Hai bà cháu tôi chia rẽ nhau, tôi về ở với bà ngoại tôi. Hai ông bà tôi cũng vào hạng trung bình trong làng không đến nỗi túng thiếu. Khi hai ông bà tôi mới lấy nhau thì gia tài cũng có tới sáu bảy mẫu. Nhưng ông tôi ham mê cờ bạc quá, hai lần ông tôi thua xóc đĩa, bán hết cả ruộng. Hai bàn tay trắng, ông tôi phải đi làm cai ở mấy tỉnh xa. Trong hồi đó bà tôi không còn đất cày cấy phải đi buôn. Bà tôi buôn đủ mọi thứ: Nước mắm, gạo, muối... gánh vã từ chợ nọ sang chợ kia có tới tám chín cây số. Sau mấy năm cần cù hai ông bà lại lập lại được cơ nghiệp cũ rồi lại trở về nghề nông. Tôi không hề nghĩ tới sự về ở với ông bà ngoại tôi. Cái ý định ấy là chính mẹ thằng ở của chú hai tôi đã mách tôi. Bà ta bảo tôi:
-Tội gì! Về ở với ông bà ngoại có sướng không. Chẳng phải chăn trâu, cắt cỏ. Ngày hai bữa no nê. Đã nhiều lần tôi định theo lời bà ta. Nhưng chẳng hiểu tại sao tôi cứ lưỡng lự mãi. Lần này thì tôi nhất quyết. Tìm được tới nhà ông bà ngoại tôi, tôi không dám vào ngay. Tôi mon men ngoài cổng. Tôi thập thò mãi, y như một đứa trẻ hành khất còn băn khoăn, chẳng biết vào cái nơi đó có gặp bữa chăng. Đàn chó cứ thỉnh thoảng lại xô nhau ra sủa rồi lại chạy về. Không một bóng người ra đây. Sau hết tôi đành phải bẻ một cành rào rồi đánh bạo đi vào một mình. Người tôi gặp đầu tiên ở cổng vào là dì tôi. Dì tôi mắng chó cho tôi và hỏi tôi:
-Mày đi đâu thế? Lúc đó bà tôi ở trong nhà hỏi vọng ra:
-Ai thế mày?
-Thằng cu Dần.
-Dần nào?
-Thằng cháu Dần ấy mà!
-Nó đi đâu thế? Bảo nó vào đây. Dì tôi đưa tôi vào với bà tôi. Lúc bấy giờ vào quãng chiều, gần tối. Bà tôi ngồi trên một góc giường, tay đang đếm tràng hạt, miệng tụng kinh. Tôi bỗng thành sợ sệt khi thấy cái vẻ tôn nghiêm của bà tôi. Những câu rì rầm:
“Nam vô... Phật... Nam mô Quan Thế âm bồ tát...” cứ từng tiếng một theo hạt chuỗi mà buông xuống. Tiếng hạt cọ nhau và giọng khàn khàn của bà tôi vang khẽ trong gian buồng tôi tối, yên lặng. Tôi tưởng như tôi đặt chân vào một nơi rất thiêng liêng có u uất linh hồn của một vị thần thánh nào. 83 84 Mạnh phú Tư Sống nhờ Prev Page 2 Next Tôi bước chân qua ngưỡng cửa rồi đứng đờ người ở một góc nhà, mặt cúi gầm, thỉnh thoảng lại ngẩng đầu nhìn trộm. Bà tôi xẵng tiếng hỏi:
-Thằng kia mày đi đâu, mà đứng thưỡn người ra đó? Chẳng chào hỏi ai cả. Rõ cái đồ không bố hỗn láo quen rồi.
Khi tìm tới ông bà ngoại tôi, tôi đã tin rằng tôi sẽ được mọi người âu yếm chiều đãi tôi. Sẽ không ai hắt hủi tôi như khi còn ở với hai chú tôi. Nhưng nhời trách mắng của bà tôi đã làm tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi mang máng hiểu rằng có lẽ cái cảnh đổi chủ của tôi sẽ chẳng mang lại cho tôi được cái gì dễ chịu hơn trước. Tủi thân quá, tôi nấc lên khóc. Bà tôi không hề có một lời dỗ dành, mắng thêm tôi:
-Làm sao mà lại lần mò về nhà tao mà khóc. Rõ tội cái thân tao chửa! Có lẽ bà tôi cũng đã đoán biết được rằng trong cái cơn khóc của tôi ẩn giấu những cái đau khổ mà tôi chỉ có thể thốt ra được bằng những hạt nước mắt hơn là bằng lời nói. Bởi thế mà khi nói với tôi những câu trên đây, bà tôi có một giọng buồn buồn, vừa nói vừa thở dài, không khác cái giọng nói phì phào của một người hấp hối gần chết cố giối lời lại. Tôi yên lặng, không nói gì, và chỉ nghĩ đến cách thoát thân ra khỏi nhà bà tôi. Bà tôi dịu giọng hỏi:
-Mày đi đâu đấy cháu? Lại đây với bà. Bà tôi buông chuỗi tràng hạt, đưa tay khẽ vẫy tôi. Cái vẻ trìu mến đó đã khiến tôi thành bạo dạn, tin cẩn. Tôi từ từ lại gần bà tôi. Bà tôi khẽ xoa đầu tôi:
-Bà mày hay ai sai mày lại đây có việc gì? Hay lại bỏ nhà tới đây? Bà tôi lắc lắc đầu thở dài:
-Thôi, hỏng thôi, cháu ạ! Chín mười tuổi đầu rồi còn gì! Hình như cái cảnh sống của tôi ở nhà bà nội tôi và hai chú tôi, bà ngoại tôi đã dò la biết hết cả. Bà tôi lên tiếng mắng tôi:
-Cha bố mày chứ! Bố mày chết đi, mẹ mày nó còn một tý tuổi đầu thế này, thì nó phải đi lấy chồng chứ! Mày có thân thì mày cũng phải lo chứ! Ai lại cứ theo cái thằng ở mà lang thang suốt ngày trong làng... Người ta cho đi học thì lại phá cả bàn thờ của ông thày rồi trốn không thèm đi học nữa! Hỏng! Thế là hỏng cả! Tiếng chuông chùa về chiều ngân nga từ đầu làng đưa lại. Bà tôi lại nâng chuỗi hạt và lần theo từng đốt lẩm bẩm:
“Nam và Phật... Nam vô Quan thế âm bồ tát... Ma ha tát...” Nhưng sau vài câu tụng kinh, bà tôi lại ngừng rồi vẻ mặt chán nản, bà tôi như nói một mình:
-Chết cha còn chú... Hai người chú mà không nuôi nổi đứa cháu côi. Lăn lóc hết tay người nọ sang tay người kia mà vẫn chẳng yên thân.
Nghe những câu nói đượm đôi vẻ thương yêu thầm kín đó, tôi cảm động, không sao giữ được nước mắt. Bà tôi kéo sát tôi lại gần:
-Bây giờ ở với chú nào? Tôi vẫn không nói gì, chỉ khóc. Bà tôi lại dịu giọng nói sát tận tai tôi:
-Về đây ở với bà nhé. Tôi nín hẳn khóc, gật đầu. Từ đó tôi bắt đầu ở với ông bà ngoại tôi. Gia đình ông bà tôi gồm có hai ông bà, dì tôi và tôi. Hai ông bà tôi được hai giai và hai gái. Hai cậu tôi đã có gia đình riêng. Một cậu tôi lấy chính cô tôi. Dì tôi vẫn còn ở nhà với ông bà tôi. Cụ ngoại tôi cũng hãy còn sống. Cụ tôi ở với cậu lớn tôi. Ba gia đình tuy phân chia nhưng cũng vẫn gần gũi nhau. Chỉ cách nhau một hàng rào thấp, một khu vườn và một lối đi chung nhỏ. Gia tài đã chia cả cho trai gái. Người nào cũng có đủ để làm ăn. Bà ngoại tôi kể chuyện lại rằng lúc chia nhà, hai cậu tôi tranh nhau lấy cái nhà trên, người nào cũng không thích cái nhà dưới tuy hai cái đều đáng giá ngang nhau. Ax;'>
-Một thúng nhiều quá!
-ừ để tao viết vào giấy bảo u mày rằng mày muốn mua một thúng bánh ngọt.
-Viết như thế được ư?
-Được chứ. U mày không xem được thì bảo ai xem hộ. Vì có chữ nhìn thì thấy ngay. Nó còn cắt nghĩa cho tôi nghe thế nào là vần bằng, vần trắc, thế nào là chữ a, chữ b. Tôi vẫn chẳng hiểu gì hết. Nó cứ chê dốt, nó nói tới đâu tôi cũng cứ gật đầu, hoặc ừ, hoặc phải. Rồi sau hết nó chạy về nhà lấy ra một mảnh giấy, một chiếc bút chì. Chúng tôi đưa nhau ra bờ giếng đầu làng. Nó nằm dài trên đất kề mảnh giấy vào rễ một cây đa. Tôi cũng nằm bên nó. Nó giục tôi:
-Mày muốn nói gì với u mày?
-Mày viết cho tao như thế này... Tôi liến thoắng đọc:
“Con khổ lắm, chú lớn đánh con, chú hai đánh con. U bảo u đi chơi mà lâu thế...” Thằng cháu cụ bá cáu quá, phát trên mông tôi.
-Cái con nhà này hay nhỉ? Đọc thong thả câu một thì người ta mới viết được chứ! Tôi ngừng một lúc. Nó nguệch ngoạc viết. Nhưng rồi tôi lại nhanh miệng đọc:
“Chú lớn đánh con đau quá, con phải khóc cả ngày, còn chú hai thì lại...” Nó lại quát tôi:
-Hãy còn nhanh quá! Nó chỉ tay vào mặt tôi và trợn mắt nói:
-Bao giờ tao bảo xong thì mới được đọc. Hễ đọc nhanh quá thì ông đánh chết... Con nhà này dốt lạ! Thế rồi từ đấy tôi hết sức thong thả đọc, nó hì hục viết. Cứ sau một câu nói xong rồi của nó tôi lại lên tiếng đọc. Sau cùng, nó bảo tôi thôi rồi nó đọc lại cho tôi nghe mấy câu gần như dưới đây:
“U ạ, chú lớn chửi con luôn, đánh con từ sáng đến tối, con ở với chú hai, chú hai cũng đánh con, cũng chửi con. Cả hai người cùng đánh bằng gậy và tát con bằng tay. Bà cũng yêu con, nhưng bà yêu in ít thôi. U bảo u đi chơi mà lâu lâu là ấy. Chú lớn, chú hai lại cả cái bà nào ở bên cạnh cũng bảo u đi theo giai. Bà thì bà lại cứ bảo con sao không theo cái con mẹ mày đi lấy chồng ấy.” Tất cả lá thư chỉ gồm được có thế hay chỉ hơn được một hai câu nữa mà thằng bạn của tôi đã viết kín đặc hai mặt một tờ giấy khá to có kẻ dòng hẳn hoi. Nó đọc lại cho tôi nghe, tôi lấy làm lạ và phục nó đã viết được những lời tôi trên giấy. Nhưng trong khi nó đọc thì tôi khóc. Nó bảo tôi:
-Khóc gì mà khóc!... Ai đánh mà khóc! Tao phát mày có hai cái khẽ thế mà cũng khóc. Tôi cố nín và bảo nó:
-Tao muốn đọc nữa mày viết.
-Thôi, thế cũng ối ra rồi. Hết giấy rồi còn đâu. Rồi nó ngạc nhiên, trố mắt nhìn tôi:
-kìa, thế mày không bảo u mày mua bánh ngọt à?
-ừ nhỉ! Thằng bạn tôi quay ngược tờ giấy lại, đút một đầu bút chì vào miệng, đùn nước bọt sấp cho thật ướt rồi lại cắm đầu viết. Tôi bảo nó:
-Mày viết là mua bánh trắng. Nó cặm cụi một lúc rồi đọc lại cho tôi nghe.
