Cũng nhờ chuyện cất công đi tìm bé Thảo Nhi và Thiệu Văn mà Thế Vỹ mới biết được là ở đất Dương Châu này còn có một trường tiểu học bị bỏ hoang. Cái trường này trước kia cũng có một ông giáo vừa kiêm chức dạy vừa là Hiệu trưởng. Nhưng ông ta đã giận dữ bỏ đi vì bị lũ học trò nghịch ngợm chọc phá... Học trò ở đây thuộc hạng khá đặc biệt. Muốn học thì học, mà muốn nghỉ thì nghỉ. Có khi đến trường không phải để học mà để chơi thôị Vì nếu ở nhà chúng phải lo việc đồng áng. Nên đến trường là một hình thức để trốn việc. Và như vậy trường học trở thành cái sân chơi hơn cái gì khác.Cái hôm đi tìm Thảo Nhi, Thiệu Khiêm và Thế Vỹ đến đây, chỉ gặp có ông lão giữ trường. ông này đã già khọm, mắt lòa lại có tật điếc nặng, trường không có lớp học. Nhưng mỗi ngày ông vẫn đúng giờ rung chuông... Bọn nhỏ rất thích chí, thường ghẹo phá. Nhưng bản chất ông hiền hòa nên chỉ cười thôịHôm Thế Vỹ và Thiệu Khiêm đến. Thiệu Khiêm hỏi:- Này lão Trương, lão có thấy Thiệu Văn em trai của tôi đâu không?Vì nghễnh ngãng, nên ông ta nói:- Cái gì! ông bảo tôi dạy văn à? Nếu tôi biết chữ tôi đã làm hiệu trưởng chứ đâu có gác trường như vầy đâủ- Tôi đâu có bảo ông dạy văn, tôi chỉ hỏi ông có thấy Thiệu Văn ở đâu không?Thiệu Khiêm lắc đầu rồi tiếp:- Thôi thì thế này, ông có thấy một đứa con gái nhỏ thế này, có hai bím tóc tên là Thảo Nhi không?Lão Trương có vẻ chú ý lắng nghe, rồi gật đầu nói:z- Thầy Non hiệu trưởng đấy à? Ồ ông ấy đã bỏ chạy lâu rồi... không có ở đâỵThiệu Khiêm vừa ra dấu tay, vừa nói:- Không phải! Cái con bé nhỏ thế này, này... ông lùng bùng quá!Lão Trương lại lắc đầu có vẻ xấu hổ.- Đúng rồi, đúng rồi... Vợ tôi cũng chê là tôi khùng... Cuộc đối thoại với người điếc rõ chẳng ích lợi gì. Thế là Thế Vỹ kéo Thiệu Khiêm đi, chàng ra đến sau sân trường, làm loa gọi lớn:- Thiệu Văn, Thảo Nhi... các em đang ở đâủLão Trương không hiểu, tưởng Thế Vỹ gọi học trò dùm mình vội xách chuông ra vừa lắc vừa nói:- Cám ơn hai anh nhưng không cần phải gọi chúng như vậy, tôi lắc chuông là chúng sẽ vào lớp ngaỵVà ông lắc chuông rồi gọi lớn:- Đại toàn! Đấu đấu! Tiểu Hồ! Lai Bảo! Lai Phước đâu, đã đến giờ vào học rồi đấy nhé!Sau cái hôm đến trường đó, Thế Vỹ đã có ấn tượng. Nên khi đã tìm được Thảo Nhi và Thiệu Văn, Thế Vỹ đã nghĩ, nếu không có ý định đến Quảng Châu, thì chàng sẽ tiếp thu cái mái trường kia... Đang thao thao bất tuyệt, thì chợt nghe bên ngoài có tiếng hét:- Cứu tôi! Cứu tôi với!Thế Vỹ giật mình chạy ra ngoài, thì thấy ba, bốn đứa nhỏ khoảng chín, mười tuổị Chúng thấy Thế Vỹ nên xông ngay vào, Thế Vỹ còn chưa biết gì, thì một hòn đá bằng hòn bi đã bay tới trúng ngay bụng chàng, đau điếng. Ngay lúc đó Thiệu Khiêm chạy ra kịp, Thiệu Khiêm chụp ngay lấy thằng bé có dáng dấp dữ tợn với chiếc giàn thun trên tay, thằng bé vùng vẫy:- Buông tôi ra! Hãy buông tôi ra!Thiệu Khiêm gỡ lấy cái giàn thun trên tay thằng bé rồi nói:- Mày, mày có phải tên Tiểu Hổ, đúng không? Vậy sao cứ hiếp đáp các bạn nhỏ của mi thế?- Anh hãy trả cái giàn thun lại cho tôi đi!Tiểu Hổ nói và cố gắng dướn người lên để dành lại chiếc nạng thun. Nhưng đâu phải dễ dàng, Thiệu Khiêm cao lớn và khỏe gấp mấy lần nó. Thế là Tiểu Hổ giận dữ nó cung tay lại đấm chàng, đá chàng... Thiệu Khiêm chỉ cười và né tránh rồi thừa dịp móc chân là thằng bé té nhàọTiểu Hổ không chịu thua lồm cồm ngồi dậy rồi lại xông đến, nhưng làm sao nó đánh lại Thiệu Khiêm. Chỉ một lúc Thiệu Khiêm đã khóa tay được nó.Thế Vỹ bước ra giảng hoà:- Thôi đủ rồi, đủ rồi! Tôi thấy thì mấy đứa bé này... Chỉ tại rảnh rỗi quá mà lại sung sức... nên mới có màn đánh đuổi rượt nhau từ đầu này đến đầu kia vậy thôịVà quay sang Tiểu Hổ, Thế Vỹ nói:- Thôi nào, theo tôi về trường, tôi sẽ trả lại cái giàn thun cho cậụ Chịu không?Thế là Thế Vỹ và Thiệu Khiêm dẩn mấy đứa bé về trường và không hiểu sao hôm ấy Thế Vỹ lại hòa nhập với bọn nhỏ... Chàng đá bóng với chúng trong sân trường... Nói là đá bóng chứ thật ra, đấy chỉ là một quả bóng bể, nằm lăn lóc trong kho, được mang ra... Nhưng rồi trận bóng lại trở nên quá sôi nổị Người người đều đỏ mặt tía tay, mồ hôi nhễ nhạị Thiệu Khiêm cũng tham