---~~~mucluc~~~---


Chương 10

Thiên Ân đang trong nhà bếp thì bà Liên bước vào:
- Ủa, thì ra cháu ở đây.
Loay hoay sắp mấy trái bưởi cô ngoảnh lại:
- Dạ, cháu đang đợi để học dì Lương làm bánh quai vạc. Cô kiếm cháu à?
Bà Liên lắc đầu:
- Không phải cô kiếm mà là thằng Văn. Bánh chút nữa mới làm mà. Cháu pha hai ly cà phê đá đem vào phòng thằng Văn luôn giùm cô được không?
Thiên Ân nhìn cô ngạc nhiên:
- Anh Văn uống gì đến hai ly lận hả cô?
Bà Liên cười:
- Không phải mình thằng Văn, Minh Toàn nó vừa mới về.
Thiên Ân trố mắt:
- Minh Toàn là ai hả cô? Anh Văn đang có khách mà còn gọi cháu vào làm gì cà?
Bà Liên giải thích:
- Minh Toàn không phải là khách khứa gì đâu, nó cũng là cháu cô, ba thằng Văn là anh Hai, còn ba nó là anh Ba của cô.
Thiên Ân gật gù:
- À, vậy là con chú Ba.
- Thôi cháu rửa tay đi, thằng Văn nó gọi cháu lên đó chắc là muốn giới thiệu làm quen cho biết mặt. Mấy chuyện ở đây để dì Lương được rồi. Chừng nào dì làm bánh thì gọi cháu vào học sau.
Thiên Ân nghe lời bà Liên, cô pha hai ly cà phê đá rồi mang lên nhà trên. Trong phòng, ngoài Văn còn có một thanh niên lạ. Anh ta còn khá trẻ, có lẽ chỉ xê xích hơn cô vài ba tuổi thôi.
Vừa thấy mặt cô, Văn đã ngoắc vào:
- À, Thiên Ân đây rồi, em vào đây. Để anh giới thiệu thêm một người trong nhà cho em quen biết.
Chỉ vào người thanh niên đang tò mò nhìn cô, anh nói:
- Minh Toàn là em họ anh, từ thành phố ghé về chơi. Còn đây là Thiên Ân đó Toàn, Ân là bạn của anh.
- Chào anh. - Cô gật đầu.
Ánh mắt ngạc nhiên, người thanh niên buột miệng:
- Cô... là người đi chung với anh lên Đà Lạt sao?
Thiên Ân khịt mũi ngó lơ ra cửa còn Văn thì thản nhiên cười:
- Chà, chú cũng biết chuyện này nữa à? Nghe giọng ngạc nhiên của chú thì hình như chú nghĩ anh đi với ai khác?
Vẻ lặng thinh của Thiên Ân làm Minh Toàn tưởng là vì câu nói vô ý của mình, anh chàng vội phân bua:
- À, thật ra xưa nay tôi không để ý chuyện ngoài lề đâu. Tôi đâu có biết bạn gái anh là ai. Chỉ tại hôm trước tôi nghe ba nói chuyện điện thoại với thím Trinh thôi mà.
- Vậy à? - Văn hơi nhíu mày - Mẹ tôi đã về rồi sao?
- Thím về từ tuần rồi.
Để xua đi vẻ nín lặng đột ngột của Văn, Thiên Ân vội đặt khay nước lên cái bàn nhỏ cạnh giường và liếc xéo anh:
- Em trở thành nổi tiếng rồi đây, anh Toàn chưa biết mặt mà đã biết tiếng tăm vang dội của Ân rồi.
Toàn vội xua tay:
- À không. Xin lỗi, tôi không có ý nói xấu... chị, chỉ tại... xin lỗi, tôi lỡ lời.
Văn ngẩng lên, chạm phải ánh mắt của cô, anh chợt phì cười.
- Ân đùa thôi, chú đừng sợ.
Toàn ngỡ ngàng nhìn hai người. Văn tủm tỉm:
- Nói lẫy và xéo xắt khích bác là sở trường của Thiên Ân đó, đây chỉ là giáo đầu làm quen của chú thôi.
Thiên Ân hài lòng vì Văn đã bị cuốn vào sự đùa cợt mà tạm quên đi tin tức về người mẹ lạt lẽo của anh, cô nháy mắt để bắt kịp anh:
- Ân chỉ dứ có một câu mà anh Toàn đã cuống lên rồi. Thì ra có người còn yếu bóng vía hơn cả Ân nữa.
Toàn thở phào. Cách trêu chọc của Văn và cô gái có cái tên Thiên Ân lạ lùng gai góc quá, tuy có hơi sượng sùng nhưng không hiểu sao cô vừa nhoẻn miệng cười anh lại thấy lòng nhẹ nhõm khác thường.
Liếc khẽ gương mặt tươi sáng của cô, anh mom men gợi chuyện:
- Nghe nói... cô Ân là người Đà Lạt, ở xứ lạnh quen rồi, cô Ân về đây có lạ với khí hậu này không?
Văn nhướng mày, cố nén nụ cười để nghe Thiên Ân trả lời:
- À, có gì đâu mà lạ. Trên đó cũng đầy cây cối, mùa này mưa ầm ào, dưới này cũng vậy thôi. Có điều sướng khỏi mặc áo lạnh.
Trả lời ba trợn, lãng xẹt như vậy mà dường như làm cậu em họ anh tâm đắc lắm, cậu chàng còn hỏi tới gì gì nữa về xứ mù sương, về những địa danh, những thắng cảnh trên đó. May mà Thiên Ân cũng trả lời rành rẽ bằng cái giọng cà chua y như trước.
- Đồi thông hai mộ à? Có cả đống người thất tình lên đó tự tử ăn theo, mai mốt nó sẽ đông đúc như một nghĩa trang bình thường, sẽ chẳng còn thiên tình sử éo le để mà người ta ngậm ngùi. Chắc vài năm, người ta sẽ cắm bảng "Đồi thông hai chục mộ", quây quần như vậy thì cặp tình nhân đầu tiên sẽ đỡ lạnh lẽo.
- Chợ bậc thang à? Biết chứ. Tôi hay phụ bán quần áo sida với anh tôi ở đó mà. Bán buôn mà ở vị trí nhìn xuống một mảng cảnh trung tâm Đà Lạt, hay ho và lãng mạn ghê hông.
- Đỉnh Lang Biang à? Leo lên đó làm gì cho tốn calorie, nhìn xuống chỉ là cảnh đồi núi nhấp nhô, tôi chỉ thích đón mấy người dân tộc nói chuyện không dấu cho vui rồi mua rượu cần về cùng anh tôi uống thôi.
Trời ạ! Văn trợn mắt ngó lên trần nhà. Cà tửng quá đi mất. Đây là miệng lưỡi cô nhỏ bụi đời hay cô tiểu thư khờ khạo luôn được cưng chiều? Cô nói năng ỡm ờ nửa đùa nửa thật như vậy mà chẳng hiểu có phải quá tâm đầu ý hợp hay vì một sự ngộ nhận nào đó xẹt trúng Toàn, chú chàng hầu như quên bẵng ông anh có mặt trong phòng, cứ những câu hỏi và gật gù hể hả tiếp chuyện Thiên Ân mãi. Đã mấy lần Thiên Ân lia mắt và khèo chân cầu cứu Văn nhưng anh tỉnh bơ làm khán thính giả vở kịch chỉ có hai người kia, thậm chí anh còn gật gù ra vẻ thú vị lắm nữa.
Hết chịu nổi, đến khi Toàn hỏi cô về gia thế mình, cô nói một tràng:
- Nhà tôi đông anh em lắm. Tới sáu anh em trai, ba bà chị gái, suốt ngày phải nấu cơm cho chẵn chục người ăn. À quên, nhắc đến cơm nước tôi mới nhớ đến nhiệm vụ của mình.
Đứng lên, cô lờ đi cái nheo mắt chọc quê của Văn mà tía lia:
- Nãy giờ nhiều chuyện với anh, tôi quên mình còn phải xuống bếp. Thôi anh uống nước thấm giọng cho đỡ mệt, Ân xin phép xuống bếp lại.
Mời nước mà cũng xiên xẹo mỉa mai, cô nhóc này dẻo miệng thật. Văn sặc lên cười, nói với theo cô:
- Ê, sao lại đi đâu vậy hả Ân? Ở lại đây nói chuyện cho vui.
Cô liếc xéo anh khi miệng vẫn cười tươi:
- Thôi đi, nãy giờ vui đủ rồi mà, đợi mai mốt bán vé rồi nói tiếp cũng không muộn.
Không kịp để Toàn ngăn lại và Văn trêu cợt thêm, cô đi một mạch ra ngoài sân, tai vẫn còn nghe câu hỏi dò của Toàn:
- Nãy giờ cô Ân cũng nói đùa phải không anh Văn?
Thiên Ân lắc đầu phiền toái. Anh Văn tìm đâu ra ông em xem ra thì đẹp trai nhưng ngố quá đi mất. Nói chuyện đã ngố lại còn dai nhách, vậy mới khổ cho cái thân cô. May mà thoát được. Nắng mùa mưa màu vàng nhạt dịu mắt. Ngoài cái đình nhỏ không thấy ông ngồi nghiên cứu thế cờ. Thiên Ân lang thang một lúc rồi đến ghế xích đu dưới mái hiên bên hông nhà.
Hôm nay Văn quái lạ thật, cứ bỏ mặc cô tiếp chuyện cái anh chàng mặt mũi sáng láng nhưng đầu óc mơ hồ ngáo ộp. Đã vậy còn lõ mắt nhìn dỏng tai nghe như coi tấu hài vậy. Tệ thật! Vậy mà luôn miệng tự nhận là đồng minh với cô. Đồng minh cái mốc xì! Thiên Ân nhăn mặt bứt cọng cỏ mà nhấm cho nguôi cơn hậm hực. Cô chợt nhớ đến những gì Toàn lỡ miệng cho mình và Văn biết. Văn đã nghĩ cho cô một lý lịch tàm tạm, mấy tuần qua rồi ông nội anh, cô Liên cùng những người giúp việc trong nhà đều có vẻ tin vào thân phận của cô và quý mến cô.
