Địa danh Ba Tơ không xa lạ gì với những người cán binh Cộng Sản. Đối với họ, đó là một địa danh lịch sử, là cái nôi của "cách mạng" với đoàn du kích đầu tiên và là nơi đào tạo các sĩ quan cho đoàn quân mang danh "giải phóng". Ba Tơ là một quận lỵ miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, tiếp giáp với tỉnh Kontum nằm về phía đông của dãy Trường Sơn. Quận Ba Tơ có nhiều xã, mà xã xa xôi nhất mang tên là Gia Vực. Đó là một lòng chảo với những ngọn núi hiểm trở bao quanh, đường kính rộng chừng bảy tám cây số. Nơi đây có một căn cứ hỏa lực, được trấn đóng bởi một tiểu đoàn Biệt Động quân.Đó là tiểu đoàn 70 biệt động biên phòng. Thực ra, xã ấy trước đây được gọi là Gió Vụt. Tên đúng theo nghĩa của nó, là mảnh đất để gió muôn phương tụ về vụt bốc lên cao. Lâu dần được đọc trại ra là Gia Vực. Khu lòng chảo Gia Vực chỉ có lèo tèo vài ấp mà dân chúng phần lớn là người thượng Hré. Người kinh rất ít, hầu như chỉ là vợ lính và thân nhân của họ. Căn cứ của tiểu đoàn Biệt Động Quân nằm sát dưới chân núi, là một khu tương đối bằng phẳng. Bao quanh bởi những căn hầm nằm sâu trong lòng đất chỉ chừa những cửa sổ là nhô lên. Nơi ấy các họng súng được chĩa ra bắn vào địch quân mỗi khi biến động. Cách chừng trăm thước lại có một vọng gác vươn hẳn lên cao. Dĩ nhiên được bao quanh bởi rất nhiều đất đá, xi măng và bao cát. Doanh trại của ba đại đội tác chiến chỉ là những căn hầm, nối tiếp nhau làm thành một vòng tròn. Phía trong tất cả các đường giao thông hào được đào sâu và rộng tạo thành một lối đi trong lòng đất. Từ đại đội nọ liên tiếp tới đại đội kia, giao thông hào trở thành một vòng tròn kín. Mỗi đại đội đều có đường hầm như thế thẳng tới bộ chỉ huy và các ban ngành nằm ở trung tâm doanh trại. Vào những ngày bình thường, mọi người trong bộ chỉ huy đều làm việc trong một khu nhà nổi bao quanh sân cờ rộng. Tất cả giấy má sổ sách đều để ở đây. Nhưng đêm đến, tất cả mọi người đều phải ngủ dưới hầm sâu. Mỗi người có một căn hầm riêng biệt trừ các đại đội tác chiến, binh sĩ phải ngủ trong các hầm dài. Các cấp từ trung đội trưởng trở lên mới có phòng riêng. Ngay bên cạnh tiểu đoàn là một sân bay bằng đất. Ngày mới đặt chân xuống, Nhật không tưởng tượng là máy bay có thể lên xuống được trong một đám đất lởm chởm gồ ghề như thế. Chàng đứng mãi ở sân bay, để tận mắt nhìn chiếc Caribou phóng trên phi đạo, bay vút lên không. Xã Gia Vực chỉ có bốn ấp, tất cả đều nằm trong khu lòng chảo dưới sự kiểm soát của chính quyền quốc gia. Bốn ấp đó được thiếu tá tiểu đoàn trưởng đặt tên theo vần chữ A, B, C, D. Ấp A nằm ngay sát tiểu đoàn, gồm toàn là người kinh. Họ là thân nhân những người lính đồn trú tại đây. Ấp B, C, D hầu như toàn người thượng, nhà cửa kiến trúc theo kiểu nhà sàn, nằm xa dần căn cứ, chạy mãi tới chân núi xa xa. Bao quanh phía bắc căn cứ là một dòng sông. Cát bồi hai bên bờ lấp lánh. Ở giữa dòng nước rộng trong veo chạy uốn quanh theo sườn đồi là một khúc sông tròn rộng như mặt hồ. Nơi ấy có một tiền đồn phụ được trấn đóng bởi một trung đội Biệt Động Quân. Bên kia bờ các ngọn đồi cao dần rồi hòa nhập vào rặng núi âm ụ Ngọn thấp nhất, nằm sát bờ sông cao 157 mét được Chuẩn úy Tống Phước Lành đặt cho một cái tên: đồi Trinh Nữ. Ấp A có thể nói là một nơi phồn thịnh, sầm uất nhất trong căn cứ. Tuy chỉ vài chục nóc nhà dọc theo con đường chạy từ cổng chính ra nhưng mà nơi đây là trung tâm văn hóa, xã hội, chính trị của mọi người. Tất cả các giai nhân của Gia Vực đều tụ tập quanh đây. Những con buôn, những người đi rừng vần thường dùng ấp A làm nơi đổi chác. Giữa hai ấp A, B là một trường sơ cấp. Đây là một cố gắng khai hóa văn minh của vị tiểu đoàn trưởng. Trường chỉ có ba lớp, hai cô giáo và một ông thầy. Ông thầy dĩ nhiên là dân nhà binh và cô giáo là con của lính. Học trò phần đông là người kinh nhưng cũng có vài người thượng trong mỗi lớp. Gia Vực không họp chợ và cũng không có chợ. Mọi mua bán, đổi chác qua lại giữa các hàng xóm với nhau được thực hiện ngay trong nhà họ. Hôm nay người này giết một con heo, tức thời nhà ấy trở thành khu chợ, người ta kéo nhau đến mua bán, đổi chác và đôi khi nhậu nhẹt. Không có một hàng quán nào nhưng mà nếu muốn thì bất cứ nhà nào cũng có thể là hàng, là quán... Ngày mới lên, Nhật thấy các cô gái, hai tay xách giỏ nặng trĩu, xô đẩy nhau lên máy bay, giữa một ông phi công đang sắp xếp chỗ ngồi và thu tiền như mấy người lơ xe làm Nhật hơi ngạc nhiên. Chàng hỏi mấy người lính, được biết rằng đó là những con buôn. Lên tới căn cứ, thấy không khí chiến tranh hiện diện trên từng cảnh vật, chàng lại càng không hiểu họ buôn gì, bán cho ai giữa chốn rừng xanh núi đỏ này. Mãi về sau này, khi đã quen dần với cuộc sống chàng mới hiểu ra. Tất cả những cô gái đó đều qui tụ về ấp A để phân phối những món đồ mà họ mang lên. Sau đó họ lại phải chuẩn bị những món hàng để mà mang xuống miền xuôi. Bóng sắc những cô gái đi buôn và những cô gái sống hàng ngày trong ấp đã tạo cho ấp A một vẻ quyến rũ và hấp dẫn vô cùng. Các cô gái đi buôn thường xinh đẹp. Mỗi nụ cười, ánh mắt của họ có những giá trị nhất định để cho công việc của họ được dễ dàng. Lâu dần, Nhật khám phá ra rằng Gia Vực thật sự không phải là một vùng đất chỉ có chiến tranh, chết chóc, kinh hoàng. Không chỉ riêng ấp A đầy dẫy nhưng bông hoa biết nói, các ấp B, C, D của người thượng sống quanh đây cũng có những dáng vẻ riêng của nó. Những cô gái ngực trần, mang gùi lên nương mỗi sớm, những phong tục, tập quán lạ kỳ mà chàng chưa nghe, chưa thấy bao giờ cũng làm cho Nhật thích thú và say mê tìm hiểu. Và nhất là bên kia bờ sông, ngay trước mặt chàng có một ngọn đồi linh thiêng mà chàng thề rằng phải đặt bước chân lên đồi Trinh Nữ. Buổi sáng hôm nay Nhật ngồi lặng thinh trên hàng ghế dành cho các sĩ quan