Chương 6

Trong cơn hoảng loạn mê sáng bác sĩ Trương Vĩnh Cần ù té bó chạy khỏi ngôi nhà nhỏ của cô chủ quán Thương Ơi. Mồm méo xệch nước mắt nước mũi chày ròng ròng. Lưng áo dính bê bết cơm cháo rau thịt nhớt nhãi tanh lòm của một bãi mửa còn chưa kịp tiêu hóa. Bác sĩ Cần bẩn đến nỗi ông chạy đến đâu là lũ chó hoang buổi sáng đang nhởn nhơ trên hè phố ở đó vội cúp đuôi chạy tán loạn ràn rạt như bị ma đuổi. Ông bác sĩ còn bẩn hơn cá chó. Nhưng bác sĩ Cần chẳng biết đến cánh ngộ của ông lúc này. Tâm trí ông đang rối bời. Ông vẫn nhớ như in tất cả những gì vừa xáy ra trong đêm qua và ông chỉ mong rằng đó là một giấc mơ. Nhưng có lẽ không phải là một giấc mơ bởi vì quần áo ông vẫn đang nhầy nhụa đầy chất nôn mửa tanh tưởi. Háng ông vẫn đau ê ấm và đũng quần ông ướt sũng dính nhơm nhớp. Hay là đích thực ông đã mắc bệnh tâm thần phân liệt rồi. Và đây là những triệu chứng đầu tiên căn bệnh kinh khủng này đang bột phát. Trời ơi nếu mọi chuyện đúng là như vậy thì nhẽ nào từ hôm nay ông bắt đầu bước vào sống trong một thế giới khác. Thế giới của những người điên.
Hoảng loạn mê sảng và tuyệt vọng như vậy bác sĩ Cần cắm đầu chạy một mạch ra khỏi thị trấn. Hôm đầu tiên tới đây ông vào từ hướng Đông. Còn sớm nay rời khôi đây ông đi ra hướng Tây ngoại ô thị trấn. Bác sĩ Cần không hề biết rằng ông đang đi về một làng hoa nổi tiếng cách thị trấn khoảng hai chục cây số. Làng hoa này có tên là Cổ Mật nằm ngay sát đường quốc lộ. Đầu làng có ngôi đền thời đức Thánh mẫu mái cong lợp ngói tráng men đỏ ối, tường ốp gạch men sứ xanh, đỏ, trắng, vàng, da cam, tím, nâu sặc sỡ hoa mắt. Ngôi đền rất thiêng. Quanh năm ngày tháng con nhang đệ tử lũ lượt kéo nhau đến hương khói xùy xụp lễ bái. Ngôi đền này thuộc làng Cổ Mật quản lý. Thủ từ ngôi đền là một ông già họ Đỗ tự là Tồ Chỉ là người của làng Cổ Mật. Ông Đỗ Tồ Chỉ không phâi là người tầm thường. Ông là thương binh, là dũng sĩ diệt Mỹ đã từng được thương huân chương chiến công. Ông còn là trưởng họ kiêm chủ nhiệm hợp tác xã nhiều năm. Vào đúng ngày Tết xá tội vong nhân hai năm trước, sau khi đi ăn cỗ ở đình làng về ông Tồ Chỉ tự dưng lăn đùng ra ốm liệt giường liệt chiếu hơn một tháng trời nhưng chẳng biết bị bệnh gì. Tới khi ngồi dậy được tự dưng ông bị lãng tai rồi đâm ra hơi ngớ ngẩn, nhất định mang con dấu của làng lên trả anh cháu họ là chủ tịch xã rồi cứ nằng nặc đòi ra giữ chân ông từ coi sóc đền Thánh mẫu. Không phải chỉ cả nhà cả họ mà cả làng cả xóm xúm vào khuyên can mãi không được. Mọi người chỉ còn biết lắc đầu tắc lưỡi tin là ông đã phát rồ. Anh cháu chủ tịch xã cực chẳng đã đành phải cho ông thôi cái chức chủ nhiệm rồi ra quyết định bổ nhiệm ông chú dở người làm nhân viên bảo vệ canh giữ ngôi đền Thánh mẫu hưởng phụ cấp bồi dưỡng ba chục ngàn mỗi tháng. Phải giữ chức danh bảo vệ thì mới được lương phụ cấp bồi dưỡng. Tuy vậy, dân làng Cổ Mật lại gọi ông là ông từ giữ đền. Vì từ xưa tới nay người ta quen gọi ông gác cửa đền là ông từ chứ không quen gọi là ông bảo vệ.
Buổi sáng hôm bác sĩ Cần bỏ nhà cô chủ quán Thương Ơi đi hoang ông Từ Tồ Chỉ cũng dậy rất sớm. Mặc dù trời rét ông từ vẫn tắm gội sạch sẽ, chải đầu mặc áo, đi đôi guốc mộc mới tinh rồi ông ra trước cổng đền ngồi khoanh tròn chắp tay chờ đợi. Ông Từ cứ ngồi như thế, bất động như pho tượng bằng gỗ. Hai mắt nhắm nghiền. Đôi tai nghễnh ngãng vểnh ngược dửng dưng với những đoàn ô tô đang ràn rạt vụt chạy trên đường quốc lộ. Ông dửng dưng với bất kỳ một ai đi ngang qua ngôi đền dù đó là khách vãng lai hay là già trẻ dân làng Cổ Mật. Đúng giờ ngọ, ông Từ họ Đỗ mới thong tha mở mắt ra tha hai tay xuống. Một lão ăn mày quần áo xộc xệch, thối hoắc, đầu trùm xụp chiếc mũ lông ếch-ki-mô dày xụ. Tay xách cái va ly cũ nát thất thểu đi tới ngôi đền. Ông Từ họ Đỗ hú lên hớn hở chạy bố ra chắp tay vái lấy vái để:
- Vái ngài. Vái ngài. Rước ngài vào ạ.
Bác sĩ Trương Vĩnh Cần - Vâng lão ăn mày đó chính là bác sĩ Cần. Bác sĩ Cần giật thót người lùi lại và cũng vội chắp tay vái lại:
- Không dám. Không dám.
Ông Từ lễ phép.
- ấy chết. Sao ngài lại vái cháu. Phải tội cháu chết. Rước ngài vào ạ. Rước ngài. Cháu đợi ngài đã mỏi mắt mấy năm nay rồi.
Mồm nói lắp bắp. Hai tay túm chặt lấy bác sĩ Cần, ông Từ lôi tuột ông bác sĩ vào trong cổng đền rồi co chân đóng sập cánh cổng gỗ lim lại.
Bác sĩ Cần tái mặt bíu lấy cây cột. Nhưng ông Từ khoẻ quá, hăng quá kéo thốc ông bác sĩ đến trước một cái điện tú hụ hoa quà hương khói đèn đóm xanh đỏ tím vàng lập lòe như ma trơi. Ông Từ hổn hển:
- Có thế chứ. Đêm qua đức Thánh mẫu đã hiện về báo mộng cho nhà cháu. Mừng quá ngài ơi. Cháu ở hiền gặp lành không uổng mấy năm nay ăn chay tu nhân tích đức sám hối nên đức Thánh mẫu mới đoái thương đến cho cháu được gặp ngài. Rước ngài ngồi xuống đây để cho cháu được hầu hạ ngài.
Ông Từ ấn bác sĩ Cần ngồi xuống cái chõng tre xiêu vẹo lùng phùng một đống chăn màn vàng ố hôi xì có lẽ đã lưu cữu mấy năm rồi không giặt giũ phơi phóng. Ông Từ lễ mễ bê tới một cái chậu thau đồng đầy nước, trong có cái khăn mặt bông mới tinh rồi ông cứ nằng nặc ép cho bằng được bác sĩ Cần rửa mặt, rửa tay. Bác sĩ Cần sợ lắm, vâng dạ nem nép rửa tay rửa mặt. Vừa rửa vừa lấm lét nhìn ông Từ. Rồi ông Từ lại lễ mễ bê một mâm tú hụ xôi thịt rau đậu từ trên điện xuống. Phải nói là mâm cỗ đầy thật, ê hề thật chỉ phải tội nguội tanh nguội ngát. Ông Từ cười nhe hai hàm răng khấp khểnh vàng khè như răng cải mả:
- Ngài đi đường xa vất và đói bụng rồi. Rước ngài ngồi vào mâm dùng tạm vài chén rượu nhạt. Xôi này gà này rau này đậu này rượu này, không giấu gì ngài cũng là lộc Thánh cả đấy ạ
Bác sĩ Cần đã hết hoáng sợ. Ông bác sĩ chỉ còn nửa tin nửa ngờ không hiểu vì căn nguyên gì mà tự dưng ông lại được người đàn ông râu ria tóc muối tiêu răng cai mả này đón rước khúm núm như vậy. Vừa đi vừa chạy mộ t mạch gần hai chục cây số từ sớm đến giờ đủ đầu óc hoảng loạn mê sang nhưng bụng ông bác sĩ đã réo ùng ục đòi ăn từ lâu rồi. Nhìn mâm cỗ đay phè, bác sĩ Cần thèm rỏ rãi. Và mặc dù chưa rõ vì sao được ăn nhưng gia chủ đã nồng nhiệt mời thì cứ phải ngồi vào mâm đã. Bác sĩ Cần chợt nhớ ra rằng cả ngày hôm qua ông chưa có một hột cơm vào bụng vl mới uống cạn hai cốc rượu cùng cô chủ quán Thương Ơi là ông đã lăn quay ra chẳng còn biết gì nữa rồi. Cứ phải chén một bữa căng bụng rồi tính sau. Nhưng thật là khốn nạn cho ông bác sĩ đang đói khát. Cả hai vừa đập chân ngồi xuống bên mâm cơm rượu thì có tiếng đập cửa rầm rầm rất hung dữ rồi tiếng quát to:
- Mở cửa mở cửa. Phú chủ tịch đây.
Ông Từ cuống quýt đứng dậy. Nhưng ông chưa kịp chạy ra mở cửa thì cánh cổng đã bị xô bật ra. Người vừa xưng là Phú chủ tịch bước xộc vào. Đó là một gã đàn ông xuýt xoát tứ tuần, tầm thước da ngăm ngăm hàm vuông mắt rất tinh khôn. Chẳng thèm để mắt tới bác sĩ Cần, Phú chủ tịch vui vẻ oang oang ra lệnh:
- Có việc quan trọng khẩn cấp đây. Ông quét dọn ngay trong đền thật sạch. Chuẩn bị cho tôi siêu nước vối, ấm đất bát chiết yêu chứ không phải mấy thứ cốc chén lòe loẹt đồ Trung Quốc đấy nhá. Chuẩn bị đón đại diện công ty du lịch Hét đờ rốc. Ông Từ vâng dạ líu cả lưỡi. Phú chủ tịch láu lỉnh:
- Cho mấy ông tây bà đầm uống nước vối ấm đất bát chiết yêu thì khoái bằng chết. Thằng nào không chịu được đắng thì pha đường vào bát cho nó. Đây là đường của xã. Anh chủ tịch đặt phịch cân đường kính trắng lên trên chõng. Ông Từ khúm núm:
- Thế bao giờ thì đón tiếp đại biểu Hét đờ rốc ạ?
- Họ đang ngồi uống bia ở ngoài ủy ban với chú Đỡi chánh văn phòng. Mươi phút nữa sẽ tới cả đây.
Phú chủ tịch liếc nhìn mâm cơm rồi hạ giọng:
- Ông bê mâm bát cất tạm vào đâu đó, tý nữa họ thăm quan về rồi haüng xơi. Thông cảm cho xã ông nhá. Tất cả cũng chỉ vì cái nhà lạnh ươm hoa thôi.
