---~~~mucluc~~~---

Dịch giả: Vương Quỳnh Ngân
Chương 2

Hai ngày bên biển, Văn hoàn toàn không đọc sách được như dự liệu. Cầm quyển "Thế Giới Danh Thi Tuyển" (tuyển tập danh thơ thế giới), Văn đi khắp vùng phụ cận ven biển, dùng hết thời gian để nghiên cứu, tìm sự ảo diệu bí mật của biển cả. Văn hân thưởng ngàn vạn thiên biến thần kỳ trong chớp mắt. Chưa bao giờ Văn sống qua những ngày như thế nầy, những ngày không làm gì cả, chỉ có ngồi trên phiến đá, mở to mắt nhìn biển. Mổi lần ngồi nhìn có đến mấy giờ. Lúc đầu óc trống không, tâm linh yên ổn, thần trí chìm vào hư vô đến quên cả chính mình.
Ven biển do cát và đá hợp thành. Sau đoạn cát tất phải có đá lởm chởm, giúp cho ven biển thêm phần sinh động"
Đá đủ hình, đủ sắc, chỗ nào cũng in dấu sóng biển búa mòn. Mỗi tảng đá có giá trị đáng mất cả thời gian một đời người để nghiên cứu, dò tìm. Có tảng sừng sững cao, cao liền mây trắng. Có đá nằm dài, dài như ruộng đồng. Giữa đá còn có hang đá thần bí, thông đồng, mặc sức người dò tìm, mặc sức người đi suốt. Trên đá còn có vô số đường nhăn và dấu bể, dường như được một tay điêu khắc có đại lực dùng búa đục đẽo nên. Mỗi rãnh nhăn đều như nói lên mấy ngàn năm mấy vạn năm chuyện biển.
Trên bãi cát, cát nhuyễn và trắng, phản chiếu ánh thái dương lóng lánh như nhũng vì sao vỡ vụn. Bãi cát dầy và rộng, trên mặt khảm thêm không biết bao nhiêu vỏ ốc vỏ sò. Đa số vỏ không còn nguyên vẹn, được sóng lau rửa, đưa tấp vào. Màu sắc của các vỏ thật thiên hình vạn trạng, trắng như tuyết, đỏ như ráng mây, ửng hồng như đốm ánh sáng sau cùng trước khi từng không chìm hẳn vào hoàng hôn bảng lảng.
Khoảng chớp mắt mặt trời lên trên biển cả là kỳ diệu nhất. Vài móng mây đỏ giắt vàng một góc biển, soi sáng lớp sóng đen hun hút xa khơi nâng nhô mặt trời lên như một vòng lửa đỏ. Mặt trời cứ nhô lên, từ từ nhô lên, nhô lên mãi... Nhô đến lúc mắt người không còn cách nào nhìn thẳng vào được. Rồi mặt biển, từ đen thẳm màu đêm trở thành sóng đỏ nhấp nhô, từ sóng đỏ trở thành sóng xanh đầu bạc. Sự thay đổi diệu kỳ, hấp dẫn, bắt nín thở!
Sắc đêm trên mặt biển ra sao? Khi các vì sao lấp lánh trên cao và xa tít từng không thì mặt biển như trải một tấm thảm nhung bắt đầu lấp loáng, sinh động. Ngư thuyền ra đi từ chạp tối bắt đầu nổi lửa lốm đốm đó đây. Họ dùng ánh sáng để quyến rũ cá đàn. Và ánh sáng của họ đã tiêu diệt màu đen trên mặt biển như vô số hột xoàn lóng lánh trên nhung gấm. Gió biển lùa, sóng biển rên nhẹ, thở dài. Biển đêm như thế thật sống động, thần bí và mộng mị.
Văn đã bị biển hấp dẫn, mê hoặc.
Sáng, Văn ngắm mặt trời lên, xem thuyền cá về
Trưa, Văn nhìn biển trải dài đến tận chân trời, nhìn đám trẻ con nghịch nước trên bãi cát, ngoài mé nước.
Hoàng hôn, Văn xem sóng biển nuốt mặt trời, xem ráng mây đỏ pha hồng ngọn sóng xanh.
Về đêm, Văn nhìn sao lung linh, nhìn đèn bắt cá sáng, tắt. Văn vội vã in dấu chân trên đá, trên cát, cả ngày đón gió mát đại dương.
Văn thường nằm trên cát, để mặc ánh mặt trời nung. Văn thường ngồi trên đá tảng để mặc sương đêm ướp lạnh. Hành động và cử chỉ kỳ dị của Văn đã khiến cho ngư dân bàn tán. Cũng khiến cho một số thiếu nữ quan hoài. Nhưng ngoài một bà già, Văn chưa kết bạn với ai. Thân phận bất đồng, học lực bất đồng, kinh nghiệm xã hội bất đồng vẫn còn ngăn cách Văn và họ. Hình ảnh Văn ở ven biển là hình ảnh cô độc. Nhưng Văn không sợ, trái lại còn hưởng thụ được niềm cô độc ấy.
