1.Mưa bụi từ trời cao rắc xuống.Tôi khoác chiếc áo mưa trắng, đầu để trần, bụi nước mưa làm mát mặt.Ngõ hẻm sâu hun hút, tối đen, không lẽ điện lại tắt suốt đêm nay. Không lẽ một cột điện Danhim nào lại bị phá hoại? Tổ cha quân phá hoại, tôi chửi thầm. Tôi đang về nhà, mò mẫm trong đêm hôm khuya khoắt. Thuốc lá không còn một điếu, tôi vò nát bao không ném ở đầu hẻm. Tôi thèm một hơi khói. Nếu có thể thì một điếu thuốc lào cũng đủ say đê mê. Chỉ còn một quãng ngắn nữa tôi về đến nhà, sẽ được hưởng thú vị đóĐường đất gập ghềnh trơn trượt, tối thui, thỉnh thoảng tôi lại bước lầm xuống một vũng nước. Tôi chửi thề. Gã phu xích lô đạp nhất định không chịu đưa tôi vào ngõ hẻm:- Thầy hiểu cho, tôi không thể vô trỏng.- Tại sao?Đường tối khó đi, vả lại nguy hiểm cho tôi.- Ai làm gì anh mà nguy hiểm?- Bộ thầy không thấy báo đăng du đãng lợi dụng đường tối cướp của giết người đó sao?Tôi nhìn chiếc nón rúm ró trên đầu hắn, chiếc áo xanh rách xả vai, chiếc quần đùi để hở cả "của quí" ra yên xe.- Anh còn có c.. c. gì nữa mà lột?Hắn cười nhe hàm răng chiếc còn chiếc mất:- Dạ còn chứ, thẻ căn cước bọc lát tích và năm chục bạc lẻ. Du đãng hồi này trốn lính nên ưa làm ẩu, mười đồng nó cũng lột đó thầy. Thẻ căn cước thì nó lột hình liệng đi dán hình nó vô, ba chớp ba nháng xài tạm được rồi.Tôi phải lần mò đi vào một mình.Có thể lắm chứ, anh xích lô nói có lý, một vài tên du đãng đói nào đó đang rình mò quanh đâu đây. Nó sẽ bước ra chặn lối, trong tay có một lưỡi lê nhọn hoắt, dí vào bụng tôi:- Người anh em, qua là du đãng đây, lột cho qua mượn tạm chiếc đồng hồ, hà, có tiền hôn? Tết, tốt, cám ơn, thôi yên trí về nhà nghe.Nghĩ đến điều đó, tôi vừa tức vừa sợ. Tôi thọc tay vào túi quần tìm bật lửa Zippo cầm tay. Tôi hoạch định ngay một đòn giang hồ chống cự trả miếng. Tưởng tượng ra tôi là một tay cự phách, đánh chúng bò lê bò càng. Nhưng đó chỉ là tưởng tượngĐường vẫn vắng tanh vắng ngắt. Tôi không mong gặp du đãng để thử lửa, có thể gặp trục trặc trong khi thi hành kế hoạch chớ. Nếu bọn du đãng có súng đứng xa tôi khạc bậy một viên vào bụng. Chính tôi là kẻ nằm xuống.Tôi bước hụt xuống một vũng nước suýt ngã. Màn mưa và bóng tối làm nổi bật những cây thập tự giá ở nghĩa địa ngay sát đường, những cây thập tự giá quét vôi trắng. Cỏ ở đó mọc cao che gần kín những ngôi mả xây, chỉ còn những cây thập tự vươn cao, như những oan hồn mặc áo liệm trắng đứng dang tay. Tiếng gió buồn trong cỏ sắc cùng với tiếng mưa rơi tạo thành thứ âm thanh rì rào, tiếng côn trùng hòa nhịp buồn bã.Tôi bước thấp bước cao, nước bắn tung toé làm ướt cả vớ trong giầy. Tôi chửi thầm luôn miệng. Tôi tránh nhìn ra nghĩa địa, nhưng tầm mắt tôi không thể quá thu hẹp. Tôi bỗng thấy rờn rợn sau gáy.- Gì đó? Tôi quay phắt lại.Chẳng có gì hết, cổ áo mưa lạnh chạm vào gáy tôi đó thôi. Thần hồn nát thần tính.Tuy chẳng có gì nhưng tôi vẫn thấy rờn rợn. Phải, tôi đã nghe chuyện đó rồi.Trong đêm mưa gió sụt sùi, bỗng nhiên có một người con gái mặc áo đen từ đâu đi lại. Nàng đẹp não nề, nàng khóc lóc và nói, rồi nàng nhấc chiếc đầu ra khỏi cổ xách lủng lẳng đi vào nghĩa địa, cái đầu vẫn than khóc. Ghê thấy mẹ, tôi rợn cả người. Tôi muốn chạy, nhưng tôi lại không chạy, hồn ma có thể đuổi theo như quỉ nhập tràng. Tôi tự nhủ không nghĩ đến chuyện đó nữa.Tôi thở phào vì đã ra khỏi con đường trong vòng đai nghĩa địa. Tôi ngoặt vào một con đường nhỏ hơn, tối hơn, gồ ghề hơn.Hai bên đường tre mọc kín, gió làm những thân tre cọ vào nhau nghe cót két, cọt kẹt. Gió thốc tháo trong lòng hẻm sâu.Tôi nghe tiếng giầy mình đạp bình bịch trên nền đất Bên cạnh con đường nhỏ có một cái hào dài, chạy suốt nước từ trên cao đổ dồn xuống chảy ồ ồ. Tôi quen thuộc với con hào này nên không sợ sa xuống hào.Tôi cẩn thận đi men theo bờ tre. Tôi nghe rõ hơn tiếng cót két. Nếu lúc này bỗng dưng có một thân tre ngã rạp xuống. Tôi không biết mình sẽ đứng lại hay bước qua. Nếu tôi bước qua, cây tre sẽ bật lên hất văng tôi lên cao như một cây pháo thăng thiên. Có chuyện đó được không? Tôi tự hỏi.Một người lớn tuổi một lần ngồi ở quán chú Lì đã nói chuyện.Cách đây gần hai chục năm, những đêm mưa dầm, người ta thường thấy lủng lẳng trên ngọn tre những chiếc đầu lâu còn nhỏ máu... Chúng há hốc miệng cười như nắc nẻ.Tôi nghiến chặt răng, đừng nghĩ quẩn. Tôi mạnh dạn hơn, mắt nhìn thẳng. Chỉ có tiếng gió đấy thôi. Không, không phải tiếng gió. Tiếng người. Một câu hát, kéo dài như rên xiết:- như chim li..