“U ơi, u mua cho con một thúng bánh ngọt trắng”. Lá thư viết xong, một điều làm cả hai chúng tôi đều ngơ ngác là làm thế nào để cho lá thư ấy đến tay mẹ tôi. Nó ngơ ngẩn một lúc rồi nhét lá thư vào tay tôi:
-Mày cứ cầm lấy rồi tao nghĩ cách bảo mày. Tôi theo lời nó gấp thật cẩn thận lá thư lại rồi buộc vào đầu khố như một người đàn bà buộc tiền. Người ta thường bảo với người yêu hoặc với một người thân mật nào rằng
“đây là một lá thư đượm nước mắt”. Cả đời tôi, tôi thú thực rằng từ khi có thể cầm được bút để viết thành lá thư, tôi chưa bao giờ đa tình cảm đến nỗi lá thư phải
“đượm nước mắt”, nhưng quả thực cái lá thư thứ nhất chủ ý để gửi cho mẹ tôi đã đượm nước mắt không biết bao lần. Tôi không muốn nói quá để cầu một chút lòng thương của các bạn. Từ khi có lá thư trong người, tôi càng nghĩ tới mẹ tôi. Tôi giở lá thư ra, tôi vờ như có thể đọc nổi những câu viết trong đó, và đọc thành tiếng những câu tôi ứng khẩu. Chẳng lần nào giống lần nào, nhưng bao giờ cũng chỉ là những câu than thở về nỗi khổ của tôi và mong mẹ tôi sớm về. Cứ mỗi lần tự đọc ứng khẩu cho mình như thế tôi cũng lại sụt sịt khóc, có khi vừa đọc vừa khóc. Nước mắt đã chảy đầy lá thư tới năm sáu lần. Nhưng lá thư thành thực tưới đầy những giọt nước mắt đau khổ của một đứa trẻ lên chín đó không tới tay mẹ nó. Lá thư cứ mở ra, gấp vào mãi mờ cả chữ rồi bị nát, rách thành từng mẩu con, tôi không còn thể giữ được nữa. Rồi từ đó tôi cứ ngóng trông hoài mãi, mẹ tôi vẫn không trở lại. Tôi nhớ tới hàng rào, nhớ tới cái lỗ hổng, tôi lại buồn buồn nghĩ tới người mẹ đã xa tôi. Nhưng rồi tôi lại được gặp mẹ tôi lần thứ hai nữa, và cũng là lần cuối cùng. Giữa năm tôi mười một tuổi. Nhưng lần thứ hai này, tôi đã thấy không biết bao nhiêu sự thay đổi về người mẹ yêu quý của tôi. Một buổi trưa, tôi chạy nhảy chán ngoài đồng, buộc miếng lá khoai con vào một đầu dây câu ngóe, rồi lúc trở về nhà ngồi nhặt cỏ may ở đầu hè. Bỗng có hai người đàn ông khênh một chiếc võng đay ruộm nâu, lẵng nhẵng dưới một cái gậy tre khá to phủ chiếu và bao gạo rách. Mấy người theo sau, rồi lại một người đàn bà ôm một bọc gì gần nơi ngực. Bà tôi, các cậu tôi vội vàng chạy ra xem. Một người đàn ông khá béo, khuôn mặt trên nhỏ dưới to trông như một quả đu đủ ăn mặc lôi thôi chạy lại gần bà tôi nói:
-Thưa bà, nhà con ở cữ đã được sáu bảy ngày rồi. Con định cho người về báo tin nhưng nhà neo người quá.
-Nhưng làm sao mà võng viếc lôi thôi lếch thếch thế kia?
-Thưa bà nhà con đẻ được hai ngày thì lên đậu. ở nhà con chả có ai, đưa cả hai mẹ con về đây để bà trông nom hộ. Bà tôi yên lặng chẳng nói gì. Nước mắt chảy ròng ròng trên đôi gò má; rồi bà tôi nấc lên:
-Rõ khổ con tôi. Tôi trố mắt nhìn mọi người rồi tớn tở chạy ngược chạy xuôi, xoăn xoe bên chiếc võng, hết cúi đầu lại nghển chân, cố tò mò nhìn xem trong chiếc võng có gì. Cậu tôi gắt lên:
-Mẹ mày đấy chứ ai mà phải dòm với giỏ. Nói xong câu ấy, cậu tôi quay lại trỏ vào tôi bảo người đàn ông bộ mặt đu đủ:
-Chịu khó tập lam tập làm đi để ngày sau lớn kiếm bát cơm mà ăn con ạ. Tôi cầm chiếc thừng rất vụng về, không còn biết liệu chừng thế nào cho khỏi thòng quá hoặc căng quá. Tôi không cho sự phải đi chăn trâu như thế là khổ. Trái lại, cái buổi đó tôi thấy rất sung sướng. Từ trước tới nay nào đã bao giờ tôi được tự do ra hẳn ngoài cánh đồng rộng để nô đùa, chạy nhảy. Những lúc ngó qua hàng rào sau nhà, thấy những đứa trẻ chăn trâu trở về ngất ngưởng trên mình trâu hát, tôi không ao ước gì hơn là được như chúng. Con trâu ngoan ngoãn theo tôi, gậm cỏ hai bên bờ đường. Hết một cái bờ con, hết một đoạn đường cái thì ra tới cổng. Lũ trẻ chăn trâu ngơ ngác nhìn tôi và hỏi nhau: -Đứa nào ấy nhỉ? -ừ, trông là lạ. Nó chưa đi chăn trâu bao giờ thì phải. -Trâu nhà ai thế chúng mày? Một đứa nhớn trong bọn nói: -A, tao biết rồi. Trâu của nhà ông xã G. Thế rồi nó liến thoắng kể lại: -Cái thằng ấy là cháu gọi ông xã G. bằng chú. Mẹ nó đi lấy chồng xa, năm ngoái năm kia thì phải. Đứa thứ hai ngồi trên mình trâu nói: -Sao nó dại thế nhỉ, đi theo mẹ nó có hơn không. Việc gì phải ở với chú để phải đi chăn trâu. Chăn trâu thì sung sướng chó gì! Cái câu nói cuối cùng của nó đã làm tôi phải ngạc nhiên; nhưng tôi cũng không nói năng gì, cứ lẳng lặng nhìn con trâu gặm cỏ. -Thả trâu đấy rồi lại đây chơi với chúng tao mày ạ. Tôi lắc đầu. Một đứa dọa tôi: -Dắt trâu ra đồng mà không thả nó ra rồi nó lại không húc lòi ruột ra ấy à. Tôi thành lo. Nhưng tôi không dám trái lời chú tôi, cứ bước một dắt con trâu trên đám cỏ. Chiều hôm ấy, khi tôi giong trâu về tới nhà, chú tôi ra vẻ bằng lòng lắm. Bà tôi nhìn bụng con trâu và khen tôi: -Cháu tôi khéo đấy. Con trâu no căng bụng ra thế kia cơ mà. Tôi sung sướng quá và chỉ mong cho chóng đến ngày mai để lại được đội chiếc nón chóp rách, dắt trâu ra đồng. Ba gia đình tuy ở riêng nhưng luôn luôn gần gụi nhau; chung sân, chung bếp, chung cổng đi thường cũng có chuyện bất hòa. Bác dâu tôi và người con từ ngày dọn về ở mấy gian nhà thờ, trong nhà lại thêm có sự xô xát. Xô xát nhau về những công việc hằng ngày, xô xát nhau vì các đồ ăn thức dùng. Bát đũa nhà này sang nhà khác rồi nghi ngờ lấy lẫn của nhau. Cãi nhau về một chén mắm, một đĩa rau. Có khi nào mà ở gần nhau đến như vậy lại từ chối nhau một bát gạo những lúc xảy ra có nhà chưa xay được thóc. Nhưng cũng có nhiều khi mọi người lại ra vẻ thân yêu nhau lắm. Những lúc đó thì thi nhau mà tử tế. Nhà này mang cho nhà kia bát riêu, nhà kia lại cho lại đĩa cá kho rồi khẩn khoản mời mọc nhau: -Bát canh ngọt như chè đường, thím ăn với tôi một bát. -Vâng. Xin bác. Cá kho này tôi kho với mật, có rau răm thơm lắm, bác ăn với tôi một khúc; chỗ chị em với nhau ấy mà! Nhưng cái cảnh luyến ái ấy chỉ được một hai ngày. Rồi lại đâu hoàn đấy. Lại cãi nhau, chửi bới nhau. Và lúc đó người ta lại càng có dịp kể những điều hay người ta đã làm lẫn cho nhau. Ai cũng tưởng mình hiền lành tử tế hơn người khác. Người này bảo mình cho nhiều hơn. Người khác chê cái món ăn thiu thối rồi mới gọi cho nhau ăn. Gay go nhất vẫn là sự xô xát giữa chú lớn và chú hai tôi. ông em ra vẻ ganh tỵ với anh. Nhưng ông chỉ tìm chuyện lôi thôi với bà tôi: -Mẹ gì mẹ thế! Cũng là con cả mà lại con ghét con yêu. Bà tôi mắng: -Con nào ghét con nào yêu? Tao ở với nó cho nó cấy thuế mấy mẫu ruộng của cái đứa bồ côi chứ tao chia sẻ gì cho nó. Rõ cái đồ chỉ khéo tham của bỏ người. Chú tôi không nể lời: -Tôi không nói với bà. Tôi nói thiên hạ họ tham lam ấy. Người chú lớn can thiệp ngay: -ái chà! ăn với nói, thế mà cũng mở mồm ra! Thiên hạ! Ai là thiên hạ. Tao có cấy của bà lão mấy sào, của thằng bé mấy mẫu tao cũng phải trả thóc thuế chứ có dễ ăn không được đấy! -Đây người ta cũng không thèm nói với cái hạng ấy. -Hạng ấy là hạng nào? Chẳng ra gì tao cũng là anh mày, ăn nói thế mà nghe được à? -úi chà! Anh với chẳng anh! Trước những cảnh bất hòa, bà tôi chẳng biết can ngăn ra sao chỉ thỉnh thoảng lại chêm vào một câu: -Thôi tôi xin các anh. Hai người chú vẫn không ngừng soi mói nhau, không thèm đếm xỉa gì đến lời nói của bà tôi. Bà tôi lại sụt sùi ngồi khóc: -Các con ơi! Khổ lắm các con ơi! Các con chết đi bỏ lại một mình mẹ để người ta giày vò đến đận này. Các con dưới suối vàng có thấu cho mẹ không. Ngày nào người ta cũng đóng đám chửi bới nhau. Người chú lớn quát: -Thôi đừng giở trò điếc tai hàng xóm. Từ vụ sau tôi giả ruộng bà, ruộng cháu bà, bà để cho ai cấy thì cấy rồi bà đưa cháu bà đi ở đâu thì ở, cho cái thân tôi được thoát nợ. Bà tôi nín hẳn khóc, sừng sộ thét lên: -Mày không phải đuổi rồi bà cháu tao cũng đi. Rõ đồ bất nhân. Chao ôi! Con nào, cũng ruộng ruộng trâu trâu chia cho đấy mà không đứa nào nó nuôi được lấy một bữa. Thực ra mẹ nuôi con bằng giời bằng bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày. -Phải tôi chỉ có thế đấy thôi, ruộng với trâu của bà đấy, bà mang đi mà bán, tôi ăn mày nuôi thân. Bà tôi dịu giọng, ra ý mỉa mai: -Thôi tôi biết rồi! Anh thì nhà nào anh chả thông tỏ ngõ tường! ở làng này ai giàu, ai nghèo anh đã thừa biết rồi thì làm gì đi ăn xin chẳng đủ nuôi thân. Đó là bà tôi muốn ám chỉ đến cái tính tò mò của chú lớn tôi. ông ta có cái tài khéo dò la biết được trong làng ai có tiền, có bao nhiêu và vì đâu mà có... Đến nỗi trong làng mỗi khi ai túng bấn muốn biết trong làng ai có tiền để vay giật đều tới hỏi chú tôi. Thấy