Nhiều lần tôi nói chuyện với Abraham rằng: hai đứa con của chúng tôi là điều kỳ diệu nhất trong cuộc đời tôi Tại sao tôi, một con người bình thường mà lại có cái niềm hạnh phủc lớn lao chừng ấy, khi mà tôi có thể tạo ra một con người hoàn hảo ngoài sức tưởng tượng. Hai cậu con trai kháu khỉnh, hai tác phẩm nghệ thuật kỳ diệu. Từ hai con người xa lạ gặp nhau, yêu nhau, rồi sinh thành nên những sinh linh khác. Đó là một phép màu kỳ diệu mà tôi rất muốn tìm hiểu và cắt nghĩa. Là điều mà tôi đã làm được, từ máu thịt của mình làm ra. Nhưng đứa con của tôi là mối liên kết máu thịt gắn liền bố mẹ chúng với nhau. Đôi khi anh vẫn hơi lo lắng, le lói một ý nghĩ nào đó, anh ở xa mà tôi thì nhiều bạn bè… Tôi cố gắng giải thích cho anh hiểu được lòng mẹ yêu con thế nào, anh có hai cậu con trai, hai cái "ổ khoá" khủng khiếp thế này thì còn lo nỗi gì. Tôi nói đùa với anh, tôi và anh có thể bỏ nhau nhưng vì hai đứa con này, tôi không thể làm được điều gì trái lương tâm cả. Đấy, tôi phải nói đến tận cùng cái tấm lòng vì con bản năng của người mẹ nhất là người mẹ Việt Nam ra, đế trấn an anh, rằng anh đã lo hão lo huyền. Không còn có điều gì có thể len lỏi vào đầu tôi cả. Thật lòng, tôi nguyện làm tất cả những gì có thể để giữ người bố cho chúng, vì tôi muốn hai con tôi được sống bình an trong tình yêu thương của một gia đình có bố mẹ hoà thuận hạnh phúc. Từ khi làm mẹ, tôi dường như biến thành người đàn bà khác. Tôi trở nên dè dặt hơn khi nhìn nhận đánh giá con người, nhất là khi chưa biết sự thật thì không bao giờ nên hùa theo miệng lưỡi thế gian. Người đời có thói quen cứ thích nói những điều ác đã, thích thì thầm rỉ tai nhau cái xấu hơn là ca ngợi cái tốt ở người khác. Phải sống lâu, sống sâu sắc mới hiểu, không nên kết luận vội về một nhân cách qua những biểu hiện bên ngoài, phải đi sâu hơn vào bên trong, tìm hiểu và chia sẻ với họ. Nếu có chuyện trò tản gẫu thì phải luôn tự cảnh báo: "Mình mới chỉ nghe bằng một tai, nhìn cái vỏ ngoài, biết đâu người ta có rất nhiều cái tốt mà mình chưa biết hoặc người ta cũng chẳng cần cho mình biết, cho nên, cứ nghe thôi chứ không được phép hùa theo đánh giá". Nhờ những đứa con, tâm hồn người mẹ có một sự chuyển hoá kỳ diệu, tôi như được thanh khiết lại, được lọc đi những bụi bặm đời trần, để sống bao dung hơn, độ lượng hơn với những lầm lỗi của mình, của người. Có lẽ, nói đùa mà cũng là mong muốn thật lòng, tôi đang tiến tới tu tại gia. Tôi thấy mình thay đôi thành một con người khác. mới mẻ từ thế giới nội tâm đến hình thức bên ngoài. Mới đây, tôi đi dự đám cưới con trai một chị bạn, gặp mấy người cùng nhà hát cũ, họ bảo: "Trông Vân bây giờ còn đẹp hơn hồi con gái, nom đàn bà hơn và có vẻ chẳng phải lo nghĩ gì đến tiền bạc". Nhiều người đồng tình với nhận xét ấy, vì họ đều biết, ngày xưa tôi gầy lắm, cứ bị trêu là "trước sau như một", chẳng có gì hấp dẫn cả. Bởi cánh đàn ông vẫn xét khía cạnh hấp dẫn của đàn bà là phải có da có thịt. Nhiều bạn bè cũng tếu táo khen, bây giờ về hình thức thì đẹp hơn ngày. Còn tôi, tôi tự nhận thấy, từ một phụ nữ trở thành người mẹ, tôi như được sinh ra thêm một lần nữa. Từ đây, tôi không chỉ sống cho mình mà là sống cho những đứa con. Tôi muốn chúng lớn lên, vào đời với niềm tự hào được sinh ra trên cõi đời này, được lớn lên trong mái nhà của tôi. Và trên hết, chúng có quyền tự hào về bố mẹ chúng… Tôi cảm nhận rõ hơn về cái sức sống mãnh liệt của lẽ sinh tồn ở thiên nhiên, ở con người. Thế giới quanh tôi là một sự chuyển động vươn về phía ánh sáng, về khát vọng hướng thiện. Tôi chào đón mỗi buổi sớm mai với một niềm hân hoan khó tả. Gió không còn là gió hôm qua, và nắng cũng là nắng mới. Nắng gió cùng tôi tưới tắm cây tình yêu, tưới tắm cuộc đời đang sinh sôi nảy nở. Và tiếng cười đùa của hai cậu con trai tôi thức dậy bao lo toan thiện lành của một ngày mới… Suốt hai chục năm làm nghệ thuật, trải qua bao nhiêu đêm diễn quan trọng không thể quên, nhưng tôi nhớ nhất vẫn là một lần diễn đặc biệt, có thể gọi đó là đêm diễn cuối cùng, diễn cho vị khán giả là cậu con trai năm tuổi ngay tại trường học của bé. Biết tôi từng là một nghệ sĩ múa, đã giải nghệ năm năm rồi, nhưng cô giáo người Úc của Avi vẫn tha thiết mời tôi tham gia một tiết mục trong đêm liên hoan văn nghệ của trường cùng với các phụ huynh khác. Tôi rất bất ngờ, định từ chối, nhưng nghĩ lại, có lẽ đây là một cơ hội để làm cho con mình tự hào về mẹ nó. Bé chưa từng được nhìn thấy mẹ trên sân khấu bao giờ. Tôi nhận