A. X. Puskin bắt đầu viết tác phẩm này ngày 31 tháng Bảy năm 1827, dự định sẽ dựng nên một tác phẩm lớn. Ông thực hiện công việc suốt những năm 1827 –1828, nhưng sau năm 1828 chúng ta không tìm thấy dấu hiệu gì chứng tỏ tác giả còn tiếp tục công việc đó nữa.Cơ sở cốt truyện Puskin lấy từ tiểu sử của một trong các ông tổ đằng mẹ của mình Abram Pêtơrôvích Ganiban (trong truyện là Ibraghim), dòng dõi ởAbixinia (nay là Êtiôpia), từ nhỏ đã ở với Piốt I, được Piốt nhận làm con nuôi và cử đi Pari để học thành kỹ sư quân sự. Người ta không biết rõ lai lịch chính xác của anh Ả Rập và các hoàn cảnh đẩy anh đến với Piốt I. Trong bản tiểu sử viết tay bằng tiếng Đức của Ganiban còn giữ trong lưu trữ gia đình, sự thực lịch sử không phải bao giờ cũng được giữ đúng và nhiều sự việc trong cuộc đời ông mang tính chất rõ ràng là truyền thuyết. Tuy nhiên nhiều điều trong cuộc đời của Ibraghim miêu tả trong truyện thực ra là do Puskin sáng tác ra (chẳng hạn câu chuyện tình duyên với bá tước phu nhân).Tác phẩm này không hoàn thành và mới được Puskin công bố một phần: trích đoạn chương bốn in trong tùng thư "Những bông hoa phượng bắc” năm 1829 và trích đoạn chương ba in trong “Báo văn học” vào năm 1930, số 13. Cả hai trích đoạn chung tên "Hai chương trích tiểu thuyết lịch sử” được đưa vào tập "Các truyện do Alếchxanđrơ Puskin xuất bản" (1834). Tất cả sáu chương tiểu thuyết mà Puskin đã viết xong hoàn toàn (trừ chương bảy, vừa mới bắt đầu), lần đầu tiên xuất hiện sau khi Puskin qua đời trong tạp chí “Người đương thời", (t. VI, 1837) dưới nhan đề “Người da đen của Piốt Đại đế” do ban biên tập đặt ra. Các đề từ Puskin chuẩn bị cho tiểu thuyết này còn chưa phân bố cho các chương (trừ đề từ cho chương VI), sau này các nhà biên tập đã áng chừng mà sắp xếp.1 Đề từ cho toàn bộ tiểu thuyết, trích từ truyện dài bằng thơ "Ala" của nhà thơ Nga Nhikôlai Iadưkốp (1803-1846). – 8.2 Đề từ cho chương I trích ở bài thơ bông đùa “Chuyến du lịch của N.N. đến Pari và Luân Đôn” (1803) của nhà thơ Nga Ivan Ivanôvích Đmitơriép (1760-1837). – 83 Ibraghim – Abram Pêtơrôvích Ganiban tằng tổ phụ về đằng mẹ của nhà thơ (1697/98 – 1781). Con trai một công tước xứ Abixinia, được đưa từ Cônxtantinôpôn về Pêterburg. Cônxtantinôpôn là nơi Ibraghim bị giữ làm con tin trong cuộc chiến tranh với quân Thổ. Nhận thấy chú bé có những khả năng xuất chúng, Piốt I đã đích thân dạy chú học tiếng Nga và toán học. Năm 1717 Ibraghim đi du học ở nước ngoài 5 năm. Trước khi Piốt I chết (1725) Ibraghim phục vụ trong trung đoàn Prêôbragienxki, phụ trách phòng đồ án và thiết kế của nhà vua, dạy cho thanh thiếu niên quý tộc học toán và kỹ thuật.Piốt Đại đế - Piốt Đệ Nhất Đại đế (1672-1725) – vua Nga từ năm 1682, từ 1721 – là hoàng đế đầu tiên của nước Nga. Là nhà hoạt động nhà nước vĩ đại, là thống soái, là tư lệnh hải quân và là một nhà ngoại giao. – 84 Trên thực tế Ganiban đã ăn học tại trường pháo binh ở