Đúng 6 giờ tối hôm đó. Tôi, xếp cùng mấy đồng nghiệp lên taxi ra nhà hàng Viễn Đông dùng cơm tối. Đây là một nhà hàng khá lớn có cả chương trình ca múa nhạc dân tộc phục vụ cho khách nước ngoài yêu thích nền văn hóa cổ truyền Việt Nam. Anh Hưng tôi cũng là ca sĩ hát trong đoàn này. Chúng tôi chọn bàn gần ngay nơi sân khấu, để nhìn cho rõ. Đến lúc nhạc bắt đầu trỗi dậy, tôi mới thấy là mình dại. Càng ngồi gần sân khấu tiếng nhạc càng lớn làm đinh tai nhức óc.Thức ăn được mang lên khá nhanh, trông món nào cũng hấp dẫn. Tôi háu đói nhưng vẫn phải từ tốn để chứng tỏ ta đây là người lịch sự. Bên trên đàn hát, múa may quay cuống, bên duới tụi tôi đánh chén..ì xèo.Anh Hưng tôi vẫn mặc bộ đồ cũ, ôm cây đàn ghitar điện và hát bản "Chiếc Khăn Piêu". Bài này tôi đã được nghe anh hát cách đây vài năm khi lần đầu tiên ra thăm Nha Trang. Hồi đó tôi không có địa chỉ chính xác, nên không tìm được anh.Bữa tiệc kết thúc trong khi nhạc vẫn còn tiếp diễn. Chúng tôi tính tiền rồi ra về lại khách sạn mình cư ngụ. Xếp tôi bảo ông muốn về nghỉ ngơi sớm để mai còn đi lặn. Tôi biết lặn dưới nước cả ngày chắc ông mệt đứ đừ rồi.Tôi về đến phòng mình, mở cửa nhưng không thấy chị vân Giang đâu cả. Chỉ thấy tấm giấy viết vội để trên bàn vài hàng chữ "Hân ơi! Chị và anh D đi ăn cơm tối. Viết vài hàng để em rõ"Tôi cởi giầy, tháo sợi giây nịt lưng ném lên ghế và nằm lên giường bật ti vi coi, chờ chị Vân Giang về. Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau điện thoại réo om xòm, tôi nhấc máy trả lời. Đầu giây bên kia anh Hưng bảo đang chờ tôi ở ngoài phòng khách, ra đó ngay anh mới đi uống cà phê. Tôi tụt vội xuống giường, xỏ đôi giầy và sửa quần áo lại cho phẳng phiu, đang cột lại sợi dây giầy thì anh D và chị Vân Giang về tới. Thấy tôi chị Vân Giang hỏi:- Ủa em tính đi đâu vậy?- Đi uống cà phê, anh Hưng đang chờ ngoài kia. Chị đi không?- Đi thì đi, mình đi chung luôn anh D.Thế là cả ba chúng tôi cùng kéo nhau ra ngoài phòng khách, nơi anh Hưng đang ngồi đợi. Tụi tôi cùng đi hát karaoke đến 12 giờ khuya mới về. Lúc này tôi mới biết anh D đã chuyển đến khách sạn chúng tôi ở thuê phòng. Tôi nhìn anh lăm lăm…thầm nghĩ: "Đúng là sức mạnh của tình yêu có khác! Anh chàng dám bỏ rớt đám đàn em bên kia để qua đây với mình. Khiếp thật!.".Cả ngày hôm sau anh chàng cứ bám riết lấy tôi và chị Vân Giang, tình nguyện đưa tụi tôi đi đây đó. Tối hôm đấy sau bữa cơm tối chị Vân Giang trở về phòng trước, để cho tôi và anh được tự nhiên. Anh mời tôi đi nhẩy đầm. Tôi gãi đầu gãi tai…vì nhẩy đầm thì tôi không thích cho lắm, vũ trường tối thui lại nhạc đập ình ình, tôi chịu không nổi. Nhưng không đi nhẩy đầm thì cũng chẳng biết đi đâu, đành gật đầu đi đại.Anh nắm tay tôi lò dò theo người bồi dẫn đến một cái bàn còn trống. Phòng tối quá tôi chả nhìn thấy gì, mãi một lúc sau quen mắt mới thấy những bóng người lờ mờ xung quanh. Tôi ngồi im lặng bên anh nhìn lên sân khấu. Đến một bản sì lô anh ghé sát tai tôi nói nhỏ:- Anh dìu em đi bản này nghe?Và rồi anh dợm đứng lên, nhưng tôi lại kéo anh ngồi xuống bảo:- Thôi đừng nhẩy nữa anh. Ngồi đây được rồi.- Em ngại hả?