Ðã có rất nhiều nhà văn muốn giải đáp câu hỏi này: con người ta yêu nhau vì cái gì? Cú sét ái tình còn khó giải thích hơn lưỡi tầm sét của ông Thiên Lôi. Nếu tin các truyện diễm tình nhan nhản trên báo hiện nay thì, tình yêu thường bắt đầu trong một buổi chiều buồn (đa số là hoàng hôn), một đêm trăng bên bờ đê, một buổi tan rạp chiếu bóng hay những khung cảnh đại loại thơ mộng như thế. Còn cuộc tình của tôi lại bắt đầu trong một nhà hộ sinh, bên cái bàn đẻ, mà lại vào lúc nửa đêm. Vâng, một nhà hộ sinh nửa tư nhân, nửa nhà nước do một bà mụ có nghề, có cơ sở nhà cửa, biển hiệu "trước ngày tiếp quản", sau buộc phải vào công tư hợp doanh vì thời đó nếu không vào thì không biết mua cồn sát trùng ở đâu nữa. Lúc chuyện này xảy ra thì cái nhà hộ sinh ở tỉnh lẻ này đã có trên 50 năm tuổi trong đó có gần 40 tuổi công tư hợp doanh nên chắc các bạn, nhất là các bạn nữ có thể tưởng tượng ra nó thế nào rồi. Những bức tường nửa thế kỷ không quét vôi, những chậu men lavabô vàng úa, chỉ có những cái foóc xép bằng inốc là chưa han rỉ tuy không ai thống kê nó đã làm đần độn mất bao nhiêu thiên thần trẻ em. Không phải nhà đỡ đẻ này không ăn nên làm ra mà bỏ bê những thứ đó. Cái chính là vì bà mụ chót trương biển hiệu "sage femme tốt nghiệp tại Paris" nên bà không muốn thay mất những thứ gì có nhãn hiệu Pháp quốc, kể cả nước vôi vàng thuộc địa bên ngoài tường bao. Bà sợ nhà hộ sinh nổi tiếng của bà mất "din" dù chính bản thân bà cũng đã về với Chúa và cô con gái tiếp thu cơ ngơi của mẹ. Người sau này tôi yêu đang nằm trên bàn đẻ, ngay sát cạnh vợ tôi, cũng nằm trên một bàn đẻ khác cạnh đó. Tôi là một ông lính kiểm lâm, quanh năm lặn lội và đánh nhau với bọn lâm tặc trên rừng, sáu tháng không hề ghé qua nhà. Vậy mà khi tôi về thăm thì vợ tôi đã có một cái bụng ba tháng, nhỉnh hơn cái nồi áp xuất Nga một tý. Cô ấy khóc lóc, van xin. Tôi hỏi: "Ngủ với thằng nào?" Cô ấy bảo không biết tên thật của nó và nó lặn mất tăm rồi. Thì ra, nó tự nhận là giám đốc một công ty thương mại, khai đại một cái tên Mít hay Xoài nào đó, đến nhà vợ tôi với cái áo sơ mi trắng bong túi trước nít chặt đôla (cũng có thể là đô la âm phủ) vài miếng xà bông Luz làm quà ( thật tiếc cho hãng Luz, giá như họ biết thêm vào quảng cáo dòng chữ: Luz thơm quên cả chồng thì chắc là ấn tượng lắm) ông ta đã có ngay quyền làm chồng và làm cha. Tôi còn biết nói thế nào nữa? Tôi bảo cô ấy: "Thôi, cứ yên tâm tĩnh dưỡng mà sinh đẻ cho mẹ tròn con vuông. Ðiện trước mấy ngày, tôi về!" Và hôm ấy, nửa đêm, tôi đưa vợ tôi đến nhà hộ sinh đã từng có một bà mụ sinh thời "tốt nghiệp tại Paris". Nếu bổ sung thêm một sự khác nhau nho nhỏ giữa cái nhà hộ sinh này với những bệnh viện phụ sản hiện đại là người chồng hay người nhà, không cần mặc áo bờlu, không có nhiệm vụ gì cũng được tự do thoải mái vào phòng, đứng cạnh người đẻ lúc vượt cạn. Khi tôi cùng ngồi trên xích lô đưa cô ấy đến, người ta hối chúng