Nhưng ngoài lề ngôi nhà này thì ra vẫn còn những xầm xì không hảo ý. Mẹ anh, rồi lại ông chú Ba mà cô chưa biết mặt. Họ rõ ràng không ưa cô. Nếu họ cứ nói ra nói vào thế này, liệu cô có thể tiếp tục ở lại đây được không? Ngắt thêm một đóa sao nhái vàng tươi ở luống hoa bên cạnh, cô săm soi bông hoa mỏng mảnh ấy mà thở dài. ình sẽ đi đâu tiếp tục đây? Câu hỏi ấy càng ngày càng nặng nề ám ảnh cô hằng đêm. Tình thật mà nói, Văn rất tốt, cả nhà anh cũng vậy. Rời nơi đây, cô lại lang thang tận đâu, khi mà không có lấy một nghề nghiệp ổn định?
Có tiếng giày dẫm nhẹ lên đá sỏi rồi tiếng tằng hắng nho nhỏ, Thiên Ân nhìn qua. Minh Toàn đứng bên cây sứ, mắt dè dặt nhìn cô.
Hết yên tĩnh rồi đây, cô ngán ngẩm nghĩ thế khi chào anh ta và đứng lên định bỏ đi.
- Khoan đã cô Ân.
Tiếng gọi vội vã của Minh Toàn làm cô khựng lại.
- Có chuyện gì sao?
Toàn bước lại gần với vẻ lúng túng:
- Tôi... tôi có ý muốn xin lỗi.
- Xin lỗi cái gì? - Cô ngạc nhiên nhìn anh.
Toàn vội giải thích:
- Dù anh Văn có nói là cô đùa nhưng tôi biết mình đã lỡ làm cô không vui. Khi nãy tôi thật không nên nói những câu vô ý vô tứ như vậy. Cô Ân đừng giận tôi.
À, thì ra không đến nỗi ngố lắm. Thiên Ân cười:
- Không cần phải xin lỗi. Tôi có giận gì đâu. Người khó chịu với tôi đâu phải là anh.
- Ân không giận thật à?
Nhướng mày ngạc nhiên vì câu nói đầy vui mừng của anh chàng, cô lại cười:
- Có gì đâu mà giận.
- Vậy... Ân ngồi xuống lại đi.
Lựng khựng một chút vì không muốn tiếp chuyện với người lạ, nhưng Thiên Ân chắt lưỡi ngồi xuống. Cũng không nên tránh mặt anh ta một cách quá đáng như thế. Thì ráng tiếp chuyện thêm chút nữa vậy.
- Nghe anh Văn nói nhà Ân ở Đà Lạt, vậy Ân ở lại đây không buồn sao?
Thiên Ân lắc đầu:
- Không. Ở đây yên tĩnh cũng không khác chỗ cũ của tôi mấy.
Toàn ngập ngừng liếc nhìn cánh hoa trên tay cô:
- Ân thích hoa này lắm à?
Cô cười:
- Cũng tùy lúc thôi.
Cô hơi lạ nhìn qua anh chàng:
- À nè, sao anh lại bỏ anh Văn trong đó mà ra đây? Bộ anh thích nói chuyện với tôi lắm sao? Tôi nói chuyện cà giựt như vậy anh không oải à?
Toàn cười khoe hàm răng đều đặn:
- Tôi biết Ân thích đùa thôi, nói chuyện như vậy cũng ngộ, mà nói chuyện bình thường như bây giờ cũng vui.
Thiên Ân lõ mắt nhìn anh chàng lần nữa. Ý ẹ! Chuyện gì nữa đây, chẳng lẽ mình có người ái mộ dữ vậy? Chỉ trong lần gặp đầu tiên?
Đi vòng qua đầu kia của xích đu, Toàn ngồi xuống và hắng giọng:
- Ân... quen anh Văn lâu chưa?
Thiên Ân thờ ơ đáp:
- Mới đây thôi. Có chuyện gì à?
- À không. Tôi nghe nói về Ân mà chưa có dịp gặp, hôm nay mới gặp, không ngờ... Ân trẻ như vậy.
Thiên Ân ậm ừ không đáp, anh chàng lại lên tiếng rào đón:
- Khi nãy tôi gọi chị nghe khách sáo và cứng nhắc quá, bây giờ tôi gọi tên, Ân không phiền chứ?
Cô nhún vai:
- Anh gọi sao cũng được, vì dù gì anh cũng hơn tôi vài tuổi mà.
Toàn có vẻ hài lòng. Anh tằng hắng:
- Tôi mới ra trường, làm việc ở công ty của gia đình. Ba tôi làm giám đốc, tôi phụ tá cho ba. Công việc bận rộn ghê lắm.
- Vậy à! - Thiên Ân ậm ừ, không hiểu anh chàng muốn ngụ ý những gì khi dài dòng tự giới thiệu như thế.
Toàn cao hứng nói tiếp:
- Nghe tin anh Văn bị tai nạn, tôi muốn về thăm nhưng tiếc là ngay lúc ba tôi đi công tác nước ngoài làm tôi phải cáng đáng mọi việc. Hôm qua ba tôi về, mới rảnh được một chút.
Thiên Ân thầm buồn cười vì ngoài những câu đệm thờ ơ học được từ Văn, cô không biết nói gì thêm để tiếp chuyện với cái anh chàng bảnh bao nhưng nói chuyện không hấp dẫn này, chẳng lẽ lại dở giọng cà tửng tiếp?
Toàn không nhận ra vẻ ngán ngẩm của cô, anh chàng vẫn thao thao:
- Nghe nói anh Văn bị chấn thương não bộ nên mất trí, tôi cứ tưởng ảnh sẽ khác, không ngờ khi nãy nói chuyện với ảnh cứ hệt như trước đây. - Toàn chắc lưỡi - Con người cũng lạ Ân nhỉ, trí nhớ bị quên đôi chút thôi chứ bản tính thì không thay đổi được bao nhiêu.
- Cái gì không khác? - Cô lơ đãng hỏi.
- Thì tính tình đó. Không khác gì lắm so với trước đây.
Câu nói của Toàn làm Thiên Ân tò mò, cô vội hỏi tới:
- Vậy trước đây anh Văn tính tình ra sao?
Trong ánh mắt ngạc nhiên của Toàn, cô vội giải thích:
- Tôi và anh Văn quen nhau chưa lâu, vả lại... không thường gặp mặt nên nói thật tôi cũng không hiểu hết về ảnh.
Như hiểu ra, Toàn gật gù:
- Ừ, cũng phải. Không chừng với bạn gái mới quen, ảnh không dễ lộ bản tính thường ngày của mình.
Thiên Ân cười:
- Chắc vậy. Tôi cũng muốn biết thêm về ảnh, anh có thể nói cho tôi biết trước đây ảnh ra sao không?
Toàn nhìn cô gái rồi gãi ót như có chút phân vân ngập ngừng:
- Thật ra tôi với anh Văn là anh em họ, bây giờ mà... kể xấu về ảnh thì không tốt lắm.
Thiên Ân nhướng mày bất đồng:
- Ý anh là tính anh Văn xấu lắm sao?
Nhận ra mình lại nói hớ, Toàn vội xua tay cải chính:
- À không, anh Văn không hẳn là không tốt chỉ có điều...
- Có điều gì?
- Có điều ảnh hơi đào hoa quá thôi.
- Đào hoa?! - Thiên Ân cảm thấy thú vị, mắt cô chớp lia - Ảnh nhiều bồ lắm à?
Ngạc nhiên vì vẻ háo hức vô tư của cô, Toàn ngờ ngợ lắc đầu:
- Tôi không biết anh Văn có bao nhiêu bạn gái, ảnh chưa bao giờ đưa đi dự tiệc hoặc giới thiệu với ai, có điều thỉnh thoảng có người thấy anh đi vào nhà hàng hoặc dạo phố với nhiều cô bạn gái khác nhau.
Thiên Ân tròn mắt thán phục:
- Vậy là nhiều cô rồi.
Chẳng hiểu thái độ của cô, Toàn đáp một cách mơ hồ:
- À, chắc là vậy.
Cô gật gù, mắt chớp lia:
- Mỗi lần đi chơi là một cô khác nhau cũng hay quá chứ.
Cô chợt ngẩng lên nhìn Toàn:
- Nhưng đào hoa cũng là tài mọn thôi, hồi nãy anh đang nói về tính tình của ảnh mà, trước nay tính ảnh ra sao?
Toàn bắt đầu cụt hứng với câu chuyện chính mình gợi ra trước, anh tằng hắng rồi miễn cưỡng đáp cho suông:
- Tính ảnh thì đâu có gì đặc biệt. Ân cũng biết rồi đó, ít nói, ngoan cố, và kể cả bản tính đến bây giờ vẫn còn đậm đặc là tự cao.
Thiên Ân gật gù:
- Ừ, đúng rồi.
Anh chép miệng nói như than vãn:
- Chúng tôi là anh em chú bác, lại làm chung một công ty, đáng ra phải thân thiết lắm, nhưng cái tính ấy của ảnh làm cho tôi khó nói chuyện hoà đồng được. Không riêng gì tôi, hình như ai cũng vậy. Chỉ có người lớn tuổi hơn ảnh và giỏi giang thì họa may ảnh còn lắng nghe tôn trọng người ta một chút.
Thiên Ân nheo mắt tố thêm:
- Ồ! Tôi biết rồi. Giọng ảnh hay kẻ cả lắm chứ gì? Nói chuyện thì toàn là cái kiểu ta đây biết hết rồi, hoặc không thì thôi đặt toàn là câu hỏi chứ gì?