- Không. Em chỉ muốn ngồi bên anh thôi.Anh nắm tay tôi kéo sát vào mình, vuốt nhẹ mái tóc tôi. Tôi dựa vào anh lắng nghe từng nhịp tim đang đập thình thình trong lồng ngực. Không phải là tôi sợ để anh ôm mình nhẩy si lô mùi mà… vì… tôi không biết phải để cái bóp của mình ở đâu. Vũ trường tối thui, hai đứa ôm nhau nhẩy mùi mẫn lỡ có đứa nào gian tà ôm cái bóp của tôi lỉnh mất thì khốn. Tiền bạc, giấy tờ tùy thân tôi đều để trong đấy hết, bỏ lại tại bàn thì sợ mất, không lẽ ôm anh nhẩy mà lại kè kè cái bóp bên cạnh thì kỳ cục quá nên tôi đánh bài lờ…Cái bóp này đối với tôi có nhiều kỷ niệm vui buồn, tiền bạc bên trong thì không đáng bao nhiêu nhưng cái bóp thì giá trị tới 1600 đô la Mỹ lận. Nó được một vị thương gia người Hồng Kông mua tặng cho hồi hơn năm về trước. Ông ta cũng đã từng bị hớp hồn vì tà áo dài phất phơ bay trong gió của tôi, và khi trở lại Việt Nam lần thứ hai ông mua tặng tôi món quà làm kỷ niệm. Cái bóp da mầu đen nhìn cũng bình thường có hai chữ C lồng ngược với nhau, quai cũng bằng da mầu đen và bên cạnh phía tay phải có một cục tua rua rủ xuống. Lúc đầu tôi đoán trị giá cái bóp chừng 100 $ là cùng, ông cười cho tôi đoán lại. Suy nghĩ một hồi, tôi rút xuống còn 50$. Ông cười, ký đầu đầu tôi và bảo ông mua tại Hồng Kông 13000 tiền bản địa, đổi ra tiền Mỹ vào khoảng 1600 $. Tôi hiếng tai lắng nghe chẳng biết ông nói thật hay nói giỡn, chắc ông phóng đại, làm gì mà mắc thế! Quả là tôi không thể tưởng tượng nổi một cái bóp xách tay mà mắc tới 1600 $. Tôi lè lưỡi lắc đầu nói với ông: "Vậy thì mai mốt tôi bị bệnh, tôi sẽ cắt một cái tua ở chỗ này, đem đốt tán thành than làm thuốc tể chữa bách bệnh…". Ông cười khà khà vì những lời nói bông đùa của tôi. Mấy đứa trong chỗ tôi làm nhìn thấy tôi mang cái bóp dễ thương cứ hỏi chị mua ở đâu, khi nghe tôi nói về giá tiền của nó tụi nó trề môi bảo tôi "nổ" và đặt luôn cho tôi cái tên bà " Ngàn sáu", làm tôi tức điên cả lên. Thế nhưng cái bóp ấy dù mắc tiền đến ngàn sáu nhưng tôi chỉ xài được có hơn năm là đã bị nổ hết cả lớp da trên bề mặt, tôi dốt quá đem bóp giặt bằng nước lạnh với xà bông làm hư nó luôn. Sau này qua Nhật, tôi mới biết đích thực giá trị của nó, bóp hiệu Chanel ấy mắc tiền thật.Tôi vẫn ngồi im lặng bên anh nhìn những cặp dìu nhau trên sàn nhẩy. Tuy là ngày tết nhưng vũ trường không đông khách mấy. Chán nản, tôi rủ anh đi về.Anh vẫn chở tôi trên chiếc xe dream mầu nho tím, tay lái anh nay có vẻ vững hơn hôm trước. Anh cho xe chạy dọc qua bãi biển rủ tôi xuống đó chơi, nhưng tôi không chịu. Tôi nói với anh ra bãi biển về đêm nguy hiểm, tôi không muốn gặp bất chắc, với lại về nhà nói chuyện có chị Vân Giang vui hơn. Bụng anh chứa cả một pho truyện cười dài bất tận…anh kể cho tôi và chị Vân Giang nghe hoài không biết chán, anh kể chuyện còn tụi tôi thì cứ ôm bụng cười ngặt nghẽo. Hồi trẻ anh sống chung với gia đình ở nha Trang, những lần ôn thi tốt nghiệp anh thường bị bà nội ngồi canh me không cho đi chơi, mặc dù bà đã bị mù cả hai mắt nhưng rất thính,hễ anh nhúc nhích là bà đều biết, lại cất tiếng hỏi "Cháu lại định bỏ trốn đi chơi phải không? học đi cháu, không học sau này lấy gì mà ăn?" rồi thì bà cất giọng đọc lên một đoạn thơ " Đời người cưỡi ngựa xem hoa, đời mình hốt cứt cũng qua một đời…đấy cháu ạ". Bà nội anh là người Bắc nên động một tí là bà lại mang thơ ra ví von. Bà hay so sánh anh với