nhựa chảy, mai nắng lại bưng ra. Trong bóng chiều mỗi lúc một sẫm lại, tiếng gọi đò, tìếng trẻ cười, tiếng trống báo họp tốí, tiếng xe lúa về, bánh xe lạo xạo trên đường ẩm hơn sương. Đến khi đã tối thui thì như có cái vung úp xuống một trời sao long lanh ưỡn rợn lên. Dẫu thế nào thì những ngày gặt hái được trông thấy hạt thóc, đâu cũng rộn rã nhất vụ. Người lo các thứ cho mọi công việc. Hũ mỡ nấu nướng cơm nước ngoài đồng, chai dầu thắp kéo lúa khuya, cân chè hạt, nụ vối, xó thuốc lào... Và có hạt thóc, con chim gáy trong búi tre trong giọng hơn, con gà con chó mỡ màng, con người quần quật làm bất kể đêm ngày, nhưng ra được hạt gạo mới, mặt mũi dúờng như có phổng phao hơn. Cô Vinh nói đùa, mà thật: “Em như con gà, quanh năm gày so vai, đến ngày mùa lại béo ú". Chúng tôi bộn rộn ra đồng, nhưng vẫn chăm hố phân. Có cái hố phân xanh mà không nên hồn thì còn ra sao- Phùng Quán bảo thế. Cái việc khó nhọc nhất vẫn là quang gánh Quán đi gắp phân sớm, lỡ muộn là bị nhặt tranh hết. Thế mà hôm nào Quán cũng về trước, lại đem quang sọt ra bờ rào giúp tôi khiêng đống dây dợ, lá lẩu về đắp xuống hố. Chúng tôi vừa trễ nải lại như siêng năng, cứ lầm lũi, tuần tự và thờ ơ tha thẩn như thế. Quán phải quang gánh đi tư tờ mờ nhưng chưa chắc đã dậy sớm hơn tôi. Chẳng phải tôi mất ngủ bận bịu đọc hay viết khuya mà bởi ông Ngải đã ra búi tre lép từ lúc sương đêm còn lùa vào nhà, gà vừa gáy tan canh. Lịch kịch, lỉnh kỉnh ông Ngải dựng cánh liếp lên, đem cái nồi, rổ chè trong bếp ra ngoài bờ ao. Cả đời cạnh búi tre, đã ngồi đấy rồi. Tôi tan mất giấc, ra với ông Ngải. Ông chẳng quan tâm, chẳng khách sáo. Ông nói cái đêm chỉ làm lười con người, dạy sớm thế mới phải. Đã thuộc việc, tôi lấy rổ hái chè ngoài vườn từ chiều hôm trước vàó gác trên bờ tre. Hôm đầu, ông cầm rổ rồi nói: “Chưa biết hái. Phải vứt lá già, ngắt lá đương lứa thì chè mới dậm, mới sánh nước. Ông nhặt bỏ đi đến nửa rổ những lá còi, lá sần sùi mà tôi tiện tay đã tuốt trụi cả cảnh. Chẳng làm nổi cái thớ đút bếp. Trong đời, có mấy lúc ủ hố phân xanh để chơi mà cũng lo, cũng không làm nổi. Thế thì tôi còn biết làm gì, tôi là ai, tôi là thằng thế nào. Việc ấy cũng áy náy một thoáng nghĩ. Bút mực, bút bi làm trò trống gì. Lởn vởn những câu Nguyễn Bỉnh Khiêm tự mỉa, mà là thật như ông ấy ngồi trong bụng mình, - năm thế kỷ trước, thánh thật. Không có tài mà được ngộ nhận, ban khenNhởn nhơ mà cứ dối là mình vất vảVốn học chưa đủ thỏa lòng mong mỏiChỉ chuốc lấy hư danh cho người đời chê cười “Người đời” trước mắt tôi chỉ là ông Ngải thôi mà đã cảm thấy ngượng ngùng, ngượng mà trơ ra không tự biết, nghe như thơ chửi người khác. Bàn tay ông