Cô vung tay diễn tả thêm:
- Mà mỗi khi hỏi thì chỉ muốn nghe câu trả lời ngay lập tức? Ai tiếp xúc với ảnh cũng phát bực, nhưng khổ nỗi ảnh lại có cái uy làm người ta không muốn mà vẫn phải trả lời cứ như có bổn phận hầu chuyện với ảnh vậy.
Toàn trố mắt gật đầu lia lịa:
- Đúng, đúng rồi. Ân nói không sai chút nào. Sao Ân biết hay vậy?
Thiên Ân cười hì hì:
- Thì chính Ân cũng bị ngọng với cách nói chuyện của ảnh mà. Mỗi lần nói chuyện với ảnh xong thật tức chết đi được. Nhiều chuyện định bụng là không thèm nói cho ảnh biết, vậy mà gặp ảnh rồi nói tới nói lui lại tự mình khai ra luôn. Có tức không?
Toàn nhìn cô lạ lùng:
- Tức ảnh như vậy mà sao Ân lại chịu... kết thân với ảnh?
Đang đắc ý vì kể xấu được Văn, Thiên Ân chơt. ngớ ra:
- Ờ thì... Chà, chuyện này anh Toàn không hiểu đâu.
Toàn nhìn cô đầy vẻ phân vân và nghi hoặc, anh dò hỏi:
- Ân... có điều khó nói ra à?
Khó nói cái gì nhỉ? Chẳng hiểu ẩn ý của anh chàng là gì, vả lại cũng nhớ ra mình đã tiếp chuyện anh chàng khá lâu rồi, Thiên Ân bèn liếc vội xuống chiếc đồng hồ ở cổ tay và cắt ngang cuộc nói chuyện:
- Đến giờ cơm rồi, để tôi vào phụ dì Lương một tay. Xin lỗi anh Toàn nhé.
Thế là cắt được cuộc nói chuyện dai dẳng dài dòng. Bữa cơm trưa hôm ấy có thêm đứa cháu nội, ông có vẻ vui hơn ngày thường. Ông khi chai rượu Toàn đem về rồi bảo cô Liên đem ba ly nhỏ để Toàn và Văn cùng uống với ông.
Che tay lên miệng ly trước mặt mình, Văn cười từ chối:
- Chắc con không uống được đâu ông ạ. Ông khỏi rót cho con.
Ông trợn mắt:
- Sao lại không được. Uống rượu tây thì giỏi mà chê rượu thuốc của ông sao hả?
Câu nói của ông làm Thiên Ân nhớ lại những chai rượu nho nhỏ đầy trong ngăn xe Văn. Thì ra anh cũng là người thích uống rượu. Nhưng thật tình mà nói, cái đêm mưa gió kinh hồn kia, nhờ một trong những chai đó mà cô mới đỡ chết lạnh.
Ông hắng giọng:
- Bỏ tay ra coi, cái thằng này. Cái thứ nhân sâm tửu này chú Ba mày phải mua tận bên Thẩm Quyến về chứ bộ. Uống tốt hơn ba thứ rượu Tây của con nhiều.
Tay vẫn che miệng ly, Văn cười lắc đầu:
- Con biết là bổ, nhưng nó hăng mùi sâm, mùi thuốc quá, con uống không được đâu.
Bà Liên cũng lên tiếng can thiệp:
- Nó còn bị thương ở chân mà ba, kiêng cữ cũng tốt.
Ông nội lừ mắt phàn nàn:
- Cái thằng cứng đầu làm cụt hứng quá.
Ông quay qua Toàn:
- Vậy còn thằng Toàn, mày có uống với ông không? Hay lại chê như nó?
Nâng ly bằng cả hai tay chìa trước ông, Toàn gật đầu:
- Dạ con uống, con không hảo rượu nhưng lâu lâu ghé thăm ông mà để ông giận thì không được.
Rót vào ly Toàn, ông gật gù:
- Nói vậy mới được chứ. Thôi thây kệ cái thằng còn ngán mùi thuốc tây đâm ra sợ luôn thuốc bắc kia. Hai ông cháu mình cụng ly nào.
Toàn cười tươi, cụng ly với ông rồi ngửa cổ uống một hớp nhỏ. Thiên Ân liếc thấy anh chàng cũng nhăn mặt vì mùi nhân sâm quá nồng trong rượu nhưng cái nhăn mặt ấy chỉ là thoáng cái là tươi cười lại ngay.
- Ngon hả? - Ông khà một tiếng rồi hỏi.
Toàn cũng trầm trồ:
- Dạ ngon. Hèn gì ba con nói phải nhờ đến người phiên dịch chỉ vẽ mới chọn được thứ rượu này. Mỗi bữa uống một ly bồi bổ sức khỏe đó ông.
Ông cười:
- Chà, mày đâu có làm tiếp thị đâu, sao quảng cáo dữ quá vậy con? Thôi, mấy đứa cầm đũa lên đi chứ. Coi chừng cơm canh nguội hết bây giờ.
Mọi người trong bàn mới lục tục cầm đũa lên và lần lượt mời ông. Toàn lia đũa vào đĩa cá hấp, dẻ lấy miếng lườn không chút xương, anh gắp bỏ vào chén Thiên Ân. Hành động ấy dù có vẻ tự nhiên nhưng làm mọi người trong bàn hơi lạ. Bữa ăn nào Văn cũng ngồi cạnh cô nhưng chả bao giờ anh để ý gắp món ăn cho cô. Nhưng như vậy Thiên Ân lại dễ chịu đôi chút, còn bây giờ khi cô đã quen với cách thức sinh hoạt trong nhà, anh chàng lạ mặt này lại làm cô ngượng quá với cử chỉ ân cần dư thừa này.
Miếng gắp đầu, Thiên Ân nín thở làm lơ, nhưng đến miếng thứ hai là cô sượng ngay. Mắt liếc vẻ thản nhiên của Văn, cô hắng giọng từ chối:
- Không cần đâu, anh Toàn để tôi tự gắp được rồi.
Toàn cười:
- Ân đừng ngại, cứ ăn tự nhiên đi.
Cô đành nhìn qua ông, ông gật gù và cười khà:
- Thiên Ân nó ở đây đã mấy tuần, quen thuộc lắm rồi, đừng khách sáo gắp cho người ta thì sẽ tự nhiên hơn đó Toàn.
Toàn đỏ mặt chống chế:
- À, tại con thấy Ân ít gắp thức ăn quá.
Ông hơi nhíu mày nhưng vẫn cười và nạt đùa:
- Cái thằng. Chuyện Thiên Ân nó ăn ít hay không dám gắp đồ thì để thằng Văn nó lo. Con còn chưa uống ly rượu ông rót mà còn ở đó quan tâm ngoài bổn phận nữa sao.
Toàn hơi ngượng với lời nhắc nhở của ông, anh nâng ly lên uống nốt phần còn lại. Đặt ly xuống, anh ta tạm để Thiên Ân yên vì mắc trả lời những câu ông hỏi về đứa em gái sắp được đưa đi du học.
Khi những câu hỏi đã lơi thì cũng nạp thêm một ly rượu bổ nữa, Toàn với gương mặt đỏ lựng quay về Thiên Ân cười, hỏi:
- Hồi nãy quên hỏi Ân ở ngay trung tâm thành phố Đà Lạt à? Nhà Ân ở đường nào vậy?
Thiên Ân khựng người khẽ liếc vẻ tỉnh bơ và cơm của "đồng minh" Văn như cầu cứu, nhận ra vẻ khác lạ của cô, Toàn vội nói:
- À, nếu không tiện thì thôi vậy.
Thiên Ân nhăn mặt. Dù không nhìn ông và cô Liên, cô cũng biết hai người đang thắc mắc, Văn chợt cười xen vào:
- Thật ra không có gì bất tiện cả, chỉ có điều chú hỏi đột ngột như tra vấn làm Thiên Ân bất ngờ thôi. Nhà Ân ở gần đồi Cù, không nhìn thẳng xuống phố thị, nhưng yên tĩnh lắm.
Toàn thôi không hỏi tiếp nữa. Thiên Ân dấu tiếng thở phào. Còn may là có Văn bên cạnh cô, cái anh chàng Minh Toàn này sao mờ ớn quá, cô bắt đầu thấy phiền vì những quan tâm kiểu này của anh ta. Từ khi có chút rượu, anh ta có vẻ chẳng còn biết mình đang làm gì trước mặt mọi người, cứ gắp thức ăn bỏ bừa vào chén cô mãi, mệt thật! Cũng may, bữa ăn không kéo dài. Vừa xong bữa, cô đứng dậy phụ dì Lương dọn dẹp, hăng hái hơn tất cả mọi bữa. Xong lại rút lên phòng cô Liên học đan áo cho đến chiều để thoát cái nợ trò chuyện lãng nhách từ đâu đổ xuống trên đầu cô.
°°°°°°°°°°
Thiên Ân loay hoay gọt mấy trái bưởi phụ dì Lương nấu chè. Dù dì có bảo cô hãy ra ngoài chơi hoặc lên nhà xem TV cô cũng không rời chỗ. Mấy ngày nay không hiểu sao Toàn cứ hay ghé về. Sự có mặt của anh không làm rộn rịp hơn người trong nhà, nhưng lại làm Thiên Ân có chút phiền toái. Cô đánh cờ với nội cũng thấy anh ta rề xuống chỉ trỏ cho mình dù chỉ sai bét. Cô ra sân hái hoa cũng thấy anh ta theo ra nói về hoa cỏ với cái đứa từng học và nghiên cứu về hoa cỏ, về nghệ thuật cắm hoa từ năm mười lăm tuổi như cô. Thái độ gợi chuyện nhàm chán, cách quan tâm lạ đời của anh ta làm cô ngán ngược. Thế là hôm nay sau giờ cơm, cô lại nghĩ cách né hẳn anh ta.