của tiểu đoàn.Những lời ngợi khen, tán dương xưng tụng rót đầy vào tai chàng rồi chạy sang tai phía bên kia. Người ta trầm trồ, người ta thêu dệt thêm vào chiến công của Nhật, nhất là qua miệng thằng Nhiều, cuộc rượt bắt giữa chàng và người nữ du kích Việt Cộng đã trở nên sôi nổi, dữ dội và tàn khốc như trong phim ảnh. Cũng có người, chắc vì lòng ganh tị, nói với vẻ hoài nghi: - Ối chà, thức lâu mới biết đêm dài, biết đâu chẳng là gặp maỵ Cứ đợi thời gian nữa thì mới biết đâu là vàng thật hay giả. Hôm qua, mãi tận khuya chàng mới dẫn được trung đội trở về. Mặc dù mấy lần cương quyết ra lệnh cho cả trung đội đi về hướng bờ sông Re, nghĩa là phải băng ngang qua đồi Trinh Nữ nhưng Nhật đều thất bại. Cứ nhìn những khuôn mặt tái xanh, run rẩy của những người lính thượng, Nhật hiểu được rằng muốn đánh tan đi nỗi sợ hãi trong lòng họ không phải là dễ. Chàng và Viện đã đi lên hàng đầu nhưng mà trừ vài người lính kinh ít ỏi, đám lính thượng chẳng ai dám theo chàng. Ngay cả ông Trung sĩ Ớt cũng lắp bắp nói không ra hơi: - Ông thiếu úy đừng... đừng cho trung đội đi ngang qua đồi con yêng. Nó bắt hết cả trung đội... sợ lắm! Nhật bực quá, chửi thề: - Đù má, sợ cái gì, có chết tôi chết trước rồi mới tới các ông. - Không, không chết bây giờ đâu nhưng mà con yêng sẽ bắt chết. Chúng tôi không dám đi đâu... Đi lối khác đi thiếu úy. Đến cớ sự này thì Nhật phải chịu thua, chẳng lẽ lại kê súng vào từng đứa bắt đi, mà địNhư thế thì không cần phải bị phục kích, chỉ cần một thằng Việt Cộng cầm mã tấu chạy xô ra hù dọa là chúng nó chạy toán loạn hết, bỏ chàng ở lại đánh nhau tay đôi với địch. Nhật ngao ngán nhìn mấy người lính thượng rồi lại nhìn cái phù hiệu con cọp đen họ đeo trên vai áo lẩm bẩm: - Đù má, thế mà cũng là lính Biệt Động Quân... sát. Việt Cộng không sợ mà lại sợ một đứa con gái nào đó. Người không sợ lại sợ mạ Rõ là quân mọi. Cuối cùng chàng đành theo ý chúng nó, đi về phương nam, leo lên những đỉnh đồi.Trời đất ơi, bây giờ Nhật mới thấm đòn lội bộ hành quân miền núi. Lúc trực thăng đổ bọn chàng bay vù một cái không đầy mười lăm phút, thế mà khi trở về thì chao ôi đường xa thăm thẳm... Chàng không thấy gì ngoài những tàn cây và đèo dốc, cứ vừa mới xuống, lê người xuống thì lại bám mà leo lên sườn đồi khác. Trung đội di chuyển chẳng có đội hình, chiến thuật gì ngoài một hàng dọc. Đứa nọ bám đứa kia, người đằng sau trông người đằng trước. Nhưng phải nói rằng những người Hre có biệt tài về leo núi và quan sát. Đôi khi mệt quá, Nhật không bám kịp được người phía trước để mất dấu luôn, chàng lại phải gọi một thằng lính thượng lên, nó nhìn sơ qua là tìm được dấu chân người đi trước và chỉ một lúc sau là bắt kịp. Cứ như thế, từ trưa đến chiều, hết chiều đến tối, lắm lúc bực quá chàng cằn nhằn Trung sĩ nhất Viện: - Ông làm gì mà lâu quá, tôi ở trên đồi chờ ông muốn chết. Trưa ông mới tới nơi. Làm sao mình về trại kịp tối nay. - Thì tôi cứ lo cho ông thầy, thức cả đêm chờ. Mãi gần sáng mới nhận được tín hiệu, tôi liền cho anh em thu xếp đi ngaỵ Nhưng mà ông thầy mới lội lần đầu thì mệt thật, vài lần sau là quen ngay, mà chưa hết đâu, mai về đến trại là ông thầy sẽ nằm luôn, chân nó rút vài ngày mới đi được. Thôi đưa ba lô và súng đây, tôi bảo mấy thằng kia nó cầm cho. - Tôi đâu phải người nào khác (ý chàng nói Thiếu úy Biên, nhưng thấy không nên chê bai người đã khuất nên tránh đi). Tôi còn đủ sức để mang ba lô và súng, chỉ trừ khi bị thương hay chết. Lê lết mãi rồi cũng đến nơi. Tảng sáng là thiếu tá tiểu đoàn trưởng đã cho xe tới đón Nhật về tiểu đoàn để họp. Đi đón Nhật, ngoài Đại úy Nghĩa, trưởng ban 3, còn có Thiếu úy Đinh Ruồi, đại đội trưởng. Lại có cả hai ông chuẩn úy Vinh và Chí, tất cả đều cùng đại đội với chàng đang nằm phòng thủ doanh trại tiểu đoàn. Chừng ấy người ngồi ngất ngưởng trên chiếc xe Jeep không mui. Chiếc xe Jeep độc nhất của ban 3 dùng để tản thương và chạy đi lại giữa các tiền đồn. _Đại úy Nghĩa thấy chàng là nhảy xuống bắt tay ngaỵ Ông nói bô bô, trong lúc Thiếu úy Ruồi chỉ im lặng nhìn quanh tiền đồn. - Đó, đó, thấy tôi nói có đúng không. Tôi đã bảo kỳ này thế nào ông cũng hốt về được cá mà. Mới ra trường mà được vậy là khá lắm rồi, chỉ vài tháng nữa là ông sẽ qua mặt Thiếu úy Ruồi cho coi. Nhật không nói gì, chàng gật đầu chào lại Vinh và Chí, hai ông sĩ quan sữa nhất của tiểu đoàn. Họ ra trường trước chàng vài tháng, dân Sàigòn, ở cùng đại đội nhưng ít khi gặp nhau vì họ theo đại đội phòng thủ tiểu đoàn, còn chàng và trung đội thì nằm ở tiền đồn. Nhưng mà nói chuyện trên máy thường xuyên nên dù ít gặp nhau mà đã như thân tình. Riêng Thiếu úy Đinh Ruồi thì khác hẳn, ông tuy là người thượng bản xứ nhưng lại to cao như tây, mũi cũng cao hơn các người Hre ở đây. Trước đây ông là đại đội trưởng một đại đội dân sự chiến đấu. Sau khi cải tuyển vào quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông mang lon thiếu úy, vẫn giữ nguyên đại đội, chỉ khác là ông được bổ sung thêm ba ông sĩ quan rất trẻ, Thiếu úy Nhật, Chuẩn úy Vinh và Chí. Đối với các sĩ quan ông rất trọng nể, phần vì họ là người kinh, phần vì họ được đào tạo từ trong quân trường ra, nhất là với Nhật, ông nghe nói từ một quân trường nào lớn lắm trên Đà Lạt. Đinh Ruồi là một con người có rất nhiều huyền thoại. Người ta đồn rằng ông có bùa ngải nên địch không bao giờ bắn trúng. Ông đi hành quân là phải giết được địch, thu được súng mới chịu trở về. Nếu hết kỳ hạn hành quân mà chưa có được gì, ông xin tiểu đoàn gia hạn thêm và ở lại cho đến kỳ có được chiến công. Ông cũng là một người có thế lực nhất trong vùng, ít ra đối với những người thượng quanh đây. Đinh Ruồi có rất nhiều vợ, mười mấy bà cùng ở một căn nhà rộng lớn trong buôn. Ông rất hào phóng và dễ dãi với những người kinh từ quan tới