Chương 1

Thằng con trai út của tôi tên Lâm Bình, ngoại hiệu Cu Đen, vừa tròn mười tuổi. Sau khi cắt bánh mừng sinh nhật và hát bài Happy Birthday, nó tuyên bố rằng, từ đây không còn muốn nghe ai gọi tiếng Cu kèm theo tên Đen nữa. Mấy thằng bạn nhỏ của nó, ngoài những đứa Việt Nam, còn có Mỹ, Tàu, Đại Hàn, Thái Lan và Phi luật Tân. Những thằng này không biết tiếng Việt. Cu Đen phải làm thêm một màn thông dịch bằng tiếng Anh.
Nghe xong, chúng trố mắt nhìn nhau, không hiểu lý do.
Một thằng nhỏ Việt Nam, chỉ tay xuống háng: "Cu là cái này."
"Thế còn Đen?"
"Black."
Chừng như chúng hiểu ra cái nghĩa Cu Đen, nên phá lên cười muốn vỡ nhà.
Cu Đen trừng mắt: "Tụi mày cười, tao không chơi với tụi mày nữa."
Một thằng Mỹ con, đề nghị: "Bỏ chữ Cu, thêm chữ Ny sau tên Đen, thành Dannỵ"
Một ý kiến hay, được Cu Đen chấp nhận, và cả bọn vỗ tay tán thành. Từ đó, thằng con tôi trở thành Danny, một cái tên ngoài giấy tờ khai sinh. Kỷ niệm sinh nhật năm thứ mười, cũng là kỷ niệm ngày đổi tên. Nhưng cái tên mới này, cũng chỉ có giá trị với những thằng bạn của nó thôi. Còn cả nhà đã quen với tên cũ, không ai chịu gọi nó bằng Dannỵ Mỗi bên nhượng bộ một chút. Thằng nhỏ hết thấy khó chịu. Và người nhà cũng không ngượng miệng phải gọi một tên mũi tẹt da vàng bằng tên Mỹ. Chỉ gọi là Đen. Tiếng Cu đã lỗi thời, đi vào quá khứ. Thật ra, cu còn có nghĩa khác, chứ không phải đơn thuần hàm chỉ bộ phận sinh dục của giống đực. Trong trường hợp con tôi, cu có nghĩa là đứa bé trai. Nhưng khi nhạo báng nhau, người ta không chịu hiểu theo cái nghĩa này.
Không phải tùy hứng mà đặt tên con là Cu Đen, một biệt hiệu ngoài giấy tờ khai sinh. Tất cả đều có nguyên nhân của nó.
Tôi có đứa con gái đầu lòng, đặt tên Khuệ Loay hoay tìm chữ lót. Thị Khuê, thường quá. Ngọc Khuê, có vẻ cải lương. Sao Khuê, tên nghe được, không trùng với ai. Nhưng nếu có người hỏi nghĩa là gì, thì trả lời làm sao? Trên trời có vì sao nào là sao Khuê không? Tôi mở từ điển Hán Việt ra, tra chữ khuê, thì thấy khuê là một vì sao trong nhị thập bát tú. Thế là yên chí, đặt tên con gái là Lâm Sao Khuê.
Năm Sao Khuê chập chững tập đi, thế nước đổi thaỵ Tôi gặp hồi mạt vận, sa chân xuống hầm tai vạ. Thế mà trước đó một năm, lão thầy bói lừng danh ở Sài Gòn, dám đoan chắc rằng sang năm Ất Mão, đời tôi sẽ lên như diều gặp gió.
Lão lý luận nghe rất phấn khởi: "Cậu đang đi lính, lại thuộc tuổi Ngọ. Vậy cậu là con ngựa thứ dữ. Ngựa chiến, chứ không phải ngựa kéo xe tầm thường. Gặp năm Mão là năm con mèo. Mèo là con vật quanh quẩn xó bếp, dám đâu cự lại ngựa nòi? Ngựa cứ thênh thang đường ngựa, mèo chỉ trơ mắt ngó mà thôi."
Thấy tôi còn đang bồi hồi vì một tương lai rực rỡ, lão bồi thêm cú chót để giữ vững niềm tin. Lão chồm về phía tôi, nói nhỏ như sợ có người nghe thấy: " Nói thật với cậu, ai thuộc tuổi Tí, mà bước sang năm Mão, thì đời thê thảm lắm. Mèo là khắc tinh của chuột. Chuột gặp mèo, nếu không vong mạng, cũng lắm tai ương."
" Người tuổi Tí đến đây coi quẻ, thầy có cho họ biết điều đó không?" Tôi hỏi.
Lão ra vẻ hốt hoảng: "Ấy chết! Mình đâu nỡ báo tin buồn quá sớm. Để cho con người ta vui được ngày nào hay ngày ấy."
Trời xui đất khiến, trong tù, tôi gặp lại lão thầy bói. Lão ở tù vì cái tội bày trò mê tín dị đoan.
Tôi nhắc lại chuyện cũ, và nói: "Con ngựa chiến sút móng, không "dzọt" được. Gặp con mèo, đành phải hoán đổi vị trí. Ngựa lui vào nằm co xó bếp, nhìn mèo diệu võ dương oai."
Suy ngẫm một hồi, lão thầy bói nói: "Ngày ấy, cậu không cho tôi biết một chi tiết hệ trọng trong gia đình. Đứa con gái của cậu tuổi Sửu. Nó ra đời thì cậu thất thế. Con trâu là khắc tinh của con ngựa. Trâu ngựa không thể cùng chuồng. Trâu vào, ngựa phải ra đi. Nếu ngựa ở lại, sớm muộn gì cũng bị trâu chém đổ ruột. Cậu đi tù là xui, nhưng xa con trâu thì tính mạng được bảo toàn, khỏi bị triệt"
Một lần khác, ông lại thủ thỉ với tôi: "Sau nhiều đêm chiêm nghiệm, tôi mới thấu được lẽ thiên cợ Nói để cậu yên tâm. Tụi nó không làm gì mình được đâu."