Biết chắc lên phòng cũng không yên ổn, cô chui luôn xuống bếp, vì tin rằng anh chàng chẳng thể mò vào cái thế giới đầy dao thớt và bếp lò này. Sự quan tâm hơi quá mức của Toàn đối với cô không hề làm Văn tỏ vẻ gì bực bội. Trái lại cô Liên cứ thấp thỏm không yên. Ông thì cũng như Văn, tuy thỉnh thoảng vẫn nói bóng gió những câu như nhắc nhở chỉnh đốn dành cho cả Văn lẫn Toàn nhưng cứ theo nét mặt của hai người thì cô thấy chắc không ai hiểu ẩn ý kia của ông. Cứ suy nghĩ lan man một lúc thì Thiên Ân cũng phụ dì Lương làm xong món chè bưởi. Cô chưa kịp thưởng thức món chè có phần hùn làm việc của mình thì bị cô Liên ló đầu vào sai mang lên phòng Văn hai chén chè.
Thầm than khổ, cô đẩy cửa bước vào phòng anh và ngạc nhiên chỉ có mình anh ngồi tựa vào tường và ngắm một tờ giấy gì đó. Thấy cô anh ngẩng lên nhìn.
- Ông em họ của anh đâu rồi? - Đặt hai chén chè lên bàn, cô lơ đãng hỏi.
- Về từ nãy giờ. Em muốn tìm Toàn à?
Cô bĩu môi:
- Ai mà thèm tìm cái anh chàng phiền phức đó.
Anh cười:
- Vậy sao! Tiếc là Toàn nhận được cú điện thoại của chú Ba gọi về gấp, nó có đi tìm em để chào, nhưng chắc là không thấy.
Thiên Ân le lưỡi thầm khen mình né giỏi, cô nhăn nhở nói:
- Anh nói tiếc, nhưng tôi nói may, may quá, tôi vào bếp vừa học nấu món chè này vừa tránh lời chào vô bổ.
Văn nhướng mày trêu:
- Có gì mà vô bổ, phải về Sài Gòn gấp nên tìm chào em đó là tỏ ra lưu luyến, em nói vậy mà không sợ người ta buồn à?
Thiên Ân trề môi không thèm trả lời anh, cô hất hàm về hai chén chè trên bàn, cô nói:
- Cô Liên nói em mang vào đến hai chén, vậy bây giờ dư một chén, em ăn nha.
Văn buồn cười:
- Thì ăn đi, ăn luôn hai chén cũng được, anh không thích chè lắm.
- Vậy sao! - Cô nháy mắt ngạo anh - Vậy mà em tưởng anh mới là vua hảo ngọt chứ. Thường thì những người có cung đào hoa chiếu mạng là những người hảo ngọt mà.
Văn ngạc nhiên nhìn cô:
- Em nói gì vậy? Cái gì mà cung đào hoa chiếu mạng?
Múc muỗng chè cho vào miệng, cô nhún vai lấp đi chuyện mình điều tra từ Toàn:
- Không có gì, em nói vung vít vậy thôi.
Cô hắng giọng nói lảng đi:
- À, mà anh cầm cái gì vậy? Thấy anh săm soi hoài, tài liệu gì ài?
Văn cười, dứ tờ giấy về phía cô:
- Tài liệu gì đâu, là một bức vẽ thôi.
Mắt Thiên Ân lia qua kịp nhìn thấy bức vẽ bằng bút chì, cô ngạc nhiên kêu lên:
- Ý, cái này... đây là tranh của em họa mà.
Đặt vội chén chè xuống bà, cô chụp lấy tờ giấy. Văn phì cười:
- Anh có giành nó là của anh đâu, thì ra là của em, anh cũng đang nghi điều này.
- Sao anh có bức vẽ này vậy? - Cô thắc mắc.
Không trả lời cô vội, anh nhướng mày hỏi ngược lại:
- Em họa hồi nào, có nhớ không?
Cô nhăn trán suy nghĩ:
- Hình như tuần trước, nhưng mà...
- Em để ở đâu? - Văn vẫn hỏi tiếp.
Thiên Ân lắc đầu:
- Em quên rồi. Họa thì dưới sân, nhưng bức vẽ nào em cũng quăng lên phòng mình mà.
- Bộ em họa nhiều lắm à?
- Không nhiều lắm.
- Họa những ai?
- Thì cảnh nhà này và mọi người thôi.
- Có anh không?
Không chú ý đến ánh mắt chăm chú của anh, cô gật:
- Có chứ, anh là nhiều nhất.
Nhìn kỹ lại bức tranh, cô chợt kêu lên:
- Ủa! Nhưng em chỉ họa nguệch ngoạc vài nét về ông thôi, em đâu có viết mấy chữ này. Nó là... chữ gì vậy?
- Là nội anh viết đó. Là một câu thơ cổ nội viết bằng chữ Hán.
- Ông viết? - Cô ngạc nhiên nhìn anh - Ông thấy bức họa này ở đâu?
Văn bình thản nhìn cô:
- Em thì nói mình đem về phòng như anh không hiểu tại sao bức họa này lại được tìm thấy trong phòng của anh trên lầu.
- Phòng... của anh à? - Cô thoắt đỏ tía cả mặt mũi, lời hạch hỏi hết thốt ra được - Sao... hơ... sao lạ vậy?
Lờ đi vẻ mặt hoảng hốt của cô, anh nói tiếp:
- Dì Lương ghé qua phòng anh dọn dẹp, thấy bức tranh này dì cứ tưởng anh vẽ từ trước nên đem xuống khoe với cô Liên, cô lại khoe qua nội.
- Vậy là cả nhà...
Thiên Ân kinh hoàng. Không ngờ những lần lén vào phòng Văn lục lọi để tìm ẩn số về những người tình trăm năm giùm anh. Không ngờ trong những lần lục lọi đó lại sơ ý để quên bức vẽ nguệch ngoạc của mình như thế. Cô lấm lét nhìn anh. Trời ơi, vô phòng người khác lục lọi là việc làm gian dối, đáng xấu hổ. Rủi mà bây giờ mọi người nghĩ xấu rồi kết tội cô làm sao có lời giải thích đây?
Văn nghiêm mặt nhìn gương mặt tái nhợt của cô:
- Sợ rồi à? Bây giờ chịu khai thật với anh chưa?
- Khai... cái gì ạ?
Giọng anh hiền hòa nhưng lại làm cô ớn lạnh:
- Em vào phòng anh làm gì vậy?
Toát cả mồ hôi, cô líu lưỡi:
- K... không phải... không phải em có ý gian gì đâu, em không có làm bậy gì hết. Tại em nghĩ... mình là đồng minh. Không phải anh cũng từng nói với em mình là... là đồng minh sao?
Văn gật:
- Ừ, tất nhiên mình vẫn là đồng minh, nhưng vậy thì sao? Chẳng lẽ là đồng minh của nhau rồi thì không cần nói gì với anh, em cũng có quyền vào phòng anh? Em muốn kiếm cái gì ở đó?
Sờ sợ nhìn vẻ mặt nửa như cười, nửa như nghiêm của anh, cô hoảng sợ ấp úng:
- Em muốn... muốn giúp anh, em muốn thử tìm xem bạn gái của anh là ai thôi. Tại cái phòng anh đối diện phòng em, không có khóa, có khi lại không đóng cửa, cứ như ai vô cũng được nên... nên...
Văn điềm tĩnh hỏi:
- Em vào phòng anh mấy lần rồi?
- Mới có... ba lần thôi.
Anh nheo mắt:
- Kết cuộc thì sao?
Cô lấm lét nhìn anh:
- Em chỉ... tò mò nên lấy xem chơi thôi, em định sẽ đưa cho anh hết mà.
Văn hắng giọng:
- Anh đang hỏi em, em thu hoạch được gì rồi?
Thiên Ân yếu ớt kê khai:
- Có một mớ thư tình, nhiều tên con gái lắm, khoảng bốn năm tên. Rồi một mớ ảnh của mấy cô khác nhau, cô nào cũng đẹp. Còn... còn có một con búp bê nhỏ đen thui mặc xà rông, em nghi cũng là của một trong mấy cô bồ của anh, bởi vì anh là đàn ông con trai, mua mấy thứ búp bê làm gì...
- Còn gì nữa? - Anh ngắt lời.
- Hết rồi.
Văn nhướng nhướng mày:
- Chà, thu hoạch cũng khá quá chứ hả? Kiếm ra có cực không?
Cô liếc qua anh, giọng nhỏ rí:
- Cực chứ. Mấy thứ đó không dễ kiếm ra đâu. Thư tình thì rải rác trong mấy ngăn đựng đĩa CD, lẫn với mấy cái thiệp chúc tết, thiệp Giáng Sinh. Ảnh thì ghép trong mấy cuốn tự điển Anh Việt và Pháp Việt.
Văn tỉnh bơ hỏi:
- Mấy thứ đó giờ ở đâu? Còn chỗ cũ không? Đừng nói là em tự đem về phòng mình nghiên cứu đó nhé.
Thiên Ân lúng túng:
- Tại... tại hình ảnh có tới năm sáu cô, thư tình mười mấy lá với bốn năm cái tên, em định thử... xem qua mấy cái thư để đoán coi ai tên gì ứng với cái hình ra sao thôi.
Văn lừ mắt nhìn cô:
- Hay nhỉ? Giờ còn nói chuyện "tại" với "bị" à? Em là nhà nghiên cứu tâm lý học hay thầy bói toán?
Thấy tình hình dường như không đến nỗi nghiêm trọng lắm vì nãy giờ toàn nghe anh hỏi chứ chưa thấy anh quát tháo tức tối gì, Thiên Ân đánh bạo đề nghị:
- Bây giờ em không nghiên cứu nữa, em đem xuống trả lại thì anh đừng bắt lỗi em, được không?
