Phần I
Địa lý và kiến trúc

Bức tranh chung làng Lại Đà
Lại Đà nằm ở trung tâm của xã Đông Hội và ở cực Nam của huyện Đông Anh, có toạ độ: 21,04 vĩ độ Bắc, 102,02 kinh độ Đông; phía Bắc giáp làng Trung Thôn; phía Đông Bắc giáp làng Hội Phụ; phía Đông giáp làng Đông Trù; phía Nam giáp làng Đông Ngàn; phía Tây giáp làng Xuân Trạch; qua sông Đuống là địa phận huyện Gia Lâm. 
Là một làng cổ và thuộc vào loại đông dân của xã, tính đến giữa năm 2003, làng ta có 1.715 nhân khẩu, với 443 hộ, đứng hàng thứ hai trong số 6 thôn của xã (thông kê dân số xã Đông Hội vào năm 1995 là 8187 người)
Ngược lại thuở xa xa, vào thời Bắc thuộc, đất làng ta thuộc huyện Tây Âu; đến thời nhà Lý, địa phận làng ta thuộc phủ Bình Lỗ; thời Trần thuộc lộ Bắc Giang, huyện Đông Ngàn; sang thời Lê, sau năm 1469, thuộc trấn Kinh Bắc, phủ Từ Sơn, huyện Đông Ngàn; sang thời Nguyễn, từ năm 1831, thuộc tỉnh Bắc Ninh, phủ Từ Sơn, huyện Đông Ngàn, tổng Hội Phụ; tới thời Pháp thuộc, từ năm 1919, quê ta thuộc tỉnh Bắc Ninh, huyện Từ Sơn, xã Hội Phụ (xã Hội Phụ có 2 làng là Lại Đà và Cự Trình); sang chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, vào tháng 3/1949 Lại Đà thuộc về xã Đông Hội, tỉnh Bắc Ninh; ngày 12/5/1961 đến nay, Lại Đà thuộc về xã  Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội
Lại Đà nằm trong vùng đất lịch sử nổi tiếng. Đất làng ta chỉ cách kinh đô Cổ Loa độ 3 km. Dấu tích và những câu chuyện liên quan đến Cổ Loa là làng Tiên Hội - tiên về dự hội - sát ngay Lại Đà. Đất Lại Đà cũng giáp vùng đất Hoa Lâm - vườn thượng uyển nhà Lý. Ngày nay, theo đường chim bay, làng ta cách Trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng sáu, bảy km. Nếu theo đường bộ, qua cầu Chương Dương, rồi từ cầu Đuống đi quốc lộ 3, qua làng Tiên Hội, về đến làng ta là 16 km. Hoặc từ cầu Đuống đến dốc Vân, theo đường đê về Lại Đà, cũng vừa tròn 16 km. Thành phố Hà Nội đang trong quá trình phát triển. Theo quy hoạch, Lại Đà sẽ nằm trong khu du lịch di tích Cổ Loa và được quy hoạch là khu du lịch sinh thái. Vài ba năm tới có cầu bắc qua sông Đuống, ở vị trí Đông Trù và tuyến đường lớn chạy sát đầu làng Trong, thì khoảng cách từ trung tâm Hà Nội đến Lại Đà được rút ngắn lại, từ trung tâm thành phố đến làng ta, chỉ còn khoảng 9 đến 10 km.
Thuở làng ta khai hoang mở đất, cách đây gần nghìn năm, nơi đây còn là một vùng đầm lầy hoang sơ, lau lách rậm rạp. Buổi ấy, một số gia đình thuộc 4 họ: Vương, Lường (Lương), Ngô, Nguyễn không rõ từ đâu đến, trấn ngự một khoảnh đất cao - nay gọi là Vườn Cũ. Bằng bàn tay và ý chí, tổ tiên dân làng ta đã chinh phục thiên nhiên. Buổi đầu họ sống bằng việc đơm tát tôm cá, săn bắt muông thú. Để tạo lập cuộc sống, họ phải vượt thổ, đổ nền, làm nhà, dựng cửa, lấy chỗ trú thân. Theo năm tháng, cuộc sống của dân làng ngày một ổn định, xóm làng ngày một đông đúc. Để nhớ ơn những bậc tiền bối, dân làng tôn vinh họ là "Tứ gia tiên tổ". Đó là Vương, Lường, Ngô, Nguyễn.
Theo người làng còn nhớ được trong cuốn Lịch sử làng của Cử Nhân Ngô Quý Doãn, thì làng ta mới trở nên trù phù cách đây khoảng hơn 400 năm. Còn về dân cư, nếu theo mức gia tăng dân số chung của cả nước, thì vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, số nhân khẩu của làng ta ước khoảng gần 300 người, với khoảng gần 80 hộ; đến năm 1940, số nhân khẩu ước khoảng 430 người với khoảng 110 hộ. Hiện nay (2003) Lại Đà có 1.715 nhân khẩu, với 443 hộ.
Trong quá trình khai canh lập nghiệp, đất đai canh tác của làng ngày một mở mang, dân số ngày một phát triển, Vườn Cũ trở nên chật chội, không đảm bảo cho cuộc sống của dân làng, buộc họ phải mở thêm đất mới. Dải đất cao như một con đê tự nhiên, chạy dài từ nghè đến tận đầu làng ngoài, được chọn là nơi ở mới. Đó là làng Lại Đà ngày nay. Dưới con mắt của các nhà phong thuỷ, thì đất này có hình con hoả, một thế đất đắc địa, trường tồn, đảm bảo cho các thế hệ con cháu đời đời thịnh đạt. Từ 4 họ ban đầu, giờ đây làng ta có tới 33 tộc, họ.
Ngoài những người sống ở làng, vì những lý do khác nhau, nhiều người làng ta đi lập nghiệp ở nhiều vùng quê khác, như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, TP. HCM,.... Tại miền Trung, tại thôn Yến Nê, huyện Hoà Vang (TP. Đà Nẵng), nay thành một tộc họ lớn ở đây. Và một số quốc gia trên thế giới, cũng có người làng Lại Đà lập nghiệp. Đặc biệt tại thủ đô Hà Nội, số người gốc là dân làng ta sinh sống rất đông. Vốn gốc gác ở làng, nên quan hệ của họ thật gần gũi. Ngoài những dịp hội làng, giỗ họ, mọi người còn thường xuyên thăm viếng, giữ mối quan hệ "xóm làng xa".
Tên làng qua truyền thuyết Rắn thần
Truyền thuyết thứ nhất: Có rắn thần xuất hiện ở nghè. Rồi một hôm rắn bò từ đầu làng Trong đến đầu làng Ngoài. Dân làng thấy vậy cho rằng, rắn báo điềm lành - cư dân trên dải đất này sẽ thịnh vượng. Dân làng liền đặt tên làng mình là Lai Xà - lai là lại, xà là rắn. Phải chăng về sau gọi chệch đi là Lại Đà?
Truyền thuyết thứ hai: Vào lúc con người còn thưa thớt, trình độ sản xuất còn thấp kém, lại phải đối đầu với biết bao khó khăn, để làm chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng, dân làng phải tìm kiếm một sức mạnh siêu nhiên, huyền bí. Nơi đất cao ở đầu làng được chọn làm nơi thờ thần, quanh năm dân làng hương khói cầu xin thần linh phù trợ. Đó là nghè Lại Đà. Câu đối ở nghè còn ghi:
"Thần cao tứ ứng phong vân ngoại
 Thuỵ khí thiên chương thụ mộc gian"
Tạm dịch là:
- Thần tích ứng khắp bốn phương, vượt ra khoảng mây gió
- Khí lành bao trùm khắp vùng cây cỏ
Nơi nghè có cây cối cổ thụ "sầm uất", gọi là Vườn Cũ, là nơi thờ thần, không ai được đào bới, làm nhà. Vào một đêm bão táp mịt mùng, bỗng nhiên có con rắn mào đỏ, to lớn khác thường, xuất hiện. Rắn đu mình trên cây cổ thụ, đêm đêm vào làng bắt lợn, gà,... Đến nhà nào rắn cũng quăng mình, phì phì doạ nạt, làm cho ai nấy đều hoảng sợ. Ban ngày rắn trở về khu Vườn Cũ. Trước tình cảnh đó, dân làng bàn nhau sửa lễ cúng rắn thần. Khi dân làng dâng lễ, ăn xong, rắn liền bỏ đi. ít lâu sau, quen đường cũ, rắn lại quay trở lại, dân làng lại phải cúng bái, cầu xin. Sau nhiều lần không thấy rắn chịu đi hẳn, các bô lão trong làng đành tập hợp trai đinh, sắm sửa vũ khí, quyết một phen sống mái. Trận chiến làm rắn bị thương, máu chảy đầy mình. Hoảng sợ trước sức mạnh của dân làng, rắn phải bỏ chạy. Từ sau trận chiến đó, rắn không bao giờ dám quay lại nữa. Để ghi nhớ về sức mạnh đoàn kết diệt trừ ác xà, dân làng đã đặt tên cho làng mình là Lai Xà - rắn quay lại. Phải chăng cái tên Lai Xà sau bị gọi chệch đi là Lại Đà?
