Dịch giả: Sao Biển
Chương 22

Nàng chiến đấu suốt đêm dài, vùng vẫy để trốn thoát những gã đàn ông, tỉnh dậy trong cơn kinh hãi, ngủ thiếp đi và lại tỉnh dậy. Nàng tiếp tục làm sống động lại tấn kịch. Những bước chân bất thần đi về phía nàng, chiếc xe dừng lại, gã đàn ông cố gắng đẩy nàng vào xe. Họ đã biết nàng là ai không? Hoặc họ chỉ định cướp một du khách mặc quần áo Mỹ.
Khi Mary đến văn phòng, Mike Slade đang đợi nàng. Ông ta mang đến hai tách cà phê và ngồi xuống bên kia bàn giấy của nàng.
- Rạp hát như thế nào? - ông ta hỏi.
- Tốt thôi. Chuyện đã xảy ra sau đấy tuyệt nhiên chẳng phải công việc của ông ta.
- Bà có bị thương không?
Nàng nhìn ông ta kinh ngạc.
- Cái gì thế?
Ông ta kiên nhẫn nói:
- Khi họ định bắt cóc bà, họ có gây thương tích cho bà không?
- Tôi… làm sao ông biết chuyện ấy?
Giọng ông ta đầy mỉa mai.
- Thưa bà Đại sứ, Rumani là một bí mật trống trải lớn duy nhất. Bà không thể tắm mà mọi người đều không biết. Bà tự ý đi bộ thật chẳng thông minh mấy đâu.
- Bây giờ tôi biết điều ấy rồi, - Mary lạnh lùng nói. - Việc ấy sẽ không tái diễn nữa!
- Tốt, - giọng ông ta gọn lỏn. - Gã đàn ông có lấy gì của bà không?
- Không!
Ông ta cau mày.
- Vô lý. Nếu họ muốn lấy áo hoặc ví tay cả bà, họ có thể đã lấy của bà trên đường rồi. Định ép bà vào một chiếc xe có nghĩa là một sự bắt cóc đấy!
- Ai muốn bắt cóc tôi thế?
- Không phải là người của Rumani đâu. Ông ta định giữ vững mối liên hệ với chúng ta. Có lẽ đấy là một nhóm đối lập nào đấy!
- Hoặc những kẻ lừa đảo âm mưu giữ tôi lại để đòi tiền chuộc?
- Trong nước này tuyệt nhiên chẳng có những vụ bắt cóc để đòi tiền chuộc đâu. Nếu họ bắt được ai làm điều ấy sẽ chẳng có xét xử đâu, sẽ có một tiểu đội hành quyết đấy - ông ta hớp một ngụm cà phê. - Cho phép tôi cho bà một lời khuyên!
- Tôi đang nghe đây!
- Hãy về nước đi!
- Gì?
Mike Slade đặt tách xuống.
- Tất cả điều bà phải làm là gửi một bức thư từ chức, gói ghém con cái bà lại và trở về Kansas, nơi bà sẽ được an toàn!
Nàng có thể thấy khuôn mặt mình đỏ lên.
- Ông Slade, tôi đã phạm sai lầm. Đây không phải là lần đầu tiên và có lẽ sẽ không phải là lần cuối cùng. Nhưng tôi được bổ nhiệm vào chức vụ này do Tổng thống Hoa Kỳ, và cho đến khi nào ngài sa thải tôi, tôi không muốn ông hoặc bất kỳ ai khác bảo tôi về nước cả. - Nàng cố gắng để giữ giọng bình tĩnh. - Tôi hy vọng người trong Toà đại sứ này làm việc với tôi chứ không chống lại tôi. Nếu điều ấy quá nhiều buộc ông phải đối phó, tại sao ông không về nước đi? - Nàng giận run lên.
Mike Slade đứng dậy.
- Thưa bà Đại sứ, tôi sẽ lo đặt báo cáo sáng trên bàn giấy của bà đây!
Cuộc bắt cóc có dự mưu là đề tài duy nhất trong câu chuyện tại Toà đại sứ buổi sáng hôm ấy.
Làm sao mọi người đều hay nhỉ? - Mary tự hỏi. - Và làm sao Mike Slade biết được?
Mary ước gì nàng có thể biết được tên của người cứu mình để có thể cám ơn ông. Trong cái nhìn thoáng nhanh về ông ta, nàng có ấn tượng về một người đàn ông hấp dẫn, có lẽ độ vừa 40 với mái tóc xám trước tuối. Ông ta có giọng nói ngoại quốc - có lẽ là người Pháp. Nếu ông ta là du khách, có lẽ lúc này ông ta đã rời khỏi Rumani.
Một ý nghĩ vẫn dày vò Mary và khó lòng trục xuất. Người duy nhất muốn trừ khử nàng mà nàng biết là Mike Slade. Việc gì đã xảy ra nếu ông ta đã dựng lên vụ tấn công để làm nàng kinh hoảng phải bỏ đi nhỉ? Ông ta đã cho nàng ba vé xem văn nghệ. Ông ta đã biết nàng sẽ ở đâu. Nàng không thể nào xoá được điều ấy khỏi trí óc nàng.