Ngải ngoàm ra, vò nắm chè như mớ rơm rửa bát. Bỏ chè vào rổ, ông Ngải dội nước sôi “luộc” rồi cho vào ấm. Nhấp ngụm nước chè xanh rợn, đắng tê đầu lưỡi. ấy thế mà rồi cái đắng ấy dân dà hôa ra ngọt đậm quen từ hôm nào, không biết. Mỗi sớm đi làm, chỉ bát nước chè đã no - ông Ngải bảo vậy. Tôi cũng bắt đầu cảm thấy thế. Vầng trăng cuối tháng còn vệt sáng xiên ngang giữa nhà, bà Ngải đã gọi cô Hến dậy thổi cơm. Cơm đèn, cơm đóm, cơm sáng trăng, ông Ngải dửng dưng. Ba mẹ con quanh cái chõng, lâu nay có thêm tôi, nhà vẫn sớm mai cơm nước giờ giấc thói quen thế. Thường thì cơm khan, chỉ chan nước mưa, nước vối, ít bữa nấu canh. Có đêm ông Ngải đi họp hợp tác về, hỏi tôi mấy giờ tôi bảo ba giờ sáng. Ông Ngải không đi nằm, nhóm lửa đun nước ngồi uống đến gả gáy tan canh rồi đứng lên ra bờ sông đặt đó. Hai bàn chân bàn cuốc, bước huỳnh huych. Đời ông chỉ cuốc, xắn mai, làm vai con trâu kéo. Từ cái năm xây cống Trà, đồng bớt mặn khỏi mặn, ông Ngải ra vỡ hoang được chín miếng thành ruộng rồi ở luôn đấy, chẳng bao lâu những nhà khác cũng kéo ra, cái xóm to dần. Gặt đã vãn rồi ông Ngải dò dẫm lại từng góc ruộng, rồi đi nhấc lờ cá. Mẹ con cô Hến thì bắt con chạch, con cua đến nhạt nắng mới về. Con tép bỏ vào chĩnh nước cáy. Mớ chạch vùi nồi kho được thức ăn mai rồi. Cu ốc thì đi tập dân quân, nằm vạ vật ngoài đình, sớm hôm ra ngay ruộng. Bên kia sông, trên mặt đê kéo dài nền trời xám chẳng. ra chiều ra sớm. Những quảy lúa nhấp nhô, chiếc xe bò lạch cạch, tiếng vọng xuống nước nghe vời vợi. Còn khô thoáng thế này mà chỉ tháng sau đã đến cữ mưa dầm, gió bấc cho đến khi cánh đồng kiệt đã lên sâm sấp nước thì có lứa rươi đầu ngoi lên ngọ ngoạy chân cỏ. Hôm ấy phiên chợ Thượng. Nhà có buồng chuối dấm, bà Ngái đem bán. Chịu khó đi chợ xa quả chuối được tiền hơn quanh quẩn xó chợ Phố của rẻ như rác. Đò ngang đằng sau chân tre mới gà gáy đã nghe tiếng mái chèo gạt nước sớm hơn thường ngày. Bà Ngải trõ vào giường gọi: “Trỗi! Trỗi! Một lát, bà cũng lại đi ngả lưng rồi cái Hến mới ầm ừ ngồi lên. Ông Ngải đã gật gù ngoải hiên với ấm nước. Hến vào bếp bắc nồi, thổi lửa. Cơm đã cạn, Hến ghế nồi, quấn mồi rơm rác quanh miệng kín nắp nồi rồi lại mò vào giường. Bà Ngải cứ như cái máy lại ngồi lên, ra ngả chiếc mâm chõng, lại cất tiếng réo “Trỗi, Trỗi” gọi thằng ốc, cái Hến ra ăn cơm. Tôi đương uống nước với ông Ngải cũng vào mâm. Tối mò, chẳng đèn đóm, vẫn cơm chạch kho lại thêm món muối rang như mọi sớm. Tiếng cút kít, cót két cái lăn đá kéo lúa đã ánh ỏi ngoài đầu xóm. Ông Ngải uống cạn ấm nước vẫn cằn nhằn đêm qua ra sân coi lúa, không biết bọn con đĩ dại nào kéo đá cờn như ngựa bật cương, đú đởn nhau