tôi vào phòng ngay và cũng hối hả thay một cái váy "bà bầu" vải phin trắng cho cô ấy trước mặt tôi. Cô hộ lý bảo: "Còn lạ gì nữa mà ngượng?" Tôi ngượng vì chuyện khác. Lát sau, một cô gái bụng lặc lè, từ đi vào phòng và leo lên bàn đẻ thứ hai. Cô ta nhăn nhó "như đàn bà đau đẻ" nhưng không một tiếng rên, khác hẳn vợ tôi. Tự dưng lúc bấy giờ tôi có một ý nghĩ: vợ tôi kêu la ầm ĩ vì có tôi ở bên cạnh còn cô sản phụ này chắc không có ai cho nên chẳng kêu la làm gì. Cũng như với vợ tôi, cô hộ lý cũng thay cho cô gái mới đến một cái váy phin trắng và bỗng chốc trên hai cái giường sát cạnh nhau, hai người đàn bà vì đau đớn nên không giữ gìn gì nữa, co đầu gối lên và rên la. Tôi đỏ mặt, định quay ra không ngờ đụng ngay bà bác sĩ bước vào. Bà ấy bảo: "Ði đâu ông anh? ở lại mà lo liệu rồi còn động viên vợ chứ?" Sực nhớ ra điều gì, bà nghiêm mặt hỏi: "Cái nào là của anh đây" Có lẽ bà ấy ám chỉ cái thai. Không hiểu sao, có lẽ bối rối vì ngượng, tôi không trả lời. Thực ra, như độc giả đã biết, chẳng cái nào là của tôi cả. Bà bác sĩ không nói gì. Tôi ở trong phòng đỡ đến sáng. Vì có hai ca sinh gần như cùng một lúc, chỉ mỗi cô hộ lý với bà bác sĩ nên tôi rất đắc dụng. Bà bác sĩ nhờ tôi bỏ nhau vào túi nilông rồi mang ra thùng rác, đốt kim tiêm, bế hai đứa trẻ ra phòng hậu sản đặt chúng vào những cái cũi trẻ sơ sinh, những công việc không thể chối từ và vốn là lính rừng tháo vát, tôi vừa ngoan vừa rất được việc. Không những tôi phải làm những việc phục dịch cho vợ tôi mà với cả cô sản phụ chưa quen biết nữa. Khi cả hai đã "mẹ tròn con vuông" và được chuyển xuống phòng "hậu sản" thì tôi đứng không vững nữa. Mọi người trong nhà hộ sinh cũng quá bận nên cũng chẳng ai hỏi han xem vì sao tôi lại đến đây để phục vụ những hai người đàn bà sinh đẻ. Chỉ có cô y tá, khi hai tay hai đứa bé đỏ hỏn một trai một gái từ phòng sinh đi ra, trêu tôi: "Ông căn thế nào mà cả hai lại đi đẻ một ngày, lại đủ cả nếp lẫn tẻ, tài thế!" Tôi im lặng nhận liều một lời khen. Tại nhà hộ sinh này sản phụ chỉ được nằm lại không quá hai ngày nên đến chiều ngày thứ hai tôi đã thuê xích lô đưa bà vợ tôi về nhà. Cô gái được tôi chăm sóc vẫn không thấy có ai lai vãng. Tôi cũng không muốn tò mò đến hoàn cảnh của người ta nên làm như không quan tâm. Mình phục vụ cô ấy mấy ngày thế là quá đủ. Nhưng khi thấy vợ tôi dọn chỗ và cả hai vợ chồng tôi rối rít chuẩn bị đưa bé về nhà thì tôi đọc thấy trong mắt cô gái một nỗi kinh hoàng thực sự. Ðiều ấy có nghĩa là cô không còn ai để nhờ vả trong khi hai mẹ con phải nằm lại đây, có nghĩa là không biết làm sao để ra về được ổn thoả. Và tôi thấy cô ấy khóc. Tôi lạnh lùng nhận vài lời cám ơn của cô ta, nhận luôn cả số tiền cô nài nỉ "thanh toán" lại với tôi trong mấy ngày cô nhờ tôi mua cái này cái nọ. Tôi, vợ tôi và cháu bé (không phải con tôi) ra về. Khicho anh nghe chuyện của mình. Nhưng chị không kể. Vô ích. Tưởng cái làng quê của chị làm chị