Con phải hết lòng khoan dung cho tất cả mọi người và có thiện cảm một cách chân thành đối với những tín ngưỡng của kẻ khác cũng như tín ngưỡng của con vậy, bởi vì Ðạo của họ cũng như Ðạo của con chỉ là một con đường dắt đến Ðức Thượng Ðế. Và muốn giúp đỡ tất cả mọi người, thì con phải hiểu biết tất cả.A. B. Ðức khoan dung có thể là một trong những đức tánh mà người ta đề cập đến nhiều nhất hiện nay, nhưng mà lại thực hành ít nhất. Ðó là một trong những đức tánh khó đạt được hơn hết, vì một tín ngưỡng càng ăn sâu vào trí não thì càng được xem là cao quí, và lẽ tự nhiên người ta càng muốn ép buộc kẻ khác phải tin theo. Sự gây hấn này phát sinh ra tất cả những sự ngược đãi và những chiến tranh tôn giáo công khai hay riêng rẽ. Nhưng sự gây hấn ấy còn khá hơn tánh lãnh đạm, thường được xem như là đức khoan dung. Tánh lãnh đạm không phải là đức khoan dung. Chớ nên lầm lẫn điều đó. Hiện nay, trong chính quyền rất ít xảy ra những sự ngược đãi; nhưng trong gia đình và ngoài xã hội vẫn còn nhiều. Ở vài xứ, sự tự do tư tưởng được thịnh hành thì chính quyền vẫn còn ngược đãi tôn giáo. Những nhà tự do tư tưởng bị ngược đãi đến nỗi ý định trả thù của họ trở nên quá mạnh. Lẽ dĩ nhiên, họ vi phạm những nguyên tắc của họ. Tôi hy vọng rằng đó là một phản ứng suông, hậu quả những sự ngược đãi của giáo phái đối với họ sẽ sớm chấm dứt.Tinh thần ngược đãi vẫn còn nhiều trên thế giới và đôi khi chính phủ bắt buộc phải thực hiện sự khoan dung, như ở Ấn Ðộ chẳng hạn, để ngăn cản những sự rối loạn và bạo động. Tinh thần khoan dung lẫn nhau vẫn có giữa tín đồ của các giáo phái trong những xứ mà những tôn giáo khác nhau được quân bình ít nhiều. Lý do của sự khoan dung này là sự sợ sệt lẫn nhau. Như vậy sự khoan dung, dù đã có, hầu như luôn luôn bắt nguồn từ một tình cảm không mấy chính đáng.Sinh viên Huyền Bí Học phải tìm cách phát triển lòng nhân từ; vả lại người ta đạt được nó nhờ biết rằng Chơn Nhơn trong mỗi người tìm con đường riêng biệt của mình. Chỉ có thái độ đó mới hợp lý thôi, vậy nên thừa nhận nó để cho đức khoan dung trở thành một đức hạnh được phổ cập khắp nơi. Chúng ta phải nhìn nhận rằng mỗi người có cách thức riêng của họ để tìm kiếm chân lý tối cao và họ phải được tuyệt đối tự do trong sự hành động đó. Ðiều ấy có nghĩa là chẳng những bạn không được cố gắng lôi cuốn một người nào theo tôn giáo của bạn, mà bạn cũng không được cố gắng bắt ai phải theo những lập luận và ý kiến của bạn hoặc bạn làm lay chuyển những tín ngưỡng thích ứng với nhu cầu của họ. Lòng hoàn toàn quảng đại này phải là mục tiêu của bạn. Những cực đoan không xa cách nhau đâu - một mặt là đại lượng, một mặt khác, người đời thường có ý khinh bỉ và cho rằng những vấn đề tôn giáo không có tầm quan trọng lớn lao, chúng chỉ đóng vai trò cảnh sát để giữ gìn con người trong vòng trật tự, họ cho điều đó là khoan dung. Tôn giáo của kẻ khác phải thiêng liêng đối với bạn, vì lẽ nó thiêng liêng đối với y. Các Ðấng Cao Cả trong Quần Tiên Hội sẽ không nhận vào hàng Huynh Ðệ của các Ngài bất cứ ai chưa có cái thái độ thật gần giống với nguyên tắc này.C. W. L. Hiện giờ có lẽ sự khoan dung có nhiều hơn thời đại Ðế Quốc La Mã và nó rất giống như sự khoan dung đã có hồi xưa. Người ta nhắc lại nhiều chi tiết lạ lùng về cách những người La Mã đối đãi với những người Thiên Chúa Giáo đầu tiên. Những sự sưu tầm thận trọng đã cho thấy rằng sự ngược đãi tàn ác nhất mà người ta đã nói đến nhiều thật không hề có. Nhưng quả thật người Thiên Chúa Giáo thường gây phiền phức cho mình. Tôi không muốn nói là trên vài phương diện, những ý niệm trong thời đó không phải là không dã man, nhưng những người Thiên Chúa Giáo đầu tiên hầu như có tinh thần hỗn loạn, vô chính phủ và khi họ xung đột với nhà cầm quyền, thì chẳng phải do tôn giáo của họ gây nên, mà do những lời nói và sự hành động của họ. Những người La Mã không thừa nhận tình huynh đệ theo kiểu người Thiên Chúa Giáo đầu tiên thuyết giảng. Nó gần giống với những hình thức này: "Hãy làm anh em với tôi hoặc tôi sẽ giết chết anh". Trong vài trường hợp, họ từ chối tham dự vào những cuộc lễ nhỏ được xem như một bổn phận của người công dân. Họ không chịu rải một nhúm hương trên bàn thờ hoặc rót một giọt rượu để tỏ lòng tôn kính đối với Hoàng Ðế. Những cử chỉ này cũng giống như việc giở nón chào tại Luân Ðôn khi nhà vua đi qua. Ðế Quốc La Mã khoan dung nhất trên đời đối với những tôn giáo khác. Người La Mã rất ít thắc mắc để tìm hiểu người ta thờ vị Thần Thánh gì, vì họ không tin vào sự hiện hữu của vị nào cả. Họ có xây một Vạn Thần miếu vĩ đại nơi đó họ lập đền thờ tất cả những Thần Thánh và khi họ thấy Ðấng Christ được người ta tôn thờ, họ lập tức dựng hình Ngài. Nói chung sự khoan dung của họ chỉ là tánh lãnh đạm mà thôi.Ða số những người La Mã thuở xưa đầu thai vào giống dân của nước Anh. Hiện nay có nhiều người khoan dung đối với mọi hình thức tín ngưỡng, vì họ không tin tưởng cái gì cả. Họ xem tôn giáo như một huyền thoại lý thú để giúp vui cho nữ giới, còn đối với phái nam, thì dĩ nhiên tôn giáo không phải là chuyện đứng đắn. Mục đích của chúng ta không phải là sự khoan dung như thế ấy. Ðức khoan dung của chúng ta phải căn cứ trên sự thừa nhận rằng những tín ngưỡng của kẻ khác cũng đưa đến chỗ cao siêu. Khi vào đền thờ hay giáo đường của một tôn giáo khác với tôn giáo của mình, người thật có tinh thần khoan dung sẽ tuân theo những nghi thức đã được đặt ra, chẳng phải chỉ vì kính trọng tục lệ mà thôi, nhưng còn vì sự kính trọng đối với những tín đồ kh!!!8921_20.htm!!!
Đã xem 36560 lần.
http://eTruyen.com