đùa nhau để lỏi thóc, sứt cả cái tai lăn. Sáng bạch thì cả nhà đã đi hết... Quán ra bảo tôi: “Bận sau anh chớ có trèo lấy lá xoan ủ phân, cành xoan không có thớ, nó mà khấc một cái rơi thẳng xuống đất, chỉ có gãy xương. Để xem chỗ nào có bèo ong. Cái bèo ong lợn không chén, có khi còn". Quán nói để khoe nó biết cành xoan ròn chứ tôi có trèo xoan bao giờ. ừ thì mày đi mà tìm bèo ong. Ông đã chén cơm từ tám hoánh với cả nhà, bây giờ tức bụng chỉ muốn nằm khểnh, mặc dầu tôi vừa mắng thằng tôi là ai, tôi là ai thì tôi biết quá chứ. Tôi ngắm lên cái nhà ông Ngải mới làm năm ngoái chưa xong hẳn. Một tay ông lo toan cặm cụi, chăm chút từ lúc trồng vườn xoan tơ cho đến năm những cây xoan đầu lứa được ngả xuống cưa, đẽo rồi ngâm vào bùn ao. Ông Ngải lại cẩn thận đi lùng cái thuốc bom, thuốc bom chống được mối mọt, ông hòa loãng ra quết vàng khè khắp kèo cột ba gian nhà. Cái sân còn đất nện, nhưng đã lên tường xây gạch con kiến bao quanh. Sau cổng trồng hai cây cau lùn. Vài năm nay nhà được đủ bữa, đã khác. Một đời người chỉ cầm cuốc, dần dà lên được cái nhà tươm thế này. Hồi Pháp chiếm, ông Ngải không bị bắt đi dõng, đi bảo an, vì đã hom hem râu ria. Lão xếp bốt hương binh quát ra lệnh: “Râu dài quá rốn cùng mặc mẹ nó. Cứ thấy đứa nào vẫn hau háu mắt cú thì biết nó còn nhòm ăn, nhòm gái được thì cứ bắt cạo râu rồi giải cả về đây”. Nhưng không phải ông Ngải nuôi râu chống càn như nhiều người trong vòng tuổi ba mươi, mà hai con mắt ông Ngải từ trẻ đã lèm nhèm viền vải tây điều. Thế là thoát chân lính tráng. Nhưng ông Ngải cũng không đi Việt Minh. Cũng như bây giờ, ông vẫn nói một câu lừng khừng “chẳng ôm rơm nặng bụng". Lúc cải cách, cả làng nháo nhào, ông đứng yên. Không ai đụng đến mấy miếng ruộng tay ông cuốc nên. Ông Ngải chẳng tỵ nạnh với đứa nào. Bây giờ có hợp tác ông vào ngay. Cái lý của ông cũng như người ta hiểu. “Cái ruộng nó trần trần ra đấy, làm thì ra thóc chứ ra gạch a? Có ruộng thì có thóc, hợp tác cũng là ta cả thôi". Ông nói thế, nhưng thật cũng không ai đoán nổi tại sao ông vào hợp tác nhanh vậy. Ông Ngải được bầu làm chân kiểm soát trong ban quản trị. Ông Ngải hỏi kiểm soát có phải là “củ soát tế vật” như ngày xưa các cụ đi tế ngoài đình. Sự bảo: “Kiểm soát là đứa nào làm sai thì kiểm soát, uốn nắn người ta”, ông Ngải chỉ “ừm” một tiếng. Tôi cũng lấy làm lạ cái tích cực bất thường của một người chỉ chăm chăm việc làm quanh cái mai, cái cuốc. Một hôm, ông nói tôi mới nghĩ ra. Thì lại thật dễ dàng cái sự nhận làm kiểm soát và vào hợp tác của ông. Ông tính: “Vợ chồng tôi già rồi. Con cái thì có nhớn mà chẳng có khôn. Thì phải dựa vào trên chứ dựa vào ai, trên bảo