lời biểu diễn với tâm niệm: Lần múa này là để dành riêng cho con trai yêu quí. Đó là tất cả những gì tôi muốn. Tôi là người cực đoan, đã đam mê là đam mê hết lòng, làm việc không bao giờ tiếc sức lực tiếc thời gian, có thể thâu đêm suốt sáng luôn, nhưng khi đã chán thì lại chán đến tận cùng, chỉ muốn bứt ra khỏi đầu, chỉ muốn quên luôn, muốn đoạn tuyệt, đào sâu chôn chặt. Đoạn tuyệt được nghề diễn với tôi lúc đó giống như là cắt đi một khối u khỏi cơ thể. Bởi vậy, tôi đã quên hầu hết những động tác cơ bản của tiết mục định múa. Chính vì thế, khi muốn múa lại một tiết mục khi xưa từng diễn cả trăm ngàn lần, nay tôi phải bắt đầu lại từ đầu Nhưng vì con trai, tôi sẽ múa thật đẹp. Khi tôi đến nhà hát, hỏi đồng nghiệp ngày xưa tôi đã diễn ra sao, họ kêu trời, lẽ nào tôi có thể quên hết, quên nhanh thế một tiết mục mà tôi đã diễn nát nước ra rồi. Chính tôi cũng ngạc nhiên về cái khả năng "rũ bỏ" của mình! Trước đêm diễn, cũng vẫn cảm giác háo hức hồi hộp lạ thường, ngỡ như một cái gì đó đã mất nay đang trở về, đang sống lại. Nhưng thật kỳ lạ. Chẳng có gì sống lại cả. Chi đơn giản là tôch kỷ ngặt nghèo ấy như con rắn nằm chờ sẵn trong mỗi một người đàn ông. Và tôi ân hận vì mình đã quá thật thà, ngây thơ khi trải lòng mình với người mình yêu. Ân hận vì đã tưởng rằng tình yêu không có chỗ cho lòng ích kỷ hẹp hòi. Với tôi, đã yêu là tin tưởng tuyệt đối. Đã yêu là không giấu nhau điều gì. Lại lầm nữa rồi phải không Vân ơi? Đời mà đơn giản như Vân nghĩ thì đời đã không là bể khổ. Tôi nhẫn nhịn thuyết phục anh: Chúng ta thường xuyên sống xa nhau. Không còn cách nào khác là anh phải tin em như em đã tin anh. Có như vậy tình yêu mới tồn tại được. Tuy nhiên, qua chuyện này, tôi hiểu anh hơn. Hiểu anh để mà biết cách sống cùng nhau. Tuy sống ở châu Âu nhưng anh lại cũng phong kiến như đàn ông châu Á. Tất nhiên, lo xa cũng là cải tâm lý thông thường của đàn ông thôi. Anh giải thích: "Anh sống cô đơn trong hoàn cảnh khắc nghiệt, dễ nảy sinh lo lắng, tưởng tượng. Anh có tiền cũng chẳng có gì để giải trí ở cái nước Bắc Triều Tiên này. Chỉ thỉnh thoảng cuối tuần, mấy ông đàn ông đi ăn tối với nhau, vào Casino, đi chơi golf hoặc tenis. Chỉ thế thôi. Em còn có con cái, có gia đình, có bạn bè". Anh nói vậy tôi chỉ biết im lặng lắng nghe, chia sẻ, nhưng trong lòng nghĩ. Tôi cũng có những "hoàn cảnh" của tôi, chỉ có điều, tôi tuyệt đối tin vào cái bến bờ mà mình đã tìm thấy. Quan trọng hơn, tôi tin vào bản thân mình. Nhắc lại chuyện này, anh phân trần: Anh tin tôi nhưng không tin "cái bọn đàn ông" ở quanh tôi. Là người từng trải, biết hết những mánh khóe đàn ông, anh cho rằng hiếm có người đàn ông nào đến với đàn bà mà lại hoàn toàn chỉ có sự vô tư trong sáng. Anh còn lấy chính anh ra để chứng mình, anh cũng đã phải làm như "vô tư" ra sao để tiếp cận tôi, chinh phục tôi. Rồi anh hùng hồn tuyên bố: "Tất cả bọn đàn ông đều chó hết. Cả anh cũng thế". Tất nhiên, nếu quả thực tất cả bọn đàn ông đều là bọn "chó" đi nữa, thì người đàn bà cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và không ngừng hoàn thiện mình để nhận ra, ngoài phần bản năng đó, những phẩm chất gì của "bọn đàn ông" là đáng trân trọng. Qua cách đối xử của anh với vợ con, với người thân trong gia đình, tôi nhận ra nhiều phẩm chất đáng quí và bản lĩnh đàn ông mạnh mẽ ở anh. Nhưng đôi khi, vì ngôn ngữ bất đồng, văn hoá khác nhau, không phải dễ dàng gì để chia sẻ được tất cả. Anh chỉ biết đời tôi từ đây trở đi, từ cái ngọn trở đi thôi, Tôi cũng thế. Chúng tôi biết nhau theo cảm nhận của mỗi người chứ cũng chẳng cần phải gặng hỏi, tìm hiểu hay chủ động nói cho nhau hiểu làm gì. Tự tìm hiểu nhau qua cách hành xử hàng ngày để nhận biết người của mình là loại người nào. Quá khứ là cái đã qua hãy để cho nó qua đi, còn sống với nhau là sống bằng hiện tại của mỗi người… Tôi biết, số tôi đứng chữ Mậu, trắc trở trong đường tình cảm, nên trong thâm tâm tôi muốn dừng ở đây, với anh. Tôi không lo hai bên có gì thay lòng đổi dạ mà chỉ lo cuộc sống bị nhàm chán, không còn tình cảm nồng nàn say đắm như buổi ban đầu. Sống có tình nghĩa vợ chồng là đúng, là tốt, nhưng giá như vẫn giữ được cái say mê, lung linh như thủa đang yêu có phải là tốt hơn không! Làm sao để luôn luôn có ý thức giữ nhau, chăm nhau, đừng để điều gì sơ suất xảy ra. Mỗi lần anh về, tôi vẫn háo hức dọn nhà dọn phòng như chờ đón tình nhân. Không phải chỉ ra sân bay đón cho xong nghĩa vụ, không có tâm trạng xao xuyến gì cả thì rất