những người khác…bằng câu thơ:" Tấm gương tài liếp không soi, soi nồi nước đái cho lòi mắt ra..". Tụi tôi nghe anh kể khoái chí quá cứ cười mãi không dứt. Anh vẫn đều đều kể tiếp: hồi anh mới biết yêu, lần đầu tiên dẫn bạn gái về nhà ra mắt. Bà nội mời cô gái bạn của anh ở lại dùng cơm với gia đình: " Mấy khi cô mới đến nhà chơi, thôi ở lại dùng bữa với gia đình, nhà mới mua được vài cân thịt chó, nấu dựa mận ngon lắm cô ạ!" Anh quê dễ sợ luôn, lần sau không dám mời ai tới nhà.Chúng tôi còn ở lại Nha Trang thêm hai ngày nữa và trở về Sài Gòn cũng chung một chuyến tàu mà chúng tôi gọi là "chuyến tàu bão táp"…cãi nhau loạn xì ngầu vì chuyện vé khứ hồi. Tại Sài Gòn bàn vé khứ hồi nhưng ở ga Nha Trang nhân viên ga bán vé chui búa xua nên trùng vé rất nhiều. Nha Trang đổi thừa tại ga Sài Gòn bán mà không thông báo, họ không biết. Thế là hành khách mạnh ai lên trước thì có chỗ ngồi còn ai lên sau mà trúng vé thì ráng chịu khó kiếm chỗ ngồi tạm. Ai không có chỗ thì ngồi theo đúng vé đã mua thì về Sài gòn được thanh toán tiền lại. Thật đúng là dở khóc dở cười. Chắc chỉ có ở Việt nam mới có trường hợp như vậy. Thế rồi thì đằng nào cũng về La Mã. Sáng hôm sau tụi tôi có mặt tại Sài Gòn. Chia tay nhau ở ga tàu, mạnh ai về nhà nấy. Tôi còn được nghỉ nốt ngày hôm nay, mai mới bắt đầu chính thức đi làm.Ra tết, Sài Gòn nóng như thiêu như đốt. Căn nhà tôi chỉ khóa cửa đi có mấy ngày mà trông cứ như căn nhà hoang. Các cháu tôi gửi lên trên nhà em gái ở tạm vài bữa, chị người làm được cho về quê ăn tết mãi qua mùng mới vào. Cành mai vàng cắm trong lọ đã khô nước héo queo, hoa rụng đầy nhà. Tôi phải ra tay quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ.Chiều hôm đấy, anh gọi điện thoại cho tôi hẹn sẽ xuống nhà chơi. Và anh xuống thật, anh cưỡi chiếc Chaly nhỏ xíu trông chả cân xứng với dáng người, chiếc xe lâu lâu lại dở quẻ chết máy giữa đường làm anh đạp gần chết.Chúng tôi đã có những ngày tháng êm đềm bên nhau, mặc dù thời gian quá ngắn ngủi. Anh đến với tôi bất ngờ…và lại ra đi một cách bất ngờ. Những ngày vắng anh tôi cảm thấy buồn vô hạn, không còn tiếng cười, không còn được nghe những lời thì thầm dịu ngọt bên tai tôi bỗng thấy nhớ anh da diết. Nỗi nhớ cuống cuồng làm tôi thẫn thờ ngơ ngẩn. Tôi tình từng ngày đếm từng phút…nhưng vẫn biệt tin anh. Hằng đêm tối cứ phải cắn chặt hàm răng để không bật lên tiếng khóc, mặc cho nước mắt trào ra mặn chát…thấm đẫm cả gối nằm. Buồn. Thất vọng… Tôi tự an ủi mình "Tôi sẽ quên anh".Hai tuần lễ sau bất ngờ tôi nhận được thư của anh, đây là lá thư đầu tiên anh viết cho tôi và cũng là lá thư cuối cùng. Nhận được thư tôi mừng như chết đi sống lại liền hồi âm cho anh theo địa chỉ anh viết. Khoảng hơn tuần sau vào lúc 9 giờ tối anh gọi điện thoại về cho tôi, để cho tôi thêm niềm hy vọng…Nhưng rồi thời gian cứ thế trôi đi, tôi không còn nhận được tin tức gì của anh nữa, và niềm hy vọng cứ dần dần tắt ngúm ở trong tôi.Hè đến, Thu sang Đông lại về, mà tin tức của anh thì vẫn cứ biền biệt… Với tôi anh chỉ còn là một kỷ niệm, Tình yêu như một giấc mơ tuyệt đẹp mà khi tỉnh dậy vẫn còn thấy nuối tiếc khôn nguôi. Tuy nhiên tôi không phải là một cô gái yếu đuối dễ chết gục vì một cuộc tình vớ vẩn nào đó. Cho dù có nhớ có thương