Phần Một


Phần Một

(Thân tặng các bạn trong ‘Trò Chơi Mới’, và cám ơn các bạn đã cho tôi cơ hội viết chuyện tình ấm ớ nhưng dễ thương này. Trần Quang Thiệu )
 
Diễm ngồi coi TV nhưng đầu óc cứ suy nghĩ vẩn vơ. Từ ngày găp khó khăn trong công việc làm Diễm đã treo bảng bán nhà, và có ý định tìm thuê một studio nhỏ cho đõ tốn kém nhưng không ngờ Tô Phù Dung  đến coi nhà lại thuyết phục Diễm cho cô ta thuê một phòng. Diễm thấy cho thuê phòng cũng cũng là một giải pháp tốt vì thực tình Diễm cũng không muốn dời bỏ căn nhà nhỏ thân yêu ở vùng Fountain Valley nhiều kỷ niệm này. Nàng ở trên lầu, dưới nhà còn hai phòng trống nên Diễm không cảm thấy mất tự do cho lắm. Hơn thế nữa từ ngày Phù-Dung vào ở chung Diễm có thêm người bạn nên cũng cảm thấy bớt cô đơn, bớt nhớ thương người chồng chưa cưới lạc mất trên đường tìm tự do. Phù Dung là free lance writer viết cho tờ báo Orange County Register nên đời sống rất thầm lặng và ngăn nắp, không gây phiền hà cho bất cứ ai.
 
Điện thọai reo vang trong lúc Diễm còn đang thả hồn mơ mộng. Nàng nhấc máy:
Allo
Ồ, nghe 'Allo' tôi chắc là đang nói chuyện với đồng hương. Xin lỗi cho tôi gặp chủ nhà.
Tôi nghe đây.
Tôi thấy bảng 'Room For Rent' nên điện thoại hỏi thăm.
Dạ, chúng tôi có phòng trống cho mướn.
Giọng người đàn ông reo lên:
Ồ thế thì tốt quá. Tôi rất thích khu vực này, và tôi chỉ cần một phòng cho chính tôi.
Diễm ngần ngừ:
Chúng tôi chỉ muốn cho phụ nữ độc thân mướn.
Có tiếng cười nhẹ trong điện thoại:
Sao lại có sự kỳ thị như thế?  Với lại tôi … hiền khô, cũng như con gái vậy thôi!
Diễm bật cười, một ý nghĩ thoáng đến trong đâu “Anh con trai nào chẳng nói mình hiền. Tuy nhiên, why not! Có người đàn ông trong căn nhà vắng vẻ nhiều khi cũng đỡ sợ, vả lại có Tô Phù Dung ở chung, và nếu văn đúng là người thì cô này cũng ‘tay chơi’ lắm, không sợ anh đàn ông nào ‘bắt nạt’ đâu”. Giọng Diễm bớt lạnh lùng:
Anh nói qua về mình một chút được không?
Được chứ, tôi tên Dũng, gần 30 tuổi, độc thân, ban ngày đi học, ban đêm chơi nhạc cho một phòng trà. Tôi tìm một chỗ yên tịnh đễ ngủ chứ thực ra không ở nhà bao nhiêu và không nấu nướng lỉnh kỉnh. Ông bà sẽ thấy tôi là người thuê nhà dễ chịu nhất.
Diễm tỏ vẻ ngại ngùng:
Anh là nghệ sĩ, như vậy thu nhập bấp bênh lắm. Nói thật với anh, chúng tôi cũng đang ở trong tình trạng tài chánh khó khăn, cho thuê nhà để có lợi tức đều đặn là điều rất quan trọng cho chúng tôi.
Dũng nói nhanh trong điện thoại:
Tôi sẽ trả tiền nhà đều đặn, và trả trước hàng tháng. Ngoài việc chơi nhạc cho phòng trà, tôi còn là grader tại trường, thay giáo sư chấm bài cho học trò mới nên cũng được trả tiền đủ sống.
Anh đang học trường nào? Còn bao lâu nữa ra trường?
UCI. Còn … lâu lắm mới ra trường. Tôi đã xong BS, hiện còn đang tiếp tục post-graduate. Ông bà thấy sao?
Diễm cười:
Chỉ có … Ms. thôi chứ không có ông bà nào cả. Anh Dũng tới coi nhà và cho Diễm tìm hiểu thêm một chút được không?
Dũng nói như reo:
Oh, thanks. Hiện Dũng đang đậu xe bên kia đường. Dũng sẽ tới ngay. Cám ơn … Ms. nhé.
Diễm buông điện thoại, tần ngần đưa tay vuốt mái tóc dài:
Không biết nên hay là không nên. Để nói chuyện thêm tìm hiểu xem cái ‘cậu’ sinh viên này ra sao rồi quyết định.
Nàng gõ cửa phòng Phù-Dung:
Này ‘bà’, cho tôi nhờ một tí!
Phù-Dung mở cửa, nhướng mắt nhìn Diễm:
‘Moi’? Cần đấm bóp cho ‘thư giãn’ hả?
Diễm lườm Phù-Dung:
Lúc nào cũng nghĩ … bậy. Có anh sinh viên muốn thuê phòng. Tôi với bà ‘phỏng vấn’ anh ta xem có được không.
Cứ đẹp trai là được!
Cái bà này, người ta nói chuyện đứng đắn mà.
Phù-Dung cười giả lả:
Đùa một tí thôi. Yên chí để ta quay hắn như quay dế.
Diễm chưa kịp trả lời thì đã nghe tiếng chuông. Nàng nháy mắt ra hiệu và đẩy nhẹ Phù-Dung ra phòng khách ngồi chờ.