bà tôi muốn nói bóng tới cái tính tò mò ấy của mình, chú tôi hung hăng cãi: -Tôi thế nào kệ mẹ tôi! Không việc gì đến nhà bà. Nghe câu nói hỗn xược, bà tôi tủi thân, nức nở khóc: -Hờ ông ơi là ông ơi, ông không sống mà dạy lấy con ông. ông đi vui thú những đâu đdiv style='height:10px;'>-Đấy, con riêng của cô nó đấy. Người đàn ông vội vàng lại gần tôi, cầm lấy tay tôi, tôi sợ quá cựa mạnh rồi chạy ra xa. Tôi nhìn vẻ mặt người đàn ông đó tôi đã có ác cảm ngay, và tôi lại ghét người đó hơn nữa khi chạy lại nắm tay tôi. Tôi vẫn còn nhớ rõ ràng cái bàn tay nắm tôi cứng cáp và ráp, mà lại bóp mạnh. Chính cái cảm giác ấy -một cảm giác không có gì là êm dịu -đã làm tôi không bao giờ muốn tới gần người đó mà về sau tôi mới biết chính là bố dượng tôi. Cả nhà ra chiều bận rộn thu xếp để kê riêng cho mẹ tôi một gian buồng nằm. Khi người ta bế mẹ tôi từ chiếc võng đặt trên giường tôi đã nhìn rõ được mặt mẹ tôi. Tôi rùng rợn đến phát sợ hãi khi thấy trên mặt không biết bao nhiêu mụn. Tôi không còn được ngắm màu da trắng trẻo và vẻ mặt hiền từ của mẹ tôi nữa. Tôi tưởng như tôi đang nhìn một người hề bôi nhọ mặt bằng các thứ màu trong bọn phường chèo vào những ngày làng có hội. Mẹ tôi cũng nhận thấy tôi; mẹ tôi khẽ nhếch mép cười ra vẻ sung sướng. Tôi sợ mẹ tôi, cứ lờ vờ bước một, bước một rồi trốn xa. Tôi muốn lánh mẹ tôi như lánh một người tai ác, ghê tởm. Nhưng cứ nhớ lại nụ cười yêu đương thầm kín kia của mẹ tôi, tôi lại thấy không đành lòng. Tôi có ý nghĩ như tôi đã phạm vào một tội gì. Tôi lại bén mảng tới gần mẹ tôi, nhưng hết thẩy mọi người lại gạt tôi ra và chắn lại ngay từ ngoài ngưỡng cửa buồng. Ai cũng bảo tôi: -Vào đấy lây rồi mà chết! Tôi lại đành lủi thủi đi ra, và mỗi lần muốn nhìn mặt mẹ tôi, tôi lại nhắm một mắt rồi hiếng một mắt nhìn qua khe một chiếc liếp tre đan. Gian buồng kín mít, tối om, cố nhìn mãi cũng chỉ mờ mờ nhận thấy hình dáng mẹ tôi. Từ ngày có mẹ tôi về, tôi cũng trở lại ở với ông bà ngoại tôi, không lẩn núp ở nhà cậu mợ tôi nữa. Và tôi cũng bớt được cái tật lêu lổng khắp làng. Mẹ tôi ốm ròng rã bốn tháng. Người bố dượng tôi cứ cách chín mười ngày lại trở về thăm mẹ tôi. Lần nào cũng mua quà cho tôi, mua những chiếc bánh mà mẹ tôi đã giấu cho tôi một lần. Bánh thì tôi vẫn ăn, nhưng người dượng tôi vẫn ghét. Đứa con mới đẻ của mẹ tôi cũng là giai. Bà tôi phải nuôi nó bằng sữa bò. Tôi chẳng hiểu tại sao cả đứa em này tôi cũng đem lòng ghét. Lúc nào bà tôi bắt tôi bế nó tôi lại ngúng nguẩy từ chối rồi tìm đường lảng. Thấy nó được ăn sữa bò, tôi thèm thèm. Một hôm bát sữa pha xong để ở một góc chạn chờ cho nguội, tôi bắc một chiếc ghế rồi trèo lên chạn. Nhìn bát sữa tôi thèm đến nước bọt đầy mồm. Tôi nuốt ừng ực. Tôi thò tay cầm bát sữa rồi tôi lại rụt tay lại, nhìn quanh mình. Rồi bất giác tôi vội vàng vơ lấy bát sữa uống một hơi thẳng. Uống xong tôi lảng đi chơi suốt ngày. Chiều trở về, bà tôi hỏi sữa của em đâu, tôi chỉ ngơ ngác nhìn trời, nhìn cây cối quanh mình. Thỉnh thoảng tôi cũng lảng vảng bên đứa em. Càng nhìn nó tôi càng thấy ghét. Bực tức về nỗi chính tôi không hiểu vì lẽ gì tôi lại ghét nó. Hình như tại cái đầu nó to quá và nước da hơi đen. Tôi ghét nó đến nỗi một lần nó ốm, bà tôi sai tôi sắc thuốc cho nó. Mỗi chén thuốc chỉ lấy độ hơn một chén con. Tôi tin rằng thuốc mà pha nước lã vào uống sẽ chết ngay. Tôi múc gần nửa chén nước ao mang vào bếp. Tôi nhìn trước, nhìn sau, không thấy ai. Vừa định pha thuốc với nước thì “kịch” một tiếng trên mái nhà. Tôi giật mình đánh thót. Chén nước sánh ra ngoài gần nửa. Tôi vội đổ cả đi. Thầy nó cũng hay về thăm nó. Mỗi lần về lại mua cho nó mấy hộp sữa ăn dần. Lần nào cũng vậy về đến nơi, dượng tôi cũng vào thăm mẹ tôi về bệnh trạng một lúc rồi lại khề khà ngồi uống rượu với ông tôi và hai cậu tôi. Bao giờ có dượng tôi về cũng có những bữa cơm tụ họp như thế. Cũng có khi dượng tôi ở lại tới hai ba ngày. Rượu vào, dượng tôi nói to hơn hết cả nhà; giơ tay, giơ chân, vừa nói vừa đập xuống giường chan chát. Chuyện thì chỉ toàn chuyện ông quan này tốt, ông quan kia xấu. Chưa nói đã bẩm, bẩm tới hàng một thôi dài. Nhưng cũng có lúc lại giở cái giọng lè nhè tiếng nọ chặp tiếng kia nghe mãi không thấy hết một câu nói. Xong bữa nếu không tài bàn thì nằm quèo ngủ, ngáy đến vang nhà. Ngủ chán rồi lại dậy hút thuốc lá vặt; nói những chuyện đâu đâu. Bà tôi rất ghét cái tính khoác lác của dượng tôi. Hễ nói tới dượng tôi, bao giờ bà tôi cũng thêm câu: -Rõ cái đồ một tấc đến giời! Bà tôi đã đặt cho dượng tôi cái biệt hiệu “con khướu già”, nghĩa là chỉ tỏn hót giỏi mà rút lại chẳng được việc gì. Bà tôi rất ghét người chàng rể đó, nhất là từ ngày dượng tôi đứng lên nhờ thế quan thầy của mình chạy cho cậu lớn tôi chân lý trưởng. Mất hơn hai trăm đồng mà cái chức đó lại sang tay người khác. Mỗi khi nhắc nhỏm đến cái chuyện mất tiền, bà tôi lại như nói một mình: -Thế mà cứ làm ra dáng ta đây gần gũi quan, nói một tiếng là xong. Vì có câu chuyện ấy nên dượng tôi và cả mẹ tôi cũng không năng về thăm ông bà tôi. Cứ mỗi khi ngồi thơ thẩn một mình mà nghĩ đến mẹ tôi, bà tôi lại than thở: -Nghĩ mà dại... Có con nên gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng bưng cho. Con bé đi lấy chồng hàng mấy dặm đường, hết sông nọ lại đò kia, quanh năm chỉ được về mấy ngày tết. Thỉnh thoảng có miếng gì ăn muốn mang cho con cũng chẳng còn ai đi cho... Từ khi có mẹ tôi về, dì tôi cũng bớt khắc nghiệt với tôi. Ngày ngày tôi ăn xong lại lang thang đi chơi, hoặc ngồi ngay ở cửa buồng mẹ tôi, hai cánh tay tỳ trên ngưỡng cửa, đầu ngó vào trong. Cái lần thứ nhất tôi ngồi như thế, mẹ tôi giơ tay vẫy vẫy tôi. Chỉ có một mình mẹ tôi trong buồng. Tôi vội vàng bước qua ngưỡng cửa. Nhưng khi tới gần mẹ tôi, tôi lại vội lùi ra, mẹ tôi nắm được tay tôi và lôi tôi lại. Nhìn thấy những mụn trên mặt mẹ tôi, tôi sợ quá kêu thét lên. Mẹ tôi giọng mệt nhọc: -U đây mà, sao con ghét u thế! Rồi mẹ tôi sụt sùi khóc: -Bây giờ con tôi nó không thiết gì đến tôi nữa. Tôi vội vàng đứng sát vào cạnh giường mẹ tôi, nhưng tôi nhìn ra một chỗ khác. Mẹ tôi sờ soạng đầu ngực tôi rồi thở hắt ra, nói một mình: -Biết vậy thì mẹ cũng chẳng... Mẹ tôi không nói hết câu, buông tay tôi ra, lấy vạt áo lau nước mắt. Trong gian buồng âm u, nhìn thấy một người khác thường mà lại nghe những tiếng qua hai đứa, nhưng chú tôi thì không tha một trận đòn nào bao giờ. Những lúc anh tôi phải đòn đau hơn, anh tôi lại tìm cách đánh thêm tôi. Tôi cũng tìm cách đánh lại, nhưng anh tôi khỏe hơn bao giờ tôi cũng phải chịu thua. Thấy tôi khóc lóc, bác tôi chỉ lẩm bẩm: -Những cái của quỷ này chỉ trêu ghẹo nhau suốt ngày. Rồi bác tôi khẽ mắng anh tôi: -Mày cứ liệu! Đánh nó rồi bao giờ mẹ nó về nó mách mẹ nó thì lại giờ hồn sớm! Nhưng bà tôi lại khác; cứ mỗi khi tôi phải đánh nhiều bà tôi lại nói mát: -Một ngày hai bữa cơm rau mà cứ tý tý lôi thằng bé ra mà đánh nó còn nhớn sao được. Chú tôi cãi lại ngay: -Rõ khéo! Chúng nó chòng nhau thì chúng nó khóc chứ ai lại đánh đấm gì nó! Thôi, bà dắt nó đi đâu thì dắt! Thấy chú tôi to tiếng quá, bà tôi lại mắng anh tôi: -Cái thằng ranh con kia, mày cậy có mẹ, mày chỉ bắt nạt nó suốt ngày. Cái con mẹ mày không biết bảo mày hay sao! Thế là bác tôi lại đối đáp ngay: -Chúng nó bé chúng nó chòng giỡn nhau chứ ai xui. Không trách được! -Không trách được làm sao! Có dễ bây giờ mày cũng vào hùa với những cái quân ấy mà chửi bới bà cháu tao đấy hẳn. Cuộc cãi lộn tay ba bắt đầu. Chú tôi không nể lời, bác dâu tôi cũng gớm, bà tôi không chịu. Cái cảnh sống gần nhau mà bao giờ cũng như hắt hủi nhau, coi nhau như kẻ thù ấy khiến hết mọi người đều xa lạ cả. Cũng vì thế mà anh tôi và tôi xuýt xoát tuổi nhau, có thể thành một đôi bạn được mà hễ gần nhau là chỉ tìm miếng để đánh đấm nhau. Vào hồi đó, chú hai tôi không muốn sống gần người chị dâu và anh nữa, bán lại miếng đất ở cho chú lớn tôi rồi rỡ nhà mang đi làm ở một khu vườn cách nhà chú lớn tôi một cái ao. Lúc mới đầu bà tôi còn không bằng lòng, nhưng chú tôi quả quyết quá bà tôi đành chịu. Khi chú tôi đã đi rồi, vườn, sân trông cứ rộng thênh thang. Bà tôi thấy trống trải quá lại chửi thầm chú hai tôi là vô ơn, bỏ mẹ mà đi ở chỗ khác. Nghĩ đến cái cảnh hai người con giai xa hẳn nhau, bà tôi lại lo cho hai gia đình của hai chú tôi rồi đến ngày đổ nát. Chú lớn tôi cứ hành hạ tôi, giày vò bà tôi; bà