Tóc tai lởm chởm, mắt trũng xuống, anh len lỏi trong con hẻm tối tăm. Dù dáng dấp rất bụi, anh vẫn cảm thấy rờn rợn trước những cặp mắt sắc lẻm như dao dõi theo mình. Túi còn mười ngàn, anh tấp vô một cái quán èo uột, kêu:- Làm ơn cho một cô ca, một Khánh Hội, nghe.- Ơn với huệ cái chi! Có tiền mua tiên cũng được...- Ơ, cái nhà anh kia...Một gã to béo, ục ịch tiến lại phía anh, hất hàm, hỏi:- Nhà báo?Anh chưa kịp trả lời, một gã gầy nhom ngồi đối diện đã nheo mắt, nói giọng xiên xỏ:- Báo chí hay báo hại?Anh cười nhăn nhở:- Dĩ nhiên là báo chí!Anh trả lời và lấy làm lạ rằng, bằng cách nào họ biết anh là nhà báo? Anh đã ăn mặc y hệt một kẻ bụi đời: Quần jean cắt ống cào cho te tua, áo phông loè loẹt, chân lại xỏ một đôi giày đúng mốt. Thế mà...- Ở đây không bán cô ca, cấm hút loại thuốc lông chuột! Nghe chưa? Cũng không cần phải "làm ơn". Nghe chưa?Gã to béo vừa nói vừa nháy mắt vừa quăng gói ba số năm về phía bàn anh. Rồi gã ngồi xuống bên cạnh, gọi với vô phía trong: - Các em! Lè lẹ cho anh Hai mười "ve" đập phá chơi nào...Anh còn chưa hết ngỡ ngàng thì mấy cô gái bán hàng đã nhanh nhảu mang ra một két bia. Gã to béo khui bôm bốp. Bia xủi bọt, tràn cả ra ngoài các miệng ly.- Tuị này bao mà - Gã gầy nhom đẩy một cái ly về phía anh - Trăm phần trăm! Nào, zdô...Anh nốc cạn ly bia như một cái máy.- Chẳng nói giấu gì ông anh - Gã to béo vỗ vai anh - Tuị này làm "chuột". Ở nhà tổ chuột thì làm chuột có gì xấu? Nghĩa là đục kho khoét hầm, lấy trộm hàng của nhà nuớc ấy mà. Cũng chẳng được là bao mà vào tù ra tội như chơi. Nhục chứ sướng cái chi! Nhưng mà tức...Gã gầy nhom gật gù, chen vô:- Anh Hai tức lũ "chuột lớn" lọt lưới! Thôi đi cha nội ơi, mèo nhỏ bắt chuột nhỏ chớ! Mặc kệ nó đời... Uống đi nào, uống...Gã to béo quắc mắt, nhìn xoáy vô mắt kẻ đàn em, hạ giọng:-Tuị này biết ông anh là một nhà báo tốt. Ông viết bài nên khu này mới có con hẻm láng xi măng này, lại sắp có máy nước, có điện... Nghĩa là ông còn thương cánh áo rách. Giá ông kiếm cho tụi này một cái việc gì đó, có lẽ ông đỡ phải chui rúc vô đây viết về lũ "chuột con". Bọn này đã phục ông ở đây vì biết thế nào ông cũng còn quay lại. Dĩ nhiên, mai phục không phải để hại ông, vì ông viết về tội lỗi của bọn này. Mà để thưởng công ông, xúi cây viết còn thơm thảo của ông hướng về lũ "chuột lớn" kia...- Ê, mấy em! Gã gầy nhom kêu.Mấy khuôn mặt loè loẹt phấn, dở cười dở khóc, lấp ló sau tấm phên lá dừa.Anh liếc nhìn họ, tỏ vẻ ái ngại. Như đo được lòng anh qua ánh mắt, gã to béo khoát tay: - Cho lui! Ông anh đây còn sạch sẽ, đừng nhúng ông vô bùn.Rót thêm bia vô ly cho anh, gã bảo:- Thực ra thì tụi này không xấu như người ta vẫn tưởng. Chỉ nghèo thôi! Nghèo nên khổ, nên cực, nên cùng! Nghèo nên ngu, nên hèn, nên rồ dại! Nhưng tụi này cũng rất giầu! Đấy, ông coi, anh em dám bao cả chục em bơ vơ từ miệt vườn lên. Em nào lớ xớ đi kiếm tiền là ăn dao liền à. Hà, hà...