ề..ề..n... cánh...như... cây... l..i..ê..ề n... c..à..à..nh..Tôi đứng dừng lại, nấp bên cạnh một mô đất, nín thở, hồi hộp. Tiếng bước chân chệnh choạng của người nào đó bước gần lại phía tôi.Miệng hắn vẫn líu lo hát, líu lo nồi lối như giọng phường tuồng:- Có nghe chăng trăm vạn hồng binh rồi cũng trôi theo thời gian... Mộng bá vương... ha ha... Mộng bá vương còn trơ nơi cổ mộ... nực cười thay chuyện thế thái nhơn tình...Người đàn ông đi tới, hắn chệnh choạng bước. Tôi thở phào, ra khỏi chỗ nấp. Màu áo mưa tôi khoác trắng lôm lốp.Hắn đột nhiên đứng xửng lại. Hắn lùi, hai tay giơ lên trời, chới với:- ối đừng, con lạy ngài.. ối! ối?Hắn ngã tòm xuống hào nước. Bàn tay hắn cố gắng bíu lấy chỗ vịn trên bờ đất trơn, nước xoáy giằng co với thân thể hắn.Tôi nhẩy đến, túm cồ áo hắn lôi lên, hắn không ngớt kêu oan:- Lậy ngài... con có nói gì đâu.- Không tôi đây mà, tôi là người.Hắn co rút như con tôm, mặt giấu vào hai cánh tay:- Con có nói bậy đâu, lạy ngài?Tôi bật sáng hộp quẹt, ánh lửa bập bùng, hắn từ từ buông tay, một khuôn mặt già, nhăn nheo, đôi mắt lờ đờ có những tia máu đỏ. Hắn mở to mắt nhìn ngọn lửa, uể oải đứng dậy. Hắn nhìn tôi không nói.Tôi đậy nắp hộp quẹt, lửa tắt.Từ hơi thở lão già bốc ra mùi rượu nồng nặc.Lão lại ề à:- Như chim l..i..ê...ền...cánh... nhức..ô..y.. l..i..ề..ri cành...Lão tập tễnh đi, cách tôi chừng ba bước, dừng lại có vẻ nghe ngóng. Đột nhiên quay lại phía tôi, lão đưa tay che miệng thì thào:- Này, mày có nghe thấy gì không?Tôi lắng nghe, lắc đầu:- Có gì đâu?- Có, tiếng loa!Tôi lắng tai nghe lại, lắc đầu nữa:- Chẳng có gì hết, tôi không thấy gì.Đồ điếc rõ ràng có tiếng loa. Tiếng loa nói như vầy tên Việt gian Nguyễn Văn Khôn là kẻ đại gian đại ác. Để xây dựng cách mạng, nhân dân tuyên án chặt đầu kẻ phản bội dân tộc... Nghe thấy không, ở ngay dưới ruộng kia..Tôi lắc đầu, nắm bả vai lão, đẩy đi:- Thôi bác về đi, khuya rồi.Lão đứng trầm ngâm, nói với vát:- Đêm nào cũng vậy, tao nghe thấy hoài, từ hai mươi năm nay chúng nói hoài câu đó.Nói xong lão bỏ đi. Lão bị ám ảnh vì một chuyện gì đó. Lão lại nghêu ngao hát. Tôi đứng ngẩn ngơ một lát. Tôi thở phào cũng quay lưng đi, thầm nghĩ bằng tiếng thở ra: Ôi dào, bợm nhậu hơi sức đâu...Mưa nặng hạt dần. Ngõ hẻm tối đen, gió thổi ào ạt làm cây cối la đà. Đâu đó có tiếng chó tru... ậ Tiếng cầu kinh, tiếng mưa rơi rỉ rả. Ngần ấy âm thanh hòa hợp nhau nhịp nhàng buồn nản. Hình như có nhiều ông sư cùng xướng lên một lượt. âm thanh đó từ phía sau nhà tôi vọng lên.Tôi nằm yên, đêm tối đen. Tôi đoán ngôi chùa phía sau nhà chắc có mở một đàn chay nào đó. Tôi liền hình dung ra những vị sư mặc áo vàng, nối đuôi nhau vừa đi vừa niệm Phật. Người đi đầu cầm cái thanh la nhịp nhàng gõ, người thứ hai điểm nhịp bằng tiếng mõ. Họ cứ nối nhau đi quanh như thế suốt đêm, dưới ánh hồng lạp âm u từ chánh điện rọi xuống. Bóng họ khi chập vào nhau, khi dang xa, phóng lớn rồi loãng như sương. Họ cứ đi vòng tròn, đi mãi đi mãi, nhẫn nại, thống khổ, miệng xướng lên thứ ầm thanh trầm, buồn nản. Đôi mắt luôn luôn nhìn xuống những ngón chân trần. Cho tới khi trời tang tảng, những ngọn hồng lạp trên chánh điện tàn lụi dần. Tiếng cầu kinh suốt đêm đó lâu lâu tôi lại nghe thấy một lần. Những lần trước tôi dễ ngủ, âm thanh như lời ru bất tận, kéo mí mắt tôi nặng trĩu xụp xuống. Khi tôi bừng mở mắt ra, trời sáng, tiếng cầu kinh tắt. Nhưng đêm nay, tiếng cầu kinh không ru tôi vào giấc ngủ, trái lại còn làm tôi nhức nhối.Tôi giở mình, xoay tròn trên chiếc giường rộng thênh thang. Ly cà phê đen đặc ở quán đầu Phú Nhuận hồi tối làm tôi tỉnh táo kỳ lạ. Tôi mở mắt thao láo nhìn lên đình mùng, tôi quấn kín mền chỉ để hở đầuĐêm mưa không khí se se lạnh. Tôi thấy lòng mình rộn rã, nghĩ bậy, ước ao bậy. Trong đầu ộc tôi lúc này lổn nhổn những hình ảnh khêu gợi, phía