Câu chuyện trên là truyền thuyết để giải thích về tên làng mình. Nó phản ánh một thuở khai cơ lập nghiệp của tổ tiên ta. Khi con người mới đến vùng đất mới, đã gặp biết bao khó khăn, trở ngại. Song với ý chí đoàn kết, quyết tâm, họ từng bước đẩy lùi khó khăn, cuối cùng con người đã chiến thắng. Chuyện rắn thần là truyền thuyết, nhưng nếu tước bỏ đi cái vỏ hoang đường, sẽ thấy cốt lõi của câu chuyện đầy ẩn dụ và ngữ nghĩa sâu xa: vào buổi đầu, tổ tiên ta đến đây khai phá, thiên nhiên còn hoang dã, biết bao khó khăn, nhưng do dân làng dũng cảm, đoàn kết, đã tạo nên sức mạnh, giúp họ bám trụ, gây dựng cuộc sống thịnh vợng trên mảnh đất này.
Tên gọi Cối Giang trang
Hiện nay nhiều bút tích ở đình, miếu, nhà thờ và gia phả họ đều ghi nhận, đất làng ta có tên là Cói Giang trang, hay Cối Giang. Đôi câu đối ở đình có nhắc tới địa danh Cối Giang:
Duy thiên sở hưng tường, văn khôi toạ vũ tướng tinh, tự  hữu Trần sơ thần lục tịch chiêu tiên miếu cổ
Tứ dân tự kỉ tích, thạch bu kì hoả bố tản tòng Cối hậu giang thanh trường bá hải hoàn tân.
Tạm dịch:
Trời ban cho điều tốt đẹp: Văn võ đều đỗ cao (văn đạt mức khôi, võ đạt mức tướng tinh), từ thời Trần gơng sáng đã được ghi trong tiên miếu
Tứ dân đã khắc ghi sự tích của thần, (ngài) lấy đá làm cờ, lấy lửa làm tán, từ khi ngài về Cối Giang làm cho vũ trụ đợc đổi mới.
Kể về sự kiện sau khi Trạng Nguyễn Hiền mất, thần phả ghi: Làng ta là Cối Giang trang. Như vậy cái tên Cối Giang phải có từ trước năm 1276. Một số làng khác trong tổng Hội Phụ, như Thái Đường, Hội Phụ, Trung Thôn, đều nhận tên làng mình là Cối Giang. Vậy Cối Giang là địa danh tự nhiên hay hành chính và nó có liên quan gì đến các làng kể trên? Cối Giang là lạch sông của dòng Chiêm Đức cũ. Sau lạch sông này cạn dần. Cư dân ở trên vùng đất này đều gọi tên làng mình là Cối Giang, tên Nôm là Cói. Ngoài tên chung của cả tổng, mỗi làng đều có tên chữ riêng, như Thái Đường, Lộc Hà, Đông Trù, Lại Đà... Về sau tên Cối Giang không còn, nhưng từ Cói vẫn còn. Vậy tên Cối Giang là tên chung của cả tổng: tổng Cối Giang - tổng Cói.
Cối Giang là tên hành chính, biến đổi dần qua các triều đại phong kiến. Khi Trịnh Cối lên ngôi Chúa, để tránh tên huý, Cối Giang đổi thành Hội Giang (1569). Khi Trịnh Giang lên ngôi (1729), Hội Giang đổi thành Hội Thuỷ. Về sau Hội Thuỷ đổi thành Hội Phụ, dùng để gọi cho cả tổng Hội Phụ. Tên tổng Hội Phụ tồn tại cho đến cách mạng Tháng 8/1945. Vào tháng 3/1949 sau khi thành lập xã Đông Hội, thì cái tên Hội Phụ chỉ còn dùng cho làng Hội Phụ (Cự Trình) bây giờ.
Lại Đà là tên chữ Hán - có nghĩa là sông nước.
Cói bỏng hay Cói rau cần là tên Nôm, gắn với nghề nghiệp và đặc sản của làng. Cói Bỏng: Làng ta vốn trước đây có nghề làm bỏng, dân làng mang bỏng đi bán khắp trong vùng. Nghề làm bỏng trở thành cái tên của làng - Cói Bỏng. Nghề này ngày nay không còn nữa.
Ngoài hai cái tên gắn với nghề nghiệp của làng, thì dân quanh vùng còn biết đến Lại Đà với  những vị thầy đồ, thầy thuốc danh tiếng, tới phường ca trù lâu đời có những ả đào danh tiếng, vang khắp một vùng. 
Nhân nhắc tới sông nước và tên các làng xóm gắn với tên sông, xin có đôi lời về sông Thiên Đức (sông Đuống). Đây là con sông chạy qua đầu làng ta. Bao đời nay, con sông gắn bó với cuộc sống của dân làng. Lạch Chiêm Đức và lạch Cối Giang là phụ lưu của sông Thiên Đức. Vào năm 1858, thời Tự Đức, có cuộc khai mở sông Thiên Đức. Sông Đuống cũng là một con sông hung dữ, trong lịch sử từng xẩy xa nhiều trận vỡ đê. Từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn, có hàng chục lần đê bị vỡ. Ngay tại trại Lam Sơn cũng có một lần vỡ đê. Dấu tích còn lại là khu vực trũng ngay sát quãng đê đầu làng. Vài chục năm gần đây có các trận vỡ đê: Ngày 22/8/1945 đê cống Vực Dê (cầu Đôi), tháng 7/1957 cống đê Mai Lâm và vào năm 1971 đê Cống Thôn bị vỡ. Những trận vỡ đê này, làng ta bị chìm trong biển nước.
Sông Đuống là phân lưu của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Thái Bình, có chiều dài 65 km. Về mùa cạn, lòng sông rộng trung bình từ 200 đến 250 mét, mùa lũ rộng 600 đến 800 mét.
Hình dáng làng xa và nay
Lại Đà là một làng cổ, mang đầy đủ dáng dấp của một làng quê như bao làng quê Bắc bộ khác. Trước 1945, xung quanh làng có luỹ tre, hào sâu và đầm nước bao quanh. Con đường làng lát gạch trườn dài, nối các xóm với nhau. Đầu làng có giếng nước, có cây đề cổ thụ, mái đình rêu phong cổ kính và cổng làng bề thế.
