Chương 10

Mấy hôm liên tiếp, mưa hè đổ nước tràn trề. Rừng xanh được tắm gội thỏa thê cho cây đâm chồi nẩy lá. Hoa bằng lăng nở rộ màu tím hồng trên những ngọn xanh, thấp thoáng dưới chân đồi. Lớp bụi đỏ mờ hàng ngày đã được gội sạch đi. Núi rừng như thay áo mới.
Chiều nay trời nắng mát. Nắng trong dìu dịu của bầu trời còn đọng hơi nước, chiếu lấp lánh trên những giọt mưa ngủ quên trên kẻ lá. Gió đưa nhẹ, lay động hàng bắp xanh non như mời gọi tâm hồn người lữ thứ hòa nhập với thiên nhiên. Ngồi trên nhà sàn thoáng mát, bên cạnh vò rượu cần thơm, Nhật thấy yêu mến vô cùng khung cảnh êm đềm, thơ mộng ở ngoài kia. Đối diện với chàng, thiếu úy Đinh Ruồi mặt cũng đỏ gaỵ Ong ngồi trầm tư hàng giờ không nói. Có lẽ ông thả hồn về dĩ vãng. Về một đêm mưa gió, gào thét hãi hùng với hàng trăm xác người ngã xuống làm nghẹt cứng dòng sông. Màu nước trong xanh đã đổi sang màu đỏ lờ nhờ vì máu.
Hôm nay, Nhật tới thăm thiếu úy Ruồi lần cuối trước khi ông lên đường theo học khóa sĩ quan hoàn hảo. Biết rằng ông có mười hai bà vợ. Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng đã ưu ái cho ông nghĩ phép trước hai tuần với hy vọng là sau khi chia tấm thân gầy cho mỗi bà một đêm, thiếu úy Ruồi còn mấy ngày nghĩ ngơi lấy lại sức lên đường. Chính Nhật đôi lúc muốn hỏi ông nhiều chuyện mà cứ nấn ná mãi vì sợ làm phiền. Chờ đến ngày cuối cùng mới tới thăm ông. Nhật ngạc nhiên và vui mừng thấy ông còn khỏe mạnh chứ không nằm luôn như vua Lê Long Đĩnh.
Thấy Nhật tới, thiếu úy Ruồi mừng lắm. Oâng cũng đang cần gặp chàng để hỏi thăm về khóa học đã làm ông lo lắng gần như mất ăn, mất ngủ. Tiếng kinh ông nói không rành rẽ huống hồ đi học khóa sĩ quan phải viết lách lôi thôi làm cho ông ớn lạnh. Thà cứ cho ông đối diện với cả tiểu đoàn Việt cộng còn hơn bắt ông phải đi học thế này. Nhưng biết làm sao hơn.Đã là người ở trong quân đội thì chỉ có thi hành lệnh chứ nào ai dám cãi. Nhật nhắc đi nhắc lại nhiều lần là khóa học hoàn hảo thì ai cũng đậu, ai cũng “bảng vàng đề tên” để ông đừng lo lắng quá. Thế mà ông vẫn chẳng an tâm.
Nhưng dù có lo thế nào đi nữa cũng phải uống rượu tiêu sầu. Vì vậy mà chóe rượu được mang ra, thịt nai được nướng lên để ông đãi khách. Bốn thầy trò Nhật được mời cởi giày, phủi chân ngồi xuống sàn nhà. Lạ thay, rượu như cho ông thêm sức mạnh, đẩy lui nỗi lo sợ vẫn vợ Rượu như xếp lại thời gian đưa Đinh Ruồi vào dĩ vãng khi Nhật hỏi ông đôi điều về ngày ấy.
Oâng nhìn Nhật gật gù, lẩm bẩm mấy tiếng Hre làm thầy trò Nhật chẳng hiểu gì, cứ mở mắt to ra như muốn hỏi. Yù chừng Đinh Ruồi cũng biết thế, ông lại mỉm cười bảo Nhật
- Thiếu úy Nhật có muốn Đinh Tơ Rang không? Ta cho cưới Đinh Tơ Rang đó, chịu không? Ta thấy thiếu úy vừa với Tơ Rang lắm đó.
Nhật không trả lời câu hỏi của ông trong lúc ba người đệ tử thích chí cười vang. Chàng trầm ngâm đốt lên một điếu thuốc rê vừa mới quấn xong rồì hỏi lại:
- Tôi có được nghe nói Tơ Rang là con của một người bạn của thiếu úy trước khi chết nhờ coi sóc dùm, vì thế ông nhận Tơ Rang làm con nuôi phải không?
- Đúng, đúng, Tơ Rang là con nuôi của Đinh Nghen, phái viên hành chánh xã ở đây. Mà nó chết bốn năm rồi. Nó gửi ta coi sóc dùm Tơ Rang nên ta cũng coi Tơ rang như con ta vậy.
- Thế vợ Ông ấy đâu, sao Tơ Rang không ở với mẹ?
- Vợ Đinh nghen hả, cũng chết luôn, từ cái ngày đỗ máu trên đồi Con Yêng đó. Lâu lắm rồi...
Oâng cúi xuống lẩm bẩm. Lâu lắm rồi, có đến bảy tám năm quạ Cây rừng đã thay bao nhiêu lần lá. Nước rừng như đã rửa sạch dấu vết man rợ ngày xưa, nhưng đối với ông, chuyện xảy ra còn rất rõ, như mới hôm qua ngay trên đồi trinh nữ.
Nhật reo lên vui mừng. Rồi chàng nhìn thiếu úy ruồi nói như cầu khẩn:
Thiếu úy cũng biết chuyện xảy ra ngày trước ở đồi Trinh Nữ à. Chuyện thế nào, ông kể cho tôi nghe được không. Tôi có rất nhiều điều muốn hỏi về chuyện ấy. Nhất là một gia đình, hay đúng hơn về một người con gái. Thiếu úy, làm ơn kể cho tôi nghe đi.
Thiếu úy Ruồi gật đầu rồi cúi xuống. Suy nghĩ một hồi lâu ông lại ngẩng lên đưa mắt nhìn bọn Kiệt, Nhiều, Nhụ Đinh Ruồi quay về phía Nhật như muốn hỏi ý kiến chàng có nên cho bọn chúng nghe không. Trong ba đứa thì Nhiều là đứa tinh ý nhất. Nó vội đứng lên và nhắc hai đứa kia.
- Mình xuống sân chơi tụi bây, để hai ông Thiếu úy nói chuyện.
Nhật từ lâu xem ba đứa như những đứa em. Vả lại chàng thấy không có gì cần phải dấu nên nói với thiếu úy Ruồi, mà như nói với ba đệ tử:
- Chúng ta đều cùng chung một đại đội, như anh em chung nhà. Thiếu úy cứ kể cho anh em chúng tôi nghe.
Thiếu úy Ruồi gật đầu. Oâng gọi người nhà mang thêm rượu, lấy thêm thịt nai khộ Kiệt và Du đứng lên ngay để phụ khiêng ra một bình cà ró lớn. Hai đứa dùng luôn chày giã gạo đập thịt nai cho mềm ra rồi thổi bếp than nướng lên. Mùi thơm của thịt, mùi cay nồng của rượu làm hai anh đứa như khoẻ hẳn lên, lại được nghe một câu chuyện mà từ lâu đã đi vào huyền thoại làm chúng thêm phấn khởi hơn bao giờ hết.
Thiếu úy Ruồi lại cúi đầu xuống để cố nhớ rành rọt từng chi tiết của câu chuyện mười năm trước mà ông chứng kiến. Thình lình ông ngẩng đầu lên. Trong đôi mắt hiền lành kia, giờ đây đã hằn lên nỗi sợ hãi cùng giận dữ về một ngày xưa gió bão đầy trời. Ngoài sân nắng vừa chợt tắt. Mây đen lũ lượt kéo về.
Mười năm trước, Gia Vực là một thôn xóm đẹp như tranh và yên lành no đủ. Chiến tranh chưa hề hiện diện ở đây. Cây rừng đầy hoa trái, đất rừng phá rẫy một mùa đủ nuôi sống con người cả năm. Những thú rừng như heo, nai, chồn mễn không khi nào thiếu cho những người trai Hre can đảm và gà vịt đầy sân cho những người con gái chăm làm. Mùa xuân là mùa của hội hè, hò hẹn, mùa của những cô gái trinh nguyên sẵn sàng trao thân cho những chàng trai tìm vợ. Buôn làng tràn ngập tiếng hát hò, trống, phách, vui đùa, ca múa. Gần đây, muốn đi về Ba Tơ, dân trong buôn không phải luồn cây, vạch lối đi như trước. Từ ngày chính quyền quốc gia trở về, một con đường đá rộng đã được khởi công chạy dài từ miền xuôi, ngang qua Ba Tơ, Gia Vực lên mãi tận Kontum. Con đường như dải lụa vắt trên sườn núi và dân trong buôn làng hân hoan từng đoàn, vác gùi chuyên chở những sản phẩm của rừng xanh xuống Ba Tơ đổi lấy những đồ gia dụng. Cuộc sống yên ấm, tươi vui, ngày một rộn ràng hơn.
Đại diện cho chính quyền quốc gia, đối với dân trong buôn làng khi ấy khi ấy là một đồn lính Bảo Chính quân Bắc Việt được đổi từ miền xuôi Quảng Ngãi lên đây. Mục đích chính của họ là bảo vệ an ninh cho bản làng và những người lính công binh xây đắp con đường tiến thẳng đến Trường Sơn. Song song với những nhiệm vụ thiết yếu ấy, họ còn có thêm công tác khai hóa người dân, đem ánh sáng văn minh đến cho vùng rừng xanh, núi đỏ này. Trưởng đồn là một sĩ quan còn trẻ, mới ngoài ba mươi. Ông và những người lính của mình mới từ Bắc và Nam sau hiệp định 1954 chia đôi đất nước. Đầu tiên, họ theo tiểu đoàn đóng ở rừng Lăng gần ngay sân bay tỉnh lỵ, một thời gian khá dài. Cho đến một ngày kia,chính quyền quốc gia cải tuyển, đổi danh họ thành những người lính Bảo An rồi hoán chuyển, xé nhỏ cái tiểu đoàn ấy ra nhiều mảnh, phân tán đi khắp mọi nơi. Thiếu úy
Hiệu, trưởng đồn được lệnh dẫn cả đại đội, dắt díu vợ con bồng bế lên đây phá rừng đắp lũy dựng xây doanh trại.
Những ngày đầu tiên, tất nhiên là những ngày gian khổ. Song với tài chỉ huy khéo léo, cộng thêm với sự khôn ngoan, mềm mỏng của Thiếu úy Hiệu, cả đại đội được sự giúp đỡ tích cực của dân trong bản làng. Chẳng bao lâu đồn lũy, trại gia binh được mau chóng hoàn thành. Sự mua bán, đổi chác của dân làng với nhóm người mới tới trở nên nhộn nhịp, phồn thịnh, làm dậy nên sức sống và thay đổi hẳn bộ mặt của Gia Vực vốn bình lặng từ bao nhiêu năm trước đó.
Ngày ấy cha của Đinh Ruồi còn sống, dù ông cụ đã gần tám mươi tuổi. Mọi người trong buôn làng kính nể ông, làm theo những lời ông vì chính ông cụ là ông già làng, một chức vụ giống như tù trưởng của những bộ lạc lớn. Thiếu úy Hiệu đã khéo léo, ân cần giúp đỡ, giảng giải cho cụ Ông thấy được điều hay của nếp sống văn minh.Ông cũng nói rõ rằng mục đích của những người lính tới đây là để giữ gìn an ninh cho làng bản,đem ánh sáng văn minh đến với rừng xanh, mang những tiện nghi,vật chất đến cho từng mỗi con người. Điển hình là con đường nối từ miền xuôi lên, ngang quận lỵ Ba Tơ tới đây rồi chạy lên những dãy núi cao xa mãi ngoài kia. Con đường nối liền những miền xuôi ngược, chuyên chở no ấm và yêu thương đến những thôn làng.Bao nhiêâu tiện ích và những nhu cầu cần thiết, như cơm, gạo muối hàng ngày cho mỗi người dân đều đã đi qua con đường thân yêu đó.
