Phần XI
Chương -19 -2o -

Trong khi đó thì Moskva đã trống rỗng. Trong thành phố cũng hãy còn có người, một phần năm mươi trong số dân cư vân còn ở lại nhưng thành phố vẫn trống rỗng. Nó trống rỗng như một tổ ong đã mất chúa đang thoi thóp chết dần.
Trong một tổ ong đã mất con ong chúa rồi thì không còn có sự sống nữa, nhưng nếu chỉ nhìn hời hợt bên ngoài thì nó cũng có vẻ sinh động như những tổ khác.
Dưới những tia nắng nóng ran của mặt trời buổi trưa, ong vẫn bay lượn thành vòng quanh cái tổ mất chúa, cũng như quanh các tổ ong còn sống; từ xa cũng ngửi thấy mùi mật trong tổ đưa ra, những con ong thợ vẫn bay ra bay vào như cũ. Nhưng chỉ cần ghé mắt nhìn kỹ vào tổ cũng đủ hiểu rằng ở đấy không còn có sự sống nữa.
Ong tuy có bay nhưng không phải như là ở các tổ còn sống, mùi mật và tiếng vo ve cũng chẳng phải là cái mùi mật và cái tiếng vo ve bình thường, khiến người nuôi ong phải kinh ngạc, khi người nuôi ong gõ vào vách cái tổ ong có bệnh, thì không hề nghe tiếng vo ve đều đều lập tức đáp lại như trước kia, tiếng của hàng vạn con ong chồng ngược thân sau lên và phẩy cánh vù vù gây nên cái âm thanh nhẹ nhàng như hơi thở của sự sống. Ở đây chỉ có những tiếng vù vù rời rạc, mỗi tiếng một phách, từ góc này góc khác của tổ ong trống rỗng phát ra. Từ cửa tổ không còn phảng phất cái mùi thơm ngát, nồng sâu của mật ong và nọc ong, không còn toả ra cái hơi ấm của sự no đủ như trước nữa; mà trong mùi mật có lẫn cả cái mùi của sự trống trải cả tan rữa. Ở cửa tổ không còn có những quân canh mẫn cán cong đít lên sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Không còn cái âm thanh khe khẽ và đều đều như tiếng nước sôi báo hiệu công cuộc lao động rầm rộ tiến hành, chỉ nghe có tiếng ồn ào rời rạc, lạc điệu của cảnh hỗn độn. Những con ong kẻ cướp mình đen và dài bê bết những mật bay ra bay vào một cách rụt rè mà khéo léo; chúng không đốt người, mà lại lẩn tránh nguy hiểm.
Trước kia chỉ có những con ong mang nhuỵ hoa bay vào tổ, còn những con bay ra thì bay mình không; bây giờ thl những con bay ra cũng mang mật theo ra. Người nuôi ong mở ngăn dưới của tổ ong ra xem. Trước kia những đám ong đen kịt, bỗng đầy mật, yên tĩnh vì đã làm được việc nhiều, chân con này bám vào chân con kia thành chùm treo xuống tận đáy, những con ong bò đi kéo sát trong tiếng rì rào không ngớt của lao động, thì bây giờ chỉ còn thấy những con ong khô héo, ngái ngủ, vật vờ đi lang thang trên thành và trên đáy tổ. Trước kia tấm sàn phết nhựa được cánh ong quạt sạch bóng, thì nay trên sàn ngổn ngang những mảnh sáp, những mảnh cứt ong, những con ong chết dở chỉ còn khẽ cựa chân và những con ong đã chết hẳn còn bỏ đó.
Người nuôi ong mở ngăn trên ra xem. Trước kia từng đãy ong dày đặc bịt kín tất cả các ngăn mật và sưởi ấm cho trứng ong, thì bây giờ chỉ thấy cái cơ cấu tinh vi phức tạp của các ngăn sáp, nhưng không còn cái vẻ trinh bạch như cũ nữa.  Tất cả đều bị bỏ lại và đã ô uế. Những con ong đen kẻ cướp lấm lét trườn đi rất nhanh trên các công trình cũ; những con ong nhà, khô héo, teo tóp, uể oải như già cỗi hẳn đi, lê bước chậm chạp, không làm vướng ai, không còn mong muốn gì nữa và đã mất hết ý thức về cuộc sống.