có…thì tôi vẫn phải sống, vẫn phải đi làm và vẫn phải nở nụ cười cho đời thêm tươi đẹp.Một năm sau anh bất ngờ quay trở lại thăm tôi. Anh có vẻ già đi nhiều nhưng tình cảm dành cho tôi vẫn nồng ấm như xưa. Anh cố phân trần với tôi đủ điều này nọ. Tôi im lặng, vui vẻ đi bên cạnh anh như ngày nào nhưng không còn mơ ước hão huyền nữa. Tôi cần một người đàn ông có đủ can đảm dang rộng vòng tay che trở cho tôi chứ không cần thứ đàn ông nhu nhược yếu đuối. Tôi vẫn nhớ mãi anh và những lời anh nói "Anh không biết trước được điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Nhưng anh mong rằng em hãy hứa với anh một điều, đừng bao giờ bỏ lỡ bất cứ cơ hội trong cuộc đời nghe em!" Tôi ngước lên nhìn thẳng vào trong mắt anh và rồi lại nhìn ra hướng khác. Tôi hiểu những điều anh nói và tôi tin anh nói thật lòng. "Tôi sẽ quên anh! ".Bao nhiêu năm qua rồi, anh đã bước ra khỏi cuộc đời của tôi. Thế mà bỗng nhiên hôm nay vì lá thư "chết tiệt" này lại khiến tôi nhớ anh da diết… Tôi bảo rằng quên anh nhưng hình như tôi vẫn dấu anh đâu đó trong trái tim bé nhỏ của mình. Tôi bỗng ước được gặp lại anh…dù chẳng biết gặp anh để làm gì (?) Có thể chỉ là một lời chào hỏi, hay là mời nhau một tách cà phê. Cuộc đời có nhiều cái thật trớ trêu mà tôi không hiểu nổi. Bỗng nhiên, tôi nghe văng vẳng tiếng hát ở đâu vọng lại: "Ngày về bên nhau có anh người ơi.Ngày về ta xây hạnh phúc tuyệt vời.Và dòng sông đó, nơi em hằng ước mơ.Kỷ niệm ngày thơ cho em một trời thương nhớ.Ngày về bên nhau có anh người ơi.Ngày về yêu thương như mây cuối trời.Này người yêu hỡi, nếu anh tìm đến tôi.Thì đành quên thôi dĩ vãng dấu yêu xa rồi!". Tôi thở dài rồi tự nói một mình: "Thôi…việc qua lâu rồi hãy để nó qua luôn đi. Nhớ lại cũng chẳng được ích lợi gì". xếp tờ thư cũ nhét vào bao và quẳng nó sang bên cạnh. Kiếm được tấm giấy khai sinh của thằng nhỏ, tôi đẩy hộp giấy tờ vào sâu trong góc tủ rồi đi xuống nhà.Chị Vân Giang đã viết bài xong, đang nằm xem lại vở "Tấm Cám". Thằng con tôi vẫn chơi game súng bắn đùng đùng..chéo chéo… Tuy vậy thỉnh thoảng mắt vẫn liếc sang bên cạnh và miệng thì cười khích khích khi nghé lóm được một câu khôi hài trong vở kịch. Trên màn hình, tiếng đối đáp qua lại giữa cô MC và thí sinh đang ì xèo náo nhiệt. Và đây cũng là gần đoạn chót của vở kịch:- Xin mời thí sinh tiếp theo, chị Trương Thị Dấm, giám đốc công ty sắp hết hạn- Dạ có em đây, có Dấm đây… Dạ công ty vẫn còn có hạn đấy bác ạ. Em chào bác em chào ban bánh khảo.Tôi bật cười ha ha ha…ban giáo khảo mà mụ ta gọi là ban bánh khảo- Chào cô.- Ấy chết.- Chào bác.- Nhầm rồi.- Chào bà.- Khổ quá!- Dạ cháu chào cụ ạ- Ôi chết.- Thưa cụ xin cụ cho biết rõ tuổi thật của cụ ạ.- Thế sao bảo đàn bà con gái tuổi từ 18 đến 70 tới để thử hài.- Dạ đúng là như vậy ạ, nhưng xin cụ cho biết rõ tuổi thật.- Thôi chết, bỏ mẹ rồi, khốn nạn rồi. Dạ báo cáo bác, nói chung…có thể.- Vậy cụ chưa đến bẩy mươi.- Dạ… báo cáo bác em nay vừa tròn sáu sọi, nhưng bác yên tâm đi, khối đứa còn "vét đĩa" hơn em, mà nay đoạt hoa hậu áo dài, mai đoạt hoa khôi áo tắm, nghĩ lại em thấy mình còn tươm lắm. Bác thấy em có ổn không? (vét đĩa có ý chỉ những người ăn xin vào húp đồ thừa )- Tôi thấy cụ ổn lắm ạ.