Từ ngày con đường được xây đắp lên đã làm cho Gia Vực đổi mới rộn ràng. Những người con trai làng đã thấy được xa hơn là những dãy núi, tàng cây bao quanh đời họ. Đinh Ruồi cùng với bạn bè nô nức góp phần vào công việc lợi ích chung cho tất cả bản làng. Năm ấy, ông đã ngoài ba mươi và gần như gánh vác mọi công việc của cha già. Oâng cùng với Đinh Nghen chỉ huy đám trai làng phụ giúp với những người lính công binh lo toan mọi việc. Bù lại họ được trả lương xứng đáng. Bao nhiêu thứ hiếm hoi và quý báu cho núi rừng nhờ có con đường,được chuyên chở đến thường xuyên, dễ dàng hơn.
Đinh Ruồi biết rất rõ về người sĩ quan trưởng đồn năm ấy. Gia đình ông tất cả ở đây gồm có một bà vợ xinh đẹp hiền từ và một cô gái nhỏ nhắn dễ thương. Họ thường cùng nhau đi khắp bản làng, nhất là tới nhà ông thường xuyên để bàn việc và trò chuyện với cha ông. Họ thảo luận với nhau tất cả mọi công việc, từ việc xây dựng bản làng, đường, xá đến mùa màng. Thiếu úy Hiệu khuyến khích mọi người thường xuyên canh tác hoa màu theo kiểu người miền xuôi, chắc chắn và ổn định hơn lối du canh trước đây, vừa bấp bênh vừa thiệt hại đến thiên nhiên.
Mọi việc tưởng chừng như sẽ êm đềm xuôi chảy, cho đến một hôm ngày kia đi rừng Đinh Ruồi bị bao vây bởi một nhóm người lạ mặt. Họ chừng hơn hai chục người, đa số là người miền xuôi. Cũng có một vài ngưòi thượng Hre như ông mà mãi sau ông mới nhận ra. Đó là những thằng gian xảo đã có lần ăn trộm trâu và đào trộm củ. Bị trừng phạt và đánh đòn rất nhiều lần chúng bỏ buôn làng ra đi biền biệt. Lần này chúng theo đoàn người lạ mặt trở về. Họ dẫn Đinh Ruồi đến một nơi khác ngồi chung với một đám dân làng đã bị giải về đây tự lúc nào. Những con người lạ mặt ấy bắt đầu nói đến những danh từ nghe thật lạ tai. Nào là chiến tranh giải phóng, nào là vùng lên phá hủy con đường mà theo lời họ đó chính là xiềng xích của một bọn người tai sai cho đế quốc muốn nô lệ hoá người dân.
Đinh Ruồi và dân làng nào có hiểu gì về những danh từ ghê gớm ấy. Ông trố mắt ngạc nhiên khi thấy họ lôi trong bụi ra một ông già, tay đã bị trói quặt đằng sau. Một tên cầm súng dí vào người ông. Ra trước đám đông nó đạp một cái làm ông già té xấp. Đinh Ruồi há mồm, trợn mắt ngạc nhiên khi thấy ông già đó chính là cha của mình, ông toan chạy đến để đỡ cha lên thì họng súng đã chĩa thẳng về phía ông bắt ông đứng yên tại chỗ.
Mấy thằng Hre ăn trộm trâu khi trước bắt đầu kể tội ông già. Chúng nó đặt lên ông không biết bao nhiêu là tội mà cái tội nặng nhất là hợp tác với lính quốc gia và bắt trai tráng làm việc cho tụi tay sai. Khi thêm thắt, bịa đặt ra những tội lỗi tưởng tượng xong chúng liền ra lệnh cho ném đá và lấy cuốc nện kỹ lên đầu ông cụ. Nhìn cảnh tượng cha già giãy giụa, co quắp thân mình sau nhát cuốc. Đinh Ruồi thấy lòng mình tê điếng, hờn căm. Nhưng rồi ông bình thản lại, nỗi đau đớn đã làm tê liệt thần kinh để ông không còn biết đau hơn nữa. Ông giương mắt ngó lại từng thằng trong buổi đầu tố hôm ấy.
Hơn hai chục thằng giải phóng làm theo lệnh của một thằng thấp bé, lùn sủn như trẻ con. Hắn chạc bằng tuổi ông nhưng khôn lanh quỷ quyệt. Mãi tận sau này ông mới biết tên hắn là Từ Ti mà đồng đảng thường gọi bằng cái tên rất cung kính là “anh Ba”. Ông vẫn tưởng rằng sau buổi tập trung để giết người ấy bọn ông sẽ được thả về. Đinh Ruồi đã định bụng phải vạch ra kế hoạch thông báo cho đồn lính Bảo An được biết để tảo thanh trừ khử những quân cướp của giết người này. Nhưng mà không như ông phỏng đoán. Bọn Việt cộng tàn ác hơn nhiều. Khi bắt một số người mà chúng nó nghĩ rằng õ hợp tác với chính quyền quốc gia,chúng đã có kế hoạch dẫn giải họ đi về vùng giải phóng để bọn người này làm nô lệ trong những mật khu sản xuất lương thực nuôi quân. Đã là Việt cộng,thằng nào mà chẳng khôn lanh quỷ quyệt. Chúng nó sẽ làm những chuyện động trời mà trong đầu óc chất phác của ông không hề nghĩ tới.
Nhìn quanh đám người bị bắt tụ họp ngày ấy Đinh Ruồi thấy toàn là những gương mặt thân quen của những chàng trai khỏe mạnh trong buôn làng. Bạn ông là Đinh Nghen cũng bị dẫn tới ngồi ủ rũ trong một góc rừng. Cũng như gia đình ông, gia đình Đinh Nghen thuộc loại khá giả trong buôn. Và đối với cộng sản thì khá giả đã là một tội nặng rồi.
Chiều hôm ấy họ bị dẫn đi ngaỵ Cũng may mà chúng không trói tay ông và những người khác lại với nhau, chắc là chúng muốn đoàn người di chuyển mau hơn. Đinh Ruồi cố tình đi chậm lại đến gần Đinh Nghen. Ông đưa mắt nhìn bạn như thầm bảo sẽ trốn đi. Trốn trên đường di chuyển nếu có cơ hội. Đinh Nghen hiểu ý ngay và gật đầu ra dấu hiệu sẵn sàng. Trời sanh mỗi người đều có một cá tính đặc biệt. Với những người thượng, ngôn ngữ của họ càng nghèo nàn thì sự nhận biết bằng thủ hiệu của họ lại càng cao. Vì thế chỉ một cái liếc mắt, gật đầu, đưa tay, Đinh Nghen và Đinh Ruồi đã cùng ngầm hiểu phải làm gì.
Đinh Ruồi vừa đi vừa cầu nguyện. Ông mong thiếu úy Hiệu và những người lính trong đồn phát giác ra được chuyện này thì bọn ông sẽ được giải cứu ngaỵ Nhưng vừa ra khỏi đám rừng thưa thì ông ngạc nhiên và kinh sợ, vì trước mặt ông, dưới những gốc cây cổ thụ của rừng già một đoàn quân của giặc đông như kiến cỏ, có đến mấy trăm người.Không biết chúng từ đâu tới mà đông quá, vũ khí đạn dược thật là đầy đủ.
Thật sự hôm đó là ngày chúng gom góp toàn lực lượng trong tỉnh tụ họp về đây để mừng mặt trận giải phóng miền Nam của chúng vừa được thành lập mà ông nào có biết. Nhưng Đinh Ruồi biết rằng bọn họ không cần che dấu các ông là chúng tụ họp đông đảo ở đây thì chắc là ông khó được thả về. Vì thế ý nghĩ trốn chạy càng nung nấu trong ông. Ông ước lượng từ chỗ bị bắt đến đồi 157 không xa mà lo sợ cho số phận những người lính trong đồn. Nếu đúng như ông dự đoán thì chỉ nội trong đêm nay, chuyện đánh nhau sẽ phải xẩy ra.
Đêm xuống nhanh mà đoàn người di chuyển chậm. Họ men theo bờ sông Re đi ngược về miền Ô Chai, Tà Noát. Đối với ông cái dãy núi xanh thẩm, xa xăm kia cũng không hẳn là lạ lùng vì ông có lần du cư ở đó. Nhưng mà chuyến đi này ông thấy nó lạ lùng vì những sự đổi thay mà ông không hề biết.
Dẫn đầu đoàn người đi là mấy thằng Hre ăn trộm trâu dạo đó. Chúng nó vác mỗi thằng một khẩu súng CKC có lưỡi lê dài gần bằng chiều cao của chúng. Đinh Ruồi không hiểu sao chúng lại gắn lưỡi lê dài ngoằng ra như hăm dọa. Sau này ông mới biết ra là chưa chắc chúng đã có đủ đạn để bắn nên phải gắn lưỡi lê vào để khi hữu sự dùng được ngaỵ Oâng đã đoán đúng.
Đinh Ruồi không phải chờ đợi lâu để nghe tiếng súng. Mới đi được quãng ngắn là cơn giông bão đã nổi lên. Sấm chớp và mưa rừng kéo về. Đêm đen như được xẻ ngang, xẻ dọc bởi những ánh chớp và đạn bom. Mọi người đều nhốn nháo đi tìm chỗ nấp. Mặc cho mấy thằng Thượng cộng hét hò, đám đông mỗi lúc một xáo trộn hơn lên. Lợi dụng lúc hỗn độn ấy, ông kéo tay Đinh Nghen chạy thẳng vào rừng. Bắt chước ông đám trai làng sau một phút bàng hoàng cũng túa ra như chợ vỡ. Vậy mà mấy thằng Thượng cộng đi theo chỉ biết kêu lên chứ chẳng bắn phát nào để thị uy đám người chạy trốn.
Thoát được vào rừng, Đinh Ruồi tìm đường về lại bản làng. Sinh ra lớn lên trong rừng thẳm, ông thuộc từng bờ cây, bụi cỏ, từng mỏm đồi, hốc đá nhưng vì lẩn tránh kẻ thù mãi tận gần sáng ông mới về tới làng bản. Bấy giờ tiếng súng đã yên lặng sau một đêm dài thi nhau nổ. Oâng biết là đồn lính đang bị tấn công nhưng chưa biết thế nào. Đến khi thấy mấy thằng buổi chiều hôm trước đang hét hò tụ tập dân bản thì ông đã đoán được sự thể ra sao.
Trời sáng dần, Đinh Ruồi và Đinh Nghen cùng nấp trong một bụi cây cao lá gai kín mít. Từ phía trên họ nhìn rất rõ khung cảnh dưới chân đồi. Trại lính bây giờ vẫn còn bốc cháy nhưng cảnh tan nác điêu tàn đã phơi bày rõ ràng dưới ánh nắng mai. Dân làng được dồn vào một chỗ bên bờ sông Re để cho anh Ba Từ Ti lập tòa án nhân dân. Những người lính bị trói quặt hai tay ra sau lưng. Một toán hàng mấy chục người được dẫn ra trước bờ sông Re chờ xử tội. Trong đám ấy Đinh Ruồi thấy có cả thiếu úy Hiệu, trưởng đồn. Oâng vẫn còn mặc quân phục nhưng không còn mũ đội. Hai tay ông dù bị trói, địch quân vẫn cẩn thận quấn quanh người ông mấy sợi dây tọ Tên tỉnh ủy Từ Ti đang khoa tay múa chân, chỉ vào những tù binh nói với dân làng và đám vợ con của họ.
- Đây là những tên phản quốc, làm tay sai bọn Mỹ Diệm chống lại nhân dân. Tội của họ đáng lẽ ra là tội chết, nhưng cách mạng vốn khoan hồng độ lượng, cho họ một con đường lao động để đoái công chuộc tội. Những người này sẽ được đưa đến một nơi an toàn để họ có cơ hội cải tạo lại bản thân.
Huênh hoang về cách mạng, về Bác và Đảng mãi tận trưa, Từ Ti mới cho dân làng giải tán. Hắn cũng ra lệnh cho toán vợ con những người lính di chuyển về mật khu Tà Noát. Đinh Nghen và Đinh Ruồi vẫn nằm yên nín thở trong bụi rậm đợi cho đoàn người đi hết. Lúc này chỉ còn lại bộ đội và du kích cộng sản ngồi bao quanh đám tù binh bên bờ sông Rẹ Hai người tưởng họ sẽ dẫn những người tù đi luôn để ló mặt ra. Nhưng không, họ vẫn ngồi cả đấy.