Những con ong vẽ, ong bầu, những con nhặng và những con bươm bướm bay quờ quạng húc đầu vào vách tổ. Đây đó, giữa các bánh sáp lác đác những con ong con đã chết và những đám mật, thỉnh thoảng lại nghe những tiếng vù vù bất mãn; ở đâu đấy hai con ong theo thói quen cũ đang dọn tổ, chúng cần thận cố sức kéo lê một cái xác ong hay một con nhặng chết ra ngoài tuy cũng chẳng biết để làm gì. Trong một góc khác hai con ong già uể oải đánh nhau, hoặc chuốt mình cho sạch, hoặc mớn cho nhau ăn, tuy cũng chẳng biết mình làm như vậy là có ý thân thiện hay thù địch. Ở một chỗ thứ ba, một đám ong xéo cả lên nhau ùa vào đánh túi bụi một con bọ cho kỳ chết. Thỉnh thoảng một con ong đã mệt lả hay bị giết chết từ từ rơi xuống đống xác chết, nhẹ như một chiếc lông tơ. Người nuôi ong giở hai bánh sáp ở giữa ra để xem tổ trứng. Trước kia hàng ngàn con ong quay lưng vào nhau bày thành những vòng tròn đen kịt bảo vệ những điều bí ẩn tối cao của sự sinh nở, thì nay chỉ thấy vài trăm cái xác ong rầu rĩ, chết dở vẻ mụ mẫm. Chúng đã chết gần hết, mà không hay biết gì, chúng ở lại trong ngôi miếu linh thiêng mà trước kia chúng đã bảo vệ và ngày nay không còn nữa, chúng toả ra một mùi thối rữa và chết chóc. Chỉ còn một vài con nhúc nhích, nhổm dậy, bay vật vờ và đậu lên tay kẻ thù ấy và đồng thời, tự hy sinh. Những con kia chết hẳn, chúng từ từ rơi xuống đáy tổ như những chiếc vẩy cá, người nuôi ong đóng ngăn lại, lấy phấn đánh dấu cái tổ hỏng để sẽ đạp vỡ và thiêu huỷ nó đi.
Moskva cũng trống trải như vậy khi Napoléon, mệt mỏi, lo lắng và cau có, đang đi đi lại lại trước bức thành của toà Kamer Kokesxki, chờ đợi cái dấu hiệu của việc tôn trọng nghi thức tuy chỉ là bề ngoài, nhưng theo quan mệm của ông ta thì rất cần thiết: đoàn đại biểu.
Trên các nẻo đường, trong các xó xỉnh của thành Moskva chỉ còn những cử động một cách vô nghĩa, tuân theo những tập quán cũ và không hiểu mình đang làm gì.
Khi người ta đã báo tin cho Napoléon với tất cả sự thận trọng cần thiết rằng Moskva trống rỗng, ông ta giận dữ đưa mắt nhìn người đến báo tin rồi quay phắt đi và lặng lẽ tiếp tục đi đi lại lại.
- Đưa xe lại đây, - ông ta nói.
Napoléon bước lên xe ngồi cạnh viên sĩ quan hành định trực nhật và đi vào khu ngoại ô.
  "Moskva không người. Thật là một sự việc khó tin" - Ông tự nhủ thầm. Ông ta không đi thẳng vào thành phố, mà lại đỗ lại một quán trọ ở ô Dorogomilov.
Đòn kịch đột biến đã thất bại?
20.
Quân đội Nga kéo qua Moskva từ hai giờ đêm cho đến hai giờ trưa, lôi cuốn những người dân phố và những thương binh cuối cùng đang rời bỏ kinh đô.
Trong khi chuyển quân, chen chúc dữ dội nhất là lúc trẩy quả các cầu Kamenny, Muxkvoretxki và Yauxki.
Trong khi các đạo quân trước kia rẽ đôi ra hai dòng bên thành Kreml đã trở lại gặp nhau trên hai chiếc cầu Kamenny và Muxkvoretxki, thì một số lớn quân lính, thừa lúc mọi người đang dừng lại và chen chúc, đã lẻn về phía sau và lặng lẽ đi dọc nhà thờ Vaxili Blazenny, qua cửa Borovixki, len lên dốc tiến về Hồng trường, là nơi mà họ đánh hơi thấy có thể dễ dàng lấy cắp của cải người khác, cũng một đám người như thế dồn vào chật ních cả cái xó xỉnh của khu bán hàng Goxtiny Dvor như những khi người ta kéo nhau đến mua hàng rẻ giá. Nhưng bây giờ không hề nghe thấy những tiếng mời mọc ngọt ngào và bùi tai của những người bán hàng, cũng không thấy những người bán rong và đám phụ nữ mua hàng mặc những bộ áo đủ các màu sắc - chỉ có những bộ quân phục, những tấm áo ca-pốt của những người lính không có súng, lặng lẽ kéo nhau vào hai tay không, rồi lại lặng lẽ đi ra, mang theo những đồ lấy cắp được. Những người lái buôn và những người bán hàng (số người này rất ít), đi lại giữa đám quân lính, có vẻ như những người bị lạc, mở cửa hàng ra rồi lại đóng lại và thân hàn cùng với những người phụ việc mang hàng đi đâu không rõ.