Văn trợn mắt ngó cô. Ánh mắt của anh làm cô hối hận vì lời mặc cả ngang phè của mình, cô cúi đầu, giọng ấp úng biết lỗi:
- Em.. xin lỗi, em biết là làm như vậy là xâm phạm đời tư người ta, xấu hổ lắm. Nhưng... em thật tình muốn giúp anh thôi, em có tò mò một chút thật nhưng em muốn giúp anh tìm thử về chuyện tình cảm trước đây của mình mà.
Im lặng ngắm cô một lúc, rồi Văn nhếch môi cười:
- Ai la mắng gì em đâu mà cúi gằm xuống như vậy. Thôi ngẩng lên ăn hết mấy chén chè đi.
Thiên Ân vui mừng ngẩng đầu lên, cô cười nhưng ánh mắt đã dấp ướt:
- Anh Văn không giận em à?
Vò đầu tóc cô, Văn lắc đầu cười:
- Cũng tính giận, nhưng mình là đồng minh mà, anh nỡ nào giận vì sự nhiệt tình của em.
- Vậy còn cô Liên, còn ông?
- Chưa ai biết gì hết. Có anh đoán ra thôi. Để anh tìm cách giải thích cho.
Như ai đó đã cất đi giùm mình gánh nặng oan ức, cô thở phào:
- Không ai bắt lỗi em thì tốt rồi, làm em sợ quá.
Văn hắng giọng:
- Nhưng là anh thôi đó, em đừng có nhiệt tình quá mức như vậy với người thứ hai, đừng tò mò một cách trẻ con như thế nữa, coi chừng bị vạ.
Thiên Ân gật gật đầu:
- Em biết rồi, em không vậy nữa đâu. Để em lên đem mấy thứ đó xuống.
Văn gạt đi:
- Đừng vội, em ăn hết chén chè đi đã.
- Anh không cần mấy thứ đó sao? - Cô ngạc nhiên.
Văn phẩy tay:
- Nếu anh đã bỏ lăn lóc trong ngăn kéo hoặc ghép vớ vẩn vào từ điển thì chắc là không quan trọng lắm đâu, hấp tấp lấy xuống làm gì.
Cầm lên chén chè ăn dở dang, cô gật đầu thêm vào:
- Chắc là vậy. Em cũng thấy mấy cái thư đó toàn là năm ngoái năm kia không hà, không có thư nào của năm nay. Chắc là toàn bồ cũ của anh thôi.
Anh nhìn cô:
- Sao? Coi hết rồi à?
Thấy bị hớ, cô vội lấp liếm:
- Em... coi sơ qua thôi. À, anh không ăn chè sao? Chè dì Lương chỉ em nấu đó, ngon lắm.
Văn lắc đầu, phát chán tính tò mò tọc mạch của cô. Chắc hẳn mười mấy lá thư đều đã được cô mở ra coi tới mãn nhãn, không chừng thuộc lòng luôn. Anh đợi cô ăn hết chén chè rồi chỉ vào bức vẽ:
- Bức vẽ này ông thấy rồi, em có tính tặng ông không?
- Dạ được chứ ạ. Để chút em đem ra...
Văn cười, nói chận lại:
- Cả nhà đều biết bức vẽ này rồi, nhưng ai cũng tưởng là anh vẽ.
Cô tròn mắt:
- Sao lại tưởng anh vẽ? Bộ anh cũng biết vẽ chút đỉnh à?
Khẽ liếc nhìn cô, anh nói lửng lơ:
- Vẽ cho ra một bức tranh thì anh không thể, nhưng mấy bức vẽ chì nguệch ngoạc này thì chắc là anh cũng vẽ được.
- Vậy sao! - Thiên Ân hơi bĩu môi.
Văn cười:
- Nè, anh để ý hình như chưa đợi anh sang nhượng, Ân đã tỉnh bơ dùng mấy câu đệm "vậy sao", "vậy ư" của anh rồi.
Thấy Thiên Ân sượng ngắt, anh cười với chút thú vị:
- Đùa với Ân chút thôi, anh không biết vẽ. Anh biết rõ điều này nên anh đã mượn lại nội bức vẽ để định hỏi em thử, thì ra anh đã đoán đúng.
- Vậy bậy giờ...
- Đừng lo, để anh đính chính với nội là xong, đến chừng đó em có thể danh chính ngôn thuận tặng ông rồi.
Liếc khẽ cô, anh hắng giọng:
- Nói thật, dù là nguệch ngoạc nhưng nét vẽ cũng rất đẹp và giống lắm chứ. Nội chưa từng mặc áo dài, vậy mà em hình dung rồi vẽ nội mặc áo the ngồi đánh n nhau đây đó. Rải rác quanh bờ hồ, những bà cụ, những em bé ngồi nướng khoai, nướng khô mực, nướng bánh tráng. Khói bay nghiêng từng cụm như muốn lẫn với sương mù.
Văn bước tránh một vũng nước nhỏ. Đà Lạt đã bắt đầu vào mùa mưa rồi, những cơn mưa mù trời làm buồn những người sống vào dịch vụ du lịch. Mờ sáng mưa, trưa cũng mưa, thậm chí tối cũng mưa rào, ra rích. Bởi vậy, đêm nay cũng khá may mắn khi tạm có một buổi quang đãng tạnh ráo như vậy. Đêm nay không mưa thật nhưng bù lại là gió thật lạnh và sương mù thật nhiều. Cái ẩm ướt của không khí làm Văn thấy thèm một khói thuốc.
Dừng chân bên công viên nhỏ cạnh bờ hồ, anh đốt lên một điếu thuốc. Đốm lửa hồng trong đêm lạnh làm không gian như ấm lại đôi chút. Có tiếng tằng hắng đâu gần đó, rồi một giọng nói của con gái ngập ngừng:
- Xin lỗi, ông có thể... cho tôi xin một điếu thuốc không?
Văn ngạc nhiên nhìn qua. Một cô gái mặc áo gió màu đỏ sọc trắng vừa đứng lên, tay co ro khoanh lại trước ngực, ánh mắt rụt rè như chờ đợi. Băng ghế đá sau lưng cô ta trống trơn.
"Một cô gái ngồi một mình nơi đây?" - Văn thầm lo lắng.
Cô gái dậm nhẹ chân tại chỗ và hắng giọng:
- Xin lỗi, nếu ông không thể....
Văn sực tỉnh:
- Ồ, xin lỗi. Mời cô - anh chìa gói thuốc ra.
Cô gái bước lại e dè rút ra một điếu thuốc:
- Cảm ơn.
Văn lịch sự bật quẹt. Ánh sáng soi tỏ khuôn mặt cô ta trong một giây. Cô gái này còn trẻ, có lẽ chưa bước qua tuổi hai mươi, khuôn mặt hơi xanh xao và u uẩn.
Hơi khói thuốc đầu khiến cô ta bật ho sặc sụa. Văn lập tức cau mày:
- Cô không biết hút à?
Cô gái quay người đi ho thêm vài tiếng nữa. Khi đã tạm lắng cơn sặc khói, cô ta ngẩng lên chùi nhanh khóe mắt ướt và cười:
- Xin lỗi. Hăng quá.
- Cô không biết hút phải không? - Văn nhăn mặt lập lại.
Cô gái gật đầu trong khi nheo mắt thận trọng hít một hơi khói nhỏ. Và lại sặc, lại ho. Văn lắc đầu vươn tay lấy lại điếu thuốc. Cô gái ngạc nhiên níu lại nhưng không được, cô ngơ ngác kêu lên:
- Thuốc của tôi mà. Ông vừa mới cho tôi xong.
Văn dụi điếu thuốc ấy vào thành chậu cảnh gần đó.
- Cô không biết hút thuốc, cũng chưa từng hút thuốc thì hút làm gì?
Cô gái vừa kinh ngạc vừa bực tức:
- Không biết... những cũng có thể được mà. Hơn nữa ông đã cho tôi rồi. Tôi muốn tập hút thử.
Văn lắc đầu nghiêm giọng:
- Hút thuốc đâu có tốt lành gì mà tập. Tôi thấy tuổi cô, nhất là con gái, không nên vì chuyện buồn phiền gì mà tập hút thuốc.
- Nhưng... đó là chuyện của tôi - cô gái phản đối - tôi đã xin điếu thuốc đó rồi.
Văn lãnh đạm:
- Tất nhiên là chuyện của cô. Chỉ có điều tôi không thích mình là người đưa điếu thuốc đầu tiên cho cô. Xin lỗi vậy.
Cô gái trừng mắt nhìn anh rồi như không biết làm sao trước cách cư xử nghiêm khắc khác thường của Văn. Cố nén cơn tức giận, cô mím môi quay ngoắt người trở về băng ghế dưới tán cây liễu. Văn nhún vai. Một kiểu bụi đời đầy mà. Các cô gái trẻ bây giờ nhan nhản trên các báo đài, cứ thích chuyện phiêu lưu mà bỏ nhà đi bụi, không hề biết thế giới bên ngoài phức tạp và nguy hiểm như thế nào với tuổi các cô. Bỏ lại cô gái choai choai đòi tập hút thuốc, Văn lại thong thả đi tiếp. Nhưng chỉ được dăm bước, có một tiếng hắt hơi sau lưng anh, rồi thêm một tiếng nữa. Văn dừng chân. Anh ngẫm nghĩ giây lát rồi quay trở lại.
Cô gái lúc nãy co ro thu người trên ghế và đang liên tục hắt hơi.
- Cô bị cảm rồi đó - Văn lên tiếng.
Cô gái trẻ quay đi không trả lời. Im lặng một chút rồi anh hắng giọng quyết đinh:
- Đưa thuốc để một cô gái trẻ như cô tập hút thì tôi không thích, nhưng tôi có thể mời cô một ly cà phê nóng để bù lại.
Cô gái ngẩng phắt đầu lên nhìn anh, ánh mắt như dò xét người đàn ông có ý tốt đột xuất kia.
- Sao? Không thích à? - Văn nhướng mày, tay phác một cử chỉ thờ ơ - Tôi thắng suông miệng nên mời cô thôi, không tiện thì thôi vậy.