Sau một đêm giao tranh, trên mặt sông Re đã đầy những xác người trôi về một chỗ, đó là cái eo thắt bên đồi. Đinh Ruồi nhìn xuống mặt sông nhẩm đếm trên dòng nước lạnh lùng kia có bao nhiêu thi thể lặng lờ trôi. Chiều qua nhanh, đêm xuống, mà đoàn người vẫn còn ngồi yên một chỗ. Hai ông nấp trong bụi nhìn nhau thắc mắc như muốn hỏi tại sao họ không di chuyển những người tù binh như Từ Ti nói lúc trưa naỵ Tuy là đêm tối nhưng nhờ ánh trăng tròn hai người vẫn có thể nhìn rõ từng người. Mệt mỏi vì đã hai đêm không ngủ, cả hai thiếp vào trong giấc ngủ vật vờ.
Đến khuya, những tiếng rú thất thanh, tiếng kêu gào thảm thiết làm Đinh Ruồi thảng thốt choàng dậy. Oâng không tin ở mắt mình khi thấy những thanh mã tấu vung lên chặt đám tù binh ra làm nhiều khúc, chặt một người đang sống, chân tay đã trói là một chuyện khó làm. Mà chặt hơn hai chục con người còn sống thì chỉ có những người đi theo cách mạng mới làm nổi. Cái vĩ đại và phi thường của con người cộng sản là ở chỗ này đây.
Hơn hai mươi người, bị chặt ra làm nhiều khúc thả xuống sông Re cộng thêm với những xác chết trong đêm giao tranh cùng trôi về một chỗ trũng sâu trong dòng sông cạn đã làm nghẽn nước dòng sông.
Thi hành xong thủ đoạn, Từ Ti và đồng bọn ra đi. Trong bụi Đinh Nghen và Đinh Ruồi mở to mắt kinh sợ, thao láo nhìn nhau không nói nên lời. Trong đầu óc chất phác và đơn giản của hai ông không nghĩ được rằng tại sao lúc trưa này chính miệng tên tỉnh ủy Từ Ti khoác lác với đồng bào về cách mạng khoan hồng tha chết cho những người lính bại trận kia mà đêm đến chính hắn lại ra lệnh giết. Họ thành thực đến nỗi không hiểu và không nghĩ rằng mỵ dân và dối trá là nghề của Việt cộng. Đạo đức với tình nhân loại không thể có trong con người cộng sản. Hai ông không hiểu nổi những danh từ, những chủ nghĩa và giai cấp cũng chẳng hiểu tự do dân chủ là gì. Nhưng hôm nay họ hiểu được rằng đám người man rợ kia là những con ác thú, đội lốt con người. So với thiếu úy Hiệu trưởng đồn và những người lính quốc gia họ luôn luôn tương phản, tựa như ngày và đêm, ánh sáng và bóng tối.
Đêm tối, nhưng ánh trăng sáng quá. Aùnh trăng lờ nhờ, vằng vặc càng làm cảnh vật thêm ghê rợn. Hai ông chờ lâu khi biết chắc rằng những tên Việt cộng đã bỏ đi hết mới dám mò ra. Họ đều sợ hãi run rẩy nắm tay nhau lần xuống. Muốn về làng bản họ không có con đường nào khác ngoài lối đi băng qua chỗ vừa chém giết và lội qua khúc sông đầy nhưng xác người.
Hai người đi quanh sườn đồi lần xuống gần mé nước. Đêm im vắng quá. Thỉnh thoảng một cơn gió rì rào qua kẽ lá như đưa linh hồn người nằm xuống vào một nơi miên viễn xa xăm. Đột nhiên hai ông cùng dừng lại. Hình như có tiếng động hay tiếng chân ai lội lõm bõm trong dòng nước. Đã từng trải như Đinh Ruồi mà không tránh khỏi rùng mình. Ai, ai đó. Ma hay là một người nào còn sống, giờ đây hồi tỉnh lại.
Tuy sợ nhưng cả hai đều nắm chặt tay nhau tiến gần hơn. Có tiếng khóc sụt sùi trong tiếng gió. Bước tới gần hơn nữa hai ông kinh sợ thấy một bóng đen đang kéo một xác người. Bóng đen nhỏ nhắn, tóc dài, rõ ràng là một cô gái nhỏ. Đinh Ruồi nhìn kỹ nhận ra dáng rất quen thuộc. Phải rồi, cô gái nhỏ con ông trưởng đồn mà ông vẫn thường lui tới. Nhưng cô gái làm gì còn ở đây. Oâng tưởng rằng cô gái và mẹ đã bị bắt dẫn về Tà Noát lúc trưa này. Sao cô lại trốn về đây được.
Thì ra cũng như Đinh Ruồi, cô bé khôn ngoan lợi dụng lúc bọn Việt cộng sơ hở, lúc mà Từ Ti huênh hoang về giải phóng đã trốn vào một kẹt đá ngay bên bờ sông. Khi đoàn vợ con lính đi rồi cô vẫn còn nằm lại. Cô bé thương cha và muốn được theo ông, ít ra để được biết ông giam giữ nơi nào, nhưng không ngờ cô lại phải chứng kiến một cảnh tượng vô cùng bi thảm. Đợi khi bọn họ đi hết rồi, cô bé mới mò ra. Mắt cô không rời thân xác người cha, chân tay bị chặt ra từng khúc, vật vờ bên mé nước.
Cô bé không khóc, mà cũng không dám khóc, chỉ sụt sùi rồi bước xuống dòng sông. Xác cha cô nằm kia, mắt mở to, trợn trừng uất hận. Người ông như gãy đôi bỡi những vết chém quá mạnh của bọn người man rợ. Trong khi cô gắng lôi người cha lên bờ, cô bé không ngờ có hai đang đứng sau lưng. Đến khi Đinh Ruồi lên tiếng, dù rất khẽ cũng làm cô hoảng hốt quay lại. Ông đưa hai tay như muốn đón lấy cộ Nhận ra Đinh Ruồi và Đinh Nghen, cô bé chạy ngay đến, ôm lấy hai người khóc lên nức nở. Đinh Ruồi và Đinh Nghen cũng thương cảm quá nên nước mắt cũng lưng tròng.
Đinh Ruồi cùng với bạn kéo xác thiếu úy Hiệu lên bờ. Trời đêm dần sáng, hai ông trở lại bản làng, huy động dân bản đi vớt chôn xác những người lính quốc gia.Không có hòm, không có chiếu mà lại quá nhiều nên tất ca?
đều được chôn chung một hố ngoại trừ thiếu úy Hiệu được cô gái yêu cầu chôn riêng một chỗ.
Cô gái nhỏ, bé bỏng trong một đêm đã trở thành côi cút, mất cha lạc mẹ. Ngày ấy Đinh Nghen không có đứa con nào nên ông rất vui mừng được nuôi nấng chăm sóc cô gái nhỏ kia. Thực ra cô gái cũng đã biết làm mọi việc để tự nuôi thân, thông minh và sáng láng. Vả lại vợ chồng Đinh Nghen lại giàu có, lắm trâu nhiều rẫy, ngôi nhà sàn của ông cũng to lớn, ngang ngửa với nhà của Đinh Ruồi. Ông thương cô gái bằng cả tấm lòng, chất phác đơn sơ mà bền chặt. Cô gái được đặt một cái tên của người bản sứ Hre đó là Đinh Tơ Rang.
Sau cái đêm hãi hùng ấy, Gia Vực bị bỏ trống nhiều năm. Thỉnh thoảng anh Ba Từ Ti lại cho người về thu lúa khoai của dân làng để ủng hộ nuôi quân. Đinh Nghen và Đinh Ruồi ít khi dám ở lại nhà lúc ban đêm. Hai ông thường lẩn trốn trong rừng hoặc xuống hẳn quận Ba Tơ trú ngụ hằng mấy năm trời.
Càng lớn Đinh Tơ Rang càng trở nên xinh đẹp. Năm nàng vừa mươi sáu tuổi đã biết bao trai tráng trong bản làng đem trâu tới hỏi. Ngay cả người trên quận Ba Tơ cũng nghe tiếng nàng mà trọng vọng Đinh Nghen. Nhưng mà Đinh Nghen rất quý con gái mình nên không ép uổng nàng bao giờ. Chính Đinh Tơ Rang cũng chẳng để ý tới một ai. Nàng chăm chỉ lo việc nhà, lúc rổi rảnh thì lo công việc buôn làng. Nàng mang thuốc thang và và những lời an ủi đến những nơi bệnh hoạn, đau khổ. Nàng mang thực phẩm, ngô khoai đến những gia đình thiếu thốn miếng ăn. Nhà Đinh Nghen vốn khá giả, trâu lúa dư thừa. Cộng thêm với tài khéo léo và quán xuyến của Tơ Rang nên thóc lúa lúc nào cũng đầy kho.
Mấy năm sau, sau khi người Mỹ đỗ quân, các trại dân sự chiến đấu được thành lập. Và Gia Vực cũng có một trại riêng dù chỉ cách quận lỵ Ba Tơ chừng hai mươi cây số. Đinh Ruồi trở về đầu quân ngaỵ Nghĩ đến cha già, tuổi quá tám mươi bị trói giật tay ra phía sau, bị phang cuốc vào đầu ngay trước mặt, đã làm ông không thể đội trời chung với đám cộng sản. Lại chứng kiến cảnh tàn sát, chặt người còn sống ra từng khúc dã man như thời tiền sử làm ông hăng hái hơn trong lúc hành quân đuổi quân thù. Ông được thâu nhận ngay và với uy tín sẵn có trong bản làng ông được đưa lên làm đại đội trưởng dân sự chiến đấu. Khi trại đã thành lập phải có chính quyền để lo lắng cho dân. Vì thế xã Gia Vực được lập lên và Đinh Nghen, một người có uy tín với dân đã trở thành phái viên hành chánh xã.
Chẳng bao lâu, các trại dân sự chiến đấu được trả về cho quân lực. Họ được cải tiến sang binh chủng Biệt Động Quân và các trại trở thành các Tiểu đoàn Biệt động Biên phòng. Vì nắm giữ chức đại đội trưởng nên Đinh Ruồi được bộ tổng tham mưu đồng hóa cho mang lon thiếu úy và vẫn chỉ huy những người lính cũ của ông.
Khi Đinh Nghen chết cách đây bốn năm vì một tai nạn trong lúc săn đuổi một con nai, ông đã đến bên bạn trong những giờ hấp hối. Ông hứa với Đinh Nghen sẽ lo lắng cho Tơ Rang thay cho bạn để Đinh Nghen yên tâm nằm xuống. Nhưng ông không lo được gì cho nàng ngoài sự chăm sóc hàng ngày. Đinh Nghen chết đi để lại cho Tơ Rang cả một gia tài. Chính vì thế mà Tơ Rang rất khó lấy chồng. Ai muốn cưới Tơ Rang phải mang trâu đến nàng. Mà trâu thì Tơ Rang có quá nhiều khó có người trai nào có nhiều hơn thế được. Tơ Rang lại chẳng để ý gì đến chuyện chồng con. Suốt ngày nàng bận rộn với chuyện đi rừng đi rẫy. Chuyện thăm hỏi, giúp đỡ dân trong buôn làng. Nàng như bà tiên nhân hậu của Rừng Xanh đúng như lời Nguyễn Minh Viện nói trước đây. Đối với Đinh ruồi, Tơ Rang luôn kính trọng và hiếu thảo như với Đinh Nghen. Nàng luôn luôn vâng lời ông mọi chuyện, trừ chuyện lấy chồng.
Hôm ăn mừng lúa mới Đinh Ruồi tuy ngồi trầm ngâm, im lặng như không để ý chuyện gì, nhưng ông biết hết. Lần đầu tiên Oâng thấy mắt Đinh Tơ Rang long lanh, dáng cô vui vẻ, lòng cô ngất ngây khi gặp Nhật. Ông biết đứa con gái xinh đẹp, lạnh lùng của ông đã xao xuyến thương yêu...
Kể xong câu chuyện và nghĩ đến niềm vui của Tơ Rang, thiếu úy Đinh Ruồi mỉm cười. Mắt ông thôi ngầu đỏ, sợ hãi như những đêm man rợ, hải hùng kia. Cái đêm mà mỗi khi đi hành quân làm cho ông thêm quyết tâm săn lùng bọn người độc ác còn hơn thú dữ. Ông nổi tiếng trong tiểu đoàn vì sự gan lì và dũng cảm. Mỗi khi đi hành quân mà chưa thu được súng, giết được địch, thiếu úy Đinh Ruồi sẵn sàng xin ở lại, xin tiếp tế thêm lương thực cho đến khi ông thực hành xong ý định.
Cả bọn ngồi nghe chăm chú và cảm động với nỗi lòng và hoàn cảnh của Tơ Rang. Nhất là Nhật, chàng che dấu nỗi xúc động của mình bằng cách cắm triêm vào một vùng rượu ngon, hút những hơi dài liên tục. Nhiều thấy mọi người im lặng theo đuổi những ý nghĩ riêng tự Nó hỏi một câu như để thay thế cho Nhật:
- Sao cô Tơ Rang không về đây với thiếu úy mà cứ ở một mình ở bìa rừng cuối ấp D.