Xa làng ta có 3 khu và 2 trại: khu Trong từ xóm thứ nhất đến xóm thứ 5; khu Giữa từ xóm thứ 6 đến xóm thứ 10; khu Ngoài từ xóm thứ 11 đến xóm thứ 15. Còn về trại, có trại Trong, nằm ở phía Tây của làng và trại Ngoài ở vị trí giáp đê. Trước đây dân cư tập trung ở phía Đông của đường làng, phía Tây đường làng chỉ có dăm mời  gia đình. Vào đầu cách mạng Tháng 8, mỗi xóm được đặt một cái tên, trên cổng có gắn biển đề tên, từ xóm 1 đến xóm 15 là: Bắc Sơn, Tháng Tám, Thái Nguyên, Phan Đình Phùng, Lý Thường Kiệt, Đô Lương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, trại Lam Sơn, trại Tây Sơn... Những cái tên trên được dùng đến ngày Toàn quốc kháng chiến. Sau hoà bình năm 1954, không thấy nhắc lại nữa. Trước đây phía Tây có luỹ đất trồng tre bao bọc, phía Đông có đầm ao, cùng rào táo gai bảo vệ. Quanh làng có nhiều ao đầm, như đầm Trong, đầm Ngoài, đầm Cửa Đình, đầm Lủ, đầm Trầm, xiệc, đồng Vang,... Ngày nay, làng chia thành 17 xóm và hai trại (Tây Sơn, Lam Sơn, 15 xóm cũ và thêm xóm 2 xóm mới - xóm Bắc Sơn và một xóm mới lập ở phía Tây của làng).
Ngày trước, so với các làng khác trong vùng, thì nhà cửa của làng ta vào loại khang trang. Số nhà gạch, nhà gỗ, nhà đại khoa, chiếm tới gần một nửa, còn lại là nhà tranh vách đất. Hai, ba chục năm trước, làng ta còn rất nhiều ngôi nhà cổ, xây dựng từ thế kỷ XIX. Cho đến nay, vẫn còn một số ngôi nhà cổ, như ngôi nhà cổ của cụ Nguyễn Văn Tường, xây năm 1859; ngôi nhà cổ của cụ Ngô Bá Kiểm do Tú tài Ngô Bá Thiệm xây dựng; ngôi nhà của cụ Nguyễn Phú Nga, nhà thờ họ Nguyễn Phú xây 1865, v.v..
Qua cầu Gạch, đi độ hai trăm mét, thì tới nghè, rồi qua cổng làng Trong, tiếp đó qua xóm 1, xóm 2 và các xóm tiếp theo, qua văn chỉ, cây sanh, đi tiếp nữa sẽ tới chùa, đình, tới cổng làng Ngoài. Cổng làng Ngoài giáp với xóm 15. Từ cổng làng Trong tới cổng làng Ngoài dài hơn 600 m, từ nghè tới dốc đê trại Lam Sơn là 1.300 mét.
Làng trước có hai cổng chính, cổng Trong và cổng Ngoài. Trên cổng Trong có 2 chữ Hán - "Hương Môn" - cổng làng; cổng làng Ngoài có 3 chữ Hán là "Nhập Tất Thức" - vào làng sẽ biết. Cổng làng xây bằng gạch Bát Tràng, có hai cánh cửa lim dày. Đêm đêm, nhất là vào ngày áp tết, cánh cổng được đóng lại, có toang gỗ lớn chèn phía trong. Do yêu cầu của việc vận chuyển trong thời kỳ chiến tranh, cổng Ngoài bị phá vào khoảng năm 1965, còn cổng Trong cũng do nhu cầu của vận chuyển cho sản xuất, nên bị phá vào năm 1976. Ngoài hai cổng chính, làng ta còn 3 cổng khuyến nông, mở trên luỹ, là cổng Bến, cổng Đình và cổng Tây ở trại Tây Sơn. Ba cổng này để dân làng ra đồng trồng cấy, chăm sóc hoa màu và thu hoạch mùa màng.
Mỗi xóm xa đều có con đường ngõ và cổng xóm. Cổng xóm cũng có cánh cổng, đêm hôm đóng lại. Hiện nay nhiều cổng xóm còn giữ được, có những cổng xây từ thời Tự Đức, như cổng xóm 7, xây vào năm 1849. Cổng xóm 1, 2 xây bằng gạch Bát Tràng. Cổng xóm 5 bị phá vào năm 1994. Cổng  xóm 2, xóm 3 và xóm 4 còn vết đạn, là chứng tích về một đợt chống càn vào ngày 27/4/1948 (tức 19/3 năm Mậu Tý). Năm ấy du kích giật mìn ở cổng xóm 3, diệt 2 tên giặc.
Hệ thống cổng xóm hiện nay đang đứng trước mối đe dọa: do xây dựng đã lâu, nay xuống cấp; mặt khác vì trước đây cổng xây thấp, hẹp, nên cản trở phương tiện giao thông qua lại. Một số xóm đã dỡ cổng cũ, xây lại cổng mới, như xóm 8, xóm 9. Việc dỡ đi, xây lại cổng mới là việc không thể đừng được, nhưng rất nên khi xây dựng lại, cần giữ được phong cách kiến trúc cổ. Làng có kế hoạch xây lại các cổng xóm, cổng làng đã bị phá dỡ.
Xa kia các xóm đều nằm về phía Đông của đường làng. Qua cổng xóm sẽ vào xóm. Ngõ xóm chạy theo hướng từ Tây sang Đông, đường ngõ đa số là nền đất, hai bên có ít nhà xây tường gạch, còn lại là trồng duối, dâm bụt, cúc tần. Hiện nay, các đường xóm đều được trải bê tông, hai bên là tường gạch cao. 
Nói về đường làng, phải hình dung về đờng sá ngày trước. Từ Lại Đà đi chợ Sa, dân làng phải qua cầu Chồng của Hội Phụ để sang đê đồng Lộc Hà, rồi đến quốc lộ 3 vào Đống Lủi. Hay muốn qua làng Tiên Hội, phải vòng theo bờ ngòi Hội Phụ, rồi qua cánh đồng Trầm (Xuân Canh). Còn con đường nối từ quốc lộ 3 đến bến đò Đông Trù, mãi tới năm 1960 mới được xây dựng và là đường đất, nó được trải nhựa vào năm 1966.
Bắt đầu từ cầu gạch, con đường trục chạy qua nghè, qua cổng Trong, rồi qua 15 xóm. Đường làng và đường ngõ đan nhau, các cụ vẫn gọi là hình răng bừa. Đường làng và đường xóm xa đã đợc quy hoạch thẳng suốt, không quanh co vòng vèo như đường các làng khác. Đường làng xa là nền đất, việc đi lại rất khó khăn. Đoạn qua cổng chùa, nhất là đoạn từ xóm 13, xóm 14, hết sức lầy thụt, trâu bò đi qua, thụt đến ngang bụng. Vào khoảng năm 1930, làng tiến hành lát gạch. Dịp ấy cụ Chánh Vinh là một trong những người chỉ đạo và tham gia tích cực. Để có gạch, làng tổ chức đóng và đốt gạch, còn một phần từ nộp cheo: cheo nội - con gái lấy chồng làng, nộp 300 viên; cheo ngoại là 600 viên. Đến những năm 1934, đoạn đường từ cổng làng Ngoài ra đê cũng được lát gạch, đường rộng 1,2 mét. Chỉ đạo làm quãng đường này là cụ Vương Khắc Tri. Con đường gạch tồn tại đến tận đầu những năm 1990. Năm 1994 làng làm đường bê tông và Lại Đà là thôn khởi đầu của xã Đông Hội trong chương trình bê tông hoá đường làng. Trong dịp này, nhiều gia đình đã đóng góp hàng triệu đồng cho con đường. Các gia đình đóng góp, được ghi vào trong sổ Vàng của làng.
Đình - miếu- chùa và một số công trình xưa
Ngày 30/9/1989 đình, chùa, miếu của làng ta được xếp hạng là cụm di tích lịch sử - văn hoá. Lại Đà xa có những công trình tôn giáo, công sở, văn hoá, đó là đình, chùa, miếu, nghè, văn chỉ, đàn tiên lão, điếm thờ, điếm tuần, cổng làng, cổng xóm, cầu gạch,... Qua thời gian, ngày nay chỉ còn lại đình, chùa, miếu, nghè, đờng làng, cổng xóm.
Đình làng Lại Đà trong lịch sử
Có truyền thuyết về việc chung đình của làng ta. Xa, làng ta, Cự Trình và Lộc Hà chung đình. Nơi đất làm đình cũ, dân vẫn quen gọi là đất Đình Khiến và cả khu ruộng chung của ba làng, gọi là "Ruộng ba chạ" (chạ là tên gọi xa của làng).