chán. Đừng bao giờ quên, tình yêu là một cái cây cần phải được chăm sóc hàng ngày. Nếu mình không chăm bón tưới tắm, nó sẽ bị thui chột đi, không gì cứu vãn được. Giống như, khi không còn tình yêu ở trong ta nữa, tự ta thấy nguội lạnh chứ chẳng ai bắt cả. Cứ hình dung sống với nhau, chỉ tối tăm mặt mũi kiếm tiền với lo cho con cái thì kinh khủng lắm. Nhiều gia đình tan vỡ chỉ vì mải làm giàu, quên mất cái việc phải làm giàu cả tình yêu nữa. Vợ chồng mà sống như những người máy, tình cảm trơ ra, không còn cái xúc động bồi hổi bồi hồi khi nhìn thấy nhau, khi chờ đợi nhau, thì phỏng có ý nghĩa gì? Khi cái thi vị lãng mạn của tình yêu mất đi, đời sống lứa đôi còn lại gì? Phải ý thức rất rõ điều đó mà đề phòng trước. Nếu hàng ngày, cả hai chịu khó tưới tắm cho cái cây tình yêu chút nước, tỉa lá tỉa cành, bắt sâu cho nó… thì nhất định nó sẽ lớn nhanh hơn, mơn mởn hơn cái cây không được chăm sóc. Ví von như vậy để thấy, hạnh phúc là một quá trình nuôi dưỡng không ngừng nghỉ. Trải qua rất nhiều đau đớn, đổ vỡ, tự làm thui chột cây tình yêu của mình, đến tận bây giờ, tôi mới vỡ lẽ ra những điều quá đỗi giản dị như vậy… Khi chúng tôi quen nhau, hai con anh còn ở cái tuổi dở dở ương ương, chúng sẽ đón nhận cú sốc gia đình tan vỡ ra sao? Về phần cậu con trai lớn, anh không lo lắm, nhưng còn cô con gái sắp thành thiếu nữ? Anh không nỡ lòng nào mang món quà tặng vào đời cho cô bé là tờ giấy li hôn của bố mẹ được. Vì thế, anh bảo: "Để cho cô bé lớn thêm chút nữa, anh hứa sẽ nói chuyện ấy với con gái rồi chính thức li hôn". Đến bây giờ, dù đã có hai mặt con với nhau, cô con gái đã vào đại học rồi, nhưng chưa bao giờ tôi hỏi, thế anh đã li hôn chưa? Không biết người vợ chính thức của anh đã biết mối tình của chúng tôi chưa hay đã biết đến đâu? Chỉ biết rằng, khi bắt đầu quan hệ với tôi, anh cũng đã có một cuộc nói chuyện với chị ấy. Anh loáng thoáng kể và tôi cũng tạm tin là thế. Chị là một hoạ sĩ, khi nghe chuyện, chị đã xử sự rất có văn hoá: "Anh phải chọn lựa. em hoặc cô ấy". Anh đã chọn tôi. Như vậy, sau khi nói thật tất cả với vợ và lựa chọn bên này thì dứt khoát là không thể chọn lại bên kia được nữa. Khi họ cưới nhau, chị đã có một đời chồng với một cô con gái riêng. Họ có thêm hai người con chung nữa. Khi con gái riêng của chị ấy lấy chồng sinh con, anh cũng về Hà Lan để làm cha đỡ đầu cho cháu bé. Khi con gái anh đã qua tuổi nhậy cảm, có thể nói chuyện hệ trọng được rồi, thì vợ anh lại bị rơi vào những cú sốc tình cảm lớn. Người con gái của chị ấy đi ra ở riêng, chị đã như bị mất đi một chỗ dựa tình cảm, tiếp đến, bố mẹ đẻ của chị cũng đến tuổi về trời. Thế là suốt mấy năm liền, chị sống trong hoàn cảnh mất mát đau buồn, bị chênh vênh như không i làm vì con trai mình. Tôi tin chắc là cháu sẽ vô cùng tự hào về mẹ mình. Mẹ mình làm được những điều mà không bố mẹ bạn nào làm được. Và có thể con trai tôi lờ mờ nhận ra một điều gì đó… Tôi chọn tiết mục múa dân tộc với trang phục đạo cụ là chiếc nón quai thao và những dải lụa màu mềm mại dịu dàng tượng trưng cho nét duyên dáng Việt Nam. Tôi nhớ là tiết mục này được người nước ngoài rất thích. Sân khấu của tôi là một vầng ánh sáng, còn khán giả của tôi phụ huynh và học sinh của trường quốc tế Hà nội, thì ngồi ở vầng tối hoặc đứng tràn lan đâu đó. Quả thực là tôi không quan tâm gì đến phản ứng của họ với tiết mục của mình. Mọi quan tâm của tôi chỉ hướng đến một khán giả duy nhất của đêm ấy, cậu con trai yêu quí. Cậu chỉ mới năm tuổi và còn rất tồ, rất ngố. Tôi thực lòng cũng muốn xem phản ứng của cháu ra sao. Và tôi biết, tôi đã thành công khi đem đến cho con trai một món quà vô giá. Mắt cháu ngời sáng như sao, niềm hưng phấn tột độ khiến cháu quay sang bấu bạn mình và thốt lên: "Mẹ Vân. Mẹ Vân múa đấy!". Gương mặt cháu bừng lên niềm tự hào khi nghe mọi người xung quanh trầm trồ: "Mẹ của Avi múa đấy! Mẹ Avi múa đẹp quá". Đó là lần đầu tiên nhưng cũng là lần cuối cùng tôi là một nghệ sĩ biểu diễn trong mắt con trai mình. Từ khi có cậu con trai thứ hai, tôi có nhiều khoảng thời gian tĩnh lặng hơn để suy tư, và vì thế, tôi lại trở về với thói quen ghi nhật ký của thời còn con gái… Tôi không còn trò chuyện với chính mình nữa mà thích trò chuyện với cậu con trai vừa chào đời, Adam bé bỏng của tôi. Hà nội 18/3/2001 Khi mẹ và Avi chia tay bố lần cuối cùng tại Rome, khoảng giữa tháng 10 năm 2000, mẹ đã có mang bé được ba tháng, kết thúc giai đoạn đầu đầy khó khăn vì mẹ nghén kinh khủng. Giống hệt như với