- Ấy vậy mà cái lũ trai già ở làng em, chúng cứdiễu em…chúng gọi em thì là… nữ hoàng Ê Ly da cóc.- Thưa cụ Trương Thị Dấm.- Ấy chết bác ơi, em đổi tên rồi, bác cứ gọi em là Trương Huyền Thanh Nữ A Xít Thị Dương Xuân.- Sao lại là a xít?- Khổ quá! Thế dấm với a xít không phải là một à?Cả ba tụi tôi lại cười rồ lên, Chị Vân Giang nhại lại dấm với axit mới sợ chứ. Tiếng cô MC vẫn tiếp tục:- Thế cụ có năng khiếu gì không?- Dạ có ạ, bởi không khí gia đình bất hòa nên em đã học võ vẽ được vài đường quyền, để em đi vài đường cho bác duyệt- vâng, mời cụ.Bà cụ giơ chân giơ tay múa loạn xì ngầu, miệng thì gầm gừ ư…hự…làm cô MC phải hết lên:- Dừng chân, múa loạn xị cả lên. Mũi cụ bị làm sao mà tôi thấy cụ cứ lấy tay che mãi thế?- Ấy chết không phải đâu bác ạ, chẳng qua mũi của em bị chó cắn.- Sao? chó nó cắn vào mũi cụ?- Ấy chết, bác ơi, để em tiết lộ cho bác cái tin này,con mụ hàng xóm nhà em ngang nhiên đưa tình nhân về nhà nhân lúc chồng đi vắng.- Liều thế cơ à?- Vâng, thế là em tò mò em mới vạch hàng rào nhìn sang, vừa lúc ấy thì con chó beg-dê nó đợp cho em một miếng- Sao, cụ bị chó đợp vào mũi à.- Vâng. Đau quá em mới sủa ầm lên.- Cụ biết sủa giống chó.- Ấy bác không biết tài của em. Em… sủa nghe còn hay hơn cả chó.Hình như biết bị lỡ lời, bà cụ dưa tay lên che miệng len lén nhìn cô gái trẻ, tiếp tục:- Bác ơi con mụ ấy tệ lắm, không bắt đền nó lại còn bảo cho chết, đáng đời cái đứa hay chõ mõm vào việc của người khác. Bác bảo thế có nhục có uất cho em không hả…- Thế bây giờ cái lỗ mũi của cụ sao rồi?- Ối giời ơi, em báo tin mừng cho bác biết, nó khỏi rồi, thở vô tư rồi, bình an vô sự rồi. Nhưng em cũng xin thưa với bác rằng cái con chó cắn em… vừa mới lăn đùng ra sùi bọt mép lên cơn điên rồi đấy!- Bà này sắp điên rồi.Tôi, chị Vân Giang và luôn thằng nhỏ lăn đùng ra cười nghiêng ngả. Tiếng đối đáp vẫn vang bên tai:- Để tránh nỗi bất hòa trong gia đình cụ đã xử như thế nào ạ?- Ối giời bác ơi…nó là đồ lưu manh, là thằng lừa đảo, nó lừa em nó dụ dỗ em, nó rủ rê em, trước đây nó hứa nó cưới em về nó giao cho em tay hòm chìa khóa, em cứ tưởng là được quản lý tiền nong,- đúng- Tài sản, của cải vàng bạc nhà nó- Đúng.- Ứ..hự…h ự…Ai ngờ về nó giao cho em mỗi cái chìa khóa nhà vệ sinh.- Hả (!)- Chờ mỗi lần trong nhà có ai đi thì mở.- Ơ kìa…- Chờ đi xong thì khóa chặt lại kẻo hàng xóm sang đi bậy. Thế có nhục có uất cho em không cơ chứ…Ôi nhục quá bố mẹ ơi! ba má ơi… bà nội ơi!Bing pong…tiếng chuông cửa vang lên báo hiệu nhà có khách, tôi uể oải đứng dậy ra mở cửa trong miệng còn lẩm bẩm: "Đang hay thì tự nhiên lại có khách. Ai không biết!". Tôi đứng bên trong ghé mắt nhìn vào cái lỗ tròn nhỏ xíu trên cánh cửa ra ngoài xem là ai đang gõ cửa nhà tôi. Từ lỗ nhỏ đó tôi nhìn thấy cô chủ nhà cũ ngày xưa, định bụng không tiếp, nhưng rồi nghĩ lại tôi mở cửa ra và đon đả mời cô vào nhà.Cô Út năm nay đã ngoài năm chục tuổi nhưng trông cô vẫn còn khá hấp dẫn, với cái tướng sang trọng và gương mặt dễ nhìn. Cô sanh được ba đứa con gái, đứa út nay đã 16 tuổi, cao ráo xinh đẹp trông cứ như người mẫu thời trang. Cuộc đời của cô cũng khá gian truân vất vả. Chú Út suốt ngày nhậu nhẹt bê tha, chú không uống rượu thì hiền như cục đất, nhưng khi có rượu vào thì ôi thôi…ông quậy banh làng xóm, đánh lộn ì xèo, và rất nhiều