*

Dũng gật đầu chào Diễm, vừa nói vừa cười:
Nghe tiếng chị trong điện thoại tưởng như … không ngờ chị còn trẻ quá. Chị bằng lòng cho Dũng gọi chị là chị Diễm nhé.
Diễm gật đầu, mỉm cười, chỉ chiếc ghế cạnh Phù-Dung:
Mời anh ngồi. Anh Dũng, Phù-Dung cũng là ‘khách trọ’. Anh và Phù-Dung làm quen với nhau nhé! Để Diễm đi rót nước.
Phù-Dung nhìn Dũng đăm đăm:
Xin lỗi anh nhé, có thể chúng mình sẽ sống chung dưới cùng mái nhà như bạn nên Phù-Dung xin hỏi thẳng, anh Dũng có references không?
Dũng cười nhẹ:
Dũng là ‘con bà Phước’, mồ côi sớm, ở với chú. Năm 91 chú sang Mỹ theo diện HO. Khi đó  Dũng mới 12 tuổi nên được đi theo. Chú Dũng hiện ở cư ngụ trên miền Bắc Cali. Xong trung học Dũng được học bổng theo học UCI, và từ đó tới giờ Dũng vẫn sống quanh đây. Các chị cũng có thể gọi giáo-sư đỡ đầu của Dũng hoặc ông chủ vũ trường R. để check references.
Phù-Dung lặng lẽ lắng nghe và quan sát Dũng. Khuôn mặt Dũng trắng xanh, mái tóc dài phủ kín gáy, miệng lúc nào cũng như mỉm cuời và lâu lâu lại đưa tay sửa lại cặp kính trắng trên sống mũi. Chiếc áo chemise mầu café sữa được bỏ gọn ghẽ trong quần nhưng chiếc quần jean đã quá cũ, đầu gối đã sờn rách và hình như … 10 năm chưa giặt! “Đúng là một nghệ sĩ”, Phù Dung nghĩ thầm, “thoáng nhìn giống như là T.C.S., nhưng tươi vui và hoạt bát hơn nhiều”.
Diễm cũng đã trở lại. Nàng đặt tách nước trà trên bàn trước mặt Dũng:
Mời anh.
Phù-Dung hắng giọng:
Chúng tôi rất cần sự yên tĩnh nên xin hỏi thẳng, anh Dũng có nhiều bạn không, và nhất là có bạn gái chưa?
Dũng bật cười:
Bạn thì Dũng nhiều lắm, nhưng chỉ gặp nhau ở trên trường, hoặc ở một chỗ nào đó chứ không đưa nhau về nhà.
Ngừng một chút Dũng nhìn vào mắt Phù-Dung:
Bạn gái theo đúng nghĩa thì Dũng chưa có. Chắc sau này phải nhờ chị Phù-Dung giúp một tay.
Phù Dung nhướng mắt:
Hả?
Dũng tủm tỉm cười:
Chị có em hoặc cháu nào giới thiệu cho Dũng. Chỉ cần đẹp bằng … một nửa chị thôi!
Phù-Dung đỏ mặt, ngập ngừng:
Dũng … lém lỉnh quá nên con gái họ sợ không giám …
Nàng bỏ lửng câu nói, nâng tách nước trà lên môi, cúi mặt tránh cặp mắt long lanh của người con trai mới quen.  Diễm chen vào:
Anh Dũng có muốn hỏi gì không?
Dủng cười:
Các chị ở một mình có sợ … ma không?
Diễm cười nhẹ:
Hơi sợ. Nhưng bây giờ có Dũng nữa thì không ma nào giám tới.
Dũng reo lên:
Như vậy là chị bằng lòng cho Dũng mướn phòng?
Diễm gật đầu:
Bao giờ Dũng muốn dọn vào?
Dũng nhìn Diễm như biết ơn:
Cám ơn chị, và chị Phù-Dung nữa. Cuối tuần Dũng dọn vào.
Phù-Dung như đã lấy lại bình tĩnh:
Quyền chủ nhà chứ Phù-Dung đâu có … ăn thua gì.
Diễm đùa:
Ăn thua nhiều lắm chứ. Nếu không có Phù-Dung thì chắc gì ‘ai đó’ muốn mướn phòng!
Dũng biết đã đến lúc cáo từ ra về. Diễm tiễn Dũng ra tới cửa, khi quay vào Diễm vẫn thấy Phù-Dung ngồi trầm ngâm ôm chiếc gối trong lòng. Nàng ngồi xuống cạnh Phù-Dung:
‘Thằng bé’ được đấy chứ.
Phù-Dung ngước mắt nhìn, và chợt mỉm cười:
Cũng chẳng ‘bé’ lắm đâu …