Ông Từ gật đầu rối rít. Phú chủ tịch xoa vai ông Từ rồi đi ra. Anh chủ tịch vẫn chẳng thèm để ý tới ông bác sĩ Cần đang dở đứng dớ ngồi co ro ở một góc đền. Phú chủ tịch bỏ đi rồi, ông Từ cuống cuồng bê cái mâm tú hụ đặt lên điện trả nó về đúng cái chỗ cũ. Rồi ông quét nhà xúc ấm rửa mấy cái bát chiết yêu rồi ông hí húi ra sau đền nổi lửa đun nước bỏ mặc bác sĩ Cần vẫn đang nửa đứng nữa ngồi trong góc đền. Ông Từ cũng đã quên phắt cái sự có mặt của cái người mà đức Thánh mẫu đã sai tới để cứu rỗi ông. Xem chừng ông Từ còn nể và sợ ông cháu họ chủ tịch còn hơn cả đức Thánh mẫu. Thế là bác sĩ Cần mất toi bữa chén đã bưng đến tận mồm. Phú chủ tịch bảo mươi phút nữa thì có đoàn đại diện của công ty Hét đờ rốc tới thăm ngôi đền đức Thánh mẫu làm ông Từ cứ cuống cả lên. Cũng cần phải nói ông Từ đây tuy có đồng bóng dở người nhưng ông nhanh nhẹn chu đáo ra phết. Phú chủ tịch đi rồi đúng mươi phút sau cái điện đã được quét dọn sạch sẽ. Nước vối đã được hãm trong siêu đất. Một bộ tới chục cái bát chiết yêu đã được cọ rửa sạch sẽ. Tất cả được bày biện lên không phải một cái khay mà là một cái nia nhỏ nom rất lạ mắt. Ông Từ cũng đã thay áo mới xoa tay đứng ở cổng đền. Tuy vậy ông cũng phải đợi vêu mặt tới non nửa tiếng nữa thì mới thấy từ trong làng có một tốp người lao xao đi lại. Phú chủ tịch dẫn đầu. Theo sau là mấy người ngoại quốc râu ria xôm xoàm áo quần thùng thình xanh đỏ lôm lốp như cảo cào. Bác sĩ Cần lỉnh vội ra sau một cây cột. Ông Từ te tái chạy ra đón. Mồm ông lắp bấp gút mo rờ ning mời các vị vào, xin mời các vị vào thăm đền. Mấy ông tây râu xồm gật đầu chào lại lia lịa. Phú chủ tịch sẽ sàng đuổi khéo ông Từ:
- Ông ra ngoài cổng canh gác giùm tôi. Cấm tiệt không cho bọn trẻ trâu và người lạ lai vãng tới gần. Tôi tranh thủ làm việc với mấy lão cá mập này. Biết đâu cá lại cắn câu. Tất cả cũng vì cái nhà lạnh cất hoa của toàn xã. Ông chịu khó chút ít nhá. Ông Từ gật gù vui vẻ chạy - biến đi quên phắt cả bác sĩ Cần đang trốn ở góc đền. Phú chủ tịch hất hàm ra lệnh cho cậu Phiến phiên dịch của xã mặt non choẹt dây cộm mụn trứng cá nếu đứng về phía họ đằng ngoại phải gọi chủ tịch Phú là ông trẻ.
- Phiến. Mày nói với họ là cái đền này thờ đức Thánh mẫu. Mẫu tức là mẹ. Các bà mẹ Việt Nam ta từ cổ xưa đã nêu cao truyền thống bất khuất kiên cường trung hậu đảm đang. Đền này xây đã được ba trăm năm. Là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng. Xã đang rất cần đối tác liên doanh hùn vốn đầu tư để nâng cấp tu sửa biến thành điểm du lịch làng du lịch kinh doanh hai bên cùng có lợi. Nghe rõ chửa. Dịch ác liệt vào.
Cậu Phiến nhăn nhó.
- Ông trẻ nói khó dịch quá.
Phú trợn mắt.
- Khó cũng phải dịch. Xã bỏ tiền cho mày về thủ đô ăn học chín tháng trời mấy cái chứ oeo oeo cũng chỉ dùng mày trong lúc này. Nuôi quân ba năm sử dụng có một giờ. Dịch!
Cậu phiên dịch nhăn nhó gãi đầu rồi cố méo miệng rặn ra mấy câu tiếng Mỹ kiểu gì đó khiến mấy người ngoại quốc cứ trố mắt há mồm vừa nghe vừa nhún vai rồi một bà mũi lõ tóc quăn quần cộc vàng áo đỏ thùng thình ăn mặc nom như bà đồng cốt cười vui vẻ bắn ra một tràng tiếng Mỹ nhanh như khiếu hót. Tóc cậu Phiến dựng đứng cả lên. Mặt cậu tái nhợt ngây thộn ra như bị chẹn họng. Quả thực cậu chẳng hiểu cái bà ngoại quốc này vừa nói câu gì. Bác sĩ Cần đang trốn ở góc đền bỗng nhô đầu ra buột mồm nhắc:
- Bà ấy hỏi làng này có nghề trồng hoa từ thời nào.
Phú chủ tịch giật bắn người như dẫm phải hòn than. Vẫy bác sĩ Cần lại gần và chẳng thèm để ý tới cái ông già này từ đâu chui ra.
Phú thản nhiên hỏi:
- Có đúng bà ấy hỏi như vậy không?
- Dạ đúng.
- Ông bác nói được tiếng Mỹ à?
- Dạ chút ít ạ.
- ít chó gì. Nó nói veo véo như thế mà nghe được thì ông phải giỏi cái tiếng này lắm. Thế thì được. Dịch giùm tôi. Cái làng này có nghề trồng hoa đã mười đời nay rồi. Đủ các loại hoa. Ngày xưa mỗi vụ xuất hoa sang Liên Xô hàng tàu thủy hoa. Hoa ở đây đệ nhất khắp vùng duyên hải này. Xã đang có kế hoạch thu hẹp diện tích trồng lúa để mở rộng diện tích trồng hoa. Trồng tất cả các loại hoa theo yêu cầu. Rất cần các đối tác hùn vốn cùng kinh doanh sản xuất hoa, bảo quản hoa và xuất khẩu hoa...
Phú chủ tịch sôi nổi như đang diễn thuyết. Bác sĩ Cần dịch đuổi veo véo. Mấy người ngoại quốc gật đầu liên hồi. Bà mũi lõ tóc xoăn quần áo lùng phùng có vẻ khoái ông bác sĩ lắm, có lẽ vì ông nói tiếng Mỹ thành thạo. Thế là tình cờ, nghiễm nhiên trưa hôm đó bác sĩ Cần làm thông ngôn cho lãnh đạo xã và đoàn khách ngoại quốc vào thăm đền. Phú chủ tịch và đoàn khách ngoại quốc tới thăm ngôi đền nhưng lại nói chuyện tới gần một giờ đồng hồ về cái nghề trồng hoa của làng Cổ Mật. Rồi Phú chủ tịch lại hối hả dẫn đoàn khách đi thăm hoa ngoài cánh đồng. Có lẽ vì vội việc nên anh cũng chẳng còn nhắc gì tới ông bác sĩ nữa. Ông Từ cũng bỏ đi đâu chẳng thấy mò về. Chỉ còn một mình bác sĩ Cần ngồi co ro trong ngôi đền vắng vẻ. Đói quá nhưng ông bác sĩ chỉ đành bấm bụng nhìm mâm cơm rượu bày trên điện chứ không dám ăn vụng. Ông bác sĩ cũng không dám tự ý bỏ đi vì sợ bị vu là ăn cắp. Thế là ông đành ôm cái bụng đói ngồi rũ ra ở trong góc đền. Đói quá mệt quá ông thiu thiu ngủ chẳng còn tâm trí nào mê sảng, nghĩ tới cái chuyện xảy ra trong đêm hôm qua rồi tự hỏi là mơ hay thật nữa. Chiều tối hôm đó trời vừa nhọ mặt một người thấp bé nhanh như sóc tự xưng tên là Vòng chánh văn phòng ủy ban xã đi một cúp 92 đời mới màu cánh trả đến điện bà Thánh mẫu dựng ông bác sĩ Cần đang gần thỉu đi vì đói dậy rồi chở ông thẳng tới ngôi nhà gạch khang trang của Phú chủ tịch ở giữa làng. Phú chủ tịch quần ta áo bông mời bác sĩ Cần ngồi uống nước trên cái sập gụ đen bóng giữa nhà rồi dõng dạc hỏi:
- Ông bác là người thế nào. ở đâu tới?
Bác sĩ Cần ấp úng còn chưa biết khai ra như thế nào thì Phú chủ tịch đã nói:
- Lâu nay những kẻ vãng lai tá túc ở cái trên này chỉ rặt toàn phường con nhang đệ tử dốt nát ăn bám lười biếng lừa bịp. Xã không để ý vì xã không chấp. Nhưng tôi xem ông bác không phải là thứ người bỏ đi đó.
Bác sĩ Cần ngồi im thít. Bụng đã run lắm.
Phú nói tiếp:
- Bỏ chuyện đó nói chuyện khác. Tối nay tôi mời bác tới nhà tôi là có chuyện đứng đắn. Xã có chủ trương mở lớp học tiếng Mỹ cho cán bộ và thanh niên. Nhất là đám choai choai cho chúng nó bớt đánh bạc và rên rỉ suốt ngày đêm đời tôi cô đơn không biết yêu ai. Xã đã cho người ra thị trấn rước thày về. Nhưng thày đòi thù lao cao quá. Năm chục ngàn một giờ. Một tuần bốn buổi. Một buổi ba giờ. Một tháng bốn tuần. Vị chỉ tất cả là hai triệu tư một tháng ấy chưa kể cơm rượu đưa đón. Giá đó cao quá xã không chịu nổi.
Phú chủ tịch rót nước đưa tận tay cho bác sĩ Cần rồi ranh mãnh:
- Nay xã có lời mời ông bác cáng đáng cho cái lớp tiếng Mỹ này. Giáo án thì cứ theo giáo trình Xờ trim lai. Xã nuôi ông bác ngày hai bữa cơm rượu. Tiền thù lao một tháng bốn trăm ngàn. Hễ cứ thế đã. Hết chương trình A học sinh dỗ trên năm mươi phần trăm là xã có thưởng. Mà không chừng xã còn mở tiếp chương trình B cũng của giáo trình Xờ trim lai. Ông bác thấy thế nào?
Bác sĩ Cần ngồi đực như ngỗng ỉa. Phú chủ tịch cười:
- ở xã này đầy rẫy trung cấp, kỹ sư, cô giáo, thày giáo. Cũng ối anh ối ả nói được cái tiếng oeo oeo đó. Nhưng bụt chùa nhà không thiêng. Tôi đây này trung cấp thủy lợi cũng nói được dăm ba câu gút gút bai bai ô kê ô kê. Đấy. Tôi nói vậy ông bác cứ nghĩ cho kỹ chưa cần vội trả lời ngay. Bây giờ ông bác về đền nghỉ với ông Từ. Sáng mai bảy giờ mười mời ông bác ra ủy ban ký hợp đồng với cậu chánh văn phòng. Nói rồi Phú chủ tịch tiễn bác sĩ Cần ra cửa. Phú chủ tịch xoa vai ông bác sĩ thân mật.
- Một bước lên làm ông giáo sư được trăm người nể mặt trọng vọng có phải sướng gấp mười lần cái thân phận con nhang đệ tử ăn mày ở các cửa đền không? Tôi và bác có duyên nên mới có chuyện này đấy. Đừng bỏ lỡ hoài của!