lần ông bị hốt lên ngủ trên công an phường.Ngày đầu tiên tôi dọn về mướn một phòng ở nhà ông, ông bưng nguyên thùng bia vào nhà tôi đòi ăn mừng tân gia chung, nhưng vì gia đình tôi toàn là đàn bà con gái không ai biết uống bia nên ông giận, bảo khi dễ ông và ông bưng bia về nhà nhậu một mình. Vừa nhậu, vừa hát karaoke cho tới hơn 3 giờ sáng, thấm mệt ông mới chịu đi ngủ. Và từ đấy cứ lâu lâu, ông lại nhậu và hát karaoke để khủng bố tinh thần mọi người trong gia đình tôi, giọng hát nhừa nhựa hơi rượu thỉnh thoảng lại ré lên làm mấy con chó giật mình sủa um trời đất. Tôi cứ nhớ mãi mỗi lần ông xỉn là ông lại hát bài nhạc có đoạn: "Nhưng không chết người trai khói lửa, mà chết người gái nhỏ hậu phương…" Rồi ông gào lớn trong mircophone: "Chết con đĩ mẹ mày…Mỹ Linh ơi…! Anh yêu em…" - Mỹ Linh đây là vợ của ông, cô Út đang đứng trước mặt tôi bây giờ. - Tôi bực mình vì không ngủ được nhưng nghe ông hát vậy cũng phải bật cười, thằng con tôi thì thầm bên tai: " Mẹ ơi ông ngoại hát giống khủng long quá à ". Tôi phải bịt miệng con lại sợ ông nghe được lại giận, Sao trên đời có nhiều người rượu vô rồi khùng dễ sợ, ngay ngày đầu tiên tôi đã biết mình mướn lộn nhà rồi, nhưng vì đặt cọc cho ông một số tiền khá lớn, nên muốn rút về ông cũng chẳng có để mà trả lại cho mình. Tôi đành phải chịu cay nuốt đắng tiếp tục sống ở nhà ông tới hơn sáu năm trời mới dứt ra được.Chú Út cao lớn nhưng có gương mặt "gà mái", tôi không ưa mấy, thứ người này chỉ biết lợi dụng và hơi bần tiện. Đàn ông như vậy coi như đồ bỏ. Cô Út thì dễ thương hơn nhưng lại có cái tật xài sang, nghèo, nhưng cô xài sang, sang như cái tướng của cô nên lúc nào cô cũng nhẵn túi. Cô lại mê đi du lịch, chùa chiền, hễ có ai rủ cô đi Chùa, đi lễ, hay đi chơi xa…Dù không có tiền cô cũng ráng vay mượn cho bằng được để đi chơi, và rồi khi về còn mua quà cáp cho người này người kia lấy thảo. Nợ như "chúa chổm" nhưng trong tủ lạnh nhà cô lúc nào cũng đầy thứ ngon vật lạ cho các con cô ăn thoải mái…Cô từng bảo với mấy người hàng xóm rằng "Tuy em nghèo nhưng con cái em chưa để chúng khổ bao giờ". Tôi không thích cách sống của cô cho mấy. Trong đời, tôi sợ nhất là đi mượn nợ người khác, những lúc túng bấn, cũng có vài lần tôi đi mượn nợ. Thế nhưng hình như chẳng ai cho tôi mượn mà họ còn nói những lời nặng nhẹ khiến tôi không dám ngẩng mặt lên. Cô Út vẫn thường hay mượn tiền tôi, có khi món tiền vài năm mới trả được, có khi thì tôi cho luôn.Lần nào tôi về Việt Nam cô cũng ghé thăm, và ở lại tâm sự với tôi rất lâu. Cô cũng có người em ruột bên Mỹ vẫn thường chi viện cho cô hàng năm. Nhưng tiền vào tay cô cứ như "gió vào nhà trống" chỉ một loáng là hết sạch. Tôi cũng rất muốn giúp cô nhưng chưa biết giúp bằng cách nào, nếu giúp tiền mặt thì bảo đảm chỉ vài ngày là cô lại sạch vốn vì cái thói ăn xài sang trọng của mình. Vả lại cô đang còn thiếu nợ nhiều quá, giúp cô trả nợ thì tôi không đủ khả năng. Nên lần nào cô đến tôi cũng phải móc bóp dúi cho cô ít tiền về trả nợ nóng trước, còn thì tự cô xoay xở sau.Tôi mời cô ngồi xuống ghế sa lông ngay phòng khách, và đi xuống bếp rót cho cô ly nước lạnh.Cô Út lúc xưa để tóc dài và thường bới cao lên coi thật đẹp. Hôm nay cô cắt đầu ngắn, tóc lòa xòa trước mặt, dính bệt mồ hôi. Cô đưa tay vuốt gọn lên hai mang tai. Ngồi nói chuyện với cô một hồi, tôi đứng dậy đi vào trong phòng mở tủ lấy cái bóp ra. Thấy vậy chị Vân Giang hỏi:- Ai vậy em?