Cứ thế cho đến ngày thứ ba Văn mới phấn chấn tinh thần, muốn xem sách một chút. Trước lúc mặt trời lên, Văn vội vàng trổi dậy, ăn điểm tâm sơ sài rồi cầm quyển "Tương Đối Luận" đi ra ben biển. Văn luôn đi về nơi ít người, ít khói, đi xa xóm lưới, tìm đến vùng đá cao chớm chở, chọn lấy một phiến đá ngối xuống, mở sách rạ"
Văn chưa nhập thần vào sách được liền vì mặt trời lên trên biển cả vẫn có thó quen hấp dẫn sự chú ý của Văn. Văn chưa nhập thần vào sách đươc liền vì mặt trời lên trên biển cả vẫn có thói quen hấp dẫn sự chú ý của Văn. Văn không cách nào tập trung được vào nghĩa lý của sách Tương Đối Luận với màu sắc sáng sủa, nội dung diễm lệ. Vòng tay ôm bó gối, Văn nhìn xuất thần áng mây bủa trên đầu sóng, lại nhìn mọi biến chuyển của ven biển dưới ánh mặt trời lên. Bỗng nhiên, ánh mắt Văn đang bơi lội ở ven biển bị một vật gì hết sức đặc biệt hấp dẫn.
Văn ngồi trên phiến đá cao, phía dưới là ba phiến đá khác chung hợp thành mỏm bị biển bao vây như một "thế ngoại đào nguyên" cách biệt hồng trần. Giữa tảng đá nầy và tảng đá kia còn có vài hang. Lần thứ nhứt đến đây, Văn đã ngồi một mình rất lâu trên bãi cát.
Chỗ nầy cách rất xa xóm lưới nên không thấy có dấu chân ai cả. Ở đây, Văn đã nhìn mặt trời trầm lặn, nhìn ráng mây chiều hôm nên chàng đặt cho nó cái tên là "Vọng Hà Loan" (eo nhìn ráng mây). Và xem nó như là khung trời đất nhỏ của riêng chàng.
Bây giờ, điều Văn vừa phát hiện lạ lùng đang ở trên làn sóng trong eo. Một vật nổi sắc trắng bị sóng vỗ tấp vào bờ, có lúc lại bị kéo giựt ra biển ca?
Văn đứng thẳng lên, tập trung nhãn lực nhìn kỹ vật ấy. Ánh sáng ngày một sáng, vật nhìn được mỗi lúc một rõ. Văn giật nẩy. Thì ra là một thân người.
Một người! Không phải là chuyện để suy nghĩ nữa rồi. Tóc đen, quần áo trắng, hình dáng ấy không phải là người thì là gì chớ? Văn gác sách, từ phía đá chạy chùi ra bãi cát, chạy hướng về thân người ấy.
Phải rồi, một người, một người con gái đang nằm ngửa trên sóng. Mình cô ta, vừa mắc cạn trên bãi, sóng trở ra lại giựt thân cô ra, tóc đen còn sấp sãi trên cát.
Văn chạy a lại. Con gái nhà ai chết chìm đây? Ở đây là vùng không người mà! Văn lội ào trong nước, không kịp cởi giày. Biết đâu chàng có thể cứu được người làm phước!
Nước tràn tới ướt hết quần Văn. Văn trườn tới, muốn nắm giữ áo cô gái. Nhưng thế sóng quá mạnh đã nhanh nhẹn cuốn đưa cô gái ra biển.
Văn bị sóng làm cho loạng chạng, bị cuốn ngập trong sóng không dễ dàng đứng dậy được. Văn cố tìm hình bóng cô gái nhưng đứng được rồi Văn càng lạ lùng hơn, há hốc, chẳng nói lên lời.
Thì ra cô gái đã đứng lên, từ sóng đứng lên! Cái gì là chết chìm? Cái gì là thi thể? Thì ra đây là một thiếu nữ còn sống, một thiếu nữ con nhà chài lưới nằm trên sóng giỡn nước!
Cô gái đứng lên giữa nước, toàn thân ướt đẫm như người cá, mở to mắt đen trắng phân minh. Nàng nhìn Văn cách thật thà như con nít ấy.