Ngôi đình hiện nay ở Lại Đà được dựng vào năm 1853. Đây là công trình  cổ và bề thế nhất trong khu di tích. Đình dựng theo kiểu liên hoàn, trên một khoảnh đất phong quang, thế đất hổ phục. Trước sân đình có hai ao tròn, gọi là 2 mắt hổ; giữa có hòn đá là lưỡi hổ; phía sau đình là mình hổ và tiếp đó là đuôi hổ. Cửa đình hướng về phía Nam, trước mặt là cánh đồng và xa hơn nữa là dòng sông Đuống. Trước cửa đình có khoảng sân rộng lát gạch Bát Tràng. Hai cột đồng trụ hướng vào đình có đôi câu đối:
Kình thiên đại quán long lân trụ
Dục nhật linh quang hổ nhãn trì
Tạm dịch là:
Quán lớn chống trời cột vẩy rồng
 Ao mắt hổ tắm trong ánh mặt trời
Đình làng ta thờ Thành hoàng Nguyễn Hiền. Ngài là nhân thần. Thần phả ghi: Ngài sinh ngày 11 tháng 3 năm 1234, tại châu Hoan ái. Năm Đinh Mùi (1247) Ngài đỗ Trạng nguyên, lúc ấy mới 13 tuổi. Tháng 2 năm ất Hợi (1275) giặc Chiêm Thành xâm lược nước ta, Nhà Vua cử Ngài dẫn quân đi dẹp giặc. Nhờ tài thao lược, Ngài đã đánh tan quân Chiêm Thành, bắt được tướng giặc. Đất nước trở lại thanh bình, Nhà Vua phong Ngài vào hàng hiển quý quan thứ nhất.
Ngày 14 tháng 8 năm Bính Tý do bị bệnh thiên đầu thống, Ngài đã mất. Vua ban sắc phong thần và cho thờ Ngài ở 32 ngôi đền. Quan Giám Quốc Sư theo lệnh nhà vua đi tìm đất lập đền thờ Ngài. Đến đất Cối Giang (Lại Đà), quan Giám Quốc Sư thấy nơi đây là một thắng địa, liền ban cho dân làng 60 quan tiền để làm đền thờ Ngài và đền Thánh Mẫu. Với con mắt của vị quan triều am tường địa lý, ông nhận xét: "Thế đất hổ phục, rồng chầu, sao vắn chiếu hội, núi núi giăng giăng, sông nước uốn quanh. Đất này ắt phát bậc văn nhân, lương thiện...". Khu đất linh thiêng đặc địa ấy, trải qua nhiều thế hệ, ông cha ta đã xây dựng nên một làng quê trù phú, dân cư đông đúc.
Như vậy, theo thần phả, làng ta xây dựng 2 ngôi đền vào khoảng sau năm 1276. Chắc rằng, quy mô ngôi đền ngày ấy không đồ sộ như ngôi đình và miếu hiện nay. Trải  qua hơn 7 thế kỷ, đền thờ Nguyễn Hiền ở Lại Đà chắc đã qua nhiều lần trùng tu, những ngặt vì tài liệu không còn lưu lại, nên chưa rõ quy mô ngôi đền đầu tiên ra sao.
Vào năm 1938 làng còn lưu giữ 20 đạo sắc phong Thành Hoàng Lại Đà. Sắc phong thứ nhất vào niên hiệu Khánh Đức (Lê Thần Tông) - ngày 19/3 năm Nhâm Thìn (1652) và sắc cuối cùng - ngày 25/7/1924, đời vua Khải Định. Xin nói rõ thêm, ngôi đình cũ (trước ngôi đình hiện nay) nhận được 12 đạo sắc phong; sau khi dựng đình mới (1853), nhận thêm 8 đạo sắc phong nữa.
Nhân nói về đình và Thành Hoàng, làng ta có tục kiêng tên huý của Thành Hoàng và Thánh mẫu. Không ai đặt tên và ngay cả khi nói, đều tránh dùng những từ đó. Mặc dù theo thần phả thì có 32 nơi thờ cúng Nguyễn Hiền, nhưng Lại Đà không có lệ giao hiếu với các làng có thờ Ngài và cũng không thấy nhắc đến việc trai gái phải kiêng cữ, không lấy nhau giữa những làng có thờ Ngài. Đồ thờ Thành Hoàng trước đây ở đình gồm: ngai, bài vị, mũ, áo, hia, đai. Làng thờ Ngài ở hai nơi: đình và nghè.
Ngày trước, ngoài ngày sinh và ngày hoá của Thành Hoàng, đình làng còn có lễ vào các ngày: thượng tuần tháng 4 có lễ kỳ yên; thượng tuần tháng 5 có lễ hạ điền, hạ tuần tháng 6 lễ thượng điền, thượng tuần tháng 9 có lễ thường tân, ngày 27/11 có lễ kỳ phúc. Tuỳ từng lễ mà đồ lễ khác nhau. Vào các lễ trọng, đồ lễ dùng xôi, gà, lợn, rượu và hoa quả, lễ xong thì thụ phúc. Người dự lễ là những vị thứ chức sắc, lão nhiêu, chức dịch tân cựu, hương trưởng ba bàn hoặc tám bàn. Khi tế, những người hành lễ là chức sắc, tư văn, hương trưởng tham dự, mọi người dùng phẩm phục, hoặc áo dài lam, áo dài thâm. Xưa kia, ngày tế lễ, mỗi giáp dùng trâu, bò, lợn gà một lễ, gọi là cổ thờ. Đồ cúng của giáp nào, giáp ấy mang về. Sau năm 1927, có sự thay đổi đồ lễ, lệ cả làng dùng lễ một con lợn, hoặc một con bò. Sau khi cúng lễ xong, những người dự lễ được thụ phúc. Ngày trước luôn có một cụ thủ từ trông nom đình. Cụ thủ từ phải là lão nhiêu tinh tú, mạnh khoẻ, do ban hương lão bầu ra.
Đình Lại Đà là ngôi đình lớn trong vùng, còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến ngày nay và là ngôi đình có niên đại xa nhất trong các đình còn lại của xã Đông Hội. Cho đến năm 2003, đình Lại Đà tròn 150 năm tuổi.
Nhà đại bái là công trình chính, gồm 5 gian, 2 chái, có 8 hàng cột, 6 hàng chân (tổng số là 48 cột). Cột cái có chiều cao hơn 5 mét, đường kính 56 cm; cột quân đường kính 45 cm; cột hiên đường kính 35 cm. Gian giữa có cửa võng đề bốn chữ - Nguyễn Đại Vương từ. Ngoài ra còn nhiều hoành phi câu đối khác treo trong đình.
Trước kia đình có sàn, lát bằng gỗ lim, theo lối tam cấp, hai gian tả hữu, thì sàn một gian cao, một gian thấp. Xung quanh đình bố trí cửa bức bàn, chấn song. Các đầu dư chạm trổ theo hình đầu rồng tinh sảo. Mái đình kết cấu theo theo kiểu chồng giường, toàn bộ sức nặng của toà đình được đỡ bởi hệ thống cột.
Đình làng ta dựng thời Nguyễn, nên đồ sộ, vững chãi. Về kiến trúc, điều đáng chú ý là đầu đao có độ cong lớn. Toà đại đình bề thế. Đình có 8 hàng cột, đã nâng mái lên cao hơn và tăng thêm độ dốc, mái xoà cong xuống, trông thật mềm mại, bay bổng.
Tiếp giáp với nhà đại bái là hậu cung, nối với hậu bầu. Hậu cung có cửa khám, đặt bài vị Thành Hoàng. Phía trên cửa khám có 4 chữ "Thánh Cung Vạn Tuế". Trước cửa khám là bệ thờ, đặt ngai, mũ, áo, hia, cùng các đồ thờ tự.