Đói cho sạch...Cũng là một kiểu sạch! Ly bia chảy qua cổ họng anh bỏng rát. Thứ lộc trời này, lần đầu tiên anh được nếm...- Nhà báo, anh nói cho chú biết, chú thua rồi. Hôm nay anh đã bắt được một tên trộm cỡ bự.- Tình tiết này có ý nghĩa gì? Khi mà anh và đồng bọn đã bán cả kho hàng?- Sao lại không có ý nghĩa? A ha, bọn trộm này đúng là ân nhân của bọn anh. Nhờ chúng mà anh sẽ vô tội. Và chú mày, chú mày cũng chẳng còn chi mà viết nữa nhỉ - Ông ta hài hước.Anh cười:- Không dễ thế đâu. Trời giăng lưới cả rồi đấy, anh chớ có vội mừng!Vị giám đốc đổi giọng, tâm sự:- Thì anh vẫn đợi đấy chứ! Có điều, anh khuyên chú đừng có dã tràng xe cát. Anh vốn sòng phẳng nên đến đây không chỉ mang theo lời khuyên. Bây giờ ván bài đã lật ngửa, anh không chơi đẹp thì chú mày cũng đành bó tay thôi. Hơn nữa, việc điều tra là của công an, can hệ gì đến chú mà chú cứ xía vô? Thôi, cầm lấy chút đỉnh này để lấy hơi mà viết cái tác phẩm nhớn nhớn một chút. Cho nó ra hồn cái anh nhà văn! Hay là chú chỉ muốn làm một anh viết nhựt trình nhãi nhép mãi?Anh gắt:- Anh cầm tiền về đi! Tôi không thể...Vị giám đốc sẵng:- Được! Tôi chẳng còn điều gì để nói thêm với chú nữa. Xem chú làm được cái gì nào? Rồi ông ta bỗng hét lên:- Thế là ngu! Ngu! Chú hiểu chưa?Vị giám đốc tím mặt, đùng đùng ra về. Nhưng chỉ một lát sau, ông ta đã sai người mang đến cho anh một bức thư. Thư viết: "Đừng giận anh! Lúc nóng anh đã thô lỗ với em. Là người lính cũ, anh rất thông cảm với chất lính và cái tâm của em. Anh mong em nghĩ đến cái tình. Chẳng gì thì trong chiến tranh anh cũng là đại đội trưởng của em..."Anh đọc thư, thở dài.Điều này anh không bao giờ quên: Cách đây hơn hai mươi năm, vào cái mùa hè đỏ lửa và máu ở Quảng Trị, sau một trận bom B52, chính đại đội trưởng đã bới đất moi anh lên. Anh ấy đã cưu mang anh hơn cả một đứa em.Còn bây giờ?Đau xót và buồn rầu, anh lang thang ra phố.- Anh nhà báo! Vô đây, anh.Giật mình, anh nhìn lên và biết mình đang ngang qua cái quán nghèo trong hẻm. Ai xui khiến anh tới đây?Quán vắng teo.Hai cô gái miệng nói, tay dắt, kéo anh vô quán. - Làm ơn cho một chai cô ca! Anh nói. - Có gì nữa không? Một cô tiếp lời. Anh nửa như gật đầu. Cô kia xà vô lòng, anh cũng để mặc. Lần đầu tiên anh để mặc ai làm gì mình thì làm.- Anh cứu anh Hai, anh Ba tụi em đi anh!- Ơờ, ờ...- Tội nghiệp anh Hai lắm nghe anh. Ảnh bị bắt lúc đang trong kho. Bảo vệ cứ nhằm cái bụng bự của anh ấy mà đấm, mà đá túi buị... Còn anh Ba, nghe nói mất tích luôn. Chắc họ đánh chết rồi...Hu hu...- Ảnh chưa chết đâu - Một gã mặt đen đúa, tay chạm rồng nham nhở, nở một nụ cười méo xệch, buồn nản - Vừa bị bắt rồi!- Ở đâu? - Trong công-ten-nơ! Kho số 5.- Ơ...Thế là thế nào?