La Pherơ. Người ngoại quốc chỉ được nhận vào học ở trường này. Ganiban ở La Pherơ cho đến cuối năm 1722. Trường võ bị Pari mãi đến năm 1751 mới được thành lập – 85 Chiến tranh Tây Ban Nha - chỉ chiến tranh Anh và Pháp chống Tây Ban Nha những năm 1718-1720. –86 Luy XIV (1638-1715) – vua Pháp từ năm 1643. Giai đoạn cầm quyền của ông ta là đỉnh cao của chế độ chuyên chế (truyền thuyết đã gán cho Luy XIV câu châm ngôn: "Nhà nước tức là ta"). – 97 Công tước Oóclêăng Philíp (1674-1723) – quan phụ chính đại thần của vua LuyXV (1710-1774) từ năm 1715 đến 1723, khi nhà vua còn vị thành niên. – 98 Pale-Roian – cung điện của các công tước Oóclêăng ở Pari. – 99 Giôn Lau (John Law, 1671-1729) – nhà tài chính và kinh tế học người Scốtlen, cầm đầu Tổng Ngân hàng Pari, bộ trưởng bộ tài chính Pháp, là người đề xướng việc phát hành một số lượng tiền giấy mất giá, dẫn tới việc đổ vỡ về tài chính và nhiều cuộc phá sản. – 910 Công tước Risơliơ Luy Phranxoa Ácman đuy Plexi (1696-1788) – nguyên soái Pháp, một cận thần sắc sảo, nổi tiếng về những chuyện trăng hoa. – 911 Ankibiát - một tướng lĩnh và nhà hoạt động nhà nước có tài của Aten thế kỷ V trước công nguyên, đồng thời cũng nổi tiếng truỵ lạc và vô đạo đức. Tên của Ankibiát đã đi vào thành ngữ để chỉ con người có tài năng xuất chúng, nhưng truỵ lạc và vô đạo đức. Puskin dùng tên Ankibíat để chỉ công tước Risơliơ. – 912 Temps fortuné, marqué par la licence... (nguyên văn tiếng Pháp) – trích trong ca khúc XIII trong bản trường ca "Nàng trinh nữ Oóclêăng” (1755) của Vônte (1694-1778). Đoạn này nói về thói ăn chơi vô độ, hưởng lạc hết mức, quên hết mặt đạo đức của giới quý tộc thượng lưu lúc đó. – 10.13 Aruê – tên thật của Vônte: Mari Phranxoa Aruê. – 10.14 Sôliê Hiom (1639-1720) – linh mục, nhà thơ trữ tình Pháp, mặc dù có chức sắc tôn giáo, ông vẫn truyền bá tự do tư tưởng và khoái lạc cuộc sống. Tác giả ca khúc và thư văn vần, ca ngợi rượu và tình yêu. – 10.15 Môngteskiơ Sáclơ Luy (1689-1755) – nhà văn hài hước, nhà chính luận Pháp, nhà tư tưởng quân chủ lập hiến. – 10.16 Phôngtơnen Bécna lơ Bôvie đờ (1657-1757) – nhà văn khai sáng Pháp, tác giả tác phẩm phổ biến khoa học. – 10.17 Nhà tu kín ở Pháp trước đây thường là nơi dạy dỗ các cô gái con nhà quyền quý. – 10.18 Đề từ cho chương II, trích trong tụng ca "Nhân cái chết của công tước Mêserxki" (1779) của nhà thơ Nga nổi tiếng thế kỷ XVIII Gavrila Đergiavin (1743-1816). – 14.19 Kraxnôiê Xêlô - một vùng thuộc ngoại ô Pêterburg (hiện nay là một huyện lỵ của tỉnh Lêningrát). – 17.20 Êkatêrina I Alếchxêépna (1684-1727), hoàng hậu Nga (1725-1727), vợ thứ hai của vua Piốt I. – 18.21 Ôranhiênbaum (nay là thành phố Lômônôxốp) – dinh thự của Nga hoàng ở ngoại ô Pêterburg. –18.22 Trận Pôntava năm 1709 - trận giao chiến quyết định giữa quân Nga và quân Thuỵ Điển trong cuộc chiến tranh Bắc phương 1700-1721. Quân Nga đứng đầu là Piốt Đại đế đã giành được chiến thắng