lính. Ai muốn nhờ ông việc gì, nhất là việc ngấm nghé các cô sơn nữ trong vùng, ông sẵn sàng giúp ngay và còn hãnh diện được giúp người ta nữa. Nhật không có dịp tiếp xúc với ông nhiều. Ngày chàng mới về căn cứ, chỉ gặp ông một lần rồi ra nằm tiền đồn. Từ đó mỗi lần có chuyện gì, chàng liên lạc thẳng với ban 3 tiểu đoàn, ít khi qua đại đội, vả lại có nói chuyện với ông thì ông cũng chẳng biết nói gì. Tiếng Hre thì chàng không hiểu, còn tiếng kinh thì ông cũng chẳng biết nhiều. Đôi khi ông mặc cảm không dám ra lệnh cho Nhật nữa. Tuy vậy Nhật rất quí nể ông vì tuổi tác và nhiều kinh nghiệm chiến trường và vì ông là cấp chỉ huy trực tiếp của chàng. Đại úy Nghĩa đang cầm vô lăng xe. Thiếu úy Ruồi ngồi ngay bên cạnh định bước xuống để nhường chỗ cho Nhật làm chàng lúng túng. Nhật vội vàng chạy ra phía sau, nhảy lên chiếc ghế bên cạnh Vinh và Chí. Con đường đất đỏ gồ ghề buổi sáng đang còn thấm ướt hơi sương. Một đoàn con gái Hre vác gùi lên nương thản nhiên phô bày cặp ngực tròn như hai trái bưởi. Vừa đi họ vừa ríu rít chuyện trò. Thời gian gần đây, dân trong buôn đã bỏ tục lệ cưa răng nên các nàng cười xinh xắn lắm. Đại úy Nghĩa cho xe chạy chậm, vừa đi ông vừa bóp còi inh ỏi cho họ chú ý rồi hỏi to bằng tiếng thượng: - Lâm tác lé. Đó là câu duy nhất ông biết được, đi đâu, gặp con gái là ông xổ ra, nó có nghĩa là "đi đâu đấy". Mấy cô gái đều quay lại, họ nhao nhao trả lời: - Đi lên rẫy, lên rừng. Ông đại úy lâm tác lé? Ông liền quay lại, trỏ vào băng sau, chỗ Nhật, Vinh, Chí đang ngồi, hỏi mấy cô bằng tiếng nửa kinh, nửa thượng: - Có thích mấy ông này không? Có muốn "té" mấy ông này không? Ông cho xe dừng lại, Nhật không hiểu gì, nhưng Vinh và Chí thì thích thú cười dòn khi mấy cô cùng bu quanh ba đứa, cùng trả lời. Họ vui vẻ hồn nhiên quá. Đôi mắt to đen trông hệt mắt nai. Có cô chỉ vào chàng rồi nói: - Em muốn ông thiếu úy. Em "té" ông thiếu úy. Vinh, Chí lại phá lên cười. Cả Đại úy Nghĩa và Thiếu úy Ruồi cũng cười theo vui vẻ. Chỉ có Nhật là ngơ ngác không hiểu gì. Mãi một lúc sau, trên đường về, Vinh mới giải thích cho chàng biết nghĩa của chữ "té". Té có nghĩa là làm cái chuyện ấy với mấy cộ Đại úy Nghĩa lại đùa với Nhật: - Thiếu úy Nhật có số đào hoa đấy nhé. Cô nào cũng đòi "té" với Thiếu úy Nhật. Vào đến cổng trại là Đại úy Nghĩa lái thẳng lên văn phòng căn cứ tiểu đoàn. Khi năm người bước vào đã thấy nhiều người chờ đợi. Chàng không biết mặt, biết tên ai ngoài thiếu tá tiểu đoàn trưởng và mấy ông đại đội trưởng. Sĩ quan trong tiểu đoàn chẳng ai chịu đeo lon. Mười mấy ông quan rất trẻ, mới bổ sung khi tiểu đoàn vừa được thành lập từ các đại đội dân sự chiếu đấu. Họ mới ra trường nên ông nào cũng là chuẩn úy. Cùng một lứa, cùng một cấp bậc, ai cũng biết nhau nên họ chẳng cần đeo lon lá làm gì. Thiếu tá tiểu đoàn trưởng bắt đầu ngay khi mọi người ngồi xuống. Ông giới thiệu Nhật với mọi người và khen ngợi chàng về chuyện đổ quân vừa quạ Mấy ông sĩ quan trẻ đều liếc nhìn chàng, chắc họ đang coi giò cẳng mặt mũi chàng. Nhật nghe rõ cả tiếng thì thầm ở phía sau: - Ủa, cha nội đó là thiếu úy kia à. Sao lúc nãy thiếu tá bảo là mới ra trường. - Nghe nói là dân Đà Lạt. Trông cái mặt dóc tổ, làm bộ ta đây lắm. Vừa rồi may mắn lấy được mấy khẩu súng về là cái mặt cứ vênh lên. Họp hành và các ban ngành thuyết trình một hồi, thiếu tá nhắc nhở vài điều. Sau cùng ông giới thiệu các sĩ quan tiểu đoàn với Nhật. Đầu tiên là ông sĩ quan trợ y, Chuẩn úy Nguyễn Bá Đức. Nhật hơi ngạc nhiên thấy ông này cùng họ với mình. Chuẩn úy Đức người tầm thước. Trong đám sĩ quan trẻ mới ra trường ông là người già nhất. Tuổi đã ba mươi, ông thường tâm sự với mọi người rằng ông vốn là sinh viên y khoa, không may thi mấy lần chẳng lên lớp nên phải ra trường vào Thủ Đức. Ông mang ống nghe khám bịnh cho đám thượng y như một vị bác sĩ chính hiệu. Toa thuốc đưa ra là mấy người lính trong ban Quân Y của ông cứ thế mà thi hành. Cuối tháng ông kiểm toa còn thừa bao nhiêu ông đưa cho mấy cô lái buôn. Ông chỉ biết có tiền, không cần để ý rằng thuốc sẽ được tiếp tế cho Việt Cộng. Chuẩn úy Đức thường hay nói về bệnh tật, nhất là những lúc ở trong câu lạc bộ, có cô Thúy Vân, con ông chủ ngồi ở quầy tính tiền. Đây là câu lạc bộ duy nhất của tiểu đoàn mà con gái ông chủ cũng là cô gái đài các tân tiến nhất ở mảnh đất này. Trời cũng không phụ lòng chàng sĩ quan Quân Y hào hoa, học giỏi, tài cao nên lúc Chuẩn úy Đức ba hoa, cô Thúy Vân ngồi nghe có vẻ chăm chú lắm. Vả lại Đức rất khôn ngoan khi nào cũng ngồi sát ngay quầy tính tiền, thỉnh thoảng đưa mắt liếc Thúy Vân để chắc chắn là những lời vàng ngọc được rút vào tai người đẹp. Người thứ hai được giới thiệu là ông sĩ quan ban I, Chuẩn úy Nguyễn Minh. Ông này người hơi thấp nên người ta thường gọi là Minh lùn. Ông hơi lạnh cẳng nên dạ vâng hơi kỹ. Ông Minh lo chuyện quân số cho tiểu đoàn. Với các quan trên, ông rất là dễ dãi, ai nhờ gì cũng vui vẻ làm. Nhưng với cấp dưới thì hơi khó, mà mấy người lính thượng thì ông nạt nộ, chửi bới thẳng thừng dù rằng đôi khi chuyện chẳng dính dáng gì đến phận sự của ông. Ban Hai tiểu đoàn được nắm giữ bởi ông chuẩn úy cũng không cao gì lắm, Chuẩn úy Nguyễn Lương. Ông này ít nói, lúc nào cũng bí hiểm như ban Tình Báo của ông. Ông cũng ngấm nghé cô Thúy Vân, nhưng coi bộ tình báo yếu kém nên có vẻ thua ông chuẩn úy Quân Ỵ Tuy nhiên ông không nản chí. Lâu lâu ông lại tung tin động trời: - Thằng Đức xạo tổ chạ Vợ con đùm đề rồi mà cứ làm như còn độc thân. Người ta hỏi thì ông chỉ ậm ừ, đúng theo phương thức tình báo. Chẳng biết cô Thúy Vân có tin ông hay không, nhưng đâm ra nghi ngờ Nguyễn Bá Đức thấy rõ. Dưới quyền Chuẩn úy Lương có Trung sĩ Long, tự Long khùng. Mấy đứa vô kỷ luật gặp Long thì ớn thấy rõ vì anh ta "dợt" hơi nặng tay, càng