Thế là bác sĩ Trương Vĩnh Cần trở thành thày giáo dạy tiếng Anh ở làng Cổ Mật. Lớp học tiếng Anh mở ngay ở trường cấp I của xã. Hôm khai giảng thanh niên nam nữ trong xã kéo đến ngồi kín chỗ. Bác sĩ Cần nói thạo tiếng Pháp, tiếng Anh. Ông cũng thích dậy học và cũng muốn tự xem cái bệnh tâm thần phân lập thể nhẹ của mình tiến triển ra sao. Hàng ngày, trừ lúc lên lớp oeo oeo với bọn thanh niên bác sĩ Cần ở lỳ trong nhà khách của ủy ban ngắm nhìn cánh đồng hoa đỏ rực mênh mông ngoài xa. Mỏi mắt ông lại lăn ra ngủ như chết. Cứ như vậy được 10 hôm vào một sáng chủ nhật, Phú chủ tịch đi xe cúp 92 đời mới màu cánh trả tới thăm. Anh chủ tịch biếu ông bác sĩ cân chè Thái nguyên rồi khen:
- Ông bác dây giỏi lắm dễ hiểu mộc mạc. Đám choai choai chúng nó khoái lắm. Mọi việc như vậy là rất thuận lợi. Mong ông bác cố gắng nhá. Gái có công chồng không phụ.
Rồi anh nhẩn nha.
- Cái ông Từ ngoài đền là ông cậu tôi đấy. Ngày xưa giỏi giang lắm, chỉ tiếc khi có tuổi lại đốc chứng chập chập mát mát thành ra người vô dụng. ấy người già là hay như thế, nhiều lúc con cháu không thể nào hiểu nổi...
Anh nói thêm như sợ ông bác sĩ cả nghĩ:
- Ông bác có - muốn đi thăm thú nơi đâu hoặc là muốn tạt về thị xã có việc gì thì cứ bảo cậu chánh văn phòng một tiếng tức khắc có ngay một thằng thanh niên mang cúp tới rước ông đi. Nhưng mà có đi đâu thì cũng phải quay lại dậy cho xong cái lớp tiếng Anh này đấy nhá.
Ngồi nói chuyện một lúc, Phú chủ tịch dẫn ông bác sĩ ra ngoài nhà chỉ cho ông con đường nhựa phẳng lỳ thẳng tắp chạy giữa làng. Phú nói:
- Đây là con đường do đích thân tôi ngoại giao chạy vốn tài trợ của E-xê. Kế hoạch của xã hết năm nay thì cũng xong ba trăm hai mốt cái giếng U-ni-xép. Quí một đầu năm tới phấn đấu bắt đầu bước một xây dựng khu du lịch đền bà Thánh mẫu. Bác sĩ Cần chẳng hiểu gì cả. Phú nói tiếp:
- Ngày mai ông bác cho lớp nghỉ học.
Bác sĩ Cần rụt rè:
- Vâng.
Phú cười:
- Tối mai xã đặt tiệc mời mấy ông tây công ty Hét đờ rốc. Ông bác đi phiên dịch hộ cho tôi. Đòn quyết dịnh cuối cùng đấy.
Bác sĩ Cần gật đầu.
Chiều hôm sau vào lúc 6 giờ một chiếc TOYOTA màu đỏ lừ lừ chạy tới nhà khách ủy ban đón bác sĩ Cần. Sáng nay anh chánh văn phòng đã cho ông bác sĩ mượn bộ com lê màu xám áo sơ mi trắng cà-vạt đỏ và đôi giày đen. Nom ông bác sĩ tươm tất đến không thể nhận ra. Phú chủ tịch, Mậu bí thư và Giong chủ nhiệm đã ngồi đợi saün ở trong xe. Cả ba đồng phục com lê xám sơ mi trắng cà-vạt đỏ giầy da đen chẳng còn giống ba anh cán bộ xã thường ngày xuề xòa tất bật. Chiếc TOYOTA chạy thẳng một mạch vào thị xã. Ngồi trong xe bác sĩ Cần chỉ thấy loang loáng ánh đèn. Chạy vào phố trung tâm thì chiếc TOYOTA dắt theo một chiếc ắc-coọc màu nâu. Hai chiếc ô tô bám nhau như đôi tình nhân chạy vòng vèo chán chê rồi đỗ xịch trước một cửa hàng ăn sang trọng đỏ rực đèn. Cửa xe vừa mở đã thấy tới bảy tám cô gái trẻ măng, phấn son váy áo phấp phới nhào tới. Cô nào cũng tươi như hoa, ríu rít như chim non.
Tiệc ăn dọn trong phòng đặc biệt trên gác hai. Ba anh cán bộ xã ngồi một bên. Ba ông tây ngồi một bên. Bác sĩ Cần ngồi đầu bàn. Phú chủ nhiệm đứng lên nói luôn một mạch. Bác sĩ Cần dịch rất lưu loát. Một ông Tây cũng đứng lên nói rất dài. Bác sĩ Cần dịch lại cũng rất trơn tru. Thế là hai bên cười ha hả. Các em gái ùa vào. Rượu ngon rót tràn. Thức ăn bê lên xếp đầy bàn. Cười nói uống nhai nuốt nghẹn ho sặc. Bữa tiệc đó bác sĩ Cần là người vất vả nhất. Ông vừa uống vừa ăn và vừa phải luôn mồm nói cả hai thứ tiếng. Thời gian qua rất mau. Tiệc tàn dần. Bác sĩ Cần cũng say mềm như một cái rẻ khoai, rồi ông được dìu vào một căn phòng. Trong cơn đê mê vì rượu bia suốt đêm đó ông bác sỹ thấy hình như có một cô bé trẻ măng váy đỏ cũn cỡn cứ lượn lờ quanh ông như một bóng ma. Sáng hôm sau hơn tám giờ bác sĩ Cần mới thức dậy. Trong phòng chỉ còn anh chánh văn phòng ủy ban đang ngồi uống chè suông, mặt anh ta lạnh như tiền:
- Ông bác vào tắm rồi về. Xe ô tô đợi dưới kia rồi.
Bác sĩ Cần hoang mang lắm. Ông tắm táp xong cun cút theo anh chánh văn phòng đi xuống cầu thang. Khi đi ngang qua phòng tiếp tân có tới hơn chục cô gái trẻ măng váy áo đỏ chót ngắn cũn cỡn nhí nhảnh vẫy ông. Trở về xã bác sĩ Cần lại tiếp tục dậy tiếng Anh cho đám trai gái trong làng. Phú chủ tịch cũng không thấy lại nói chuyện và cho ông quà nữa.
Nhưng sau cái đêm đó bác sĩ Cần kém hẳn ăn uống. Ông đâm ra hay nghĩ ngợi lan man. Có hôm đang giảng bài ông bỗng đứng thừ ra như người mất hồn. Số người theo học vợi hắn. Rồi một buổi chiều trong lòng buồn bã hoang mang, bác sĩ Cần lang thang ra đền bà Thánh mẫu. Ông Từ đang ngồi xếp chân bằng tròn tọa thiền ở ngoài thềm điện. Thấy bác sĩ Cần, ông chỉ hé mắt nhìn nháy mắt như ngầm ra hiệu điều gì rồi lại khép mắt im lặng bất động như ông tượng gỗ. Bác sĩ Cần cũng ngồi xuống một chỗ ở trên thềm. Ông cũng nhắm mắt lại.
Cho tới lúc có ai đập vào vai ông. Mở mắt ra, đã thấy đôi mắt tinh khôn của anh chủ tịch đang nheo cười:
- Ông bác đi theo tôi.
Phú chủ tịch ra lệnh giọng oai nghiêm rõ rành. Bác sĩ Cần sợ lắm dạ to một tiếng và hấp tấp phủi đít đứng dậy cun cút bước theo anh chủ tịch. Phú dắt bác sĩ Cần đi thẳng ra cánh đồng hoa đỏ rực rỡ. Anh nói:
- Ngày xưa bốn triệu bông hoa này chỉ xuất có một tàu sang Liên Xô là xong. Sướng lắm gọn lắm. Bây giờ hoa mênh mông đỏ rực thế kia đẹp thế kia chắp tay vái tứ phương cũng không ai đoái hoài tới. Trẻ con bà già gánh một gánh hoa dầy như mâm xôi chạy vào thị trấn lồng lên cả ngày bán hết cả gánh cũng chỉ lãi mười dồng. Cứ đà này cả cái làng Cổ Mật này đến mất nghề trồng hoa. Ông bác đã hiểu chưa?
Bác sĩ Cần gật đầu vâng dạ. Phú nói tiếp.
- Tôi đã thuê kỹ sư lên hẳn một dự án nhà lạnh để cứu hoa. Bốn lần đón cánh báo chí về cho ăn uống phè phỡn, lại thuê mấy ông truyền hình trên trung ương về quay liền hai băng vi-đi-ô để quảng cáo nhưng chẳng có một thằng ma nào tài trợ hoặc cho vay dù chỉ là một cắc. Bây giờ thiên hạ chỉ thích đổ tiền đầu tư xây nhà lầu khách sạn làm chỗ du lịch ăn chơi nhẩy múa thôi. Ông bác nghĩ có đau không?
Bác sĩ Cần gật lia lại. Phú bỗng trợn mắt:
- Được, họ muốn chơi du lịch với tôi thì tôi cũng tiếp. Trước mắt hãy cứ lùi một bước đã để có tiền cứu lấy nghề trồng hoa của cả cái làng Cổ Mật này. Rồi Phú thong thả:
- Chắc chắn là ông bác khinh thầm tôi là tham mấy đồng tiền ngoại bang để mặc cho họ tha hồ mặc sức phá chùa phá đền biến nơi linh thiêng thành nơi ăn chơi đĩ điếm có đúng không nào. Nhầm! Làng tôi cũng có một ngôi đền Thần hoàng ở cuối làng. Đền thờ một ông tướng đời Trần đánh nhau với quân giặc Mông Cổ bị giặc vây rồi tử tiết ở đây. Dân làng tiếc thương kính phục lập đền thờ tôn làm Thần hoàng. Đảng ủy ủy ban vừa bỏ ra tám triệu tôn tu lại để bà con có nơi đến hương hoa. Còn cái ngôi đền ở đầu làng gọi là đền Thánh mẫu kia... hơ hơ... có phải đền chùa gì đâu... Hồi năm bốn mươi lăm, xe Nhật qua đây cán chết một mụ me Tây buôn nước mắm. Người nhà mụ ta ở tận Hà Nội về bỏ tiền mua đất xây miếu thờ. Đấy chỉ là cái miếu của một vụ tai nạn giao thông... hơ hơ... chỉ là cái địa chỉ của một lũ con nhang đệ tử mê tín dị đoan. Phen này tôi cho đi tong luôn. Một mũi tên trúng hai đích, ông bác đã hiểu rồi chứ. Anh chủ tịch bật cười:
- Còn tất cả cái trò thăm quan xì xồ, oeo oeo, com-lê, cà-vạt xe đỏ xe đen máy lạnh đặc sản đĩ đực đĩ cái vân vân. Toàn trò diễn cà đấy. Mốt thời đại cả đấy. Cốt để móc túi nhau thôi. Làm ăn bây giờ là phải theo cái luật chơi đó. Quân tử nhà nho sạch sẽ thì chỉ có mà chết đói. Nào bác đi với tôi tới mấy ruộng hoa ngoài kia. Ngửi cái hương cái nhụy đất trời cho nó tỉnh người. Phú chủ tịch khoác tay ông bác sĩ già. Mắt Phú phóng ra bốn hướng cánh đồng hoa mênh mông. Đôi mắt anh rưng rưng như sắp chảy nước mắt.