- Khi anh Hai và anh Ba chui vô kho, em ở ngoài canh chừng, chờ hai ảnh tuồn hàng ra. Chờ mãi, em tò mò ghé mắt vô coi, thì trời ơi, hai cha nội đang loáy hoáy bên một cái máy thu băng. Đúng lúc ấy...Thấy mắt anh bất ngờ sáng lên, một cô giục:- Kể tiếp đi, Tư!- Bảo vệ ùa vào. Họ tóm ngay được anh Hai. Bụng ảnh to quá, chạy không nổi. Anh Ba ôm cái ra-đi-ô chui tọt vô một cái công-ten-nơ rỗng... Em thì chạy...cắm đầu chạy... Đạn bắn vèo vèo bên tai thế này này... Hết cả hồn!- Kể như toi! Cô gái đang ngồi trong lòng anh kêu lên - Anh nhà báo ơi, anh cố cứu anh Hai, anh Ba tụi em với nha anh!Không biết vì lẽ gì, anh gật đầu.Ô hay! Sao anh lại dám hứa cứu cả đám trộm?Khi anh đến kho số năm trên đường Ổ Gà, bảo vệ đang lập biên bản về một công-ten-nơ đã bị kẻ gian moi hết hàng hóa, nhưng bên trong lại có một gã đàn ông gày nhom đang nằm ngủ. Hỏi gì gã cũng chỉ ú ớ...Anh nhận ngay ra gã "chuột nhỏ". Hai tay gã cứ khư khư ôm lấy bụng khiến anh nghĩ gã vừa bị đánh đau lắm. Thật không ngờ, lựa lúc mọi người đang hút mắt vô một mũi khoan quý còn sót lại ở một góc công-ten-nơ, nhanh như chớp, "chuột nhỏ" đã kịp nhét vô túi áo anh một cuộn băng ca-sét. Rồi gã nói nhỏ: "Đi đi... Mau lên! Trong đó có cái anh đang cần tìm đấy..."Như một kẻ đồng loã, anh bỏ mặc tên trộm, quay ra. Phỏng vấn mấy người bảo vệ cho có lệ, anh kêu xe ôm chạy về toà soạn, lấy cái ca-sét ra và lắp băng vô để nghe..."Hai thằng chui vô kho mà!". "Ờ, sao chỉ tóm được thằng phệ?". "Thằng ốm nhỏ con bỏ chạy, tụi em nhằm chân nó bắn, nhưng không trúng". "Thế là yên tâm về cái hòm mũi khoan kim cương". "Sếp hết lo nhá". "Tụi em sẽ nện cho nó lòi ruột ra. Phải kí vô biên bản nhận lấy một hòm đồ đã. Lúc đó hãy giải nó lên công an". "Ừ, cứ thế mà làm". "Đừng để bọn nhà báo biết. Rách chuyện lắm..."Vẫn giọng giám đốc. Có điều ông ta đang nói với đàn em, những kẻ giữ kho cho ông.Xen vào lời ông ta còn có cả những tiếng thô tục phía xa, tiếng đấm đá bùm bụp, tiếng "hự hự" yếu ớt của một kẻ nào đó bị đánh...Khi cuốn băng vừa đuợc sang xong, cũng là lúc anh có điện thoại."Alô! Chú mày hả. Nhanh chân thật! Thôi, chỗ anh em cả. Anh mong chú đem trả lại cuốn băng mà tên "chuột nhỏ" đã lén trao được cho chú. Đây là tang vật của vụ trộm. Công an đang tìm chú đấy, chú nhà báo ạ. À, mà anh giỡn cho vui thôi. Cứ giữ lấy, chiều anh lại nhé..."Điện của vị giám đốc. Giọng của đại đội trưởng.Suốt cả buổi, anh ở lỳ toà soạn.Viết. Xoá. Lại viết. Lại xóa... Có đến nửa xọt giấy. Cái sọt há hốc miệng như giễu cợt anh. Hình như anh chưa ăn gì...Rồi cũng xong. Anh nộp bài. Ngáp. Thở dài. "Thôi đi về!".Anh lê bước về nhà. Đầu đau như sắp vỡ tung ra.Vợ anh đang ôm con ngồi trên giường. Chị gắt:- Mau về mà đưa con đến bệnh viện! Sốt cao lắm!- Ờ, ờ...Nhìn nhanh vô đôi mắt thất thần của chồng, chị bỗng hỏi khẽ:- Anh còn tiền nhuận bút bài hôm chủ nhật không? Tủi quá, con bệnh mà em chẳng còn lấy một đồng...