anh Avi, mẹ không muốn ăn gì, khó chịu khi ngửi thấy mùi cá thịt thức ăn. Mẹ chỉ ăn cơm với rau, muối vừng, hoặc với quả ô-liu thay cà, may mà mẹ tìm mua được chút cá khô mặn tại chợ cá ở Rome. Một linh cảm cho thấy mẹ sẽ có thêm một bé trai, sẽ giống như Avi. Khi con được hơn một tháng trong bụng, bố đưa mẹ vào bệnh viện xét nghiệm xem có đúng mẹ có em bé không và để làm mọi việc cần thiết. Bệnh viện ngay gần nhà, không xa lạ gì bởi nơi đây, khi có anh Avi trong bụng, mẹ cũng đã phải nằm viện 3 ngày, đúng vào lễ Giáng sinh năm 1997. Rất nhiều kỷ niệm với Rome… Bà bác sĩ bảo, mẹ đã có thêm một bé nữa. Bố mẹ đều cảm thấy rất hạnh phúc vì tới đây, gia đình ta sẽ có bốn người, một gia đình lớn thực sự. Mẹ kịp dặn bố bảo bà bác sĩ khi siêu âm đừng nói con trai hay con gái, vì mẹ muốn được chờ đợi, phỏng đoán… Nhưng bà này tưởng bố không biết tiếng Ý nên đã nói nhỏ với bà y tá: "Tôi đã nhìn thấy "con chim nhỏ" của nó!". Rồi bố không muốn dấu mẹ, đã nói cho mẹ biết. Đối với mẹ, mẹ không cầu mong là trai hay gái, bởi anh Avi thực sự là dễ nuôi, ngoan nhưng nghịch ngợm vô cùng. Mẹ muốn các con có anh có em, hai anh em sẽ chơi với nhau như bạn bè, lớn lên các con không cảm thấy cô đơn giữa cuộc đời. Khi bố mẹ trăm tuổi, các con sẽ có nhau, thương yêu nhau. Nói điều này, mẹ thực sự cảm động, bởi không biết sao, từ bé tới giờ mẹ luôn cảm thấy cô đơn, cô đơn giữa những người ruột thịt của mình. Có lẽ, bơi không ai có thể hiểu và chia sẻ với mẹ những lúc mẹ khó khăn, hoạn nạn, vất vả. Sau khi khẳng định có thai, mẹ rơi vào giai đoạn ốm nghén trầm trọng, huyết áp thỉnh thoảng lại tụt thấp, gây mệt mỏi thất thường, lại thêm bận rộn với Avi, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, nấu cơm, giặt giũ… Tất cả điều đó dẫn đến một điều rất xấu, mẹ luôn cáu bẳn, bực bội vô cớ với bố con và cả Avi nữa. Sau này, khi chia tay bố về Việt nam, mẹ đã thực sự ân hận và kịp xin lỗi bố. Nhưng bố con rất hiểu và thông cảm cho sức khỏe của mẹ. Bố mẹ quyết định sinh con ở Việt Nam. Lần này sẽ chia tay thành phố Rome cổ kính lâu dài không biết bao giờ gặp lại. Chia tay căn hộ nhỏ xinh tại phố Cesari Antonio/8, chia tay với công viên lớn, nơi mẹ thường dẫn Avi dạo chơi mỗi sáng mỗi chiều, chia tay với tách càphê Makiato thơm sưc bánh Pizza phủ fomaz ngon tuyệt… Chia tay với ban công phủ đầy bóng mát của bốn cây thông già trong đó có một cây lớn, khỏe mạnh, mẹ gọi đó là hình ảnh trụ cột của bố các con. Cuốn vào cây thông đó, có một cây leo mỏng mảnh, quấn quít trông yếu ớt mềm mại, yêu thương như muốn tìm nơi nương tựa, mẹ gọi đó là hình ảnh tượng trưng cho mẹ. Cây bố mẹ liền kề ngay cửa sổ phòng khách. Mẹ gọi như vậy bởi bố là mệnh mộc nhưng là cây to, mẹ cũng là mệnh mộc nhưng là cây nhỏ. Thế là các con đã biết sự tích Cây Bố Mẹ rồi. Về đến Hà nội, với Adam ba tháng trong bụng, đã chấm dứt giai đoạn ốm nghén, mẹ cảm thấy khỏe mạnh muốn bắt tay vào làm nhiều việc lớn để đón chào Adam ra đời. Ngày 12/4/2001 Thế là bé Adam đã được tròn một tháng tuổi. Cảm ơn trời đất thần phật đã phù hộ cho hai mẹ con được mọi điều an lành. Không có từ nào đủ để nói hết nỗi vui mừng khôn xiết của mẹ hạnh phúc vì có hai đứa con trai bên mẹ. Thật là kỳ diệu! Bây giờ, mẹ muốn kể lại cho con nghe ngày hôm đó… Ngày con chào đời 12/3/2001. Sáng ra như thường lệ, mẹ dẫn Avi ra ngõ ăn sáng. Chưa kịp ăn gì, bỗng mẹ thấy không ổn trong người, mẹ bèn về nhà, lòng đầy hoang mang lo lắng nhưng vẫn tự nhủ phải hết sức bình tĩnh. Đó là một buổi sáng se lạnh, mưa bụi nhiều, bầu trời ảm đạm. Mẹ gọi điện cho bác sĩ của bệnh viện Việt Pháp báo mẹ phải khám cấp cứu ngay, sau đó gọi bác xe ôm hàng xóm chở đi, vì mẹ lo gọi tắc xi sẽ lâu hơn vì phải đi vòng đường một chiều. Mẹ vừa đi vừa khóc vì phải đi đẻ một mình và vì lo lắng không biết có chuyện gì không. Đến bệnh viện, mẹ còn kịp bảo ông xe ôm chạy quá lên một chút để mua mấy hộp sữa tươi Vinamilk và bánh mì ngọt, thế là yên tâm đi vào cấp cứu. Kể cả không có người vào thăm nuôi cũng không sợ bị bỏ đói nữa. Sau đó, mẹ dặn bác xe ôm nhớ cái bệnh viện này, "để nếu có chuyện gì, tôi sẽ điện về nhà thì bác sẽ chở bác Dần vào viện".n thời điểm thích hợp để hợp pháp hoá mọi chuyện nên không bao giờ nhắc nhở đến lời hứa ấy nữa. Đến bây giờ, cô con gái đã hai mươi rồi, vẫn chưa thấy gì, chỉ nói là "đang", anh đang làm, đang tiến hành. Và tôi tin như vậy. Không bao giờ tôi nghĩ anh có điều gì đó không thật lòng với tôi. Tôi biết hoàn cảnh