*

 
Trích nhật ký của Dũng.
Ngày … tháng … 2006
Thế là mình đã dọn vào nhà nay đưọc mấy tháng rồi. Mấy tháng êm đềm cho mình quên bớt phiền muộn từ ngày Mỹ Phương, người bạn đồng nghiệp mà một thời cũng là người yêu, bỏ mình ra đi.
Chị Diễm thì lúc nào cũng hiền dịu, dễ dàng thông cảm và cũng coi mình như em. Đôi khi còn gọi mình ra ăn chung những khi chị nấu mấy món đặc biệt làm mình cứ suýt xoa, ước gì chị là chị ruột của mình để mình được chị săn sóc suốt đời. Hình như chị có nỗi buồn nên nhiều lúc thấy chị đăm chiêu. Mình không biết nhiều về quá khứ của chị, và cũng không dám tò mò hỏi han.
Tô Phù Dung hơi khó hiểu, hình như chỉ cỡ tuổi mình nhưng mặt coi còn ‘măng sữa’ lắm. Nghe nói hình như là con nhà giầu, lái xe mới láng cóng, nhưng giận ông bố không hiểu được nếp sống mới nên nhất định tự lập, moved-out,  dù rằng bà mẹ khóc hết nước mắt. Mình không hiểu được Dung, có lúc nàng thật dễ thương nhưng có lúc như ‘bà già giết giặc’,  khó tính như ‘bà cô bên chồng’. Nhớ hôm mình mặc short ra khỏi phòng, gặp Phù-Dung trong hành lang, Dung nhướng mắt chỉ tay vô phòng làm mình quê một cục!
Thế nhưng nhiều lúc Phù-Dung cũng dễ thương, ngâm thơ nho nhỏ và cười với mình. Đôi khi còn yêu cầu mình đệm guitar cho Dung và chị Diễm hát nữa. Những lúc ấy mình thấy căn nhà như một gia-đình êm ấm, và  mọi  người thật đáng yêu. Nhớ lại mẩu đối thoại  với Dung hôm qua khi gặp nhau ngoài vườn sau nhà:
Dũng với Phù-Dung có họ đấy Dung biết không?
Xí, họ ‘Hồng Bàng’!
Thật mà, tên hai đứa mình viết không có dấu, giống nhau y chang!
Biết rồi, so what?
Giống cả họ nửa!
Giống ở chỗ nào?
Dung họ ‘Tô’, còn Dũng họ ‘Chén’!
Hả?
Họ Trần nguyên gốc từ bên Tàu. Mình viết là Trần, bính âm của Tàu viết là ‘Chén’. Tô với Chén như vậy chả cùng họ là gì!
Hi hi, Dũng … ba xạo!
Không chịu hả? OK, như vậy thì khác họ, nhưng mà này, “người dưng khác họ, chẳng nọ thì kia …’. Dung nghĩ sao?
Dung nghĩ là Dũng … cà-chớn!
Mình biết đó chỉ là câu chuyện nói đùa nhưng sao nhìn ánh mắt luống cuống và nghe giọng  mắng mỏ dịu dàng mình cũng thấy trong lòng êm ái. Nói thật, một ngày  không thấy ‘bà chằng’ này mình cũng thấy bâng khuâng, thế nhưng biết ra sao ngày sau. Cuộc tình với Mỹ Phương còn để lại dấu ấn trong lòng, và đôi khi mình cũng không biết là mình đã quên hẳn Phương chưa
 