Mary đã cân nhắc xem có nên kể cho con nàng về việc bắt cóc có dự mưu hay không và nàng quyết định không nói. Nàng không muốn làm chúng nó hoảng sợ. Nàng đơn giản chỉ muốn lo cho chúng không bao giờ bị bỏ rơi một mình.
Tối hôm ấy có một bữa tiệc cốc-tai tại Toà đại sứ Pháp để chiêu đãi một nhạc sĩ hoà nhạc dương cầm. Mary mệt mỏi, càng thẳng và có lẽ muốn viện bất cứ điều gì để tránh né, nhưng nàng biết nàng phải đi.
Nàng đi tắm và chọn một chiếc áo dài buổi tối và trong lúc nàng với lấy đôi giầy, nàng nhận thấy có một chiếc đế giầy bì hỏng. Nàng bấm chuông gọi Carmen.
- Vâng, thưa bà Đại sứ?
- Carmen, xin vui lòng mang cái này đến thợ giầy chữa lại giùm nhé!
- Dạ được, thưa bà. Còn gì nữa không?
- Không, chỉ từng ấy, cám ơn!
Khi Mary đến Toà đại sứ Pháp, khách đã đông đủ Nàng được phụ tá Đại sứ Pháp đón vào. Đấy là người Mary đã gặp trong chuyến viếng thăm Toà đại sứ lần trước. Ông ta cầm tay nàng và hôn.
- Chào bà Đại sứ. Bà thực tử tế vì đã đến đây!
- Ngài thực là tử tế vì đã mời tôi đến - Mary đáp.
Cả hai đều cười với những câu khách sáo của mình.
- Cho phép tôi được đưa bà đến chỗ ngài Đại sứ!
Ông ta hộ tống nàng qua phòng khiêu vũ đông người, nơi nàng trông thấy những khuôn mặt quen thuộc mà nàng đã gặp trong những tuần lễ liên tục Mary chào vị Đại sứ Pháp và họ trao đổi với nhau những câu chuyện khôi hài.
- Bà sẽ thưởng thức tài nghệ của bà Dauphin. Bà ấy là một nhạc sĩ dương cầm đấy!
- Tôi đang mong đây! - nàng nói dối.
Một người giúp việc đi qua với một chiếc khay đầy những ly champagne. Lúc này Mary đã học được cách nhấm nháp rượu tại các Toà đại sứ. Lúc nàng quay lại để chào Đại sứ Úc, nàng bất ngờ trông thấy người lạ đã cứu nàng thoát khỏi những kẻ bắt cóc. Ông đang đứng trong một góc nói chuyện với Đại sứ Ý và phụ tá của ngài.
- Xin lỗi! - Mary nói. Nàng băng qua phòng, đến chỗ người Pháp.
Ông ta đang nói:
- Dĩ nhiên, tôi nhớ Paris, nhưng tôi hy vọng rằng sang năm… - Ông ta đột nhiên dừng lại khi thấy Mary đến gần. - À, người phụ nữ gặp tai hoạ đây!
- Các người biết nhau à? - Đại sứ Ý hỏi.
- Chúng tôi chưa được chính thức giới thiệu. - Mary đáp.
- Thưa bà Đại sứ, cho phép tôi được giới thiệu bác sĩ Louis Desfoges!
Vẻ mặt của người Pháp thay đổi.
- Bà Đại sứ à? Tôi xin bà thứ lỗi. Tôi đã không biết - Giọng ông ta đầy vẻ bối rối. - Dĩ nhiên, lẽ ra tôi đã phải nhận ra bà!
- Như thế tốt hơn! - Mary mỉm cười. - Ông đã cứu mạng cho tôi!
Đại sứ Ý nhìn vị bác sĩ nói:
- À. Vậy ra chuyện của hai người là một đấy - ông ta quay sang Mary. - Tôi đã nghe về kinh nghiệm bất hạnh của bà!
- Có lẽ sẽ bất hạnh đấy nếu bác sĩ Desforges không đến. Cám ơn ông!
Louis Desforger mỉm cười.
- Tôi sung sướng vì đã đến đúng nơi đúng lúc!
Vị Đại sứ và viên phụ tá trông thấy một nhóm người Anh bước vào.
Vị Đại sứ nói:
- Xin các bị thứ lỗi cho chúng tôi, đấy là một người mà chúng tôi cần phải gặp!
Hai người vội bỏ đi. Mary còn lại một mình với vị bác sĩ.
- Tại sao ông bỏ chạy khi cảnh sát đến vậy?
Ông ta quan sát nàng một lúc.
- Dính líu với cảnh sát Rumani không phải là một phương sách tốt đâu. Họ có cách để bắt giữ các nhân chứng, rồi moi tin của họ. Tôi là một vị bác sĩ tháp tùng tại Toà đại sứ Pháp ở đây, và tôi không có quyền bất khả xâm phạm ngoại giao. Tuy nhiên, tôi biết rất nhiều về sự việc đang diễn ra tại Toà đại sứ chúng tôi và tin tức ấy có thể có giá trị đối với người Rumani. - Ông ta mỉm cười. - Vậy hãy tha lỗi cho tôi nếu tôi có vẻ như bỏ trốn đi!