Trên quảng trường sát cạnh Goxtiny Dvor, mấy người lính đánh trống đã được lệnh đánh trống hiệu tập hợp. Nhưng tiếng trống không tập hợp được lũ lính tránh đi ăn trộm, mà lại làm họ lảng xa hơn. Trong các cửa hiệu và tỏng các ngõ hẻm, giữa đám quân lính thấp thoáng những người mặc áo kaftan xám, đầu cạo trọc. Hai viên sĩ quan, một người khoác một chiếc khăn san trên quân phục, cưỡi một con ngựa gầy xám thẫm, và một người mặc áo khoác dài đi bộ, đang đứng ở góc phố Ilinka bàn việc gì không rõ.
Một viên sĩ quan thứ ba phi ngựa lại gần họ.
- Tướng quân ký lệnh là phải làm thế nào đuổi ngay bọn lính ra ngoài cho kỳ được. Thật chẳng còn ra cái thể thống gì nữa! Quân lính bỏ hàng ngũ chạy trốn mất một nửa rồi còn gì!
- Mày đi đâu?… Chúng mày đi đâu?… - viên sĩ quan quát ba người lính bộ binh không có súng, đang vén vạt áo ca-pốt đi luồn qua mắt ông ta để len vào các cửa hàng. - Đứng lại, đồ chó má?
- Ông cứ thử tập hợp lại mà xem - viên sĩ quan kia đáp - không được đâu mà; tốt hơn là hãy hành quân cho nhanh để những đứa còn lại đừng bỏ trốn nốt, chỉ có cách ấy thôi!
- Hành quân như thế nào? Cứ chen chúc mãi ở trên cầu, có tiến lên được chút nào đâu? Hay là đặt một hàng rào lính gác để những đứa còn lại khỏi bỏ trốn.
Người sĩ quan cấp cao nhất quát:
- Kìa, thì các ông đến đấy mà đuổi chúng ra đi chứ!
Người sĩ quan quàng khăn xuống ngựa, thét gọi người lính đánh trống và cùng anh ta đi vào cổng tò vò. Một toán lính vụt bỏ chạy. Một người lái buôn, trên hai má ở chỗ gần cánh mũi mọc đầy những nốt đỏ, gương mặt no đủ biểu lộ dủ biểu lộ vẻ tham lam và lì lợm xem chừng không gì có thể lay chuyển nổi những điều suy tính thiệt hơn của hắn, đang vung vẩy hai tay đến gần viên sĩ quan dáng điệu huênh hoang và hấp tấp. Hắn nói:
- Thưa đại nhân, xin ngài làm phúc che chở cho. Đây không phải là vì quyền lợi chúng tôi, kể gì chuyện vặt ấy, chúng tôi vui lòng hiểu tất cả! Nếu ngài muốn, tôi xin đem dạ ra ngay, đối với một người tôi quý như ngài thì biếu đến hai tấm tôi cũng vui lòng! Cái đó thì được, chứ như thế kia thì đúng là ăn cướp! Xin ngài làm phúc cho! Ngài cử cho một đội tuần tiễu đến đây thì hay quá, ít ra cũng cho chúng tôi đóng cửa với chứ…
Mấy người lái buôn xúm quanh viên sĩ quan. Một người xương xương, vẻ mặt khắc khổ, nói:
- Ê! Kêu than làm gì cho mệt. Sắp mất đầu mà lại còn tiếc ba sợi tóc Ai muốn lấy gì thì cứ cho họ lấy! - Nói đoạn hẳn khoát mạnh tay một cái và quay nghiêng người về phía viên sĩ quan.
Người lái buôn vừa nãy giận dữ nói:
- Cái bác Ivan Xidoryts này, cứ nói như bác thì dễ quá!… Xin ngài sĩ quan, xin ngài làm phúc cho.
- Thôi nói làm gì! - Người lái buôn gầy gò nói, - Ở đây tôi có ba cửa hàng trị giá đến mười vạn. Quân đội rút đi thì còn giữ làm sao được! Chao ơi, người đâu mà lạ…! Làm sao chống lại được ý Chúa?
- Thưa đại nhân, xin ngài làm phúc cho, - người lái buôn thứ nhất nghiêng mình nhắc lại. - Viên sĩ quan đứng im một lúc, trên gương mặt lộ vẻ phân vân do dự. Rồi bỗng ông ta quát to:
- Thì việc quái gì đến ta nào! - nói đoạn ông bước nhanh về phía cửa hàng. Trong một gian hàng mở cửa nghe có tiếng người đấm đá chửi bới nhau, và khi viên sĩ quan vừa mới đến nơi thì từ trong cửa nhảy xổ ra một người đầu cạo trọc, mặc áo kaftan xám: hắn vừa bị người ở bên trong tống ra ngoài. Người đó cúi lom khom chạy qua mặt mấy người lái buôn và viên sĩ quan rồi mất hút. Viên sĩ quan nhảy bổ vào đám quân lính đang lúc nhúc trong gian hàng. Nhưng vừa lúc ấy có những tiếng kêu la sợ hãi của một đám người rất đông từ phía cầu Moxkvoretxki vang lại. Viên sĩ quan vội chạy ra quảng trường.