oanh liệt, đánh tan tác quân Thuỵ Điển. – 19.23 Mensikốp Alếchxanđrơ Đanhilôvích (1673-1729) - một trong những người cộng sự gần gũi nhất của vua Piốt, nhà hoạt động quốc gia và vị tướng lỗi lạc. – 19.24 Công tước Đôngôruki Iakốp Phêđôrôvích (1639-1720) - một trong số những phụ tá thân cận của vua Piốt, nổi tiếng vì những ý kiến độc lập. Thường thực hiện những sứ mệnh ngoại giao ở nước ngoài. – 19.25 Bruýt Iakốp Vilimôvích (1670-1735) - vị tướng, nhà ngoại giao và học giả Nga, người biên soạn bản đồ Nga và niên lịch in đầu tiên của Nga có những dự báo về thời tiết, gọi là lịch "Bruýt"; quản lý nhà in dân sự ở Mátxcơva, xuất thân là người Scốtlen. – 19.26 Phaoxtơ Giôhan - một nhà giả kim thuật người Đức đã bán linh hồn cho quỷ dữ (theo lời kể của một truyền thuyết trung cổ). Vì những thí nghiệm vật lý và hoá học của mình, Bruýt cũng nổi tiếng như một thầy phù thuỷ vậy. – 19.27 Ragudinxki – Vlađixlavích Xava Lukích (khoảng 1670-1738) – nhà hoạt động nhà nước và nhà ngoại giao Nga, theo dẫn chứng trong tiểu sử tiếng Đức của Ganiban, thì hình như anh ta được đưa từ Cônxtantinôpôn cùng Ganiban về cho Piốt I. Thường thực hiện các sứ mệnh ngoại giao ở Thổ Nhĩ Kỳ và Trung quốc. – 19.28 Đêvie Antôn Manuilôvích - người Bồ Đào Nha, cận thần và là trợ thủ đắc lực của Piốt Đại đế, sau này là thiếu tướng cảnh sát trưởng Pêterburg. – 19.29 Đề từ trích không sát nguyên văn ở bi kịch “Những người Hy Lạp" của V.K. Kiukhenbeker (1797-1846) - một nhà thơ Nga tham gia cuộc khởi nghĩa tháng Chạp, bạn của Puskin. – 20.30 Trung đoàn Prêôbragienxki – do Piốt I lập nên, một đơn vị lâu đời có đặc quyền của quân đội Nga. – 20.31 Sêrêmêchép Bôrít Pêtơrôvích (1652-1719) – bạn chiến đấu của Piốt I, tuớng Nga (1701), bá tước (1706). Một trong số rất ít những người thân cận nhất của Píôt I, thuộc một dòng họ quý tộc lâu đời. – 20.32 Gôlôvin Ivan Mikhailôvích (1672-1737) – quan hầu cận của Piốt I, về sau là thuỷ sư đô đốc Nga. – 20.33 Pháp viện tối cao – cơ quan hành pháp cao nhất ở nước Nga Sa hoàng có trọng trách giám sát các hoạt động của các cơ quan tư pháp, tài chính và chính quyền. Pháp viện tối cao do Piốt Đại đế lập ra năm 1711 để thay thế cho viện Đu-ma của bọn quý tộc địa chủ và tồn tại cho đến trước Cách mạng tháng Mười năm 1917. – 20.34 Buturlin Ivan Ivanôvích (1661-1738) - nghị sĩ, tướng, uỷ viên Hội đồng quân sự Nga. – 20.35 Hội đồng hải quân – cơ quan Nhà nước trung ương quản lý hạm đội hải quân ở nước Nga (1718-1727). Phụ trách các xưởng đóng tàu, các nhà máy sản xuất vải gai và dây chão, chỉ đạo việc xây dựng các cửa biển và hải cảng, huấn luyện và cung cấp trang thiết bị cho hạm đội. – 20.36 Phêôphan Prôkôpôvích (1681-1736) - Tổng giám mục Nốpgôrốt, một chiến hữu gần gũi nhất của Piốt I, nhà thơ, học giả. Ông ủng hộ các cải cách của Nga hoàng mà giới tăng lữ phản động ra sức chống lại. – 21.37 Gavriin Burginxki (1680-1731) – giám mục xứ Riadan, một