dự và sau đấy còn dạy mấy đứa nhỏ múa võ. Bọn nhỏ có vẻ khâm phục lắm.Khi bọn nhỏ đã thấm mệt. Cuộc chơi đã tàn cuộc. Thế Vỹ đưa tất cả vào lớp hỏi:- Mấy em có thể cho biết tên từng em được không?Thế là bọn nhỏ dành nhau đưa tay lên. Lai Bảo, Lai Phước, Vạn Phát, A Trường, Nhỏ Dũng, Nhỏ Tám, Đấu Đấu, A Huy, A Thuận, Đại Toàn, Tiểu Kiên... Chúng báo danh inh ỏịThế Vỹ lại hỏi:- Có em nào biết viết tên mình lên bảng không nàỏ Bấy giờ lũ trẻ mới ngẩn rạ Thế Vỹ khuyến khích:- Thì cứ viết đại xem. Trật thì thôi chứ có gì mà ngạịThế là bọn trẻ lên bảng viết. Những nét chữ cong quẹo không thẳng hàng, trật cả lỗi chính tả được "vẽ " lên... Và hôm ấy, sau khi rời khỏi trường. Thế Vỹ suy nghĩ rất lâu, rồi nói với Khiêm.- Tôi thấy phải có một mái trường cho lũ nhỏ... Nhưng phải làm sao đâỵ Phải thủ tục thế nào để tiếp quản nhà trường một cách hợp pháp. Làm đơn lên Huyện ử Chứ bây giờ đây, cả hai chúng ta đều rảnh rỗi thế này... nếu tôi không có ý định đi Quảng Châu... Có lẽ tôi phải làm một cái gì đó... chẳng hạn như dạy chữ cho bọn trẻ... Anh có thể phụ tôi giữ phần nào rèn luyện thể dục cho chúng nó. Chớ ở không thế này mãi tôi không chịu được.Thiệu Khiêm nghi ngờ nhìn Thế Vỹ:- Anh nói thật đó chứ? Anh định dạy bọn trẻ học. Không phải là sử dụng tài năng lớn chỉ làm việc nhỏ ửThế Vỹ nói:- Sao lại nói vậỷ làm cái gì cũng được miễn là có ích thôi! Dạy học là một cách bồi dưỡng con ngườị Vả lại, bạn không thấy là Thảo Nhi và Thiệu Văn... chúng nó cũng cần phải biết chữ... không lẽ để chúng chịu cảnh dốt nát. Rồi một thời gian nữa... Chúng còn phải lớn lên... Bước chân vào xã hội mà xã hội thì ngày càng phát triển, chứ đâu lạc hậu mãi thế nàỷ Lúc đó chúng phải làm sao ứng phó.Thiệu Khiêm suy nghĩ rồi nói:- Thôi được. Anh nói cũng có lý... Anh đã khiến tôi động tâm mà còn thích thú nữa... Tôi sẽ đứng bên anh và ủng hộ anh hết mình. Vậy thì ngày mai tôi xuống huyện xem saọ Chắc chắn là họ sẽ mừng lắm. Mà tôi cũng rất mừng... Nếu có cái buộc chân anh ở lại, không đi Quảng Châu nữa thì tôi thích ngaỵ- Cậu sợ tôi đi Quãng Châu à? Sao vậỷThế Vỹ ngạc nhiên. Thiệu Khiêm thành thật:- Sao lại không sợ? Anh mà bỏ đi Quãng Châu là tôi sẽ chới vớị- Cậu chới vớỉThiệu Khiêm giải thích:- Dĩ nhiên là vậỵ Này nhé, anh có biết là lúc này cha mẹ tôi cứ hối thúc tôi đi hỏi vợ, mà tôi thì chờ anh... Anh lại cứ bảo chầm chậm... Anh giúp đỡ mà sao tôi thấy anh chưa có hiệu quả gì hết... Nếu bây giờ anh lại bỏ đi Quảng Châụ Có phải Thanh Thanh rồi sẽ đi theo anh. Lúc đó tôi phải xử trí thế nào chứ?Thế Vỹ nghe nói ngẩn rạ Cái chân thật, tin tưởng của Thiệu Khiêm, chợt làm Thế Vỹ bứt rứt... Chuyện đến Quảng Châu là mục đích. Sớm muộn gì Thế Vỹ phải đi thôi... Nhưng mà bây giờ lại phát sinh nhiều dây mơ rễ má... Thanh Thanh, Thảo Nhi, bà Tịnh Chi rồi Thiệu Khiêm... Vậy thì phải làm sao đâỷ Xem chuyện định đến Quảng Châu của Thế Vỹ càng lúc càng trở nên rắc rốịVậy là Thế Vỹ đã đến với cái trường Lập Chí trong hoàn cảnh như vậỵ Chàng bắt đầu làm nghề dạy học. Quan huyện sau khi xem xét hồ sơ lý lịch, thấy Thế Vỹ tốt nghiệp Đại Học mà lại chịu khó dạy cấp 1 như vậy, còn gì ưng hơn? Thế là ông ta lập tức phong ngay cho Thế Vỹ làm hiệu trưởng. Dưới tay Thế Vỹ còn có một số giáo viên khác, đấy là Thiệu Khiêm. Và cả Thế Vỹ lẫn Thiệu Khiêm đều có vẻ hài lòng với cách sắp xếp nàỵ Trường học mở ra, Thảo Nhi có nơi đi học, mọi người đều ưng ý. Chỉ có mình ông Chấn Đình, ông có vẻ không hài lòng lắm, ông hỏi:- Thế con đi dạy thế này, lương bổng được bao nhiêủThế Vỹ lắc đầu:- Dạ con không hỏi chuyện đó.ông Chấn Đình chau mày nói:- Sao vậỷ Mà sao con chọn cái công việc kỳ cục nàỵ Con thấy đấy, ta có biết bao nhiêu cái cơ xưởng như xưởng thêu, xưởng dệt... rồi các cửa hàng buôn nữa... Chúng lại thiếu người quản lý. Đúng ra con nên chọn chúng mới gọi là nối dỗi tổ nghiệp chứ?Lời của ông Chấn Đình làm Thế Vỹ giật mình. Chàng vội nói:- Dạ không được, không được... Sức con chỉ đủ để dạy học, còn cái chuyện buôn bán con không rành lắm... Vả lại con không thích... con dạy học chẳng qua cũng chỉ để mua vui thôi, vì vậy, cũng không quan tâm chuyện lương bổng.