Văn nhún vai định quay đi, thì cô gái đã chịu cất tiếng:
- Ở đâu?
Văn gật đầu. Giọng cô đã có vẻ dịu lại rồi. Đưa cho cô miếng khăn giấy để cô đừng sụt sịt cái mũi nữa, anh thành thật chỉ tay:
- Tôi không biết, đằng trước hình như cũng có vài quán.
Cầm lấy mảnh khăn và xì mũi, cô đứng lên. Văn để ý thấy cô ta quảy theo một cái túi du lịch nhỏ. Anh lắc nhẹ đầu. Vậy là đúng rồi, dân choai choai bỏ nhà bụi đời đây mà.
Đà Lạt đầy những quán cà phê, cả hai chỉ bước một quãng đã thấy những bảng hiệu bằng đèn điện sáng choang.
- Tiệm này được không?
Văn hỏi khi đứng trước một quán nhỏ có bảng hiệu khiêm tốn nhất, cà phê "Đêm Đông". Cô gái gật đầu rồi dè dặt cùng anh bước vào. So với cảnh gió lạnh ẩm ướt bên ngoài, không khí bên trong quán xem ra khá ấm cúng.
Bà ghế thấp được kê rải rác trong quán, phía tiếp giáp bờ hồ lại còn có những khoảnh riêng được đóng bục cao vài phân ngăn thành từng ô và trang trí theo kiểu bàn trà của Nhật với cái bàn thấp và mấy tấm đệm ngồi kẻ sọc. Có một bếp lửa hồng trong góc.
Cô gái rụt rè chỉ tay:
- Chúng ta... ngồi trên kia được không?
Văn mỉm cười dễ dãi:
- Cũng được.
Hai người bước lên bục để vào một ô nhỏ. Kiểu ngồi Nhật này khiến Văn bị vướng víu với cái áo măng tô, anh cởi rỏ luôn để bên cạnh. Người phục vụ nói tiếng Huế nhẹ nhàng thật dễ nghe, Văn gọi một tách cà phê nóng. Cô gái ngồi đối diện gọi một ly sữa nóng. Cách gọi của cô làm anh thầm thấy buồn cười. Chẳng lẽ cô nhỏ này chỉ vừa đi bụi đây thôi, vẫn còn quen với sữa nóng ẩm chưa kịp nghiện những thứ nước uống đắng vị, đắng lòng khác.
Ngồi đối diện thế này, Văn mới nhận thấy cô gái thật sự còn rất trẻ. Mái tóc dài dù có hơi bị rối, vẫn không giấu được vẻ thanh tú và khờ khạo của khuôn mặt. Đôi mắt cô ta to đen khá đẹp, nhưng lại thâm quần thiếu ngủ. Có lẽ đời sống bụi cũng không an lành như ý lắm, nên khuôn mặt ít tuổi kia xanh xao và mệt mỏi quá chừng. Hai ly nước đã được đem ra, cô gái cầm ly sữa lên ủ trong đôi tay của mình một lúc rồi bắt đầu uống từng ngụm nhỏ thận trọng.
Thấy anh quan sát mình, cô cụp mắt ngập ngừng hỏi:
- Ông không uống à? Cà phê nguội hết.
Văn giơ ra điếu thuốc còn kẹp giữa hai ngón tay:
- Hút hết điếu thuốc đã, cô cứ uống tự nhiên đi.
Cô gái không hỏi nữa mà im lặng uống sữa. Không biết có phải Văn tưởng tượng ra không khi anh nhận thấy ly sữa nóng có tác dụng tức thời, làm gương mặt cô dường như bớt tái nhợt và có chút khí sắc hơn. Ngay khi cô gái vừa đặt ly xuống, Văn ngoắc người phục vụ gọi thêm ly sữa khác.
- Cám ơn anh.
Giọng cô gái trẻ bây giờ đầy thiện cảm, như câu cảm ơn kia đã phát xuất tận đáy lòng.
- Chỉ có ly sữa thôi mà - Văn cười.
Người phục vụ đã đặt lên bàn thêm một ly sữa mới và cất đi cái ly cũ đã cạn. Cô gái đợi người phục vụ đi khuất, lại cầm ly sữa nóng lên ủ trong đôi tay gầy của mình. Áo gió đỏ sọc trắng kéo cao kín cổ, quần Jean bạc phếch, cô gái nhỏ tóc tai mặt mũi xác xơ nhưng cử chỉ ủ nóng đôi tay với ly sữa làm Văn thấy đôi chút thú vị.
Dụi mẩu thuốc vào cái gạt tàn, Văn hỏi:
- Cô không phải là dân ở đây, phải không?
Cô gái gật đầu, nhỏ nhẹ đáp:
- Tôi ở Sài Gòn.
Văn gật gù. Ước đoán của anh xem ra khá chính xác đó chứ.
- Cô lên đây với bạn à?
Cô gái ngập ngừng:
- Không. Tôi lên một mình thôi... tôi... tôi muốn tìm việc làm để sống ở đây.
Văn chăm chú nhìn cô:
- Ở đây đâu dễ cho người lạ sống, nhất là vào mùa vắng khách du lịch như bây giờ.
Cô gái cụp mắt nhìn xuống ly sữa:
- Tôi biết, nhưng mà... không biết cách nào khác.
- Sao cô không về lại Sài Gòn?
- Tôi không muốn về. - Cô gái đáp cộc lốc.
- Đang có chuyện buồn à? - Văn hỏi thêm.
Thấy ánh mắt cô gái ngạc nhiên nhìn mình, Văn nhún vai:
- Xin lỗi nhé, tôi chỉ ngạc nhiên khi thấy cô ngồi một mình ở đó, lại còn muốn hút thuốc.
Cô gái thở dài:
- Buồn phiền cũng có, nhưng tôi xin thuốc anh hút là vì lạnh quá thôi, tôi cứ tưởng có chút khói thuốc sẽ ấm người hơn, ai ngờ bị môt trận ho dữ dội như vậy.
Văn cười:
- Hút thuốc có cảm giác ấm áp hơn một chút thật, nhưng cô chưa biết hút không nên tập làm gì.
Cô gái cụp mắt gật đầu:
- Tôi biết.
Có thêm vài người khách vào quán, có lẽ họ đòi nghe nhạc nên cô chủ quán đã mở một đĩa nhạc cũ. Lạ lùng ở chỗ những giai điệu không mới lắm nhưng lại êm đềm thích hợp với cái không gian này. Văn đang thích thú chiêm nghiệm những điều khác lạ đến với anh trong tối hôm nay. Tội nghiệp một cô nhỏ bụi đời và mời cô ta một ly sữa nóng, anh mới có dịp biết đến một quán nhỏ thật ấm cúng và thật nên thơ bên bờ hồ Xuân Hương. Và giờ đây, đối diện với cô gái lạ với dáng vẻ lạc lõng bơ vơ, nói vài câu chuyện phiếm cũng đỡ buồn và lại càng dễ chịu hơn với giai điệu quen thuộc nhẹ nhàng kia.
Đĩa nhạc cũ này anh đã từng có, không chừng đã bỏ lăn lóc giữa đống đĩa để lâu không dùng, vậy mà ở đây sao lại ngân nga dìu dặt trong cái vẻ man mác, lành lạnh này nghe sao hay quá. Bài "Rồi từ giọng hát em" nghe thật du dương, thanh thoát. Văn nhấm một ngụm cà phê, tâm tư lãng đãng theo tiếng nhạc. Đặt ly xuống, anh hơi ngạc nhiên khi phát hiện cô gái đang nhìn đăm đăm vào ly cà phê của anh.
- Sao vậy? Muốn uống thêm ly cà phê à? - Anh hắng nhẹ giọng.
Cô gái giât mình:
- À, không, xin lỗi. Không phải tôi muốn uống thêm đâu.
Anh thắc mắc:
- Ly cà phê của tôi đâu có gì lạ mà cô nhìn chằm chằm vậy?
- Tôi... - cô gái lúng túng - Không có gì đâu, tại tôi thấy anh cũng uống cà phê không bỏ đường giống như...
- Giống bạn trai của cô? - Văn ngắt lời.
- Không phải, ý tôi là giống ba tôi hồi trước.
Văn nhướng mày. Giống ba của cô ta? Đáng tin không? Người ta uống cà phê giống ba mình thôi mà cũng nhìn ngơ ngẩn như vậy. Không để ý đến nét mặt chế giễu của anh, ánh mắt cô gái hơ mơ màng, giọng kể nhẹ nhàng:
- Hồi trước lúc nào ba tôi cũng uống cà phê không đường, không sữa, mà phải là cà phê thật nóng. Ba tôi thích uống cà phê phin tôi pha lắm, ba bảo tôi pha ngon. Mỗi sáng, ba hay nhỏ vào ly sữa của tôi vài giọt cà phê bảo là uống như vậy sẽ thơm hơn, ngon hơn.
Anh nhấc ly lên, múc vào ly sữa của cô gái ba muỗng nhỏ cà phê:
- Rồi đó. Đúng ý cô chưa?
Cô gái tròn mắt:
- Ý... tôi? Xin lỗi, tôi chỉ nhớ lại chuyện cũ chứ không có ý...
Văn cười, xua tay:
- Không sao. Hình như ly sữa thêm chút cà phê cũng dễ uống hơn thật, cô đừng ngại.
Cô gái có vẻ áy náy:
- Cảm ơn anh, anh... tốt thật.
Văn nhún vai:
- Chuyện nhỏ mà, chỉ là mấy giọt cà phê khen ngợi tôi làm gì.
Chừng như ly sữa pha chút cà phê ngon miệng hơn thật, cô gái quay qua hỏi về anh:
- Anh là du khách à?
Văn lắc đầu:
- Không hẳn là vậy. Tôi lên đây vì công chuyện làm ăn.
- Làm ăn? Tức là... mua bán kinh doanh cái gì à?
Văn mỉm cười:
- Gần như vậy.