dưới thân thể tôi nóng rẩn rần, những thớ thịt tự động rung lên. Tôi ép khít hai đùi vào nhau lăn tới góc giường, ôm lấy cái gối kẹp vào đùi.Tôi tự nhủ, tự trấn tĩnh mình không nghĩ đến nữa. Thật khó khăn, những hình ảnh khác chỉ mỏng manh như khói. Trời lạnh thế này nếu có một con nhỏ nằm bên cạnh? Phải, đúng con nhỏ đó, đôi chân thuôn dâi, mũi cao và đôi mắt màu hạt dẻ. Con nhỏ ở cuối xóm, nó như đầm lai. Thỉnh thoảng tôi gặp nó đi rong trong xóm. Ngực và mông nó ngồn ngộn dễ sợ.Tôi nhắm nghiền mắt, tự xỉ vả mình. Đồ đốn, nghĩ tầm bậy hoài.Tiếng tụng kinh im bặt, tôi mở bừng mắt nghe ngóng. Chỉ còn tiếng gió reo, tiếng mưa rơi rỉ rả. ý tưởng bậy bạ bỗng nhiên bị phân tán nhanh chóng. Phải chăng những nhà sư đã dừng lại, họ không còn đi vòng tròn? Những ngọn hồng lạp đã tàn lụi rồi chăng? Buổi chiều tôi đã leo lên nóc nhà ngắm nhìn tứ phía, xem xét địa thế.Tôi mua căn nhà gần được một năm, nhưng chưa lần nào tôi đi sâu vào trong xóm. Tôi đứng trên cao nhìn xuống, buổi chiều thật đẹp, nắng quái chiếu qua lá cây những luồng sáng vàng chói lói. Thấp thoáng sau rặng tre những mái lá tỏa khói lam êm đềm. Ngay đằng sau nhà tôi là một ngôi chùa cổ. Tôi nhìn thấy chiếc sân gạch rộng vắng bóng người. Gần đó có một ngôi nhà lợp ngói âm dương, tường đất. Ngôi nhà ẩn sau hàng chuối rậm rạp. Tôi nghĩ đến việc mở một chiếc cửa hậu, tôi sẽ được khu đất hoang. Thuê người dọn cỏ, quây hàng rào, tôi sẽ có một khu vườn. Hàng xóm vẫn nói đất đai ở đây vô tội vạ ai chiếm lấy miếng nào được miếng đó Tôi dự định làm theo họ.Những đêm trăng sáng, tôi bắc ghế ra ngồi ở vườn sau hút thuốc lá, uống cà phê, ngắm phong cảnh. Mình phải thực hiện điều đó bằng được, chắc cũng chẳng tốn kém bao nhiêu.Bên cạnh nhà tôi có một ngôi mả cổ xây bằng đá ong đố sộ, ngôi mả kiên cố như một cái thành nhỏ bỏ hoang, rong rêu mọc đầy. Những ngày mưa, những con ốc sên to không biết từ đâu bò ra, bám đầy trên rêu xanh.Lọt vào trong sân nhà tôi, một chiếc mả khádiv style='height:10px;'>
Quán chú Lì ở ngay đầu xóm. Địa điểm đó là một ngã ba đường dẫn ra lộ chính. Người ta không biết chú ba Tầu này đến đây mở cửa hàng từ đời thuở nào, nhưng từ bao nhiêu năm nay vẫn không có gì thay đổi. Bàn ghế cũ kỹ, quán hàng lụp xụp. Thực đơn: Buổi sáng có cơm tấm, bàn bì, cà phê. Buổi chiều có cháo giò heo, bì cuốn, đồ nhậu lai rai và rượn đế. Quán đông khách thường xuyên vào buổi sáng sớm, dân lao động ra ăn điểm tâm đôi ba đồng bạc trước khi ới làm. Buổi tối gần như dành riêng cho các tay nhậu. Họ bàn tán với nhau đủ mọi chuyện xảy ra ngoài thành phố.Cầu chuyện chỉ tàn khi rượu đã cạn và đêm về khuya. Một vài người quá chén nói bậy bạ vài câu trước khi ra về.Buổi tối hôm nay, trên chùa Tám Tô làm đám cho Hai Du, dân nhậu bu đông ở trên.Quán chú Lì vắng khách.Dân nhậu lai rai chỉ có vài ngoe ngồi trông buồn xo một vài người bàn tán về cái chết của Hai Du, tất cả đều nói trật lấc, họ nói Hai Du bị mã tấu chém lìa đầu người nói bị súng ngựa trời bắn banh xác. Người ôm xác Hai Du lần cuối đang ngồi đây, nó là bạn Hai Du từ hồi nhỏ. Nó bận quần áo lính nhảy dù rằn ri ngồi uống đế lầm ri ở một góc quán. Mặt nó sắt lại như đá, nó lặng nghe những bậc chú bác nói chuyện về bạn, nhưng không lên tiếng. Đôi mắt nô ngầu đỏ nhìn ra ngoài trời tối mông lung. Con hẻm tối có những cơn gió chạy dài khua động lá cây xào xạc. Gã thanh niên mặc bộ đồ dù tu nốt xị đế, đặt cái chai không đến cộp xuống bàn:- Chú Lì, cho thêm một xị nữa đi!Chú Lì ngần ngại nhìn nó:- Keo à, mày uống nhiều rồi đó!Thằng Keo một lần nữa dằn mạnh cái chai, mắt dữ tợn, nhắc lại:- Cho một xị nữa!Chú Lì thấy bắt ớn. Chú hơi ngạc nhiên vì tính nết thay đổi bết thường của thằng Keo. Hồi chưa đi lính, nó là thằng thanh niên hiền lành nhất xóm. Vậy mà... Roạt? Nó rút mạnh con dao lê dấu trong bụng ra cắm phập xuống bàn. Cán dao rung lên. Chú Lì đành ra phía sau nhà róc đế. Chú gặp thằng cu Sún đứng thập thò ở đó. Chú nói nhỏ:- Sún, mày "dĩa" kêu ba thằng Keo ra giùm tao, biểu rằng thằng Keo nhậu say sắp phá quán tao nghe mây!Sau đó chú Lì cũng mang đế ra cho thằng Keo. Nó tu đế khè khè như rắn. Đôi mắt