làm thế thì làm”. Ông vào hợp tác ngay cũng đơn giản cái nghĩ thế. Ông lại cắt nghĩa rằng vào hợp tác ai cũng phải lao động. Lao động được chấm công, ăn thóc, không làm thì nhịn há mồm ra. Ông thích rõ ràng như thế. Ông Ngải ghét nhất đứa lười, quân lười thối thây. Năm trước, có người được chia ruộng, lại ôm đống quả thực cả giường chiếu, chum vại, quần áo hẳn hoi, thế mà rồi nhai hết, bán cả lúa non, lại cởi trần nằm ổ lá chuối khô. Ông chửi ầm lên, ông bảo cho nó chết. Ông Ngải chửi đứa người lười cũng khác người ta. “Không phải nó chịu hèn nằm ngửa ăn sẵn đâu, những đứa quân thâm hiểm lắm chứ chẳng vừa". Bọn chúng thâm hiểm thế nào thì ông không nói. Có việc trên khuyến khích làm bèo hoa dâu bón ruộng. Bàn ở ban quản trị, ông Ngải nói: “Đừng nuôi bèo dâu mà công toi. Bên Quỳnh Côi làm được, còn ở ta đất bãi nên đồng, không hợp bèo dâu". Chủ nhiệm Sự nhăn nhó: “Tôi họp cả ngày nghe huyện dạy làm rồi bảo cho hợp tác xã thí điểm được lên huyện lĩnh một sọt bèo"- “Các ông ấy dạy làm chứ các ông ấy có làm đâu". Sự nói: “Thôi thì ta cứ đem về thả, có hỏng cũng chẳng chết ai”. Ông Ngải chẳng găng nữa, mà lại nói hôm nào có bèo để ông đi lĩnh. Sự thì đa nghi, nói khéo: "Bèo là phân bón, công tác phân bón của đồng chí Quốc, bố ạ". Ông Ngải lặng im. ấy có lẽ ông lại tơ tưởng với những mảnh ruộng bãi tay ông cuốc. Cứ ai bàn làm ăn, cả lúc ngồi yên dễ thường ông cũng nghĩ về nó. Tôi đã nghe ông nói không biết cơ man nào lần, tôi cứ thành kiến về ông như thế. Nhưng mà một tay một đời làm nên tác phẩm công trình thế, tự hào như ông là phải chứ. Cả cái thung này ngày trước hoang mặn, chỏng trơ. Từng tảng cuốc lên rồi nhiều người trong làng ra kéo đỡ nhau dần dà vượt qua được cái đất chua đất ác. Cũng bởi mọi nhà sàn sàn, lại quen vất vả tối ngày, người ta cũng dễ một bụng, đổi công hay hợp tác thì cũng ra hạt thóc ăn chia cả. Nhưng các nơi khác soi mới nhìn vào tò mò và lo lo. Cũng có người rì rầm: “Vừa được chia miếng ruộng, chưa ăn xong bát cơm đã lại cộng lại, rồi còn vần xoay thế nào". Nhưng những băn khoăn ấy không biết đến đâu, rồi im. Bởi vì chính phủ đã dựng cái hợp tác thì rồi ở đâu cũng phải bước vào. Dạo này, Quán lên tận gần chợ Phố lấy phân. Chẳng biết có trâu bò xóm nào ra đồng đằng ấy, nhưng Quán đã cáo lắm, đi tìm đồng vắng nơi đã bỏ phân chuồng, đến thuổng một ít. Một hôm, đã chẳng được gắp phân nào, lại bị tẽn, Quán kể: Người trong xóm ra hỏi: - Hợp tác trên ấy gặt hết chưa? Nghe nói họp thắc mắc suốt đêm không xong mà? à, à, đến lấy phân ruộng nhà người ta, không được đâu. Hợp tác trên ấy ăn hết phân rồi á? Quán lại chuyện: - Chưa hết, chưa hết, đểu lắm. Còn có những