đánh càng hăng, càng... khùng. Vì thế mới thành tên gọi. Lương và Long rất hợp ý nhau, hai thầy trò lúc nào cũng đeo kiếng đen lang thang ở ngoài xóm, có khi còn ngủ lại luôn để điều tra và phối kiểm tin tức. Thành thử trong căn cứ có bao nhiêu cô, tình cảnh ra sao hai người đều rõ cả. Ai muốn điều tra lý lịch cô nào cứ việc dẫn hai người đi câu lạc bộ, sẽ được giải đáp thỏa mãn ngay. Trong vùng, Lương chẳng thích cô nào ngoài cô Thúy Vân, con ông chủ câu lạc bộ. Chàng trẻ tuổi, đẹp trai, tuy hơi thấp nhưng có sao đâu, đi giày saut là trông cao ráo liền. Nhất định là phải trông bảnh hơn thằng cha trợ y "bá đạo" kia. Bá Đạo là tên mà Chuẩn úy Lương dành tặng cho đối thủ của mình là Chuẩn úy Nguyễn Bá Đức. Ban Ba thì thiếu tá tiểu đoàn trưởng chẳng cần giới thiệu Nhật cũng đã rõ ràng. Đại úy Nghĩa thật tháo vát và lanh lẹ, kiến thức và kinh nghiệm quân sự của ông thật xứng đáng với chức vụ Ông đang nắm giữ. Tiểu đoàn phó kiêm trưởng ban 3. Nghe nói trước đây ông đã từng là đại đội trưởng lâu năm nhất của một tiểu đoàn tiếp ứng dưới miền xuôi. Tuy đã có gia đình và con cái nhưng tính tình Đại úy Nghĩa vui vẻ lắm. Gặp mấy cô gái ông giỡn tối đa nhưng mà chỉ đùa cho vui vậy thôi chứ chưa ai thấy ông "bắt cái nước" bao giờ. Dưới quyền Đại úy Nghĩa có hai ông sĩ quan phụ tá. Người thứ nhất là Trung úy Hoàng Lê, nguyên sĩ quan trại phó cho thiếu tá tiểu đoàn trưởng khi tiểu đoàn còn là một trại dân sự chiến đấu. Lê trước đây là hạ sĩ quan của Sư đoàn 22. Đi học khóa sĩ quan đặc biệt rồi về lực lượng đặc biệt làm trại phó. Khi cải tuyển sang Biệt Động, Lê đâm ra thất nghiệp. Làm đại đội trưởng thì Lê không muốn mà làm tiểu đoàn phó thì Lê không đủ tư cách.Thiếu tá muốn Lê làm trưởng ban 3 thì không đủ khả năng nên Lê cứ làng chàng qua lại giữa các ban. Hơn ba mươi tuổi và còn độc thân, Lê ở vào thời kỳ tình dục sung mãn nhất không kém gì Thiếu úy Biên. Suốt ngày Lê lang thang trong các ấp để tìm những bông hoa miền núi. Có điều Lê hơn hẳn Biên ở chỗ keo kiệt. Không bao giờ dám bỏ ra, dù một xu, để thỏa mãn cho những nhu cầu đòi hỏi. Người phụ ta ban Ba thứ hai là Chuẩn úy Nguyễn Đức Thanh. Thanh còn trẻ, nói tiếng Anh rất khá nên được thiếu tá tiểu đoàn trưởng lưu ý ngaỵ Thanh rất cởi mở và có trách nhiệm. Phần lớn việc điều hành của ban 3 nằm trong tay Thanh. Chàng giúp Đại úy Nghĩa rất nhiều việc và được mọi người kính nể. Ban 4 được giao cho một chuẩn úy lai tầu, Chuẩn úy Lâm Chấn. Chấn ở miền Nam, lúc nào cũng vui vẻ, chỉ cười. Ít khi chàng ta có mặt ở tiểu đoàn mà thường xuyên nằm dưới phố để lo đồ tiếp tế. Mọi việc trên căn cứ đều giao cho Trung sĩ Nguyễn văn Trọng lo toan. Trọng là một thanh niên khá đặc biệt. Đang học luật ban cử nhân năm thứ ba thì bị bắt quân dịch vì giấy tờ trục trặc sao đó. Mới đầu chàng ta bị ghép tội bất phục tùng. Sau khi điều qua chỉnh lại, Trọng được học hạ sĩ quan về tiếp liệu. Tuy có chút kiến thức nhưng Trọng cũng biết phận mình. Trọng thích chơi với Chuẩn úy Vinh và Chí. Họ đối xử với nhau rất thân tình, vượt hẳn ra ngoài cấp bậc trong quân đội. Đến ban 5, tức là ban Chiến Tranh Chính Trị, đứng đầu bởi một ông chuẩn úy khá đạo mạo, không trẻ mà cũng không quá già, Chuẩn úy Tống Phước Lành. Thoạt trông thấy ông, Nhật liên tưởng ngay đến ông trưởng khối khóa sinh ở trong trường, người có biệt hiệu là Đức Lai Lạt Mạ Đầu tóc hớt cao, đeo kiếng trắng gọng đen trông rất ư là đạo mạo. Chuẩn úy Lành cũng rất khá tiếng Anh, có lẽ trước đây ông là hạ sĩ quan thông dịch. Ông biết Nhật tốt nghiệp trường đại học Chiến Tranh Chính Trị nên ngày đầu tiên chàng về tiểu đoàn, ông đã đến thăm hỏi vì tưởng chàng sẽ là xếp trực tiếp của ông. Ông sống rất chừng mực và có tư cách. Nhìn ông ai cũng nghĩ đến bậc chân tụ Bởi nghĩ như vậy cho nên có lần Nhật ngạc nhiên khi nghe ông nói về chuyện chơi bời dưới xóm, kiếm mấy nàng "kiều" thành thạo như ăn cơm bữa. Sau này chàng mới nghĩ ra là ông còn độc thân nên có chuyện ấy cũng là bình thường. Chuẩn úy Lành rất biết điệu, ông có cái ngay thẳng của người miền Nam nên rất dễ thương. Giới thiệu tới ban Truyền Tin, Nhật thấy một ông đen như cột nhà cháy đứng lên, Chuẩn úy Trần Đình Trí. Anh chàng to con và khá đẹp trai, nhất là nụ cười nhe hàm răng trắng rất có duyên. Trí ít nói, chỉ cười, suốt ngày trong hầm bận rộn với máy móc và những người phụ tá. Trí làm việc chăm chỉ và chỉ mong đến ngày phép để về với vợ. Nghe đâu vợ chàng mới cưới mà đã có mấy đứa con. Nhìn tướng tá to cao, đen thủi của Trí, việc chàng có nhiều con cũng chẳng có gì lạ lắm. Khác với các tiểu đoàn Biệt Động Quân tiếp ứng có bốn đại đội tác chiến, những tiểu đoàn Biệt động quân biên phòng chỉ có bạ Ba ông đại đội trưởng ngồi yên lặng, vẻ mặt lầm lì và quan trọng. Các ông đều đứng tuổi nên không hay đùa giỡn như đám sĩ quan trẻ để khỏi mất uỵ Ngoài Thiếu úy Đinh Ruồi, đại đội trưởng trực tiếp của Nhật đã biết, hai ông kia người kinh, mỗi ông một vẻ. Người thứ nhất là Thiếu úy Trần Bị Ông Bi khoảng gần bốn chục. Trước đây ông ở miền xuôi, đổi lên căn cứ ngày vừa thành lập tiểu đoàn. Ông làm việc không chăm mà cũng không lười biếng, cứ "tàng tàng" cho qua ngày tháng. Ông có máu mê cờ bạc nên mỗi lần hành quân về là ông chúi mũi vào những quân bài cùng mấy người đệ tử. Ông thức thâu đêm suốt sáng, bỏ mặc bà vợ ngáp ngắn ngáp dài. Không giống các sĩ quan khác, ông mang hẳn gia đình lên căn cứ. Hai người ở trong một căn hầm trang trí khá ngăn nắp và đẹp mắt. Nhưng mà bà Bi thất vọng ra mặt vì tuy ở bên cạnh chồng mà như vậy cũng như không. Ông Bi thức đêm đánh bài thì còn thì giờ đâu mà dành cho vợ. Thiếu úy Trần Bi người xương xương, ông thường khoe mình là có võ. Với cú chặt A tê mi của ông thừa sức giết chết địch thủ trong nháy mắt mặc dù chưa ai thấy