anh sống xa nhà, thường là dành hết thời gian nghỉ cho mấy mẹ con bên Việt nam. Một năm chỉ một hoặc hai lần, nhân những dịp thật đặc biệt mới bay về Hà Lan thăm bố mẹ và các con. Tôi cũng chẳng băn khoăn nhiều, nhưng đôi khi cũng thầm tự hỏi, thế lời hứa của anh cách đây gần chục năm, rằng đợi cho con gái anh trưởng thành qua sinh nhật mười bốn nó đến đâu rồi? Thỉnh thoảng tôi bâng quơ: "Con gái anh năm nay bao nhiêu tuổi rồi nhỉ?". Chỉ vu vơ thế thôi. Chắc hẳn anh còn phải nhớ đến lời hứa của mình nhiều hơn tôi chứ! Tôi biết, anh là người không muốn nói trước những điều chưa trọn vẹn, chỉ đôi khi hé mở ra rằng, anh lại đang tiến hành "việc đó". Vừa rồi anh về Hà Lan, cũng điện thoại sang nói anh đang lo chuyện nhà cửa, làm tôi rất cảm động. Anh hỏi tôi thích có nhà ở vị trí tiện lợi đi lại chợ búa hay thích nhà lùi xa hơn trung tâm một chút nhưng có vườn và đất rộng. Tôi nghĩ mới sang chắc sẽ buồn bã lắm, nên tôi muốn trước mắt ở chỗ nào đó gần trung tâm thì tốt hơn. Chúng tôi đã bàn với nhau những chuyện rất cụ thể như thế, cho nên tôi không một mảy may nghi ngờ anh có chuyện gì khuất tất, chần chừ cả. Tại sao tôi phải thúc giục? Dù là muộn nhưng thực tâm anh vẫn đang tiến hành mọi thủ tục để đi đến chính thức với tôi. Cái tâm của anh sáng rõ như thế thì dù dăm năm hay lâu hơn nữa, với tôi cũng chẳng quan trọng. Cứ sau ba năm, anh lại chuyển đến một nước khác làm việc. Tôi và hai con ở Việt Nam, thỉnh thoảng đi thăm anh. Tình yêu của chúng tôi luôn ở trong tình trạng bị đói, luôn rất nồng nàn. Có lẽ thế lại hay. Vì chả ai nói trước được rằng nó sẽ không bị nhàm chán cả. Chả thánh tướng gì để mà nói được rằng tình yêu là mãi mãi. Bởi tình yêu là tinh thần chứ có phải là vật chất đâu mà bảo có thể giữ nó thế nọ thế kia. Và nếu không có tờ giấy kết hôn mà bù lại luôn có tình yêu thì cũng hay chứ sao? Anh hứa sẽ lấy cái ngày tôi gọi anh trở lại Khách sạn ở Indonesia là ngày khai sinh cho tình yêu của chúng tôi. Sang năm, vào ngày đó, ngày chín tháng tư, là tròn kỷ niệm mười năm, chúng tôi sẽ làm một bữa tiệc coi như là chính thức. Gọi là cưới cũng chẳng phải vì đã có hai con rồi không lẽ mới cưới, nhưng để vui với nhau, lấy cớ kỷ niệm mười năm quen nhau. Rồi sẽ đặt một vài mâm cỗ, mời nội tộc gia đình họ hàng hai bên nội ngoại. Chắc rằng cũng chẳng ai dám hỏi thế hai đứa đã đăng ký kết hôn chưa? Chắc chắn là sẽ rất nhiều người muốn hỏi, chúng nó đã chính thức chưa mà sao không thấy làm cái gì. Những bà bác, họ hàng thân thiết thế nào chẳng nhỏ to với nhau thế nhưng sẽ chẳng ai biết để mà trả lời, còn hỏi thẳng mình thì không ai nỡ hỏi. Abraham là người yêu nghệ thuật. Thời trẻ, anh từng thuộc rất nhiều bài hát của các ban nhạc nổi tiếng. Anh cho tôi xem những cái ảnh chụp thời anh để tóc dài, mặc áo chẽn theo kiểu dân xì ke ngày xưa. Từng có thời nổi loạn, ngang ngạnh lắm, cũng thử hết các kiểu sống cả rồi… Nhưng đó là chuyện của thời trai trẻ "ngông cuồng và rồ dại". Cho đến nay, hầu như anh đã chinh phục được tất cả mọi thành viên trong gia đình tôi. Tôi cảm thấy, cuối đời, mình đã may mắn gặp được và dừng lại với một người đàn ông xứng đáng. Anh không chỉ rất đàn ông ở vóc dáng thể chất, mà còn thực sự là người dầy dạn bản lĩnh đàn ông với thái độ sống tích cực, lạc quan. Đặc biệt, anh còn là người tình cảm, sống có tình có nghĩa, có trách nhiệm với bản thân và gia đình… những phẩm chất đạo đức mà người Việt Nam cực kỳ đề cao, tôn trọng. Abraham yêu công việc của mình đến mức lý tưởng hoá nó, cứ ở đâu có khó khăn là anh muốn xung phong đi cứu trợ ở đó. Xác định làm việc cho Liên Hợp Quốc tức là làm việc thiện, anh luôn ghi nhớ lời bố anh dặn, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ mình, không được kiếm tiền một cách bất hợp pháp, thì mới được thanh thản và lâu dài. Có lần anh bảo: "Em có nghĩ rằng anh rất dễ dàng để trở thành triệu phú không? Anh có thể như thế được đấy? Không hiếm gì những lần người ta cố tình ấn tiền vào người anh. Mình đi làm công việc để cứu trợ người khác, không lý nào mình lại qua đó làm lợi cho mình. Trước khi rời Việt Nam, có người đã mang rất nhiều nhẫn, dây chuyền mặt ngọc đến ấn vào tay anh. Rồi lần đi Indonesia, chỉ cần dồng ý để mua lương thực của người ta, gửi cho một nước nghèo nào đó chẳng hạn, ký một chữ là nhận được bao nhiêu phần trăm thì nó nhiều khủng khiếp thế nào. Nhưng anh không thể nào làm được vì coi đó là việc làm vô phúc. Anh không chấp nhận việc một ai đó nhân danh