Ở ông ta có một sự thẳng thắn rất cảm động. Bằng một cách nào đấy mà Mary không thể mô tả được, ông ta gợi cho nàng nhớ một tí đến Edward.
Có lẽ vì Louis Desforges là một vị bác sĩ. Nhưng, không, còn hơn thế nữa. Ông ta có cùng tính bộc trực mà Edward đã có, hầu như cũng có chung nụ cười nữa.
- Xin bà thứ lỗi cho tôi, - bác sĩ Desforges nói, - Tôi phải đi và trở thành một con vật xã hội!
- Ông không thích tiệc tùng à?
Ông ta chớp mắt:
- Tôi khinh bỉ chúng!
- Vợ ông có thích không?
Ông ta định nói điều gì đấy và rồi do dự.
- Vâng, bà ấy thích. Rất nhiều.
- Tối nay bà ấy có đây không?
- Bà ấy và hai con của chúng tôi đã chết!
Mary tái mặt.
- Ồ, Chúa ơi! Tôi xin lỗi. Làm sao?
Khuôn mặt ông ta rắn lại.
- Tôi tự trách mình. Chúng tôi đã sống tại Algérie. Tôi đã hoạt động bí mật chiến đấu với bọn khủng bố - Lời nói của ông ta bỗng chậm lại và ngập ngừng. - Họ tìm ra lý lịch của tôi và cho nổ tung ngôi nhà. Lúc ấy tôi đi khỏi!
- Tôi thật lấy làm tiếc, - Mary lại nói. Những lời không thích hợp và bất lực.
- Cám ơn bà. Có một câu sáo ngữ rằng thời gian sẽ chữa lành tất cả. Tôi không còn tin điều ấy! - Giọng ông ta cay đắng.
Mary nghĩ đến Edward và nàng vẫn còn nhớ chàng nhiều như thế nào. Nhưng người đàn ông này đã phải sống với nỗi thống khổ của mình lâu hơn.
Ông ta quay lại và bước đến chào một nhóm tân khách.
Ông ấy làm em nhớ đến anh một tí, Edward ạ. Anh sẽ thích ông ấy đấy. Ông ấy là một người rất cam đảm. Ông ấy đau khổ nhiều và em nghĩ rằng đấy là điều đã lôi cuốn em sẽ hết nhớ đến anh? Ở đây cô đơn quá. Chẳng có ai để em có thể nói huyện cả. Em muốn thành công kinh khủng. Mike Slade định buộc em phải về nước. Em lại không đi. Nhưng ôi, em cần anh như thế nào ấy. Chúc ngủ ngon, anh yêu.
°°°
Sáng hôm sau, Mary điện thoại cho Stanton Rogers. Nghe giọng nói của ông thật tuyệt vời. - Như đang sinh hoạt trong gia đình vậy, - nàng nghĩ thế.
- Tôi được một số báo cáo tuyệt vời về bà đấy! - Stanton Rogers lên tiếng. - Chuyện của Hannah Murphy đã được đăng báo với những hàng tít lớn ở đây. Bà đã làm một công việc xuất sắc đấy!
- Cám ơn anh, Stan ạ!
- Mary, hãy kể cho tôi nghe về việc bắt cóc có dự mưu đi!
- Tôi đã nói chuyện với Thủ tướng và trưởng ngành an ninh và họ chẳng dò được mạnh mối gì cả!
- Mike Slade đã không cảnh cáo bà là không nên đi ra ngoài một mình à?
- Mike Slade - Vâng. Ông ấy có cảnh cáo tôi, Stan à - Mình có nên cho ông ấy biết rằng Mike Slade đã bảo mình về nước không? Không, nàng quyết định thế. Mình sẽ đối phó với tay Slade này theo cách riêng của mình.
- Hãy nhớ - tôi luôn luôn ở đây vì bà đấy. Bất cứ lúc nào?
- Tôi biết - Mary nói với vẻ cảm kích. - Tôi không thể cho anh biết điều ấy có ý nghĩa gì với tôi đâu.
Cú điện thoại làm nàng có cảm giác đỡ hơn nhiều.
- Chúng ta có một vấn đề. Có một chỗ hở đâu đấy trong Toà đại sứ của chó một nhân viên bảo vệ thuỷ quân lục chiến bên ngoài cửa tôi ban đêm. Rõ chứ?
- Vâng, thưa bà Đại sứ. Tôi sẽ chuyển lời bà cho đại tá Mc Kinney.
- Khỏi cần tôi sẽ đích thân nói chuyện với ông ấy - Mary nhìn theo lúc Mike rời văn phòng nàng và nàng bỗng tự hỏi ông ta có biết ai đứng đằng sau việc ấy không?
Và nàng suy nghĩ xem có thể là Mike Slade không.
Đại tá Mc Kinney xin lỗi.
- Tin tôi đi, thưa bà Đại sứ, tôi cũng tức giận về việc này như bà. Tôi sẽ tăng gấp đôi người gác ở hành lang và lo canh phòng 24/24 bên ngoài cửa văn phòng bà.