Tôi chán: "Ở tù, bị hành xác, đói gần chết. Óng bảo tụi nó không làm gì được mình?"
"Ối..., chỉ là chuyện nhỏ, không đáng kể. Đời người, ai lại không có lúc hoạn nạn. Cậu có nghe câu sấm truyền "Mã đề, dương cước, anh hùng tận" không?"
"Có nghe, nhưng mỗi người giải đoán một kiểu. Chẳng đâu vào đâu."
"Này nhé. Nhiều người giải thích, mã đề là chân ngựa, hoặc móng ngựa, đều không hợp với câu sấm. Nói theo Hán tự đàng hoàng, mã đề là ngựa cất lên. Nguyên câu có nghĩa thế này, ngựa cất lên, dê bước tới, anh hùng tận số. Chỉ còn ba năm nữa là tới năm Ngọ, tụi mình sẽ vùng lên. Nhất là tuổi Ngọ của cậu mà lại gặp năm Ngọ, sẽ phất rồng gặp mây. Khởi sự sang năm Mùi, tụi nó sẽ chết không đủ đất chôn."
Tôi ngồi im lặng. Biết những gì lão thầy bói nói là chuyện hão huyền, nhưng vẫn muốn nghe như một an ủi trong những ngày buồn thảm.
"Tụi nó khoác lác huênh hoang tự xưng anh hùng. Ứng với điềm trời, anh hùng tận. Mình mất Miền Nam, nhữngngười không thông đạt ý trời, bỏ chạy ra nước ngoài. Những người còn lại bị tù, nhưng tướng tinh vững như bàn thạch. Chờ vài năm nữa thôi. Để rồi cậu coi, tụi nó chạy đâu cho thoát? Ngày quật khởi thành công, những anh tướng anh tá từ ngoại quốc sẽ lục tục quay về, nhưng chỉ được đứng chầu rìa, không cho tham gia vào chức vụ gì cả. Lúc đó, vàng thau đã tỏ rồi."
Bám lấy hy vọng mà sống. Ba năm không thấy gì. Gọng kềm siết mạnh hơn. Bốn năm trôi quạ Đời càng thê thảm. Lão thầy bói bỏ xác trong tù. Mười năm sau, tôi về quê cũ, lao đao khốn khó. Đứa con gái đầu lòng, Lâm Sao Khuê mười hai tuổi, xạm mốc, ốm o, gầy mòn. Dù nghèo nàn cơ cực, nhưng tôi vẫn muốn có thêm thằng con trai nối dõi.
Vợ nói: "Khổ quá, còn đẻ làm chỉ"
Tôi nói: "Phải đẻ."
"Nếu không được con trai?"
"Tiếp tục đẻ nữa. Chừng nào ra thằng con trai thì thôi."
Năm sau, vợ sinh con trai. Có người bảo tôi tù rạc nhiều năm, tinh lực bị vắt cạn, tưởng không còn đủ sức có con. Tôi nói, hạt giống của tôi rất tốt, chỉ cần gieo xuống mảnh đất mầu mỡ là nẩy mầm ngaỵ Được dịp tán dóc, tôi còn bày cho mọi người cái phương pháp sinh con trai, con gái theo ý muốn. Với điều kiện, khi làm tình phải theo đúng bài bản chỉ dẫn. Kết quả, nhiều đứa bé ra đời. Có người được như ý, có người không như ý. Cũng may, ai sinh con, hễ thấy mặt thì thương. Dù không như ý, nhưng không có đứa bé nào bị bóp mũi, hoặc thả trôi sông.
Thằng con trai nối dõi tông đường, tôi đặt tên Lâm Khang. Xui cho thằng này. Gặp thời tai kiếp, tôi nghèo quá, phải bồng con đi ở đậu dưới chái hiên, bên hông nhà của một người quen. Chái hiên lợp tôn. Chung quanh chắn gió bằng những mảnh bìa carton. Chỉ chừa cái cửa ra vô, nhỏ như lỗ tò vò. Bên trong, đặt vừa vặn một chiếc giường. Trưa mùa hè, chui vào gian phòng nhỏ này, nóng hừng hực như lò lửa thiêu người. Thằng con tôi khóc hoài, không chịu ngủ. Tôi phải treo chiếc võng cho nó nằm, dưới bóng mát cây xoài. Trưa trưa, vợ ngồi đưa võng, hát những câu ru con buồn não nuột:
Má ơi, dừng gả con xa
Chim kêu vượn hú, biết nhà má đâu?
Chim xa cành còn thương cây nhớ cội
Người xa người tội lắm, ngưới ơi.
Nghe thảm quá, tôi kêu lên: "Em ơi, đừng rên rĩ những câu đứt ruột ấy nữa. Hãy hát nhạc vàng cho nó nghẹ"
Vợ nói: "Hát nhạc vàng, bị Công An còng đầu."
"Thì hát nhạc đỏ, nhạc cách mạng."
"Anh nghĩ con mình có chịu được với loại nhạc thế này không? Ai nhanh tay vót bằng tay em. Bao mũi chông nhọn hoắt căm hờn... "
Tôi xua tay: "Thôi, thôi. Thằng nhỏ mà nghe nhạc này, lớn lên nó sẽ mọc nanh thành quỷ, hút máu người."