Đinh Ruồi trả lời ngay, không hề thắc mắc:
- Thì nhà của Đinh Nghen ở đó. Đinh Tơ Rang cũng ở đó từ trước tới giờ quen rồi. Ta không bao giờ bắt Tơ Rang làm theo ý mình bao giờ.
Tự nhiên Nhật ngửng đầu lên. Chàng hỏi một câu không ăn nhập gì tới chuyện đang được nói.
- Tôi nghe người ta nói Thiếu úy có bùa hộ mạng nên đạn bắn không trúng. Có thật không ông?
Đinh Ruồi không nói, ông lẳng lặng lấy ra một vật mà ông luôn giắt trong người, giở ra cho bọn Nhật coi. Đó là con cua bằng đá, sắc sảo với những gai nhọn như một con cua thiệt. Chắc nó là một con cua hóa đá từ mấy ngàn năm. Ông khẽ nói:
- Đeo con cua này vào người đạn bắn không trúng đâu.
Cả bọn xuýt xoa và trầm trồ khen con cua đẹp. Thảo nào mà Đinh Ruồi không sợ chết. Đi hành quân lấy được súng, giết được địch mới tình nguyện trở về. Đinh Ruồi đưa con cua cho Nhật. Oâng nói với chàng một cách thân ái như Nhật đã là con rể của ông:
- Giữ lấy con cua này, đi hành quân không sợ Việt cộng đâu.
Nhật ngạc nhiên sung sướng. Không phải là vì chàng có được bau vật phòng thân. Dĩ nhiên là chàng không tin chuyện ấy. Nhưng là vì tấm lòng ưu ái của Đinh Ruồi dành chọ Chàng lúng túng nửa muốn cầm, nửa muốn trả lại cho ông:
- Ồ! cám ơn Thiếu úy, tôi thích lắm, nhưng mà ông giữ lấy để phòng thân. Tôi cũng có cái này đây.
Chàng lấy ở trong ví ra một gói ny-lông nhỏ. Mọi người đều chăm chú nhìn vào. Nhật từ từ giở gói, kéo ra một sợi dây bằng vàng nhỏ xíu, được gắn vào một bức tượng phật Quan Thế âm Bồ Tát. Bức tượng cũng nhỏ nhắn xinh xinh. Chắc là của một ngưòi nào đó tặng cho chàng, vì ai cũng cảm thấy sợi dây chuyền và bức tượng nhỏ quá không vừa với cái cổ của Nhật. Du lanh miệng nói:
- Chắc của em nào “sú vơ nia” cho ông thầy chớ gì. Trông nhỏ xíu.
Nhật gật cái đầu thay cho câu trả lời. Chàng nói với mọi người:
- Tôi đã giữ bức tượng này mừơi năm rồi. Mỗi lần có chuyện gì lo lắng hay nguy hiểm tôi đều nghĩ đến như thay một lời cầu xin che chở và tôi cảm thấy bình an.
Thiếu úy Ruồi chăm chú nhìn bức tượng gắn sợi dây. Đúng là ông đã trông thấy một bức tượng như thế này ở đâu rồi. Sợi dây nhỏ nhắn, li ti những mắt dây vàng óng như tỏa sáng. Ông cố tìm trong ký ức vốn quá nông của mình để nhớ về người đeo sợi dây ấy. Ông vẫn chưa nghĩ ra thì Nhật đã hỏi ông:
- Sau đêm đó, có bao giờ Đinh Tơ Rang gặp được mẹ ruột của mình hay có tin tức của bà ấy không?
- Không, chẳng có khi nào Tơ rang trông thấy bà ấy nữa.
- Thế còn đám vợ con của những người lính bị xỏ xâu dẫn về Tà noát cũng không thấy trở về à?
- Không có ai cả. Không có ai cả. Ta nghĩ rằng đầu tiên họ dẫn về Tà noát nhưng mà sau đó chúng dắt đi xa hơn, vào những khu rừng hoang vắng để phát rừng làm rẫy. Chắc mẹ của Tơ Rang cũng bị dẫn đi như thế.
Nhật thở dài đau đớn cho Đinh Tơ Rang. Chàng hiểu được khi con người đi qua sự đau khổ thi đã trở nên chai đá. Tuổi thơ của nàng là cả một vết hoằn loang lổ những điều đau đớn và kinh hoàng không bao giờ quên được. Chàng đưa tay nhẹ nhàng xoa lên bức tượng. Dù luôn được gói kín trong bao, nhưng màu vàng vẫn sáng óng ánh như tỏa hào quang. Nhật nhớ rất rõ cái ngày chia ly và những kỷ niệm của tháng ngày xa xưa đó. Cắm ống tiêm vào một bình rượu ngọt. Nhật hút một hơi dài, men rượu đầy lủi chàng vào những ngày quá khứ. Bổng nhiên thiếu úy Ruồi thảng thốt kêu lên:
- Ta nhớ ra rồi, ta nhớ ra rồi
Nhật vẫn không nói. Chàng đang đắm chìm vào men rượu. Phải chàng biết thiếu úy Ruồi nói muốn nhớ ra cái gì. Chàng cũng muốn nói thật nhiều về cái ngày ấy với tất cả những người ngồi quanh đây mà chàng đã xem như những người thân ruột thịt. Thiếu úy Ruồi hiền lành chất phác. Nhiều thông minh lanh lẹ. Kiệt tuy chậm chạp nhưng mà thật thà. Du láu táu nhưng rất dễ thương. Cả ba đứa đều có chung một đức tính cao quý: trung thành và can đảm. Chúng nó đã biết hết những chuyện thầm kín của chàng thì còn gì mà không kể cho chúng nghe về ngày xưa. Du thấy Nhật cứ lầm lì uống rượu không để ý gì đến mọi người xung quanh. Nhiều và Kiệt thì đang lõ mắt chờ đợi câu nói Đinh Ruồi, trong lúc ông đang chăm chú nhìn Nhật như hỏi ý kiến chàng xem có nên nói hay không. Du không nhịn được hỏi dồn:
- Thiếu úy nhớ ra cái gì nói ra ngay đi. Oâng làm tụi tui đứng tim vì hồi hộp nè. Nói mau đi ông thầy.
Nhật gật đầu nhìn thiếu úy Ruồi. Oâng trả lời Du sau một tiếng thở dài ngậm ngùi:
- Ta nhớ ra là ta đã thấy một sợi dây chuyền y như thế này trong xác chết của một người trên đồi Trinh Nữ cách đây mừơi năm về trước.
Cả ba ông đệ tử đều ngồi thẳng lên hỏi dồn:
- Ai vậy, ai vậy, của ai vậy thiếu úy
- Của ông thiếu úy Hiệu, trưởng đồn lính cũ là cha của Đinh Tơ Rang
Nhiều, kiệt, Du đồng loạt đưa mắt nhìn Nhật như để nghe một lời giải thích thêm cho rõ ràng câu chuyện. Mặt chàng đã đỏ gay vì men rượu. Những ngày, những tháng, những năm xưa lần lượt trở về như trong một câu hát mà chàng vẫn thích...
“Mời người lên, về miền quá khứ
Mời người đem theo trọn vẹn thương yêu”.
Những hình ảnh của một quá khứ thân yêu lần lượt hiện ra. Không gian xưa là một vùng trời xanh trong đầy mây trắng. Có những ngọn đồi lấp loáng ven con sông Trà thơ mộng ở một miền quê xứ Quảng. Trong trại định cư Rừng Lăng của một tiểu đoàn lính Bảo Chính Đoàn Bắc Việt, mới được di chuyển từ Bắc vào Trung sau hiệp định Genève. Ngày ấy, Nhật đã thuộc lòng những bài thơ của Nguyên Sa tuy rằng chàng chỉ mới bước vào tuổi mười lăm. Nhất là bài “Tuổi mười Ba” thì cho đến bây giờ chàng nhớ rõ từng câu, từng chữ
“Trời hôm nay mười lăm hay mười tám
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba”
Phải rồi, năm đó Trang vừa tròn mười ba tuổi. Cái tuổi vừa nhận ra sự đổi thay trong cơ thể và nghĩ rằng tình cảm của một người con trai và một người con gái không hẳn chỉ là tình bạn, tình anh em mà nó là một thứ tình cảm lạ kỳ và quyến rũ. Nàng bắt đầu muốn được nuông chiều bằng những lần nũng nịu giận hờn để cho Nhật phải nhiều lần “van lơn ngoan nhé đừng ngờ” và “phải nói như là tôi đã lớn”
Nhật và Trang ngày xưa đã cùng chia xẻ với nhau một dòng sông dĩ vãng. Một dĩ vãng êm đềm, thơ mộng để nhớ mãi trong suốt một đời người.
Hai đứa biết nhau lần đầu tiên trong chuyến bay cất cánh từ phi trường Gia Lâm về Đà Nẵng. Chuyến bay chở những người lính bảo chính đoàn Bắc Việt di tản vào Nam sau ngày chia đôi đất nước. Tình cờ hai gia đình của Trang và Nhật ngồi cạnh bên nhau. Hình ảnh cô bé cắt tóc ngắn, da trắng, môi hồng, mắt đen huyền đã làm Nhật không thể quay nhìn đi nơi khác. Chàng đã mỉm cười sung sướng nắm lấy tay Trang khi bà mẹ bảo nàng:
- Anh Nhật con của hai bác đây. Chào anh đi con.
Sự may mắn ấy cứ theo hai gia đình đến trại định cư Rừng Lăng được dựng lên. Họ chọn được hai ngôi nhà nằm sát cạnh nhau. Hai ông bố đều đồng một cấp lại tỏ ra cùng tương đắc tri kỷ. Hai bà mẹ cũng rất dễ dàng thân thiện. Trang và Nhật đều lầm tưởng rằng cuộc đời của hai đứa gắn bó với nhau từ đó.
Dĩ vãng của hai người là mãnh vườn đầy cây trái. Đó là nhờ công lao của mẹ Nhật vun trồng. Những luống ra cải tươi xanh, vườn rau muống ngọn đâm tua tủa, xen lẫn những trái cà, trái dưa, trái bí ngổn ngang che khuất lối đi. Này là giàn mướp hao vàng quyến rũ bầy ong. Kia là nhánh bầu hoa trắng gọi mời đàn bướm. Những con bướm đủ màu đã làm Nhật vất vả biết bao nhiêu khi Trang đòi cho bằng được. Và sau những khó khăn là một niềm sung sướng, hãnh diện. Nhật đã làm tất cả những gì làm được cho một cô bé thích được nuông chìêu.
Không gian trong tuổi thơ của Nhật và Trang là một vùng quê sứ Quảng hiền hòa nằm bên con sông Trà rực nắng. Có bầu trời xanh trong và mây trắng bay bay đẹp như một chuyện thần tiên. Có những đồng lúa xanh rì chạy dài theo mương nước được lấy lên từ con sông êm đềm đó. Con sông hiền hòa mang nước về xuôi, bao quanh núi Thiên ấn, nằm chơ vơ giữa một cánh đồng xanh ngọt ngào hương lúa. Ngọn núi như là một dấu ấn của trời đóng xuống giòng sông nên được mang tên “Thiên ấn niêm Trà”
Thủơ còn bé Nhật và Trang hay đi lang thang dọc theo bờ ruộng để bắt cá lia thia trong những ngày nghỉ học. Nhiều lúc vui chân hai đứa đi mãi theo mương nước ra tận bờ sông. Đôi khi còn xuống hẳn những bè tre dưới chân xe nước lớn. Ơû đây nhiệt độ thay đổi hẳn, mát rượi vì những bụi nước từ trên cao đổ xuống. Hai đứa cùng nhìn ra giữa dòng sông, theo hàng cọc đóng dày sang tận phía bên kia. Những chiếc cọc làm thành bờ ngăn, để nước chảy về một phía, giúp cho xe nước quay đều. Xa xa thấp thoáng những chiếc thuyền nan lưới cá và sau bờ sông cát vàng là những ruộng dưa. Nhật ao ước được qua bên đó hái dưa như các bạn đã qua và kể lại. Đối với chàng bên kia bờ là cả một vùng đất lạ lùng kỳ thú. Nhật chẳng qua được bao giờ vì lúc nào theo các bạn bơi qua là y như rằng Trang nằng nặc đòi theo. Dĩ nhiên là mang Trang theo thì nguy hiểm, mà dứt khoát ra đi thì chàng không nỡ. Vì thế cho mãi đến về sau phía bên kia sông đối với Nhật là cả một vùng trời mơ ước.