ông biểu diễn bao giờ. Nhưng hình như ông không được can đảm cho lắm vì một hôm có người cho ông biết là Chuẩn úy Cẩn, sĩ quan Pháo Binh, thường giở trò say rượu, rờ mó bà Bi ngay trong căn hầm của ông mà ông chỉ im lặng, coi như không nghe thấy gì. Dưới quyền thiếu úy Trần Bi có ba sĩ quan. Đại đội phó là một ông chuẩn úy người thượng,thấp bé, có tên là Đinh Ò, từ Biệt Kích cải tuyển qua và hai ông chuẩn úy người kinh tên là Lê Trung Trực và Nguyễn Đăng Diệu. Hai ông này là người Quảng Ngãi nên rất thông thạo địa thế vùng này. Đại đội Hai được chỉ huy bởi Thiếu úy Trương Tấn. Sĩ quan cải tuyển từ Biệt Kích qua. Ông Tấn cũng đứng tuổi, trầm tĩnh, ít nói và khôn ngoan. Ông có uy tín với đám lính thượng cũng ngang ngửa như Thiếu úy Ruồi. Tấn theo đạo Tin Lành và rất mộ đạo, có lẽ vì vậy mà mặc dù có cơ hội, ông không lấy nhiều vợ như Thiếu úy Ruồi. Bà Tấn, tuy ở dưới tỉnh nhưng thường lên thăm ông. Mỗi lần như thế hàng hóa được chuyển lên cho ông bán. Người ta đồn ông bà giàu, có cô con gái xinh lắm nhưng Nhật chưa thấy mặt bao giờ. Khác hẳn với hai đại đội kia, đại đội ông Tấn, ngoài ông ra không có sĩ quan nào. Ba ông trung đội trưởng là ba ông thượng sĩ đều từ Biệt Kích cải tuyển qua như ông. Họ đều là người thượng nhưng rất khôn ngoan. Đi hành quân, đại đội ông Tấn ít khi đụng độ. Ông bảo toàn lực lượng tối đa, không khi nào để tổn thất, thiệt hại cho đại đội. Đại đội Ba là đại đội của Nhật với Thiếu úy Đinh Ruồi làm đại đội trưởng. Chuẩn úy Vũ Văn Vinh và Dương Kế Chí giữ hai trung đội, còn Nhật thì giữ tiền đồn. Ngoài ra tiểu đoàn còn một trung đội Pháo Binh đóng ngay ở trung tâm với hai khẩu pháo 105 lỵ Trung đội trưởng là Chuẩn úy Nguyễn Văn Cẩn. Cẩn thường hay uống rượu, mặt đỏ kè. Nhật không hiểu mỗi lần say rượu, Cẩm có tính toán chính xác tọa độ để bắn vào mục tiêu hay không, vì vậy, khi đi hành quân sau này, Nhật thường do dự mỗi lần phải xin pháo yểm. Giới thiệu mọi người xong, thiếu tá tiểu đoàn trưởng thông báo một quyết định quan trọng trong buổi họp. Đó là ông chính thức bổ nhiệm Nhật làm đại đội phó Đại đội Ba và mở rộng tiền đồn Nhật đang trấn giữ để có thể kéo hai khẩu pháo ra tận bờ sông Re yểm trợ hành quân mỗi khi cần thiết. Quân số tiền đồn không là một trung đội nữa mà là một đại đội trừ. Hai trung đội còn lại của đại đội phải tăng phái cho tiền đồn một tiểu đội. Thế là từ nay trở đi, Nhật sẽ có thêm hai tiểu đội nữa để tăng cường phòng thủ và đặt thêm các toán kích đêm. Nhật cũng đứng lên xin được thêm máy truyền tin và một số đồ tiếp liệu cùng đạn dược. Dĩ nhiên là yêu cầu của chàng sẽ được thỏa mãn. Sau khi duyệt qua hết tất cả khó khăn và thuận lợi của các đại đội và ban ngành, thiếu tá cho mọi người trở về doanh trại. Nhật còn ngồi nán lại. Chàng có nhiều điều cần được trình bày riêng với cấp chỉ huỵ Không biết có nên nói thật những điều đã xảy ra đêm hôm ấy và những điều chàng cần muốn biết. Trong phòng bây giờ chỉ còn có ba người, Nhật, Đại úy Nghĩa và thiếu tá tiểu đoàn trưởng. Hai người nhìn Nhật chờ đợi. Nhật suy nghĩ trong giây lát rồi hỏi: - Thưa thiếu tá, thưa đại úy. Vừa rồi thiếu tá có chỉ thị là tiền đồn phải đặt thêm toán kích đêm, vậy thì địa điểm phục kích sẽ do tiểu đoàn quyết định hay là do trung đội chấm rồi báo cáo lên. Hai nữa là trước mặt tiền đồn chúng tôi, phía bên kia bờ sông Re có đồi 157. Tôi có thể đặt toán kích đêm ở đó được không? Đại úy Nghĩa mỉm cười rồi nháy mắt bảo Nhật: - Sao lại gọi là đồi 157. Đồi đó bây giờ có tên rồi mà. Phải gọi là đồi Trinh Nữ. Bộ thiếu úy chưa biết sao? Cả thiếu tá cũng cười, ông chưa trả lời câu hỏi của Nhật mà lại hỏi lại chàng: - Thiếu úy Nhật nghe tiếng đồi Trinh Nữ chưa? Tên của Chuẩn úy Lành đặt đấy. Nghe cũng hay đấy chứ. Chuẩn úy Lành vốn là thi sĩ, ông ấy làm ban 5 là phải lắm - Ông vào lại vấn đề trả lời Nhật - Việc phục kích đêm thì tôi để thiếu úy quyết định đặt các toán kích tùy theo quân số hiện hữu và tùy theo tình hình an ninh. Nghĩa là thiếu úy có thể đặt hai điểm, ba điểm hay bốn điểm rồi báo cáo lên tiểu đoàn. Còn việc đặt toán kích trên đồi 157 thì nên suy tính lại bởi vì nó quá xa, lại ở bên kia bờ sông. Nên nhớ rằng khúc sông đó phình ra rất rộng. Nhỡ có chuyện gì con cái mình không rút lui kịp mà mình thì cũng không yểm trợ đầy đủ cho nó ngaỵ Nếu ông thấy có gì nguy hiểm thì ông có thể hành quân lục soát. Tiểu đoàn sẵn sàng yểm trợ. Nghĩa là từ nay tôi giao toàn quyền khu vực ấy cho thiếu úy. Nhật ngập ngừng, muốn hỏi một câu mà chàng thấy khó khăn: - Thưa thiếu tá, đại úy. Tại sao lại có tên đồi Trinh Nữ? Tại sao mấy người lính thượng lại sợ phải băng ngang qua ngọn đồi ấy. Tôi nghe người ta nói ngọn đồi đó có ma và rất linh thiêng. Ai qua đó cũng bị ma bắt mất hồn lẫn xác. Chẳng biết hư thực ra sao? _Cả hai ông đều phá lên cười làm Nhật thấy hơi mắc cở. Chàng mang tiếng là một sĩ quan hiện dịch mà lại tin chuyện ma mãnh thần bí ở thế gian này, ngay giữa một vùng đất chỉ có súng đạn mới mang lại quyền uy và lẽ phải. Đại úy Nghĩa trả lời chàng: - Mấy người thượng ở đây cái gì mà họ chẳng sợ. Ông ở đây dần dần rồi sẽ biết. Trước khi đi hành quân mà đứt tay hay chảy máu là họ tin rằng thế nào cũng bị thương hoặc chết thành thử phải lấy gậy nện họ mới chịu theo. Chẳng biết đứa nào tung tin là có ma ở trên đồi 157. Rồi có đứa còn bảo thấy cả ma hiện ra ban đêm. Ma là một cô gái tóc dài. Đứa nọ đồn đứa kia riết rồi chúng nó cứ run lên vì sợ. Đấy, đấy. Công việc của thiếu úy là phải đặt vào trong đầu họ sự tin tưởng và can đảm. Nhật muốn nói ngay rằng chính mắt chàng có lần đã thấy cô gái ma ngồi trên phiến đá. Rõ ràng là bóng người không thể lầm lẫn được nhưng chàng sợ bị chế diễu nên im lặng. Thiếu tá tiểu đoàn trưởng lại tiếp lời Đại úy Nghĩa: - Tiểu đoàn mình đóng