công việc từ thiện để làm tiền. Tại sao mình phải làm thế khi mà lương mình đã cao rồi, con cái mình thì được trợ cấp nuôi ăn học để mình khỏi bận tâm lo lắng, để toàn tâm toàn ý làm việc cho tốt, tại sao có thể đang tâm làm tiền như thế được". Nhờ tinh thần trách nhiệm của người làm việc trong một tổ chức luôn đi giúp đỡ cứu trợ những người gặp nạn, ở anh hình thành nên một nhân cách của một người có lương tâm, có trách nhiệm với công việc và gia đình. Khi chúng tôi bắt đầu có con, anh đã vạch ra một chương trình cụ thể từ A đến Z, đã tính đến tận năm nảo năm nào cho con rồi. Anh đã cho tôi cái điều tôi ao ước nhất: có người đàn ông giải quyết những việc nặng nhọc thuộc về cái xương sống của gia dình. Tôi cảm thấy nhẹ người. Không có lời nào tả xiết cái sự thanh thản và hạnh phúc của một người đàn bà, một người vợ không phải đầu tắt mặt tối lo chuyện kinh tế, tiền bạc. Anh đã chìa ra một bờ vai gánh giúp tôi những việc nặng nhọc đó rồi. Nó không đơn giản chỉ là việc anh đủ sức kiếm tiền nuôi vợ con, nghe như tầm thường quá, nhưng về một nghĩa nào đấy, thì làm được như vậy mới đáng mặt đàn ông? Như bố anh chẳng hạn, cụ nuôi được vợ, hai con riêng của vợ (chồng trước của bà mất), đẻ thêm sáu đứa con, rồi bốn người giúp việc trong nhà. Cho đến tận năm ngoái, trước khi bà mất, vẫn là ông nuôi bà bằng tiền hưu của ông. Bà chỉ có bổn phận chăm lo con cái cho ông đi làm. Rất tự nhiên, bổn phận người nào người ấy làm. Người đàn ông không phải sinh nở, thức khuya dậy sớm chăm con, đưa con đi học, đi bệnh viện khi cần thiết, bởi cái thiên chức ấy, người phụ nữ biết lo toan khéo léo hơn. Nhưng với sức vóc khỏe mạnh và tri thông minh, anh ta phải dấn thân ra ngoài xã hội, làm việc cật lực để chăm lo nuôi nấng gia đình vợ con. Chắc hẳn những người đàn ông thực thụ không bao giờ từ chối cái bổn phận ấy. Khi chúng tôi sống ở Ý. Nhà tôi ở tầng ba, từ đó nhìn ra bốn cây thông người ta trồng từ bao giờ nay ngọn đã cao đến cửa sổ nhà mình. Tôi rẩt thích mở cửa để ngắm những cây thông ẩy. Từ dưới gốc cây thông, có những cây leo rất mỏng manh quấn quít theo cây thông lớn lên. Nó gợi cho tôi một hình ảnh đúng như ước nguyện của mình. Tôi gọi anh ra gần cửa sổ, tựa đầu vào bờ vai rộng rãi khỏe mạnh của anh, chỉ cho anh xem những cái cây ấy: "Anh có thấy không, anh như cây thông khỏe mạnh vững chãi, còn em thì chỉ là cây leo mỏng mảnh kia thôi, phụ nữ cần nơi nương tựa, hiện nay em đang cảm thấy như thế. Em chỉ có thể tả như thế, và em thấy con thuyền đời em đã tìm thấy bến, em mong muốn dừng lại ở cuộc sống với anh, thể là mãn nguyện". Từ khi có anh, cuộc sống của tôi tự nhiên đổi khác rất nhiều: đó là sự thay đổi trong chính con người tôi, tâm hồn mình, tính cách tôi. Ngày chính thức quan hệ với tôi, anh đặt luôn vấn đề hoà giải mâu thuẫn gia đình. Anh biết một sự thật mà tôi không né tránh: quan hệ giữa tôi và mẹ cực kỳ căng thẳng. Mẹ và tôi không bao giờ hỏi han đến nhau, chẳng bao giờ gặp mặt, thậm chí mẹ còn không hề nhìn mặt đứa con đầu lòng của tôi. Tình mẫu tử bị tổn thương trầm trọng đến mức gần như không thể nối lại. Mâu thuẫn bắt nguồn từ một chuyện rất cụ thể mà không giải quyết được và không biết đến bao giờ mới đủ nghị lực để nối lại quan hệ, cảm giác dù chỉ ở mức xã giao cũng khó khăn làm sao? Biết tôi trực tính, dứt khoát nên anh từ từ khuyên nhủ: "Dù sao đấy là người đẻ ra mình, em có nhún mình đi một chút thì cũng chẳng thiệt gì, vì đó là mẹ mình chứ ai?". Và anh đưa luôn ra ý kiến: "Anh có nguyện vọng, chính em đưa anh đến gặp những người trong gia đình em, mẹ và các em để chính thức nói về mối quan hệ của anh và em một cách đàng hoàng và công khai". Cái ngày ấy sao khó khăn thế! Bao nhiêu ngày không gặp, bây giờ dẫn anh lên, không biết nói năng gì, bắt đầu câu chuyện ra làm sao. Nhưng rồi, dù vẫn còn đầy giận hờn trong người, tôi vẫn phải phôn cho mẹ nói: "Anh ấy có nguyện vọng thăm bà, gặp gỡ mọi người trong gia đình nội ngoại, như một cách ra mắt chính thức". Với nguyện vọng chính đáng như vậy thì rõ ràng là mình phải đáp lễ. Ông anh ruột của mẹ từ Hải Phòng lên, cậu em ruột cũng đến. Cả hai người đó đều nói tiếng Anh giỏi. Chúng tôi đã có một buổi gặp gỡ ấm cúng, trang trọng. Qua buổi ra mắt đó, tôi buộc phải nói chuyện lại với mẹ mình. Với bố cũng thế, cứ hậm hực với đời, vì suốt một đời cống hiến không được phân nhà cửa bèn quay qua hục hặc với con gái: "Chỉ tại con Vân, tao có nhà của tao sao lại đưa tao lên đây ở, chúng