Có một ngày Trang chỉ tay về một đầm nước ven sông. Ơû đó hoa sen nở hàng trăm đóa hoa tím hồng, nhụy vàng ở giữa, tỏa hương thơm dìu dịu khắp cả dòng sông. Trang thiết tha bảo Nhật:
- Hoa sen kia kìa. Đẹp quá, hái cho em đi Nhật.
Lúc ấy Nhật đang nằm ngữa, gối đầu lên một ống tre ngắm trời xanh. Cậu bé lười biếng liếc qua hồ sen ngại ngùng không muốn đứng lên tìm cách chối từ:
- Sen này là của người ta trồng. Hái đâu có được.
Cô bé đã được nghe, được kể và được học những câu ca dao nói về hoa sen nên rất thích loài hoa cao quý đó. Trang năn nỉ Nhật trong một câu so sánh.
- Hái cho em đi Nhật. Sao cá lia thia trong ruộng người ta, Nhật bắt cho em đó. Có sao đâu.
Nhật lúng túng chưa biết trả lời sao đành nói cho qua chuyện.
- Cá đâu phải của riêng ai, trời sinh ra nó. Vả lại nó bơi từ ruộng này qua ruộng khác nên là của chung. Hoa sen là của người ta trồng thành ra là của riêng rồi. Mình hái là người ta có quyền trói mình lại ngay.
Cô bé không hề sợ trói vì biết Nhật chỉ dọa. Mà nếu trói chung với Nhật là cả một điều thú vị. Như cô nàng Eva thưở mới khai sinh ra trái đất. Trang lại phân bì với Nhật về những lần trước, để xúi Adong Nhật phạm tội.
- Thế sao xoài, ổi trong vườn người ta trước đây Nhật hái được cho em đó. Ơ vườn nhà người ta mà Nhật còn hái được. Ơû đây có ai đâu.
Nhật nhớ lại những lần chui qua hàng rào nhà người ta hái trái. Mắt lấm lét nhìn trước nhìn sau để phòng chó cắn. Nhưng rõ ràng là cậu bé sung sướng vì đem đến cho Trang những quả chín to, để thấy được nụ cười. Nụ cười của Trang còn rực rỡ hơn cả hoa sen hay bất cứ loại hoa nào có ở trên đời.
Nhưng trưa nay Nhật đang nhìn lên bầu trời xanh thẫm. Đang nghĩ đến một vũ trụ bao la, mầu nhiệm cao vút trên kia nên chàng lười biếng đứng lên. Chàng nói với Trang lời từ chối mà như dỗ dành:
- Thôi đừng thèm hoa sen của người ta nữa. Ngồi xuống đây nghe kể truyện cổ tích được không?
Kể chuyện ngày xưa là điều Nhật thường làm mỗi khi Trang thích. Chàng kể đủ thứ chuyện. Từ trong lịch sử đến những chuyện thần thoại, hoang đường. Hết chuyện nước mình đến chuyện nước người. Trang thích nhất những chuyện trong cuốn ngàn lẽ một đêm đầy ước muốn được biến hóa theo những phép mầu. Mà Nhật thì cũng thích kể những chuyện thần tiên ấy để ước ao rằng mình sẽ là một người trong câu chuyện.
Lúc ấy Trang bằng lòng, tạm quên đi những cành hoa sen rực rỡ, để theo Nhật vào những vùng thần tiên xa lạ đầy những tấm thảm bay mầu nhiệm. Nhưng khi mà anh chàng A Li Ba Ba giết xong những tên cướp hay anh chàng Aladin lấy lại được đèn thần rồi thì Trang lại nhớ đến hoa sen. Nàng lại đòi Nhật hái:
- Nhưng mà em thích hoa sen. Hái cho em đi Nhật.
Nhật tức giận như mình vừa bị mắc lừa. Mà có lẽ Nhật bị mắc lừa thật. Nhật đành phải xuống hồ sen để hái những cánh hoa, những búp còn đang e ấp với lời đe dọa:
- Nhớ là từ rày trở đi tao sẽ không kể chuyện cho nghe nữa đâu nhá.
Trang không hề sợ, bởi vì cô bé biết rằng Nhật sẽ quên đi, phải quên đi những điều vừa mới nói để đến lần sau tái diễn y như lần trước.
Mấy năm sau Nhật thi đậu vào trường công lập Trần quốc Tuấn mãi tận trên thị xã. Từ Rừng Lăng cậu bé phải đạp xe hàng sáu, bảy cây số mỗi buổi để đến trường. Hai đứa ít có dịp gần nhau, nhưng mỗi lần gặp mặt là có biết bao nhiêu chuyện kể. Trường mới, lại ở trên phố thị khác hẳn với một mảnh trời quê ở Rừng Lăng êm đềm, hiền hòa của riêng Trang và Nhật. Chỉ nội con đường dài mỗi sáng đến trường cũng là một kho truyện để Nhật nói với Trang. Chưa kể đến những phòng, những lớp có cửa kính, sạch sẽ khang trang khác xa với ngôi trường mái lợp bằng tranh nghèo nàn, bàn ghế là những mảnh cây ghép lại của trại định cư ngày ấy.
Trang ao ước được đi theo học hay được đi đến ngôi trường Nhật kể. Muốn thế cô bé phải học thật giỏi vì dạo ấy các học sinh trường công đều phải thi tuyển vào. Nhật cảm thấy may mắn hơn hẳn các bạn bè khác khi chàng học xong tiểu học.Nhớ lại hôm nghe kết quả cuộc thi, cậu bé đã hồi hộp từng giây khi ông thầy đại diện cho trường đọc tên những người trúng tuyển theo thứ tự từ cao tới thấp. Cả mấy ngàn thí sinh mà nỗi năm nhà trường chỉ nhận có ba trăm người. Nhưng mà chỉ sau hai mươi lăm tên được gọi ra trước là đến lượt Nhật hân hoan nghe tên mình được xướng lên. Buổi chiều cậu bé khoe ngay với Trang quên cả đi sự khiêm tốn:
- Tao thi đậu thứ hai mươi sáu. Giỏi ghê không?
Trang bĩu môi đùa lại:
- Người ta đậu nhất, đậu nhì mới giỏi, chứ anh Nhật đậu mãi thứ hai mươi sáu mà giỏi cái gì. May mà đậu thôi.
Nhật tức tối giải thích. Cậu bé mong rằng Trang sẽ hiểu:
_ Trời ơi, mấy ngàn người thi mà đứng thứ hai mươi sáu thì giỏi qua rồi. Ơû Rừng Lăng này có đứa nào đậu như tao đâu. Mấy đứa kia phải học trường tư hết.
Trang mở to đôi mắt
- Thật thế à!
- Sao lại không thật, ở đây chỉ có mình tao đậu vô trường Trần Quốc Tuấn đó thôi.
- Vậy sau anh Nhật không nói là anh Nhật đứng nhất ở đây.
- Ơø! Ơø, đúng rồi. Mà mày cố học để mấy năm nữa cũng thi vào trường Trần Quốc Tuấn như tao nghe.
Mấy năm sau thật là may mắn, Trang cũng đậu vào trường công lập Trần Quốc Tuấn, mà lại đậu cao hơn Nhật nữa. Hôm Trang đi thi, dù được đích thân thiếu úy Hiệu, cha cô bé đưa đi,nhưng Nhật cũng bồn chồn đạp xe quanh trường mong ngóng. Mỗi buổi cậu bé đều hỏi thăm dò bài vở và hai đứa đều thầm lặng cầu xin trời phật ban cho sự may mắn. Hơn một tuần sau thì Nhật một mình đưa cô bé đi nghe kết quả. Nhật nhớ rõ buổi chiều đầu tiên chở Trang đi từ Rừng Lăng lên tỉnh bằng chiếc xe đạp còn rất mới. Chiếc xe cậu được mua khi thi đậu vào trường hai năm trước. Dù đã nhiều lần chở Trang trên chiếc xe đạp ấy. Nhưng mà lần này sao Nhật thấy nó quan trọng quá. Hai đứa vừa đi vừa trò chuyện để quên đi nỗi hồi hộp đợi chờ.
- Em lo quá Nhật ơi, nếu không đậu chắc em phải học trường tư.
- Đừng lo, làm bài được hết chắc thế nào cũng đậu
- Sao anh Nhật biết
- Thì làm bài đúng hết chắc phải đậu.
- Nhưng người ta cũnglàm bài đúng hết thì sao
Đường xa, lại chở Trang đằng sau, lên đồi xuống dốc. Nhật tự nhiên thấy giận Trang hay hỏi lôi thôi nên gắt lên:
- Đúng hết làm sao được. Đừng có lọ Tao bảo đậu là đậu. Mà nếu không đậu thì học trường Chấn Hưng hay Kim Thông ở gần ngay đầu thị xã. Khỏi phải đi xạ Nhưng cứ yên tâm tao chắc là đậu mà.
Khi hai đứa tới trường người ta đã đứng, ngồi đầy sân cỏ. Một chiếc bục gỗ kê ở ngoài trời ngay trước hội trường, đã có sẵn một chiếc micro để cho thầy giáo xướng tên. Chỉ vài phút sau khi Nhật và Trang đến, đám đông ồn ào hẳn lên. Một đám người đi theo ba bốn thầy cô tay cầm những trang máy đã đánh máy sẵn tên thí sinh đã trúng tuyển. Một ông thầy thấp bé, tóc chải gọn gàng, mặc quần áo tề chỉnh và thắt cà vạt bước lên bục gỗ. Thầy bắt đầu nói với đám đông trước khi xướng danh. Nhật khẽ bảo Trang:
- Thầy hiệu trưởng Hà Như Hy đấy.
Nói vài lời xong thầy Hy bắt đầu đọc tên những người trúng tuyển. Chỉ trong vòng vài phút tên Trang đã được đọc lên. Nỗi vui mừng chợt ùa đến hai đứa, thật không ngờ. Trang bật lên tiếng khóc mà Nhật thì nhảy cỡn lên. Cậu bé mừng quá có thể mừng hơn cô bé.
Cả hai không chờ gì thêm. Cũng chẳng cần chờ kết quả dán trên bảng để xác định một lần nữa. Dắt nhau ra trước cổng trường, dựng xe đạp vào
gốc cây phượng vĩ. Mùa hè cây không còn nhiều lá, chỉ đầy những lùm cây đỏ thắm, rực rỡ in lên nền trời xanh trong. Trang nũng nịu bảo Nhật:
- Anh Nhật, em thích hoa phượng. Hái cho em đi.
Nhật nhìn lên cành phượng cao vút lên không. Trèo lên làm sao được. Và có trèo lên được cũng chẳng có ai cho phép. Ơû đây là chốn thành thị chớ có phải cái xó Rừng Lăng quê mùa đâu mà muốn làm gì cũng được. Lần đầu tiên Nhật bắt buộc phải chối từ.
- Làm sao mà tao trèo lên đó được. Thầy giáo bắt phạt ngay lập tức.
Trang nhìn Nhật một giây. Nhưng đuôi mắt dài như sao chổi. Cô bé nói:
- Nhật đừng xưng mày tao với em nữa. Em lớn rồi, lên trung học rồi chớ bô.
Trang lớn thật rồi, nhất là khi cô bé mặc chiếc áo dài đầu tiên đi đến trường trung học. Ngày ấy học sinh nam nữ còn học chung trường. Mà học sinh trường công thì rất là kỷ luật. Tất cả đều phải mặc đồng phục khi đến lớp. Nam sinh thì quần xanh áo trắùng, còn nữ sinh chỉ được áo dài trắng với quần trắng mà thôi. Cũng như Nhật, Trang được thầy mẹ mua cho chiếc xe đạp mới. Thế là mỗi sáng, mỗi chiều, trên con đường dài từ trường trung học Trần Quốc Tuấn ở thị xã đến rừng Lăng người ta thấy hai chiếc xe đạp song song, một cô bé một cậu ríu rít đến trường như chim non buổi sớm.
Cuộc đời cứ êm đềm trôi, hiền hòa như giòng nước sông Trà trong những ngày hè rực nắng. Mỗi năm mỗi lớp, mỗi năm mỗi lớn dần hơn. Cho đến một ngày Nhật thấy mình thuộc hẳn những câu thơ mà chàng chỉ đọc qua một buổi”tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba”.