- Ông bác trông kìa có thích mắt không. Cánh đồng hoa đỏ rực mênh mông kia đã truyền qua mấy đời cụ kî ông bà dân làng Cổ Mật, chả nhẽ đến cái đời này nó sẽ phải chết rụi. Tôi quyết phải làm bằng được cái nhà lạnh... Nếu như khóa tới tôi còn trúng chủ tịch thì tôi thề sẽ làm bằng được cái nhà lạnh. Bác sĩ Cần ù hết cả tai. Phú chủ tịch cười rồi quàng vai ông:
- Tôi xem ra bác không phải vùng này. Nếu ông bác muốn ở hẳn đây xã sẽ cấp cho một sào vườn. Ông bác - hứng lên có kế hoạch tìm mụ nạ dòng nào ở đây là bà bé để kiếm cậu con trai nối dõi tông đường xã cũng mặc. Đổi lại xã chỉ cần ông bác đảm nhận cho cái lớp tiếng Anh và chân phiên dịch cho ủy ban. Tôi nói thực đấy. Chủ tịch xã nói đấy. Chẳng giấu gì cái vấn đề của ông bác cũng phải đưa vào chương trình nghị sự họp của đang ủy thông qua cơ đấy. Mà không phải ai cũng ủng hộ đâu nhá. Biểu quyết bốn trên bảy. Bác nghĩ cho kỹ. Chuyện này không ai ép ai. Sáng chủ nhật tới trả lời chính thức cho tôi biết. Cả đêm đó bác sĩ Cần không tài nào ngủ được. Hai thái dương ông giật liên hồi. Đầu rức như búa bổ. Mờ sáng đang vật vã trên giường bỗng nhiên cánh cửa kẽo kẹt hé ra, một cái mặt xanh lè dớn dác như mặt ma thò vào. Rồi một bàn tay vẫy vẫy một giọng khàn khàn:
- Theo tôi. Mời ngài theo tôi...
Bác sĩ Cần tụt xuống giường. Giống như kẻ bị ma chài ông cun cún bước theo. Khu nhà khách ủy ban im như tờ. Từ hôm có khách ở đây cứ nhọ mặt là anh bảo vệ cụt tay lại chuồn luôn về nhà ngủ với vợ. Bác sĩ Cần được dắt đi lòng vòng một lúc rồi bị đẩy tọt ngay vào cái đền thờ đức Thánh mẫu. Đèn bật tách. Cái mặt người xanh lè hóa thành cái mặt ông Từ coi đền họ Đỗ. Một mâm rượu để saün trước điện đợi hai người. Ông Từ thì thào:
- Mời ngài. Cả hai uống rượu, ăn thịt.
Ông Từ nói:
- Ban chiều ngài hạ cố nhưng nhà cháu không dám tiếp. Mấy hôm nay thằng Phú vẫn sai công an phục bên ngoài. Nó định úp ông cậu nó một mẻ trọn gói đấy. Nhưng mà lạy ngài có bao giờ trứng khôn hơn vịt.
Bác sĩ Cần không dám mở miệng. Ông Từ cung cúc đứng lên ngồi xuống sốt sắng hầu cơm hầu rượu. Bữa rượu tàn ông Từ lại vội vã bưng lên chậu thau đồng đựng nước mưa để bác sĩ Cần rửa mồm rửa tay. Đợi đến khi hết một tuần trà lúc này bên ngoài trời đã hửng ông Từ đứng dậy lễ phép vòng tay xá bác sĩ Cần ban xá. Rồi ông xùi xụt:
- Thưa ngài nhà cháu sắp hết số rồi. Vì vậy nhà cháu phải phá vòng vây liều mạng rước ngài tới đây Xin ngài mở lòng cứu nạn cứu khổ cứu người làm phúc để đời cho con cho cháu. Nói rồi ông Từ nức lên:
- Cháu có tội nặng lắm ngài ơi... Ba chục năm trước cái hồi cháu còn đóng quân ở Bù Gia Mập... Giời ơi! Cháu lạy ngài xin ngài giải tội cho cháu... Xin ngài làm phúc giải tội cho cháu ngài ơi.
Bác sĩ Cần run lẩy bẩy. Ông cũng chắp tay hướng vào người từ vái lấy vái để:
- Lạy ông, ông cho tôi ăn thịt uống rượu, tôi đội ơn ông... Chứ tôi có phải là một loại người nào mà ông có thể trông cậy được.
Nhưng ông Từ đâu có chịu. Ông cứ nhẩy chồm chồm túm chặt lấy bác sĩ Cần. Sợ quá bác sĩ Cần giằng ra rồi đạp cửa đền chạy thẳng.
Chiều hôm sau đúng bữa cơm bác sĩ Cần vừa bưng bát lên và được miếng cơm vào mồm thì Phú chủ tịch đầy cửa xộc vào. Anh chủ tịch khàn giọng:.
- Ông Từ chết rồi.
Miếng cơm nghẹn ngay giữa cổ họng bác sĩ Cần.
Phú bảo:
- Ông bác ăn xong cơm rồi đi với tôi.
Nhưng bác sĩ Cần làm sao ăn cơm được nữa.
Trời nhọ mặt Phú chủ tịch đi xe cúp 92 đời mới đèo bác sĩ Cần phóng một lèo lên bệnh viện huyện. Vừa đi, Phú vừa kể, đại để là sáng nay lúc đang thắp hương, thì đột nhiên ông Từ lên cơn co giật vật xuống trước điện rồi nôn thốc ra hàng bát máu. May lúc đó có cậu Giong chủ nhiệm và một thằng cháu họ tên là Pháo đi qua. Hai người vội lấy hon đa đưa ông Từ lên bệnh viện huyện cấp cứu. Vật vã đến 4 giờ thì ông Từ tắt thở. Trước khi chết ông rú lên như chó dại, gào tên bác sĩ Cần tới chín lần mới chịu đi. Phú chủ tịch bảo:
"Tôi phải đưa ông bác lên gặp ông cậu tôi một tí cho vong hồn ông ấy được thỏa. Sớm mai liệm rồi. Nhà xác bệnh viện huyện không có tủ lạnh nên họ không cho để quá 8 giờ sáng mai".
Xác ông Từ được úp trong cái lồng dây kẽm đan mắt cáo để ở góc trong cùng cửa cái nhà xác vắng teo chỉ có một ngọn đèn ống nhấp nha nhấp nhánh. Anh cháu họ nội tên là Trạc đến phiên trông ông Từ nhưng đã bỏ ra ngoài cống bệnh viện ngồi hút thuốc chơi đầu đít ở quán chè chén. Phú chủ tịch ngắm cái mặt cứng như đá của ông cậu một lúc rồi chép miệng.
- Ông cậu tôi giả vờ ngớ ngẩn đấy. Ông ấy lừa được cả xã nhưng lừa thế nào được tôi. Hồi còn trẻ ở bộ đội vướng phải chuyện gì ghê gớm lắm nuốt không nổi nên cuối đời mới phải giả điên giả dại rồi chết khổ chết sở thế này. Rõ thật là...
Nói rồi Phú lại ngây người ngắm cái mặt cứng như đá của ông cậu. Muỗi ở trông phòng nhiều như trấu. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng chuột kêu chít một tiếng hí hởn gọn lỏn.
Bác sĩ Cần dụt dè:
- Anh cứ về đi.
Phú hỏi:
- Còn ông bác?
Bác sĩ Cần vẫn dụt dè:
- Tôi ở lại đây. Có chuột đấy. Tôi quen những việc này rồi.
Phú chủ tịch hơi ngạc nhiên. Mắt anh động đậy Rồi anh vỗ vai bác sĩ Cần:
- Thế thì may mắn quá. Cám ơn ông bác. Thôi tôi về.
Đêm hôm đó vào khoảng 3 giờ sáng bác sĩ Cần đang ngồi thiu thiu trên cái ghế đẩu ở gần cửa ra vào bỗng nhiên ông nghe có tiếng lục cục. Ngoái lại đã thấy ông Từ đang lồm cồm bò dậy trong cái lồng kẽm, rồi ông Từ nhẩy phốc xuống khỏi cái phản và quì thụp ngay xuống khóc như mưa như gió. Bác sĩ Cần vội vàng chạy tới đỡ ông dậy thì thấy người ông cứ oặt ra như giẻ khoai héo. Ông Từ rền rĩ:
- Ông bác ơi... đúng là sống để dạ tưởng rằng chết mang đi. ấy vậy mà chết cũng không mang đi được. Khổ thân tôi quá. Khổ thân tôi quá.
Bác sĩ Cần ôn tồn hỏi:
- Có chuyện gì đau đớn thế hả ông?
Ông Từ chỉ nức nở:
- Tôi thú tội đây. Tôi thú tội đây. Những mong rằng ông bác làm ơn nhận lấy cái tội này cho tôi. Có vậy hồn tôi mới thanh thản về nơi suối vàng.
Rồi ông Từ từ từ ngồi bệt xuống nền nhà xùi xụt kể lể:
- Chuyện xảy ra lâu lắm rồi ông bác sĩ ạ, kể đến hơn ba chục năm rồi. Hồi đó, tôi mới đi bộ đội. Tính tôi hung hăng lắm. Lại vào đại đội trinh sát quân khu nên càng hung hăng hơn. Mới nhập ngũ chưa đầy hai năm đã đánh nhau tám trận được thưởng hai huân chương chiến. công hạng ba đề bạt vượt cấp từ binh nhất lên thượng sĩ trung đội phó. Vào cuối năm sáu lăm, đại đội của tôi cắt, một nửa quân số ở lại bổ sung hẳn cho chiến trường B5. Riêng tôi nhận nhiệm vụ dẫn một tổ ba người ngược rừng về tăng cường cho trung đội trinh sát của sư sáu tám để chuẩn bị cho mặt trận Zét ba. Tôi dẫn anh em lang thang trong rừng được ba ngày thì dạt tới một bản Kơ-ho ở thung lũng Xậm-bùa vùng Bù Gia Mập. Bọn tôi ghé vào ngủ nhờ một gia đình ở cuối bản. Nhà chỉ có ông chồng khoảng độ bốn chục tuổi, chột mắt suốt ngày ngồi uống rượu giải buồn vì vợ bị hủi, mới bị bản đuổi vào rừng sâu. Ba anh em tôi ngủ nhờ một đêm sáng dậy tự dưng cả ba ruột tượng đầy gạo của ba anh em không cánh mà bay. Cả tổ tái người. Đi cũng dở mà ở lại cũng dở vì lấy gạo đâu mà ăn. Truy hỏi mãi nhưng ông chú nhà chột mắt cứ ú ớ lắc đầu nguây nguậy. Rồi ông ta còn giả vờ say rượu vác dao đuổi cả ba anh em ra khỏi nhà. Giận quá mất khôn tôi hạ lệnh trói ông ta vào cái cọc buộc trâu ở góc sân rồi cá ba kéo nhau đi tìm ông cụ già trưởng bản kể sự tình nhờ ông giúp đỡ. Lúc đó trời bỗng đổ cơn mưa lớn. Lặn lội mãi mới gặp được ông cụ trưởng bản thì ông cụ lại đang nằm co ro trong góc nhà tối đen rên hử hử vì đang lên cơn sốt rét. Nghe chúng tôi kể lại ông cụ xua tay phều phào: Ta biết rồi mà... cái thằng A-rá ấy vẫn đi ăn trộm đấy. Xấu lắm. Bộ đội về đi. Chiều nay cắt cơn ta sẽ tới bảo nó trả lại gạo cho chúng mày thôi". Chúng tôi nấn ná ngồi ở hiên nhà cụ trưởng bản đợi ngớt mưa rồi kéo nhau lộn trở về nhà ông chủ chột mắt. Nhưng thật kinh khủng, khi về tới nơi thì đã thấy ông ta chết nghẹo cổ bên cây cột. Ba anh em sợ quá vội cởi trói khênh ông vào nhà loay hoay mãi mới biết ông ta chết vì mất máu. Ai đã giết ông ta. Không ai cả. Chính tay bọn tôi. Vì khi trói đã thít dây chặt quá. Dây chão rừng xiết chặt nên cứa đứt thịt cổ tay mà không biết. Máu ri rỉ chảy ra gặp trời mưa máu không thể đông được vì thế mà ông chủ nhà đã chết. Có lẽ trước khi chết ông ta giãy giụa kêu gào đau đớn lắm nên chỗ đất dưới chân bị cày nát như trâu đầm. Cơ sự đã xảy ra như thế này rồi ở lại chắc sẽ bị dân bản chém chết. Thế là ba anh em vội vã chuồn ngay. Có lẽ bị quả báo nên chỉ mấy hôm sau, khi về gần tới vùng Xê Băng Hiên tổ chúng tôi rơi vào ổ phục kích của bọn thám báo. Kết quả cậu Thịnh chết ngay tại chỗ. Tôi bị dính một viên vào vai, còn cậu Thân thì bị vào cổ và ngay đêm đó cũng đi luôn vì bị mất máu quá nhiều.