đứa ra ngắm tôi rồi chép miệng: hôm mới về các anh trắng trẻo béo tròn thu lu như ông cố đạo, bây giờ nhô vai gầy đen nhẻm. Chân tay học trò của người ta thế kia mà các ông các bà hợp tác bắt con người ta làm con mẹ mũi thung đi gắp phân. Dân ở bờ bãi quen xơi cả cứt có khác. Chúng nó nói nặng hơn chửi, tôi không dám đối đáp lại. Quán tong tả với cái quanh gánh sọt không. Chúng tôi nhìn nhau cười, chẳng hẳn cười. Quán hay chửi bọn mỏ quạ ác khẩu. Rõ cái bụng ghét thì con mặt méo nhìn người ta. Làm gì đâu mà đen nhẻm. Bữa nào cũng đánh mấy bát cật lực, ít thức ăn càng tốn cơm gạo mới. Có về đây mấy đốt xương, khớp xương trong người tôi mới được đụng đến. ở cái xóm lam làm đầu tắt mặt tối này, chuyện trong mọi nhà vui buồn chan hoà với mình. Chúng tôi dường như ai cũng cảm thấy thế. Ngày rộng tháng dài tôi cũng không sốt ruột về thành phố. Tôi thích thú mọi chuyện nhà ông bà Ngải. Bà Ngải lại kể ngày trước ông ấy đi kéo cày mướn thay trâu. Một con trâu thường đi suất ba sào. Ông kéo một buổi năm sào ruộng dầm gần gấp đôi trâu, chỉ đổi vai thừng một lần. Ngày công cao gấp rưỡi người khác mà các chủ ruộng đều ưa gọi ông, nhiều người đặt hẳn cọc đâu năm. Rồi lại việc sông nước, đi cất vó. Cái năm ra phá hoang, chưa nên đất phải bện cỏ đánh luống để vũi dây khoai. Được ba tháng lá tốt um, móc lên ngốt mắt những củ khoai mập mạp. Rồi ông ấy lợp lều ở luôn, vừa trông vừa làm. Đến khi thành ruộng đã cấy được rồi mà cứ gặt xong lại cuốc, đất ngấu như bãi bồi. Thế là lại cắm luống dưa hồng, dưa gang, được quả to như lợn tháu lăn lóc cả đồng. Vừa sửa sang vườn ruộng, trồng rào hóp ra men sông thì xã ủy lập chòi hương dũng, rồi Tây về đóng bốt, đuổi không cho người ở gần. Thế là phải chạy trở vào làng. Nhưng chẳng bỏ vụ nào, vẫn lẻn ra đánh luống, chỉ phải cái không được ăn. Nhớ làm thì ra làm thôi. Dưa hồng chín vàng bờ.. sông. Hai bốt Trả, bốt Cầu Sắt chúng nó đem xe cam nhông ra khuân tiệt. Năm bình yên rồi mới làm nhà, làm dần, tưởng như xong mà bây giờ vẫn chưa xong. Sang năm xẻ gỗ mít, đóng cửa bức bàn. Mọi thứ ông đều làm tất tật. Bà Ngải lại kể với tôi: “Buồn cười quá, khinh cả con trâu cũng chẳng bằng ông ấy, ăn thịt thì còn được chứ kéo lúa thì chỉ biết kéo. Hai bàn chân tôi đây vò lúa khéo bằng mấy trâu kéo đá. Cả lượm tôi vò chẳng rơi vãi một hạt". Nhiều cụ già khác ngày trước như thế cả, như mẹ tôi khi sinh thời, người không ăn cháo, có mệt mỏi cũng chỉ ăn cháo nấu như cơm nát. Ông Ngải nói người mà ăn cháo thì liệt giường chầu trời đến nơi. Có lần ông Ngải đương lên cơn sốt rét mà nhà còn sào ruộng chưa bừa, đã hẹn cấy. Ông dậy, đùng đùng vác bừa đi. Ông đặt nghiêng răng