Cô gái có vẻ chú ý:
- Anh mua bán gì vậy? Hàng bông? Trái cây? Hoa? Hay rau cải?
Văn bật cười:
- Không phải mấy thứ đó đâu. Tôi lên đây để mua thứ khác.
- Thứ gì khác nữa vậy? Trà? Cà phê sống?
Thấy anh nhìn mình như lạ lùng, cô gái lúng túng giải thích:
- Tôi ở đây cũng mấy tháng rồi nên cũng biết sơ sơ về chuyện mua bán của nhà vườn ở đây, nếu... nếu anh muốn mua bán thứ gì mà chưa xong không chừng tôi có thể chỉ giúp chỗ rẻ hơn, tốt hơn. Nhất là mấy thứ hàng bông.
Văn gật gù. Giọng điệu cô nhóc cứ như môt. tay chạy cò nghiệp dư vậy, nghe cũng lanh lẹ dữ.
- Anh... đã mua bán được rồi à? - Vẫn cái giọng quan tâm của cô gái.
Văn ngẩng lên:
- Chưa. Nhưng thứ hàng mà tôi đang ngã giá, chắc là cô không biết đến đâu.
Cô gái trẻ cãi:
- Sao lại không biết? Tôi chỉ ở đây có mấy tháng thật nhưng cũng khá rành rẽ. Thậm chí tôi còn có thể hướng dẫn khách du lịch đến những nơi có cảnh đẹp mà chưa ai khai thác nữa. Giá cả lại không bị chém bậy, tháng trước tôi đã từng dẫn một tốp...
Văn cười, ngất lời:
- Nhưng đây không phải là chuyện hướng dẫn du lịch hay mua bán hàng bông. Tôi nói thật đó, cô không giúp gì được đâu.
Cô gái nhìn anh, vẻ như nửa không tin lời anh nói, nửa lại đầy thất vọng. Ánh mắt ấy làm Văn hơi mềm lòng.
Im lặng một chút, anh hắng giọng hỏi nhỏ:
- Đang thất nghiệp à??
Cô gái cúi mặt gật đầu. Đôi vai dường như thu lại trông thật tội nghiệp. Văn lắc nhẹ đầu:
- Tôi...nếu tôi có dịp, cũng muốn giúp cô, nhưng thật tình là chuyện mua bán của tôi không dính gì đến hàng bông, nhà vườn gì cả, nó phức tạp và rắc rối hơn nhiều.
Cô nhỏ ngồi yên, hai tay vẫn ủ lấy ly sữa. Văn nhìn cô rồi dịu dàng như khuyên bảo:
- Tôi đoán là cô chỉ chừng mười mấy tuổi thôi. Cuộc sống xã hội bên ngoài không đơn giản, cô nên trở về nhà mình là tốt hơn cả. Làm thân con gái mà một mình kiếm sống ở nơi xa lạ như vậy không hay lắm đâu.
Cô gái ngẩng đầu nhìn anh trân trân như ngạc nhiên. Anh chắt lưỡi:
- Tôi nói thật đó. Cô còn trẻ lắm, lang thang kiểu ấy không tốt, nên về nhà đi, buồn bực gì cũng đâu có đáng để cô phải sống lang thang như vậy.
Cô lắc đầu thở dài:
- Anh nói như dễ lắm vậy.
- Sao lại không được, miễn cô có ý quay về là được rồi. Người thân lúc nào mà không lo lắng thương yêu mình, về xin lỗi một tiếng là xong thôi mà.
Cô gái nhăn mặt định nói câu gì đó nhưng rồi nghĩ sao lại làm thinh. Văn lại đốt một điếu thuốc. Khói thuốc vờn bay làm không gian như lãng đãng, bâng khuâng. Từ gian loa nhỏ gắn trên cao, một giọng nam trầm trầm bài "Một cõi đi về", nghe lòng buồn man mác.
Cô gái trẻ ngồi lặng người như chìm đắm vào khúc hát. Thân phận một con người thật bấp bênh trong thế giới bao la này. Cô chỉ mới mười tám, chỉ mấy tháng bươn chải với đời, nhưng sao đã thấy mỏi mệt và hoang mang quá. Cuộc đời dài lê thê trước mặt làm sao cho cô đi hết đoạn đường chông gai đó với một thân môt. mình lẻ loi cô độc như vậy? Hai ly sữa người đàn ông tốt bụng hôm nay mời có thể giúp cô chống chọi với cái đói cái lạnh của buổi tối này, nhưng còn ngày mai? Ngày mai sẽ ra sao? Mùa mưa Đà Lạt rất dài, làm sao có một chỗ để cô nương thân trong lúc khốn khổ này?
Bài ca dứt, cô cũng như sực tỉnh nhìn quanh rồi thầm thở dài. Đối diện với thực tế luôn là niềm cay đắng và u buồn. Uống cạn ly sữa, cô đặt ly xuống và chống tay đứng dậy:
- Cám ơn anh đã mời tôi mấy ly sữa, tôi... phải về rồi.
Thấy anh cầm áo khoác định nhổm dậy, cô giơ tay cản lại:
- Anh khỏi tiễn tôi, cứ ngồi lại đi, tôi về một mình được rồi.
Văn gật đầu ngồi trở xuống:
- Thôi được, vậy chào cô, chúc vui vẻ, nhớ những lời khuyên của tôi nhé.
Cô gái cười gượng:
- Tôi nhớ rồi, cám ơn anh rất nhiều.
Cô gái khóac cái túi xách nhỏ rời đi. Ra đến cửa, không hiểu sao cô lại rẽ vào quầy nói gì đó vài câu với chủ quán. Văn ngạc nhiên dõi theo. Nhận được cái lắc đầu ái ngại của cô chủ quán, cô gái thất vọng bỏ ra cửa, lần này thì đi thật. Cái áo khoác sọc đỏ trắng đã khuất sau cánh cửa kính trong suốt.
Văn ngẫm nghĩ rồi ngoắc người phục vụ nói nhỏ. Một lúc, cô chủ quán đi đến, anh hỏi ngay:
- Xin lỗi, tôi muốn biết cô gái khi nãy nói chuyện gì với chị vậy?
Cô chủ quán cười, giọng nhẹ nhàng với âm Huế:
- Cô nới muốn xin việc nhưng quán đủ người rồi.
- Vậy à, cám ơn chị.
Cô chủ quán lui ra, Văn lắc đầu một mình. Xem ra lời khuyên của anh vô ích rồi. Cô gái kia, có lẽ quyết chí bám lại đất Đà Lạt này kiếm sống. Chẳng biết ở nhà, cô ta đã phạm lỗi gì mà không dám về vậy. Thân con gái một mình lang thang ở đây, thật không dễ dàng chút nào. Người ta đã đổi đĩa nhạc, một cô gái nào đó đang uốn giọng nhí nhảnh trong một điệu nhạc rộn ràng bài "Beautiful life", không hợp chút nào với khung cảnh êm đềm lãng mạn này.
Cà phê đã nguội,cờ bên khe suối trông cứ như ông tiên của thế kỷ xa xưa vậy, nội thích lắm nên cao hứng viết thêm vào đó câu thơ cổ.
Anh mỉm cười:
- Không ngờ em có khiếu vẽ như thế.
Cô hơi ngượng nhưng cũng hãnh diện vì được khen:
- Chỉ là bức họa bằng bút chì thôi mà.
- Ừ, nhưng thanh thoát và sống động lắm. Trước đây em có học vẽ à?
Cô gật:
- Dạ, em có học từ nhỏ.
Cô hơi trầm lặng với hồi ức đẹp của ngày còn có ba. Ngày ấy cuộc sống của cô chỉ biết có tiếng cười đùa vui vẻ. Ngày ấy cô như có cả thế giới, có cả tương lai trong tầm tay. Còn bây giờ...
Anh chăm chú nhìn cô rồi chợt hỏi:
- Em có định học hội họa nữa không?
Cô ngạc nhiên ngẩng lên nhìn anh:
- Anh nói gì ạ?
Văn bình thản lặp lại câu hỏi. Thiên Ân ngẩn người ra một lúc, cô lắc đầu:
- Bây giờ... thì không thể được.
- Tại sao?
Cô cười gượng:
- Em chưa tốt nghiệp trung học, đã nghỉ học rồi làm sao còn mơ ước bước chân vào đại học Mỹ Thuật nữa.
Anh ngẫm nghĩ rồi hắng giọng:
- Ôn để thi tốt nghiệp trung học cũng đâu có gì khó, em chỉ lỡ có một năm thôi mà. Em có muốn anh giúp em không?
- Giúp em thi trung học và đại học à? - Cô ngờ ngợ nhìn anh - Ồ, không, em không muốn vậy đâu.
- Tại sao? Anh có thể giúp em mà.
Thiên Ân lắc nhẹ đầu:
- Anh để em ở tạm đây một thời gian đã là tốt rồi, em không muốn phải nhận thêm ơn gì khác. Học đại học tốn tiền lắm, thân em còn chưa lo xong không thể làm phiền anh được.
- Phiền gì đâu, anh có thể giúp em được mà.
Thiên Ân vẫn cười:
- Biết là anh làm được, nhưng em đã không còn nghĩ đến chuyện vào đại học nữa, em muốn tự tay mình làm việc, kiếm tiền tự nuôi sống mình trước đã. Mai mốt nếu có điều kiện, em sẽ tự học và rèn luyện thêm. Nếu có học em sẽ học bằng khả năng tài chính của mình.
Văn im lặng một lúc rồi hỏi:
- Vậy em có thích làm ra tiền bằng ngòi bút của mình không?
Thiên Ân nhìn anh ngạc nhiên:
- Anh nói vậy là sao ạ? Em chỉ mới cầm bút vẽ bậy chút đỉnh, làm sao vẽ tranh được?
Văn mỉm cười:
- Không phải vẽ tranh. Anh có người bạn làm ở nhà xuất bản, nó chuyên coi về in truyện tranh, sao không thử vẽ truyện tranh gởi xuất bản?