Mary chưa nguôi giận. Có ai đấy bên trong Toà đại sứ phải chịu trách nhiệm về sự việc đã xảy ra.
Đại tá Mc Kỉnney ở bên trong Toà đại sứ.
Mary mời Louis Desforges đến dự một bữa ăn tối nhỏ trong dinh. Có một chục khách khác và cuối buổi tối khi tất cả các người khác đã ra về, Louis nói:
- Bà có phiền không nếu tôi lên thăm bọn trẻ!
- Có lẽ lúc này chúng nó đã ngủ rồi, Louis ạ.
- Tôi sẽ không đánh thức chúng nó đâu. - ông hứa. - Tôi chỉ thích nhìn chúng nó thôi.
Mary cùng đi lên lầu với ông và nhìn vào trong lúc ông đứng ở ngưỡng cửa, im lặng nhìn chăm chú vào bóng dáng Tim đang ngủ.
Sau một lúc, Mary thì thầm:
- Phòng Beth theo lối này.
Mary đưa ông sang phòng ngủ khác ở cuối nhà và mở cùa. Beth đang cuộn mình quanh gối, những tấm drap gường xoắn lên chung quanh nó. Louis im lặng bước đến giường và nhẹ nhàng kéo thẳng giường ra. Ông đứng đấy một lúc lâu, mắt ông nhắm chặt lại. Rồi ông quay lại và bước ra khỏi phòng.
- Bọn trẻ đấy! - Louis nói. Giọng ông khàn khàn.
Họ đứng dấy đối diện với nhau và không khí giữa họ như được nạp điện. Ông trơ trọi trong nhu cầu của mình.
Sẽ xảy ra thôi, - Mary nghĩ thế, - Chẳng ai trong chúng mình có thể ngăn cản được cả.
Và họ ôm chặt nhau rồi môi ông áp mạnh lên môi nàng.
Ông giật ra.
- Lẽ ra tôi không nên đến. Bà nhận ra tôi đang làm gì chứ? Tôi đang làm sống lại quá khứ đấy. - Ông im lặng một lúc. - Hoặc có lẽ đấy là tương lai của tôi. Ai biết được!
Mary dịu dàng nói.
- Tôi biết.
David Victor, lãnh sự thương mại hối hả vào văn phòng Mary. - Có lẽ tôi có một tin rất xấu. Tôi vừa được mách nước rằng Chủ tịch Ionescu sẽ chấp thuận một hợp đồng với Arhentina để lấy một triệu rưỡi tấn bắp và với Brasil để lấy một triệu tấn đậu nành. Chúng ta đã trông cậy rất nhiều vào giao dịch ấy
- Các cuộc thương lượng đã đi đến đâu rồi?
- Gần kết thúc rồi. Chúng ta đã bị cho ra rìa. Tôi sắp gửi một công điện về Washington - với sự chấp thuận của bà, dĩ nhiên, - Ông ta thêm.
- Hãy nán lại một tí - Mary nói. Tôi muốn suy nghĩ về điều ấy.
- Bà sẽ không thay đổi được ý định của Chủ tịch Ionescu đâu. Hãy tin tôi đi, tôi đã cố gắng dùng mọi lý lẽ tôi có thể nghĩ ra.
- Vậy thì chúng ta chẳng có gì mất cả nếu tôi thử tìm cách.
Nàng làm cho viên bí thư của nàng bối rối.
- Dorothy, hãy tổ chức một cuộc họp với Chủ tịch Ionescu càng nhanh càng tốt.
Alexandros Ionescu mời Mary đến ăn trưa trong dinh ông. Khi bước vào, nàng được Nicu, đứa con trai 14 tuổi của Chủ tịch chào đón.
- Chào bà Đại sứ! Tôi là Nicu. Xin mời bà vào dinh.
- Cám ơn.
Đó là một cậu bé đẹp trai, cao lớn so với tuổi tác của cậu, với đôi mắt đen xinh xắn và một nước da tuyệt đẹp. Cậu có tư cách như một người trưởng thành.
- Tôi có nghe những việc thú vị về bà đấy, - Nicu bảo.
- Tôi hân hạnh được nghe điều ấy, Nicu ạ.
- Tôi sẽ bảo bố tôi rằng bà đã đến.
Mary và Ionescu ngồi đối diện với nhau trong phòng ăn chính thức, chỉ có hai người thôi. Mary nghĩ không biết vợ ông ta ở đâu. Bà ta ít khi xuất hiện, ngay cả ở những buổi lễ chính thức.
Ngài Chủ tịch đã uống rượu và đang ngà ngà. Ông ta châm một điếu Snagov, loại thuốc lá làm tại Rumani có mùi khó chịu.
- Tôi biết rằng bà đã đi ngắm cảnh với con của bà.
- Vâng, thưa ngài. Rumani thực là một đất nước xinh đẹp và có quá nhiều điều để xem.
Ông ta tặng cho nàng một nụ cười mà ông ta nghĩ là quyến rũ. - Lúc này bà phài để cho tôi chỉ cho bà xem đất nước của tôi. - Nụ cười ông ta trở nên dâm đãng - Tôi là một người hướng dẫn tuyệt vời. Tôi có thể chỉ cho bà xem nhiều điều thú vị.