ở đây tuy không phải là biên giới giữa hai nước nhưng là biên giới giữa ta và địch. Mà cái biên giới đó thật không rõ ràng. Hồi trước, ông tướng tư lệnh sư đoàn lên đây. Tôi có xin thêm đạn pháo và các loại khác ngoài cấp số để phòng thủ. Thiếu úy biết ông bảo sao không? Ông bảo "Việt Cộng nó đánh tiểu đoàn anh làm gì? Một tiểu đoàn anh ở đây nuôi nổi cả trung đoàn của nó, nó chưa đánh vội đâu". Tôi xét ra thì cũng đúng. Này nhé, cứ thử xét những hàng hóa vận chuyển lên đây. Trong tay các con buôn. Họ vào rừng đổi chác. Hàng hóa ấy đi đâu nếu không vào trong các kho của Việt Cộng. Nhật chưng hửng, chàng vội la lên: - Sao thiếu tá không cấm ngặt việc buôn bán ấy? - Cấm sao được, họ có giấy phép của tòa tỉnh hẳn hoi cho mang hàng hóa lên đây. Mỗi người một thứ, mỗi thứ đều có lý do,vả lại họ có nhờ mình vận chuyển đâu nên dễ gì áp lực được họ. Có một dạo tôi cũng làm dữ lắm. Kiểm soát thật gắt gao nhưng kết quả là mình bị khiển trách. Họ biểu tình xin được tiếp tế cho thân nhân, gia đình ở trên này. Rồi ông dân biểu nọ, ông nghị sĩ kia can thiệp. Mình đành chịu. - Thưa thiếu tá. Tại sao mình không giới hạn họ bằng cách không cấp phương tiện di chuyển cho họ. Nếu họ phải đi đường bộ thì nguy hiểm hơn và cũng chậm hơn. - Nếu mình muốn kiểm soát cũng không kiểm soát nổi. Thứ nhất là mình chỉ được quyền kiểm soát những chuyến bay cấp cho tiểu đoàn thôi. Nhưng mà bên không quân họ xin mình lơ cho họ kiếm chút cháo. Mình làm dữ họ sẽ kiếm đủ cách giới hạn các chuyến tiếp tế cho mình. Có lần trên công điện Tổng Tham Mưu cho mình bảy chuyến. Họ bay có ba rồi bảo máy bay trục trặc, trời xấu, nửa tháng sau mới bay tiếp. Đó là chưa kể thỉnh thoảng họ đổ dân đi buôn xuống mé rừng, cho chạy toán loạn vào các buôn xóm. Những máy bay trực thăng chở lậu như thế thường đáp thật xa, mình không cách gì trở tay kịp. Thành thử nhiều khi xin tản thương, trực thăng lên, mình khiêng người ra, hóa ra không phải. Họ đáp vội đâu đó rồi bay đi mất. Thà rằng họ chở hàng lậu nhưng mà đem người của mình về thì cũng tốt Đại úy Nghĩa cười cười phụ theo: - Nó đã chở hàng lậu, đời nào dám chường mặt ra. Lỡ mình ghi được số máy baythì bỏ đời nó. Nên tốt hơn hết là cứ bay thẳng cho chắc ăn. Thiếu tá tiểu đoàn trưởng nhìn thẳng vào mắt Nhật. Ông tiếp: - Đây là một trại lính Biệt Kích cũ, cải tuyển qua Biệt Động Quân. Đa số những người lính Biệt Kích trước đây họ chiến đấu vì được trả lương. Nay trở về quân lực mình sẽ có những thiếu thốn, họ dễ bị mua chuộc lắm. Cán bộ mình có ít quá. Bộ chỉ huy cấp cho một lô sĩ quan nhưng mấy ông ấy đa số còn quá trẻ và mới ra trường. Nhiệt tình thì có mà kinh nghiệm thì không. Tôi muốn tìm một vài ông khá để giao phó đại đội nhưng cũng phải chờ. Các ông ấy đều là chuẩn úy. Chỉ có mình ông. Thiếu tá không nói tiếp nhưng Nhật hiểu là ông không tin gì những ông đại đội trưởng của tiểu đoàn ngoại trừ Thiếu úy Đinh Ruồi và nay mai sẽ là Nhật. Chàng thành thực đáp: - Cảm ơn thiếu tá và đại úy. Tôi sẽ cố gắng chu toàn nhiệm vụ mà thiếu tá giao cho. - Tốt lắm, tốt lắm. Sau đây khi về lại tiền đồn, thiếu úy nghiên cứu ngay việc mở mang thêm hầm hố để có thể nhận thêm hai tiểu đội nữa. Tôi nói điều này chỉ có Đại úy Nghĩa, tôi và thiếu úy biết là tôi có ý định chuyển một phần kho gạo về tiền đồn đó. Thiếu úy nhận rõ chưa? - Dạ rõ. - Tôi rất tin tưởng nơi thiếu úy, nếu cần gì thiếu úy cứ trực tiếp cho Đại úy Nghĩa hay tôi biết. Nay mai Thiếu úy Ruồi sẽ đi học bổ túc khóa sĩ quan hoàn ảo, trách nhiệm của thiếu úy sẽ nặng hơn nhiều. Ông còn gì hỏi nữa không? Khi nào ông về tiền đồn thì bảo tài xế đưa về. Nhật trả lời "dạ, không" dù trong lòng chàng muốn đặt ra biết bao nhiêu câu hỏi. Chàng nhớ lại có lần Nhiều nói cho chàng nghe về việc các cô gái đi buôn. Họ thường mang mắm, muối, kim chỉ linh tinh đủ thứ lên đây, rồi đem vào rừng đổi cho người thượng lấy cau và măng khô, mật ong hoặc nhiều sản vật rừng xanh qúy giá. Không ai kiểm soát nổi họ đi những đâu và mang theo những gì. Cũng không ai để ý là họ đi trong bao nhiêu lâu mới trở về. Ra khỏi phòng họp, Nhật vẫn cầm một lon bia hộp mà thiếu tá vừa đưa chọ Trên chốn rừng xanh núi đỏ này, lon bia thật là quý giá, nó chứng tỏ sự ưu ái của cấp chỉ huy đã dành cho chàng. Nhật chưa vội mở. Chàng muốn để dành mời mấy gười bạn trẻ mỗi người một ngụm cho đỡ cơn thèm. Vinh, Chí, Trọng chờ chàng ở ngoài sân. Cả bon xúm lại reo hò chào mừng lon bia mà Nhật đang cầm trên taỵ Vinh bảo: - Nhất thiếu úy rồi đấy. Cả tiểu đoàn này ngoài Đại úy Nghĩa ra không ai được uống bia của thiếu tá đâu. Bia này của mấy ông cố vấn Mỹ biếu riêng thiếu tá đấy. Số một. Nhật mở ngay, chàng hớp một ngụm rồi đưa cho mọi người. Ai cũng tu một hơi rồi xuýt xoa ngon quá, ngon quá. Mấy ông quan trẻ liền rủ nhau xuống câu lạc bộ. Vinh, Chí, Trọng đều xúm lại lôi kéo Nhật vì chàng chỉ muốn về ngay. - Về ngay tiền đồn làm gì, còn sớm chán. Hay là thiếu úy ở lại đây đêm nay với bọn này, mai hãy về. Không có gì đâu. - Giỡn hoài, thiếu tá biết được ông la chết. Thôi cứ vào câu lạc bộ cái đã rồi tính chuyện đó sau. Khi bốn người bước vào câu lạc bộ đã đông người. Đó là một gian nhà khá rộng nằm sâu một nửa xuống lòng đất. Các bàn ghế đều đóng bằng những thùng đạn pháo binh tuy rất thô sơ nhưng mà sơn phết vào trông cũng hay mắt. Mọi người đang ăn uống. Thực đơn ở đây rất nghèo nàn. Món ăn duy nhất được dọn ra là mì gói. Các bàn nhậu sang trọng lắm mới có thịt, ngoài ra chỉ có cá khô nướng vì thịt tươi ở đây rất hiếm, hầu như không có. Thỉnh thoảng có nhà nào giết một con heo là cả căn cứ đi tìm mua thịt. Không có chợ, mọi mua bán gần như chỉ là đổi chác. Cô Thúy Vân, tuy ngồi trên quầy tính tiền nhưng chẳng bao giờ thâu tiền. Công việc của cô là ghi tất cả những hàng bán ra vào