Có một số câu chuyện xa về việc sửa đình. Vào năm Nhâm Dần (1842), thời Vua Thiệu Trị, thiên hạ đại xá, làng quê trở lại yên bình. Bây giờ đình dột nát, dân làng muốn sửa sang, nhưng chưa biết dựa vào ai. Mọi người liền thỉnh cụ Ngô Quý Ôn (1785-1865) đứng ra trù trì. Cụ cúng 100 hốt tiền, góp một phần vào việc sửa chữa, tu bổ đình. Nhờ vậy ngôi đình cũ tồn tại thêm được hơn 10 năm nữa. Đến khi dư dả, vào năm Tự Đức thứ 6 (1853), dân làng dựng ngôi đình mới. Ngôi đình này tồn tại đến ngày nay. Việc dựng đình do hai kíp thợ thi công, công việc tiến hành trong 3 năm mới hoàn thành. Cũng trong giai đoạn này ở làng có nhiều công trình đợc xây dựng, như cổng xóm 7, một số ngôi nhà cổ, đúc chuông,...
Tính từ khi xây dựng, cho đến năm 1938, đình làng vẫn chưa phải sửa chữa lớn lần nào. Từ ngày đình được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá, đã có một số lần sửa sang: năm 1989 sửa hậu cung và đảo ngói; năm 1990 xây sửa tam quan. Kể từ khi dựng đình, đợt trùng tu 2002 - 2003 là lớn nhất, với khoản đầu tư của nhà nước là 1,5 tỷ đồng (khoảng hơn 200 cây vàng), bắt đầu tiến hành vào ngày 25/10/2002 và hoàn thành vào 25/7/2003. Công việc trùng tu, về phần mộc, do tổ thợ Chàng Sơn, Thạch Thất; phần ngoã, do nhóm thợ Hoài Đức - Hà Tây đảm nhận.
Tuy nói là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng làng xã, nhưng đình làng trước hết là một trung tâm hành chính, nơi diễn ra những công việc quan trọng, hội họp, thu sưu thuế, phân xử tranh chấp. Tiếp đến đình là trung tâm văn hoá, nơi tổ chức hội hè, ăn uống (do vậy mà có từ đình đám). Vào dịp hội hè, các bàn hội trong làng được ngồi ở đình theo ngôi thứ quy định. Các phường, hội hàng năm giỗ tổ cũng đến đình hội họp, như phường Bỏng, phường ca trù,... Đình còn là trung tâm tín ngưỡng, nơi thờ Thành hoàng. Thế đất, hướng đình được xem là quyết định vận mệnh của dân làng. Thành Hoàng là người che chở, phụ trợ cho dân làng. Xa ai đi thi đều phải thành tâm sửa lễ ra đình, để xin Ngài phù hộ; khi công thành danh toại, vinh quy bái tổ, trước hết là vào bái tạ Thành Hoàng. Đến như trai lấy vợ, gái gả chồng, cũng có lễ tạ Thành Hoàng, gọi là lễ hương. Cuối cùng, đình là trung tâm giao lu về tinh thần, tình cảm của dân làng.
Ngoài việc chứng kiến bao sự kiện trong đại của làng, thì từ đầu thế kỷ XX, nơi đây đã diễn ra những sự kiện đáng chú ý: Vào quãng năm 1935-1945, trường hương học đầu tiên dạy chữ quốc ngữ được đặt ở đình. Ngày 18/8/1945 tại đình có cuộc mít tinh lớn do Việt Minh tổ chức. Thời kỳ chống Mỹ, đình Lại Đà là nơi đặt xưởng in của nhà máy in Lê Cường sơ tán về. Sau đó là nơi đặt kho sơ tán của nhà máy Cơ khí địa chất, rồi thành kho chứa lương thực, thuốc men, chi viện cho miền Nam và tiếp đó còn là nơi an dưỡng của bộ đội từ chiến trường ra.
Miếu:
Miếu hay dân làng còn gọi là đền. Đây là công trình nằm trong cụm di tích lịch sử - văn hoá của làng. Miếu nằm ở phía Tây và sát ngay đình làng. Miếu thờ Thánh Mẫu Trần Tiên Dung - một vị thiên thần. Miếu là một công trình được xây dựng lâu đời.
Theo thần phả thì vào tháng 7 năm ất Hợi (1275) Trạng nguyên Nguyễn Hiền phụng mệnh Triều đình đi dẹp giặc Chiêm Thành. Khi qua huyện Đông Ngàn, Ngài tới đền Phù Đổng làm lễ bái yết Trời, Đất. Đêm đó Ngài nằm mộng, thấy Trời phái Tiên Dung xuống giúp. Quả nhiên khi lâm trận, Ngài được âm phù, nên đánh đâu được đấy và bắt được Tướng giặc. Sau khi thắng lợi trở về, Ngài được Vua ban phong là Hiển quý quan đầu triều. Năm sau Ngài lâm bệnh. Nghĩ đến công phù trợ của Tiên Dung, Ngài tâu lên Vua về công tích của Tiên Dung. Sau khi Ngài mất, Vua phong Tiên Dung là Tiên Dung Công Chúa và gia ân ban Quốc tính, nên Ngài mang họ Trần. Nhà vua cấp cho 60 quan tiền để làm đền thờ hai vị Phúc Thần. Như vậy, miếu làng ta phải được xây dựng khoảng sau năm 1276, tức sau năm Nguyễn Hiền mất.
Còn theo lai lịch bản chép sự tích Thánh Mẫu, được biên soạn lại vào thời Vua Duy Tân: "Miếu xa nhỏ hẹp. Trong đời vua Thành Thái (1889-1907) có 2 lần trùng tu. Mùa đông năm ất Sửu, niên hiệu Khải Định thứ 10 (1925), miếu được mở rộng ra. Miếu bố cục theo hình chữ  nhị. Nhà hậu là nơi đặt bệ, có khám thờ Thánh Mẫu; nhà trước là nơi bái vọng và ngồi dự lễ. Xưa trong miếu thờ tranh Thánh Mẫu. Thánh Mẫu trông uy nghi, lầm liệt. Tương truyền bức tranh do một người Tàu vẽ. Trải qua năm tháng, tranh bị ố rách, hư hỏng nhiều chỗ. Thế rồi các cụ trong làng gieo quẻ, xin Ngài cho sửa lại. Công việc mới chỉ làm được khung, hình Ngài cha vẽ được. Âu cũng là ý đợi đến đời sau chăng? Thời gian sau, vào dịp trùng tu miếu, các cụ lại gieo quẻ xin Ngài cho dựng tượng. Ứng quẻ, Ngài cho phép. Rồi tượng được dựng theo đúng mẫu tranh. Sau khi tượng dựng xong, tranh cũ được lưu giữ trong long hạp. Nay tranh cũ không còn nữa.
Vào năm 1925 triều Khải Định, dịp lễ mừng Đại Khánh, Nhà vua ban cho Thánh Mẫu sắc phong 6 chữ: Trang Huy Thượng Đẳng Tôn Thần.
Hàng năm, vào ngày 11 tháng 3 âm lịch, đội nữ quan ăn mặc lễ phục, cử hành lễ tại miếu, mục đích để làm rạng rỡ điển thờ lu phúc tốt lành cho dân làng.”
Xin trích một câu đối ở miếu
Thần tích hữu thi đề, vạn tuế thiên thu linh ứng lực
Tiên cung trọng bốc khảo, thập châu tam đảo trắc chiên đình
Tạm dịch là:
Thần tích có thơ đề, muôn ngàn năm sau còn hành ứng
Cung tiên trọng ở quẻ bói, thập châu, tam đảo đoái mà trông
Chùa làng
Chùa làng là một công trình cổ, nằm sát phía Đông của đình, cũng thuộc cụm di tích lịch sử - văn hoá của làng. Chùa Lại Đà có tên chữ là Cảnh Phúc. Chùa làng dựng từ xa xưa, vì không lưu giữ được thư tịch, nên không còn rõ dựng vào năm nào. Dựa vào dấu tích và một số công trình còn lại của chùa, có thể biết làm từ thời Hậu Lê.
Chùa quy hoạch làm 2 dãy: dãy phía trước là nhà tam bảo, dãy phía sau là nhà thờ hậu (còn gọi là từ hậu đường). Tam quan làm sát đường vào đình. Tam quan dựng vào năm thứ 8, triều Cảnh Thịnh (1800). Tam quan làm theo lối chồng diêm, tám mái. Góc mái với bờ đao cong vút, trên là sàn gỗ, có giá treo chuông. Một năm bản hội trong thôn đa ra ý kiến đúc quả chuông lớn, cụ Ngô Quý Hương (1657-1724) làm tờ trình làng, tự nguyện làm hội chủ, đứng ra quyên gúp đúc chuông. Quả chuông này được đúc vào khoảng từ 1690 - đến trước năm 1724, nay không rõ quả chuông ấy ở đâu?