nó thấy ở rộng rồi, nó mới không cho nữa". Nghe ác kinh khủng. Nó hằn vào tim vào óc. Nhưng đó là bố mình, là mẹ mình. Chả lẽ lại giận? Nhưng đúng là có một cái gì đó đã chết đi, không lấy lại được nữa. Cố làm gì đó thì được nhưng không thể cố để thương yêu! Thế mà nhờ tấm lòng tình nghĩa và cách cư xử đàng hoàng, chín chắn của anh, mọi chuyện với bố cũng dần dần trở lại bình thường. Khi sự căng thẳng trong gia đình được giải toả, tôi như trút được gánh nặng, như cắt được một khối u nhức nhối lâu nay. Tôi vô cùng biết ơn anh về điều đó. Bây giờ mọi chuyện đã đỡ hơn nhiều, dịu đi nhiều. Bình tĩnh nhìn lại, tôi thấy mình khác trước nhiều lắm. Tôi biết nhịn, biết nén lại, chứ không thẳng băng như với những người lạ bên ngoài. Thẳng băng theo kiểu nếu không thích thì dù chỉ dùng lại ở mức xã giao thôi cũng không thể? Tôi thấy nó cứ giả tạo thế nào ấy. Vậy mà tôi đã tĩnh tâm lại để nghĩ ngợi để hàn gắn, mong có chút thanh thản trong tâm hồn. Mới đầu là vì anh mà phải nối lại quan hệ gia đình, bây giờ, thực sự nhìn lại mình, tôi nhận thấy: không phải lúc nào mình cũng đã làm đúng, làm tròn trách nhiệm của đạo làm con. Mình cũng đã làm nhiều điều không phải, nay tự nguyện nhún nhường, chẳng đi đâu mà thiệt. Dù có thể bị nghĩ là phải "xuống nước" cũng chẳng sao cả, vì đó là bổn phận, và khi đã làm trong bổn phận thì không ai có thể dèm pha chê trách được. Bởi người đời bao giờ cũng nhìn xuống lỗi của người con chứ chẳng bao giờ nhìn lên lỗi của bố mẹ. Nó là con cơ mà! Con dường như bao giờ cũng sai. Thế mà rồi cũng dằn lòng lại để biến mối quan hệ giữa những người ruột thịt thành không nặng nề. Tuy không xuất phảt từ bản chất yêu thương nhưng cũng đã tạo được một tình cảm gần gũi hơn, có một chút nào đấy ấm cúng hơn. Sau một thời gian dài tôi chẳng đến nhà ai, chẳng gặp ai, giờ thỉnh thoảng cả nhà lại xum họp với nhau, hoặc là kéo lên nhà bà hay nhà cô Khanh, hoặc là kéo nhau về nhà tôi bày biện ăn uống… Một lần lên thăm mẹ tôi, chỉ chốc lát thôi mà anh để ý thấy trên giường bà có một tấm chăn cũ kỹ, một tấm chăn tiết kiệm từ thời nảo thời nào. Tết đến, anh bảo: "Anh thương cụ quá, sao cụ không có được một bộ chăn gối đẹp đẽ mà dùng". Tôi giải thích, không phải là cụ không có tiền, nhưng tính người già là thế, vẫn dùng dược thì tại sao lại phải vứt đi, vứt đi đâu? Anh nhờ tôi đưa đi mua cho cụ một bộ chăn vừa ấm vừa đẹp, bảo tôi mang lên nói với cụ: "Anh thấy bà đắp cái chăn ấy cũ rồi nên muốn mua tặng bà bộ chăn mới". Hành động đó tưởng như đơn giản, nhưng nếu không xuất phát từ tình cảm chân thành và một sự quan tâm chăm sóc thiết thực thì không làm được. Anh đi rồi, tôi mới giật mình, xấn hổ. Anh làm được như vậy mà tại sao sống với mẹ bao nhiêu năm trời nay tôi không làm được? Có phải vì tôi cứ cứng lòng? Hai bà bác ruột của tôi cũng rất quí anh, người già rất hay để ý những chi tiết nhỏ để nhận xét con người. Cứ đếnTết, bốn người trong cái gia đình nhỏ của tôi cũng cưỡi xe máy đến chúc Tết hai bà đầu tiên. Một lần sinh nhật anh, gọi là tổ chức cho vui, anh cũng bảo nhân cớ ấy mời hai bà đến chơi với các cháu. Tôi e ngại, sinh nhật ăn thì đáng là bao mà hai bà lại phải lo quà mừng, nhưng vì chiều anh tôi cũng mời phất phơ vậy thôi, thế mà hai bà đi thật? Hai bà già yếu, thuê xe ôm đi, mỗi bà một bó hoa, bỏ cả ông ở nhà để đi. Sau này còn kể mãi: "Cái thằng ấy người nước ngoài mà sao nó tình cảm thế! Con Vân nó chẳng nghĩ ra mời hai bà, thế mà nó lại vẫn nhớ để mời". Sau khi mẹ anh mất, anh lại càng hay nhắc nhở tôi, những gì em có thể làm cho bố mẹ bây giờ thì hãy làm ngay đi, kẻo sau này lại hối hận. Đừng để như anh, còn có bao nhiêu điều muốn làm cho mẹ mà không kịp nữa. Nhìn bố mẹ anh, cụ bà 85, cụ ông 87, lúc nào cũng rủ rỉ rù rì chuyện trò như đôi chim cu già đầy ý nhị, tôi vô cùng thích thú và cảm phục. Không biết cụ ông nói gì mà cụ bà cứ tủm tỉm cười. Đi đâu cũng đi cùng nhau, chăm sóc nhau. Tôi nói với anh: "Nhìn bố mẹ anh em thèm lắm. Em ước, chúng mình phải học sao cho về già sống với nhau được như thế. Tốt với nhau cho đến tận cuối đời". Bố mẹ tôi không được như vậy, vừa hết tuổi trẻ con là đã lấy nhau và sau đó là mối bất hoà triền miên. Các cụ nhà anh có đến tám người con mà con nào các cụ cũng yêu cũng quí. Cứ nhìn mắt các cụ là biết. Tôi tự hỏi, nhiều con thế, cụ có yêu người nào hơn người nào không nhỉ? Rồi lại trả lời, các cụ yêu thương tất cả như nhau, như mình có hai đứa con đây và không thể nói được là mình yêu