- Tôi chắc ông có thể làm được, - Mary bảo.
- Thưa Chủ tịch, tôi nóng lòng gặp ngài hôm nay vì có điều quan trọng tôi muốn thảo luận với ngài.
Ionescu cười vang. Ông biết chính xác tại sao nàng đến đây. Người Mỹ muốn bán cho mình bắp và đậu nành, nhưng họ đã quá trễ. Vị Đại sứ Mỹ lần này sẽ ra đi tay không. Tệ quá. Một người phụ nữ hấp dẫn như thế.
- Vâng! - Ông ta ngây thơ nói.
- Tôi muốn nói với ngài về những thành phố kết nghĩa.
Ionescu chớp mắt.
- Xin lỗi bà?
- Các thành phố kết nghĩa. Ông biết đấy - như San Francisco và Osaka, Los Angeles và Athens, Washington và Beijing…
- Tôi không hiểu. Điều ấy có liên quan gì với…
- Thưa Chủ tịch, tôi chợt nghĩ rằng ngài có thể nổi danh khắp thế giới nếu ngài cho Bucarest kết nghĩa với một thành phố Mỹ nào đấy. Hãy nghĩ đến điều phấn khởi mà nó sẽ tạo ra. Nó hầu như sẽ gây được nhiều chú ý như kế hoạch giữa các dân tộc của Tổng thống Ellison đấy. Nó sẽ là một bước quan trọng hướng về hoà bình thế giới. Hãy nói chuyện về một nhịp cầu giữa các quốc gia chúng ta. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu nó làm cho ngài được giai Nobel hoà bình.
Ionescu ngồi đấy, cố gắng tập trung lại những suy nghĩ của mình. Ông thận trọng nói:
- Một thành phố kết nghĩa tại Hoa Kỳ à? Đấy là một ý kiến hay đấy. Nó sẽ liên quan đến điều gì!
- Hầu hết là sự quảng cáo tuyệt vời của ngài. Ngài sẽ là một vị anh hùng. Điều ấy sẽ là ý kiến của ngài. Ngài sẽ đến thăm thành phố ấy một chuyến. Một phái đoàn của thành phố Kansas sẽ đến thăm ngài một chuyến.
- Thành phố Kansas à?
- Đấy chỉ là một đề nghị dĩ nhiên. Tôi không nghĩ rằng ngài muốn một thành phố lớn như New York hoặc Chicago - thương mại quá. Và Los Angeles đã được đề cập đến rồi. Thành phố Kansas nằm ở miền Trung Hoa Kỳ. Ở đấy có những nông dân như những nông dân của ngài vậy. Những người với những giá trị thực tiễn, như dân tộc của ngài. Đấy sẽ là hành động của một chính sách vĩ đại, thưa Chủ tịch. Tên tuổi ngài sẽ ở trên môi mọi người. Chẳng có ai tại châu Âu đã nghĩ đến chuyện làm điều này cả.
Ông ngồi đấy, im lặng.
- Tôi… Đương nhiên tôi phải suy nghĩ rất nhiều về điều này đấy.
- Đương nhiên.
- Thành phố Kansas, Kansas và Bucarest, Rumani. - Ông gật đầu. - Chúng tôi là một thành phố rộng hơn nhiều dĩ nhiên.
- Dĩ nhiên, Bucarest sẽ là thành phố chị.
- Tôi phải thừa nhận rằng đấy là một ý kiến rất hấp dẫn đấy.
Thực ra, càng nghĩ đến điều ấy, Ionescu càng thích. "Tên mình sẽ ở trên môi mọi người".
- Có khi nào việc này bị bác bỏ từ phía Mỹ không? - Ionescu hỏi.
- Tuyệt đối là không. Tôi có thể bảo đảm điều ấy!
Ông ta ngồi đấy, ngẫm nghĩ.
- Khi nào điều này sẽ được thi hành?
- Ngay khi ngài sẵn sàng để loan báo điều ấy!
- Tôi sẽ giải quyết mục đích của chúng ta. Ngài đã là một chính khách vĩ đại, thưa Chủ tịch, nhưng việc này càng làm cho ngài càng vĩ đại hơn!
Ionescu nghĩ đến một việc khác.
- Chúng tôi có thể thiết lập một sự trao đổi thương mại với thành phố kết nghĩa của chúng ta. Rumani có nhiều thứ để bán. Hãy cho tôi biết Kansas trồng loại hoa màu nào?
Mary ngây thơ nói.
- Bắp và đậu nành. Và nhiều món khác.
- Bà thực sự đã thực hiện việc giao dịch ấy à?
- Bà thực sự lừa được ông ta à? - David Victor hoi một cách hoài nghi.
- Không bao giờ cả, - Mary quả quyết với ông ta, - Ionescu quá thông minh về việc ấy. Ông ta biết tôi đang theo đuổi điều gì. Ông ta chỉ thích cái bọc tôi đã dùng để bọc điều ấy thôi. Ông có thể vào và kết thúc việc giao dịch.