tôi lại đem lòng thương người con thứ hai, chẳng biết xa bà tôi thì làm ăn ra sao. Bà tôi vẫn tưởng như không có bà tôi can thiệp tới mọi việc nhà, ắt gia đình chú hai tôi không thể vững vàng được. Bà tôi bèn thu dọn, bỏ chú lớn tôi rồi về ở với chú hai tôi. Từ đó những ruộng của bà tôi và tôi lại về phần chú hai tôi cấy thuế. Cái buổi hai bà cháu tôi đưa nhau về ở với chú hai tôi, hãy còn ghi khắc rõ ràng trong trí nhớ tôi: Bà tôi đi trước, một tay bưng một chiếc thúng đựng ít quần áo rách của hai bà cháu. Tôi lẹt đẹt theo sau, đầu trọc hếu, xách cho bà tôi đôi dép da trâu ba quai và một chiếc lọ thủy tinh đựng ít cau khô. Muốn tránh gặp nhiều người hỏi chuyện lôi thôi, bà tôi đã ra đi vào lúc tối khuya, trốn lẩn đủ hết mọi người trong nhà. Bà tôi rờ rẫm trong đêm tối. Tôi run run lo sợ nhìn những hình cây đen ngòm lù lù trước mặt. Từ cái buổi đó, hai bà cháu tôi đổi chủ Chú hai tôi, lúc mới đầu, đối đãi với bà và tôi cũng khá tử tế. Ngày ấy, chú tôi đã sinh một gái. Cả ngày bà tôi chỉ quanh quẩn bế cháu, giặt quần áo rồi tắm cho cháu. Trong công việc đó bà tôi có vẻ bằng lòng lắm. Tôi không còn thấy bà tôi than phiền, khóc lóc như hồi còn ở với chú lớn tôi nữa. Lúc nào bà tôi cũng ra chiều vui vẻ. Nét mặt tươi tỉnh, ăn nói dịu dàng, dù nói với chú tôi, thím tôi hay tôi cũng vậy. Người khỏe mạnh, lại ăn được nhiều, bà tôi như trẻ lại được vài ba tuổi. Một cảnh sum họp đầm ấm. Chú tôi chăm chỉ ngày hai buổi đi làm ngoài đồng, thím tôi săn sóc các việc vặt, bà tôi đã có đứa cháu. Đã từ lâu bà tôi mơ ước có một đứa cháu gái. Bà tôi sung sướng bế đứa em tôi đi rong làng suốt ngày. Những lúc thím tôi đi làm vắng mà nó đói, bà tôi lại bế nó đi bú rình. Bà tôi lại nhà cả những người cùng đẻ một thời với thím tôi để so sánh đứa cháu với những đứa trẻ khác. Chú tôi đã mướn riêng một thằng ở chăn trâu. Còn tôi, chú tôi cho đi học chữ nho tại một thầy đồ già, người trong họ. Nhưng tôi theo học vừa được đúng tám ngày. Buổi học thứ nhất, thày đồ cho tôi học chừng bốn năm câu Tam Tự, viết phóng một trang; buổi học thứ nhì lại học ôn lại bài cũ, và viết phóng thêm một trang nữa. Những công việc đó tôi chỉ làm trong một lúc là xong. Viết phóng thì chỉ độ mười phút đã hết, còn học lại bài càng chóng hơn. Thày đồ cứ nhắc cho tôi vài lần tôi nhẩm trong một lúc là thuộc. Tôi đưa sách lên đọc rất trơn tru. Nhưng tôi chẳng nhớ mặt chữ ra sao. Thày đồ chẳng biết vậy cứ tấm tắc khen tôi: -Gớm cái thằng bé này sáng dạ thật. Họ Phạm nhà ta ngày sau tất phải có người làm nên to tát. Thày đồ tôi đã già, ngoài sáu mươi tuổi. Cũng như nhiều thày đồ khác ông lại kèm thêm nghề thày lang để kiếm thêm đồng chi dụng. ông nghiện thuốc phiện. Lớp học là một cái chái nhà con, rải một chiếc chiếu cũ. Mấy đứa chúng tôi cứ nằm bò trên manh chiếu, hì hục viết hay quang quác học bài. Thày đồ nằm trên giường nạo sái, tiêm, hút. Cứ mỗi khi có đứa đọc sai, thầy lại cải chính: -Tính bản thiện chứ, sao lại học là bảng! ít khi ông chịu ngồi dậy để dặn dò cẩn thận. ông chỉ nằm lì một chỗ phanh áo hở cả ngực, cả bụng, phe phẩy chiếc quạt cắt chéo bằng một mảnh mo cau. Cải chính tới ba bốn lần mà còn có sự nhầm lẫn ông mới chịu ngồi dậy. Mà ông đã phải chồm dậy, thế nào trong bọn chúng tôi cũng có đứa bị đánh. Khi ông giở sách để soát lại những chữ sai lầm hay để viết bài cho chúng tôi, ông cẩn thận rửa hai tay bằng nước rượu đốt cháy bốc ngọn trong chiếc chậu đồng con rồi mới trịnh trọng giở từng trang một. ông bảo chúng tôi: -Chữ thánh hiền phải trọng mới được. Trong nhà mỗi lần thấy mảnh giấy có chữ, ông bắt chúng tôi nhặt mang đốt trong một chiếc hỏa lò đất nung. Ra đường nhặt bất cứ ở một chỗ nào, trông thấy mảnh giấy có chữ hán ông cũng nhặt lấy, phủi bụi rồi buộc vào vạt áo dài mang về nhà đốt. Mỗi ngày ông chỉ dạy chúng tôi học một lúc buổi sáng. Khi đã viết phóng xong mỗi đứa phải làm một việc. Giặt quần áo, quét nhà, lau bàn, có khi lại giặt cả chiếu nữa. ông sai chúng tôi, rồi lại cả đến bà đồ cũng sai chúng tôi. Cứ thỉnh thoảng bà lại hớt hải từ dưới nhà chạy lên: -ông ơi! Chúng nó đã học xong chưa để chúng nó xuống cho tôi nhờ một tý. Thày đồ chẳng ngần ngừ: -Chúng mày xuống cho cô nhờ một tý đi. Chúng tôi thi nhau chạy ra khỏi lớp học. Nếu trúng vào những lúc chúng tôi đang phải nằm viết đến tức ngực, thì thực không còn gì sung sướng bằng. Có hôm chờ đợi mãi không thấy bà đồ lên, chúng tôi thì thầm bảo nhau: -Mãi không thấy gì nhỉ? -Còn sớm lắm! -Chắc hôm nay hết việc rồi chúng mày ạ. -ơ! Hết việc! Không phơi rơm thì nhổ cỏ hay khiêng nước chứ lại hết được việc. Chúng tôi nóng lòng chờ đợi cái lúc bà đồ lên gọi, vì là lúc chúng tôi thấy được thoát thân. Chỉ kiếm cớ để có dịp nô đùa chạy nhảy với nhau. Có khi còn đánh nhau nữa. Được bảy buổi học như thế. Tới ngày thứ tám là ngày giỗ bố thày đồ. Cái buổi học ấy, thày cho chúng tôi nghỉ hẳn rồi bắt chúng tôi lau bàn thờ quét nhà, giúp các con thày. Mỗi đứa một việc. Tôi phải chân lau đài và bài vị. Tôi trèo hẳn ngay lên bàn thờ, lau đủ mọi vật rất kỹ lưỡng. Tới chiếc lọ độc bình. Cái lọ sâu lòng quá, tôi không biết làm thế nào mà lau được tới tận đáy lọ, vì thày đồ tôi đã dặn phải lau trong lau ngoài cho thật cẩn thận. Tôi cặp chiếc giẻ vào đầu ngón chân rồi đút chân vào trong lòng lọ mà ngoáy, nhưng vừa ngoáy được một hai cái thì mất thăng bằng, tôi nghiêng hẳn người đi. Tôi ôm được chiếc cột, còn chiếc lọ rơi xuống đất vỡ tan. Tôi mê hoảng bỏ cả sách vở, cắm đầu chạy trốn về nhà. Ngày hôm sau tôi nghỉ học. Ngày hôm sau nữa cũng vẫn lại nghỉ học. Bà tôi và chú tôi giục thế nào tôi cũng không chịu đi và hỏi tại sao tôi cứ nhất định giấu. Một hôm, ông đồ chống gậy dò tới nhà. Trời lại mưa. ông đi một đôi guốc đẽo bằng gộc tre cao tới gần một gang tay, có hai mũi cong tớn chắn bùn. Tôi đang nghịch đất ở đầu nhà. Trông thấy ông, tôi không còn hồn vía, cắm đầu chạy. Cả ngày hôm ấy tôi không dám lai vãng về nhà. Thày đồ tôi nói rõ sự thực với bà và chú tôi. Không ai đánh mắng tôi và cả hai người lại giục tôi đi học. Tôi nhất định cứ ở nhà. Bà tôi mắng: -Không học thì ngày sau đi cắp bị. -Cắp bị thì cắp. Tôi không học nữa. Mắng chán rồi bà tôi cứ bỏ mặc tôi. Một ngày hai bữa, ăn xong tôi lại theo thằng nhỏ đi lang thang suốt ngày trong làng. Hôm đi học chú tôi đã đưa tôi ra chợ, cho tôi cắt một bộ tóc “ca-lê” (carré)(°) và may cho tôi một bộ quần áo vải mới. Tuy bộ quần áo may phòng nhớn vừa rộng vừa dài, tựa như quần áo đi mượn, lúc mặc phải sắn lên, mà mấy ngày liền tôi không rời nó ra. Hai đầu gối và hai cánh tay đen ngòm những đất. Tôi đi theo thằng ở khắp làng. Hai túi áo tôi lúc nào cũng đầy những thị, ổi, hồng quân lấy trộm ở trong các vườn. ăn không hết lại còn phân phát cho những đứa trẻ cùng nhập bọn. Trèo cây chán, chúng tôi rủ nhau xuống đầm, ao tắm. Có khi giấu kín quần áo một nơi rồi thi nhau mò ốc. Cứ mỗi khi có người qua đường, chúng tôi lại lặn xuống tầng bèo. Đã một lần chủ ao vác sào đứng chờ trên bờ ao và vừa lúc tôi nhô đầu lên thì đánh trúng tôi. Trèo được lên bờ là tôi vội vàng ôm quần áo chạy tới một bụi tre nào rồi cứ để mình mẩy lấm láp mặc vội quần áo vào. Cái cảnh sống của tôi cứ gần như thế suốt trong vòng ba bốn tháng giời. Những bạn chăn trâu của tôi, có vẻ thèm muốn lắm. Mỗi lần gặp tôi lại có đứa nói: -Sướng nhỉ, bây giờ mày không phải chăn trâu nữa à. Chúng nó khoe rối rít với tôi: -Dạo này chúng tao chơi quần, không đánh chắt nữa. -Hôm nào chúng tao cũng nướng ngô ăn với nhau, thích đáo để cơ. (°) Húi rất cao. Mặc dầu chúng nó khoe như vậy, tôi cũng vẫn không theo chúng. Lang thang trong làng tôi thấy được nhiều lợi, nhiều thú vị hơn. Mỗi lần về nhà, bà tôi thấy quần áo đầy bùn lại thở dài mắng: -ông bố trẻ, ông bố trẻ đã đi đâu về thế? Thím tôi cũng mắng theo: -Cả ngày chỉ ăn cho no rồi lại đi nô, bằng ngần nấy rồi chứ còn bé bỏng cho cam mà không được lấy một đốt ngón tay việc... Cái thời kỳ đó tôi thấy nhiều nỗi đau khổ: Quanh tôi người nào cũng hắt hủi tôi. Cả đến bà tôi, tôi cũng thấy luôn luôn đánh mắng tôi. Tôi thành chán nản quá. Và tôi cũng đã sinh ghét hết mọi người trong nhà. Không còn một ai ra vẻ săn sóc tới tôi nữa. Năm ấy tôi đã biết suy nghĩ, đã hiểu đôi chút về hoàn cảnh của tôi trong gia đình chú tôi. Tôi lờ mờ biết rằng tôi chỉ là kẻ sống nhờ; sớm muộn rồi tôi cũng phải từ giã chú tôi. Cái