Tôi không thể nào quên được cái đêm đó cậu Thân vật vã trong hang. Ngoài trời thì mưa như trút. Vết thương ở cổ cứ ri rỉ chảy máu không tài nào cầm được. Mặc dầu tôi đã ga-rô chặt đến nỗi mắt cậu Thân gần như lồi ra. Gần sáng lúc sắp tắc thở cậu ấy cố bíu lấy vai tôi nghẹn ngào nói:
- Cũng đáng đời em thôi anh ạ. Chính em là người đi tìm sợi dây để trói ông chủ nhà chột mắt. Giời ơi! Thôi chết thế. này cho xong. Sống mà bị lương tâm dày vò thì cũng đến tàn đời.
Câu chuyện kinh khủng nảy chỉ còn có mình tôi biết vì Thân và Thịnh chết rồi. Nhưng có lẽ chính vì thế mới khổ. Cái tội khốn nạn này giờ đây chỉ còn có mình tôi phải cõng. Thú ra thì không dám vả lại thú ra để làm gì. Nhưng mà nuốt vào thì nuốt không trôi. Nó như cái xương đâm ngay cổ họng đau xói tới tận óc. Ngày tháng trôi qua vết thương càng thối ra bốc mùi kinh khủng lắm. ối ông ơi là ông ơi!
Kể đến đây ông Từ bỗng rú lên như chó điên. Rồi ông nhẩy vọt qua cửa sổ chạy biến. Bác sĩ Cần ngã lăn đùng ra đất. Ông lồm cồm bò dậy và nhận ra ông vừa nằm mơ. Có tiếng chuột chạy rúc rích. Bác sĩ Cần lò dò đi tới cái phản dặt xác ông Từ. Có những tiếng lục cục. Cái lồng kẽm gai động đậy. Một con chuột cống đuôi dài lê thê đang loay hoay ở quanh miệng lồng. Bác sĩ Cần đuổi con chuột đi. Trong lồng ông Từ vẫn nằm im phắc cứng đờ. Mặt bạc như sáp chỉ có mấy sợi tóc muối tiêu trên đỉnh đầu khẽ lay phơ phất dưới ánh đèn ống xanh lè nhấp nha nhấp nháy. Sáng hôm sau bà vợ và đám con cháu ông Từ kéo đến khóc lóc rền rĩ từ ngoài cổng khóc vào. Bác sĩ Cần len lén chuồn lối cổng sau bệnh viện lỉnh ra ngoài phố. Ông thèm một bát phở nóng hoặc chí ít thì cũng phải một chén trà nóng. Nhưng trong túi chẳng giắt theo đồng nào. Bác sĩ Cần đi lang thang trên hè. Bụng đói cồn cào. Mũi cứ phảng phất cái mùi ẩm ướt và tanh tưởi của khu nhà xác. Cái thứ mùi quá quen thuộc mà lâu nay ông không có dịp ngửi nữa. Ông cứ đi mãi như thế. Bàn chân không có mắt đưa ông đi qua những dãy phố đông đúc rồi vòng ra phía ngoại ô thị trấn nơi nhà cửa thưa thớt xộc xệch nhưng gió trời luôn thừa thãi. Càng đi bác sĩ Cần càng thấy cảnh vật cây cỏ nhà cửa xung quanh nom cứ quen quen thế nào ấy. Rồi bỗng nhiên ông bác sĩ nhìn thấy có một cô gái mặc quần áo trắng dáng mảnh mai xách làn nhựa đỏ đang thong thản đi bên kia đường sát mép hồ. Dáng cô nghiêng nghiêng như tòa tháp trắng phau lặng lẽ soi bóng xuống mặt nước hồ phắng phiu đang lim dim ngủ trong ánh vàng nhợt nhạt mùa đông giá lạnh. Bác sĩ Cần há hốc mồm kinh hãi vì ông đã nhận ra cô gái đó là ai rồi. Ông muốn kêu lên nhưng cổ họng tắc nghẹn. Hai mắt ông tự dưng nổ đom đóm. Ngực đau tức và đỉnh đầu bên trái tê dại. Hai tay ông khuơ khoắng như bắt chuồn chùón rồi ông bác sĩ từ từ ngã xuống cỏ và ngất đi như một hình nhân vô tri vô giác. Ông bác sĩ không hề hay biết ông vừa nhìn thấy một ảo giác trước khi bất ngờ bị trúng một cơn gió độc. Bác sĩ Cần cũng không hề hay biết rằng khi ông vừa ngã quî xuống đập mặt xuống lề đường thì có một cô gái chạy vọt ra từ một quán cà phê bé tí lụp xụp ở gần đấy. Cô gái xốc ông bác sĩ lên như xốc một con khỉ già rồi bế luôn ông vào trong cái quán cà phê bé tí lụp xụp đó. Bác sĩ Cần cũng không hề hay biết tám ngày liền ông nằm thẳng cẳng như cái xác không hồn trên tấm phản nhỏ ở góc quán mê mê tỉnh tỉnh. Tám ngày liền ông sốt đùng đùng nóng như cái lò than thỉnh thoảng lại ỉa phọt ra toàn cứt đen xì thối khắm nếu nhìn kỹ thì thấy trong cứt lầy nhầy mủ và máu. Tám ngày liền cái quán cà phê tí hin lụp xụp phải đóng cửa vì đến chó cũng không dám bén máng tới gần chứ đừng nói đến khách qua đường ghé vào uống cà phê đen cà phê sữa. Tám ngày liền đó không hiểu vì lẽ gì mà cô gái chủ quán lại chăm bắp hầu hạ ông bác sĩ chu đáo như vậy. Có lẽ vì tình cảm của những người nghèo hèn luôn ở dưới đáy xã hội xót thương nhau vô cớ mà thôi. Tới ngày thứ chín cơn sốt lui dần bác sĩ Cần mở mắt ra và nhìn thấy có một cô gái da tai tái đôi mày cong lá liễu đang ngồi phe phẩy đuổi ruồi cho ông bác sĩ. Thấy bác sĩ Cần đã tỉnh cô gái nháy mắt:
- Chào người quen. Tỉnh rồi hả. Gớm anh bác làm chúng em sợ hết hồn.
Bác sĩ Cần ngơ ngác nhìn cô gái đang che miệng cười:
- Anh bác đã nhận ra em chưa. Chưa hả. Biết ngay mà đàn ông vô tình như thế đấy. Vẫn chưa nhận ra em à hả. Anh bác còn chưa trả bài cho em dấy! Nhớ rồi chứ. Cô gái cười rúc rích hai con mắt lúng la lúng liếng như mắt chuột nhắt. Bác sĩ Cần lúng túng nhận ra cô gái là ai rồi. Thì ra là cô bé váy đỏ cũn cỡn đã lượn lờ quanh ông suốt đêm ở nhà hàng hôm Phú chủ tịch dẫn ông đi chiêu đãi đoàn khách nước ngoài của công ty Hét đờ rốc. Cô bé vẫn rúc rích:
- Thì ra anh bác là chỗ người quen của cái Thương Ơi. Mấy hôm nay nó tới thăm nuôi ông bác đấy. Tự tay nó lau rửa thay quần áo bớm món nước cháo và thuốc thang cho anh bác đấy. Khiếp. Cứ y như là vợ bé hầu hạ anh chồng già.
Bác sĩ Cần xấu hổ chín cả mặt. Ông run run ngồi dậy tụt xuống phản rồi lần ra ngoài cửa. Khi đi ngang qua một góc nhà ông suýt ngã vì dẫm vào một vũng dầu xe máy đen sì. Đêm hôm đó vào lúc hơn 10 giờ bác sĩ Cần đang ngồi ngáp ngắn ngáp dài trên tấm phản thì cô gái mắt lúng liếng từ trong phòng đi ra. Cô mặc một cái váy đỏ ngắn cũn cỡn. Cô gái cười vui vẻ:
- Tuần trước em có qua đêm với anh bác ở khách sạn nhưng anh bác say quá chưa trả bài cho em. Ông Phú chủ tịch đã trả tiền trước rồi. Bây giờ em trả anh bác một suất ăn bánh không phải trả tiền sòng phẳng nhé. Không ai nợ ai. Rồi cô cởi tuột cái váy nhanh như chớp. Bác sĩ Cần há hốc mồm nhìn đôi vú rất mẩy đang nhẩy tâng tâng trên ngực cô. Rồi ông lại nhìn túm lông đen loăn xoăn dưới bụng cô gái.
Cô gái nhí nhảnh hỏi:
- Vào buồng trong hay là ngay tại đây?
Bác sĩ Cần thở dài ôm lấy cô gái. Hai hàng nước mắt ông từ từ ứa ra.
Cô gái dịu dàng vỗ nhẹ vào đầu ông bác sĩ:
- Làm sao anh bác lại hay mau nước mắt thế.
Bác sĩ Cần nghẹn ngào:
- Vui chơi nhẹ nhàng thôi. Tôi bị bệnh liệt dương từ lâu rồi.
Cùng lúc đó bên ngoài có ngọn đèn pha nhầy múa. Tiếng xe máy phanh kít. Rồi ai đập cửa gọi:
- Huyền ơi. Có khách gọi đấy.
Cô gái chui tọt vào chiếc váy đỏ vơ vội cái ví đen bé xíu rồi chạy biến ra cửa vội vàng như đi hội. Bác sĩ Cần ngồi đờ trên chõng như ông tượng gỗ nhưng chỉ dăm phút sau cửa xịch mở, cô gái hiện về tay xách cái túi giấy bóng người ngợm vẫn thơm phức như lúc đi
- Trâu chậm uống nước đục rồi một con bạn em đã thế chỗ cho em. Càng tốt. Em biến luôn. Cái Thương nó gửi quà cho anh bác đây này. Nó còn dặn phải trông anh bác kẻo anh bác lại lủi mất thì nó giết em.
Rồi cô vui vẻ bày lên bàn một chai Hennesy uống dở một bao ba số bóc dở và một chùm nhãn cọng nhiều hơn quả. Đôi mắt cô vẫn lúng liếng như mắt chuột nhắt. Cô tiếp tục câu chuyện bỏ dở.
- Anh bác liệt dương lâu chưa?
Bác sĩ Cần lí nhí:
- Lâu lắm rồi
- Càng tốt. Khỏi phải chống si-đa, rách việc. Hai người uống rượu thừa hút thuốc thừa và ăn nhãn thừa. Đêm hôm đó vào lúc một giờ sáng bác sĩ Cần đương nằm chong mắt trên chõng thì thấy cô gái lếch thếch ôm chăn từ phòng trong đi ra. Chẳng hỏi một câu cô leo tót lên nằm cạnh bác sĩ Cần. Cô rền rĩ:
- Em sợ nhện lắm. Rồi cô thò tay xuống đũng quần bác sĩ Cần. Nhưng chợt nhớ ra cô lại rụt phắt tay lại. Cô ôm ngang người ông bác sĩ như con ôm mẹ rồi ngủ thiếp đi. Gần sáng bác sĩ Cần đang mơ màng bỗng nhiên có ai đập vào bụng ông.
Mở mắt ra bác sĩ Cần nhìn thấy cô Huyền đang ngồi tô môi son ở cạnh bể nước. Có một cái lạ là nhà đóng kín mít cả cửa sổ và cửa sau nhưng ông bác sĩ vẫn nhìn xuyên qua vách nom rõ cô gái và cái bể nước ở ngoài sân. Cô Huyền nhí nhảnh vẫy:
- Về nhà thăm mẹ em nào.
Chẳng hiểu làm sao thoắt một cái bác sĩ Cần và cô gái đã đứng trước một ngôi nhà lup xụp mái tranh vách đất. Có một bà già nhà quê xác xơ gày còm như con châu chấu ma đang ngồi kẹp lạc ở hiên ngoài. Bà già ngẩng lên đuổi cô gái quầy quậy:
- Đi đâu thì đi cho khuất mắt. Đừng có về cái làng này nữa. Mẹ khổ lắm con ơi.