Ionescu đã diễn tập bài diễn văn truyền hình của ông ta.
Khi Stanton Rogers nghe tin, ông điện thoại cho Mary.
- Bà là một công dân có phép màu đấy! - Ông cười - Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta đã mất mối giao dịch ấy rồi. Bà làm cách nào thế?
- Tôi, - Mary nói. - Ông ta.
- Tổng thống nhờ tôi nói với bà rằng bà đã làm ở đấy một công việc thật vĩ đại, Mary ạ.
- Cám ơn giùm tôi đi! - Stan.
- Tôi sẽ nói. Nhân tiện đây, Tổng thống và tôi sắp đi Trung Quốc trong ít tuần nữa. Nếu bà cần đến tôi bà có thể tiếp xúc với tôi qua văn phòng tôi!
- Chúc một chuyến đi tuyệt vời!
Qua những tuần lễ trôi nhanh, cơn gió quay cuồng tháng Ba đã nhường chỗ cho mùa xuân rồi mùa hè và quần áo mùa Đông được thay bằng những bộ đồ mát, nhẹ. Hoa nở khắp mọi nơi và các công viên xanh um. Tháng sáu hầu như đã hết.
Tại Buenos Aires, đang là mùa đông. Khi Neusa Munez quay trở về gian phòng của mụ, trời đã về nửa đêm. Điện thoại đang reo. Mụ nhấc máy lên. "Vâng!"
- Cô Munez! Đây là một người nước ngoài từ Hoa Kỳ.
- Vâng!
- Cho phép tôi được nói chuyện với Angel chứ?
- Angel không có ở đây thưa ngài. Ngài muốn gì!
Ngài chủ sự thấy cơn giận của mình đang dâng lên cao. "Loại đàn ông nào mà lại dan díu với một mụ đàn bà như thế nhỉ. Theo sự mô tả mà Harry Lantz đã cho ngài biết trước khi Lantz bị sát hại, mụ chẳng những đần độn mà còn rất xấu xí nữa?.
- Tôi muốn bà gửi cho Angel một bức điện giùm tôi.
- Chờ một phút.
Ngài nghe tiếng điện thoại bỏ xuống và đợi.
Cuối cùng giọng của mụ trở về lại với đường dây.
- Được rồi.
- Bảo Angel rằng tôi cần ông ấy cho một hợp đồng tại Bucarest.
- Budapest à?
- Chúa ơi. - Mụ quá sức chịu đựng đối với bất kỳ ai.
- Bucarest, Rumani đấy. Bảo ông ta rằng đấy là một hợp đồng năm triệu đô-la. Ông ta phải có mặt tại Bucarest vào cuối tháng này. Còn ba tuần nữa. Cô nhận được chưa?
- Chờ một phút. Tôi đang viết.
Ngài kiên nhẫn đợi.
- Được rồi. Angel phải giết bao nhiêu người đế đổi lấy năm triệu đô-la thế?
- Nhiều…
Những hàng người mỗi ngày trước toà Đại sứ tiếp tục quấy rầy Mary. Nàng lại thảo luận với Mike Slade.
- Chúng ta phải làm một điểu gì đó để giúp đỡ những người ấy ra khỏi nước!
- Mọi điều đã được thử qua cả. - Mike quả quyết với nàng. - Chúng tôi đã dùng áp lực, chúng tôi đã đề nghị gia tăng số tiền lớn - câu trả lời là không. Ionescu từ chối không chịu thoả thuạn. Ông ta chẳng có ý định gì để họ đi cả. Bức màn sắt không chỉ ở chung quanh qụốc gia - nó nằm ngay trong quốc gia đấy.
- Tôi sẽ lại nói chuyện với Ionescu xem!
- Chúc may mắn.
Mike mở toang đế giày. Bên trong là một chiếc máy thu băng tí hon.
- Chúng ta tìm ra tên gián điệp của chúng ta rồi đấy - Mike lạnh lùng nói. Ông ta nhìn lên
- Bà ráp chiếc đế này ở đâu?
- Tôi… Tôi không biết. Tôi đã nhờ một người hầu lo giùm!
- Tuyệt - ông ta chua chát nói. - Trong tương lai, tất cả chúng tôi sẽ cảm kích, thưa bà Đại sứ, nếu bà để cho bí thư của bà làm những việc như thế!
Có một công điện cho Mary.
"Uỷ ban ngoại giao Thượng viện đồng ý cho Tumani vay như bà yêu cầu. Mai sẽ loan báo.
Chúc mừng.
Stanton Rogers
".
Mike đọc công điện:
- Tin tốt đấy. Negulesco sẽ khoái đấy!
Mary biết ngay Negulesco, Bộ trưởng Tài chánh Rumani đang yếu thế. Điều này sẽ làm cho ông ta trở thành một người hùng đối với Ionescu.
- Ngày mai họ mới loan tin - Mary nói. Nàng ngồi đấy, chìm sâu trong suy nghĩ.
- Tôi muốn ông dàn xếp cho tôi một cuộc hẹn với Neguleseo sáng nay!
- Bà muốn tôi cùng đi không?
- Không. Tôi sẽ tự làm việc này một mình!