- Nhưng mà... ông Chấn Đình còn định nói thêm gì đó, thì bà Tịnh Chi đã can thiệp:- ông này kỳ quá. Con nó muốn làm gì thì hãy để cho nó làm ông đừng có cản trở gì nữạ Tôi chỉ cần nó chịu ở lại nhà không bỏ đi nữa là được rồi... ông hãy thương tôi... Thế là... ông Chấn Đình chỉ còn thở dài nhìn vợ không phải chỉ có Thế Vỹ là bứt rứt vì bà Tịnh Chi nhìn lầm mà cả Thanh Thanh cũng vậỵ Cứ bị bà Tịnh Chi gọi là con dâu... làm Thanh Thanh cũng đỏ mặt tía tai, nhưng chuyện không chỉ đơn giản như vậy... Thế Vỹ càng lúc càng thấy cái vai trò "giả con" của mình càng lúc càng bị biến tính. Mà điều này khiến chàng sợ hãị Không phải saỏ Rõ ràng là ban nãy chính miệng ông Chấn Đình cũng muốn chàng phải "nối tổ nghiệp " mà như vậy có phải cả ông Chấn Đình cũng lầm lẫn chàng là con... Thế này thì... Cái sợi dây quan hệ vô tình kia càng lúc càng bó chặt... Chỉ có Thảo Nhi là vui thích, nó nắm tay Thanh Thanh cười nói:- Chị Thanh ơi, em sắp được đi học rồi... Như vậy là thích lắm. Chị biết không, ngày xưa ở thôn Đông Sơn, em cứ thấy những người khác đi học là em mơ ước. Bây giờ em cũng sắp được như người tạThế là Thế Vỹ và Thảo Nhi, ngày ngày đều đến trường. Nhưng chuyện dạy và học kia cũng chưa hẳn là hoàn toàn thuận lợị Ngay cái ngày đầu tiên nhập lớp, Thế Vỹ và Thảo Nhi đã gặp rắc rốịTrước nhất hãy nói chuyện Thế Vỹ:Thế Vỹ vừa đặt chân vào lớp đã thấy những đứa học trò hơi lớn tuổi như Tiểu Hổ, Vạn Phát, A Trường và Đại Toàn chúng có vẻ láo liêng làm saọ Nhưng Thế Vỹ chỉ nghĩ, học trò ở các huyện nhỏ, thì phải hơi hoang một chút, chứ chẳng có gì, nên cũng không cảnh giác.Thế Vỹ vừa bước chân lên bục giảng, mới mở sách ra, thì thằng Tiểu Hổ đã đưa tay lên nói:- Thưa thầy... Lúc trước tụi em học thầy Cưu, thầy ấy mới dạy đến bài số năm thì bỏ dạỵ Cuốn sách đó còn bỏ trong học bàn thầy đó.Thế Vỹ cảm động. Có học trò hăm hở dạn dĩ như thằng Tiểu Hổ này thì khá tốt. Thế Vỹ cũng không biết thầy dạy trước kia của lũ trẻ đã dạy loại sách gì nên cười hỏi:- Được rồi, em ngồi xuống đi, ngoan lắm. Để tôi xem thầy Cưu của em đã dạy những gì.Và chàng sắp xếp sách mình lạị Đứng ra một chút, mở hộc bàn ra xem.Nhưng thật bất ngờ, ngay lúc đó một vật màu xanh dài từ trong hộc bàn phóng rạ Đó là một con rắn lớn, mà Thế Vỹ là người trưởng thành ở phương Bắc. Phía Bắc lại ít có rắn. Nên Thế Vỹ đã giật mình. Vừa nhảy qua một bên vừa hét tọ Cái nhảy của chàng làm cả bàn ghế ngã gọng. Bọn Tiểu Hổ, Vạn Phát... A Trường... được dịp ôm bụng cười lớn. Nhưng con rắn vừa rơi xuống đất đã hướng mũi trườn về phía đám học trò. Làm cho những đứa học trò nhỏ hơn Lai Phát, Lai Bảo, Thảo Nhi và cả Thiệu Văn sợ hãị Chúng vừa hét vừa nhảy lên bàn. Có đứa chạy cả ra ngoàị Bọn Tiểu Hổ càng được dịp cười to hơn.Thế Vỹ không kịp nghĩ ngợi gì nữa, chàng không muốn những đứa nhỏ bị rắn cắn... Thế Vỹ xông tới thẳng chân đạp mạnh lên đầu con rắn... Cho mãi đến lúc con rắn nằm bất động. Chỉ nghe bọn Tiểu Hổ kinh hãi hét to:- Trời ơi đừng có đạp nó! Nó là rắn của tôi!Nhưng khi chúng lên tiếng thì đã quá trễ. Con rắn đã chết. Thảo Nhi thấy không còn nguy hiểm nữa, nó bước tới hỏi:- Anh Thế Vỹ ơi... Anh có bị rắn cắn không?Thế Vỹ nghe hỏi giật mình nhớ lại, chàng vội vén ống quần lên, bấy giờ mới thấy nơi bắp chân có mấy vết cắn, và máu đang rỉ rạ Thảo Nhi trông thấy tái mặt.- Trời ơi, phải làm sao đâỷ Chẳng biết đây là rắn độc hay rắn hiền nữảThiệu Khiêm nghe ồn bước vào phòng học, nhìn thấy cảnh đó thở rạ- Tại sao anh lại dùng chân đạp rắn? Con rắn đã bị anh đạp nát đầu rồi, làm sao nhận dạng được nó thuộc rắn gì chứ? Và Thiệu Khiêm nhìn sang đám học trò, trừng mắt:- Này Tiểu Hổ, có phải trò này của mi tạo ra không? Nói ngay!Tiểu Hổ đang tái mét, nghe hỏi ồ lên khóc, không phải vì sợ mà vì tiếc con rắn, nó vừa đi khỏi lớp vừa mếu máo nói:- Tao thù chúng mày! Tao ghét tất cả! tao sẽ trả thù cho con rắn của tao!Thiệu Khiêm ngạc nhiên quay sang đám học trò:- Nó nói gì vậỷĐại Toàn giải thích:- Đấy là con rắn bông súng của Tiểu Hổ nuôi, nó không độc đâu Tiểu Hổ rất quý nó!Vậy là bậy thật! Thế Vỹ nghĩ, Mới hôm lên lớp đầu