Chưa bao giờ Văn gặp phải lúc ngượng ngập, lỡ khóc lỡ cười như thế nầy. Văn cảm thấy như mình bị đùa. Nhưng cô gái chưa thoát tánh con nít phía trước mặt thì chưa thể biết đùa. Các cô con nhà chài lưới thường giỏi bơi lội, thích nằm trên sóng nhồi lên hoặc nhận chìm. Đó là cách hưởng thụ sự mát mẻ của nước cách thú. Khá khôi hài khi Văn trót xem cô ta là một thây người!
Văn không ngăn được bật cười, cười lấy hành động buồn cười của mình. Nhưng nụ cười thoát ra chưa trọn, mắt cô gái lại mở lớn hôn, môi nhếch, cô ta nhìn Văn trân trân:
- Ồ xin lỗi. (Văn thôi cười, gấp rút giải thích) Tôi cho rằng cô gặp nguy hiểm gì chớ!
Cô gái không trả lời, dường như không hiểu ý Văn lắm. Nàng mặc áo bằng gai trắng, rất cũ, trùm phủ từ đàu xuống chân, không hiểu thuộc thứ y phục gì tuy rất giống áo choàng ngủ. Áo ướt đẫm, bây giờ dán sát vào ngưới nàng đã nẩy nở. Tóc nàng thả xõa bờ vai, nước từ tóc nhỏ giọt xống, chảy dài hai bên má. Da nàng ăn nắng đỏ sậm, nước trên mặt nàng phản chiếu ánh thái dương loang loáng. Ở nàng tương đối có sự hấp dẫn, có nét đẹp tự nhiên, thuần chân của thời nguyên thủy.
Văn lẩm bẩm, nó như để nói với mình:
- Xin lỗi, có lẽ cô không biết quốc ngữ.
- Biết chớ!
Cô gái bỗng mở miệng, hất cằm như đang cùng ai tranh luận. Kế tiếp, dường như bị giựt mình, cô gái hoang mang nhìn khắp bốn bên. Mắt cô lớn, tự nhiên, cằm nhỏ, trên mặt tuy lúc gần như có vẻ sợ hãi. Rõ ràng ở cô đầy tánh chất con nít khoảng sáu bảy tuổi. Nhưng nhìn một đoạn thân thì chắc sáu bảy tuổi. Nhưng nhìn một đoạn thì chắc cô ta cũng đến mười bảy tuổi rồi.
Văn bắt đầu thấy thú vị hỏi:
- Tên cô là gì?
Cô gái vẫn nhìn Văn, không trả lời. Sắc mây nhiễm hồng trên thân và mặt cô tạ Gió biển đưa lại, cô nhảy mũi, sụp rèm mi, dùng chân khuấy dạo nước, nói nhỏ:
- Nước rất lạnh.
Tiếng cô gái nhỏ như thì thầm, chân không của cô đưa lại trong nước như cá trắng vẫy đuôi!
Văn có phần ngờ vực. Trên thân cô gái có khí chất thật khó hình dung, khó hiểu nổi, nhưng đã tạo được cảm giác rất sâu sắc.
Văn hỏi lại:
- Tên cô là gì?
Nàng chỉ đáp:
- Nước biển rất lạnh. (Nàng vẫn dùng chân dạo nước, tiếp) Nước biển có thể nói.
- Hả? Văn cau mày, không hiểu.
Cô gái vụt ngẩng lên, mở to đôi mắt ngây thơ nhìn Văn. Liền đó, cô tỏ ra chấn động như nghe được tiếng gọi gì. Rời Văn, cô chạy a vào bãi
Văn không tự chủ được, chạy theo cô hai bước. Cô gái chui vào một hang đá, chớp mắt mất dạng. Văn theo đến miệng hang, có thể từ kẽ đá nhìn thấu qua trời bên kia, có thể chui theo mà không cần bước vòng trên đá. Nhưng lạ lùng làm sao, cô gái đã mất rồi.
Rùn vai, Văn không chú ý đến cô gái nữa. Văn trở về chỗ ngồi, cầm quyển Tương Đối Luận lên mở ra. Cần phải đọc chớ! Văn nghĩ: Qúa khứ và vị lai đều ở trong những trang sách nầy, Văn cần phải tận dụng thời gian hai tháng để chuẩn bi cuộc thị Phải thi đậu chớ không thể rớt. Văn ngẩng đầu, và bắt gặp ngay một con hải âu đang bay về phía mặt trời.
Phải rồi bay đi!... Văn cần phải bay đi, phải bay càng cao càng xa, bay đến mây cao cho không làm sao có ai vói tới. Bay để nàng biết, Văn không phải là hạng người chẳng ra gì!
Nàng, cái tiếng "nàng" ấy đã khắc trong lòng Văn mang theo dự nhói đau. Lạ chưa, hai ngày đầu ở biển, cơ hồ Văn đã quên bẳng nàng đi. Mà bây giờ, cái tiếng nàng ấy lại xuất hiện trong lòng Văn, làm cho tâm tình Văn đang bình yên bỗng trở thành ảo não.