- Cô Út chủ nhà cũ đó mà.Nói rồi, tôi lại bước trở ra bên ngoài, nơi cô Út đang ngồi chờ.Sau khi cô Út đi về, tôi cầm ly nước uống dở đi thẳng xuống bếp. Chị Vân Giang không còn xem ti vi nữa mà đang ngồi lặt rau cùng với em dâu tôi. Thấy tôi, chị lại hỏi:- Bả tới làm gì vậy?- Bả tới thăm em.- Thăm bóp tiền mày, chứ bả thăm gì mày.Tôi cười miệng méo xệch:- Biết rồi mà còn hỏi.- Cứ móc, cứ xỉa hoài, thân mày như con cò đó nghe em.- Vậy mà nghèo đó chị.Em dâu tôi vốn ít nói, nay cũng lên tiếng;- Chị về, người quen tới thăm tấp nập, chớ chị đi rồi, nhà này vắng ngoe à, cả năm cả tháng không ai tới hết á…- Tới thăm nó mới có tiền. Tới thăm chúng mày làm gì cho mất thời gian. Vậy mà cũng nói.- Đúng rồi đó bác Vân Giang.- Lại là con nữa. Sao ưa có cái tật nói leo…Tôi trợn mắt lên với thằng nhỏ. Tôi ghét con nít mà ưa chõ miệng vào chuyện của người lớn. Thằng nhỏ xà đến ôm ngang lưng mẹ, nhõng nhẽo;- Mẹ ơi…con đói rồi, mẹ mua cái gì cho con ăn đi.- Tới giờ cơm rồi, chờ ăn cơm luôn con, dưới đó còn gì nữa đâu mà ăn.Đưa tay vuốt nhẹ lên đầu thằng nhóc, tôi nhỏ nhẹ;- Chiều mẹ đưa con đi cắt tóc nghen. Sao để cái đầu kỳ quá.- Dạ.Cơm nước xong, tôi trở lên phòng mình mở máy điện toán vào trong Thư Viện đọc bài, lướt qua một lượt các phòng tôi mới lần xuống dưới tìm mục nghị luận chính trị, mở ra đọc xem chị Vân Giang viết gì trong đó. Úi chà..! Bà này viết dài khiếp cũng dí dỏm ra trò. Còn tên kia thì hỡi ơi…chỉ được cái chửi bậy là giỏi, còn thì không nói lại được một câu cho ra hồn. Tôi bồi thêm cho một bài rồi tắt máy. Chán, chả muốn đọc gì nữa.Tôi bảo chị Vân Giang ở nhà nghỉ ngơi. Tôi dẫn con đi cắt tóc và nhân tiện cắt luôn tóc cho mình.Tiệm cắt tóc "Thời Trang Trẻ" nằm ở đường Lê Thánh Tôn gần chợ Bến Thành. Tiệm này thỉnh thoảng tôi hay ra cắt tóc mỗi khi có dịp về nên mấy đứa trong tiệm đều quen mặt. Thấy tôi, tụi nó rối rít chào hỏi. Hai mẹ con tôi mỗi người chiếm một ghế, con tôi cắt tóc, còn tôi thì gội đầu rồi mới cắt sau.Khi tôi từ trong phòng gội bước ra, đầu thằng nhỏ đã được cắt xong, cu cậu đang ngắm mình trong gương, nghiêng qua nghiêng lại. Thấy tôi nó cười toe toét hỏi:- Đầu con đẹp không mẹ?- Đẹp. Con ngồi đó chờ mẹ cắt xong tóc rồi về- Ủa…mẹ quên hả?- Quên gì?- Nhà…s.. ách…!- Ừ, chút đi.Mái tóc của tôi đang được cô nhân viên lấy khăn lau cho se lại. Người thợ chính đến bên cạnh nâng mái tóc tôi lên hỏi:- Chị cắt kiểu gì chị?- Kiểu cũ, cưng cắt ngắn lên cho chị một chút xíu thôi, cỡ chừng 5 phân là được rồi.- Dạ. Chị yên tâm, em sẽ cắt cho chị cái đầu đẹp mỹ mãn.Nhanh như cắt, bàn tay cậu ta đưa lên đưa xuống, tôi nghe tiếng kéo cắt xẹt xẹt bên tai, tiếng tỉa tóc kêu lách cách. Mái tóc tôi được chải lại, rẽ ngôi giữa, cậu thợ giữ cái đầu cho tôi nhìn thẳng để canh xem mái tóc đã đều chưa, và rồi lại cắt, lại tỉa…khoảng chừng 15 phút sau, mái tóc đã hoàn chỉnh. Cậu kêu mấy thợ phụ lại xấy cho khô và dùng máy vuốt cho tóc tôi thẳng đứng. Xong cậu ta cầm một cái gương khá lớn, soi ở phía sau lưng lại để cho tôi nhìn mái tóc mình phản Chiếu từ phía tấm gương trước mặt.