đỏ ngầu rọi ra đầu xóm tối om. Tất cả mọi người có mặt ở đó thầm hỏi:"Thằng Keo chờ đợi ai?".Thắc mắc ấy chỉ một lát sau được chính thằng Keo giải đáp. Nó uống hết già nửa xị đế, tay cầm cổ chai chống lên đùi, tay kia nắm lấy chuôi dao, mắt quắc dữ tợn, răng nghiến trèo trẹo. Tiếng nói nó trở nên cay nghiệt:- Mẹ nó, tôi phải xả thịt nó ra, quăng cho chó ăn, quân phản bội, đồ đàn bà chó đẻ. Mọi người ngơ ngác nhìn nhau. Thằng Keo rít lên, nhưng rồi nó cười nhạt:- Đàn bà, đàn bà thề non hẹn biển rồi nuốt lời. Quân chó đẻ đó tôi không thể để nó sống được ở trên đời này. Dân nhậu lại đưa mắt dò hỏi nhau:- Nè, ai đó?- Hổng biết!Mặt thằng Keo lạnh như tiền, làm nhàm:- Về đây con, về đây, ông cố nội mày lụi mày đủ mười lát dao thôi. Đ.M mới đi lính mười tháng, thót đi làm điếm rồi. Đ.M nhơn tình thế thái. Đ.M mình chết lên chết xuống, cực nhọc hơn con chó để nó ở đây chửng giỡn với ba thằng Mỹ.Chửi rủa như vậy hình như thằng Keo chưa đã giận. Nó đứng dậy rút phất con dao cầm lăm lăm trong tay. Dân nhậu hoảng hồn, một người lên về kêu ba thằng Keo. Một vài người khác bạo dạn hơn trờ tới tìm lời mềm mỏng khuyên giải: - Keo à, mày có điếu gì buồn phiền thì vô đây nói tụi tao nghe coi. Hung hăng vậy coi sao đặng, dân nhậu phải tỉnh táo mới đáng mặt chớ mày. Thằng Keo trừng mắt:- Mấy người biết gì! Đ.M. đừng xía vô chuyện tôi chết oan à! Giết con Lan xong, thằng này tự sát liền cho coi.Lúc đó đám nhậu mới hiểu nỗi lòng thằng Keo. Thì ra mèo thằng Keo là con Lan hiện giờ đi bán "ba " ở Sài Gòn. Chú U thấy mình có ít nhiều trách nhiệm trong vụ này. Chú xông ra nắm tay thằng Keo:- Keo à, tao nói phải quấy mày nghe, giết con Lan tội nghiệp nó. Hoàn cảnh bắt buộc đó mày.Thằng Keo la lên:- Ai bắt buộc nó, phải con đĩ mẹ nó không. Tôi vô lụi chết luôn một thể.Chú Lì xuống nước năn nỉ:- Keo ơi, tao xin mày, van mày, quanh đây bà con cô bác không à. Mày xử vậy coi sao được.Thằng Keo hậm hự:- Tôi chán đời rồi, tôi đếch cần? Tôi thề con Lan phản bội tôi, tôi giết nó.Chú Lì phân lẽ phải trái:- Mày còn thương con Lan chớ gì, mày để nó làm ăn, tội nghiệp nó vì hoàn cảnh gia đình. Nó đâu muốn vậy!Thằng Keo bớt hung hăng, tay cầm con dao bỏ xuôi lơ. Mắt nó mở thao láo nhìn con hẻm tối. Tất cả bực tức dồn nén bao lâu nay bất giác làm nó tủi phận. Nó nghĩ đến hình ảnh người yêu, rồi nước mắt nó chảy ra, nó gục đầu khóc trên bàn.Nó thật tình thương con Lan, nhưng nó tự ái. Lâu nay con Lan không còn viết thư cho nó nữa, cho đến bây giờ nó trở về để tìm hiểu sự thật. Một sự thật đắng cay. Bao nhiêu nỗi buồn đè nặng trong lòng nó. Hai Du chết rồi và con Lan đi bán "ba ", nghề đó đâu có xa nghề làm điếm. Đêm nay nó ngồi đây, chờ người tình phụ bạc để lụi ít dao. Nó tự hỏi không biết mình có mù quáng không?Khách nhậu thấy thằng Keo ngồi gục đầu trên hai tay, đôi vai rung lên. Nó đang khóc, nó nức nở gọi tên người yêu:- Lan ơi, Lan ơi!Một khách nhậu đến định an ủi nó thì chú Lì can:- Đừng anh, để cho nó khóc, tội nghiệp, nó khóc được thì nó đỡ khổ.Trong khi đó mẹ con Lan đã được thằng cu Sún chạy đến báo tin dữ. Bà hoảng hồn, miệng nam mô chạy ra đầu xóm kêu xe dông tuốt lên chỗ con Lan bán, dặn nó đừng về mà nguy hiểm đến tính mạng.Con Lan nghe tin đó không hề xúc động, nó nhún vai:- ảnh giết con cũng được chớ sao?Bà Hoa gắt nhỏ:- Mày nói chi kỳ vậy. Tao đẻ ra mày để thằng nào muốn đâm muốn chém cũng được sao. Mày còn phải trả hiếu cho tao, phải nuôi tao. Mày vẫn còn thương thằng đó sao? Đừng có lãng mạn rởm, chết vì tình.Lan thản nhiên:- Hết thương rồi, từ ngày má biểu con, con đâu dám thương ảnh nữa. ảnh đi lính đâu có tương lai, con ra đây bán ba kiếm chồng Mỹ bảnh hơn nhiều mà.Bà Hoa biết con gái nói mỉa, bà cau có:- Tao có cấm cản mày đâu!