Mười ba tuổi mà Trang đã lớn hẳn, đã cảm thấy sự thay đổi trong thân thể. Không còn nũng nịu hay vòi vĩnh, bắt Nhật làm đủ thứ như trước. Cô bé thầm lặng, thùy mỵ và nhất là ngoan ngoãn, chăm sóc chìu chuộng Nhật vô cùng. Nhật cũng biết điều đó và sung sướng hãnh diện với đời vì chàng may mắn được Trang ban cho điều đó.
Một buổi trưa hè, cả trại định cư như say trong giấc ngủ. Nắng dội xuống những hàng cây bông gòn dọc theo con đường và những cây mù u trong sân vắng. Nhật và Trang đang đứng dưới gốc cây để nói chuyện đời, chuyện trường, chuyện lớp. Nhật hỏi Trang:
- Trang ơi, mai mốt lớn lên em sẽ làm gì?
- Em sẽ làm những gì Nhật thích em làm
Nhật muốn nói rằng anh chỉ thích em làm vợ anh, mãi mãi như những nàng công chúa và hoàng tử trong chuyện cổ tích ngày xưa, nhưng chàng không dám. Chàng nhìn sâu vào trong mắt Trang lại hỏi:
- Trang ơi, nếu có bà tiên cho em điều ước. Em sẽ ước gì?
Không do dự, Trang thì thầm:
- Em chỉ ước hai đứa mình được gần nhau mãi mãi
Nhật vui mừng nhưng vẫn đắn đo hỏi lại:
- Mãi mãi đến bao giờ?
- Đến suốt cả đời này
Nhật sung sướng nhìn Trang. Cô bé trông lạ lẫm. Không, không phải là một cô bé nữa. Đó là một thiếu nữ má hồng, môi thắm đang độ xuân thì. Và Nhật thấy mình cũng chẵng phải là cậu bé mười lăm. Chàng đã lớn lên như trong thần thoại, một thần thoại của tình yêu. Chàng hỏi lại Trang để nghe lòng mình sung sướng:
- Thật không em?
Trang vẫn đứng dưới bóng cây, mắt vẫn mở to nhìn Nhật, vẫn đắm đuối mơ màng. Nhưng câu trả lời thì cương quyết
- Thật, em thề là đến hết đời này
Không kìm giữ được lòng mình Nhật cúi xuống hôn lên đôi bờ môi mọng đỏ, ngọt như mật ong, thơm như bông hồng mới nở. Trang nhắm mắt lại. Rất lâu, khi con chó bên nhà hàng xóm sủa nắng vu vơ làm cho Trang chợt tỉnh. Nàng ngơ ngác thoát ra khỏi vòng tay của Nhật, chạy vội vào nhà.
Sau buổi trưa hôm đó. Trang trở nên thẹn thùng, e ấp. Nàng không còn tự nhiên thân mật với Nhật như trứơc nữa. Dù đang ở mùa hè. Nhật đi tắm sông, bắt chim hái trái nhưng chỉ đi một mình. Trang bây giờ bận bịu với công việc nhà giúp mẹ. Nàng đang tập nấu ăn, may vá, thêu thùa. Song mỗi buổi chiều hè đi chơi về đói bụng, bao giờ Nhật cũng được Trang mang đến cho những món ăn đặc biệt mà nàng nấu nướng trong ngày cộng với tiếng cười trong vắt mỗi khi Nhật khen chê, đùa giỡn.
Nụ hôn đầu tiên của Nhật và Trang có lẽ là nụ hôn mở đầu cho môt chuỗi ngày âu sầu buồn thảm cho cả hai người. Bởi vì chỉ vài tháng sau đó, một sự thay đổi lớn đã xảy đến làm cho Nhật và Trang không ngờ được. Buổi sáng vẫn trong mùa hè rực rỡ, cả trại định cư bỗng xôn xao bởi những tin tức nóng bỏng về sự hoán chuyển các đơn vị trong tiểu đoàn. Thực ra lệnh lạc đã có từ mấy ngày hôm trước mà Nhật và Trang nào đâu biết được. Đến khi những sắp xếp sửa soạn xong xuôi thì hai đứa chỉ biết nhìn nhau âu sầu trong nước mắt. Thì ra thiếu úy Hiệu, cha của Trang được lệnh dẫn đơn vị của ông đến một nơi nào đó, xa xăm mà mấy ngày ấy Nhật không thể biết. Nhật nhớ rõ buổi sáng cuối cùng đơn vị tập họp sắp xếp lên xe. Những chiếc xe GMC to căng mui bịt kín sẵn sàng chở Trang của Nhật đi đến một phương trời xa tít mù khơi mà không có ngày trở lại.
Từ khi biết được tin buồn Trang chỉ khóc. Nàng nhìn Nhật với lưng tròng nước mắt, nghẹn ngào không nói. Đến khi Nhật đem đến cho Trang cuốn sách ngàn lẻ một đêm, cuốn truyện mà Nhật đã đọc và kể cho Trang nghe tháng ngày xa trước, thì nàng bỗng khóc to lên, vùng chạy khỏi vòng tay của mẹ rồi ôm choàng lấy Nhật. Cả hai bà mẹ, cả hai ông bố đang tiễn biệt nhau đều lặng nhìn mà không nói. Nhật bình tĩnh hơn, chàng gỡ vòng tay Trang, vuốt ve mái tóc nàng ngập ngừng an ủi.
Nín đi em.Rồi cũng có ngày ta gặp lại nhau.
Trang không nói.Rất lâu trong thổn thức,rồi nàng đưa tay lêncổ tháo sợi dây chuyền mở bàn tay chàng ra lặng lẽ đặït vào.Nhật do dự vẫn để bàn tay xòe ra không biết có nên nhận tặng vật hay không vì chàng biết Trang đang xúc động. Giá trị món quà lớn lao cả về vật chất lẫn tinh thần. Chàng đưa mắt nhìn lên thấy mọi người lính đã lên xe xong xuôi với gia đình của họ. Chỉ còn hai ông bà thiếu úy Hiệu và cha mẹ Nhật còn đang yên lặng đứng chờ. Thiếu úy Hiệu quay nhìn chàng mĩm cười tỏ ý bằng lòng rồi khẽ bảo bà vợ chạy đến bên Trang. Buông Nhật ra cô bé ôm chầm lấy mẹ khóc to theo những bước chân xa.
Gần nửõa năm sau, một buổi chiều từ nơi làm việc trở về. Nhật thấy cha mẹ cứ chăm chú nhìn chàng rồi thì thầm nói với nhau nhũng điều mà cả hai đều muốn dấu kín. Từ đó những tin tức về Trang và gia đình đã mất hẳn trong đời sống hằng ngày của Nhật. Nhiều lần gặng hỏi Nhật chỉ được bố mẹ trả lời một cách mù mờ. Hình như ông né tránh những câu hỏi của Nhật và chỉ cho chàng biết là đã mất liên lạc với gia đình Trang từ lâu.
Nhật vào đời như những thanh niên nhiệt huyết. Và theo bước chân cha, chàng hăng hái tòng quân diệt giặc. Định mệnh trớ trêu đưa đẩy cho chàng được đổi về đây, phục vụ Ở một tiểu đoàn biệt động biên phòng trấn giữ ở một nơi mà chính ngày xưa Trang của chàng đã đến đã chịu những tai ương thê thảm nhất của một đời người.
Thiếu úy Ruồi và Nhiều, Kiệt, Du vẫn yên lặng ngồi nghe Nhật kể chuyện mình. Ba ông đệ tử đều nhìn ông thầy đã uống quá nhiều mà ái ngại. Chúngï không ngờ Nhật đã có chuyện tình thương đau và lâm ly đến thế, nhưng cả ba vẫn không hiểu tại sao cô bé Trang ngày xưa lại chính là nàng công chúa của rừng xanh Đinh Tơ Rang bây giờ. Mà sao gặp nhau lần đầu Nhật lại chẳng nhận ra ngaỵNghĩ thế Nhiều vội hỏi.
- Ông thầy có chắc cô Trang ngày trước chính là Tơ Rang không?
Chàng không trả lời vì chàng còn đang chìm đắm vào nhiều chuyện quan trọng khác. Thiếu úy Ruồi xác nhận giùm cho Nhật.
- Ta nghĩ là đúng vì chính ta lấy được sợi dây chuyền như thế này trên xác của thiếu úy Hiệu ngày xưa. Ta đã trao lại cho Tơ Rang cất giữ. Hiện giờ Tơ Rang đang đeo một sợi dây có gắn bức tượng như thế này đây.
Nhiều vẫn còn thắc mắc nên lại hỏi:
- Thế sao gặp Đinh Tơ Rang lần đầu tiên lúc ăn mừng lúa mới ở đây ông thầy không nhận ra cô ấy. Cứ để phải rượt bắt hoài.
Nhật vẫn ngồi lặng yên suy nghĩ, chàng biết chắc thiếu úy Đinh Ruồi không bao giờ nghĩ hay nghi ngờ Đinh Tơ Rang đang làm việc cho Việt cộng. Nếu biết rằng cô con gái yêu quí của ông đã là một nữ du kích cộng sản chắc là ông đau khổ biết chừng nào. Đinh Tơ Rang nếu phải làm việc cho bọn đó thì cũng chỉ là chuyện chẳng đặng chẳng đừng. Như cô Thúy Vân, như trung sĩ Đinh Ớt. Mỗi người một hoàn cảnh để trở thành nạn nhân của lũ người gian manh cuồng tín. Chàng chưa có dịp gặp Tơ Rang thật lâu để hỏi nhiều điều mà chàng chưa được biết. Ngay như ở đồi Trinh Nữ hôm kia, hai người chỉ trao đổi vài câu rất ngắn. Chàng rất muốn giải thích cho Nhiều, Kiệt, Du những gì chàng đã biết nhưng lại sợ nếu địch quân biết được những điều này thì Tơ Rang đang ở vùng địch ngoài kia sẽ bị chúng thanh toán ngay.
Phải biết chắc rằng Đinh Tơ Rang an toàn thì chàng mới có thể trả lời câu hỏi ấy. Chàng ngước nhìn lên Nhiều, Kiệt, Du rồi ôn tồn nói:
- Chút nữa tao sẽ nói cho tụi mày nghe. Bây giờ mình nên tìm gặp Tơ Rang để hỏi cô ấy vài câu chuyện. Chàng quay sang qua thiếu úy Ruồi hỏi về Tơ Rang để có cớ từ giã.
- Cô Tơ Rang có nhà giờ này không thiếu úy? Thiếu úy cho phép tôi gặp cô ấy có được không?
Thiếu úy Ruồi vui sướng gật đầu. Oâng không ngờ câu chuyện lại dẫn dắt quanh co để kết cục vui hơn cả điều ông mong ước. Từ lâu Đinh Ruồi vẫn lo lắng chuyện gả chồng cho Tơ Rang. Oâng rất buồn khi thấy nàng không thiết tha gì đến chuyện ấy. Thế mà nay bỗng dưng Tơ Rang gặp lại được người xưa, lại là người ông ưng ý lắm. Oâng tin chắc là họ sẽ lấy nhau và ông sẽ hãnh diện lo chuyện cưới xin cho hai người, một đám cưới lớn nhất theo phong tục Hre trong một ngày tháng rất gần.Nghĩ thế nên ông gật đầu vui vẻ.
- Có, bây giờ Tơ Rang đang có ở nhà. Nó vừa mới vào rừng đổi được nhiều mật ong lắm. Tối hôm qua nó mới về nhà và đem đến cho ta một chai. Thiếu úy Nhật muốn uống rượu pha với mật ong không?
Nhật sung sướng đến sững sờ, chàng đưa mắt nhìn ba ông đệ tử cũng hân hoan không kém. Mấy hôm nay Nhật đã đặt toán kích ngày đêm ở quanh nhà Đinh Tơ Rang để theo dõi báo cho chàng biết nếu cô nàng trở về. Hôm nay tới thăm thiếu úy Đinh Ruồi cũng với mục đích để dò la tin tức Tơ Rang vì chàng biết người Thượng có lối thông tin, lẩn trốn tài tình lắm. Tin từ toán kích chưa thấy đâu thì nay có tin từ thiếu úy Đinh Ruồi. Chàng đang toan tính đứng lên để cáo từ thì có tiếng ồn ào ở ngoài sân. Nhiều chạy ra rồi có tiếng cãi cọ cằn nhằn. Nhật, Kiệt, Du cũng theo ra luôn, chàng thấy năm ông lính có nhiệm vụ bí mật canh ở nhà Đinh Tơ Rang đã đứng dưới sân. Trưởng toán là hạ sĩ Hoán, người kinh đang chửi thề,trong khi Nhiều đưa tay gãi đầu phân trần.