tiên lại để học sinh mất cảm tình, như vậy là không được rồi!o0oBây giờ quay sang bé Thảo NhịThảo Nhi đi học nên được mang giày mớị Đó là đôi giày vải mà Thanh Thanh đã bỏ mấy ngày trời để may rồi thêu hoa cho nó... Thảo Nhi rất quý đôi giày đó. Vì nó biết Thanh Thanh đã phải thức mấy đêm mới tạo được.Hôm ấy là ngày sau khi Thế Vỹ đạp chết con rắn của Tiểu Hổ. Mọi người thấy Tiểu Hổ trở lại học bình thường, tưởng Tiểu Hổ đã bỏ qua cái chuyện cũ, nên cũng không để ý. Bé Thảo Nhi sau tiết học thể dục nó định đi ra bờ giếng rửa mặt rửa tay, nhưng vào đến góc lớp, thì Tiểu Hổ đã nhảy ra, nắm lấy bím tóc của nó giật ngược ra saụ- Ối!Thảo Nhi đau quá kêu lên, nhưng nó chưa kịp hoàn hồn thì đã thấy ai đó giẫm mạnh lên bàn chân nó.- Ối! Làm gì vậy!Nó giật mình. Bấy giờ mới thấy trước mặt một đám lũ khũ Đại Toàn, A Trương, Vạn Phát, Nhỏ tám... chúng nó ùm tới, với lệnh của Tiểu Hổ:- Nhanh lên! Nhanh lên! Mỗi đứa đạp lên giày đẹp nó một cáịThế là, chẳng mấy chốc đôi giày mới của Thảo Nhi bị bọn con trai chân lấm đầy bùn đạp lên, vừa đau vừa tiếc đôi giày Thảo Nhi đã khóc thét lên, nhưng nó cũng không quên năn nỉ:- Đừng! Đừng! Đừng đạp lên giày đẹp của tôi... Chị Thanh Thanh hay được sẽ buồn lắm!Tay Tiểu Hổ là tay thô bạo, nó chẳng những không tiếc dùm cho Thảo Nhi còn nói:- Có giày đẹp phải để cho người ta đạp chứ! nào tụi bây! Cứ mạnh bạo đạp vào! Đạp càng mạnh càng tốt!Và gần như tất cả học trò đều tham giạ Bọn chúng khá nghèo khó, nên có vẻ ganh tức với giày đẹp hơn là vì ghét Thảo Nhị Chỉ có bé Đấu Đấu là đứng yên, nó lắc đầu nói:- Không nên làm như vậỵ Thảo Nhi không vui đâu!Tiểu Hổ quay qua trừng mắt:- Mày cũng phải đạp, mày định cãi lại tao à?Ngay lúc đó Thiệu Văn chạy tới, nó giật mình hỏi:- Tụi bây làm gì vậỷ Ăn hiếp Thảo Nhi phải không? Tao mét anh Thiệu Khiêm của tao ngaỵBọn trẻ nghe nói, vội đổ nhau chạy trốn. Chỉ còn lại một mình Thảo Nhi và Thiệu Văn.Thảo Nhi cúi xuống nhìn đôi giày màu trắng của mình bây giờ màu trắng đã biến mất, thay vào đấy là màu đen bùn đất. Nó lấy tay chùi nhẹ lên mũi giày, mà nước mắt không ngừng chảỵ Thiệu Văn nóng nảy, nó kéo lấy Thảo Nhi nói:- Nào đứng dậy, mình đi tìm anh Thế Vỹ và anh Thiệu Khiêm... Phải nói cho các anh ấy biết để xử tội bọn nó, không thể để cho lộng hành như vậy được.Thảo Nhi gạt nước mắt nói:- Thôi đừng! Tốt nhất là không nên nói gì cả, anh Thế Vỹ bị rắn cắn... Anh ấy đã khổ tâm lắm rồi, bây giờ nếu biết chuyện em bị ức hiếp nữạ Anh ấy sẽ buồn lắm... Tốt nhất là bỏ qua một lần đị Bây giờ anh và em ra bờ giếng, lấy nước rửa sạch là xong, nhớ cũng đừng cho Chị Thanh Thanh biết nhé.Thiệu Văn cung tay lạị- Nhưng mà... Thảo Nhi có biết là tôi giận lắm không? Nếu để qua bọn chúng còn lộng hành nữạ Thế này thì không làm sao chịu được. Tôi phải làm cho ra lẽ.Thảo Nhi nói rồi nước mắt lại tiếp tục chảy:- Tôi van anh, tôi năn nỉ anh mà. Nếu anh Thế Vỹ biết, rồi Chị Thanh Thanh cũng biết thì họ sẽ buồn, sẽ khổ lắm... tốt nhất anh đừng nói gì cả.Thiệu Văn thấy Thảo Nhi khóc. Tuy còn nhỏ, nhưng có vẻ đã sợ nước mắt của con gái, nó vội nói:- Thôi được rồi, được rồị Thảo Nhi đừng có khóc nữạ Tôi sẽ không mách lại đâụ Nào, bây giờ mình ra bờ giếng rửa giày đi!Kết quả là vì sợ Thanh Thanh buồn, cả Thế Vỹ và Thảo Nhi đều giấu kín chuyện Thế Vỹ bị rắn cắn cũng như bị bạn cùng học phá ghẹo.
°°°°°
Theo Thanh Thanh thì Thế Vỹ và Thảo Nhi bây giờ đã tìm ra được mục đích của sự sống. Một người dạy, một người học... Như vậy quá tuyệt vờị Nếu nhờ vậy mà... Thế Vỹ bỏ ý định đi Quảng Châu thì có phải là hay lắm không? Vì vậy Thanh Thanh vẫn hy vọng... vẫn mong mỏi là... cái vẻ đẹp như tranh của xứ Dương Châu này... rồi sẽ cầm chân được Thế Vỹ... ở đây phong cảnh quá hữu tình... Xưa kia Thanh Thanh chỉ biết có vùng quê Bắc... Mà ở đó thì lại lạnh cóng, mọi thứ lại quang sơ... Cây cối tiêu điều... Núi và đá nhiều hơn là đồng ruộng... Bây giờ, bây giờ... Nếu được định cư ở đâỵ không phải phiêu bạt nữa... thì có phải chẳng có hạnh phúc nào bằng ử và muốn vậy thì... ước gì cái hiểu lầm của bà Tịnh Chi... hai tiếng "con dâu" kia trở thành sự thật... Rồi Thanh