Hai giờ sau Mary ngồi trong văn phòng của Bộ trưởng Tài chánh Rumani. Ông ta tươi cười.
- Vậy là bà có tin lành cho chúng tôi chứ?
- Tôi e rằng không - Mary lên tiếng một cách hối tiếc. Nàng nhìn nụ cười ông ta tàn dần.
- Thế nào? Tôi hiểu rằng món tiền vay - bà nói sao nào - còn trong bao à?
Mary thở dài:
- Tôi hiểu rằng như thế, thưa ngài Bộ trưởng!
- Việc gì đã xảy ra? Điều gì sai? - Khuôn mặt của ông ta bỗng xám xịt.
Mary nhún vai.
- Tôi không biết!
- Tôi đã hứa với chủ tịch chúng tôi… - ông ta dừng lại vì hàm ý của nguồn tin làm ông ta xúc động. Ông ta nhìn Mary và nói bằng một giọng khản đặc - Chủ tịch Ionescu sẽ không thích điều này. Bà không thể làm gì được à?
Mary chân thành bảo:
- Tôi cũng tuyệt vọng như ngài vậy, thưa ngài Bộ trưởng. Cuộc bỏ phiếu đang diễn tiến tốt đẹp cho đến lúc một nghị sĩ được biết rằng một nhóm người thuộc giáo hội Rumani muốn đi viếng Utah bị từ chối chiếu khán. Thượng nghị sĩ này có nhiều vợ và ông ta rất tức giận!
- Một nhóm người của giáo hội? - Giọng của Negulesco đã lên đến một bát độ. - Bà muốn nói rằng món tiền vay bị bỏ phiếu chống vì một…
- Đấy là theo sự hiểu biết của tôi thôi!
- Nhưng thưa bà Đại sứ, Rumani ủng hộ cho giáo hội mà. Ở đây, họ rất được tự do đấy. - Bấy giờ ông ta lảm nhảm – Chúng tôi tôi có cảm tình với các nhà thờ đấy!
Negulesco di chuyển đến chiếc ghế cạnh Mary
- Thưa bà Đại sứ - nếu tôi có thể dàn xếp cho nhóm này đi thăm quốc gia của bà, bà có nghĩ rằng Uỷ ban tài chánh Thượng viện sẽ chấp thuận món tiền này không?
Mary nhìn thẳng vào mắt ông ta:
- Thưa Bộ trưởng Negulesco, tôi có thể bảo đảm điều ấy. Nhưng tôi phải biết rõ điều ấy vào chiều nay?
Mary ngồi ở bàn giấy đợi điện thoại và lúc 2 giờ 30, Negulesco gọi:
- Thưa bà Đại sứ - tôi có tin hay! Nhóm người của giáo hội được tự do đi bất cứ lúc nào! Bây giờ bà có tin tức nào hay cho tôi không?
Mary đợi một tiếng đồng hồ rồi gọi lại ông ta.
- Tôi vừa nhận được một công điện của Bộ Ngoại giao chúng tôi. Món tiền vay của ngài đã được chấp thuận.

Mary bảo Dorothy Stone hẹn với nhà độc tài.
Ít phút sau, viên thư ký bước vào văn phòng Mary.
- Rất tiếc, thưa bà Đại sứ. Chẳng có cuộc hẹn nào cả.
Mary nhìn bà ta bối rối.
- Điều ấy có nghĩa là gì?
- Tôi không biết chắc nhưng có một điều gì kỳ quặc đang diễn ra ở dinh. Ionescu không gặp ai cả. Thực ra chẳng có ai vào được trong Dinh cả.
Mary ngồi đấy cố hình dung ra điều gì có thể xảy ra. Có phải Ionescu đang chuẩn bị để thực hiện một lời loan báo quan trọng thuộc loại nào đấy không? Có phải một cuộc đảo chánh sắp xảy ra không? Một việc quan trọng nào đấy phải xảy ra. Dù thế nào: Mary biết là nàng phải tìm ra.
- Dorothy - nàng bảo, - Bà có liên lạc tại Dinh Chủ tịch chứ?
Dorothy mỉm cười.
"Bà muốn nói hệ thống lưới cô gái già.
- À. Có. Chúng tôi có nói chuyện với nhau.
- Tôi muốn bà hãy tìm ra điều gì đang xả ra ở đấy.
Một giờ sau, Dorothy báo cáo lại.
- Tôi đã tìm ra điều bà muốn biết. Họ giữ điều ấy rất bí mật.
- Điều gì bí mật thế?
- Con trai của Ionescu sắp chết.
Mary tái mặt.
- Nicu à? Việc gì đã xáy ra thế?
- Cậu bé ăn phải thịt nhiễm độc.
Mary hỏi nhanh.
- Bà muốn nói có một trận dịch tại Bucarest à?
- Không, thưa bà. Bà còn nhớ trận dịch người ta đã bị tại Đông Đức vừa rồi không? Rõ ràng Nicu đã đến đấy thăm và có ai đấy cho cậu bé một số thức ăn đóng hộp để làm quà. Hôm qua hắn đã ăn một ít.