một cuốn sổ, tên người mua và giá bao nhiêu để rồi cuối tháng cô cộng lại theo chân ông sĩ quan phát hướng viên lấy đủ. Tất cả mọi người muốn mua gì đều phải mang đến quầy tính tiền để cô Vân ghi ngay vào trong sổ. Có lẽ trừ ra các ông quan thì cô Vân cho người mang ra và ghi lại sau. Mấy ông lớn trong tiểu đoàn ít khi vào câu lạc bộ. Nhưng mỗi lần vào thì đích thân ông chủ ra xum xoe lấy thực đơn. Nhật bước xuống bực thang bằng xi măng đã thấy ngay Chuẩn úy Đức đang ngồi nói chuyện với mấy ông quan khác ngay sát cạnh cô gái trên quầy mà chàng đoán chắc là cô Vân. Từ ngày về tiểu đoàn đến nay đây là lần đầu tiên chàng bước vào câu lạc bộ và diện kiến người đẹp chỉ được nghe mô tả. Bọn chàng chọn ngay một cái bàn đối diện. Nhật ngả lưng vào tường nhìn về phía cô gái. Thấy chàng, mắt cô chợt sáng lên rồi bước vào phía trong. Một lúc sau ông chủ bước ra, tới bàn của Nhật. - Thiếu úy và mấy ông chuẩn úy dùng chi ạ? Trọng nhanh nhẩu vui đùa cải chính. - Chỉ có hai ông này là chuẩn úy thôi. Tôi đâu phải, bác cho lên chức nhanh thế, tôi rửa chân không kịp đâu. Trọng gọi cho mỗi người một ly cà phê sữa. Nhưng Nhật không thích mấy. Chàng muốn được uống một vài ly rượu để có thì giờ chiêm ngưỡng giai nhân liền bảo ông chủ: - Bác có cái gì để nhậu lai rai không? Cho tôi vài xị ra đây. - Dạ, dạ có ngay, phải đó, để mừng thiếu úy thắng trận trở về. Tự nhiên Nhật buồn hẳn xuống. Chỉ là câu nói lấy lòng vô tình làm chàng nhớ lại tối hôm kia. Nỗi niềm này không thể nói cùng ai được. Nhật cũng không ngờ rằng chàng đã giữ được bình thản khi họng súng chỉa thẳng vào mình. Không ngờ rằng người con gái đó đã tha chết cho chàng. Trước đây Nhật đã được dạy rằng người cộng sản không có nhân tính. Có lẽ chàng may mắn gặp được người cộng sản ít oi còn giữ được tính người. Một đĩa thịt vịt trộn gỏi và mấy xị rượu thuốc được mang ra, kèm theo bốn cái ly nhỏ. Vinh reo lên: - Ố là là. Hôm nay có Thiếu úy Nhật mình được ông chủ ra chào đón. Còn được uống cả rượu thuốc với thịt vịt. Mọi bữa mình có hỏi là lúc nào cũng hết rồi. Nhật rót rượu đầy bốn ly nhỏ, chậm rãi bảo: - Tụi mình, trước lạ sau quen. Tôi mới về đơn vị, gặp được mấy bạn vui vẻ thế này chắc là hên lắm. Hôm nay mình cùng nhậu một bữa cho vui. Tôi chắc lớn tuổi hơn mấy bạn nên uống trước. Từ rày mình là anh em, đừng kêu nhau bằng cấp bực cho xa cách. Cả ba người đều hưởng ứng một cách vui vẻ, thật tình. Trọng hơi run run xúc động: - Thiếu úy Nhật, à quên anh Nhật cho phép thế thì mình là anh em. Tôi thề lúc nào cũng giữ tình anh em chúng ta bền chặt. Vinh và Chí không nói gì, hai anh chàng gật đầu đồng ý với câu Trọng nói. Chí rót thêm cho mỗi người một ly rượu nữa rồi cùng nhau nâng ly như đã cùng một lời thề. Một loáng hai xị rượu đã cạn nhẵn. Vinh đi vào gọi thêm hai xị nữa. Ông chủ lại bước ra, gãi đầu gãi tai là rượu thuốc đã hết, chỉ còn rượu trắng thôi. Nhật hiểu rằng phần chào đón dành cho chàng chỉ có thế. Chàng cũng muốn uống thêm tí chút nên dễ dãi: - Được rồi, bác cứ mang ra đây đi. Cả bọn ngạc nhiên thấy lần này người mang rượu ra lại chính là cô Thúy Vân, không phải hai xị mà là cả chai một lít. Cô mặc đồ bộ màu hồng làm tươi thêm làn da đã trắng. Áo quần nhìn tuy rộng nhưng có chỗ lại sát vào người nên trông cô càng thêm khêu gợi. Tóc cô dài xõa xuống ngang lưng. Cô bước nhẹ nhàng thanh thoát giữa một bầy lính quần áo rằn ri thô kệch càng thêm nổi bật những đường cong quyến rũ. Tới bàn cô nhìn thẳng vào Nhật làm chàng hơi sững sờ. Chàng như đã quen thuộc với cái nhìn. Ánh mắt kia, dáng dấp này hình như chàng đã gặp ở đâu. Bên kia, trên bàn của Chuẩn úy Đức mọi người cũng ngạc nhiên nhìn chăm chú. Từ trước tới nay chưa có khi nào cô Thúy Vân mang rượu ra cho ai. Kể cả đôi lần Đại úy Nghĩa đùa giỡn yêu cầu. Với tất cả các sĩ quan và binh lính trong tiểu đoàn, cô lúc nào cũng giữ một khoảng cách nhất định. Không quá nghiêm trang cũng không quá vồn vã. Nụ cười lúc nào cũng nở trên môi nhưng hoàn toàn chỉ là công việc. Ngay cả với Chuẩn úy Đức Quân Y hay Chuẩn úy Lương Tình Báo, dù họ trồng cây si ngay trước quầy hàng, cô chỉ tỏ cho họ những thân mật thông thường. Đặt chai rượu giữa bàn xong, Thúy Vân không nói, quay vào chỗ tính tiền. Trọng nhìn đôi mắt đờ đẫn của Nhật pha trò: - Anh thấy cô Vân thế nào? Một trong những hoa khôi của Gia Vực đó. Ô kìa, bị hớp hồn rồi hay sao mà thừ người ra thế? Vinh và Chí cũng nhận ra điều ấy nên họ nháy nhau mỉm cười. Chí vớ lấy chai rượu mới đem ra, rót đầy trên mỗi ly rồi đưa trước mặt mọi người: - Uống đi, uống mừng phe ta chiến thắng. Lại thêm một cây si nữa sẽ mọc ở câu lạc bộ này. Mà coi bộ cây si này ngon lành à nghe. Mới trồng mà đã có kết quả rồi. Đích thân người đẹp mang rượu ra hầu chàng. Thế là nhất anh rồi đấy. Đi hành quân lấy được súng này. Anh hùng trại về có giai nhân chào đón. Mặc cho mấy người trêu chọc, Nhật vẫn không nói, không cười. Chàng đang mải suy nghĩ về dáng dấp quen thuộc ấy. Chàng nhìn lại cô Thúy Vân đang bước đi vộ Thôi đúng rồi, mái tóc dài quá vai kia, dáng dấp này sao mà giống y như người con gái đã tha chết cho chàng. Tuy đã nghĩ thế nhưng rồi Nhật trấn tỉnh lại ngay và buồn cười cho sự tưởng tượng của mình. Cô Vân mắc công chuyện bù đầu ở câu lạc bộ, ngày cũng như đêm thì giờ đâu vả lại hai nơi cách xa nhau hàng vài chục cây số đường chim bay lại ở núi rừng hiểm trở, họa chăng cô có phép biến hóa như truyện thần tiên. Chắc tại vì ngày xưa chàng mê đọc truyện hoang đường nên suy nghĩ lệch lạc. Nhưng mà tại sao cô Thúy Vân lại cố ý mang rượu ra cho chàng trông rõ mặt. Hay là tại mình có số đào hoa. Nhật với tay rót thêm ly rượu đưa lên môi. Rượu gì mà ngon quá, lại có cả mùi thơm. Chàng suy nghĩ mãi chẳng đoán ra được mùi thơm gì, hoa sen, hoa chanh, hoa