Thanh mỗi lần rảnh rỗi cứ ngồi đấy mà nghĩ ngợị Để rồi càng nghĩ tới càng thấy thẹn thùng... Thế Vỹ! Thế Vỹ! cái tên gọi thầm trong tim. Vậy mà Thế Vỹ lại vô tình? Chẳng lẽ Thế Vỹ không biết gì? Thế Vỹ lại còn nhẫn tâm muốn đẩy Thanh Thanh về phía Thiệu Khiêm nữảNghĩ đến Thiệu Khiêm. Thanh Thanh càng rối rắm không kém. Người thanh nên nhiệt thành, đôn hậu kia... Cũng chẳng xấu trai, cũng rất cởi mở. Nếu trước đó Thanh Thanh chưa gặp Thế Vỹ, có lẽ... Nhưng tại sao cứ mãi nghĩ đến Thế Vỹ vậỷ Khi đó chỉ là một người vô tình? Chuyện rắc rối quá phải chi đơn giản một chút thì vui hơn không? Mà cái anh chàng Thế Vỹ chết tiệt này cũng kỳ, không lẽ anh ta là gỗ đá. Thanh nào có xấu xí lắm đâu... Ngắm mình trong gương Thanh Thanh biết rõ chuyện đó mà? Vậy mà chẳng thấy Thế Vỹ động lòng?Thôi đừng có nghĩ nữạ Thanh Thanh lắc đầu, nghĩ nhiều quá rồi rối loạn tinh thần đến nghễnh ngãng như phu nhân. Phải dẹp hết những phần phiền phức và bắt đầu sắp xếp cuộc sống cá nhân. Thế Vỹ và Thảo Nhi coi như đã an cư lạc nghiệp, ngày ngày họ đến trường, mãi chiều tối mới quay về. Còn Thanh Thanh? Cả ngày ở nhà... Ngày tháng dài đăng đẳng rạ Vì vậy, sau mấy ngày suy nghĩ... Thanh Thanh đến gặp bà Tịnh Chi và Nguyệt Nương, nàng nhờ họ ban cho mình một việc làm gì đó. Nguyệt Nương cũng rất sốt sắng thấy xưởng thêu đang thiếu thợ, nên đề nghị Thanh Thanh làm thử. Và như vậy là Thanh Thanh cũng có việc làm.Ngành thêu ở Giang Nam rất phát triển. Gấm thêu ở đây nổi tiếng gần như cả nước. Thanh Thanh là cô gái xứ Bắc. Vóc người to lớn thô kệch hơn mấy cô gái phía Nam. Đúng ra không nhanh nhẹn bằng, nhưng nhờ Thanh Thanh trẻ tuổi lại chịu khó học hỏi... Cạnh đó, xưởng thêu lại toàn là con gái, tuổi tác gần nhau nên làm việc ở xưởng thêu dù gì cũng vui hơn ở nhà.Nhưng có điều Thanh Thanh vui thích hơn nữa, là cái hôm đầu tiên đến xưởng. Thanh đã gặp một bất ngờ.Và buổi chiều hôm ấy, sau khi tan sở Thanh Thanh đã nắm tay một cô gái, đứng ngoài cổng trường cấp 1 Lập Chí, chờ bọn Thế Vỹ, Thiệu Khiêm, Thảo Nhi... và chuông vừa reo... Thế Vỹ và Thiệu Khiêm với đám học trò vừa bước ra khỏi cửa lớp. Thanh Thanh đã đẩy cô gái đến trước mặt hai người hỏi:- Quý vị nhìn xem, có nhận ra ai không?Thế Vỹ và Thiệu Khiêm ngắm kỹ nhận ra nụ cười quen thuộc. Cái dáng dấp và khuôn mặt thì hình như đã gặp qua ở đâu... Chỉ có Thảo Nhi là nhạy bén, nó nói to lên:- Ồ! Chị Thạch Lựụ Quan âm Bồ Tát! Chị cũng có ở đây nữa à?Quan âm Bồ Tát! Bây giờ Thế Vỹ và Thiệu Khiêm mới nhận rạ Thiệu Khiêm cười nói:- Anh Thế Vỹ, anh xem nàọ Quan âm Bồ Tát cũng phải khác người thường vừa đẹp lại vừa phúc hậụCô gái đóng vai Quan âm nghe vậy đỏ mặt. Thế Vỹ ngạc nhiên hỏi:- Thế hai người làm sao gặp nhau vậỷThanh Thanh vừa cười vừa nói:- Nói ra hẳn các anh không tin đâụ Thì ra Chị Thạch Lựu đây là công nhân trong xưởng thêu của lão gia, sáng nay em đến đây làm... Chị Thạch Lựu là ca trưởng, chị ấy chỉ dẫn em. Vừa trông thấy cấp chỉ huy của mình, em giật mình ngờ ngợ thấy là đã quen nhau ở đâu... Nhưng rồi sau đấy nhớ rạ Nhưng em không dám tin ngaỵ Hỏi ra thì phải... Em mừng lắm như vậy có Quan Thế âm Bồ Tát dạy mình thêu, thì có gì mà không thành công chứ?Thiệu Khiêm tò mò:- Nhưng mà Thạch Lựu hình như là người Chấn Giang. Sao lại sang làm việc ở Dương ChâủThạch Lựu giải thích, giọng trong trẻo lôi cuốn như ngày nàọ- Thật ra thì... tôi là người Dương Châụ Quê ngoại tôi mới ở Chấn Giang... Tôi thường sang nơi ấỵ Hôm ở Chấn Giang có lễ rước thần. Tôi đóng vai Quan Thế âm Bồ Tát. Tôi đã đóng vai này quen rồi, mấy năm liền... Hết lễ, tôi lại quay về Dương Châu làm việc... Tôi là ở xưởng thêu Phúc Đại Nhân đã được trên ba năm.Thế Vỹ cười rạng rỡ:- Thế à! bây giờ tôi mới thấy là người xưa nói đúng, người với người nếu có duyên kỳ ngộ, nếu có cơ duyên với nhau... thì dù có kẻ Đông người Bắc thế nào cũng có dịp gặp lại nhau... Thiệu Khiêm rất khâm phục Thế Vỹ nói:- Người có học lúc nào nói năng lý lẽ cũng thông suốt, hay thật!Mọi người nghe nói cũng cườịTừ đó tại xứ Dương Châu đám của Thế Vỹ lớn nhỏ năm người bây giờ có thêm một bạn mới thành sáu đi đâu họ cũng đi đủ túc số. Và những ngày kế tiếp của họ gần như tràn đầy niềm vuịNhưng cái vui đó lại phân phối không đồng đềụ Ngoài những giây phút bên nhau tập thể, Thanh Thanh lại cảm thấy như có cái gì hụt hẫng. Thật ra thì Thanh Thanh cũng chỉ có bề ngoài cứng cỏi vì háo thắng, chứ tận thâm tâm, Thanh Thanh là một con người rất dễ xúc động, dễ bị tổn thương. Phải nói là Thanh Thanh rất có cảm tình với Thế Vỹ... và cứ chờ đợi... chờ đợi một cách vô vọng... Tiếng đọc bài mỗi đêm của Thảo Nhi, chỉ khơi dậy thêm cái mặc cảm dốt nát trong lòng Thanh Thanh, nàng chỉ là một cô gái quê không được đến trường. Trong khi Thế Vỹ là trí thức, Thế Vỹ đã học đến đại học... Thanh Thanh chẳng có tư cách gì để nằm mởVà rồi, một buổi tốị Thanh Thanh từ trong phòng nhìn ra, thấy Thế Vỹ ngoài phố mới quay về. Những bước chân khập khễnh của Thế Vỹ làm Thanh Thanh giật mình, vội chạy rạ- Chân anh thế nào vậỷ Bị té ngã hay trật gân thế?Thảo Nhi nghe nói bước ra, nó không kềm được, buột miệng:- Anh ấy bị rắn cắn. Mấy hôm rồi đấy, nhưng không đi trị bệnh lại cấm không cho em nói... Vết thương đã làm độc... không biết có sao không?- Cái gì? Bị rắn cắn à? đâu đưa em xem xem!Thanh Thanh tái mặt, vội ngồi xuống kéo ống quần của Thế Vỹ lên nàng nhìn thấy vết thương đã sưng tấỵ Mắt đỏ hoe Thanh Thanh nói:- Sao anh để như vậỷ Anh không bao giờ biết quý trọng bản thân mình cả.Và Thanh Thanh vội vã quay nhìn Thảo Nhi:- Thảo Nhi, em mau mau mang cái giỏ mây của chị ra đâỵ Cả đèn và hộp diêm nữa nhé!Thế Vỹ trấn an:- Tôi đã xoa thuốc rồi, chắc không sao đâu, mai sẽ lành ngay mà... Cô bảo Thảo Nhi nó mang giỏ mây ra để làm gì?- Anh đừng có hỏi gì hết, hãy về phòng đi! Em xem nào!Thanh Thanh dìu Thế Vỹ đến chiếc ghế giữa phòng, nàng quỳ xuống trước mặt chàng, một tay kéo chiếc ghế nhỏ khác đến gần, đặt chân Thế Vỹ lên đấy, rồi vén ống quần Thế Vỹ thật caọRồi Thanh Thanh đốt đèn lên, vừa mở giỏ mây lấy ra cây kim dài lên, đưa vào lửa đốt nóng đỏ rồi dùng kim đó đâm mạnh vào chỗ sưng tấy của vết thương. Sau đó Thanh Thanh lại dùng tay xoa bóp từ nhẹ đến mạnh dần. Máu bắt đầu chạỵ Thế Vỹ đau quá, suýt soa hỏi:- Sao Thanh Thanh lại đâm kim nhiều chỗ vậỷ Thế còn chưa đủ saỏThanh Thanh nhìn lên, đôi mắt sáng long lanh lệ, nói:- Em biết là thế này anh sẽ đau lắm, nhưng biết phải làm thế nào khác hơn. Thôi hãy gắng chịu đau một chút, một chút nữa thôịSau đó... Thanh Thanh dùng khăn lau sạch vết thương. Rồi đột ngột cúi đầu xuống dùng miệng kề ngay vết thương hút mạnh.Thế Vỹ kêu lên:- Trời đất! sao Thanh Thanh lại làm như vậỷ Bẩn lắm! Tôi không đồng ý để Thanh làm thế đâu, mau đứng dậy đi, đứng dậy!Nhưng Thanh Thanh vẫn ngồi yên, một tay kềm chặt chân Thế Vỹ, miệng cứ hút. Bé Thảo Nhi rất biết chuyện, có lẽ ở quê nó đã thấy qua chuyện nàỵ Nên đã mang ống nhổ đến. Thanh Thanh hút đầy máu là nhổ ngay vào ống nhổ... và cứ như vậy, mặc cho Thế Vỹ chống đối... Đến lúc dòng máu ở vết thương không còn máu đen, Thanh Thanh mới dừng lạị-Xong rồi! Bây giờ vết thương của anh đã sạch rồi đấỵ Chúng ta có thể xoa thuốc và băng lạị Không phải lo nhiễm độc tiếp.Thảo Nhi mang chiếc ống nhổ đầy máu đen đi, nó nói:- Chị Thanh Thanh đợi em một chút, em sang Nguyệt Nương xin thuốc và bông băng sang nhé.Thanh Thanh gật đầu, thở phào vì nỗi lo sẽ trôi quạ Nhưng nàng cũng rất ngạc nhiên. Thế Vỹ sao lại yên lặng vậỷ và Thanh Thanh ngước mắt nhìn lên... bất chợt như... thấy sét đánh trong cơn giông Thanh Thanh chạm ngay cái ánh mắt kỳ quặc của Thế Vỹ. Nó thiết tha, trữ tình... ấm cúng... và trái tim Thanh Thanh đột nhiên đập mạnh.Chưa bao giờ Thanh Thanh được Thế Vỹ dành cho cái ánh mắt như vậỵ Nó tượng trưng cho cái gì? Sao nó vừa say đắm chân thành và bứt rứt như vậỷ Nó nóng như lửa nhưng chẳng phải lửa êm như nước... cũng không phải là nước...? Một tình cảm mềm yếu vây lấy cả người Thanh Thanh... Thanh Thanh quỳ yên ở đấy như bị thôi miên Thanh Thanh không làm sao cử động được gì cả.Hai người cứ thế nhìn nhaụ Thời gian như ngưng đọng. Cả không gian biến thành hư vộ Tất cả không tồn tại, chỉ còn tiếng thở của hai người... Tiếng thở đó càng lúc càng dồn dập... Chẳng hiểu sao Thế Vỹ cũng không còn tự chủ lấy mình được. Chàng từ từ đưa tay lên sờ nhẹ tóc mai của Thanh Thanh, những ngón tay đó di chuyển dần xuống mép môi cô gái, cái vùng da thịt ở đấy êm êm lại nóng bỏng. Thanh Thanh vẫn ngồi yên đôi mắt đen nhánh kia vẫn nhìn chàng... Rồi có hai dòng lệ lăn xuống. Giọt lệ thấm lên ngón tay Thế Vỹ, làm Thế Vỹ bàng hoàng giật mình. Và như hỏa sơn đang chuyển mình. Thế Vỹ thấy đau nhói ở tim... Thế Vỹ thấy máu như ngừng chảy, tim ngừng đập... Ngay lúc đó bé Thảo Nhi lại đẩy cửa bước vào, trên tay cả túi bông băng.