Quả chuông đồng hiện nay được đúc vào năm Giáp Thìn (1844), thời Thiệu Trị, khởi công vào ngày 16 tháng Giêng và hoàn thành vào 29 tháng 2. Trong việc hằng tâm công đức đúc chuông, ngoài dân làng, các thiện nam tín nữ, còn có vị Tiến sỹ họ Vũ (đỗ khoa thi Hơi năm Bính Tuất - 1826). Khoa này đỗ 10 người, trong đó có hai người họ Vũ, là cụ Vũ Phan (Vũ Tông Phan) và Vũ Đức Mẫn. Cụ Vũ Tông Phan làm Đốc học tỉnh Bắc Ninh. Có lẽ cụ Vũ Tông Phan là người tham gia công đức trong việc đúc chuông này.
Khu nhà hậu hình chuôi vồ, gồm 5 gian 2 dĩ, trên bờ mái có 3 chữ: "Tự hậu đường".
Xin trích một câu đối ở chùa
Nhập môn giả năng vô tham sân si thị xuất gia nhi cầu quy y đắc quy y phúc địa
Tương lai kỳ tất hữu quảng đại thắng sử hiện tại bất vi quá khứ hựu quá khứ thời kỳ
Tạm dịch là:
Những người đi vào cửa, nếu không còn tham lam, tức giận, tăm tối, đó là xuất gia, mà cầu quy y, được quy y về nơi đất phúc
Tương lại hẳn được quảng đại, mà thời kỳ hiện tại cũng không như thời kỳ quá khứ.
Nhà tam bảo do tồn tại lâu năm đã bị xuống cấp, nên quãng đầu thập niên 60 của thế kỳ XX, được giải hạ. Tháng 7/2003, dân làng và nhà chùa do sư cụ Đàm Nguyện trù trì xây dựng nhà tổ và 24/11/2003 (tức 1/11 năm Quý Mùi) khởi công xây dựng lại tam bảo. Các công trình được thiết kế xây dựng rất quy mô, bề thế.
Nghè
Theo truyền thuyết Rắn thần và Nghè Lại Đà, thì nghè được xây dựng từ lâu. Dân làng chọn nơi đất cao ở làng làm nơi thờ thần, quanh năm hương khói để cầu xin thần linh phù trợ. Được biết rằng, trước năm 1938, nghè đã qua nhiều lần sửa sang. Năm 1976 cửa nghè bị phá; năm 2000 sửa sang, tu bổ nghè và xây lại tường và 2 cột đồng trụ, gọi là "cửa nghè".
Văn chỉ
Văn chỉ là nơi thờ Khổng Tử, người sáng lập đạo Nho, đồng thời còn phối thờ bốn danh nho, những học trò xuất sắc của Khổng Tử và các danh nho của làng.
Văn chỉ Lại Đà được xây dựng trên khu đất rộng ở ngay giữa làng. Bệ thờ dựa lưng vào đường làng, cửa chính nhìn ra hướng Tây. Khu văn chỉ ẩn mình dới cây nhãn cổ thụ và cây sanh (nay cây nhãn đã chết, chỉ còn lại cây sanh). Phía trước mặt, hai bên tả hữu, mỗi bên có một bệ thờ bằng gạch đối diện nhau. Trước cửa văn chỉ có cuốn thư che bệ thờ, gọi là tắc môn. Người vào phải qua cửa, rồi rẽ sang hai bên. Xung quanh văn chỉ có tường bao vây quanh. Xin trích nghĩa một đôi câu đối ở văn chỉ:
Đền Đàn miếu vũ văn chơng thiên cổ
Lễ nhạc y quan khoa Giáp làng này.
Qua vế đối thứ hai, có từ “Khoa giáp”, biểu thị làng ta từng có người đỗ  Tiến sỹ (tức cụ Vương Khắc Thuật, đỗ Thám hoa).
Văn chỉ do phe Tư văn quản lý, thờ phụng. Thành viên phe Tư văn gồm những người có văn học. Đó là những người có học, như Khoá sinh, Tú tài, Cử nhân, các hưu quan có học. Tuỳ theo làng có người đỗ đạt mà quy định tiêu chuẩn vào phe Tư văn. Đứng đầu bao giờ cũng là người có học vị và chức tước cao.
Tư văn làng ta có 3 mẫu ruộng, do làng cấp và một số ruộng công đức. Đó là ruộng học điền của làng. Học điền một phần dùng để cúng lễ xuân thu nhị kỳ tại văn chỉ, còn lại để nuôi thầy dạy học ở làng. Nhằm khuyến khích việc học tập, còn trích một phần quỹ học điền để trợ cấp giấy mức, sách vở cho con em nghèo trong làng - gọi là khuyến học.
Văn chỉ làng ta được xây dựng và bảo tồn qua nhiều thế hệ. Tiếc rằng, vào năm 1965 đã bị phá đi để làm "Vườn cây kết nghĩa". Nay văn chỉ không còn, vườn cây kết nghĩa cũng không có. Dấu tích văn chỉ xa, nay chỉ còn lại cây sanh già.
 Đàn Tiên lão
Vị trí nằm giáp đường làng, giữa chùa và  đình. Đàn tiên lão do ban hương lão chủ trì việc tế lễ. Nay đàn này không còn nữa. Xin trích một đôi câu đối ở đàn Tiên lão:
 - " Hàng năm theo lễ xa, làng cũng như nước"
 - "Làm cho dân biết theo đạo hiếu, ngày sau sẽ nhìn vào ngày nay"
Đàn Tiên Nông
Trong tháng chín có lễ Thường Tân. Ngoài lễ các nơi khác, còn có lễ ở đàn Tiên nông. Đàn là nơi tế lễ cầu cho ma thuận, gió hoà, mùa màng bội thu. Không rõ vị trí đàn này ở đâu.
Điếm thờ:
Sát hậu bầu của đình, trước đây có điếm thờ. Đây là nơi cụ từ và viên đương cai tế chủ nghỉ và sau khi tế lễ xong, đồ lễ được mang xuống điếm thờ.
Nhà hội tự đường
Trong hương ước ghi, vào ngày 13/3 lễ bản cảnh tôn thần, lễ tiên đạt diễn ra ở nhà hội tự đường. Nay không rõ nhà này vị trí ở đâu.
Nhà hội đồng
Nhà hội đồng nằm ở vị trí nhà trẻ ngày nay. Nhà hội đồng là trụ sở làm việc của hương chức, lý dịch, thường trực giải quyết việc công của làng. Gian chính của nhà hội đồng có bức hoành phi 4 chữ thếp vàng: Địa linh nhân kiệt. Sau cách mạng tháng 8/1945, nhà hội đồng chuyển thành thư viện và "Nhà thông tin" của làng.
Điếm tuần
Làng ta trước có 3 điếm tuần của khu Trong, khu Giữa và khu Ngoài. Điếm là nơi để các tuần canh bảo vệ làng tập trung, nghỉ ngơi. Trước đây làng có hai ban tuần, một ban coi lúa và hoa màu ngoài cánh đồng, một ban bảo vệ xóm làng. Điếm Trong nằm vào quãng giữa xóm 1 và xóm 2; điếm Giữa nằm gần quãng cây sanh bây giờ; điếm Ngoài vị trí ở nằm ở bên cây đề, gần tam quan. Điếm Ngoài sau bị rỡ, xây lại ở xóm 15, áp với cổng làng Ngoài. 
Luỹ làng
Luỹ tre làng là biểu tượng của nông thôn Việt Nam, là "bức thành" kiến cố, bất khả xâm phạm của làng xa.
Để bảo vệ cuộc sống dân làng, mà trước đây là việc phòng chống trộm, cướp, ông cha làng ta đã đắp một hệ thống luỹ đất, có hào sâu phía ngoài, vừa an toàn khi phòng thủ, vừa thuận lợi khi tấn công. Hệ thống luỹ hào quanh làng được bố trí như sau: Từ cổng làng Trong là luỹ đất chạy hình vòng cung theo hướng Tây đến tận cổng làng Ngoài. Luỹ cao tới một, hai mét, rộng chừng hai, ba mét, chân luỹ là hào sâu, rộng độ hai, ba mét. Trên mặt luỹ, tre ken dày. Từ gần cổng làng Trong, dọc theo phía Đông của làng, do không đắp được luỹ, nên đã xẻ một hào sâu, phía trong hào trồng táo dại (táo gai). Cùng với hào sâu, bờ táo gai chằng chịt, còn có các đầm và ao hồ phía trong, đã tạo thành một hệ thống bảo vệ kép, ngăn không cho người ngoài xâm nhập.
Chính hệ thống luỹ tre này, mà trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều lần quân giặc rất khó khăn khi tấn công vào làng. Để bảo vệ luỹ làng, hương ước có những điều quy định, mọi ngời phải tuân thủ. Thí dụ như có ngọn tre trên luỹ ngả xuống ruộng, chủ ruộng phải trình báo tuần phiên, nếu qua xem xét, có sự đồng ý, thì chủ ruộng mới được phát ngọn tre đó. Về chuyện bảo vệ luỹ làng, dân làng còn lưu truyền câu chuyện: Vào thời Tự Đức,  một chủ gia đình có uy tín trong làng, để làm gương trong việc bảo vệ luỹ làng, đã bí mật sai người nhà buộc con trâu của nhà mình vào luỹ làng, rồi cho ngời đi báo tuần. Lần ấy làng đã phạt, thịt con trâu, chia cho dân làng. Đến một người danh giá, xâm phạm luỹ làng, còn bị phạt, nên sau chuyện đó, việc bảo vệ luỹ làng càng được coi trọng hơn. 
Cầu gạch (quán):
Cầu gạch là một bộ phận của cấu trúc làng cổ Lại Đà. Cầu gạch nay không còn nữa, nhưng nhắc lại để người sau biết về một công trình trong kiến trúc xa của làng. Vị trí cầu gạch cách nghè độ trăm mét. Cầu có 3 gian, hai đầu hồi xây tường và có một bệ gạch. Trước cửa có 2 cây cổ thụ: cây gạo và cây sanh. Sau cây gạo bị chặt, còn cây sanh già cỗi đã giải hạ. Đây là một trạm đầu tiên của làng. Trong thần phả, thì Thành Hoàng làng ta thuộc diện được nhà nước tế. Cứ vào những năm nhất định, quan trên về đình tế lễ Thành Hoàng. Cầu gạch là trạm dừng chân đầu tiên để quan trên chấn chỉnh quan phục, tiếp đó họ qua nghè làm lễ trình thổ thần, sau đó mới vào đình làm lễ tế thần.
Đó là chức năng của cầu gạch trong việc tế lễ thần. Còn những ngày bình thường, cầu gạch là công trình dùng trong việc khuyến nông. Khi nông dân ra đồng, vào những ngày nắng nóng, hay lúc ăn tra, thợ cày, thợ cấy vào cầu gạch nghỉ ngơi. Trớc đây, thợ cày, thợ cấy thường đi làm sớm, quãng tám chín giờ sáng, gia chủ gánh cơm ra cầu gạch cho thợ cày, thợ cấy ăn uống. Cầu gạch còn là nơi nghỉ chân cho những ai có việc đi xa về, trước khi họ vào làng. Cầu gạch được xây lại vào quãng năm 1944. Năm 1945, cầu gạch đã chứng kiến tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật - gây ra nạn đói khốc liệt năm 1945. Dân từ nhiều nơi, như Thái Bình, Hải Dương, Nam Định về tụ tập, trú ngụ ở cầu gạch: những đứa trẻ đầu trọc, bủng ỏng, những đàn ông, đàn bà phù nề, có người chồng chết, vợ khóc không ra hơi,... Nếu có người chết đói, làng cử tuần đinh ra, đem xác đi chôn ở gò Gốc Sữa gần đó. Chôn không có ván, mà chỉ bó xác vào chiếu. Trong trận đói 1945, ước tính có khoảng 50 người ở xã Đông Hội bị chết đói, còn làng ta có khoảng 15 người. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cầu gạch là trạm gác của du kích. Nếu có địch, thì người gác làm mật hiệu báo động, để du kích và dân làng chủ động đối phó.
Vào những năm chiến tranh leo thang của không quân Mỹ ra miền Bắc, để bảo đàm an toàn cho thầy và trò, trường học đợc phân tán về các làng xóm. Từ 1969- 1972 văn phòng của Ban giám hiệu và thư viện trường cấp II của xã, đặt tại cầu gạch. Năm 1972-1973 là nhà kho chứa dây điện phục vụ chiến đấu. Cầu gạch tồn tại đến năm 1976 thì bị dỡ bỏ.
Nhân nhắc tới cầu Gạch cũng xin kể về cầu Đàm. Xa kia Lại Đà và Cự Trình có việc tranh chấp nhau về ranh giới. Việc phân chia diễn ra không suôn sẻ, thấu đến Thiên đình. Trời liền sai thiên lôi xuống, đánh toặc cây gạo làm hai thân, mỗi thân hướng về một làng. Vì không làng nào chịu sang làng nào để họp bàn việc phân chia ranh giới, cuối cùng cả hai tìm ra giải pháp, đắp con đường từ cầu Gạch (Lại Đà) đến cửa đình làng Cự Trình và dựng một ngôi nhà (gọi là cầu Đàm - đàm phán) ở giữa.... Phải chăng đấy chỉ là truyền thuyết của một thuở làng quê xa sau luỹ tre làng, việc tranh chấp ranh giới thường thấy ở nhiều xóm làng xa. Không rõ thực hư đến đâu, ta hãy gác chuyện thần linh lại, chỉ biết rằng đến năm 2003 cây gạo hai thân vẫn còn và vết tích con đường cầu Đàm cùng địa danh cầu Đàm thì dân làng ai cũng hay.
Luồng Lại Đà
Nhân nói về hình dáng xa của làng, nếu không nói về công trình này, sẽ thật là khiếm khuyết, đó là luồng Lại Đà. Đây là một công trình thuỷ nông "dẫn thuỷ nhập điền" và giao thông vận chuyển. Nó vừa là một phần của bức tranh làng xa, vừa là một bộ phận của cánh đồng Lại Đà. Con luồng thân thiết và gắn bó đến mức, sau cách mạng Tháng 8/1945, khi có việc đặt tên mới cho các xóm, thì hai con luồng cũng được đặt tên là luồng Bạch Đằng và vực Hàm Tử. Đất đai Lại Đà và Xuân Trạch chơi vơi như giữa một ốc đảo của lòng chảo hai tổng Hội Phụ và Xuân Canh. Xung quanh làng là những khu đồng ngập nước. Những địa danh ở phía Tây làng, nghe tên gọi đã gợi nên cảnh ngập úng, nước mênh mông, như đầm Trong, Bún, Lủ, Xiếc, Đông Vang, Trầm... Cả làng chỉ có khoảnh đất hẹp và cao hơn ở phía Bắc là bãi đồng Giông. Để chung sống với thiên nhiên, ông cha ta đã đào đắp hệ thống thuỷ nông, đó là con luồng ở phía Tây làng. Con luồng được thi công đồng thời từ hai phía. Sau này có tên gọi luồng Cái Trong và luồng Cái Ngoài. Luồng Cái Trong cách đầu làng Trong khoảng 300 mét; luồng Cái Ngoài cách cổng Bến xóm 7 chừng nửa km. Hai luồng là 2 con kênh chính để chuyên chở sản phẩm thu hoạch từ cánh đồng về làng và phân tro ra đồng. Mỗi luồng có một khoảng rộng chừng ba, bốn sào, như một cái bến. Từ bến này có tuyến kênh đào sâu chừng 2 đến 3 mét, rộng 5 đến 6 mét, len lỏi ra cánh đồng. Luồng Cái Trong có tuyến kênh đào ngược lên phía Tây làng, chạy bên phải cầu gạch, đến Ngo thì rẽ trái, cắt ngang bãi Ngõ và bãi đồng Vang. Luồng Cái Ngoài cũng có tuyến kênh đào ngược lên phía Tây chừng 500 mét, đến cánh đồng Xiếc, giáp cánh đồng Xuân Trạch, rồi rẽ tay phải cắt ngang cánh đồng Vang chừng 500 mét, thì gặp nhánh luồng phía trong, tạo thành một dải luồng chạy dài chừng 2 Km. Một nhánh luồng khác đợc đào từ cống Ngo chạy ngược lên phía Tây cánh đồng Trầm, dài chừng 1,5 Km. Tất cả các luồng tạo thành hệ thống đường thuỷ liên hoàn. Về mùa cấy hái, thu hoạch, thuyền đi vào sâu các cánh đồng, chuyên chở lúa má về 2 bến chính. Làng còn một hệ thống luồng nữa ở phía Đông của làng, gọi là hào, mỗi đoạn hào nối với chuôm thành chuỗi chuôm.