Thiên Ân ngớ ra nhìn anh:
- Xuất bản truyện tranh à? Anh nói có thể làm ra tiền?
Văn cười:
- Tất nhiên rồi, tuy không dễ kiếm tiền lắm. Muốn được duyệt xuất bản, phải tùy vào câu truyện, vào nhân vật trong truyện có phù hợp với thị hiếu của độc giả nhỏ tuổi hay không. Nhưng anh khách quan mà nhận xét thì nét vẽ của em đẹp lắm. Nếu có hứng thú thì em có thể thử sáng tác xem sao.
Thiên Ân chớp mắt, miệng lẩm bẩm nho nhỏ:
- Sáng tác truyện tranh? Em chưa từng nghĩ đến công việc thú vị như vậy.
Văn mỉm cười:
- Nếu thú vị thì làm thử nhé. Thời gian này em cũng rảnh mà, đừng học cô Liên đan áo nữa, em cứ để tâm trí vẽ truyện đi, được đoạn nào thì đưa anh xem thử, anh góp ý cho.
Mắt lấp lánh niềm tin, Thiên Ân gật đầu. Gợi ý của anh mới mẻ nhưng thật hấp dẫn. Trước đây cô vẫn rất mê truyện tranh, nhất là những truyện tranh hay và có nét vẽ dí dỏm. Cô biết là tay mơ gia nhập vào làng truyện tranh không dễ, nhưng đây cũng là một hướng đi, một nghề nghiệp đầy hứng thú mà trước đây khi tập tễnh ôm tập đi học vẽ, cô đã từng mơ ước.
Ngó vẻ phấn khích của cô, Văn phì cười:
- Thôi để cái công việc mới mẻ của em qua một bên đi, mai hãy bắt đầu. Giờ anh có chuyện muốn nhờ em đây.
- Chuyện gì hả anh? - Cô sốt sắng hỏi.
- Anh muốn nhờ Ân kiếm vài cuốn truyện coi đỡ buồn.
Thiên Ân trợn mắt nhìn qua bộ Thủy Hử và bộ Tam Quốc Chí trên giá sách:
- Truyện à? Ở đây có sẵn nè. Mấy cuốn sách này anh coi hết rồi sao?
Văn lắc đầu:
- Mấy bộ sách này coi mệt lắm. Sách của nội mà. Anh muốn coi thứ gì giải trí, đỡ buồn thôi.
Thiên Ân ngẫm nghĩ:
- Vậy à. Vậy để hỏi cô Liên xem.
- Khỏi, anh hỏi rồi. Cô nói trên phòng anh có nhiều sách lắm. Ân lên đó lựa giùm anh vài cuốn. Nhớ lựa thứ gì dễ đọc, dễ hiểu, coi nặng nề quá nhức đầu.
Thiên Ân khựng lại:
- Phòng anh à? Anh kêu em vào phòng anh lục à? Sao lại...
Văn phẩy tay:
- Sao lại không vào được. Em đâu phải lần đầu vào đâu, lần này thì có phép của chủ nhân rồi, thôi lên kiếm giùm anh đi.
Thiên Ân nhìn kỹ anh rồi cô thấp giọng dò hỏi:
- Anh muốn... Ân lục tìm thứ gì khác phải không?
- Thứ gì? - Văn ngạc nhiên.
- Thì chắc anh nhớ ra một tên người nào đó, hay một kỷ niệm, kỷ vật nào đó giấu ở đâu muốn nhờ Ân tìm giùm, có phải không? Để ở đâu? là cái gì vậy? Nhật ký? Hình ảnh? Hay quà tặng?
Ngó vẻ mặt háo hức làm thám tử của Thiên Ân, Văn nhịn hết nổi phá ra cười sặc sụa.
- Anh cười gì vậy? - Cô nhìn anh bằng ánh mắt nghi ngờ.
Văn vừa cười, vừa lắc đầu chế nhạo:
- Cười Ân thông minh quá xá. Anh chỉ nói tìm sách giải trí thôi em lại liên tưởng đi đâu xa lắc.
Cô trợn mắt:
- Cái gì? Chứ không phải ý anh l
!!!9102_1.htm!!!...
Văn gập người lại để cười:
- Trời ơi, có ý gì thì anh đã nói huỵch toẹt ra rồi, mắc gì phải úp mở. Vả lại có cần tìm cái gì thì đợi một hai tuần lành chân, anh về phòng tha hồ tìm, tội gì phải nhờ đến tay thám tử nghiệp dư như em vô lục lạo tùm lum.
Cô sượng sùng đỏ mặt. Vậy ra không phải anh muốn nhờ cô chuyện hệ trọng như vậy à? Thì ra anh chỉ sai cô tìm ba thứ truyện gì đó cho anh giải trí.
Văn phẩy tay:
- Bây giờ hiểu ý của anh rồi phải không? Chuyện anh nhờ bình thường thôi không cần mạo hiểm làm gián điệp hay trinh sát gì đâu. Thôi lên kiếm giùm anh đi.
Anh hắng giọng rồi nói lửng lơ:
- Vậy bây giờ...
Cô lườm anh:
- Biết. Bây giờ chịu khó lên cái phòng cũ của anh lục cho anh mấy cuốn truyện chứ gì?
Văn búng tay cười tươi:
- Ân ngoan ghê.
Cô trề môi:
- Khỏi khen. Ngoan trong từ điển của anh là đồng nghĩa với ngốc, Ân không dám nhận lời khen châm biếm này đâu.
Dứt câu ngoa ngoắt đó, cô vừa quay đi thì anh hắng giọng:
- Khoan đã, không thích câu khen đó thì anh có câu khác để khen bù nè.
- Câu gì? - Cô tò mò.
Văn mỉm cười ngoắc cô:
- Lại đây.
- Làm chi?
- Cho anh xem vết thương trên trán Ân coi.
Thiên Ân ngạc nhiên. Vết thương của cô thì ăn nhập gì đến câu khen của anh nhỉ?
- Anh nói đi đâu vậy? - Cô lạ lùng hỏi.
- Thì cứ đưa anh xem đã.
Cô ngồi trở xuống ngờ ngợ vén mớ tóc qua một bên, để lộ vết rách trên trán đã thành thẹo. Văn chồm lên xem xét thật kỹ. Tay sờ nhẹ lên, đôi mày anh khẽ cau:
- Cái thẹo này cũng dài đó. Không biết mai mốt có phai không?
Đây cũng là điều lo lắng của cô. Từ khi tháo băng, cắt chỉ, mỗi ngày đêm cô đều săm soi ngắm nghía cái thẹo còn đỏ ấy. Dù tương lai trước mặt còn mờ mịt, nhưng cái tính sợ xấu rất con gái luôn khiến cô thấp thỏm mãi không yên.
Cô gượng cười ngồi thẳng lại:
- Cũng đã lành lại rồi. Chỗ rách ở mí mắt anh mới nặng hơn.
Văn gật nhưng nhìn cô đăm đăm bằng một vẻ hơi lạ.
- Gì vậy anh Văn? - Cô chột dạ.
Anh lắc lắc đầu rồi hắng giọng:
- À, không chỉ là... khi nãy anh đã thoáng phát hiện ra, bây giờ nhờ Ân ngồi gần, nên anh mới chắc câu khen của mình là chính xác.
- Anh phát hiện... cái gì? - Cô ngập ngừng hỏi.
Anh nhìn cô và nói dịu dàng:
- Hôm nay từ Ân có một mùi thơm lạ quá, anh....thích mùi hương đó lắm.
Thiên Ân ngẩn ra nhìn anh. Mặt mũi vụt đỏ ửng, cô quay ngoắt đi nhanh ra khỏi phòng. Chạy cả chục bậc thang để lên lầu, cô muốn vấp ngã đến mấy lần. Vào đến phòng cũ của anh, cô dựa lưng vào tường, tay chà thật mạnh lên đôi gò má đang nóng bừng bừng. Anh vừa bảo cô cái gì vậy? Vậy cũng nói được. Sao tự dưng lại nói câu này? Người ta có ai khen nhau bằng câu nói đột ngột mà... kỳ cục như vậy không? Ý anh là... sao?
Thời gian qua cô và anh xem ra cũng vui vẻ, tự nhiên, hai người gặp nhau mỗi ngày có đến chục lần, nói chuyện bình thường thôi mà, sao anh lại có thể phát ngôn một cách quá thân mật như vậy được? Cô nhớ khi nãy chỉ ngồi vào cái ghế cạnh giường anh, cự ly đó có quá gần không nhỉ? Bao nhiêu là ý tưởng suy đoán này nọ làm Thiên Ân càng bối rối nhớ đến vẻ mặt, giọng nói nửa chân thành, nửa lại đượm vẽ ỡm ờ mơ hồ của anh, cô càng nóng bừng mặt mũi, tay chân luống cuống.
Mùi thơm gì nhỉ? Mình có xài dầu thơm gì đâu? Anh nói thật hay nhạo báng? Thiên Ân kéo tóc lên mũi ngửi, rồi vai áo và cả đôi tay. Thế rồi cô lại đỏ mặt thẹn với những ý nghĩ viển vông của mình. Anh đâu có ý đùa cợt cô đâu. Thật ra... hôm nay cô có mùi hương khác thường một chút. Đó chỉ là hương bưởi thoang thoảng mà thôi. Mình ngộ nhận mất rồi, anh chỉ buột miệng nói cho vui mà thôi. So với anh, cô thật rất ngốc nghếch, rất dở hơi. Thiên Ân chợt nhớ đến những tấm ảnh lượm lặt từ phòng anh. Các chị ấy đều rất xinh đẹp vậy mà còn bị anh bỏ xó trong mấy cuốn từ điển khô khan. Ngốc quá! Anh chỉ là ông anh đồng minh mà thôi. Không được nghĩ vớ vẩn nữa!