- Nhưng có sérum kháng sinh cho bệnh ấy mà? - Mary thốt lên.
- Các quốc gia châu Âu không có. Trận dịch tháng qua đã tiêu thụ hết nhẵn rồi!
- Ồ, Chúa ơi!
Khi Dorothy rời văn phòng, Mary ngồi đấy suy nghĩ. Có thể đã quá trễ. nhưng vẫn... Nàng nhớ lại cậu bé Nicu trẻ tuổi đã vui vẻ và sung sướng như thế nào. Hắn 14 tuổi - chỉ hơn Beth một tuổi thôi.
Nàng ấn nút liên lạc riêng và bảo.
- Dorothy, cho tôi Trung tâm Kiểm Soát Bệnh tại Atlanta, Georgia.
Năm phút sau, nàng nói chuyện với Giám đốc.
- Vâng. thưa bà Đại sứ, chúng tôi có sérum kháng sinh cho bệnh nhiễm độc vì thịt: nhưng chúng tôi không có trường hợp nào được báo cáo tại Hoa Kỳ cả.
- Tôi không phải ở tại Hoa Kỳ", Mary bảo ông. Tôi ở tại Bucarest. Tôi cần loại sérum ấy ngay.
Im lặng một chút.
- Tôi sẽ hân hạnh được cung cấp một số, - vị Giám đốc nói - nhưng bệnh nhiễm độc vì thịt tác dụng rất nhanh. Tôi e rằng lúc đó đến đấy…
- Tôi sẽ thu xếp để đưa đến đây, - Mary bảo - Chỉ cần chuẩn bị sẵn sàng. Cám ơn ông.
Mười phút sau nàng nói chuyện với tướng Không quân Ralph Zukor tại Washington.
- Chào bà Đại sứ. À đây là một điều thú vị bất ngờ đấy. Vợ tôi và tôi rất hâm mộ bà. Thế nào…
- Thưa Tướng quân, tôi cần một ân huệ.
- Được Bất cứ thứ gì bà muốn.
- Tôi cần phản lực cơ nhanh nhất của ngài.
- Xin lỗi?
- Tôi cần một phản lực cơ để đưa một số sérum đến Bucarest ngay.
- Tôi rõ.
- Ngài có thể thực hiện điều ẩy không?
- À vâng. Tôi sẽ cho bà biết bà cần phải làm gì. Bà phải được sự đồng ý của Bộ Trưởng Quốc Phòng. Có một số mẫu nhu cầu bà phải điền vào. Một bản sao sẽ đến với tôi và một bản khác đến Bộ quốc phòng. Chúng tôi sẽ gửi chúng…
Mary lắng nghe, nôn nóng.
- Thưa Tướng quân… hãy để tôi cho ngài biết ngài phải làm gì. Ngài phải thôi nói và đưa chiếc phi cơ ấy lên không. Nếu…
- Chẳng có cách nào…
- Tính mạng một cậu bé dang bị đe doạ. Và cậu bé lại là con trai của Chủ tịch Ionescu!
- Xin lỗi, nhưng tôi không thể cho phép…
- Thưa Tướng quân nếu cậu bé ấy chết vì một số mẫu chưa được điền vào tôi hứa với ngài rằng tôi sẽ triệu tập một cuộc họp báo mà ngài chưa từng thấy. Tôi sẽ để cho ngài giải thích tại sao ngài đã để cho con trai của Ionescu chết!
- Không lẽ tôi có thể cho phép một hoạt động như thế này nếu không được Toà Bạch Ốc chấp thuận. Nếu…
Mary đốp chát lại.
- Vậy thì hãy liên lạc đi. Sérum đang đợi tại sân bay Atlanta. Và thưa Tướng quân - mỗi một phút đều được tính cả đấy.
Nàng gác máy và ngồi đấy, lặng lẽ cầu nguyện.
Phụ tá của tướng Ralph Zukor bảo.
- Thưa ngài, có chuyện gì thế?
Tướng Zukor đáp:
- Đại sứ hy vọng tôi đưa một chiếc SR-71 để chuyển một số sérum đến Rumani.
Người phụ tá mỉm cười:
- Tôi chắc là bà ta chẳng có ý kiến gì về điều liên quan đến nó đâu, thưa Tướng quân!
- Rõ là vậy. Nhưng chúng ta cũng có thể tự làm lấy. Cho tôi Stanton Rogers.
Năm phút sau, vị tướng nói chuyện với cố vấn ngoại giao của Tổng thống.
- Tôi chỉ muốn tiếp tục ghi hồ sơ với ngài rằng lời yêu cầu ấy đã được thực hiện và đương nhiên tôi từ chối. Nếu…
Stanton Rogers nói:
- Tướng quân, ông có thể đưa một chiếc SR-71 lên không sớm như thế nào?
- Trong 10 phút, nhưng…
- Hãy làm đi.
Hệ thống thần kinh của Nicu Ionescu đã bị anh hưởng. Cậu bé nằm trên giường, mất phương hướng, đổ mồ hôi, xanh xao và được gắn một ống thở. Có ba bác sĩ bên giường bệnh.
Chủ tịch Ionescu b