Văn kéo rút chân lên, cúi đầu gác trên đầu gối, có thể cảm biết nắng ấm đang mơn man làm ấm cổ, nghe được tiếng sóng vỗ ì ầm... Nhưng điều xuất hiện trong đầu óc Văn không phải là sóng, không phải là đá, không phải ngư thuyền... Mà là nàng. Nàng với nước da trắng như tuyết, đôi mắt đen láy. Nàng có phần kiêu ngạo, có phần lạnh lùng...
- Tôi không thể lấy anh, anh Văn!
Nàng nói, giọng điệu tuy hết sức nhẹ nhàng nhưng cũng hết sức thản nhiên và rõ ràng.
- Anh xem, tôi đã bị hoàn cảnh cưng chìu tạo ra thế nầy. Tôi hiểu tôi, tôi không thể sống khổ, không thể túng tiền... Một thân tôi đầy khuyết điểm, tôi không thể làm vợ anh... Bỏ tôi đi anh Văn!
Nhưng Văn không bỏ được, không có cách nào bỏ được. Văn như điên cuồng đối với nàng, sùng bái, van xin... Văn cần nàng! Mỗi đường máu, mỗi tế bào trong Văn đều gọi cần nàng! Văn không thể bỏ nàng, vĩnh viễn không thể để mất nàng, kiếp này, kiếp sau, kiếp kiếp!
Văn đã để cho tình yêu biến mình thành điên cuồng và buồn cười. Văn có thể quỳ xuống hôn chéo áo nàng, có thể phủ phục hôn nơi nào nàng đã đi quạ Nhưng còn nàng? Nàng đi rồi! Không một tiếng một lời bay đi sang bờ biển bên kia tìm đến vùng hoan lạc của nàng.
Đời Văn đãc hai ngàn để trên bàn) Cái nầy là của cháu gởi cho cộ Cháu ở đây mỗi ngày tốn ba bữa ăn, phải chi tiền, cho nên...
- Hà Hà Bà cụ kêu lên, bàng hoàng. Cùng lúc được tiền nhiều quá khiến tay chân bà luống cuống.
- Thôi khỏi! Khỏi! Già hổng lấy tiền đâu, cậu Văn! Thằng Hùng nó đã giao trước cho già rồi. Cậu ở trong phòng của nó, hổng phiền gì hết. Miễn... Khỏi!...
- Thưa, cô cứ cầm đi mà.
Văn vừa nói vừa nhét tiền trong tay bà cụ gầy gò. Bàn tay thô kệch, chai nám run run.
- Dạ, nếu cô không nhận thì cháu đi.
Rốt cuộc, bà cụ phải nhận tiền và bắt đầu bận rộn ngaỵ Mang niềm sung sướng và kính trọng, bà đem nước rửa mặt, dâng khăn và xà bông, rồi vội vội vàng vàng đưa Văn vào phòng riêng. Đó là phòng của Hùng mỗi khi về ở. Căn phòng tốt nhứt trong căn nhà nầy, rộng rãi, sạch sẽ, có cả màn cửa sổ thật không ngờ. Bên ngoài cửa sổ có tấm rèm bằng vải bố. Trong phòng, ngoài chiếc giường, có bàn viết, tủ sách, tủ đựng quần áo và hai ghế mây dài nằm được.
Bà cụ giàu nhiệt tâm lăng xăng thay bao gối, lau bàn, khiến Văn cảm thấy ái ngại. Qua một lúc khách sáo giành đi giành lại, bà cụ mời chịu bước ra khỏi phòng, chạy đi lo cơm chiều.
Bấy giờ Văn mới mở bọc hành lý, móc treo áo quần vào tủ, đặt sách bên tủ sách trống, để viết mực lên bàn. Nhìn khắp bốn bên, Văn bất giác thở dài. Có ai ngờ, hôm qua Văn còn bay bướm dưới ánh đèn màu của tiệm rượu trong đô thị mà bây giờ Văn lủi trốn vào xóm lưới cổ lỗ này!
Văn đến trước cửa sổ, kéo vet màn. Gió biển bay phả vào mặt Văn nặng mùi biển cả. Giờ Văn mới biết cửa sổ này trông ra biển, đứng ở đây có thể nhìn thấy biển cả không bờ, mặt trời rọi chiếu, giát bạc mặt biển hết sức đẹp mắt.
Văn hít một hơi dài, dang tay, nhắm mắt, cao giọng nói:
- Biển ơi! Hãy rửa sạch ta đi! Rửa sạch tận lòng ta nhửng cát bụi đô thành!