- Dạ, nhưng ảnh không vừa ý má thì con thôi liền. May ra bán hàng ở đây kiếm được chồng sĩ quan Mỹ, má à.Nghe con gái nói móc mình, bà Hoa đay nghiến:- Có phải mày gài tiếng ác cho tao không?Lan cười thản nhiên:- Má đâu có ác, chỉ có con xấu thôi, con chót thề thốt với người ta rồi con lại nuốt lời. Đứa con gái như vậy đáng chết, thôi má "dĩa" đi, mặc con. Bà Hoa đi khỏi, Lan thở dài. Nàng lẩm bẩm một mình:- Em đáng tội chết lắm, anh ơi. Phải chi anh hiểu cho em.Nói xong muốn bật khóc, nàng trở vô quán. Nàng bắt gặp những khuôn mặt đàn ông phè phỡn. Khi bà già con Lan về tới xóm thì bà con cho biết tiếng Keo bị bố nó ra xàng cho một cây rồi xách cổ về nhà. Bà già con Lan đứng phân bua:- Đó, cô bác coi, tôi khổ vì con quá sức. Biết vậy hồi con Lan còn nhỏ, tôi bóp mũi nó chết ngắc cho rồi. Tôi biểu hoài nó đừng thương thằng đó, nó đâu có nghe tui.Một người ngứa miệng xía vô:- Mà chị cản ngăn nó chi vậy, tụi nó thương yêu nhau thì gả phút đi cho rồi.Mẹ con Lan trề môi:- Tui biết người biết của mà, tui biết con Lan dại dột bị rù quên nên khuyên bảo vậy thôi. Cô bác tính coi lấy cái thằng suốt ngày chỉ đờn ca, hát xướng mất công mình nuôi rể luôn, cái thứ nghệ sĩ đó đói rã họng suốt đờiBà con lối xóm thấy trời khuya tản mát ra về. Họ chán nghe cái giọng điệu của bà già con Lan. Bác Bẩy Thương đóng cửa cái rầm:- Đ.M đêm khuya mà um xùm hoài. Mẹ, cái thứ đạo đức giả đó sao không có thánh thần nào vặn họng đi cho rồi.Chị Bẩy Thương nằm trong mùng cho con bú, gắt vọng ra:- Ông thiệt kỳ, chuyện người ta mắc mớ gì đến mình.Bị vợ át giọng, Bẩy Thương nổi nóng: - Nè, câm miệng, xía vô tao dộng chết mẹ.Nói xong Bẩy Thương bỏ ra hàng ba tới ghế bố nằm. Anh thoáng nhìn thấy bóng một thằng nhỏ lấp ló gần đó. Anh lên tiếng hỏi:- Đứa nào đó?- Cháu đây bác Bảy!- Sún đó hả mây?- Dạ!- Không đi về ngủ còn đứng lấp ló chi đó?Thằng cu Sún lủi thủi ra về. Nó chợt lo ngại. Chết mẹ, cái máy quẹt chưa tìm thấy, về ăn nói sao đây với ông nội? Quả nhiên khi về tới nhà, nội nó còn nằm ở ghế xích đu hút thuốc rê. Bây giờ lão Nghiêu phải dùng chiếc đèn dầu hột vịt mồi lửa. Thấy cu Sún nép nép đi vào, định chui vào mùng, lão gọi giật giọng:- Sún, ra tao biểu!- Dạ!Thằng Sún đành leo xuống. Chờ cho nó tới gần, lão Nghiêu hỏi giận dữ:- Máy quẹt của tao mày kiếm thấy chưa?Cu Sún đứng gãi đầu gãi tai:- Dạ, cháu kiếm hoài mà... mà...- Mà cái con ớ mẹ mày! Tao cho mày một ngày nữa đó, không kiếm thấy thì đừng vác cái bản mặt về đây!Chửi cháu xong, lão nằm ngửa mặt hút thuốc, lão thưởng thức hương vị đậm đà của điếu thuốc rê. Lão biết bây giờ có la thằng cháu cũng vô ích. Lão nghe tiếng trống tung tung từ trên chùa Tám Tô vọng xuống. Lão bực mình lẩm bẩm chửi:- Đ M thằng thầy chùa Tám Tô um xùm hoài.Quay lại thấy thằng Sún còn tần ngần đứng đó, lão biết ý nó muốn thông tin. Lão hất mặt hỏi:- Chi lạ không mày?- Dạ, thiếu giống.- Nói tao nghe coi.Thế là thằng cu Sún kể thao thao câu chuyện rùng rợn thằng Keo tính giết con Lan ngoài quán chú Lì cho nội nghe. Lão già hỏi tới:- Vậy hả, rồi sau sao?- Anh Keo bị ông già xách đầu về dộng vô lu nước.- Đ.M. vậy mà không để cho nó lụi chết thứ đàn bà phản phúc đó cho rồi. Còn má con Lan sao?- Bả chửi anh Keo quá trời!- ứa, còn con mẹ đó nữa, cũng đáng lụi cho nhát dao lắm. Bà con lối xóm đâu có ai ưa.Thằng Sún chộp được cơ hội:- Dạ, phải đó nội, con có nghe bác Bẩy Hương chửi thề!- Vậy hả, chửi thề sao, nhắc lại coi.Thằng cu Sún cố nhớ lại:- Chửi... chửi à... "Đ.M đêm khuya um xùm hoài, mẹ cái thứ đạo đức giả đó sao không có thánh thần nào vặn cổ chết cho rồi..."Lão Nghiêu nhả điếu thuốc, phun nước miếng cái phẹt, vỗ bụng đét một cái:- Đ.M. thằng chả thạp tao đa.Nói được một câu nghĩa lý, lão Nghiêu khoái tỉ cười hê hê. Đêm khuya trời nóng, cây lá ngoài vườn đứng im phăng phắc.Thằng cu Sún làm xong nhiệm vụ thông tin. Nó chun vô mùng nằm ngủ ngáy khè khè. Lão Nghiêu nằm hút thuốc đập muỗi phành phạch. Một lát sau lão nghe tiếng xích lô máy của Hai Khâu trở vế. Chưa bước chân vô cửa, Hai Khâu đã than:- Trời nóng quá chừng!Anh thấy cha còn thức liền hỏi:- Khuya rồi, tía không đi ngủ sao?- Trời nóng quá, tao muốn nằm chơi một lát.Hai Khâu cởi chiếc áo nhà binh cũ rách liệng lên bàn. Anh ra hàng ba đứng ngó trời ngó đất:- Không chừng đêm nay mưa.- Tao cũng đoán vậy!