- Em mang đến đủ cả, thuốc sát trùng này, thuốc giải độc, bông gòn, băng vải... Và Thế Vỹ như từ hành tinh khác quay về. Thế Vỹ đối diện với thực tạị Tỉnh hẳn người, Thế Vỹ vội rút tay lại, lúng túng đứng dậỵ Bước nhanh tới bên cửa sổ. Mắt nhìn ra ngoài, lớn tiếng:- Đừng có cư xử với tôi như vậy... Tôi không muốn quấy rầy aị Nhưng cũng không thích bị ai quấy rầy làm phiền nhiều... vì vậy... cô không có quyền cư xử đẹp như vậy với tôị Tôi không thích! không thích! cô có nghe nói không chứ?Thái độ của Thế Vỹ khá giận dữ làm Thanh Thanh cũng bàng hoàng. Thanh Thanh há hốc mồm nhìn Thế Vỹ. Chuyện gì xảy ra vậỷ Và trái tim nóng bỏng của nàng đột nhiên như rớt thẳng xuống băng. Thanh Thanh vẫn ngồi yên ở đấy... không muốn tin những gì mới xảy rạ Nàng chỉ đưa mắt nhìn về phía lưng Thế Vỹ.Bé Thảo Nhi vừa hí hửng bước vàọ Cảnh trước mặt làm con bé khựng lại, chuyện gì xảy ra nữả Nó rụt rè nói:- Anh Thế Vỹ, Chị Thanh Thanh... hai người lại cãi nhau nữa ử Anh Thế Vỹ hãy ngồi xuống, cho Chị Thanh Thanh băng bó vết thương chọThế Vỹ quay lại hằn học nói:- Không cần! không cần gì cả! Mấy người đi đi! Đi hết đi! Để tôi yên!Lời của Thế Vỹ thật vô tình. Những giọt nước mắt lăn xuống má Thanh Thanh. Và không biết nghĩ sao Thanh Thanh đứng bật dậy, chạy vội về phòng riêng mình. Bé Thảo Nhi thấy vậy, nó bỏ cả túi bông băng trên giường Thế Vỹ nói:- Tại sao anh cứ cư xử như vậy với Chị Thanh Thanh. Chị ấy tốt với anh quá mà... Thật quá lắm! Thật quá lắm. Anh có biết Chị Thanh Thanh về phòng là chị ấy sẽ khóc cả đêm không? Sao anh lại ác như vậy... Anh lúc nào cũng muốn để chị ấy khóc.Rồi nó quay lại đuổi theo Thanh Thanh.Thế Vỹ đứng khựng người ở đấy, đưa mắt nhìn theo hai người, trái tim nặng trĩụ Thế Vỹ cũng thấy bứt rứt vô cùng. Nhưng biết phải làm sao đâỷo0oCái chuyện quá lắm đó, rồi Thảo Nhi nhanh chóng quên lãng. Bởi vì từ cái hôm đi học đến nay, Thảo Nhi khá bận rộn, nó phải ứng phó với nhiều thứ... Chỉ có Thanh Thanh là không dễ quên, Thanh Thanh không hiểu tại sao cái hạnh phúc thoáng qua hôm ấy, lại có thể nhanh chóng tan biến như vậỵ Có điều Thanh Thanh thấy bất mãn khi khẳng định một điều, Thế Vỹ không yêu nàng. Bởi vì nếu yêu, sao cứ tìm cách đẩy Thanh Thanh cho Thiệu Khiêm?Và với Thanh Thanh. Thiệu Khiêm là một chuyện phiền nhiễu khác.Trong xưởng thêu, sau bữa cơm trưa nào, cũng có mấy phút nghỉ ngơị Và không biết bắt đầu từ hôm nào gần như buổi trưa nào Thiệu Khiêm cũng viện cớ, để mang mấy món ăn mà Thiệu Khiêm biết là Thanh Thanh thích vào xưởng cho Thanh Thanh và Thạch Lựụ Mặc dù những lúc như vậy đều có Thảo Nhi và Thiệu Văn đi theo, thỉnh thoảng cũng có cả Thế Vỹ, nhưng từ sau chuyện "Chữa vết thương rắn cắn" đến nay, Thế Vỹ như ít nói ra... Thế Vỹ cũng đến, nhưng chỉ lặng lẽ hiện diện rồi địVà cũng vì mỗi lần đến xưởng, đều có đám đông kéo theo như vậy, nên dần dần Thiệu Khiêm cũng cảm thấy là, muốn nói đôi ba câu riêng rẽ với Thanh Thanh không phải là chuyện dễ dàng. Vì lúc nào bên cạnh Thanh Thanh cũng có một đám người quay quanh.Còn cái chuyện Thế Vỹ đã hứa giúp đỡ, hình như chỉ là lời hứa suông, chứ chẳng có tác dụng gì cả. Đôi lúc, Thiệu Khiêm lại cảm thấy Thế Vỹ làm việc có đầu mà không có đuôị Cái bọn thư sinh thường như vậy, dở dở ương ương thế nào đấy, chớ không thực tế như người chân đất. Ví dụ như trong chuyện dạy dỗ học sinh cũng vậy, lúc nào Thế Vỹ cũng chủ trương "Phải dùng tình cảm thương hóa" mà cái đó, nào có tác động gì đến lũ con nhà nông cứng đầu chứ? Kết quả Thế Vỹ chỉ làm cho bọn trẻ lớn, khinh thường