tu sĩ uyên bác, từ năm 1721 là giám đốc các nhà in Pêterburg và Mátxcơva, nhà văn, dịch giả. – 21.38 Kôpiêvích Ilia Phêđôrôvích (chết khoảng 1707) - mục sư môn phái Luyte, dịch giả, người tổ chức xưởng in Nga ở Amxterđam. – 21.39 Koócxakốp – nguyên mẫu của nhân vật này là Rimxki-Koócxakốp Vôin Iakốplêvích (1702-1757). Năm 1716 được cử sang Pháp ăn học, năm 1724 trở về Pêterburg. – 21.40 Buổi vũ hội - việc miêu tả buổi vũ hội, như chính Puskin xác nhận, là dựa theo tác phẩm của I. Gôlicốp "Những hoạt động của Piốt Đại đế” và tuyển tập "Lề thói Nga" của A. Koócnhilôvích. Trong tác phẩm, Puskin không thể nêu tên Koócnhilôvích, người bị kết án vì tham gia cuộc khởi nghĩa tháng Chạp. Cơ sở chủ yếu để miêu tả buổi vũ hội là bài báo của Loócnhilôvích "Về những vũ hội đầu tiên ở nước Nga". – 22.41 Natalia Kirilốpna (1652-1694) - mẹ của Piốt I. – 24.42 Mơ-nuy-ê - điệu nhảy Pháp cổ xưa, rất phổ biến ở thế kỷ XVII- XVIII. – 25.43 Đề từ trích trong chương IV trường ca "Ruxlan và Líutmila" (1820) của A. Puskin. – 27.44 Thằng ngốc, mụ ngốc là những nhân vật có vào thời nước Nga cổ xưa, trong cung điện vua chúa và các gia đình khá giả là một sở hữu nhất thiết phải có. – 29.45 Đây là nói đến cuộc viễn chinh của quân Thuỵ Điển tới Kurlinđia (thuộc lãnh thổ Látvia hiện nay) và Ba Lan sau khi chúng chiến thắng quân Nga ở gần Narva năm 1700. – 32.46 Đề từ trích không chính xác ở nhạc kịch hài hước "Người thợ xay bột, gã phù thuỷ, tên lừa đảo và ông mối" (1779) của A.O. Ablêximốp (1742-1773). – 33.47 Ám chỉ công tước Mensikốp, theo lời đồn, hồi nhỏ bán bánh rán. – 33.48 Txarêgrát – tên gọi Nga cổ xưa của thành phố Cônxtantinôpôn - thủ đô của Đế quốc Bidanti (hiện nay là thành phố Xtambun ở Thổ Nhĩ Kỳ). – 35.49 Bôva Kôrôlêvích và Êruxlan Ladarêvích – các nhân vật trong truyện dân gian Nga mà Puskin hằng quen thuộc qua các câu chuyện kể của bà nhũ mẫu và bà nội nhà thơ. – 35.50 Xtơ-rê-lét là đội quân thường trực đầu tiên của Nga được trang bị súng ống. Do Ivan Hung bạo xây dựng vào thế kỷ XVI. Thoạt tiên lính xtơ-rê-lét được lấy từ đông đảo các tầng lớp nhân dân thành thị và nông thôn. Sau đó họ phải phục vụ quân đội đến trọn đời và cha truyền con nối. Họ sống thành làng, có gia đình, làm các nghề thủ công và buôn bán. Cuối thế kỷ XVII họ tham gia vào vụ nổi loạn của kiêu binh xtơ-rê-lét. Năm 1698, sau nhiều lần dấy loạn, đội quân xtơ-rê-lét bị Piốt I giải thể và quân đội chính quy Nga được thành lập. – 36.51 Ám chỉ vụ nổi loaạ của kiêu binh xtơ-rê-lét năm 1682. – 36.52 Trong bản thảo không có con số 15, thay vào đó là một chỗ trống. Ibraghim Ganiban sinh ở Abixinia trên bờ sông Marép. – 37.53 Tức là Alếchxanđrơ Đanhilôvích Mensikốp. – 38.54 Cáclơ XII (1682-1718) – vua Thuỵ Điển, đầu tiên đánh thắng quân Nga một vài trận, nhưng năm 1709 bị Piốt I đánh cho thất bại tơi bời ở gần Pôntava và phải bỏ chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ. – 43.