ý nghĩ ấy lại càng khiến tôi thờ ơ với hết mọi người; tôi lại nhớ tới người cô thân yêu đã qua đời và cả mẹ tôi mà tôi không được tin tức gì, và cũng không được nghe ai nói tới. Mà ai cũng nhắc nhỏm đến mẹ tôi thì chỉ là những câu chê trách làm tôi đến phải bực tức: -Người thế mà bỏ con đi lấy chồng đấy! -Chỉ nghĩ đến sướng cái thân, con đẻ rứt ruột bỏ lay bỏ lắt. -ấy, cũng con ông nọ bà kia đấy, thế mà cũng hư! Những câu chỉ trích như vậy, cứ mỗi lần lang thang đi chơi đâu, sa vào một đám đông, có chừng một hai người lớn là y như tôi phải nghe. Thấy cái cảnh sống với chú hai tôi chẳng sung sướng gì, tôi nghĩ tới thằng ở cũ và tự nhiên tôi có ý muốn đi ở cho một nhà nào. Tôi đã mang thực hành cái ý nghĩ đó trong một hôm mải đi săn chuột đồng về nhà tối quá rồi bị chú tôi đuổi đi. Tôi tới nhà thằng ở ngủ nhờ một đêm rồi sáng sớm hôm sau tôi đi khắp làng. Nhà nào có một hai đống rơm ở sân tôi cho là đã khá giàu, tôi lại đánh bạo vào xin ở chăn trâu. Ai cũng cười mà bảo tôi: -Một tý tuổi đầu thế này làm được việc gì mà mượn. Cái câu nói ấy làm tôi phải suy nghĩ rất khó chịu. Tại sao mà chú tôi, thím tôi thường trách tôi đã nhớn không chịu làm lụng; vậy mà người ta còn chê tôi bé bỏng, không muốn mướn tôi. Cũng được một nhà nhận tôi vì tôi đã bạo gan khoe với người ta bằng một giọng người lớn học lỏm của bà tôi: -ấy, nhà cháu biết chăn trâu, biết cắt cỏ. Nhà cháu lại biết đun bếp nữa ạ. Người ta buồn cười khi nghe cái giọng trịnh trọng đó rồi người ta nhận tôi với một câu khen: -Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh. Cháu bà lý có khác, ăn nói hóm hỉnh lễ phép gớm. Nhưng tôi chỉ mới nếm cái cảnh đi ở đó được một ngày thì chú tôi tới đón tôi về. Tôi nói “đón” vì cái ngày đó, dưới mắt người chủ nhà của tôi, chú tôi đã hết sức ngọt ngào dỗ dành tôi về. Tới nhà, chú tôi mới lôi tôi ra đánh đập. Bắt đầu từ ngày ấy, tôi lại phải chịu tất cả những cái khổ tôi đã phải chịu khi còn ở với chú lớn. Giữa bà tôi và chú hai tôi đã có sự xô xát. Không phải tại tôi. Tại những mẫu ruộng chú tôi nhận cấy thuế. Chú tôi đã ngỏ lời xin bà tôi cả sáu sào dưỡng lão của bà tôi. Chú tôi hứa sẽ nuôi nấng và may mặc cho được đầy đủ. Bà tôi không ưng thuận một điều nào. Bà tôi nói: -Mày thử nghĩ xem. Đứa nào có phần của đứa ấy. Dù nó sống hay chết cũng không có thể cướp của nó được. Nó sống rồi nó lấy chồng, có con nó làm ăn với nhau, kiếm thêm đồng lợi nuôi nhau. Chẳng may nó thiệt phận chết đi, thì phải giữ lấy mà giỗ tết nó. Còn sáu sào của tao, tao cũng phải giữ lấy mà để sau này lúc nhắm mắt, kiếm kho ván đượng vải(°), chứ không thì bỏ thối ra đó à... Hòng ai! Tất cả cái hiền từ, cái biệt đãi của chú hai tôi đã mất hẳn khi nghe bà tôi nói những câu đó. Chú tôi cãi lại: -Hòng ai! Thì bà hòng ai thì hòng. Hòng cháu giai bà ấy. Chú tôi lên giọng mỉa mai: -Bà bảo cháu bà làm cửa làm nhà rồi nuôi lấy bà có được không. Việc gì lại phải về đây. Chú tôi thấp giọng như nói một mình: -Đã vác thân đi ở biệt tịch một nơi mà cũng chẳng được yên. Còn theo rõi mãi rồi lại bắc cầu với bắc cống. Rõ lắm chuyện. Bà tôi quát lên: -à, ra mày định đuổi khéo tao phải không. Mày không phải đuổi rồi bà cháu tao cũng đi. Bà tôi ngồi khóc nức nở. Vừa khóc bà tôi vừa than vãn: -Cha mẹ ơi! Cũng là kiếp người sao mà cái thân tôi nó khổ đến thế. ông ơi là ông ơi!... Các con ơi! Sao các con lại bỏ mẹ các con ơi. Những câu than phiền ấy, cứ mỗi lần bị bạc đãi tủi thân bà tôi lại thổn thức nói ra. Hễ bà tôi lên tiếng khóc và than thân tôi lại như thấy tất cả những cái khổ đã qua dồn dập trở lại. Tựa như một chứng bệnh gì, cứ mỗi lần có dịp, lại hành người mang nó trong mình. Mà dù bà tôi đánh mắng tôi, tôi có ghét bà tôi tới bậc nào chăng nữa, những lúc bà tôi sụt sùi ngồi khóc than thân tôi cũng không thể không thương bà tôi được. Tôi muốn được có cách an ủi bà tôi. Nhưng tôi không biết dùng cách gì. Cũng như mọi lần khác, tôi chỉ biết mon men bên bà tôi, bao giờ bạo dạn lắm thì lại gần bá vai bà tôi. Tôi chỉ dám khẽ nói: (°) Tấm vải. -Bà! Bà ơi! Có lẽ bà tôi cũng hiểu cái cử chỉ vỗ về đó của tôi. Bà tôi ôm tôi sát cạnh sườn. Tôi cảm động nhìn bà tôi, bà tôi lại khóc: -Khổ lắm cháu ạ. Cũng có lúc tôi vừa lại gần bà tôi, bà tôi ra vẻ không bằng lòng: -Thôi xê ra, chỉ tại mày mà tao khổ. Không có mày thì tao chết đường chết chợ đâu cho xong. Những khi bị hắt hủi như thế, tôi tủi lòng và lại khóc theo bà tôi. Vì không có thằng ở nên công việc trong nhà có bận rộn hơn nhiều. Chú tôi lại trách móc bà tôi về nỗi chỉ ăn mà không làm được việc gì. Bởi vậy, trừ việc bế cháu, bà tôi còn phải làm thêm nhiều việc khác nữa. Hái rau, quét nhà, thổi cơm... Thấy bà tôi phải cặm cụi suốt ngày như thế, tôi không bỏ nhà đi lang thang nữa. Cả ngày tôi chỉ loanh quanh bên bà tôi làm đỡ bà tôi những việc vặt. Hai bà cháu hì hục bận bịu cả ngày bên nhau. Mọi công việc trong nhà đều được trôi chảy, đâu ra đấy. Tuy vậy chú tôi và cả thím tôi cũng vẫn tìm cớ để có chuyện lôi thôi, giày vò bà tôi. Mà mỗi khi nói đến bà tôi, chú tôi lại nói chằng cả đến tôi. Những ý tưởng chán nản về gia đình và lòng ghét bỏ mọi người cùng có chung khí huyết với tôi cứ ăn sâu mãi vào trí não tôi. Hình ảnh người mẹ và người cô đã qua đời lại nổi lên trong trí nhớ tôi. Tất cả những vẻ yêu thương của hai người đó lại khiến tôi thấy rõ nỗi khổ phải sống bên người chú hai. Những lúc đó tôi thờ thẫn như đứa không hồn. Bà tôi lại sờ đầu tôi: -Thằng này hôm nay làm sao mà đờ đẫn thế này. Tôi cựa mạnh tay bà tôi ra rồi lảng xa. Vào cái thời kỳ này, tôi lại nảy ra cái ý nghĩ, muốn tìm cách tự sống lấy và hơn nữa nuôi lấy cả bà tôi. Tôi thấy những người quanh tôi thường nói muốn làm gì thì làm, phải có dấn có vốn, không tiền thì không nói mạnh được; tôi bèn tìm cách kiếm tiền. Đi ở không thể được, tôi tính cách khác. Mới bắt đầu, tôi nghĩ tới sự hà tiện, tuy tôi không có một xu trong túi. Tôi bắt chước người cô thứ ba tôi, lấy một sợi chỉ buộc vào cả hai cổ tay. Tôi vừa làm việc đó, vừa lẩm bẩm nói một mình, tựa như một ông thầy cúng đọc câu thần chú: -Buộc chỉ cổ tay, khỏi hay ăn quà này. Buộc chỉ cổ tay để khỏi hay ăn quà này... Nhằm vào mùa gặt, tôi ra đồng mót. Tôi sắn quần lên tới bẹn, đeo một chiếc liềm sau lưng rồi lang thang đi khắp đồng, gặp ruộng nhà nào quen tôi mới xuống. Tôi nhặt độ vài bông vương vãi ở ngoài rồi lân la lấy liềm cắt lúa của người ta. Ai mắng chửi, tôi cũng cố nhịn, nói khéo. -Tôi mót một nắm con con thôi. Đáp lại câu nói ấy, thường thường người ta bảo tôi: -Thương hại bồ côi bồ cút tao cho mót một nắm rồi đi sang ruộng khác. Tôi cắm đầu cắt lấy cắt để, nhờ người bó hộ đội về nhà rồi lại sang ruộng người khác. Người nào cũng sẵn lòng cho tôi mót ít nhiều. Cả cái vụ gặt ấy, tôi được tới hai bó lúa to. Bà tôi vò hộ tôi, phơi hộ tôi. Sảy trấu rồi, còn vừa được một thúng. Bà tôi bảo cho vay, một năm thì một thúng thành thúng rưỡi. Người vay lại chính là chú hai tôi. Chú tôi mang bán lấy tiền mua rượu. Và thúng thóc ấy rồi mất hẳn, vốn, lãi không đòi được một hột nào. Tôi khóc, bắt đền bà tôi. Bà tôi thủ thỉ bảo tôi: -Chú ăn thì cháu nhịn. Lọt sàng xuống nia, đi đâu mà thiệt. Rồi tết đến bà mừng tuổi cho, lại khối tiền. Tôi vẫn không ưng lời. Cứ ăn xong tôi lại y ỷ theo sau bà tôi mà khóc. Bà tôi đành phải mua ở hàng xóm cho tôi hai con gà con. Bà tôi bảo tôi: -Chăn gà có lời nhiều hơn là cho vay thóc. Một tiền gà là ba tiền thóc đấy chứ mày tưởng ít à. Cứ nuôi hai con gà này cho đến lúc ăn thịt được thì thúng rưỡi thóc của mày cũng không đủ. Tôi nhận hai con gà con của bà tôi mua cho. Tôi chặt cánh, chặt lông đuôi rồi nhuộm phẩm lục cho cả hai con để khỏi nhầm với gà hàng xóm. Tôi sung sướng khi thả hai con gà ra, thấy chúng có bộ lông màu xanh nổi hẳn lên, không giống một con gà nào trong xóm. Tôi chăm nom hai con gà rất cẩn thận. Dù chú thím tôi bắt tôi làm lụng vất vả và chửi mắng tôi thế nào chăng nữa, tôi cũng vẫn không bỏ được hai con gà ấy. Chúng bé gần bằng nắm tay, mỏ và hai chân trăng trắng, ra vẻ sạch sẽ lắm. Tôi thích nhất khi chúng lon ton chạy trong sân những bước chạy nhẹ và êm quá đi mất! Chúng chạy lên tầng rơm, tầng rạ cũng không có lấy một tiếng động. Tôi phải vỗ tay reo lên, khi thấy chúng kiễng hai chân, giương hai cái cánh con bị cắt gần hết lông khẽ vỗ vỗ trên hai cạnh sườn. Cứ sáng sớm dậy, chúng