Rồi bà túm ngay lấy bác sĩ Cần kể lể:
- Hồi xưa tôi đẹp nhất làng Hạ Cầm này đấy. Bao nhiêu đám hỏi mà tôi chẳng chẳng ưng ai. Không hiểu sao tôi lại phải lòng anh thương binh tên là Hào đang nằm an dưỡng ở thôn Thượng Cầm. Một buổi tối anh Hào hẹn tôi ra sau cái miếu ở giữa cánh đồng Thượng Cầm để nói chuyện. Tôi tắm rửa sạch sẽ gội đầu lá xả, cài trộm một bông hoa bưởi trên đầu. Tôi hồi hộp lắm... Tối đó anh Hào sau khi đã mân mê hai vú tôi chán chê, bất thình lình đã đè tôi ra bãi cỏ sau miếu. Sau tối đó tôi trốn tiệt không dám bén mảng sang thôn Thượng Cầm nữa. Nhưng rồi một tuần sau nhớ anh Hào qúa tôi lại lẻn sang. Và cũng từ đó tối nào anh Hào cũng hẹn tôi ra sau cái miếu vần tôi chán rồi vật tôi ra cỏ. Một tháng sau tôi đã tắt kinh. Cũng là lúc anh Hào hết thời gian an dưỡng khoác ba lô rời khỏi thôn Thượng Cầm về đơn vị ở tít trong khu bốn.
Bà già nhăn lợi ra cười rồi lại kể tiếp:
- Khi Hà lên ba thì đột nhiên anh Hào lù lù vác ba lô về với một cái tay cụt và hỏi bà ngoại cháu Hà xin cưới tôi làm vợ. Tôi rửa được cái tội chửa hoang và cháu Hà đă có bố. Một năm sau mẹ tôi chết. Vợ chồng tôi sống rất đầm ấm. Tám năm tôi đẻ liền ba đứa con gái nữa. Khi đã có bốn mặt con với bế nó tôi mới hay ông ấy đã có vợ ở quê và cũng đã có hai mụn con, một gái một trai. Tôi không hề trách ông ấy. Thôi được rồi ông ấy có vợ ở quê thì mặc ông ấy. Miễn là ông ấy cứ ở cái làng Hạ Cầm này với năm mẹ con tôi là được rồi. Nhưng mà sự đời lại trớ trêu ông bác sĩ ạ.
Bà già lại toét lợi ra cười:
- Một hôm các cháu cõng nhau đi chơi cả ông Hào mời tôi lên phản ông chắp cái tay lành vào cái tay cụt vái tôi ba vái. Ông nghẹn ngào:.
- Tôi đội ơn bà nhiều lắm. Nhưng mà từ hôm nay tôi đành phải phụ ơn của bà. Tôi phải về quê để lo chuyện cho thằng con giai. Nó là đích tôn của cả họ nhà tôi đấy bà ạ
- Tôi không biết nói sao chỉ còn biết ngậm ngùi chuẩn bị quần áo chăn màn cho ông Hào để ông ấy về quê. Từ đó tôi không còn nhìn thấy mặt ông Hào nữa. Năm 19 tuổi cháu Hà ra thị xã xin làm phụ nề để kiếm tiền giúp đỡ tôi phụ nuôi ba dứa em nó. Nhà túng quá ông ạ. Và cũng vì vất vả quá mà tôi sớm hóa ra thân tàn ma dại thế này đấy.
Bà già ngửa mặt lên cười sằng sặc roi lết vào nhà.
Cô gái cấu bác sĩ Cần. Mắt cô vẫn cứ lúng liếng:
- Em tên là Hà chứ không phải tên ìà Huyền đâu.
Rồi bất ngờ cô phát bốp vào mông ông bác sĩ. Bác sĩ Cần giật nẩy người, choàng dậy thì ra đó là một giấc mơ.
Trời đã sáng cô Hà đã biến đâu mất. Chỉ có một đôi mắt thiên sứ đang nhìn ông. Bác sĩ Cần ú ớ lắp bắp. Ông cố ngồi dậy mà không được. Đầu óc ông nặng như chì. Rồi ông lại thiếp đi. Và ông mơ thấy mình là là trên cái nghĩa địa mênh mông lổn nhổn gò mả có một ai đó áo váy trắng muốt vẫy tay bay trước. Vừa bay vừa ngoái lại kể với ông:
- Cái Hà ra thị xã làm phụ nề được ba tháng thì phải lòng một anh cai đầu dài chủ hai cái lán ở ngoại ô, nơi chuyên cho người ở nông thôn ra kiếm việc làm ngủ trọ một tối hai ngàn đồng. Một hôm anh cai đầu dài rủ cái Hà đi chơi ở khu nghỉ mát Đầm Tiên. Hai người vào một quán đèn mờ ăn uống rất sang toàn bia lon và của bể. Gần tàn bữa anh cai đầu dài đau bụng ôm quần chạy ra sau quán. Đợi mãi cái Hà sốt ruột đứng lên định đi tìm thì bà chủ quán và hai gã bao kê sấn tới đưa ra tờ hóa đơn tiền bữa ăn hết tám trăm ngàn đồng rồi gây chuyện ầm ĩ đòi trả tiền. Thì ra gã cai đầu dài đã chuồn mất. Hà chỉ còn biết khóc sướt mướt. Quá nửa đêm khi quán đóng cửa bà chủ quán tới ngồi bên cái Hà cho nó một cái áo sơ mi rất đẹp rồi tỉ tê ngọt nhạt xui nó bán trinh bảy trăm ngàn để lấy tiền gán nợ bữa ăn. Cái Hà càng khóc dữ. Nhưng rồi khóc mãi cái Hà gật đầu đồng ý. Ngay lập tức, cái Hà được thay áo sơ mi mới rồi được hai gã bảo kê dẫn vào gian phòng phía sau nhà bếp. Một gã đàn ông béo tốt, cởi trần, quần đùi saün sàng đang ngồi chồm chỗm trên giường vồ ngay lấy cái Hà. Sáng hôm sau khi còn đang nằm một mình trên giường khắp người đau như dần cái Hà vừa mở mắt ra thì đã thấy một trong hai thằng bảo kê nhẩy phốc lên giường đè cái Hà xuống hãm hiếp. Thỏa mãn xong thằng bảo kê đi ra không quên để lại ba chục ngàn. Ngay lập tức thằng bao kê thứ hai xộc vào và cũng chẳng nói chẳng rằng nó lại đè cái Hà ra. Khi thỏa mãn xong thằng bảo kê đi ra và cũng không quên để lại ba chục ngàn. Sau cái hôm đó cái Hà không về thị xã nữa mà ở lại quán đèn mờ làm chân phụ bếp cho bà chủ. Và lúc nào có khách muốn hái hoa theo lệnh bà chủ cái Hà tắm rửa sạch sẽ thay cái áo sơ mi mới rồi chui vào cái phòng sau bếp leo lên giường nằm đợi saün. Cứ như vậy được tám tháng cái Hà trở thành gái chuyên nghiệp. Nó dành dụm được hơn ba triệu đồng. Nhưng khi nó vừa tính chuyện bỏ quán về quê thì đột nhiên bị công an ập vào bắt giữ và đưa về trại phục hồi nhân phẩm ở Phù Ninh để học nghề đan rổ rá song mây. Cũng tới lúc này cái Hà mới biết cái bữa ăn bia lon của bể tám tháng trước ở đây hết tám trăm ngàn chỉ là chuyện bố láo được sắp đặt trước. Chính gã cai đầu dài đã bán cái Hà cho bà chủ lấy chín trăm ngàn và bà chủ đã bán trinh cửa cái Hà được một triệu rưỡi. Vào trại phục hồi nhân phẩm Phù Ninh được nửa tháng Hà bị mất cắp sạch vốn liếng ba triệu. Tay trắng lại hoàn tay trắng. Sau ba tháng học được nghề đan rồ rá song mây Hà ra trại và được cán bộ mua vé tàu xe đưa về tận thôn Hạ Cầm. Từ đó Hà ở nhà lại làm ruộng phụ giúp mẹ nuôi ba đứa em. Những ngày này mẹ cái Hà đã ốm lắm. Mọi công việc đồng áng đổ cả lên đầu Hà. Xã cũng có trợ giúp cấp thêm cho gia đình nó nửa sào vườn ở sau cái miếu hoang ngoài cánh đồng thôn Thượng Cầm, cái miếu mà ngày xửa ngày xưa mẹ nó vẫn thì thụt với bố nó. Tới mùa dưa lê cái Hà ôm chiếu ra ngồi canh ruộng dưa. Đêm trăng sao vằng vặc, vào khoảng hơn 10 giờ có ông Nhiêu phó chú nhiệm hợp tác cũng đi tuần ruộng lêngang qua ghé vào ngồi nói chuyện hỏi han. Cái Hà hỏi vay ông mấy chục bạc để cắt thuốc cho mẹ. Ông Nhiêu vui vẻ móc túi lấy tám chục dúi ngay vào túi cái Hà. Nhưng khi vừa rời tay thì ông cũng vật cái Hà ra cỏ. Thoạt đầu cái Hà cũng vùng vẫy nhưng rồi nó lại nằm im dạng háng ra mặc kệ. Đêm hôm sau cũng giờ đó ông Nhiêu lại mò ra. Vừa trông thấy nó, ông đã nhăn nhở: "Công an huyện báo cáo chúng tao trường hợp của mày từ lâu rồi. Mày ra thị xã có làm phụ nề phụ niếc gì đâu. Mày làm gái. Hôm qua tao đưa mày tám chục. Vậy là mày còn nợ tao hai tối nữa. Nói rồi ông Nhiêu lại vật cái Hà ra. Đêm hôm sau ông Nhiêu lại mò ra. Nhưng tối hôm đó ông gặp vận đen. Vừa mới lột quần cái Hà ra cưỡi lên bụng nó thì bỗng òa một cái bốn anh dân quân thôn Thượng Cầm túa ra từ trong miếu. Và thế là cả hai bị trói gô lại dong thẳng về trụ sở ủy ban xã.
Kể đến đây cái bóng váy áo trắng muốt đó bỗng phá lên cười vẫy vẫy hai tay rồi bay vút lên trời biến mất. Bác sĩ Cần hức lên khóc. Bầu trở lộn xuống. Mặt đất lật lên. Mười đám mây trắng đỏ tím vàng xòe ra hàng ngàn móng vuốt chụp xuống đầu ông. Bác sĩ Cần rú lên giãy giụa. Trong cơn vật vã bác sĩ Cần thấy cô Hà xông tới trùm một cái chăn lên người ông rồi lôi ông lên một cái xích lô. Cái xích lô chạy phăng phăng đằng sau là cô Thương đang cong người đạp chiếc mi ni Trung Quốc đuổi theo. Hai mắt bác sĩ Cần nhòa đi. Và ông cứ rống lên gào khóc cắn xé như một con chó hóa dại. Một ngày sau bác sĩ Cần tỉnh ra. Ông thấy mình đang ngồi trong một cái phòng nhỏ quét vôi trắng xóa. Trong phòng chỉ có một cái phản gỗ được chốt bu long xuống nền xi măng. Trên phản có một cái bát gỗ một cái thìa gỗ và một chai nước suối La vie trong vắt. Bác sĩ Cần choáng váng tê điếng cả người. Ông đã hiểu ông đang ở đâu rồi.