*

 
Buổi sáng nào Dũng cũng thấy người đàn bà còn trẻ đó dìu đúa con tập đi trước nhà hàng xóm sát bên. Chị Diễm nói bà ta tên là Hằng và người chồng tên Biêu. Đứa con trai còn ít tưổi hơn Dũng, không may bị thương trong một tai nạn xe cộ và còn đang trong thời kỳ physical therapy. Dũng không thể nào không chú ý đến người đàn bà đẹp ấy. Không phải chỉ vì sắc đẹp mà còn có cái gì rất là thân quen mà mãi sau này Dũng mới nghĩ ra. Hôm qua khi đang ngồi chơi guitar vơí Phù Dung trong phòng khách, qua khung cửa sổ thoáng thấy Hằng dẫn con ngoài đường Dũng đã ngừng tiếng đàn nhìn ra ight:10px;'>
Dung thấy tim mình đập nhanh trong lồng ngực, liếc nhìn Dũng nói trong hơi thở:
Dũng … ăn gian, sửa lại lời!
Dũng cười:
Dung có muốn Dũng ‘đưa đi đến cuối cuộc đời’ không?
Dung chỉ muốn Dũng đưa Dung về nhà như là Dũng đã hứa là ‘chỉ đi nghe Thu Phương hát thôi’. Nói thì nhớ lấy lời, nghe chưa!
Dũng làm bộ đau khổ:
Thế thì Dung ‘xé nát tim’ Dũng rồi.
Dung không trả lời, nghĩ thầm “Lại bắt đầu ‘ca cải lương’. Cứ làm như thật ấy”.
Xe ngừng trước nhà, Dung thở phào, nhìn Dũng:
Cám ơn Dũng nhé. Hôm nay Dũng … ngoan ghê!
Dũng phì cười:
Ngoan thế có được thưởng cái gì không?
Dung chỉ nhìn Dũng cuời bằng mắt. Phòng Diễm vẫn còn ánh đèn. Dung nói khẽ “Good night Dũng”, và trước khi Dũng kịp trả lời Dung chạy vụt lên lầu, gõ cửa phòng Diễm:
Chị Diễm ơi, đỡ nhức đầu chưa?
Diễm mở cửa, nhìn Dung mỉm cười:
Đỡ rồi! Sao về sớm thế. Không đi ăn phở Nguyễn Huệ hay uống café với ‘thằng bé’ sao!
Dung cười xoà:
Không, nhưng ‘người ta’ đòi đưa em đi đến cuối cuộc đời đó. Chị xem có xạo không. Đúng là Dũng Cà Chua! Chị ngủ đi, Dung cũng đi ngủ đây.
Dung dón rén xuống lầu, qua cửa phòng Dũng Dung đi chậm lại nghĩ thầm “Nếu Dũng mở cửa, ừ nếu Dũng mở cửa thì mình …, thì mình …”.
Trong phòng Dũng vẫn đứng tần ngần, nghe tiếng chân bước nhẹ, đã định đưa tay mờ cửa nhưng rồi chỉ cúi đầu lắng nghe bước chân xa dần, tặc lưởi nói thầm:
 