- Đù má, mày làm gì mà đóng máy suốt ngày tao gọi muốn đứt hơi không trả lời.
- Chết mẹ, nhậu ở trong với hai ông thiếu úy, quên luôn.Có tin về cô Tơ rang rồi hả.
Nhật chạy vội xuống sân, bắt tay cám ơn Hoán và bốn người lính Thượng. Thì ra Hoán đã khổ sở đi tìm cho được Nhật từ sáng đến giờ. Chàng hiểu ra là Hoán đã phát giác ra Đinh Tơ Rang về nhà từ tối hôm qua, lúc giữa khuya, nhưng không liên lạc được với Nhật vì tần số riêng mà chàng cho Hoán để liên lạc với chàng đã bị Nhiều bỏ quên không mở máy. Toán kích phải chờ đến sáng mới dám trở về doanh trại nhưng khi về tới nơi Nhật đã đi rồi. Họ phải đích thân tìm tới nhà Thiếu úy Ruồi để báo cho Nhật biết vì chàng dặn kỹ là ngoài chàng ra không được tiết lộ tin tức cho bất cứ ai
Nhật leo lại lên nhà sàn từ giã thiếu úy Ruồi rồi xuống cùng mấy người đệ tử đi ngaỵ Đường đi xuống ấp D nhiều dốc quanh nguy hiểm nên chàng bảo Hoán dẫn mấy người lính đi luôn. Từ hôm về tiểu đoàn đến nay chàng chưa đến ấp D bao giờ, cũng chưa hình dung được dân Thượng ở đây sống ra sao và nhà của Đinh Tơ Rang to lớn như thế nào. Đang suy nghĩ miên man thì Nhiều, Kiệt, Du bước đến gần bên bục giã
- Nói tiếp chuyện khi nãy đi ông thầy
- Chuyện gì?
- Thì chuyện em hỏi về cô Đinh Tơ Rang đó. Có những chỗ chúng em không hiểu gì cả. Oâng thầy kể lại từ đầu cho chúng em nắm vững câu chuyện. Biết đâu lại chẳng có giúp được ông thầy.
Nhật nhìn quanh. Thấy bọn Hoán đi sau khá xa chàng yên tâm rằng họ không nghe được. Còn đối với bọn Nhiều, Kiệt, Du thì đã từ lâu Nhật coi như ruột thịt. Đúng như lời Nhiều vừa nói, kể cho chúng biết cũng là một điều haỵ Biết đâu gặp những trường hợp khó khăn, nguy hiểm họ có thể linh động mà giúp được chàng nhiều chuyện. Lúc nãy trong nhà Thiếu úy Đinh Ruồi Nhật không muốn kể, không phải vì chàng nghi ngờ gì ông ấy. Không, với thiếu úy Ruồi thì Nhật kính nể và tin cậy lắm. Chàng sống ở đây đã lâu, để biết rằng người Hre vốn rất trung hậu thực thà. Rất kiếm khi phản bội nếu không bị bắt buộc như ông trung sĩ Đinh Ớt ở đại đội chàng. Nhật không muốn kể chuyện cho thiếu úy Ruồi nghe vì không muốn ông biết là Đinh Tơ Rang đang làm cho Việt cộng. Trong cái đầu óc đơn giản và ngây thơ kia không thể hiểu được những lắt léo của cuộc đời, cũng không thể lường được sự thâm độc của kẻ thù. Hãy để lòng ông thanh thản mà lo cho khóa học. Nghĩ thế nên Nhật nhìn ba đứa và bắt đầu câu chuyện.
- Tụi mày nhớ hôm đổã quân ở Tà Noát Ô Chai không?
Du nhanh nhảu trả lời.
- Nhớ, nhớ chứ, hôm đó ông thầy ngon ghê, đi hành quân lần đầu tiên mà dám rượt đuổi nhau với Việt cộng suốt cả một đêm.
Nhật cười, chàng vui ve?
- Ngon con mẹ gì, lần đầu tiên trong đời nghe tiếng súng nổ thật sự mà đứa nào chẳng sợ. Tụi mày biết ở quân trường thì chỉ nghe đạn mã tử nổ không thôi. Đằng này nghe đạn nổ, réo rít lên loạn xà ngầu tao cũng mấy lần muốn nằm bẹp dí luôn. Nghe lời thằng Nhiều chỉ đường tao dông tuốt lên đồi nhằm tránh đạn.
Nhiều thấy ông thầy như muốn trách mình nên nói chữa:
- Ai biết gì đâu. Trước đây ông Biên có bao giờ lội như thiếu úy đâu.Đổ quân xong là ông ấy chạy thẳng lên đồi ngồi uống cà phê chờ đợi
Nhật không để ý đến lời nói của Nhiều chàng lại tiếp
- Nằm một lúc đỡ mệt tao thấy xấu hổ quá. Hỏi ông trung sĩ Thế tao mới biết rằng ông Viện với ông Ớt còn đang lội càn ở dưới. Thế là tao xuống lại ngay để gặp ông Viện. Hôm ấy chỉ có thằng Nhiều theo tao phải không? Gặp ông Viện tao mới biết là ông ấy vừa phá xong một căn lều của bọn nó.Tao liền bảo ông ấy dẫn tao quay trở lại.Thực sự tao chỉ muốn biết nơi Việt cộng ở ra sao thôi. Nhưng không ngờ quay lại thì gặp ngay tụi nó vừa mới mò về.
Du lại láu táu sốt ruột hỏi:
- Sao ông thầy biết
- Tao có biết gì đâu. Ông trung sĩ nhất Viện nói cho haỵ Ông quả quyết với tao là tụi nó mới mò về. Bởi vì lúc nãy ông phá căn lều không thấy một vật gì của địch mà bây giờ lại thấy cái túi vải treo lủng lẳng trên cột tre gãy kia. Tao liền bảo ông ấy cho lấy xuống ngaỵ Chúng mày biết có gì trong túi xách không? Thằng Nhiều hôm ấy theo tao chắc biết rồi
Nhiều lên tiếng cãi:
- Em biết gì đâu. Ông thầy với trung sĩ Viện giấu nhẹm luôn, có đứa nào biết được cái gì. À mà tiền của bọn Việt cộng phải không thiếu úy. Em nghe đồn là chuẩn úy Lương bảo thế.
- Mẹ kiếp, ông Lương muốn giết tao nên nói vậy. Vụ này tao phải phân trần và nói rõ cho thiếu tá haỵ Chúng mày biết trong túi xách có gì không? Đó là một cái xì líp mini nhỏ xíu và một cái xú chiêng của con gái.
Du và Kiệt nhảy cẫng lên vui ve?
- Ô là la, hấp dẫn quá ông thầy, hèn chi mà thiếu úy liều mạng đòi nằm lại để rượt theo người đẹp.
Nhật lại cười phân trần
- Tao đâu có mê muội, ngu si đến nỗi mà vì một cái quần sì líp mà hăng máu nằm lại. Sỡ dĩ tao nằm lại là vì ngoài cái quần sì líp và cái xú chiêng ra, trong túi vải còn có một cuốn sổ chấm ăn của địch. Kẹp trong cuốn sổ ấy là một tấm hình, tao phải nằm lại là vì tấm hình đó
- Ai vậy, tấm hình người con gái ấy à
- Không, không phải, đó là tấm hình của chính tao. Tấm hình mà hồi đi thi trung học tao tặng cho Trang cách đây mừơi năm về trước. Chúng mày thử tưởng lại mà coi. Tao mất liên lạc với Trang đã quá mừơi năm, bỗng dưng có một tia sáng, một đầu mối và bao nhiêu câu hỏi, thế thì dù có nhát đến đâu tao cũng phải nằm lại xem sao.
Nhiều đang chăm chú nghe, vội la lên.
- Hèn gì mà hôm đó Thiếu úy ra lệnh phải bắt sống chứ không đựơc bắn chết.
Nhật gật đầu xác nhận.
- Đúng, đúng vậy, chuyện xảy ra thì thằng Nhiều biết rõ. Hai đứa du kích bị bắn chết ngay vì chúng nó chống cự và cô nàng thì chạy biến vào rừng. Tao đuổi theo ngay
- Thế ông thầy có thấy mặt cô gái ấy không? Du hỏi.
- Đâu có thấy được gì. Có điều tụi mày không biết giờ tao mới kể, là khi qua dòng suối, chỗ mà thằng Nhiều chạy sau tìm gặp thấy tao đó. Tao bị té gần lọt xuống suối luôn. Khẩu súng văng ra khỏi tay nằm lăn trên gốc cây. Cô nàng quay lại liền, cầm súng lên chĩa thẳng vào mặt tao. Tao sợ quá hóa ra lì, cố nhìn xem mặt cô nàng là ai trước khi chết nhưng cô nàng chừng cũng biết thế nên quay mặt đi
- Ồ ồ! Oâng thầy kể chuyện hấp dẫn như xinê hay tiểu thuyết trinh thám vậy.
- Thì tiểu thuyết chứ còn gì nữa. Mày không thấy tao với chúng mày là những nhân vật tiểu thuyết à. Thôi để tao kể tiếp cho nghe. Quay mặt đi xong cô nàng bấm băng đạn rơi ra, lấy đạn đi rồi trả lại súng cho tao
- Thế thì chắc cô ấy phải quen với thiếu úy rồi...
- Tao cũng ngỡ rằng như thế. Khỗ nỗi tao không trông rõ mặt để biết cô nàng là ai. Mà nghĩ lại thì dù cô nàng có chính là Trang đi nữa tao cũng không quả quyết được. Mươi năm rồi, ngày xưa Trang còn bé bỏng, nay đã là một thiếu nữ thì khó mà nhận ra ngay được.
Du lại xen vào:
- Rắc rối ghê quá ông thầy
- Thì chính thế, cho nên về lại tiểu đoàn trông cô nào tao thấy cũng có dáng dấp giống như cô du kích nọ. Tao cố tìm xem có nét gì là Trang của tao ngày xưa còn sót lại hay không. Tui mày thấy đó, Gia Vực có biết bao nhiêu con gái mà tao phải rà từ cô này sang cô kia, mệt muốn chết mà còn mang tiếng nữa, đến nỗi có người còn bảo thôi tốp bớt lại đi, đánh nhau không lo mà cứ lo chuyện con gái.
- Rồi sao mà ông thầy mò ra cô Trang của ông?
- Tao suy nghĩ mãi về vụ cô gái ma trên đồi Trinh Nữ mà tụi thượng đồn đãi với nhau rồi chính chúng nó lại run sợ. Thoạt tiên tao nghĩ rằng làm gì có ma với quỷ, chỉ là tụi Thượng nó sợ hão, đồn nhảm mà thôi. Nhưng có một hôm tao cùng với mấy đứa đi gần tới đồi Trnh nữ, chỗ khúc sông cạn đó, tao thấy cô gái ma thật sự, chính mắt tao trông thấy.
- Giỡn chơi ông thầy
- Giỡn cái gì, hôm ấy, mới đổi về tiểu đoàn được vài hôm là thiếu tá cho tao ra tiền đồn ngaỵ Mấy hôm nằm lì trong hầm cũng chán nên tao mới bảo mấy thằng thượng theo tao đi thám sát chung quanh. Đến khi đến gần đồi Trinh nữ chúng nó thụt lại ngay không chịu bước nữa, tao lấy làm lạ mới hỏi, chúng nó kể ra là đồi Trinh Nữ linh thiêng lắm. Tới gần là cô gái ma bắt mất cả hồn lẫn xác.Tao không tin tụi nó nên đến gần hơn. Tụi mày biết sao không. Chính mắt tao trông thấy cô nàng ngồi xõa tóc trên hòn đá mà tối hôm kia chúng mình thấy đó.Ghê chưa.Về đồn tao suy nghĩ mãi, sau cùng tao kết luận rằng chẳng có ma mãnh gì cả, chỉ là một âm mưu mà tụi việt cộng thường dùng để dọa nạt mấy thằng thượng cà răng run sợ. Thì như chúng mày thấy đấy. Tiền đồn của mình chúng nó đồn đãi có ma lai. Nhưng thực ra là chúng âm mưu bỏ cát vào súng để tấn công. May mà chúng mình phát hiện kịp thời nếu không thì thầy trò mình bây giờ xanh xương rồi. Sau vụ ấy, cộng thêm sự may mắn của đêm thám sát, bốn thầy trò mình đã khám phá ra bao nhiêu chuyện.