°
Nhưng có một điều lạ lùng sau ngày hôm đó bác sĩ Cần lại hoàn toàn tỉnh táo. Ông bình thản suy nghĩ về cái bệnh tâm thần phân liệt của mình. Lòng không gợn chút hoảng hốt lo sợ. Ông bác sĩ giám đốc bệnh viện cũng hiểu ngay là ông bác sĩ Cần không phát bệnh nữa. Ba ngày sau ông Cần được chuyển ra khoa nhà A dành cho bệnh nhân thể nhẹ không còn lên cơn đập phá. Sáng nào cũng vậy sau khi ăn sáng uống thuốc bác sĩ Cần lại ra ngồi trong cái nhà tám góc không có tường chỉ có tám cây cột gỗ chò chỉ cao tới bốn mét đội mái ngói đỏ tươi trông giống như nhà kèn. Bác sĩ Cần ngồi thư giãn trên cái ghế dài cũ kỹ im lặng ngắm nhìn các bệnh nhân khác đi lại. Tất cả mọi người ở đây từ anh thanh niên đến các cụ già đều hao hao giống nhau vì ai cũng có cái mặt đờ đẫn ngơ ngác như trẻ con. Bác sĩ Cần hay để ý tới một người đàn ông còm cõi ngoài 50 tuổi lưng gù hai chân lành lặn nhưng lại thích đi thà thọt và rất chăm nhặt nhạnh giấy vụn. Ông cũng hay ngắm một cậu trẻ đầu cắt của hay ngồi một mình ở góc sân suốt ngày chỉ tủm tỉm cười. Rồi tới sáng chủ nhật bác sĩ Cần đang lim dim lắng nghe bài hát ríu rít "ngồi tựa mạn thuyền" bất chợt ông nhìn thấy có bà già gày còm xơ xác như con châu chấu ma ngồi ngủ gà ngủ gật đối diện với ông.
Trông bà già quen quá. Rồi ông bác sĩ chợt nhận ra đó là bà già mà ông đã gặp trong giấc mơ hôm nọ. Đúng là lúc đó cô Thương và cô Hà tay xách nách mang tíu tít từ ngoài cổng đi vào. Hai cô chạy ào tới. Cô Thương mở to đôi mắt trong vắt như mắt thiên sứ nhìn ông. Môi cô gái run run. Còn cô Hà thì ôm ngay lấy ông, hai mắt lúng liếng như mắt chuột nhắt:
- Anh bác không bị chó dại cắn đâu. May quá. Chúng em sợ hết cả hồn.
Bác sĩ Cần hỏi khẽ:
- Có phải bà cụ ngồi kia là mẹ của em không?
Cô Hà ngạc nhiên:
- Biết rồi à?
Bác sĩ Cần lại hỏi:
- Bà cụ bị bệnh lâu chưa?.
Đôi mắt cô Hà không còn Iúng liếng nữa:
- Hơn một năm rồi. Hết phép chữa. Mẹ em bấy giờ như khúc gỗ mục ấy mà.
Cô Hà đi tới thay áo cho bà già. Bác sĩ Cần nhìn thấy hai vú bà cụ chảy xã xuống bụng tong teo dúm dó như hai túi da. Cô Hà bón cơm cho bà già, lau miệng cho bà già. Rồi cô quay lại nói với bác sĩ Cần:
- Ông bác sĩ giám đốc bệnh viện bảo là hôm nay đón anh bác về.
Bác sĩ Cần cũng gật đầu:
- Cũng phải ra viện thôi. Nhưng tôi biết về đâu?
Cô Thương gật đầu trỏ vào người cô. Còn cô Hà thì tru lên:
- Về ở với bọn em rồi tính sau.
- Tính sau thế nào?
- Cứ thế đã. -
Thế là bác sĩ Trương Vĩnh Cần về ở chung với hai cô gái. Tại sao lại là ở chung. Cũng cần phải nói cho rõ ràng là cái quán cà phê bé tí hin lụp xụp của cô Huyền chỉ cách cái quán nước của cô Thương Ơi tóc dài có vài trăm mét. Quán nước của cô Thương Ơi đã bán nước hàng chục năm nay. Và cô Thương sống bằng nghề bán nước chè chén kẹo bột thuốc lá bia rượu. Còn quán cà phê của cô Huyền thật ra chỉ là một cái quán ma. Nghĩa là chỉ treo biển cà phê giải khát chứ thực ra chẳng có gì để bán mà có bán thì cũng chẳng có ma nào chui vào để uống vì gọi là quán cho oai chứ đó chỉ là một cái chái được vẩy ra từ bức tường phía sau một cái bốt điện bỏ hoang. Nó không có số nhà. Nó thụt vào trong một cái ngõ nhỏ nằm giữa cái xóm liều ở ngay sát mặt đường. Sở dĩ gọi xóm liều vì đây là khu đất nằm trong qui hoạch của thị trấn sẽ mở đường đôi chạy vòng quanh hồ. Đường chưa kịp mở dân tứ chiếng đổ về mỗi hộ chiếm vài mét vuông ào ào dựng quán dựng lều tạm bợ thôi thì đủ cả cà phê đèn mờ thịt cày bảy món rửa xe cơm phở bia ôm... chẳng thiếu một loại dịch vụ nào. Hồi mới nhảy dù vào đây cô Huyền cũng kí cóp mở quán bán cà phê nhưng rồi vì không có ai uống nên cô đành xoay sang nghề đi bia ôm ở các nhà hàng lớn trong thị trấn. Cái biển cà phê Huyền vẫn treo ở trước cửa không chịu dỡ xuống nên có gọi đây là quán cà phê cũng vẫn chẳng sai. Bác sĩ Trương Vĩnh Cần về ở chung với hai cô gái cũng có nghĩa là lúc thì ông ngủ ở quán cà phê Huyền lúc thì ông lại chạy sang quán nước của cô Thương Ơi. Ra khỏi viện đầu óc bác sĩ Cần tỉnh táo bình tĩnh lại dần dần. Thể xác của ông cũng khá hơn. Ông không đau đầu rức hai hốc mắt nữa tuy thỉnh thoảng vẫn còn buồn nôn váng vất. Chỉ phải tội bỗng dưng ông lại mắc thêm cái bệnh đi đái giắt nên cứ ngồi mươi lăm phút là lại đứng lên lẩn đi đái rất là bất tiện. Ban ngày bác sĩ Cần thường ra ngồi quán trông hàng cho cô Thương Ơi. Cô gái thích lắm. Không nói được thì cô ú ớ khen ông bác sĩ. Có bác sĩ Cần trông quán cô Thương có thời gian chạy chợ buôn bán thêm một số mặt hàng bỏ mối cho các khách sạn nhà hàng lớn ở khu trung tâm thị trấn. Còn cô Huyền thì sống theo kiếp con vạc. Ngày ngủ li bì trong buồng. Tối son phấn váy áo saün sàng hễ xịch có xe ôm tới là cô tót ngay lên đi luôn. Cô đi đến nhà hàng khách sạn nào. Cô làm gì không phải dễ ai biết được vì hành vi của cô bí mật ẩn hiện bất ngờ như một điệp viên hai mang. Có hôm nửa đêm cô mới về. Có hôm qua đêm cô mới về. Vì vậy ban đêm bác sĩ Cần thường ngủ ở quán cà phê Huyền để trông nhà cho cô gái. Cô Huyền thường vui vẻ nói với bác sĩ Cần:
- Em chính thức đăng ký làm nhân viên phục vụ ở rét tô răng Hoa Hồng. Nhưng hễ có phôn ở đâu gọi là em cũng đi đến đó phục vụ tức thì. Lão chủ rét tô răng Hoa Hồng mướn bọn em không lương. Em sống chủ yếu bằng tiền boa của khách. Nếu ông khách nào muốn đi từ a tới zét thì em cũng chiều. Em đang cố gắng tích lũy. Nếu cứ liên tục phát triển ổn định an toàn thế này thì chỉ một năm nữa thôi em sẽ có hơn chục triệu lưng vốn. Lúc đó em sẽ đầu tư sửa chữa nâng cấp cái quán cà phê Huyền của em cũng cửa kính khung nhôm và bộ dàn A tếch thứ xịn nhất không kém ai. Hoặc là em sẽ tiếp tục mở cà phê đèn mờ hoặc là sẽ nhận làm đại lý cho một hãng mỹ phẩm nào đó. Hãy cứ như thế đã rồi liệu cơm gắp mắm tính sau.
°
Bây giờ lại nói về ông việt kiều yêu nước Rôbe Bảo Quýt. Vê nước làm ăn lần này trong cặp của ông ta có một dự án rất hấp dẫn đó là dự án của tập đoàn kinh tế General Group International INC địa chỉ 412 Keemoku St. Ste 206 Ca sẽ cho thị xã vay 1,6 triệu đô la xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở. Thời hạn vay mười lăm năm. Sáu năm dầu miễn lãi từ năm thứ bảy trở đi lãi suất l,6%/năm. Vì đang ở nhà khách của công đoàn thị trấn nên ông Rôbe Bảo Quýt đã quyết định chuyển dự án này cho liên hiệp công đoàn thị trấn. Tất nhiên ông chỉ là người môi giới. Nhưng vì sao ông lại có bản dự án này dù chỉ là bản phô tô cóp pi thì cũng là một điều bí mật. Nhưng không ai thắc mắc chuyện này vì đã làm kinh tế là phải bí mật rồi. Có khi còn bí mật hơn cả quân sự chính trị. Để thêm phần long trọng ông Rôbe Bảo Quýt quyết định mở một bữa tiệc thịnh soạn để chuyển giao dự án này cho một số yếu nhân trong liên hiệp công đoàn thị trấn. Nhà hàng Hoa Hồng được chọn làm địa điểm đập phá. Cô Huyền là một bé át chủ bài của rét tô răng Hoa Hồng nên ngay lập tức được xe ôm rước tới phục vụ các quý khách. Bữa nhậu kéo dài từ 5 giờ chiều tới 11 giờ đêm tại một căn buồng bày biện theo kiểu Nhật Bản ở tít tầng tư. Bảy ông cả khách lẫn chủ mỗi ông một em bé váy áo như tiên. Rượu Tây rót như suối. Đồ nhắm thì khỏi nói thừa mứa như cỏ rác. Sáu tiếng dồng hồ đốt veo 6 triệu đồng chaün. ấy là chưa kể 700 ngàn tiền boa bảy em gái. Tiệc tàn Rôbe Bảo Quýt vẫy ông chủ nhà hàng tới tỏ ý muốn điều cô Huyền về khách sạn. Ông chủ nhà hàng gãi đầu gãi tai. Hiểu ý Rôbe Bảo Quýt xòe hai tờ 10 đô la. Mười phút sau cô Huyền đang say khướt được lái xe ria mép tai chuột dìu ra chiếc ô tô TOYOTA màu mận chín. Tới khách sạn cô được gã bảo vệ đeo ngù đội mũ cát két đỏ dẫn lên phòng 201 bằng lối cầu thang phía sau hình xoáy ốc sực mức mùi thịt nướng. Đêm hôm đó cô Huyền say bí tỉ, Rôbe Bảo Quýt đã làm tình với cô theo kiểu chó săn tha mồi, gã cố tình không đeo bao cao su để đạt tới khoái ngất và gã trả cho cô Huyền 250 đô la Hồng Kông. Chuyện tưởng sẽ không có gì xảy ra. Nhưng bốn hôm sau cô Hà và hai bé bia ôm bị công an bắt tại quán Hoa Hồng vì đang bán dâm cho khách. Cả ba cô gái đều bị giam ở sở công an bốn tiếng đồng hồ rồi chuyển ngay sang sở y tế để khám bệnh. Ba cô gái được chuyển đi trại phục hồi nhân phẩm. Riêng cô Huyền thì lại được đưa vào bệnh viện đa khoa thị xã nằm riêng một phòng nhỏ. Các bác sĩ đã phát hiện dương tính khi thử