*

 
Thư Dũng gửi về nhà.
Thưa chú,
Christmas này cháu đã không về thăm chú thím như mọi năm tại vì phòng trà nơi cháu làm việc có chương trình đặc biệt, cháu không thể nào xin nghỉ đêm chúa giáng sinh. Cháu lúc nào cũng nhớ tới chú thím, nhớ các em và không khí gia đình êm ấm.
Có lẽ cháu chưa bao giờ nói nhưng chú biết rằng cháu yêu quí chú không khác gì ba cháu khi xưa. Ngày ba cháu mất, cháu ngồi khóc sau hè, chú đến ngồi gần, không nói một lời, chỉ kéo đầu cháu tựa lên bờ vai chú. Từ ngày đó bờ vai chú là nơi cho cháu nương tựa cho đến lúc cháu thành người. Christmas không về được nhưng tết này cháu sẽ về lạy bàn thờ tổ tiên và thắp nhang cho ba mẹ cháu.
Cháu biết là chú rất mong nhưng cháu vẫn chưa xong luận án để làm ‘ông tiến sĩ’ đầu tiên của chi họ Trần-Đình! Không phải cháu lười biếng gì nhưng sự khác biệt tư tưởng giữa cháu và giáo sư đỡ đầu luận án càng ngày càng trầm trọng!  Có lẽ cháu phải tìm một giáo sư khác và bắt đầu lại từ đầu. Xin chú đừng buồn, trước sau gì rồi cháu cũng hoàn thành tâm nguyện của ba mẹ cháu.
Cháu mới dọn nhà, địa chỉ ngoài phong bì thư này. Nơi đây gần trường UCI và cũng gần phòng trà nơi cháu chơi nhạc ban đêm nên rất tiện, nhưng điều thú vị nhất là tại nơi đó cháu gặp một cô gái rất dễ thương. Cô ta là con gái nhà giàu, nhưng bỏ ra ngoài thuê phòng sống tự lập, sau khi tốt nghiệp văn chương Mỹ tại đại học Columbia vì Tô Phù Dung, tên cô gái, không muốn giúp việc cho công ty địa ốc của gia-đình như bố mẹ nàng yêu cầu. Hiện nay Dung làm free lance writer cho tờ báo O.C. Register và theo đuổi mộng văn-chương. Dung viết chuyện ngắn và làm thơ, và bạn bè khen Dung là thơ nàng càng ngày càng ‘xanh mướt’ từ khi chúng cháu quen nhau. 
Thực ra thì cháu không biết mình nghĩ sao. Tình yêu thì có lẽ vừa chớm nở, nhưng chuyện lứa đôi thì có lẽ còn xa vời vì cháu còn quá nhiều băn khoăn về đời sống và thân phận. Phù-Dung cũng ‘đồng bóng’ lắm. Có lúc thật dịu dàng dễ thương nhưng nhiều lúc bất cần đời như một triết gia! Đôi khì còn ‘mắng mỏ’ cháu vì cái tật ăn nói ‘cà chớn’, áo quần bê bối, cứ y như là thím ‘cằn nhằn’ chú mỗi lần chú đi giầy vào nhà hay cởi vớ vứt vào góc phòng! Nói thế thôi chứ mấy hôm nay không thấy Dung ‘mắng mỏ’ gì cháu lại đâm nhớ! Cháu nghĩ rằng bề ngoài coi vậy nhưng cả hai đưa đều rất là chân thật và coi trọng lẫn nhau, và hy vọng rằng ít ra chúng cháu cũng có một tình bạn thắm thiết.
Tuần trước em Bá có email cho cháu khoe là năm tới em sẽ được theo chú thím về thăm quê nhà. Mười mấy năm rồi chú nhỉ, cháu cũng ước ao sẽ có một lần về thăm mộ bố mẹ cháu, nhìn lại căn nhà xưa, trường cũ, tìm gặp bạn bè thời thơ ấu và ra thăm Hà-Nội, nơi quê cha đất tổ mà cháu chưa bao giờ được thấy một lần. Xin chúc chú thím và em Bá những ngày vui ở quê nhà.
Vài hàng thăm chú và các em. Cháu không viết thường nhưng chú biết là cháu bao giờ cũng thiết tha với họ hàng thân quyến. Xin chú thím bảo trọng.
Cháu Dũng, thằng bụi đời.