hồng, hoa lài, hoa bưởi hay là hoa trinh nữ. Chàng lại rót thêm nhiều ly nữa. Ba người ngồi cùng bàn đưa mắt nhìn nhau thầm phục tửu lượng của chàng. Vinh thực tế hơn, ngăn lại: - Anh Nhật, anh Nhật. Từ từ. Anh uống thế say chết. Mình để cho lính nó dìu hay khiêng về xệ lắm. Nhật trấn an mọi người: - Tôi biết lượng sức mình chớ. Vả lại chút nữa thiếu tá cho người lái xe đưa về mà. Vinh đừng lọ Tôi không bao giờ để mình xệ đâu. Họ lại cùng nhau rót rượu rồi nói chuyện Sàigòn. Cả bốn người đều ở Sàigòn nên nói không hết chuyện. Họ Ôn lại những con đường, những hàng cây, những cô gái họ thầm yêu trộm nhớ thầm. Vinh lại hỏi: - Sao anh Nhật, có bà xã chưa? - Có sao được, hồi học trong trường thì bắt buộc phải độc thân. Mới ra trường được nghỉ có mười lăm ngày thì lên trên này. Thì giờ đâu mà cưới vợ. - Nhưng chắc có nhiều cô lắm nhỉ? Nhật chợt nhớ đến Thương, đến Loan, đến cả cô Quyên đang học trường Lê Văn Duyệt cứ hăm sẽ lên thăm chàng hồi còn ở Đà Lạt và rồi cô nàng lên thật. Cô nào cũng tưởng mình là người duy nhất trong trái tim rất nhiều ngăn của chàng. Chẳng biết trả lời Vinh sao cho ổn nên chàng chỉ ậm ừ. Nhật hỏi ngược lại Vinh, Chí, Trọng: - Thế còn mấy cậu thì sao? Mấy người đẹp trai thế này thì xô đi chẳng hết đào. Cả bọn thi nhau kể về các cô gái của mình, anh nào cũng hậm hực là mình trong sạch quá đã bỏ qua mất nhiều cơ hội... Nhật bỗng nhớ ra rằng trong mấy cô mà chàng thầm yêu, chưa có cô nào mà chàng dám làm chuyện ấy. Thân mật nhất là Loan hồi còn ở Đà Lạt thì chỉ đến cỡ nằm bên cạnh nhau mà thôi. Với Thương thì chỉ dám cầm tay và đôi lúc vội vàng hôn lướt nhẹ trên môi đã là quá lắm. Còn Quyên có lần từ Sàigòn lên thăm chàng thật. Đêm đó chàng lại trốn phố chứ biết làm sao hơn. Tưởng gì, hóa ra Quyên theo mấy người bạn của mẹ đi chùa. Thành thử nửa đêm hai đứa phải dắt nhau về chùa vì không thể đi ra ngoài chơi lâu. Nhật cũng dắt Quyên vào một chỗ. Nhưng dù kín đáo đến đâu chàng cũng không thể làm chuyện tầm bậy ở nơi thờ tự linh thiêng. Đang trò chuyện say mê thì người tài xế bước vào. Đó là một anh lính thượng còn rất trẻ, nói lưu loát tiếng kinh. Anh ta đứng nghiêm chào Nhật rồi nói: - Dạ, đại úy bảo tôi tới đây đưa thiếu úy về tiền đồn. Nhật liếc nhìn ra sân, chiều đã xuống rồi. Nắng đã nhạt màu, rừng núi đã xanh thẫm hơn. Vinh, Chí, Trọng mặt cũng đã đỏ gay nhưng vẫn còn luyến tiếc. Nhật tần ngần đứng lên. - Mai nếu rảnh, ra ngoài tiền đồn, lội xuống sông Re tắm chơi rồi đi câu cá. Biết đâu chẳng có mồi thì tha hồ nhậu tiếp. Vinh khoái chí gật đầu: - Phải đấy, tôi cho mấy thằng thượng nó đi mua một bình cà ró. Bốn anh em mình làm hết một bình cà ró là gục luôn rồi. Anh Nhật đã thử rượu cà ró chưa? Nếu chưa mai tôi dẫn đi uống. Lên đây mà chưa uống cà ró thì chưa phải là biên phòng à nghe. Nhật cũng thích chí. Chàng chưa biết rượu cà ró là gì, uống ra sao nên hỏi: - Cà ró là rượu gì? Có như rượu đang uống đây không? - Không, không, bí mật, bí mật. Mai anh sẽ biết. Còn bây giờ thì làm lẹ cho hết đi để anh Nhật còn về. Nhật không ngồi xuống. Chàng đi thẳng về phía cô Thúy Vân đang ngồi, vừa đi vừa rút bóp ra tính lấy tiền để trả. Chàng cứ tưởng đây là miền xuôi, ăn nhậu xong là phải trả tiền. Không. Nơi này người ta chẳng làm thế bao giờ. Cô Vân sẽ giở cuốn sổ ra, dành cho chàng một trang giấy, ghi vào tên chàng một con số và ngày tháng. Đến cuối tháng sẽ trừ gọn trong số lương của mà chàng được lãnh. Bởi thế cho nên khi Nhật đưa hai tờ giấy năm trăm ra, cô Thúy Vân mĩm cười và lắc đầu. Cô không có tiền thối lại. Nhật chưa hiểu tại sao cô lại lắc đầu và không lấy tiền. Chàng cũng không hiểu tại sao mắt cô ướt quá và tình tứ quá. Nụ cười tươi như hoa nở, cô quay đi, mái tóc dài tung theo hướng gió nằm xỏa ngang lưng. Chàng lại giật mình, sao mà cái dáng quay lưng giống y hệt như người con gái đêm hôm trước. Lúc mà nàng bấm băng đạn rơi ra, đặt khẩu súng xuống, rồi cũng quay lưng. Tóc cũng xỏa dài ngang lưng theo chiều gió. Bổng có người hỏi phía sau, Nhựt quay lại nhận ra chuẩn úy Nguyễn Lương. Lương không hỏi chàng mà hỏi cô Vân - Mấy bữûa trước đi rừng có kiếm được nhiều mật ong không cô Vân? Cô Thúy Vân không trả lời, thản nhiên bước vào phòng sau bếp. Nhật mĩm cười đưa tay chào chuẩn úy Lương để làm quen, rồi thân mật hỏi: - Cô Vân cũng đi rừng nữa kia à. Tôi tưởng cô ấy bận rộn với công việc ở đây thì còn thì giờ đâu nữa mà đi. Lương đưa tay chào lại. Anh chàng cũng mỉm cười xã giao rồi giải thích: - Thiếu úy mới lên nên chưa biết nhiều. Ở đây mỗi khi có hàng lên, tức là chuyến bay đáp xuống là các cô náo nức đi rừng, cô nào cũng bận rộn với những món lâm sản thâu hoạch, đổi chác được. Có cô đi cả vài ngày, vào những buôn, sóc xa xôi tận Ô Chai hay Tà Noát. Nhật kinh ngạc hỏi dồn: - Tà Noát? Ô Chai? Chổ tiểu đoàn mình thường đổ quân lục soát. - Thì đó chớ đâu, nhưng mà các cô thường ờ ngoài xa này. Không vào sâu trong trong vùng Việt Cộng kiểm soát.Như cô Thúy Vân đi mấy hôm trước, mới về đây tối hôm quạ Chắc kỳ này cô ấy kiếm được nhiều mật ong lắm. Các cô ấy đi thì không sao, chứ mình mà mò vào là ăn đạn, khiêng về như chơi. Cô Vân thường chỉ ở đây một vài bữa rồi lại theo chuyến bay về lo hàng hóa được tỉnh chuyển vận lên. Người đẹp của Gia Vực đó. Chăm chỉ và dễ thương hết sức phải không thiếu úy. Nhật trả lời Lương rất thật tình: - Thì đúng như ông nói, kiếm được cô gái chăm chỉ như vậy đâu phải dễ, ông cố lên. Tôi nghe nói ông chạy đua nước rút với chuẩn úy Đức phải không? Ông đi đâu mà giờ này mới tới? Chuẩn úy Đức có mặt ở đây từ trưa tới giờ rồi. Mắt Lương bỗng long lên tức giận. Anh chàng trả lời như là Nhật đã cùng một phe: - Ôi, cái thằng lang băm bá đạo đó. Tôi đang theo dõi nó. Tôi mà tìm được nó bán thuốc cho Việt cộng là nó chết với tôi.