Dịch giả: Vân Phi
Lời kết

Vào sáng ngày 4 tháng 8 năm 1944, một chiếc xe đã đến ngôi nhà số 263 Prinsengracht, địa chỉ của "ngôi nhà bí mật". Cảnh sát Đức và Hà Lan đã bắt tám người trốn trong ngôi nhà trên. Đã có ai đó tố cáo với chính quyền họ đã trốn ở đây. Chúng cũng bắt hai người đã giúp đỡ họ, ông Kugler và ông Kleiman. Miep và Bep không bị bắt. Bọn cảnh sát tịch thu tiền và lấy đi cái gì quý giá mà bọn chúng tìm thấy ở nơi đây. Sau này Miep đã tìm thấy quyển nhật ký của Anne bên trong nhà và giữ nó an toàn cho đến sau chiến tranh.
Cảnh sát giam Kugler và Kleiman trong một nhà tù ở Amsterdam. Ngày 11 tháng 9 năm 1944, hai người này bị đưa đến trại tập trung ở Amersjoot, cũng ở Hà Lan. Vì ông Kleiman bị bệnh, nên ông được trả tự do ngày 18 tháng 9. Ông sống ở Amsterdam cho đến khi ông từ trần năm 1959. Ông Kugler sau này trốn thoát, ông đến sống ở Canada, ông mất năm 1989 tại Canada.
Tên thật của Bep là Elizabeth Voskuijl Wijk, Bep mất tại Amsterdam năm 1983. Miep Santrous Chitz Gies vẫn còn sống ở Amsterdam nhưng chồng bà mất năm 1993.
Tám người ở trong "Ngôi nhà bí mật" lúc đầu bị nhốt trong tù ở Amsterdam. Sau đó họ bị đưa đi Auschwitz, trại tập trung ở Balan.
Hình như ông Van Daan chết vì bị hơi ngạt tại Auschwitz và vợ ông bị đưa đến trại tập trung khác. Bà chết trong trại tập trung, thân xác chẳng biết rõ nơi đâu. Ngày 16 tháng giêng năm 1945, Peter Van Daan cùng đoàn tù nhân phải làm một chuyến đi bộ khủng khiếp từ Auschwitz đến Mauthausen tại Áo, anh chết ở đây ngày 5 tháng 5 năm 1945. Anh chết chỉ ba ngày trước khi Đồng Minh đến chiếm.
Albert Dussel chết ngày 20 tháng 12 năm 1944 tại trại tập trung Newen Gamme.
Edith Frank, mẹ của Anne, chết tại trại tập trung Auschwitz vào ngày 6 tháng giêng năm 1945, do quá đói và kiệt sức để có thể sống lâu hơn.
Marogt và Anne Frank bị đưa từ Auschwitz đến trại tập trung Bergen - Belsen gần Hanover ở Đức. Một chứng bệnh khủng khiếp đã tấn công tù nhân ở nơi đây.Cả hai mất vào mùa đông 1944 đấn 1945, có lẽ Anne mất vào cuối tháng Hai hoặc đầu tháng Ba. Thi hài của các tù nhân đều bị chôn tập thể. Quân đội Anh đến trại vào ngày 12 tháng 4 năm 1945.
Ông Otto Frank là người duy nhất trong tám người còn sống sót. sau khi quân đội Nga đến Auschwitz ông bị đưa về Amsterdam. Năm 1953, ông qua Thuỵ Sĩ, cưới vợ lần nữa, và sống tại đây cho đến lúc mất năm 1980. Ông dùng cả thời gian còn lại của cuộc đời để cố chuyển đến thế giới lời nhắn nhủ được ghi chép trong quyển nhât ký của con gái ông.
Hết.

Xem Tiếp: ----