vừa ở trên chuồng xuống, tôi đã lẻn vào buồng thím tôi bốc một vốc tấm gọi chúng ra đầu nhà rắc cho ăn. Chúng liều lĩnh sán tận gần bên tôi. Tôi thò tay vuốt lưng chúng, con nào cũng kêu đánh “chiếp” rồi nhảy vọt lên, tựa như một trái ban nhỏ nẩy trên mặt đất. Hai con gà được tôi trông nom, lớn như thổi. Tôi nghe bà tôi, không cho ăn tấm nữa. Ngày hai bữa tôi cho ăn cơm. Bữa nào cũng vậy, cứ đến bát cơm cuối cùng là tôi dành lại rồi hăm hở mang gọi gà cho ăn. Hễ hai chú thím mắng, tôi cố cãi lại: -Tôi không ăn thì tôi để phần lại cho gà. Về sau tôi phải dùng một cách khác để lấy cơm. Tôi cố thong thả, ngồi lại cho tới cuối bữa, mọi người đã đứng dậy là tôi mang bát cơm cho gà. Hai con gà không bao giờ chịu đói. Chúng đã nhớn nhiều: lông đuôi, lông cánh đã mọc đủ và bây giờ không thể nào nhầm lẫn được với gà hàng xóm. Đến lúc ấy, tôi mới biết rằng một con trống, một con mái. Con trống đi lang thang suốt ngày, hết nhà này sang nhà khác. Bà tôi đã có lần mắng tôi: -Rõ người làm sao thì của làm vậy. Cái đồ hay lêu têu nuôi được con gà cũng lêu têu cả ngày. Tôi nghiệm thấy rằng cứ nhà nào có nhiều mái là nó luôn luôn có ở đó. Nó lại gần con mái, ghẹ ghẹ mấy cái; co một chân lên, khẽ cọ chân kia. Con mái từ chối chạy đi nơi khác nó lại ra công đuổi theo và lại nhắc lại những điệu bộ trên đây. Cho tới khi con mái chịu cong đuôi mới thôi. Hễ hơi có tiếng động là nó nhớn nhác kêu la inh ỏi; trông cái dáng hốt hoảng và cái mào đỏ lắc lư trên đầu, tôi thấy nó ra vẻ siêng năng, cần mẫn lắm. Con mái thì trái lại. Chỉ quanh quẩn ở nhà; hoặc có đi xa lắm cũng chỉ ra tới vườn, bụi tre. Khi nó gần đẻ, nó gạt ổ ở góc chuồng trâu. Nó cào đám đất lên rồi nằm xuống đấy. Bà tôi làm cho nó một cái ổ bằng một nắm rơm rải trong lòng chiếc sảo rách, rồi đặt vào chỗ nó đã cào lên. Mỗi ngày nó đẻ được một trứng; cứ ngày ngày không bao giờ tôi quên đếm những quả trứng ấy. Hôm nào đi chăn trâu về mà không thấy có thêm một quả trứng, tôi lại đứng sị mặt, ôm một gốc cột tỷ tê khóc. Chính chú tôi ăn đi mất, nhưng hễ thấy tôi khóc, chú tôi lại mắng: -Gà nó tắt đẻ chứ ai ăn của nhà mày. ông thì lôi ra ông riệt cho một trận bây giờ chứ. Cái lứa đầu con gà mái được sáu con. Bà tôi phải chờ cho tới nước cạn mới dám cho gà xuống ổ để cho nó sống lâu. Vậy mà cũng chết mất hai, quS tha mất một. Trông đàn gà không được đông như đàn gà khác tôi buồn quá và thành ghét con gà mái. Mỗi lần lấy tấm cho nó ăn, tôi lại lẩm bẩm một mình: -Trông nom săn sóc là thế mà lại không đẻ được lấy hai chục con. Được ít lâu, con mái đã bỏ con. Nó kêu cả ngày. Và đàn gà con thì nháo nhác như lúc có quS sà xuống. Bà tôi bảo tôi: -Con gà của mày lại sắp đẻ lứa khác rồi đấy. Tôi mơ tưởng ngay đến một đàn gà con chừng mười tám mười chín con chiêm chiếp suốt ngày tôi sắp có nay mai. Tôi thấy sung sướng quá; cứ hễ nghe gà kêu tìm trống tôi lại vỗ tay reo: -Cộc te, cộc tác, bỏ con nháo nhác mà đi tìm chồng. Cộc te, cộc tác, bỏ con nháo nhác mà đi tìm chồng. Con gà trống hay đi lang thang, bà tôi sợ có người bắt mất, bà tôi bán cho bà lão hàng xóm được tám hào. Ba con gà con đã thành gà giò. Ba con này cũng không ngoan lắm. Cứ bao giờ thím tôi đi vắng nhà chúng rủ nhau len qua những chấn song cửa sổ vào trong buồng ăn vụng thóc. Khi chúng đã nhớn không thể lọt qua được những khe chấn song nữa, chúng cứ vơ vẩn ngoài bờ hè mà nhìn vào buồng thóc. Bà tôi giữ ba con này lại để thỉnh thoảng làm lễ ra đình hoặc ra chùa. Bà tôi giả tất cả ba con chín hào. Bà tôi tính toán với tôi: -Tám hào con trống, chín hào ba con giò thế là tất cả đã được một đồng bảy rồi đấy. Còn con mái nó đẻ lứa này cũng may nổi được cái áo. Tôi nhất định đòi lấy đồng bảy bạc ấy. Tưởng tượng một đứa bé như tôi mà cầm món tiền ấy trong tay thì sung sướng biết chừng nào! Nhưng bà tôi không bằng lòng: -Để bà giữ cho, mà làm vốn, kiếm manh quần tấm áo mà mặc chứ nhằm ai. Bố chẳng có mẹ thì không... Tôi đành để món tiền ấy cho bà tôi giữ. Nhưng chú tôi đã rình mò từ lâu. Chú tôi hỏi mượn khéo bà tôi, lấy tiền uống rượu. Bà tôi đòi thím tôi, thím tôi bảo: -Ai vay mượn cứ người ấy mà đòi. Hỏi chú, chú mắng: -Ai nuôi mày mà có hơn đồng bạc tiêu của mày, mày lại đòi với hỏi. Rõ cái đồ vô phúc, cái quân bạc bẽo vô mùi! Bà tôi mắng lại. Chú tôi không nể lời. Lại có chuyện cãi nhau và trong nhà lại có sự xô xát khiến người này hiềm thù người khác. Có khi cả ngày chẳng ai hỏi nhau nửa nhời. Tôi thú thực rằng tôi không thấy buồn về sự bất hòa ấy, tôi chỉ tiếc món tiền gà của tôi. Bà tôi thỉnh thoảng lại nói lửng: -Không biết thế nào là nhục! ăn cả của cái đứa cháu bồ côi. Bòn hót từ dăm ba hào, một đồng! Thấy bà tmất. Cũng có khi nó giả dạng đàn ông mời người ta, ngày mai, ngày kia lại nhà nó xơi giỗ cụ. Nó tự nhận là ông xã nọ ông xã kia trong làng. Tới khi người ta nhận lời nó mới hợm hĩnh đáp: -Thế xin ông đúng hẹn hộ, để khỏi phải mời lại... Nhà tôi ở ngọn cây thị. Lúc bấy giờ mới biết nó là ma. Người ta bảo đó là oan hồn của hai mẹ con người hành khất cõng nhau trèo lên ngọn thị ăn trộm rồi bị ngã chết. Nhưng trúng vào một giờ thiêng nên linh hồn hiện được thành người. Về sau cây thị ấy đẵn đi, người thợ mộc đã bị hai nhát rìu vào ống chân, rồi bỏ giở không dám đánh gốc nữa. Cây thị chưa mất hẳn tích; con ma vẫn cứ ở chỗ ấy. Những câu chuyện rùng rợn này càng làm tôi lo sợ. Tôi cố đi thêm một đoạn đường nữa, rồi thành lưỡng lự, tôi lại đành trở lại nhà ông tôi. Hôm sau, tôi lân la sang ở với cô tôi. Cũng không được lâu lắm. Chẳng phải vì cô tôi hay cậu tôi đã quá tàn bạo với tôi. Mọi sự chỉ bởi câu chuyện dưới đây: Cậu tôi sai tôi đi mua rượu. Tôi cầm hai hào với chiếc chai đi lang thang khắp làng. Rượu không mua được, tôi lại gặp ngay một bàn đáo ở đầu đình. Tôi nhập cuộc. Hai hào thua hết. Muốn tìm cách gỡ gạc, tôi bán luôn chiếc chai lấy hai xu. Và cả hai xu này tôi cũng thua hết. Bữa cơm ấy tôi không dám trở về nhà. Cậu tôi chờ mãi rồi bổ đi tìm. Thấy tôi nằm đói lả, lờ đờ ngủ trên một phiến đá trước đình làng. Tôi đang nằm mơ những chuyện rất kỳ lạ thì một bàn tay nắm chặt lấy tôi. Tôi mở mắt kêu thét lên: -Cháu lạy cậu, cháu lạy cậu, lần sau cháu không dám thế nữa! Cậu tôi chẳng thèm nghe lời tôi phân trần trợn tròn hai mắt, tát tôi một cái đến ngã ngửa người và quát: -Rượu của tao đâu? Hừ! Cái quân này! Mất rượu lại mất cả chai! Về đây! Cậu tôi lôi tôi từ đó về nhà. Cậu tôi bắt nhịn bữa cơm hôm ấy và tra khảo tôi về chiếc chai. Tôi vẫn không dám nói sự thực. Cậu tôi nhắc đi nhắc lại: -Chai đâu không tìm được về đây thì ông giết sống. Thỉnh thoảng cậu tôi lại mắng thêm một câu: -Bố nó chứ! Con với cháu chửa nuôi đã phá hại. Cái chai hàng mấy hào bạc của người ta. Tôi ngồi ở một chái nhà, cụ tôi chống gậy rón rén đến gần tôi, dúi ngầm cho tôi một nắm cơm với mấy con tôm kho: -ăn đi, cậu mày không biết đâu. ăn đi kẻo đói lả mất thôi... Tôi cầm nắm cơm, vồ vập ăn. Cụ tôi ngồi bên cạnh phe phẩy quạt cho tôi bằng một mảnh mo rách. Có lẽ chưa bao giờ tôi được ăn một bữa cơm ngon đến thế. Cụ tôi nhặt từng hột cơm rơi trên manh chiếu, tự tay đút cho tôi ăn. Hai con mắt không còn được tinh sáng của cụ tôi đăm đăm nhìn tôi; tôi thấy rõ lòng thương của cụ tôi trong khi nhai miếng cơm vầng với con tôm mằn mặn. Tôi ăn xong, cụ tôi khẽ vỗ vai tôi: -Ngồi đấy! Ngồi đấy, rồi cụ lấy nước cho mà uống. Cụ tôi cho tôi một bát nước lã bảo tôi uống rồi lấy một vạt áo lau mồm cho tôi. -Tối nay cứ về nhà mà ăn cơm. Cậu mày nó dọa đấy. Tôi nghẹn ngào trong cổ. Khẽ lắc đầu. -Cháu không muốn ở với nó nữa ư? Tôi lại lắc đầu. Cụ tôi nói không ra tiếng: -Rõ khổ! Thật là con không cha như nhà không nóc. Tôi níu lấy cánh tay cụ tôi: -Cụ đừng nói... Nhỡ cậu biết. -Cha tiên nhân nhà nó! Nó biết thì nó làm gì? Tao thì giết, giết hết cả lò nhà nó... Cụ tôi dắt tôi dậy: -Tao bảo. Tao đưa mày sang ở với cậu hai mày. Vợ chồng nó cũng tử tế. Thằng chồng nó không có máu mê rượu chè. Thế rồi, tôi đi trước, cụ tôi khòm lưng theo sau; một tay bá vai tôi và một tay chống chiếc gậy tre đã bóng lộn vì dùng từ lâu. Chuỗi tràng hạt lúc lắc dưới cổ, tôi dẫn cụ tôi sang nhà cậu hai. Đến nơi, cụ tôi mệt nhọc ngồi xuống đầu hè, ôm tôi bên người. Bằng một giọng đượm nước mắt, cụ tôi bảo cậu tôi: -Chẳng qua trời bắt tội nó thế... Khốn nạn! Chưa lọt lòng mẹ đã bồ côi cha!... Rồi mẹ nó lại bỏ đi lấy chồng... Chẳng