Sau sáu tháng điều trị Ở Tổng Y Viện Duy Tân. Nhật trở về đơn vị. Gia Vực bây giờ đã tạm yên nhưng khung cảnh thanh bình xưa đã không bao giờ còn nữa. Những đôi mắt mai, ngây thơ của các nàng sơn nữ sớm sớm lên nương giờ đã đổi màu u buồn và sợ hãi. Những bờ ngực trần, vun tròn, thản nhiên khiêu giợi ngày nào chỉ còn trong truyện kể. Với những chết chóc, đói khát, đau khổ, nhục nhằn gây ra bởi chiến tranh, cũng bờ ngực ấy, giờ đây dài ngoẳng, đen đủi, nhen nhuốc và kinh tởm mỗi khi vô tình nhìn thấy. Tiểu đoàn 70 biệt động quân đã bỏ hẳn tiền đồn bên cạnh đồi Trinh Nữ. Và dù chỉ cách căn cứ dưới mươi cây số ngọn đồi ấy bây giờ là điểm oanh kích tự do mỗi khi có biến động. Đối với những người Thượng quanh vùng thì dù không bao giờ còn thấy cô gái ngồi xõa tóc giữa những đêm trăng, nhưng đồi Trinh Nữ vẫn là ngọn đồi linh thiêng cho mọi người sùng bái. Một buổi chiều, chiếc xe Jeep mui trần duy nhất của tiểu đoàn chạy ra cổng trại, dọc theo sân bay trên con đường đất đỏ bụi mù. Trên xe, ngoài người tài xế là ba ông sĩ quan trẻ với hai người lính.Nhật ngồi phía trước, Vinh, Chí ngồi quay lưng lại ở băng sau. Hai người lính mang máy ngồi bệt xuống sàn xe, bỏ thõng chân ra ngoài bửng. Họ đi về hướng tiền đồng Trinh Nữ ngày xưa. Tới nơi, cả bọn băng qua sông Re, tiến thẳng lên đồi. Họ đi tới một mô đất cao gần phiá bờ sông. Những ngôi mộ, cỏ đã xanh rì nằm ngang một hàng thẳng lối. Các bia đá mới được khắc ghi tên tuổi những người nằm xuống. Nhật cắm những nén nhang vừa mới đốt lên những ngôi mộ đó. Rồi trở về ngôi mộ đầu tiên. Chàng sờ vào tấm bia khắc tên người con gái như đang chạm vào chính da thịt của nàng. - Thôi, chào em ở lại, anh sẽ xa khỏi nơi này. Không biết có ngày nào trở lại. Trang ơi. Nhật muốn bật lên tiếng khóc nhưng chàng dừng lại kịp. Chàng bước sang những ngôi mộ kế bên. Thôi, ở lại nhé các em. Nhiều, Kiệt, Du ơi. Rồi như quả quyết. Nhật quay lưng,vẫy Vinh, Chí và ba người lính xuống đồi. Vinh hỏi Nhật . - Anh làm đơn bao giờ mà đã có lệnh thuyên chuyển rồi? - Mới đây thôi, nhưng thiếu tá đề nghị đặc biệt cho ưu tiên vì vấn đề sức khỏe. Chàng không nói gì thêm. Mà Vinh và Chí cũng không hỏi nữa.Gần đến sân bay Chí mới ngập ngừng . - Anh đi có nhớ Gia vực, nhớ tiểu đoàn không? Hai đứa chúng tôi lúc nào cũng nhớ và ngưỡng mộ anh. Coi anh như người anh ruột. Anh Nhật. Nhật không trả lời, chàng đưa hai tay, nắm lấy Vinh và Chí siết chặt. Nửa tiếng sau, chiếc trực thăng tiếp tế cuối cùng đã hiện ra ở chân trời. Nhật theo chuyến bay, trở về quân khu nhận lệnh thuyên chuyển về đơn vị mới, để lại bạn bè dưới vùng trời Gia Vực đau thương với những giải mấy tang trắng. Đôi dòng của người viết về tiền đồn biên phòng Gia Vực Sau lần tấn công như điên cuồng vào Gia Vực năm 1972 mà không chiếm được, Việt cộng đã bỏ ngỏ Gia Vực một thời gian khá dài. Hơn một năm sau vào năm 1974 Cộng quân lại một lần nữa đem đại quân đánh chiếm tiền đồn, và lần này chúng đã thành công trong chiến thuật biển người. Đại úy Trần Nghĩa –sau này lên Thiếu tá và chỉ huy tiểu đoàn đã bị mất tích trong trận thư hùng cuối cùng ấy. Một điều đặc biệt nữa là –Trung úy Lê Văn Chuẩn- người bạn cùng khóa ở trường Đại Học chiến tranh chính trị – được bổ sung thay thế Nhật cũng bị ghi nhận là tử trận trong lần tấn công đó. Sáu năm sau, khi ở trại tù ra, gặp lại bè bạn, Nhật được biết Lê Văn Chuẩn chưa chết, chỉ bị bắt sống và cũng ở tù 6,7 năm. Báo hại bà xã anh khóc hết nước mắt và cúng anh mệt nghi? Hiện nay, Chuẩn định cư ở Mỹ theo H.O. Anh đang ở Atlanta tiểu bang Georgia cùng với vợ con. Cuộc chiến đã qua gần một phần tư thế kỷ, nhưng đối với những người cựu chiến sĩ Việt Nam cộng Hòa thì như chỉ mới hôm nào. Lòng vẫn còn sôi sục, bừng bừng thời xông pha lửa đạn. Chi tiếc rằng thiếu hẳn sự kết đoàn nên giờ đây mỗi người một ngả. Than khóc cố hương.
Hết