- ờ mưa cái cho mát mẻ, cuối năm trời nóng dữ, à, hôm nay trên Sài Gòn người ta chích ngừa bệnh thiên thời, sao vùng này chưa thấy động tĩnh gì há?Lão Nghiêu quạt phành phạch. Lão lại nghe tiếng trống trên chùa gõ tung tung. Lão bỗng nhớ đến cách đây mấy năm, bệnh thiên thời phát sinh tại vùng này làm chết vô số người. Hồi đó Tám Tô mới có một kiểng chùa nhỏ. Sau vụ đó Tám Tô giầu lớn. Lão Nghiêu búng mẩu thuốc ra ngoài vườn:- Trời giúp Tám Tô mãi.Hai Khâu đang đứng tựa cửa, anh quay lại hỏi:- Tía nói sao?- Tao biểu trời giúp Tám Tô làm giầu, một vụ thiên thời nữa thì chả mua hết đất vùng này chôn xác chết, lập thêm mấy kiểng chùa, trại hòm của chả đóng hòm không kịp.Hai Khâu bực mình:- Tía cứ hằn thù Tám Tô hoài à, thôi bỏ đi, chuyện xưa nhắc lại hoài.Lão Nghiêu cũng nổi nóng. Lão la bài hoải:- Tao nhắc lại chuyện xưa hồi nào?- Vậy sao tía cứ kiếm chuyện nói xấu Tám Tô hoài, người ta tu hành...Lão Nghiêu càng nóng:- Đ M cái quân buôn xác chết đó mà mày biểu là tu hành à! Đ.M cái thứ ba đời cho vay lời, mười đời buôn xác chết đó mà đạo đức cái nỗi gì..Hai Khâu hừ một tiếng, cười kháy:- Tui biết tại sao tía thù Tám Tô?Lão Nghiêu bị câu nói móc tức cành hông:- Mày biết sao, nói tao nghe coi.Hai Khâu bỏ vô mùng, cười khẩy, nói vọng ra:- Tại sao thì tía biết đó, hỏi lại tui làm chi.Một lát sau lão Nghiêu nghe tiếng con trai ngáy như cưa cây, lão nằm ở ghế xích đu rồi ngủ quên. Nửa đêm trời mưa lớn. Tỉnh dậy lão thấy người lạnh run, miệng há ra mà không nói được. âm thanh cuối cùng lão nghe là một tiếng sét và tiếng giồ mưa ào ạt Ngọn đèn dầu đã bị gió thổi tắt. ậ Tờ mờ sáng hôm sau, Hai Khâu trở dậy. Anh không quên để lại tiền cho cha và thằng cu Sún. Hai Khâu đi khỏi một lát thì thùng cu Sún cũng thức giấc.Nó bò ra khỏi giường lấy tiền nhét túi, ra khạp nước rửa mặt. Thấy ông nội ngủ ở ghế xích đu, nó không để ý dông tuốt ra đường kiếm xôi mua ăn điểm tâm. Cu Sún đoán chừng ông nội còn lâu mới thức nên chưa cần mua cà phê sữa vội. Nó cẩm gói xôi đi ăn cùng xóm, đâu đâu cũng xà vào một lát. Nó hy vọng kiếm thấy cái quẹt và tiện thể kiếm ít tin tức sốt dẻo để về kể lại cho ông nội. Nó cố moi khối óc tối tăm coi xem hôm qua bỏ quên cái máy quẹt ở đâu. Nó lẩm nhẩm điểm lại từng nơi tới, đứng thẫn thờ ở ngã ba đường, liệng từng hòn xôi vô miệng.ở nhà ra đây, gặp thằng Túm, hai đứa ra quán chú Lì nhặt nút phéng, ờ ờ... rồi sau đó... sau đó, Đ.M ngu quá! ứa, phải rồi, chạy lên chùa Tám Tô, "dô" nhà con Bích...rồi...chạy ra ruộng...cha...khó quái Đ.M nhớ chi nổi. Cái máy quẹt đút túi này, không, túi này... rớt sao được.Thằng cu Sún đang cố moi khối óc rối beng của mình thì thằng Túm ở đâu chạy tới. Nó thấy bạn đứng tần ngần như trời trồng ở ngã ba đường liền hỏi:- Đứng chi đô mày?Thằng cu Sún đang cố gắng nhớ lại một lần chót nhưng rốt cục nó chịu thua. Thấy bạn hỏi, nó chửi thề liền:- Đ M khó quá!- Chi khó mày?Cu Sún quay sang hỏi bạn:- A, mày thấy cái máy quẹt của nội tao đâu không?Thằng Túm ngớ ngẩn:- Cái máy quẹt nào?- Cái máy quẹt của nội tao đó, hôm qua ổng đưa tao đi xin xăng rồi tao bỏ đâu mất, ổng bố tao quá trời.- Vậy hả, nhớ lại coi.Cu Sún nhún vai:- Đ M tao hỏng chớ nối.Thằng Túm nhanh nhẩu:- Đâu, mày tính lại cho tao nghe coi.Thế là thằng Sún lại tính toán từ đầu, cuối cùng thằng Túm cũng chịu thua luôn, nó đánh trống lảng:- Lúc ở ruộng, má tao kêu, tao về rồi thày đi đâu?Thằng Sún lắc đầu:- Đó tới khúc đó rồi tao ngắc luôn.Thằng Túm lên mặt:- Đ M ngu quá, phải chi tao, tao nhớ ra liền.Bị chê ngu bất tử, thằng Sún tức cành hông:- Đ.M chớ có làm tàng, không chừng mày còn ngu hơn tao kia. Tao ngu sao được.Không ngu hả?- Uà đó.- Đ M không ngu, không ngu?Thằng Sún nhẩy chồm tới xàng luôn hai thoi vào mặt bạn. Thằng Túm không chịu kém, nó lao đẩu vào bụng địch thủ loi chí mạng. Bốp, bốp! Thằng Túm té nhủi vào bụi cây. Khi nó rút đầu ra được thì thằng Sún cắm đầu chạy mất. Nó sờ vào lỗ mũi. Cha, máu! Nguy quá? Nó đút hai ngón tay vào lỗ mũi, ngửa mặt lên trời cho máu ngưng chảy. Và cứ như thế, nó đi lêu đêu về nhà. Nó lầm bầm chửi:- Đ M thằng Sún, thù này quyết trả. Tao đâm mày cho coi, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Hai ba lần nó sa xuống hố lại leo lên, máu cứ òng ọc chảy ra hai lỗ mũi làm ướt cả bàn tay lem luốc.Nó nghĩ đến cách chữa cầm máu. Nó chợt nhớ người ta biểu phải kiếm rẻ rách ở đũng