- Cái gì thế? Cái gì thế? - õng ta hỏi dồn, nhưng viên sĩ quan kia đã cho ngựa phi qua Vaixili Blazenny về phía có tiếng kêu la.
Ông ta bèn lên ngựa đuổi theo. Khi đến gần cầu, ông ta thấy khẩu súng đại bác đã tháo ra khỏi bánh xe kéo, thấy bộ binh đang qua cầu mấy cái xe tải đổ lăn kềnh ra đường, mấy cái mặt hoảng hốt và quân lính đang cười ha hả. Bên cạnh hai khẩu đại bác có một chiếc xe tải thắng hai con ngựa. Có con chó borzoy đeo nịt ở cổ đang đứng nép vào sau xe. Trên xe là một núi đồ dạ, và ở trên cùng, bên cạnh một chiếc ghế trẻ con chổng chân lên trời, có một mụ đàn bà đang ngồi tru tréo om sòm. Viên sĩ quan được các bạn đồng ngũ cho biết rằng sở dĩ có tiếng kêu la của đám đông và tiếng tru tréo của mụ đàn bà kia vì khi tướng Yermolov cưỡi ngựa chạy qua đám đông và được biết rằng quân lính bỏ chạy nghẽn cả cầu, liền ra lệnh kéo hai khẩu đại bác ra khỏi xe, giả làm như sắp bắn vào cầu.
Đám đông xô ngã các xe tải giẫm đạp lên nhau la hét om sòm, chen chúc nhau ra khỏi cầu, và thế là quân đội đã tiến lên được.

Truyện CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH Phần I - Chương - 1 - Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Chương - 19 - Chương - 20 - Chương - 21 - Chương - 22 - Chương - 23 - Chương - 24 - Chương - 25 - Phần II - Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Chương - 19 - Chương - 20 - Chương - 21 - PHẦN III - Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Phần IV - Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - PHẦN V - Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Chương - 19 - Chương - 20 - Phần VI - Chương - 1 - Chương - 2 Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Chương - 19 - Chương - 20 - Chương - 21 - Chương - 22 - Chương - 23 - Chương - 24 - Chương - 25 - Chương - 26 - Phần VII - Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Phần VIII- Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Chương - 19 - Chương - 20 - Chương - 21 - Chương - 22 Phần IX- Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Chương - 19 - Chương - 20 - Chương - 21 - Phần X- Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Chương - 19 - Chương - 20 - Chương - 21 - Chương - 22 - Chương - 23 - Chương - 24 - Chương - 25 - Chương - 26 - Chương - 27 - Chương - 28 - Chương - 29 - Chương - 30 - Chương - 31 - Chương - 32 - Chương - 33 - Chương - 34 - Chương - 35 - Chương - 36 - Chương - 37 - Chương - 38 - Phần XI-Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - 6- Chương- 7 - 8 - Chương -9 - 10 - Chương -11 -12 - Chương -13 -14- Chương -15- 16- Chương -17 - 18- Chương -19 -2o - Chương -21 -22 - Chương -23 -24- Chương - 25 - Chương - 26 - Chương - 27 - Chương -28 -29 - Chương - 30 - Chương -31 -32 - Phần XII- Chương - 1 - Chương -2 - 3 - Chương -4 - 5 - Chương -6 -7 - Chương -8 -9 - Chương -10 -11 - Chương -12 -13 - Chương -14 -15 - Chương - 16 - Phần XIII-Chương -1 - Chương -2 -3 - Chương -4 -5 - Chương -6 -7 - Chương -8 -9 - Chương -10 -11 - Chương -12 -13 - Chương -14 -15 - Chương -16 -17 - Chương -18 -19 - Phần XIV- Chương -1- Chương - 2 -3 - Chương - 4 -5 - Chương - 6 -7 - Chương - 8 -9 - Chương - 10 -11 - Chương - 12 -13 - Chương - 14 -15 - Chương - 16 -17 - Phần XV - Chương - 1 - Chương - 2 -3 - Chương - 4 -5 - Chương - 6 -7 - Chương - 8 -9 - Chương - 10 -11 - Chương - 12 -13 - Chương - 14 -15 - Chương - 16 -17 - Chương - 18 -19 - Chương - 20 - Phần XVI -Chương -1 - Chương - 2 -3 - Chương - 4 -5 - Chương - 6 -7 - Chương - 8 -9 - Chương - 10 -11 - Chương - 12 -13 - Chương - 14 - Chương - 15 -16 - Phần XVII-Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương Kết