nhờ vào ông cô bà cậu thì còn biết nương tựa vào ai... Thôi thì mày thương lấy nó, đừng bắt tội nó làm gì khó nhọc quá... Nó đã nhớn nhao gì. Mới tám chín tuổi đầu... ăn ở cho có nhân có nghĩa rồi Trời Phật chứng minh cho mày... Cụ tôi uể oải nói những câu đó, thỉnh thoảng ngắt đoạn ngồi thở. Và bởi hai hàm răng đã gần rụng hết, nên câu nói không được rõ ràng. Trả lời những tiếng đó, cậu tôi chỉ có một câu lãnh đạm: -Được, thì để nó đấy, tôi nuôi! Cụ tôi ra về, để tôi lại với cậu hai tôi. Tôi biết cậu tôi vì nể lời cụ tôi mà nhận nuôi tôi hơn là vì thương tôi chưa lọt lòng mẹ đã bồ côi cha. Song tôi tự an ủi rằng nếu ở với cậu mà phải khổ sở quá, thì tôi lại trở lại với cô tôi. Và trong óc tôi lúc đó vẽ lại cái cảnh trên kia: Tôi đi trước, cụ tôi khòm lưng theo sau với chiếc gậy tre bóng, bộ tràng hạt dưới cổ. Thực rõ hai kẻ hành khất, có khác họa là cụ tôi chỉ xin ăn cho riêng mình tôi. Cậu mợ tôi đã có một đứa con trai lên ba. Tất cả nhà, có lẽ bà tôi yêu cặp vợ chồng này hơn cả. Cứ theo như chính bà tôi nói lại thì lúc mới đầu mợ tôi chê cậu tôi. Mợ tôi là con một ông Hương, có nhiều người bảo mợ tôi đẹp nhất làng và trước khi bà tôi tới hỏi cho cậu tôi, đã có bao nhiêu người mối manh. Một ông lý trưởng, một ông chánh tổng và bao nhiêu người có chức tước khác nữa. Nhưng rồi sau hết, người nào cũng bỏ dở chỉ vì chuyện sau đây. Người anh ruột mợ tôi cứ đêm tới thì ăn vận giả đàn bà đi lang thang khắp làng trêu ghẹo những con trai. Có một lần người đó đã nói chuyện hàng giờ với một chàng nông phu suốt từ xẩm tối cho tới quá nửa đêm mà người này không biết được sự trá hình. Rồi người trong làng đồn rằng chính người mợ tôi đã có cái lối chơi trai lơ đó vì hai anh em rất giống nhau. Những tiếng đồn này lan mãi ra, và mợ tôi bị những người khác bỏ dở; người mẹ mợ tôi đành bắt ép gán gả cho cậu tôi. Sau ngày cưới được mấy bữa mợ tôi bỏ nhà trốn đi. Mọi người bảo nhau đi tìm khắp các làng lân cận thấy mợ tôi trú thân ở một quán nước. Từ lần ấy, mợ tôi cũng chịu về nhà; ngày hai bữa, lo lắng các công việc. Nhưng cứ chiều tối đến thì ôm manh chiếu ra ngủ ngoàêng tây hẳn thì lại không sao, nó cứ dở dở dang dang thành ra mình lại thêm bực mình. Ngày nào cũng vậy, cứ đến lúc thổi cơm, bà tôi lại lấy chiếc rá đong cho tôi một bát rưỡi gạo, tôi mang đưa cho thím tôi. Bao giờ bà tôi cũng dặn thêm: -Bảo với thím mày rằng đúng một bát rưỡi đấy kẻo lại tưởng tao bớt gạo. Hôm nào bà tôi vắng nhà thì bà tôi chỉ gửi gần một bát và bà tôi lại có một câu dặn khác: -Nhớ bảo rằng chỉ có một mình mày thì bớt đi, mày có đi chơi đâu thì cũng nhớ bữa về mà gửi gạo, đừng có ăn rình nó, rồi nó diếc(°) đổ máu mắt ra đấy, con ạ. Hễ có ai mời bà tôi đi ăn giỗ thì bà tôi lại dắt tôi đi theo. Vào những bữa đó thì trừ hẳn gạo. Cứ ba hay bốn ngày thì hai bà cháu tôi lại ăn hết một thúng thóc con. Nếu thím tôi bận quá, không xay thóc hộ được thì hai bà cháu lại tay giã lấy gạo ăn. Chỉ độ chừng hơn chục đấu thóc mà hai bà cháu cặm cụi từ trưa cho đến tối mờ mới đâm xay xong. Bà tôi sàng được vài cái lại thấy đau lưng phải đi nằm nghỉ một lúc mới lại sàng tiếp được. Khi giã cũng vậy. Chỉ được độ chục chày, bà tôi lại ngồi bóp hai bên đầu gối. Ngoài sự góp gạo, thỉnh thoảng bà tôi cũng đi chợ để mua thêm thức ăn với chú thím tôi. Những ngày có phiên chợ mà bà tôi đi chợ, không bao giờ tôi chịu ở nhà. Tôi cố theo bà tôi đi cho bằng được mới nghe. Bà tôi tậu được mấy thước ao để thả rau muống. Khi nào tiêu nhiều mà tiền bán rau không đủ, bà tôi lại kèm thêm nửa thúng thóc. Ra chợ, tôi chỉ quanh bên bà tôi, vì tôi rút rát mà lại thấy toàn người lạ. Bán hết rau, bà tôi mua cho một xu bánh đa vừng hay hai tấm bánh bèo. Tôi vừa ăn vừa bám vạt áo theo bà tôi. Từ hàng tôm, hàng cá sang hàng thừng, hàng thúng, rổ, tôi lẽo đẽo đi theo gần khắp chợ. Cứ sáng nào tôi thấy bà tôi đi tìm đòn gánh và thắt lưng gọn gàng là tôi biết ngay có phiên chợ Còn. Cái hồi bỏ bà ngoại tôi để về ở với bà nội tôi là thời kỳ tôi được tự do hơn hết. Cả ngày tôi quấn quít bên bà tôi, tôi không còn phải là đứa cháu sống nhờ người chú nữa. Nhưng những ngày tự do ấy chưa được là bao thì chú tôi bắt tôi đi học quốc ngữ. ông giáo của làng mướn. Ai có con đi học mỗi năm phải đóng cho quỹ làng sáu đồng. Tất cả trường có chừng hơn ba chục học trò, từ đứa mới học vỡ lòng cho tới những đứa trẻ đã đọc nổi được một câu tiếng Pháp. Những trẻ trong làng phần nhiều là đi học muộn cả. Nhưng có lẽ chưa đứa nào muộn bằng tôi. Mười hai tuổi mới bắt đầu học a, b, c. Mỗi dòng chữ tôi gọi là một luống. Tôi nhớn nhất lớp. ông giáo Các dạy tôi đã bầu cho tôi làm trùm. Trường học có lẽ không phải là thế giới của tôi, nên khi bắt đầu đến trường tôi chỉ thu hình một góc sân và khi vào lớp tôi ngồi như một pho tượng đất đang nặn dở. Đứa nào cũng trố mắt nhìn tôi như thấy một con rắn hay con ếch ở lỗ chui ra. Mỗi lần ông giáo muốn mắng đứa nào lại lấy tôi ra làm gương: -Xem thằng Dần kia, nó hiền lành thế chứ. Nhưng những lời khen đó chưa kịp thấm thía vào óc, tôi đã thành một đứa trẻ khác. Tôi hợp được một bọn bốn năm đứa. Cứ đến giờ ra chơi chúng tôi len từ bờ rào nọ qua bờ rào kia rồi vào các vườn. ổi xanh, bưởi non, chúng tôi chẩy hết. ổi quả nào ăn được chia nhau, chia nhau từng miếng cắn một. Còn bưởi quả nào xanh quá chưa có múi chúng tôi mang nướng cho dẻo rồi đá bóng với nhau. Hôm nào chúng tôi cũng đến thực sớm xúm lại khênh hàng bàn dưới lên trên, mang hàng bàn trên xuống dưới. Cái bàn cái ghế nào sạch sẽ chúng tôi chọn về phần mình. Khi buổi học bắt đầu, chúng tôi khúc khích cười thầm với nhau vì đứa nào cũng thấy lạ chỗ. Nhưng dù thế mặc lòng tôi học cũng vẫn tấn tới. Một phần cũng ở chú hai tôi có biết quốc ngữ và bắt tôi học thêm ở nhà buổi tối. Cứ gà bắt đầu lên chuồng chú tôi sai tôi thắp đèn, bắt tôi nằm bò doài trên chiếc chiếu mà đọc. Tôi vừa ngủ gật vừa học, có khi ngủ quên bao giờ không biết. Chú tôi lại tát tôi một cái: -Học đi chứ! Có hôm cả nhà đi ngủ được một giấc dài mà tôi vẫn còn phải nằm học. Nhờ có sự săn sóc đó mà chưa đầy hai tháng tôi đã đọc và viết được quốc ngữ. Tôi bắt đầu học vần tây. Nhưng khi tôi bắt đầu học vần tây, ông giáo Các xin thôi để đưa vợ con về Hải Dương. Về ông giáo Các này tôi sẽ còn có dịp nói lại. Khi ông đã đưa vợ con đi rồi, làng lại mượn được một ông giáo khác thay ngay. ông này còn trẻ lắm, rất lười và phải cái tính hám chơi diều. Tôi chẳng hiểu ông dạy những đứa khác ra sao, nhưng riêng tôi, mỗi ngày ông chỉ viết cho hai tiếng chữ Pháp, kèm nghĩa: dưới mỗi chữ ông lại chua thêm cả đọc vần bằng quốc ngữ. Bài làm chỉ có viết tập và một cái tính cộng, một cái tính trừ. Chẳng bao giờ ông ta săn sóc đến ai. ông cứ đi đi lại lại giữa hai hàng ghế, tay cầm một cái thước kẻ, thỉnh thoảng gõ vào một cạnh bàn để giục học trò: -Tách! Làm bài đi... Đủng đỉnh vài bước, hay độ hai vòng ông lại gõ: -Cạch! Học đi! Tôi hay táy máy xé sách để gấp những chiếc thuyền hay những con chim. Cứ mỗi lần nghe tiếng thước gõ trên bàn, tôi lại giật mình đánh thót, vội vàng nhìn những vần quốc ngữ chua dưới mỗi chữ tây và kêu lên. Tôi đọc được thành tiếng mà không viết được thành chữ. Hay chỉ viết chữ tây theo vần quốc ngữ. Điều đó chú tôi cũng chẳng biết đâu. Vì chú tôi chưa hề học vần tây bao giờ, tôi lấy thế làm hãnh diện lắm. Tôi thường khoe với bà tôi: -Bà ạ, cháu học giỏi hơn chú, cháu biết cả chữ tây rồi. Bà tôi ra ý hài lòng khen tôi: -Thế thì còn gì bằng. ông giáo tôi, bao giờ cũng vậy, cứ về chiều là cho học trò về sớm. Hễ mặt trời đã ngả sau bụi tre và khu vườn đã bắt đầu có bóng mát, gió chiều đã bắt đầu thổi là ông ta cho học trò nghỉ, sai chúng tôi vác chiếc diều sáo bộ ba ra sau vườn. ông ta cầm dây, một đứa trong bọn chúng tôi đâm lên. Có khi chỉ một lèo là chiếc diều đã lên von vót. Những buổi ít gió phải lần lượt nhau đến toát mồ hôi mà đâm diều cho thầy giáo. Cứ một luồng gió bắt đầu thổi từ xa lại, là chúng tôi trịnh trọng nói: -Thưa thầy, con đâm ạ. -ừ đâm lên. Thế rồi ông giáo cắm đầu chạy chừng một đoạn dài. Nếu chiếc diều bổ xuống, lại phải bắt đầu lại cái cảnh trên đây. Có hôm diều đã lên bổng rồi mà ông ta cũng vẫn còn chưa cho chúng tôi về. ông còn giữ lại để phòng nếu diều lệch lèo, ông ta lại kéo xuống chữa, bắt chúng tôi đâm lại. Bao giờ gió to ông lại giữ lâu hơn nữa; nếu diều bị đứt dây