máu của cô Huyền. Cô gái đã bị mắc bệnh si-đa. Và cô cũng là một trong số những người đầu tiên ở cái thị xã này bị nhiễm HIV. Một ngày sau khi cô Huyền vào bệnh viện đa khoa thị xã, cô Thương Ơi xách làn tới thăm bạn. Buổi chiều về nhà cô Thương nằm vật ra chõng khóc sưng hết cả mắt. Bác sí Cần càng hỏi thì cô Thương càng khóc to hơn. Cô khóc to hơn cả hôm ở nghĩa trang. Bác sĩ Cần sợ lắm gạn hỏi nữa thì cô gái lại càng gào lên. Rồi bỗng nhiên cô bật ra một tiếng rất rõ: - Si đa. Cô Thương vụt nín thít. Hai người trố mắt nhìn nhau. Bác sĩ Cần giơ tay lên nhắc lại: - Si đa. Cô Thương lui lại, đôi mắt thiên sứ trong vắt dàn dụa nước mắt. Bác sĩ Cần hỏi. - Si đa? Cô Thương bật ra: - Si đa. Bác sĩ Cần cuống lên: - Nói được rồi, nói được rồi. Cô Thương cũng gào lên theo: - Nói được rồi. Nói được rồi. Và cô òa lên khóc nức nở như một đứa trẻ. Bác sĩ Cần vội dắt cô gái ra gần cửa bắt cô há to mồm và kêu a a a. Nhìn thấy cái lưỡi gà trong họng cô gái bật lên bật xuống theo tiếng kêu a a a bác sĩ Cần lắc đầu không thể hiều nổi cái lưỡi gà của cô nhậy thế tại sao tử bé tới giờ cô Thương lạỉ bị câm. Ngay tối hôm đó, cô Thương Ơi lăn ra sốt đùng đùng tới 40 độ. Khắp người cô gái tuôn trào bồ hôi. Mặt cô đỏ như quả cả chua. Bác sĩ Cần đo mạch khám lưỡi cho cô gái. Ông cho cô ống một gói Pan ta mon với nước chanh. Rồi ông bình thản ra phòng ngoài leo lên chõng nằm. Sáng sớm hôm sau trời mới rạng bác sĩ Cần tỉnh dậy thì đã thấy cô gái đang ngồi chải tóc trước gương. Mái tóc dài óng mượt chay tràn cả xuống nền nhà. Cô đã thay cái áo mới. Nét mặt cô trắng hồng như không hề vừa qua cơn sết. dữ dội đêm qua. Cô Thương Ơi quay lại vui vẻ chậm rãi hỏi rành rọt từng chữ: - Bác ngủ có ngon không ạ? Từ miệng cô gái mùi quế thơm thoang thoảng bay ra. Bác sĩ Cần chỉ còn biết ngồi phịch xuống chõng. Một đời làm bác sĩ của ông đây là lần đầu ông gặp một ca kỳ lạ như thế này. Cô con gái độc nhất của ông Nguyễn Văn Sự đã không bị câm nữa rồi. Buổi chiều cô Thương và bác sĩ Cần mua quà bánh tới bệnh viện thăm cô Huyền. Nhưng căn phòng nhỏ ccô Hà trống trơn vải trải giường đã bị bóc hết. Một bà bác sĩ vệ sinh dịch tễ cho biết cô Huyền đã được chuyển về trung tâm phòng chống si đa "Để chữa bệnh và nghiên cứu". Bà bác sĩ nói như vậy sau khi rất chu đáo chép cho ông Cần cái địa chỉ của cái trung tâm đó ở một tỉnh khu Bốn xa lắc xa lơ. Trên đường về nhà cả bác sĩ Cần và cô Thương đều rân rấn nước mắt. Sớm hôm sau cô Thương bọc một gói đồ đạc quần áo to tướng rồi rủ bác sĩ Cần về quê thăm ba đứa em của cô Hà. Trên đường đi không còn phải khoa chân múa tay ú ớ nữa, cô Thương nói với bác sĩ Cần như lối nói của trẻ con mới tập nói, giọng hơi lắp và ngọng: - Tuần sau em sẽ vào miền trung thăm cái Huyền. Bác sĩ Cần vội nói: - Cho tôi đi cùng với. Cô Thương gật đầu: - Nếu thế tốt tốt quá. Có bác đi em đỡ đỡ đỡ sợ. Từ bé đến giờ em đã ra khỏi thị xã xã xã này đâu. Ông Cần rụt rè hỏi: - Vì sao mà cô lại quen biết cô Huyền? Cô Thương kể: - Giống như quen bác thôi. Huyền đưa mẹ ra bệnh viện tâm thần. Đi ngang qua đây ghé vào ngồi nghỉ uống nước thế thế thế rồi quen. Cảnh nhà em đã khổ rồi nhưng cảnh nhà Huyền còn khổ khổ hơn. Tý nữa là bác biết biết biết mà. Thôn Hạ Cầm nằm ven bờ một con sông nhỏ nước trong xanh lững lờ trôi. Cây cối um tùm, bờ bãi thênh thang. Con đường vào thôn lát gạch đỏ hai bên trồng xoan non. Xóm thôn tĩnh mịch nền nã nhưng đượm vẻ u sầu. Chị em cô Huyền ở cuối xóm. Vừa nhìn thấy ngôi nhà lụp xụp mái tranh vách đất bác sĩ Cần đã nhận ngay ra đó là ngôi nhà ông đã nhìn thấy trong giấc mơ. Ba đứa em của cô Hà đều đang ở nhà. Một đứa đun bếp. Một đứa ngồi học ở trong nhà. Đứa bé nhất đang chơi với con chó mực ở giữa sân. Cả ba đứa trẻ đều giống chị môi cắn chỉ mắt lúng liếng như mắt chuột nhắt. Chúng đều ngoan ngoãn lễ phép và yêu mến cô Thương đến lạ lùng. Suốt cả buổi chiều bác sĩ Cần ngồi ở hiên ngắm ba chị em ríu rít quấn lấy cô Thương như gà con quấn lấy gà mẹ. Bác sĩ Cần buồn đến nẫu cả ruột gan. Ông nghĩ vẩn vơ bao nhiêu là chuyện. Thỉnh thoảng đầu ông lại giật nhoi nhói. Nhưng bác sĩ Cần và cô Thương chưa kịp vào cái trung tâm phòng chống si đa ở tít miền Trung gió cát thì cô Huyền đã trốn về. Hai hôm sau cái hôm về thăm ba đứa em của cô Huyền vào lúc nửa đêm bác sĩ Cần đang ngủ vật vờ trên chõng bỗng có tiếng đập cửa khe khẽ rồi có tiếng gọi khàn khàn: "Anh bác ơi! Thương Ơi!... " Bác sĩ Cần vùng dậy, then cửa vừa bật ra, một bóng đen lạnh buốt gió đêm ùa vào ôm chầm ngay lấy ông bác sĩ. Mùi nước hoa rất hắc. Cô Thương ở phòng trong cũng chạy ra. Đèn bật lên. Huyền diện lỗng lẫy Nhưng chân tay mặt mũi nhọ nhem như cô bé lọ lem: cô gái toét miệng cười, hai con mắt lúng liếng như mắt chuột nhắt: - Tao trốn viện đấy. Nhớ mày quá. Cô Thương lắp bắp: - Tao cũng nhớ mày mày mày quá. Cô Huyền giật bắn người. Hai con mắt trố ra: - ối ối! Mày nói được rồi à? Thế là hai cô cầm tay nhau và òa lên khóc như mưa như gió. Suốt đêm đó, hai cô gái rì rầm bàn bạc điều gì có vẻ bí mật và hệ trọng lắm ở phòng trong. Ngày hôm sau cô Thương hối hả đi đâu đó. Còn cô Huyền thì vẫn nằm lỳ ở trong phòng nhất định không bước chân ra kể cả lúc ăn uống. Mãi đến tối cơm phở xong, cô Huyền mới lò dò ra chõng ngồi uống nước. Cô rủ rỉ nói với bác sĩ Cần: - Bây giờ em mới dương tính trong máu. Phải dăm năm nữa mới chết. Em không thể ngồi đợi chết. Em phải tranh thủ làm ăn kiếm tiền để lại cho mẹ và ba đứa em ở nhà quê kẻo không kịp nữa rồi. Bác sĩ Cần hỏi: - Tôi hỏi không phải chứ cô định làm gì? Cô Huyền nói: - Em không làm gái nữa. Em sẽ đi buôn ở biên giới. Đi buôn. Đánh lớn. Bác sĩ Cần rụt rè: - Bao giờ cô đi? Cô Huyền cười: - Tối ngày mai. Đợi tối ra ga người ta mới khó nhận mặt. Chắc chắn chỉ ngày mai thôi là báo công an đăng tin truy nã em rồi. Truy nã em cũng không sợ. Bác sĩ Cần ngồi im. Cô Huyền lại rủ rỉ hai con mắt lúng liếng dưới ánh đèn: - Sớm mai ba đứa em của em ở quê sẽ lên đây từ nay chúng nó sẽ ở hẳn dây với cái Thương. Nghe nói hôm kia anh bác về chơi nhà em ở Hạ Cầm rồi có phải không? Ông Cần gật đầu. Cô Huyền hỏi: Từ nay anh bác sẽ ở hắn đây với cái Thương chứ? Ông Cần lúc lắc: - Tôi cũng chẳng biết định thế nào. Cô gái phát nhẹ vào mông ông bác sĩ: - Còn đi đâu nữa. Anh bác cứ ở đây. Cái Thương nó quý anh bác lắm. Nhưng cả ngày hôm sau không thấy cô Thương dắt ba đứa trẻ về. Từ sáng tới chiều năm lần cô Huyền mở hé cửa thò dầu ra ngoài đường nhìn ngược nhìn xuôi. Đến 8 giờ rưỡi tối cô Huyền mặc bộ quần áo bò mài, đội mũ A-đi-đát giả làm con trai đeo cái ba-lô du lịch đỏ chói chào từ biệt ông bác sĩ. Dưới ánh đèn nét mặt cô tỉnh khô: - Em phải ra ga đây. Chín giờ rưỡi tàu chạy rồi. Bác sĩ Cần không biết nói gì. Lòng ông tự dưng buồn rười rượi. Cô Huyền ra đến cửa còn ngoái lại, mắt lúng liếng: - Anh bác đừng đi đâu nữa. ở đây, vào hội làm ăn với chúng em. Em và cái Thương đã bàn với nhau kỹ rồi. Chúng em không bỏ rơi anh bác đâu. Anh bác không có tiền thì góp công. Tụi em sẽ chia lãi cho sòng phẳng. Một hai tuần nữa là em sẽ đánh chuyến hàng đầu tiên về thôi mà. Thôi nhé bai bai. Cô Huyền dơ tay vẫy miệng cười tươi như hoa. Thoắt cái đã biến mất. Bác sĩ Cần ngồi đờ người. Trong nhà im lặng đến rợn người, nghe rõ tiếng đồng hồ kêu tích tắc trên tường. Mãi đến gần nửa giờ sau, ông bác sĩ mới như chợt tỉnh và nhìn thấy một mảnh giấy vứt trên bàn. Thì ra đây là lá thư của cô Huyền gửi lại cho cô Thương mà có lẽ vội vàng đi nên cô Huyền quên không dặn nhờ ông bác sĩ chuyển cho cô Thương. Lá thư nghệch ngoạc mấy dòng chữ bút bi mực tím "Thương Ơi, tao đi đây. Tao lên Cốc Lố đây. Không thể nấn ná ở thêm đợi mày vì sợ công an họ mò đến. Tao đi lần này quyết đánh quả lớn một được hai tịt tan thây mất xác cũng chẳng từ nan. Cho tao gửi ba đứa em và bà mẹ điên khốn khổ. Nhất định tao sẽ sớm gửi hàng về gửi tiền về cho mày. Đợi đấy Hà này đã nói là làm. Bạn thân của mày. à quên, từ hôm nay tao lấy lại cái tên thật của tao. Mai đây có thư từ cho tao thì viết tên đó nhé. Ký tên. Nguyễn Thị Hà" Bác sĩ Cần đọc đi đọc lại lá thư rồi ông mở cửa đi ra ngoài. Phố khuya đêm đông vắng lặng như tờ. Mưa phùn bay mờ mịt trên cái phố dài ven hồ heo hút lao chao vàng khè ánh điện.