Ngày trước rất nhiều gia đình ở làng ta có thuyền, mủng để chuyên chở hoa màu. Trong vụ thu hoạch, làng không cho phép ai được mang bánh trái xuống đồng đổi lúa (tục gọi là đổi đồng). Riêng những người giữ bến của luồng, thì được ngồi ở bến "để đổi đồng".
Đến năm 1963, công trình thuỷ nông Hà Bắc chạy qua Lại Đà, con luồng sau nhiều thế kỷ tồn tại, đã hoàn thành vai trò lịch sử và được san lấp thành đồng ruộng: luồng ngoài lấp dần vào giữa thập niên 60 của thể kỷ XX, luồng trong lấp dần thập niên 70; còn khu bến được san lấp làm sân đá bóng ngày nay. Nhắc lại con luồng để những thế hệ sau này có thể hình dung về bức tranh cánh đồng Lại Đà xa.
Nhà thờ họ:
Nhà thờ họ còn gọi là nhà thờ đại tôn, hay từ đường. Do hoàn cảnh mỗi họ khác nhau, nên nơi thờ tổ tiên của mỗi họ cũng có những sự khác nhau. Có họ, bàn thờ Tổ đặt tại nhà ông trưởng họ, phối thờ các cụ trong gia đình. Có họ lập nhà thờ riêng, nằm biệt lập, bố trí bàn thờ Tổ, có nhà tiền tế, có vườn hoa cây cảnh. Xin giới thiệu một số nhà thờ còn duy trì đến ngày nay, lần lượt từ đầu làng Trong đến trại Lam Sơn:
- Nhà thờ đại tôn Ngô Duy: Đây là ngôi nhà thờ cổ. Nhà thờ đã có từ lâu đời. Vừa qua họ Ngô Duy tân tạo lại, với quy mô 3 gian 2 dĩ, có tường gạch bao quanh, cổng xây, ra đóng vào mở. Trước sân nhà thờ có vườn cây cảnh, làm cho nơi thờ tự thêm trang nghiêm, tĩnh mịch.
- Nhà thờ đại tôn họ Nguyễn Phú: Kiến tạo vào 1865, trùng tu năm 1945. Nhà thờ xa vốn trong khuôn viên độc lập, kiến trúc theo kiểu tiền kẻ hậu bẩy, gồm 3 gian thờ, 3 bệ thờ. Nhà tiền tế bị giặc Pháp đốt cháy vào năm 1948. Năm 2002 nhà thờ được trùng tu lại, giờ càng thêm bề thế, trang nghiêm.
- Nhà thờ họ Ngô Bá: là 3 gian nhà cổ, gỗ lim, ngói cổ. Đồ thờ của nhà thờ Ngô Bá còn giữ được gần như nguyên vẹn. Ngôi nhà thờ này trông rất cổ kính.
- Nhà thờ đại tôn họ Vương Khắc là nhà thờ cổ. Các hoành phi câu đối được sơn son thếp vàng, trông thật lộng lẫy. Dòng họ đã lập bia cụ Thám Hoa Vương Khắc Thuật, nhằm tôn vinh cụ được vĩnh hằng cùng tổ tiên.
- Nhà thờ họ Vương Hữu: Là nhà thờ được thiết kế theo dáng dấp cổ xa. Gần đây gia tộc đã tu sửa, nhà thờ càng thêm phần lỗng lẫy, uy nghi.
- Nhà thờ họ Nguyễn Văn được xây dựng biệt lập trong một khuôn viên. Ba năm trước nhà thờ mới được đại tu, nên càng thêm bề thế, trang nghiêm. 
Các ngôi nhà thờ họ là công trình tín ngưỡng và văn hoá, góp phần làm phong phú và tạo nên nét đẹp văn hoá của làng quê Lại Đà. Nhân nói về nhà thờ họ, xin nói thêm về phong tục giỗ họ ở làng ta: Giỗ họ là một công việc quan trọng, một dịp gặp mặt của các thành viên trong dòng họ. Giỗ họ, con dâu, con gái, con rể có thể đến dự. Tất cả con trai khi mới sinh ra đều có trong danh sách của họ. Suất đinh này phải có nghĩa vụ gánh vác các công việc quan trọng của họ: nh việc sửa chữa nhà thờ, các dịp giỗ tết, v.v. Ngoài việc đóng góp bổ đầu, khi họ cần chi tiêu lớn, thì có sự cúng tiến của một số cá nhân, gia đình trong họ.
Trước ngày giỗ họ độ một vài ngày, Trưởng họ tiến hành thu tiền, hay vào buổi sáng hôm giỗ, những ai ở xa về sẽ đóng góp. Trong ngày giỗ họ, người phục vụ là những trai đinh thuộc diện câu đương. Câu đương là trai đinh từ 18 tuổi trở lên. Tuỳ theo họ đông hay ít, mà số câu đương nhiều hay ít và số lần luân phiên phục vụ việc họ, nhiều hay ít.
Cây đề của làng
Đây không phải là một công trình kiến trúc văn hoá hay tín ngưỡng của làng, song có lẽ biết bao thế hệ, trong mỗi người chúng ta, hình ảnh về quê hương mình, đều thấp thoáng bóng hình cây đề cổ thụ. Cây đề cổ thụ, thân to nhiều người ôm mới xuể, bóng xoà xuống sân đình, xuống đường làng.
Chắc nhiều người làng từng tự hỏi, cây đề làng ta có tự bao giờ? Cứ theo các cụ cao tuổi trong làng, thì từ lúc các cụ còn nhỏ, cây đề làng ta đã xum xuê, cổ thụ lắm rồi. Theo phỏng đoán, thì cây đề phải tới vài ba trăm tuổi. Mùa xuân năm 2002, có một vị cao tăng ở phía Nam đến vãn cảnh, nhà sư ngắm nhìn, rồi chụp ảnh dưới gốc cây bồ đề. Theo vị cao tăng, người đã đi nhiều chùa từ Nam ra Bắc, nhưng ít thấy nơi nào có cây bồ đề cổ thụ, xanh tốt đến như vậy. Theo đạo Phật, thì Thích Ca Mầu Ni ngồi tu luyện 49 ngày đêm dưới cây bồ đề và trở nên "sáng tỏ" và nơi nào có cây bồ đề xanh tốt, nơi ấy dân tình yên vui, làm ăn thịnh vượng.
Nhân viết về cây bồ đề, có một chuyện liên quan cũng cần nhắc đến. Một ngời ở làng ta, nay sống ở Paris, sau nhiều năm mất liền lạc với quê nhà, vào năm 1976, có thư gửi về làng, trong thư có đoạn viết: "Cô ơi! Cây đề làng ta có còn không? Hồi bé, ngày rằm, mồng một, cháu thường ra gốc đề đón bà đi chùa về. Gặp cháu, bà mở khăn, véo cho miếng oản, mẩu chuối. Hình ảnh ấy, sao cháu nhớ thế! Nhất là nhớ cây đề"