bừa trên mặt nước, rồi quàng thừng kéo. Bừa xong cả thửa ruộng, ngồi xuống bờ, không đứng lên được nữa. Ông nghĩ: phen này chết mất. Không đi được, ông khoác bừa lên vai, lội xuống lạch nước, ông quờ quạng bơi bò về tận bờ rào hóp sau nhà. Ông vào nằm đắp hai cái chiếu, đến nửa buổi, mồ hôi toát ra như tắm, thế là tan cơn sốt. Ông lại ra chỗ ruộng mới bừa xem thợ cấy đã đến chưa. Người ta hay nói vui với ông Ngải: “Cái lão khọm này thì phải bao giờ cho đi Liên Xô xem máy cày, máy gặt đập, cái tàu hoả, tàu bay thì may ra lão mới biết sợ. Chứ con trâu con bò thì chỉ để mổ thịt, được cái bộ gì phải không?” Ông Ngải cười: "Đúng đấy, nhưng mà biết đến năm thằng ốc, cái Hến lấy vợ lấy chồng thì tôi còn sống mà được nhìn thấy cái máy cày chưa?"Ông Ngải nói ví thử thế cho vui miệng chứ cái Hến chỉ khoảng tuổi mười lăm, mà đã sắp về nhà chồng. Chú rể Toàn ở trong làng, cũng học lớp hai lớp ba cho biết mặt chữ như Hến rồi ở nhà. Toàn chắc nhỉnh tuổi hơn Hến, dáng chững chạc. Mỗi lần ra nhà Hến, Toàn đội cái mũ nan lá cọ bóng dầu, áo sơ mi trắng, quần phăng ka ki xanh nhạt, trong túi quần có cái khăn mùi xoa. Bố vợ sai xới luống rau, chữa cầu ao, đánh cây rơm. Toàn cởi trần, mạc độc cái quần cộc. Thói tục đất này tự nhiên, mới ăn hỏi mà chàng rể đã năng đến nhà vợ. Nhưng tôi chẳng thấy hai đứa trò chuyện, đùa nghịch khi nào. Chiều cơm nước xong thì Toàn về. Hôm ấy, Toàn với Hến ra vườn cắt hai buồng chuối tây mỗi buồng hơn mười nải. Một góc vườn có đến mấy chục cây chuối, chuối dấm chuối chín chẳng mấy phiên chợ Phố, chợ Diêm không có chuối ra chợ. Mà tôi không thấy nhà ăn quả chuối nào bao giờ. Mai đi chợ Diêm từ lúc sao chưa lặn, thế mà khi Toàn về trong làng, tối mẹ con Hến lại đi kéo lúa như mọi khi đến khuya ngủ một lúc gà đã gáy dồn. Bà Ngải lại gọi: “Hến! Hến.! Trỗi! Trỗi! ”. Tinh mơ ông Ngải đã ngồi đầu chõng với cái vò nước, cái điếu cày. Cô Hến trở mình, ngái ngủ. Phải vài ba lần bà Ngải quát gọi, cô Hến mới ậm ự ngồi lên. Lại ra nhóm bếp, bắc nồi, tra gạo bà Ngải đã vo sẵn, lúc quấn cơm xong lại vào gường lăn ra. Đến lượt bà Ngải bày mâm bát, bắc cơm, lại hò: “Trỗi! Trỗi! ” Cô Hến trở mình, chép miệng, ú ớ. Phải mấy câu giật lên nữa cô mó thật ngồi dậy được và ra chỗ mâm chõng. Rồi vẫn chỉ có ba mẹ con và tôi ăn thầm trong bóng tối. Tôi nói: - Tôi cũng đi chợ Diêm. Lúc nào Toàn ra đây? - Bây giờ thôi. Bà Ngải đã ăn xong, đứng dậy. Tôi ra mái hiên nhìn trời chỉ còn ông sao mai sáng rợn sau bụi tre. Toàn chưa ra, tôi lại vào uống nước. Ông Ngải kể chuyện ngày trước quãng trời này ông đã đi “đón công” ở chợ Phố. Chủ ruộng đến chọn người mướn đưa ra ruộng, cắt được một gánh, xóc