- Em cắt tóc chị ngắn quá rồi.- Không ngắn đâu, đẹp lắm chị ạ. Trông chị trẻ ra đến mấy tuổi đấy.- Sao chị thấy nó ngắn quá, nhìn hơi kỳ kỳ.Nói vậy thôi chứ tôi cũng tính tiền đầy đủ và không quên bỏ lại một số tiền thưởng nhiều hơn cả tiền công cắt gội của hai mẹ con. Và dắt xe vòng lại hướng nhà sách "Lê Lợi" nằm ngay góc ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa cắt ngang đường Lê Lợi, thả nó xuống đấy, và nói với con:- Con muốn mua gì thì mua, đúng một tiếng nữa mẹ quay lại đón.Thằng bé gật đầu và lao vào phía trong. Tôi quẹo trái và chạy thẳng tới quán cà phê của chị Tư.Chị Tư tôi và chị Hạ đang ngồi trước cửa nhà, nói chuyện cười tít cả mắt. Tôi dựng xe, đi lại và kéo ghế ngồi. Hình như nhà có khách, ngó vào bên trong tôi thấy một người đàn ông còn khá trẻ, đầu tóc lù xù, mắt đỏ ké. Bên cạnh đâu chừng chục vỏ chai bia Sài Gòn mầu xanh đứng nằm lỏng chỏng.- Đố cái Hân nhận ra ai đấy?Tôi nheo mắt nhìn một hồi rồi à lên một tiếng:- Anh Nghĩa chứ ai. Anh mới ở Vũng Tàu vào hả?- Ừ, anh mới vào hồi trưa. Nghe bảo em qua Nhật rồi hả?- Anh không thay đổi bao nhiêu. Nhìn là nhận ra liền.Anh Nghĩa ngày xưa học chung một lớp với chị Tư, chị Năm tôi và là bạn trai của chị Hạ, anh cũng chính là nhân vật bị bố chị Hạ cầm đón gánh rượt chạy gần chết hồi mười mấy năm về trước. Sau khi học xong nghành dầu khí, anh chuyển vào Vũng Tàu lập nghiệp, và có vợ con ở ngoài đó luôn. Tôi nghe nói đã lâu, nhưng hôm nay mới được gặp lại. Anh rót một ly bia đầy đưa ra mời tôi uống, nhưng tôi từ chối:- Em có biết uống đâu mà anh mời.- Thì uống một miếng cho vui.- Cán bộ cái quái gì đâu mà suốt ngày nhậu nhẹt, rõ chán.Tôi cầm ly bia lên, nhắm mắt hớp một miếng, bia đắng nghét, cay xè…tôi chỉ muốn nhổ ra. Ngon lành gì đâu mà sao mấy ông cứ thích uống. Tôi đưa tay vuốt nhẹ mái tóc mình rồi quay qua hỏi chị Tư:- Em mới cắt tóc nè. Được không?- Cũng được. Mái tóc cũ đang đẹp, sao lại cắt đi.- Dài quá rồi, cắt đi cho nó nhẹ. Nhưng mà em thấy thằng này nó cắt hơi ngắn.Lúc này khoảng 3 giờ chiều, trời vẫn còn nắng gắt. Ngoài góc cổng chung cư bên tay phải cũng có một quán cà phê cóc do một chị xồn xồn làm chủ, chị ta ăn mặc lè phè, lúc nào cũng xùm xụp cái nón lá trên đầu trông tối cả một góc đường. Chị lại có bệnh ếch chi ma, tôi để ý thấy chị ta cứ đưa tay xuống gãi chân sồn sột. Vậy mà có người khách gọi cam vắt, chị ta chẳng chịu rửa tay gì cả, chị lấy trái cam cắt làm đôi, vắt lấy nước đổ vào trong ly, bỏ đường, quậy lên và thò luôn bàn tay vào trong thùng đá, bốc nước đá bỏ vào ly cam rồi mang ra cho khách. Tôi nhìn ớn óc…Bà Ba hôm nay chắc đi chùa không thấy quanh quẩn nơi đây, tự nhiên tôi thấy nhớ bà ghê. Nếu có bà ở đây thế nào tôi cũng chọc cho bà chửi. Anh Nghĩa vẫn ngồi uống bia tì tì ở bên trong. Chị Tư ngả mình vào ghế nhìn có vẻ mệt mỏi. Chị Hạ thì đang mân mê con chó nhỏ trong cái sâu chìa khóa. Tôi cắt đứt sự im lặng;- Chị Hạ tính chừng nào về lại ngoài đấy?- Tuần sau em.- Có muốn vào đây ở luôn không chị?- Để chị về thu xếp việc nhà đã.- Tối nay có tiết mục gì không cả nhà?- Chưa tính gì cả- Hay tối đi hát karaoke hén? Có đi thì hú em.Tôi đứng lên, đã tới giờ đón con để đưa nó về cho đi học thêm buổi tối. Tôi từ giã mọi người và phóng xe đi.