- Giữa cô Thúy Vân và cô Tơ Rang, đầu tiên Thiếu úy nghi ngờ cô nào?
- Thoạt đầu tao chẳng nghi ngờ cô nào cả. Tính tao vốn tin người nên ai làm gì cho mình là tao tưởng họ thật lòng.Nhưng cô Thúy Vân cứ theo tao hoài làm tao suy nghĩ lại. Mẹ kiếp chúng mày thấy tao sáng láng đẹp trai như Tống Ngọc ngày xưa đâu mà cô nàng lả lơi quá thế. Thế thì phải có vấn đề rồi. Đúng như tao suy nghĩ thì cô nàng theo tao vì lệnh của anh Ba thôi. Tụi mình may mắn biết được điều đó trong đêm thám sát, nhưng dù không biết được trong đêm đó thì tao cũng phải đề phòng, rồi trước sao gì tao cũng tìm ra.
- Thế còn cô Tơ Rang. Sao hôm ăn mừng lúa mới ở nhà ông thiếu úy Ruồi. Ông thầy không nhận ra cô ấy là Trang của thiếu úy à?
- Làm sao mà tao nhận ra ngay được khi cả mười mấy năm xa cách. Tao chỉ biết là cô nàng du kích giữ tấm ảnh của tao chắc là Trang ngày xưa nhưng không biết giữa hai cô Thúy Vân và Tơ Rang thì cô nào là nữ du lích.Cũng có thể là một cô nào khác ở Gia vực không chừng. Chúng mày phải biết là khi nghi ngờ thì trông ai cũng có điểm giống. Cho đến hôm thầy trò mình đi thám sát tao mới xác định được là ai.
Du lại láu táu xen vào:
- Tụi em hiểu rồi. Phải nói rằng đêm hôm ấy cô nàng du kích muốn cho cả bốn thầy trò mình biết mặt trước khi nhảy xuống dòng sông. Em nghe ông thầy la lên”đúng rồi” là biết ông thầy đã nhận ra. Lúc em biết được người du kích là cô Đinh Tơ Rang thì em sợ quá không dám nói một lời
Kiệt hỏi một câu ngớ ngẩn, vì nó là đứa chậm hiểu nhất trong ba đứa:
- Thế thì cô ma trên đồi Trinh nữ là ai?
Du quay sang lườm Kiệt một cái, ý chừng chê trách thằng này dốt rồi thay Nhật trả lời:
- Thì cũng là cô Đinh Tơ Rang chứ ai, mày không nghe toán kích đêm của mình thấy cô gái từ đồi Trinh Nữ băng qua sông Re lúc gần sáng sợ phát khiếp lên à. Đó là lúc cô ấy chạy từ đồi Trinh Nữ về ấp D đó, phải không ông thầy?
Nhật gật đầu, tán đồng nhận định của Dụ Thằng này bộp chộp láu táu mà thông minh. Nó nghĩ đúng như chàng đã nghĩ. Riêng Kiệt thì lại thành thực nói lên ý của mình.
- Tao chỉ nhận ra cô Đinh Tơ Rang buổi chiều hôm tấn công đồi Trinh nữ xong, lúc Thiếu úy chạy đến gạt khẩu súng ra ôm lấy cô ấy. Tao sợ muốn chết luôn.Nó quay sang Nhật hỏi:
- Sao hôm đó ông thầy gan quá, lỡ cô Tơ Rang không phải là cô Trang mà là du kích thật thì có phải ông thầy lãnh đạn đầy người rồi. Em ớn quá.
Nhật không nói. Chàng lại chìm trong ý nghĩ. Ngay từ cái đêm nàng ngồi trên tảng đá, quay mặt lại thì Nhật đã nhận ra nguyên vẹn cô Trang của chàng thưở trước, một cô Trang hay nũng nịu, dỗi hờn, một cô Trang thùy mị dịu dàng đã chăm lo cho Nhật từng miếng ăn, giấc ngủ, một cô Trang vất vả, truân chuyên, đắng cay và chịu đựng. Chàng đã nhận ngay ra từ đôi khóe mắt, đến vóc dáng. Chỉ một giây thôi cái hình hài quyến rũ kia bỗng dưng đã quen thuộc, của riêng chàng như cách đây mười năm đã là của riêng chàng.
Thấy Nhật không nói một lời. Nhiều từ nãy giờ yên lặng bỗng lên tiếng hỏi Nhật:
- Em không hiểu tại sao cô Trang lại có thể là nữ du kích của Việt cộng. Mà cô ấy có vẻ được tên tỉnh ủy Từ Ti tin cậy lắm. Thiếu úy nên thận trọng điều này. Hôm ấy ông để cho cô Tơ Rang trốn theo tụi nó uổng quá. Lỡ cô ấy đi luôn thì có phải ông phải mất công đi tìm không, còn bao nhiêu điều mình chưa biết được như cái chết của ông Thiếu úy Biên dạo nọ. Ai giết ông ấy, ông thầy có biết không?
Nhật nhìn Nhiều lắc đầu trả lời:
- Tao suy nghĩ rất nhiều về điều mày vừa mới nói, cũng đoán chừng rất nhiều trường hợp nhưng không có câu trả lời nào chính xác bằng chính cô Đinh Tơ Rang sẽ nói cho chúng mình nghe. Điều quan trọng hôm nay là cô ấy đã trở về. Sự có mặt hôm nay của Tơ Rang là câu trả lời cho lời cô hứa với tao hôm trước là “em sẽ trở về”. Với tao như thế đã là quá đủ. Dù cho tụi Việt cộng có mưu mô như thế nào đi nữa cũng không thể đánh lừa hay dụ dỗ được Trang khi chính mắt cô ấy nhìn thấy chúng chặt cha cô ra từng mảnh nhỏ, dù chúng nó có tàn ác ra sao cũng không ngăn nổi được tình yêu của cô ấy ấp ủ cả một đời người. Đôi khi nghĩ về cô ấy mà tao thấy xấu hổ vì biết rằng mình không xứng đáng để được cô trân trọng đến như thế nên dù có phải chết để đáp lại tấm lòng ấy tao cũng vui lòng.
Cả bọn đi lên ngọn đồi lớn. Đường mòn khúc khuỷu làm vướng bước chân nhưng sao Nhật thấy thênh thang quá. Chàng bước thoăn thoắt lên trước cả bọn. Tới đỉnh đồi chàng dừng lại chờ rồi hỏi lớn:
- Aáp D ở dưới thung lũng kia phải không?
Nhiều cũng vừa lên tới nó chỉ cả một vùng thung lũng rộng, xanh tươi bao quát cả dưới chân đồi. Con đường mòn quanh co những nếp nhà sàn ẩn hiện.
- Aáp D đấy ông thầy. Cái ngôi nhà xa nhất và to nhất kia là nhà của cô Đinh Tơ Rang đó. Nhà của ông phái viên hành chánh xã Đinh Nghen để lại cho cô ấy.
Nhật nhìn theo hướng tay Nhiều chỉ, thấy một căn nhà sàn đo đỏ, y như được làm bằng gỗ. Chàng hình dung nếp sống lạnh lùng đơn độc của Tơ Rang trong căn nhà rộng thênh thang ấy mà thương cảm vô cùng. Chỉ chút nữa thôi chàng sẽ gặp lại Trang bằng xương bằng thịt, trở lại cả một dĩ vãng êm đềm của tuổi thơ ngà ngọc. Chao ôi, hồi hộp và sung sướng biết bao nhiêu. Có bao nhiêu điều phải hỏi, bao nhiêu nhớ nhung để chia xẻ. Có lẽ Nhật phải ở lại ấp D luôn đêm nay mới nói hết được bao nhiêu tâm sự đầy vơi.
Nhưng chàng bỗng giật mình nhìn thấy từ trên con đường dẫn tới nhà Tơ Rang đi ngượïc lại một đám người. Một đám lính thì đúng hơn vì họ đều mặc quần áo rằn rị Chết mẹ có chuyện gì xảy đến cho Tơ Rang. Hay là ban hai đã biết mọi chuyện chờ Tơ Rang trở về bắt nàng. Lúc đó Nhật khó mà thanh minh cho được. Tệ hơn nữa là họ có thể sát hại nàng. Thật thế không. Nghĩ đến đây Nhật bỗng thấy đầu óc quay cuồng nhức nhối:
- Đưa tao cái ống nhòm xem mấy người kia là ai.
Nhiều không đưa cho Nhật ngaỵ Nó đưa ống nhòm lên nhìn xuống đám người đang đi tới. Sau một hồi chăm chú nó kêu lên:
- Ồ, trung úy Lê ông thầy ơi, chắc ông Lê mang lính ra để chọc cô Trang. Oång dám làm ẩu lắm, ồ mà có ai như chuẩn úy Đức nữa. Đúng rồi ông Đức. Oång ra ngoài này làm gì, còm mấy đứa kia đúng là lính đại đội một.
Nhật giật mình lấy ống nhòm nhìn xuống. Quả đúng là Hoàng Lê và Đức thật. Bao nhiêu chuyện kể Hoàng Lê bức bách Tơ Rang dạo nào làm Nhật giận run lên. Trời ơi, giá mà có chuyện gì thì thằng này phải chết. Nhưng còn thằng cha sĩ quan trợ y kia cũng mò tới đó làm gì. Chàng nhớ lại chuyện Thúy Vân kể mà gờm cho ông thầy thuốc này. Có một cái gì khó hiểu mà linh tính cho chàng biết phải đề phòng bọn chúng.
Chỉ có một con đường mòn duy nhất. Muốn không gặp mặt bọn họ Nhật chỉ còn cách bảo thuộc hạ nấp vào bụi rậm. Nhưng chàng lại không ưa làm chuyện lén lút nên đành ra lệnh cho tất cả xuống đồi.
Chừng mười phút sau, vừa xuống chân đồi, bọn Nhật gặp Hoàng Lê và Đức cùng mấy người lính cận vệ đi lên. Chưa gặp mặt đã nghe Hoàng Lê hét toáng lên:
- Chúng mày đi thăm cô Tơ Rang đấy hả? ồ này có cả Thiếu úy Nhật nữa. Thôi đi về đi, cô Tơ Rang đi rừng chưa về, cô ấy không có nhà đâu.
Cả bọn Nhật ngạc nhiên, chưng hửng không biết Hoàng Lê nói thật hay đùa. Chàng liếc nhìn ông thầy chuẩn úy Đức để dò xét xem đúng hay sai. Anh chàng này vui vẻ xác nhận với Nhật, cử chỉ thân mật như để lấy lòng:
- Trung úy Lê nói đúng đó. Cô Tơ Rang không có ở nhàChắc cô ấy đi rừng chưa về. Cửa nào cũng khóa chặt.
Nhật phân vân nhìn Hoán như muốn hỏi. Nhưng Hoán toan trả lời thì Nhật lại gạt đi ra dấu cho Hoán đừng nói gì. Hoàng Lê đến bên Nhật thân mật:
- Thiếu úy Nhật thích cô Tơ Rang rồi chứ. Cái lưng ong thắt lại đó. Chỉ rà thôi cũng đủ ngất ngư rồi.
Nhật nhìn thẳng vào mặt Lê và Đức không nói một lời. Chỉ lẵng lặng ra lệnh cho thuộc ấp tiếp tục đi thẳng tới. Được một quãng chàng nghe tiếng Hoàng Lê chửi thề bực bội bảo Nhật là thằng nhóc con làm dóc. Chàng thầm nghĩ hay là hai người nói thật. Hoặc là Tơ Rang đã cố ý tránh mặt bọn họ. Đến chân đồi, ngôi nhà sàn của Tơ Rang hiện ra theo hướng nhìn của Nhật. Chàng thấy gọn ghẽ và ngăn nắp quá. Từ lối đi, bờ cây, bụi cỏ đều tương đối gọn gàng. Nhật có cảm tưởng như đây là một ngôi nhà trong các chuyện tàu hơn là buông thượng Hrẹ Chàng gọi Hoán tới, căn dặn bảo Hoán cho những người lính bao quanh rồi cùng bọn Nhiều, Kiệt, Du bước trên con đường quanh co dốc đứng lên tới sân nhà. Chàng ngạc nhiên thấy trong sân đủ các loại gia súc từ mấy con bò cho đến heo gà. Thật là sinh động. Nhật bước lên thang gác để nhìn lên liếp cửa vì chàng thấy một trang giấy học trò được gài ở đó. Nhìn nét chữ xinh xắn ngày nào lòng Nhật bồi hồi xúc động “ Anh, chờ em một chút. Em sẽ trở về. Trang”