quần đàn bà đút nút lỗ mũi lại mới hết chảy máu. Tới sân nhà, nó kêu lên:- Chị Hai, chị Hai, cho xin một miếng vải quần coiChị hai nó đang ở trong bếp thò đầu ra, thấy máu be bét ở mũi em liền la lên:- Trời ơi Túm, sao đó mày?Thằng Túm vẫn ngửa mặt lên trời:- Xé cho miếng vải c, cũng bằng đá ong nhưng nhỏ hơn. Những phiến đá ong lỗ chỗ bị thời gian làm lún sâu xuống đất, chỉ còn chừa lại bốn cái cọc hình búp sen nhô cao.Tôi từng thắc mắc về lai lịch hai ngôi mả đó.Một tên bạn giang hồ, một lần đến nhà tôi, nhìn thấy ngôi mả bỗng reo lên:- Nhà này có một kho vàng, kho báu vật.Tôi ngạc nhiên, hắn chỉ vào ngôi mả: - ở dưới này, chỉ cần bỏ một ngày công đào sâu xuống năm thước đất. Một gia tài khổng lồ chôn theo người chết chứ không ít.Đêm đó, hắn ngôi uống rượu với tôi ngay trên ngôi mộ cổ, hoạch định một chương trình đại qui mô. Rồi những đêm sau nữa. Viễn tượng đào vàng mỗi lúc một lớn dần trong đầu tôi. Chúng tôi tưởng tượng ra một cuộc sống nhàn hạ phong lưu trong những ngày sắp tới. Đêm đêm ngồi uống rượu dưới trăng phó mặc chuyện đời.Nhưng chuyện đó không bao giờ thực hiện được, người anh em tôi bị chết mất xác trong một trận đánh lớn ở miền đông. Kho vàng vẫn còn đó, và tôi vẫn tin như vậy.Câu chuyện đào vàng đành gác lại. Khi đi làm, mỗi lúc bực mình với chủ, tôi vẫn thầm đe: "Đồ khốn, mấy ngàn bạc của mày chưa to đâu, con ơi! Chưa biết ngày nào ông đấm b... vào, ông về nhà đào vàng xài mệt nghỉ".Tôi miên man với ý nghĩ ấy cho tới khi tiếng cầu kinh buồn bã lại nổi lên. Mưa vẫn không ngớt, bóng tối mông lung, tôi thấy chóng mặt vì hình ảnh các ông sư đi vòng tròn trong đầu.Tôi thấy ý nghĩ mình kỳ quái. Tại sao tôi cứ phải nghĩ là những ông sư đi vòng tròn mới cầu kinh được. Tại sao tôi không nghĩ họ ngồi kiết già. Nhưng ý nghĩ tiên khởi cứ bám chắc lấy đầu óc tôi như những con ốc ma bám trên rêu xanh ngôi cổ mộ. Tôi mệt mỏi thiếp đi, hình ảnh những ông sư áo vàng cầm thanh la, mõ, gõ nhịp đi vòng tròn lán quẩn trong đầu tôi suốt giấc ngủ mệt mỏi. ậ Khi tôi ra đi, người thợ hồ nói với tôi: - Được thầy cứ yên tâm, chiều nay thầy về tới nhà là có cửa sau rồi.Tôi còn dặn với, nửa đùa nửa thật:- Anh phải làm cho xong, nội trong chiều nay, tôi về mà không có cửa là không yên với tôi đâu.Anh thợ hồ cười nhe cả hàm lợi xám:- Mà làm chi gấp vậy thầy?Tôi nói không cần suy nghĩ:- Hôm nay ngày rằm, tôi muốn mở cửa này để ngắm trăng.- Chỉ có vậy thôi sao?- Vậy thôiBuổi chiều năm giờ tôi đã vội ra về. Chiếc cửa ra vào và cửa sổ đã hoàn tất. Tôi xoa hai tay khoan khoái Tôi mở rộng cánh cửa sổ, gió lùa vào mát lồng lộng Tôi mở tiếp cánh cửa ra vào. Khu đất hoang hiện ra trước mắt. Buổi chiều thật đẹp, thật êm đềm trên những mái tranh tỏa khói lam.ánh nắng chiếu lung linh trên lá cây như bụi kim nhũ, gió làm lay động lá cây la đà. Mặt trời xuống thấp làm mặt nước sông xa ánh vàng. Ngôi chùa vẫn vắng vẻ quạnh hiu, chiếc sân gạch Tầu rộng vắng bóng người.Tôi bước ra hắn ngoài cửa, gai cỏ chắn lối đi. Tôi cúi xuống vạch cỏ tìm chỗ đặt chân. Cỏ sắc xước vào da thịt tôi rát, xót. Không chừng còn cả rắn rết đang rình núp đâu đây.Lối đi gập ghềnh, chắc chắn từ bao nhiêu năm nay không có ai đặt chân đến chỗ này. Một cái vấp đau điếng, tôi mất đà ngã trên cỏ. Những con kiến to bằng đầu đũa từ trên lá cây rụng xuống người tôi. Một vài con luồn nhanh vào cổ áo chạy lung tung trong ngực. Tôi dí tay đè nát chúng sau lần vải.Khi ngồi dậy, tôi nhìn thấy một phiến đá xô nghiêng. Chính nó làm tôi vấp ngã, ngón chân cái đau điếng. Tôi vạch cỏ, phiến đá được đẽo gọt vuông vức, trồi một nửa lên mặt đất. Những hàng chữ khắc trên đá đã mòn nhưng còn đọc được. Một tấm bia. Tôi ghé sát đọc: Trần thị Nhan Sắc, sinh năm 1930, chết 1948. Tôi đứng dậy, nghĩ bụng trong khu đất hoang này hẳn còn nhiều mồ mả khác. Tôi vén cỏ tìm tòi, khoảng nửa giờ sau tôi tìm thấy gần một chục ngôi mả. Ngót chục ngôi mả trong một khoảnh đất không tới năm mươi thước vuông. Toàn những người chết trẻ. Họ chết trong những năm 45, 48. Tôi đang đứng trên hài cốt họ, có những ngôi mộ không còn nấm. Buổi chiều đang tàn, mặt trời chìm dưới lòng sông, tôi