chúng tôi sẽ phải đi đuổi tìm lấy diều về. Những lúc rỗi rãi, chẳng bao giờ tôi thấy ông ta xem sách hay đọc báo, chỉ ngồi khoét miệng sáo. Cái tính ham mê này của ông giáo đã lan truyền sang tôi. Về nhà tôi bắt chước ông giáo làm một chiếc diều đeo màng vỏ tre. Tôi mơ ước có lấy một chiếc sáo mà không sao được. Đêm cứ đặt mình thiu thiu ngủ là tôi chỉ mơ thấy toàn những sáo diều. Những kiểu diều khác rất khó làm. Cái diều thứ nhất tôi làm ra là một chiếc diều cánh phản dài dằng dặc, phất giấy vàng. Tôi mang chiếc diều chạy rông khắp làng. Hai cánh không cân nhau không sao cất lên được. Tôi phá chiếc diều ấy đi, làm một chiếc khác. Thiếu giấy phất. Tôi nhớ ra rằng mỗi lần nhà có giỗ chú tôi lại rút ở một cái ống sơn ra một quáển sách nho nhỏ đóng bằng giấy bản. Tôi trèo ngay lên bàn thờ và tôi tìm thấy ngay cái ống đó. Tôi xé quáển sách nhỏ để phất chiếc diều của tôi. Giữa cái hôm tôi bắt đầu thử chiếc diều chú tôi bắt được. Tôi vừa đặt chiếc diều trên mặt đất và chỉ còn chờ luồng gió sẽ nhắc dây thì chú tôi trông thấy. Chú tôi cầm chiếc diều lên cao đọc trên những tờ giấy bẩn. Tôi vừa định chạy trốn, chú tôi đã giữ ngay lại được. Chú tôi quát: -Mày giết người ta rồi Dần ạ. Ai lại lấy gia phả họ ra mà phất diều bao giờ ấy! Chú tôi lôi tôi về nhà, bẻ một cành soan to bằng cổ tay đánh tôi chín mười cái liền. Tôi đau quá nằm ngất ở một góc sân; chú tôi tưởng tôi đã chết sợ quá bỏ nhà đi mất gần hai ngày. Đến khi tôi cắp sách đi học mới dám trở về. ông giáo chơi diều này dạy tôi được chừng năm sáu tháng. Làng không bằng lòng mượn nữa, vì tính nết còn trẻ con quá. ông giáo thứ ba là ông Mẫn. ông này người ở Mai Phong. ông mở một trường tư ở ngoại ô. Giữa lúc ông còn đang ngồi nhìn bàn ghế để chờ học trò đến, người lý trưởng làng tôi nhờ người mách rồi đến đón ông ta về làng. ông bỏ trường của mình và nhận lời đi ngay. Mới ngoài ba mươi tuổi mà hôm về làng tôi ông đã mang theo bốn đứa con với một người vợ đang có thai. Hôm mới bắt đầu dạy chúng tôi, ông ta nói toàn bằng tiếng Pháp. Chúng tôi và cả những người có con cho đi học đến xem ông ta giảng bài đều thán phục cả. Chúng tôi hỏi gì, ông ta cũng trả lời bằng tiếng Pháp. Các bài học và bài làm của ông ta ra chúng tôi không hiểu gì. Có nhiều đứa về phàn nàn với bố mẹ; mấy ông trong làng đã phải thân chinh đến trường nói khẽ với ông ta; lúc đó ông ta mới chịu dùng tiếng An Nam với bọn trẻ chúng tôi. Tôi vừa học ông giáo này được ba tháng, ở làng trên nhà nước bổ một ông trợ giáo về, trông nom một trường sơ học, từ lớp năm đến lớp ba. Chú tôi bảo thầy giáo của nhà nước bổ về bao giờ cũng giỏi mà lại theo học không mất tiền; chú tôi bèn cho tôi lên làng trên học. Từ nhà tôi tới trường vừa đúng bốn cây số, lại phải qua một cái đò con. Cái tính hay đi của tôi, tôi vẫn chưa bỏ hẳn được; nên khi thấy chú tôi bảo cho lên làng trên học tôi không hề ngỏ lời từ chối. Vì trường học xa nên tôi đành phải sáng đi tối về. Hôm nào tôi cũng phải đi ngay từ lúc gà gáy, trời hãy còn lờ mờ tối. Cứ ăn vội vàng xong chừng hai, ba bát cơm tôi cắp sách vở ra đi. Bao giờ tôi dậy đi học bà tôi cũng cùng dậy với tôi. Bà tôi nắm cho tôi một nắm cơm bọc bằng chiếc bẹ mo với mấy con tôm kho hay một dúm muối vừng. Một tay cầm sách, một tay giữ nắm cơm trưa. Được ít lâu bà tôi thấy nắm cơm không tiện; bà tôi bèn điều đình với một bà lão bán hàng cơm ở ngay gần trường. Cứ mỗi bữa bán cho tôi ba xu, hai xu cơm và một xu cái ăn. Cứ tan buổi học sáng tôi cắp sách về đó, ăn cơm xong rồi gửi sách vở bà hàng, đi rủ mấy thằng bạn đánh đáo. Cũng có hôm chúng tôi hẹn nhau đến trường thực sớm, để khỏi phải đi tìm nhau. Bà cụ hàng cơm cũng là người tốt. Bà tôi đã hẹn với bà ta chỉ bán mỗi bữa ba xu thôi. Nhưng nhiều bữa tôi ăn mặn quá, cơm còn thức ăn hết. Tôi ngơ ngẩn ngồi nhìn bát cơm. Bà hàng giục tôi: -ăn đi chứ. -Thưa cụ, hết mất thức ăn rồi... Cháu xin thêm cụ cái gì... Bà ta lại gắp cho tôi mấy miếng khế hoặc múc cho tôi một thìa nước cá om. Hôm nào mà được đáo chưa về tới hàng tôi đã lắc lắc hai cái túi để khoe với bà hàng. Và cái bữa cơm hôm đó, ăn xong thế nào tôi cũng ăn thêm một hai chiếc kẹo lạc hoặc mấy quả chuối. Bà ta thấy tôi hay lêu lổng đánh khăng, đánh đáo, thỉnh thoảng lại nhẹ tiếng khuyên tôi: -Này cậu ạ. Tôi bảo thực. Thấy bà cụ bảo cậu bồ côi, tôi cũng thương hại, coi cậu như cháu tôi; cậu nên chịu khó mà học, ăn xong thì ở trong quán mà viết lách hay xem sách, rồi ngày sau mà làm ông ký, ông phán chứ! Mặc dầu bà hàng khuyên răn, tôi vẫn cứ đi lêu lổng cho tới buổi học chiều. Thằng bạn thân nhất của tôi là thằng Tùy. Nhưng không bao giờ tôi gọi nó bằng cái tên ấy. Nó lác mắt nên tôi chỉ gọi là thằng Lác. Trong mọi cuộc nô nghịch của tôi đều có thằng Lác chung đụng. Chúng tôi đưa nhau đi chơi cho tới khi nghe thấy trống trường đã đổ dồn, chúng tôi mới về, hấp tấp lấy sách vở rồi cắm đầu chạy một mạch cho tới trường. Tôi cho cái cảnh đi học này rất thú vị. Nhưng khổ nhất cho tôi là những ngày mùa đông. Tôi đi học, trời rét buốt, hai chân không giẫm trên con đường đất đầy sương; tôi rét run cả người; sương mù xuống che 147 148 Mạnh phú Tư Sống nhờ Prev Page 7 Next kín hết cả, không thể nào nhìn xa được. Bà tôi may cho một chiếc áo đụp cốt bông, ngoài bọc vải nhuộm bùn đen. Chiếc áo dày và nặng, nhưng cũng không đủ làm tôi bớt rét. Hôm nào có mưa phùn, gió bấc hoặc mưa to, tôi bó mấy quáển vở vào trong bụng cho khỏi ướt. Bà tôi phủ ngoài cho tôi một chiếc áo tơi lá gồi cắt ngắn, quàng qua đầu, qua hai mang tai rồi cuốn quanh cổ tôi bằng một chiếc khăn nhiễu tím đã cũ của bà tôi. Đội thêm một chiếc nón chóp nữa rồi cứ thế, tôi lủi thủi đi, quần sắn cao tới gần đầu gối. Nhìn thấy tôi ngoài gió rét như vậy, bà tôi lại thở dàiầu nhìn tôi: -Dần! Mày lấy tao mồi lửa tao đốt cái nhà này cho bà mày biết tay tao. Tôi sợ quá chạy vội ra cổng. Tôi đứng đờ người ở đó, thỉnh thoảng còn nghe thấy tiếng đập phá và tiếng quát. Tôi lo cho bà tôi, nhưng tôi không dám trở vào. Tôi tưởng như bà tôi đã bị chú tôi giết chết. Tôi nghĩ vậy, rồi tôi thút thít khóc: -Bà ơi, bà bỏ cháu bà ơi. Khóc chán rồi tôi ngồi xệp xuống đất, đào lỗ giun, quên khóc và quên cả bà. Chú tôi vẫn thường hay có tính nát rượu như vậy. Cứ vài ngày lại uống hết một chai. Có khi không uống ở nhà thì lại đi uống đụng với người khác. Cái món nhắm chú tôi thích nhất là thịt chó. Hễ thấy nhà ai làm thịt chó là chú tôi cố nằn nì ăn đụng cho bằng được. Bà tôi vẫn thường chửi mắng chú tôi về cái tật say sưa và cố tìm cách ngăn ngừa không cho uống. Nhiều lần chú tôi phải ngâm rượu với thuốc bắc rồi rót vào một cái ấm chè con. Mỗi lần muốn uống chú tôi lại rót ra một chiếc chén trà con. Hễ bà tôi cất tiếng mắng, chú tôi lại cãi: -Rõ khéo nói mò! Rượu ở đâu mà rượu! Nước chè pha từ tối hôm qua, còn một hớp uống nốt. Tôi còn đang mân mê trong tay một hòn đất không hiểu chú tôi còn đập phá những gì và bà tôi ở nhà ra sao thì bà tôi đã ra ngõ dắt tôi đi: -Bây giờ mà mày về thì nó giết chết! Bà tôi đưa tôi sang một người láng giềng. Bà tôi ngỏ lời muốn xin sang ở nhờ người hàng xóm. Bà ta từ chối: -Bà cũng có con nọ con kia, ai lại thế rồi người ta cười chết. Mấy lại để cho bà sang ở đây rồi hai bác ấy lại kỳ kèo tôi có phải là dại mặt không? -Bà tính, hai con đã như thế thì nó còn thiết gì đến tôi! -Thì bà về ở với con gái! -Ai lại bỏ con giai đi ở với con gái bao giờ. -Thì đi ở nhờ còn quá tội. -Tôi cũng muốn tạm nhờ bà bên này dăm ba bữa nửa tháng cho cái thằng hai nó nguôi nguôi cái cơn giận nó đi rồi tôi lại về chứ con dại cái mang, đã đẻ nó ra thì hay dở cũng cắn răng chịu vậy chứ bỏ làm sao được con. Nhưng bà láng giềng vẫn không ưng thuận. Câu chuyện ở nhờ không xong, bà tôi lại dắt tôi về. Lúc đó chú tôi đã ngủ say trên giường, hơi rượu còn nồng nặc cả gian nhà. Thím tôi bế con nằm trong buồng. Bà tôi lấy chiếc thúng rách khẽ rón rén từ gian này sang gian khác nhặt nhạnh quần áo bỏ vào thúng rồi lại dắt tôi đi. Tôi ngơ ngác theo bà tôi. Ra tới cổng bà tôi bảo tôi: -Thôi đi, lại về với chú lớn mày! Đánh thót, tôi giựt mạnh tay tôi ra khỏi tay bà tôi, và bước vội ra xa. Bà tôi kêu lên: -Về với chú, mày đi đâu? Tôi chẳng nói gì, quàng hai bàn tay sau gáy, khẽ lắc đầu. Hai bà cháu cứ đứng im một chỗ nhìn nhau. Một lúc sau, khi bà tôi rời mắt khỏi tôi, tôi cắm đầu chạy.
http://eTruyen.com