thầỵ Chúng còn bức hiếp Thảo Nhi và Thiệu Văn mỗi khi bất mãn, muốn trả đũa thầy dạy... Thiệu Khiêm đã mấy lần phản đối mà Thế Vỹ nào có nghe, Thế Vỹ cứ giữ mãi cái lý tưởng vô bổ của mình.Hôm ấy thật là khó khăn, Thiệu Khiêm mới tìm được một cơ hộị Chàng bước vào thấy Thanh Thanh. Chỉ có một mình Thanh Thanh đang đi dạo trong vườn hoa của xưởng thêụ Thiệu Khiêm lợi dụng ngay cơ hội, bước nhanh đến cạnh Thanh Thanh và nói:- Thanh Thanh này, tôi có chuyện nói ngay với cộThanh Thanh biết chuyện gì sắp xảy ra, nhưng không có lý do từ khước. Nàng vội cùng Thiệu Khiêm bước đến bên bờ hồ Gia Sơn, đang vắng ngườị- Chuyện gì anh nói ngay đi!Thanh Thanh giục, và Thiệu Khiêm có vẻ lúng túng. Chàng lấy chiếc khăn tay ra lấm tấm mồ hôi trên trán. Mắt còn không dám nhìn thẳng Thanh Thanh... Thiệu Khiêm chỉ nói:- Ồ! Hôm nay sao trời nóng quá?Và quay sang Thanh Thanh:- Cô có thấy nóng không?Thanh Thanh cảm thấy buồn cười, nói:- Ban nãy anh bảo là có chuyện cần nói với tôị Chỉ là vậy thôi à?Thiệu Khiêm vội vã nói, mặt đỏ gấc như người say rượu:- Ồ, không phải, không phảị Chuyện là thế này này... Thiệu Khiêm lại nuốt nước bọt rồi tiếp:- Thanh biết không, mình đã quen nhau khá lâụ Nếu tính ra thì cũng đã nhiều tháng... mà... mà... tôi nghĩ... Thanh cũng biết rỏ tôi là người thế nào... tình cảm của tôi đối với Thanh... thì... Thanh Thanh chợt thấy sợ hãi, vội ngăn lại:- Anh đừng có nói nữạ- Sao vậỷ Tôi còn chưa đi vào vấn đề mà?Thanh Thanh lắc đầu, lùi lại:- Nhưng tôi kêu anh đừng nói là đừng nói, tôi không muốn nghe tiếp đâu!Thiệu Khiêm ngơ ngác. Nhưng đã đến nước này, Thiệu Khiêm không muốn dừng lại:- Tại saỏ Thanh Thanh nghe này... Tôi rất có cảm tình với Thanh Thanh... Và tôi muốn cưới em.Thiệu Khiêm thu hết can đảm nóị Thanh Thanh lúng túng hơn, một chiếc rể cây dưới chân làm nàng suýt ngã, Thanh Thanh loạng choạng và tựa người vào thân cây, lệ chợt ứa ra mắt... Thiệu Khiêm nhìn thấy cảnh đó giật mình, không hiểu mình đã sai trái chỗ nào mà Thanh phải khóc. Anh chàng vội nói:- Ồ, xin lỗi... tôi hàm hồ quá. Tôi không có môi miếng nên chẳng biết tỏ bày... Tôi xin lỗi Thanh Thanh... Tôi thật ra chỉ muốn cầu hôn với Thanh Thanh chứ không hề có ý bức bách gì cả. Thanh Thanh hiểu cho!Lời của Thiệu Khiêm càng làm cho Thanh Thanh lúng túng... Nàng chỉ im lặng nhìn Thiệu Khiêm chứ không nói năng gì cả.- Thôi, Thanh Thanh đừng khóc, cũng đừng giận tôị Từ nhỏ đến lớn tôi chưa hề tỏ tình với ai, nên không biết nói năng. Nhưng tôi phải làm sao bây giờ? Tôi là một thằng lười biếng... Phải chi ngày xưa tôi siêng học chữ một chút, đằng này chỉ mê đánh lộn... Bây giờ có hối tiếc thì cũng đã muộn màng. Nhưng có thế nào... tôi thấy mình vẫn còn được một vài ưu điểm... Đó là tôi có sức khỏe, tôi có thể che chở, bảo vệ cho Thanh Thanh... Mặc dù tôi chỉ là người thô lỗ chứ tôi thực tế lắm Thanh ạ... Thanh Thanh vẫn đứng yên, Thiệu Khiêm lúng túng.- Thanh Thanh thấy saỏ Nếu thấy tôi có chỗ nào không phải cứ nói ra... Tôi sẽ cố sửa đổi... Thanh Thanh nói đi! Nãy giờ tôi nói nhiều thứ quá rồi... Thanh Thanh cũng nên trả lời tôi một tiếng chứ?Thanh Thanh thấy không thể tiếp tục yên lặng, nên nói:- Anh Khiêm, được anh ngỏ lời, tôi rất cám ơn... Tôi thật sung sướng khi có người đàng hoàng, có tư cách như anh cầu hôn... Đó là cái phúc của tôị Nhưng mà... Tôi không thể nhận lời anh, bởi vì có nhiều vấn đề... mà ngay bây giờ tôi không thể giải thích cho anh hiểu đươc. Anh chỉ nên biết là tôi xin được từ chối... Nói xong, Thanh Thanh vội ôm mặt chạy như bay về xưởng để Thiệu Khiêm đứng đấy ngẩn ngơ, thất vọng. Thiệu Khiêm lẩm bẩm nói:- Ngu thật! Có lẽ mình hấp tấp quá... Đúng ra chuyện này nên để từ từ... Đặt thẳng vấn đề thế này quá đột ngột. Dĩ nhiên là Thanh Thanh không làm sao chấp nhận được Người ta là con gái cơ mà! Ngu thật!Thiệu Khiêm một lần nữa tự trách mình. Chàng lại lấy khăn tay ra lau mồ hôi trên trán. Và đột nhiên đưa tay lên đấm vào đầu, nói:- Chuyện này phải tìm anh Thế Vỹ ngay, nhờ anh ấy góp ý mới được. Đúng rồi, chỉ có người có học mới giúp ta được chuyện đó.Và Thiệu Khiêm vội vã chạy đi tìm Thế Vỹ