nghĩ thế, nó lặn xuống nằm ngủ yên lòng đáy nước mát mẻ sau một ngày vã mồ hôi. Tôi vẫn thường có những phút mơ mộng như trẻ thơ. Tôi đứng thẳng người, vươn vai. Tiếng những lóng xương sống kêu lắc cắc. Bầu trời sẫm màu dần, gió khua nhẹ lá cây rì rào, ánh nắng còn thoi thóp.Tôi nhìn ra căn nhà sau rặng chuối, căn nhà vắng vẻ, hình như những người ở đó đều sống âm thầm. Tôi vạch lá tìm một lối đi nhỏ. Tôi nhìn thấy một khung cửa sổ trấn song gỗ. Tôi vượt qua một rãnh nước đen ngòm, tới sát tường nhìn qua cửa. Căn nhà hoang, tường đất xiêu vẹo, có chỗ tường lở nhìn xuyên được ra sông. Trên nền nhà bằng đất bừa bãi rác rưởi, những mảnh vải trắng, đèn cầy, vài cánh hoa héo. Hình như tất cả những rác rưởi đó còn mới, ai mới liệng ra vung vãi bồi đêm rồi. Căn nhà bao phủ không khí lạnh lẽo âm u. Tôi phân vân, không có ai ở đây sao? Tôi nhíu mày, lắng nghe.Có tiếng chân ai đó đang lạo xạo bước trên lá cây âm thanh đô không phải từ phía sau lưng tôi mà từ phía bên kia căn nhà, nơi mặt tiền nhìn ra sông. Rồi, một bóng người hiện ra, một lão già, chính lão già say rượu tôi gặp đêm rồi ngoài ngõ. Lão đứng nghiêng ngó vào nhà. Khuôn mặt lão tối, tôi chỉ nhìn thấy đôi mắt, mái tóc và những sợi râu bạc. Tôi đứng sát tường xem lão làm gì.Lão nhìn đống rác, đi thẳng vào nhà, đá tung rác rưởi. Đột nhiên lão bật ra một câu chửi thề:- Đ M. hết trơn hà!Có vẻ thất vọng, lão ra cửa, ngồi xuống thềm, quay lưng lại phía tôi, mặt hướng ra sông. Lão lẩm bẩm nói, giọng than vãn: - Mới lai rai ba sợi hồi trưa mà ngủ di tình chảy dài trên gò má phấn son tàn phai. Keo cúi đầu đi:- Vĩnh biệt Lan!Con dao bị bỏ rơi đến cạch xuống nền đất dằn.Tiếng từng niệm của ông thầy chùa Tám Tô như đuổi theo từng bước chân Keo và đôi mắt người tình của nó cũng đang nhìn theo. Keo chẳng bao giờ nhìn lại nữa, mai nó đi rồi, đi mãi, không bao giờ còn trở lại xổm này. Đêm nào đó, Lan về, tiếng kinh siêu thoát đếm bước nàng trên thế gian. Trong tiếng tre già nghiến răng mơ ngủ và tiếng gió chép miệng thở dài.Thầy chùa Tám Tô thỉnh xong hồi chuông chiều, lão ra đằng sau chùa. ở đó là nghĩa địa, ngôi mồ của lão Nghiêu mới đắp, đất còn tươi rói. Buổi chiều cuối năm, các gia đình có người thân chết chôn tại đây đều đến làm cỏ sạch trơn. Trời cũng sắp tối, người thăm mả về hết, nhưng những cây nhang vẫn còn cháy, những bó hoa cúc còn tươi.Lão Tám Tô đi vòng qua từng khu mồ mả, ông đọc tên từng người chết ở từng tấm bia, hầu hết là những người quen biết Tám Tô hoặc thân hoặc sơ. Lão Tám Tô bỗng nhiên thấy buồn mang mang. Lão trở lại đứng trước nấm mồ mới của lão Nghiêu, thở dài nhè nhẹ, nhớ lại ngày xưa, hồi năm chục năm về trước.Đêm động phòng hoa chúc của vợ chồng Tám Tô, Tám Tô bỗng thấy đôi mắt vợ mình dại đi khi lời ca điệu "hoài tình " của Nghiêu cất lên trong vườn bên cạnh. Tiếng ca của Nghiêu buồn rười rượi như than thở trách móc kẻ bạc tình.Năm chục năm thấm thoắt trôi, lời ca đó thấm sâu vào tâm hồn Tám Tô, buổi chiều nay nô lại dậy lên khi thể xác Nghiêu đã nằm sâu trong lòng đất, khi tâm hồn Tám Tô tưởng chừng như không còn vương vấn chuyện đời.Đang suy nghĩ miên man, bỗng nhiên Tám Tô nghe tiếng động. Lão quay lại. Thằng cu Sún hiện ra, mặt mũi nó bẩn tèm lem. Tám Tô cất tiếng hỏi:- Ra đây chi đó cháu?Thằng cu Sún nhìn nấm mồ ông nội. Nó giơ cái máy quẹt ra:- Cháu tính ra bươi đất chôn cái máy quẹt này xuống mồ nội cháu kẻo ổng không có gì mồi lửa hút thuốc rê.Lão Tám Tô xoa đầu nó:- Sao hồi tẩm liệm cháu không đưa để bỏ vô hòm luôn?- Tại cháu mới kiếm thấy. Bữa hổm nội cháu đưa máy quẹt cho cháu để đi xin xăng, cháu làm mất. Hôm nay biết con Bích ăn cắp, cháu uýnh nó đòi lại đó.Tám Tô cười dễ dãi:- Thôi cháu đưa đây, để mỗi đêm ông dùng thắp nhang cắm mộ nội cháu.- Nội cháu còn hút thuốc rê Gò Vấp nữa đó.- Được, ông sẽ cho nội cháu hút.Lúc đó trời xụp tối. Tám Tô dắt thằng cu Sún trở về chùa. Lão nhìn ra chân trời thấy vì sao hôm mọc đơn độc. Lão thở dài, lão thấy mình cô đơn.Tám Tô có cảm tưởng lão là người độc nhất còn ở lại thế gian. Buồn bã và già cỗi như ngôi sao hôm kia. Rồi đây kẻ nào sẽ vuốt mắt mình khi nằm xuống? Gia Định 1965