mất mọi cơ hội được làm mẹ, làm vợ. Chị bỏ nghề dạy học, theo hắn về thành phố. Hắn đẹp trai, mồm mép và nguy hiểm nhất là hắn rất hào phóng và tử tế. Chị chưa nói dối ai nên hắn nói gì chị cũng tin. Hắn sống với chị trong một căn hộ thuê của ai đó, hứa sẽ cưới chị khi đủ tiền mua một căn hộ khác đàng hoàng hơn. Chị tưởng đã có một gia đình, có một người chồng tài ba, kiếm được nhiều tiền bằng cách nào chị không có quyền quan tâm và hỏi han. Khi thằng bé ra đời thì hắn không bao giờ nói tới chuyện cưới xin nữa. Bà hàng xóm bảo chị: "Thằng nào cũng thế. Có con rồi thì không chịu cưới nữa". Cho đến hôm nay... Anh nghe, nhớ lại ngày anh ở Pleiku về nhà và thấy vợ anh xanh xao, nôn oẹ với cái thai gần ba tháng. - Khi em đưa thằng bé đi tiêm chủng về thì "bà ta" đang ở trong nhà. Thì ra vợ anh chồng hờ của em đang sống với hai đứa con chỉ cách chỗ em ở vài cây số, ngay trong thành phố. Bà ta quẳng cho em cái túi còn em thì chỉ kịp nhặt lên rồi đi ra đường. Hôm nay trời mưa, em chỉ lo mỗi chuyện đó, thằng bé mới tiêm chủng mà ướt mưa, người ta bảo như thế sẽ rất độc. Em phải đi thật xa chỗ đó, càng xa càng tốt. Em sợ bà ta đuổi theo, lại lo thằng bé bị ướt nước mưa. Em lẻn vào trạm đợi xe...em đã nói dối bác. - Sao chị lại cười? Chuyện của chị có gì đáng để cười đâu? - Em mà khóc thì không nuôi con được. - người đàn bà nói- bác thấy đàn ông họ có tài không? Bà ta chỉ ở cách chỗ em hai cây số... °Nhiều ngày đã trôi qua, nhưng không bao giờ Toản thấy người đàn ông "tài ba" ấy đến tìm thằng bé và người đàn bà. Có thể anh ta không biết họ đang ở đây, trong căn hộ chật chội của Toản. Cũng có thể anh ta biết mà không đến. Nhưng đối với Toản cũng như người đàn bà bất hạnh, chuyện đó chẳng quan trọng gì. Anh không còn bận tâm về chuyện nhà mình lại có đàn bà. Chỉ biết là anh bớt đăm chiêu hơn, thỉnh thoảng anh không phải ăn bim bim hay lạc rang trừ bữa và anh không còn nhớ gì về những chuyện anh vẫn nhớ, về một người đàn bà khác lục ví anh rồi nhìn anh khinh bỉ, xanh xao, nôn oẹ ngày anh ở Tây nguyên trở về. Anh cũng quên luôn những gì anh nghĩ với vẻ đắc ý và tự hào về cuộc sống đàn ông độc thân. Cũng may mà anh chưa nói với ai về chuyện ấy. Một hôm, có lẽ là ngày thứ mười ba kể từ lúc tá túc nhà anh, anh đi làm về và không thấy chị và thằng bé đâu nữa. Trên bàn có một bức thư, nét chữ rất đẹp, đúng quy cách, nét chữ cô giáo trường làng. "Mẹ con em xin phép bác, thế này là phụ ơn bác quá. Nhưng em muốn về quê. Em không thể... em biết nếu em ở lại thì chuyện gì sẽ xẩy ra dù bác chưa nói với em lời nào. Nhưng em không thể, em vẫn còn hãi lòng dạ đàn ông, bác hiểu cho em. Em và cháu lạy bác về công ơn cưu mang, đùm bọc..." Anh bàng hoàng nhìn mâm cơm dọn sẵn cho anh và mớ quần áo vừa khô được xếp ngay ngắn đặt trên mặt chiếc tủ ly nhỏ. Anh rùng mình nghĩ tới những giây phút cô đơn trước đây. Ðã lâu lắm, lần đầu tiên anh thấy thiếu một người đàn bà.