đòn quảy về sân nhà người ta, trời mới sáng. Ông Ngải vẫn gật gưỡng, lại hút điếu thuốc. Sớm mai mừ mờ, lạnh đầu ngón tay. Ông Ngải đã đặt đó lúc chặp tối qua, bây giờ đợi con rể ra, chúng nó đem chuối xuống chợ thì ông xuống rệ sông nhấc đó. Nhưng ngại đi trễ nhỡ tuột cứ cá ra, ông Ngải đứng lên. Đặt đó cũng không phải cứ quăng xuống cửa rãnh, phải bôi đất thó nhẵn mép nước, cá bống vào mới không trợn. Đến lúc Toàn ở trong làng ra, ông Ngải vừa xách đó về đã lại ngồi ngoài bụi tre lép chẻ lạt. Chỉ được một con răn mòng không cá nào dám bén mảng, ông Ngải đem đó về ngay. Quay đi quay lại, mới tinh mơ bảnh mắt ông Ngải đã được ối việc. Toàn vác đến cái đòn ống. Hai buồng chuối buộc túm cuống lại, như trói con lợn, mỗi người một đầu đòn. Cái đòn lắc lư đi một quãng, tôi bảo để tôi đỡ một vai. Toàn bảo: “Nhẹ như bấc, có gì đâu". Từ nhà xuống Diêm, hơn mười cây, đi đã mất ngót buổi. Mọi thứ mua bán đều gồng gánh trên vai, chẳng biết thế nào nặng, thế nào xa. Hai bên cánh đồng lác đác những đầu bờ cắm đòn xóc, treo cái mồi rơm, ấm nước. Nhiều nơi còn gặt muộn. Nhưng nhiều chỗ đã làm mùa, đương cày dầm. Rồi có ruộng cày xếp ải quanh bờ, đất đã nỏ, sắp tháo được nước. Chỗ làm mùa, chỗ sang màu, đồng áng chẳng còn phân biệt mùa vụ, lúc nào cũng lật đất kiếm cái ăn. Đã trông xa xa những bãi sú xanh xanh ngang mặt biển. Rễ sú to hơn thân cây, trồng từng hàng làm bờ rào ngăn sóng. Trên những vùng cỏ bằng phẳng mặt nước lợ, lốm đốm những con cò trắng mỏ ngà, chốc lại bay vồng lên. Đàn vịt nhà hàng trăm con lạch bạch, à à vỗ cánh đùa quẩn trên mặt nước. Phố Diêm giữa đường cát, nổi lên lơ thơ tháp nhô mái lá như những chóp nón úp. Nhà cửa, hàng quán vách quét vôi vàng như phố nửa thời tản cư. Một kho gạo, một hiệu bách hóa nhà mậu thì tường gạch trần, lợp ngói. Ngoài cửa sông, những đống lưới cao như gò. Mấy cánh buồm nâu. Không biết thuyền sắp ra khơi hay thuyền buôn vào chợ. Nhà ai phơi cá, phơi moi ngay mặt đường. Những đàn nhặng xanh bay từng đám chụm lại, tưởng như vốc tay được. Mùi cá, mủi mắm thum thủm khắp nơi. Xóm thưa thớt lẫn với cánh ruộng muối trắng. Biển tít mù ngoài bãi sú bạt ngàn, những mái tôn, mái lá càng ẹp xuống dưới những tảng đá chặn lên ngăn gió thổi bay. Không một bóng chim. Một vùng tiêu sơ ngày ấy, bây giờ đọc báo được tin đương xây cảng hiện đại Diêm Điền cho tàu viễn dương hàng nghìn tấn ra vào được. Không cắt nghĩa được mà lại thấy ra được, như hồi đầu thế kỷ, ở nơi chơ vơ sóng gió, ăn còn không có lấy đâu ra chữ nghĩa và hiểu biết, thế mà ở đây đã sinh ra người thanh niên Nguyễn Đức Cảnh xuất dương đi hoạt động từ khi cách mạng còn trong trứng nước..