đứa con nào hơn. Cùng là do mình đẻ ra, mình yêu tất. Khi nói về con cái, mắt các cụ long lanh sáng ngời, thể hiện niềm tự hào và vô cùng hài lòng. Cụ ông nói: "Bố rất bằng lòng về chồng con, nó có một công việc tốt. Bản chất công việc này cũng mang lại một tấm lòng nhân hậu, chưa kể đến chuyện có một đỏng lương ổn định nuôi được vợ con". Anh yêu bố mẹ vô cùng. Rất ít khi được sống gần bố mẹ nên cứ nhắc đến họ là anh lại thương xót. Lần nào chia tay với mẹ, anh cũng sợ đấy là lần cuối. Làm việc xa nhà đã 25 năm, không có nhiều thời gian gần gũi trò chuyện với bố mẹ. Chỉ sợ đi xa, nhỡ một lúc nào đấy anh về mà không kịp. Lúc nào cũng nơm nớp lo. Mồng 3 Tết vừa rồi, nghe tin cụ ngã bệnh nặng, đang ăn tết ở Việt Nam, anh phải bay thẳng về Hà Lan, vào thẳng bệnh viện. Cụ đã chết lâm sàng, chỉ còn nhịp tim vẫn đập. Anh kể: "Lúc đó, anh vẫn cố gắng nói thầm vào tai mẹ anh, sao anh muốn nói thế, anh mong mẹ nghe được anh nói, anh còn bao nhiêu điều muốn làm cho mẹ mà chưa thực hiện được. Anh còn muốn đưa mẹ đi chơi nơi này nơi kia, vào Casino cho biết. Muốn mua cho mẹ những bộ váy áo mà mẹ thích nhưng không kịp nữa. Kỳ lạ sao, hình như mẹ anh có nghe thấy những điều anh nói. Anh thấy mi mắt mẹ động đậy, một cử động tỏ ra là cụ có nghe thấy. Hai ngày sau, cụ ra đi" Nhớ lại hai lần các cụ sang chơi Việt Nam, mỗi lần ở lại ba tuần, các cụ thích lắm, suốt ngày khen con dâu Việt Nam nấu ăn khéo. May làm sao, tôi vẫn còn kịp gặp và được sống chung với các cụ. Sau khi cụ bà qui tiên, cụ ông sống với một chú út chưa lấy vợ. Chú út không được khỏe nên mọi người bàn bán nhà của chú đi để chú về sống với ông cho tiện mọi người chăm sóc. Hàng ngày, có hai bà chị gái rất chu đáo đi qua nấu nướng chăm sóc ba người. Mấy anh chị em sống quây quần ở đó và thay phiên nhau sang chăm sóc cụ ông. Ngày cụ bà chưa mất, anh bàn với tôi: "Anh muốn hỏi ý kiến em, nếu em thấy được thì anh rất vui. Rồi sẽ có một ngày, một trong hai cụ đi trước, không biết là ai, khi đó, nếu chúng mình về Hà Lan rồi, anh muốn đón người còn lại về ở với mình. Anh muốn được sống gần bố mẹ. Vì 25 năm lang thang, có mấy khi được về thăm bố mẹ. Đó là ước nguyện của anh, em thấy có phiền không?" Tôi trả lời anh ngay: "Em yêu quí bố mẹ anh thật lòng. Em sẽ rất vui nếu được đón các cụ về ở cùng. Các cụ không phải lo gì cả. Em sẽ chăm sóc các cụ cho các cụ vui tuổi già" Khi người ta già đi, người ta cần được chăm sóc chiều chuộng như trẻ thơ. Nhất là đối với các cụ ông, mất cụ bà coi như mất nơi nương tựa. Không biết đến bao giờ chúng tôi mới được về đoàn tụ ở Hà Lan để mà đón cụ ông về ở cùng. Tôi mơ ước sau này con mình cũng nhìn mình như thế. Nếu mình thương yêu dịu dàng với con lẽ nào nó lại ác với mình. Tôi đã bàn với anh, phải lên kế hoạch, khi trẻ con hết tiểu học, cả gia đình phải được sống đoàn tụ quây quần với nhau, dù chưa được về hưu, anh cũng phải xin nghỉ sớm đi. Con cái cần có cả bố lẫn mẹ. Nhất là khi trở thành thanh thiếu niên, chúng rất cần sự chăm sóc của bố. Chỉ mẹ thôi không đủ. Cái uy của phụ nữ không đủ mạnh, nhẩt là với hai cậu con trai. Dù mẹ có quát tháo ầm ĩ thế nào, chúng vẫn không thể răm rắp bằng một ánh nhìn nghiêm khắc của bố. Lương tiền cũng cần, nhưng biết bao nhiêu là đủ! Nếu anh cứ mải mê kiếm sống, con anh sẽ rất thiệt thòi vì bị thiếu hụt hẳn một bàn tay mạnh mẽ dậy dỗ của người cha. Cho nên, phải biết chọn đằng nào hơn? Dậy dỗ con cái hay tiếp tục kiếm tiền? Abraham, anh như là một chất xúc tác giúp tôi hoà giải với thế giới mà tôi đang sống, đặc biệt là với cái gia đình ruột thịt mà tôi là một tế bào lạ cứ chực long ra ngoài. Có anh, tôi có một chỗ dựa vững chắc. Dù cho con đường phía trước có gặp bất cứ chông gai nào, tôi cũng không sợ hãi. Hiện tại, mỗi lần anh về Việt Nam, mấy mẹ con lại hân hoan chuẩn bị dọn dẹp sửa sang nhà cửa như đón… tổng thống. Nếu ngày nghỉ dài, anh thích đưa các con đi chơi những nơi danh lam thắng cảnh như Sapa, Tam Đảo… Nếu chỉ ở nhà, anh thích mời ông bà, gia đình ăn một bữa cơm ngoài tiệm vì không muốn tôi vất vả. Anh không bao giờ muốn tôi bán cái nhà Thuỵ Khuê này. Cứ giữ cái nhà này để mai sau con cháu có về thăm quê ngoại Việt Nam, chúng còn có chỗ ở. Anh bảo tôi thế. Và nhắc đi nhắc lại rằng: em đừng sợ, đừng lo lắng gì cả, anh đủ sức nuôi mấy mẹ con. Tin anh, tôi ước nguyện được đi đến tận cùng đời sống với anh, bởi tôi biết, dù bất cứ lúc nào, nếu tôi kiệt sức mỏi mệt thì… … ở nơi ấy luôn có một bờ vai rộng.